Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện vĩnh lợi tỉnh bạc liêu năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TIỀN TRƯỜNG HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHỊNG, CHỐNG
BỆNH THỦY ĐẬU CỦA BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS LÊ THÀNH TÀI

CẦN THƠ – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
không trùng lặp với kết quả của bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn

Tiền Trường Hải Đăng



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất của nhà trường cùng các tập thể, cá
nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong ngành. Với lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Ban Chủ nhiệm Khoa Y tế cơng cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Phịng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Sở Y Tế tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Lợi và các trạm y
tế xã tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Tỉnh Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Lê
Thành Tài đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến q báu trong q trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các điều tra viên cùng
những người cộng sự đã động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn

Tiền Trường Hải Đăng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan

Lời Cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Tổng quan về bệnh thủy đậu ................................................................... 3
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng, chống bệnh thủy đậu tại
cộng đồng ..................................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh thủy
đậu ................................................................................................................ 14
1.4. Vài nét về huyện Vĩnh Lợi.................................................................... 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 32
3.2. Kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi .................................................................................................... 34
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng, chống bệnh
thủy đậu ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi............................................................ 38


Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 48
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 48
4.2. Kiến thức, thực hành phịng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi .................................................................................................... 49
4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng, chống bệnh

thủy đậu ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi............................................................ 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Nghĩa tiếng Anh

BYT

Bộ Y tế

BTĐ

Bệnh thủy đậu

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

CCVC

Công chức, viên chức


KTC

Khoảng tin cậy



Quyết định

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành Knowledge Attitude Practice

OR


Tỷ số chênh

Varicella – Zostervirus

VZV
WHO

Odds Ratio

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kiến thức đạt về vaccine tiêm ngừa bệnh thủy đậu ....................... 13
Bảng 1.2. Tỷ lệ tiêm phòng thủy đậu một số nước trên thế giới .................... 13
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 32
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tt) .............................. 33
Bảng 3.3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh thủy đậu .................. 34
Bảng 3.4. Kiến thức về nguồn thông tin về bệnh thủy đậu............................. 35
Bảng 3.5. Thực hành phòng bệnh thủy đậu .................................................... 36
Bảng 3.6. Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh thủy đậu........................ 37
Bảng 3.7. Thực hành chăm sóc người thân mắc thủy đậu ............................. 37
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của bà mẹ và kiến thức chung
phòng, chống bệnh thủy đậu ........................................................................... 38
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tiền sử và kiến thức chung phòng, chống bệnh
thủy đậu ........................................................................................................... 39

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đặc điểm của trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức
phòng, chống bệnh thủy đậu ........................................................................... 39
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiếp cận thơng tin và kiến thức chung phịng,
chống bệnh thủy đậu khơng đạt ...................................................................... 40
Bảng 3.12. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng,
chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ........................................ 42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của bà mẹ và thực hành chung
phòng bệnh thủy đậu ....................................................................................... 43
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử và thực hành phòng bệnh thủy đậu ... 44
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin và thực hành phòng, chống
bệnh thủy đậu .................................................................................................. 45


Bảng 3.16. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành
phòng bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ....................................... 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức chung về phòng, chống bệnh thủy đậu............ 35
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thực hành chung về phòng bệnh thủy đậu....................... 37


1
MỞ ĐẦU
Bệnh thủy đậu thuộc phân loại nhóm B là bệnh truyền nhiễm, tác nhân
gây bệnh là do Varicella zoster virus, thuộc nhóm Alpha Herpes [54], [30].
Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây
nhiều biến chứng trong những trường hợp bệnh nặng và khơng được chăm
sóc đúng cách, chữa trị kịp thời [2], [5]. Các biến chứng viêm da do bội

nhiễm vi khuẩn. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, nốt đậu có thể
hoại tử. Biến chứng nặng nhất có thể là viêm não, viêm màng não, biến chứng
nguy hiểm có thể gây tử vong nếu để muộn và cấp cứu khơng kịp thời [36].
Ngồi ra, có thể gặp xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thận, hội chứng thận hư,
hội chứng tán huyết do tăng ure máu, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm màng
ngoài tim, viêm gan, viêm tụy cấp, viêm tinh hồn.
Bệnh lây qua đường hơ hấp khi người lành hít phải những giọt li ti trong
khơng khí thải ra từ mũi họng hoặc lây qua tiếp xúc với mụn nước của người
bệnh hoặc khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi… có chứa
siêu vi trùng gây bệnh. Bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con nếu
người mẹ đang mang thai bị nhiễm thủy đậu [27], [28]. Bệnh có thể lây truyền
từ người mẹ mang thai bị bệnh sang cho con, đặc biệt người mang thai ở 3
tháng cuối mắc bệnh thì có tỉ lệ lây sang cho con lên đến trên 80% [7]
Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 4,2 triệu trường hợp
mắc bệnh thủy đậu bị biến chứng nghiêm trọng dẫn tới nhập viện và 4.200 ca
tử vong liên quan xảy ra trên toàn cầu [5], [62]. Tại Việt Nam, theo các
chuyên gia y tế, số người mắc bệnh thủy đậu luôn ở mức cao. Theo thống kê
của Hội Y học Dự phịng, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh,
2017 là 39.000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh.
90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi [38].


2
Tại tỉnh Bạc Liêu, số mắc bệnh thủy đậu năm 2019 là 111 trường hợp và
năm 2020 là 150 trường hợp, trong đó, huyện Vĩnh Lợi có số ca mắc cao hơn
so với các đơn vị hành chánh khác [33, 34]. Huyện Vĩnh Lợi là đơn vị có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh; trong những năm qua có tình hình
dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, cũng là huyện có nhiều đồng bào
Khmer nhất tỉnh Bạc Liêu [39]. Bà mẹ có vai trị rất quan trọng trong việc
phát hiện và chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu, nhất là hiểu biết của bà mẹ về

cách phòng bệnh và phát hiện sớm các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
để xử trí phù hợp và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh [40].
Với số mắc bệnh thủy đậu của cả nước năm 2017 gia tăng rõ rệt, đã đặt
ra vấn đề rất cần thiết cho ngành Y tế trong cơng tác phịng, chống bệnh thủy
đậu tại cộng đồng. Trong đó, nếu các bà mẹ có kiến thức, thực hành tốt về
phòng bệnh thủy đậu sẽ giúp cho trẻ phòng được lây nhiễm, giảm tỷ lệ mắc
trong cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, chủ đề nghiên cứu kiến thức, thực
hành về phòng, chống bệnh thủy đậu của cộng đồng vẫn cịn hạn chế, đặc biệt
tại tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Vĩnh Lợi nói riêng, nơi có gần 80% dân
tộc Khmer sinh sống, hồn tồn chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Xuất
phát từ những căn cứ trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức,
thực hành phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu năm 2021-2022” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng, chống bệnh thủy
đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu 20212022.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chưa đúng
phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Vĩnh Lợi,
tỉnh Bạc Liêu 2021-2022.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh thủy đậu
1.1.1. Đại cương
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây
nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu
xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng,
thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai
và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng

như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong [6].
Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những
người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi
đi học [4], [17].
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế.
- Bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc thấp (thấp hơn số mắc trung
bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất khơng tính số liệu của
năm có dịch) và chưa có tử vong; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
tắt là xã) chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã để
tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng, chống bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm trên địa bàn [9].
- Bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc của xã hoặc huyện cao (số mắc
trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất không tính số liệu
của năm có dịch) hoặc có trường hợp tử vong: Trung tâm Y tế quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) chủ động và chịu
trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện để tổ chức triển khai các


4
hoạt động đáp ứng phòng, chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn
[9].
- Bệnh truyền nhiễm nhóm B có từ 2 trường hợp tử vong trở lên nghi do
cùng một bệnh hoặc cùng một tác nhân gây bệnh trên cùng địa bàn huyện
trong vòng một tháng: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) chủ động và chịu trách nhiệm đề
nghị Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai các hoạt
động đáp ứng phòng, chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn [9].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu là do một loại virus có kích thước
lớn, có tên gọi là Varicella – Zoster virus (VZV) gây ra, thuộc họ

Herpesvirus, được phân lập năm 1952 [4], [14], [17]. Virus có hình khối cầu,
đường kính khoảng 250 nm. Phần lõi có ADN, phần capsid bọc ngồi bằng
protein [3], [28].
Khả năng tồn tại ở mơi trường bên ngồi: Virus sống được vài ngày
trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Virus dễ bị chết bởi các thuốc sát
khuẩn thường dùng [3].
VZV gây 2 bệnh lâm sàng khác nhau là thủy đậu và zona. Từ đầu thế kỉ
XX nhiều tác giả nhận thấy sự tương đồng về mô bệnh học của tổn thương da
ở nhiều thủy đậu và zona. Các tác giả này kết luận 2 bệnh lý này có cùng một
tác nhân gây bệnh. Người ta giải thích, thủy đậu xuất hiện ở người chưa có
miễn dịch với VZV; cịn Zona là tình trạng tái hoạt động của một nhiễm trùng
tiềm tàng [4], [28], [41], [50].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể là giai đoạn virus sao chép tại chỗ ở
một vị trí chưa xác định được (có lẽ là vùng hầu mũi) dẫn đến sự sinh sôi của
virus ở hệ võng nội mô và cuối cùng là virus xuất hiện trong máu. Virus trong


5
máu ở những bệnh nhân thủy đậu phản ánh bản chất lan tỏa và rải rác của
những tổn thương ở da và có thể được xác định bằng việc tìm thấy VZV trong
máu của bệnh nhân [6].
Tổn thương ảnh hưởng đến chân bì và bì, có những biến đổi thối hóa
đặc trưng là mụn nước, sự xuất hiện của những tế bào đa nhân khổng lồ và
những thể ái toan trong nhân. Nhiễm virus có thể ảnh hưởng đến mạch máu
nuôi dưỡng vùng da tương ứng dẫn đến hoại tử và xuất huyết thượng bì.
Trong sự tiến triển của bệnh, dịch trong mụn nước, bóng nước trở nên đục vì
bạch cầu đa nhân xâm nhập, các tế bào thối hóa và librin. Cuối cùng, những
bóng nước hoặc vỡ ra và thoát dịch (chứa cả virus gây nhiễm) hoặc được tái
hấp thu dần dần [50].

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thủy đậu
Người chưa được tiêm phòng vacxin thủy đậu.
Người chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đó.
Gia đình có con nhỏ thì các thành viên trong gia đình dễ bị lây bệnh từ
trẻ.
Người thường xuyên tiếp xúc với trẻ em: bảo mẫu, giữ trẻ, giáo viên
mầm non, cấp 1, cấp 2.
1.1.5. Cách lây truyền bệnh
- Trực tiếp:
Người lây qua người: bệnh hoa liễu, cúm, lao.
Động vật qua người: gặp trong q trình chăm sóc động vật hoặc bị động
vật cắn.
Hoặc tiếp xúc các sản phẩm bệnh lý: phân, nước tiểu, máu, nước bọt
hoặc các vết thương [4].
Mặt khác bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con nếu người mẹ
đang mang thai bị nhiễm Thủy Đậu [27], [28]. Bệnh có thể lây truyền từ


6
người mẹ mang thai bị bệnh sang cho con, đặc biệt người mang thai ở 3 tháng
cuối mắc bệnh thì có tỉ lệ lây sang cho con lên đến trên 80% [7].
Đó là loại lây bệnh khơng qua một khâu trung gian nào cả.
- Gián tiếp: Tác nhân gây bệnh cho người qua trung gian một côn trùng,
động vật (ruồi, chuột) hoặc một yếu tố vật thể: nước, thực phẩm, khơng khí,
đồ vải (formite) [4].
1.1.6. Dịch tễ học
Bệnh xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị
nhiễm virus thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ơn hịa, ít nhất 90% trẻ dưới 15
tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh [3], tuy nhiên có
sự khác biệt về tỷ lệ phơi nhiễm ở các quần thể ôn đới và nhiệt đới có thể là

do sự khác biệt về chủng virus, vật chủ và các yếu tố địa lý - xã hội - khí
hậu[54]. Nam và nữ có khả năng mắc bệnh như nhau. Khoảng 10% người trên
15 tuổi còn nhạy cảm với VZV. Tại Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí
Minh, trong vịng 5 năm từ 2001 đến 2006 có 810 trường hợp nhập viện,
trong đó đa số là người lớn (79,25%) [28] và một số tác giả nhận thấy bệnh
thuỷ đậu ít xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì trẻ có miễn dịch truyền từ mẹ
sang [11].
Nguồn bệnh là bệnh nhân thủy đậu. Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thủy đậu
sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster [27]. Bệnh thủy đậu lây
truyền qua đường hơ hấp do hít phải các giọt nhỏ có chứa virus trong khơng
khí từ mũi, miệng của người bệnh. Bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp
xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các mụn phỏng
rộp. Thời gian phát tán virus có thể bắt đầu từ 24 giờ trước khi phát ban cho
đến lúc nốt đậu đóng mày (trung bình 7-8 ngày) [28]. Dịch ở những nơi dân
cư tập trung đông đúc như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại quân
đội... Trước khi có vaccine, tại Hoa Kỳ hàng năm có hơn 3 triệu người mắc


7
thủy đậu và hơn 9000 người nhập viện. Tại Việt Nam, do thuốc chủng ngừa
chưa được áp dụng rộng rãi nên thủy đậu vẫn còn là bệnh rát phổ biến trong
cộng đồng [28].
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào tháng 3 đến tháng 5
hàng năm. Bệnh rất hay lây, 90% người nhạy cảm có thể bị lây bệnh sau khi
tiếp xúc trực tiếp. Khả năng bệnh xảy ra trong gia đình cũng cao, 70-90%
[28], [50].
Thủy đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm trùng tiên phát. Tuy
nhiên có một số ít trường hợp bị bệnh lần hai. Bệnh lần hai thường gặp ở
những người có tổn thương hệ thống miễn dịch. Thủy đậu lần thứ hai thường
nhẹ [28]. Tuy nhiên đa số người lớn tuổi bị bệnh lần hai dưới dạng Zona. Đôi

khi thủy đậu và Zona xảy ra cùng lúc trên một bệnh nhân [4], [17].
Trong nghiên cứu của Dương Văn Thanh (2015), tỷ lệ nam mắc bệnh
thủy đậu là 53,9% [37]. Đoàn Thu Nga (2016), nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh thuỷ đậu bằng uống
Acyclovir tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ năm 2015-2016, tỉ lệ bệnh có sự
khác biệt giữa nam và nữ, ở nam là 81,5% và ở nữ là 18,5% [29]. Trần Đình
Bình (2018), tỷ lệ nam mắc thủy đậu thấp hơn nữ (nam: 43,9%, nữ: 56,1%)
[3].
Theo Đoàn Thu Nga (2016), nhóm tuổi mắc thủy đậu cao nhất là từ 2131 tuổi chiếm 41,5%, đối tượng mắc bệnh thủy đậu có trình độ học vấn chiếm
tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở và trung học phổ thông, nghề nghiệp chiếm
tỷ lệ cao nhất là học sinh [29]. Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Mai đối
tượng mắc bệnh thủy đậu có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là trung
học cơ sở chiếm 39,4% [23].


8
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh nhận thấy bệnh thủy đậu
thường xảy ra ở những nơi dân cư tập trung đông đúc như nhà trẻ, trường học,
ký túc xá, doanh trại quân đội, ... [23].
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Sĩ về bệnh thủy đậu bằng Zincpaste tại
phòng khám chuyên khoa da liễu FOB Cần Thơ, tỷ lệ chưa tiêm ngừa chỉ
chiếm 50% [30] và theo nghiên cứu Đoàn Thu Nga đối tượng mắc bệnh thủy
đậu chưa tiêm ngừa là 97,9% [29] và theo nghiên cứu Đoàn Thị Ngọc Mai đối
tượng mắc bệnh thủy đậu chưa tiêm ngừa là 91,5% [23]. Nguyễn Thị Hà cũng
kết luận tỷ lệ lây nhiễm bệnh thủy đậu 90% đối với đối tượng chưa có miễn
dịch với bệnh [19].
1.1.6 Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh thủy đậu
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thủy đậu. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo
hướng dẫn của Bộ Y tế [5].
Chẩn đoán thủy đậu chủ yếu dựa trên lâm sàng: Ban thủy đậu đặc trưng

dạng phỏng nhiều lứa tuổi rải rác tồn thân ở người bệnh có tiền sử tiếp xúc
với người bị thủy đậu là những gợi ý cho chẩn đốn.
Đối với các trường hợp biểu hiện bệnh khơng sẵn trên lâm sàng, tiêu
chuẩn chẩn đoán dựa trên phản ứng PCR phát hiện vi-rút thủy đậu (+) [5].
Biểu hiện thường gặp của bệnh là ban ngứa, nổi mụn nước, sốt nhẹ,
mệt mỏi. Mụn nước khởi phát nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước
xuất hiện rất nhanh trong vịng 12 - 24 giờ có thể nổi tồn thân. Mụn nước có
đường kính từ l - 3 mm, chứa dịch trong; tuy nhiên, những trường hợp nặng,
mụn nước sẽ to hơn hay khi bội nhiễm thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa
mủ. Ngồi mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; trẻ lớn hơn
thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 10 ngày nếu khơng có biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khơ dần, bong vảy,
thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn thì


9
mụn nước có thể để lại sẹo. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn
thủy đậu cho đến hơn 500 mụn trên thân thể [8].
Bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước
khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất
vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày do đó cần cách ly để đề
phịng lây lan [8], [9].
1.1.7. Các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu
Để chủ động phòng tránh bệnh Thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau [1, 13]:
1. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
2. Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ
làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan
cho những người xung quanh.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt
riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng
các chất sát khuẩn thông thường.
5. Tiêm chủng: Vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực
+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da.
+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần [3], [8].
Biện pháp chống dịch:
- Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có
tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc.
Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với những người khác.
- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.


10
- Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu - zona (VZIG) có tác
dụng phịng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi
nhiễm [3].
1.1.8. Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới và trong nước
Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới
Bệnh thuỷ đậu xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nhất là những nơi dân cư
đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể… Các nước có khí hậu nhiệt
đới và bán nhiệt đới có tỉ lệ thuỷ đậu trên người trưởng thành cao hơn các
quốc gia có khí hậu ơn đới [56]. Theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa
dịch bệnh, trước khi có vắc xin tiêm phịng thủy đậu (năm 1995), tại Mỹ, có
khoảng 4 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Trong đó, có gần 11.000 người đã
phải nhập viện và số trường hợp tử vong là 100 đến 150 người mỗi năm [41].
Trẻ em là đối tượng dễ mắc thuỷ đậu nhất. Tại Mỹ, Anh và Nhật Bản,
hơn 80% số người đã bị nhiễm bệnh ở tuổi lên 10 [41]. Tại Úc, một nghiên
cứu trên 144 trường hợp mắc thủy đậu với tỷ lệ tổng thể là 8,3/100.000 trẻ em
mỗi năm. Tại Maori và đảo Thái Bình Dương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lên tới 74%
trường hợp nhập viện. Các biến chứng của bệnh trong nghiên cứu bao gồm:

nhiễm trùng (75%), hô hấp (11%), thần kinh (11%), rối loạn điện giải (6%),
xuất huyết (4%) và không có trường hợp nào tử vong [18].
Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở Việt Nam
Không chỉ phổ biến trên thế giới, ở Việt Nam, thuỷ đậu được coi là một
trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ. Bệnh có tốc độ
lây lan nhanh trong cộng đồng, tuy lành tính nhưng nếu khơng được chữa trị
đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế, tỉ
lệ người mắc thuỷ đậu ở nước ta luôn ở mức cao, khoảng 25.000 – 40.000
trường hợp mà chủ yếu là trẻ em [18] [10].


11

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh,
trong sáu tháng đầu năm 2014, số ca mắc thuỷ đậu đã tăng hơn 220% so với
cùng kỳ năm 2013. Tháng 3/2014, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 40 – 50
ca nhập viện mỗi tuần vì mắc thuỷ đậu. Đến tháng 4/2014 con số này đã tăng
lên 100 ca mỗi tuần [18]. Trong những năm qua, thuỷ đậu luôn là một trong
năm bệnh truyền nhiễm có số lượng người mắc cao nhất.
Miền Bắc là khu vực có số lượng người mắc cao nhất trên 20.000 ca mắc
mỗi năm, chiếm khoảng 60% số ca mắc trong cả nước [16]. Bệnh có xu
hướng giảm nhưng con số vẫn ở mức cao trên 30.000 ca mắc một năm.
Sáu tháng đầu năm 2016, cả nước có 16.904 ca mắc thuỷ đậu, trong đó,
miền Bắc có 11.292 ca [15], [16], miền Trung có 2.747 ca [26], [25], miền
Nam có 2.865 ca [20], [21].
Tại huyện Gia Lâm, Hà Nội ghi nhận năm 2017, tỷ lệ thủy đậu ở trẻ <5
tuổi chiếm 18,21%; trong đó, 3 tuổi là độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (34,43%),
giao mùa xuân hè là thời điểm mắc bệnh nhiều nhất (31,15%) [18]. Tại 01
trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu của
trẻ 3-5 tuổi chiếm 32,9% [24].

1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng, chống bệnh thủy đậu
tại cộng đồng
1.2.1. Trên thế giới
Tại Ý (2015), tỷ lệ phụ huynh có con 4-7 tuổi, phân bố kiến thức cho
thấy 91,9% phụ huynh biết thủy đậu là bệnh truyền nhiễm; 68,9% có kiến
thức đúng về đường lây truyền của bệnh; 82,6% có kiến thức về việc tiêm
vaccine có thể phịng bệnh thủy đậu; 34,2% có kiến thức về số liều tiêm
vaccine thủy đậu [48].


12
Bảng 1.1. Kiến thức đúng về vaccine tiêm ngừa bệnh thủy đậu
Stt

Quốc Gia

Năm

Tỷ lệ (%)

1

Hoa Kỳ [43]

1999

73,3

2


Hawaii [53]

2001

32

3

Canada [42]

2003

68

4

Đức [58]

2010

95,5

5

Anh [49]

2011

26


Tỷ lệ biết về bệnh thủy đậu có thể phịng ngừa bằng vaccine tại Hoa Kỳ,
Canada, Đức, Anh, Hawaii lần lượt là 73,3%; 68%; 95,5%; 26% và 32%
Bảng 1.2. Tỷ lệ tiêm phòng thủy đậu một số nước trên thế giới
Stt

Quốc Gia

Năm

Tỷ lệ (%)

1

Israel [52]

2010

35,2

2

Đài Loan [60]

2015

69

3

Hy Lạp [61]


2014

87,5

4

Hoa Kỳ [47]

2005

68

5

Ấn Độ [51]

2014

27,1

6

Canada [44]

2005

21–28

7


Ba Lan [44]

2013

4,2

Tỷ lệ thực hành đúng về tiêm chủng vaccine phòng bệnh thủy đậu các
nước trên thế giới chưa cao. Kết quả ở Israel với tỷ lệ thực hành đúng về tiêm
chủng bệnh thủy đậu là 35,2% [52], Đài Loan với 69% [60], ở Hy Lạp với
87,5% [61] và ở Hoa Kỳ với 68% [47]. Tỷ lệ này thấp hơn ở Ấn Độ (27,1%)
[51], ở Canada (21–28%) [44], và ở Ba Lan (4,2%) [44].
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu quy mơ lớn về thực trạng bệnh thủy
đậu cũng như kiến thức, thực hành của người dân về phịng, chống và xử trí


13
bệnh này. Thực trạng nhận thức của người dân được mô tả qua các nghiên
cứu theo vùng sinh thái.
Tại Hà Nội (2017), nhận thức của bà mẹ khá tốt về bệnh thủy đậu, trong
đó, 100% bà mẹ biết đường lây của bệnh thủy đậu là đường hô hấp, tiếp xúc
với dịch nước trong nốt phỏng; có 98,21% bà mẹ biết biểu hiện của bệnh thủy
đậu là mụn nước mọc khắp người; và có đến 82,39% bà mẹ biết về tiêm
phịng thủy đậu là 3 tháng trước khi mang thai, trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi. Tuy
nhiên, nghiên cứu này cho thấy, thực hành xử trí bệnh của bà mẹ còn thấp,
87,46% bà mẹ lựa chọn cách tắm cho trẻ với nước lá theo dân gian [18]. Một
nghiên cứu khác, cũng tại Hà Nội, tuy nhiên, đối tượng thực hiện tại trường
học, bà mẹ của trẻ mầm non từ 3 - 5 tuổi, tỷ lệ bà mẹ không biết các dấu hiệu
của bệnh là sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn từ 14,6%37,6%; khơng có kiến thức về biến chứng từ 15,7%-27,4%. Về thực hành,

19,1% bà mẹ tự mua thuốc vê điều trị cho trẻ; còn 35,1% sử dụng các bài
thuốc dân gian điều trị bệnh; 10,9% không đồng ý tiêm chủng cho trẻ [24].
Tại Kon Tum (2018), kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống bệnh
thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi lần lượt 55,2%; 53,6% và 67%. Phân
bố kiến thức của bà mẹ cho thấy, 100% bà mẹ đã từng nghe về bệnh thủy đậu;
48,8% bà mẹ biết tên khác của thủy đậu là trái rạ; 33% biết là bệnh phỏng rạ;
10,3% biết là bệnh đậu mùa; có đến 31,2% không biết tên khác của bệnh. Về
tuổi mắc bệnh, 4,5% khơng có kiến thức về nội dung này. Về ngun nhân
gây bệnh, 18,9% không biết về nội dung này, vẫn còn 0,5% cho rằng do yếu
tố tâm linh; 16,2% do tắm nước dơ bẩn. Kiến thức về đường lây truyền,
48,3% biết bệnh lây qua đường hô hấp; 54,8% biết lây qua tiếp xúc gián tiếp
với người bệnh thủy đậu; 15,8% không biết đường lây. Về biều hiện của
bệnh, 22,3% không biêt biểu hiện của bệnh. Phân bố về thực hành của bà mẹ:
94,1% thực hành đúng đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị; 3,3% cho trẻ uống nước


14
lá theo dân gian; 2% không thực hành đúng về phòng lây truyền bệnh; 18,4%
thực hành chưa đúng về rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh; 8,5% thực
hành chưa đúng về vệ sinh cá nhân cho trẻ; 79,5% chưa tiêm chủng phòng
bệnh cho trẻ [40].
Tại Huế (2017), tỷ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức về biến chứng của
bệnh thủy đậu là bội nhiễm da 74,8%; 24% viêm phổi; 16,2% viêm não. Kiến
thức chung về phòng, chống bệnh thủy đậu chiếm 43,8%; thực hành tốt về
phòng, chống bệnh thủy đậu là 31,5% [22].
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống
bệnh thủy đậu
1.3.1. Trên thế giới
Luigi Vezzosi và cộng sự nghiên cứu năm 2015 tại Ý về kiến thức, thái
độ và hành vi của cha mẹ đối với bệnh thủy đậu và tiêm chủng; nghiên cứu

thực hiện trên 414 phụ huynh có con từ 4-7 tuổi; tiền sử bệnh thủy đậu ghi
nhận trên 163 trẻ em (39,6%). Phân tích hồi quy logistic đa biến, kết quả phân
tích cho thấy rằng cha mẹ có kiến thức tốt sẽ thực hành tiêm chủng phòng
bệnh cho trẻ cao hơn gấp 5 lần cha mẹ khơng có kiến thức với KTC 95% =
2,42-9,12. Nghiên cứu này chứng minh rằng việc cung cấp kiến thức cho cha
mẹ của trẻ và việc tiếp cận nhiều thông tin về tiêm chủng sẽ tăng tỷ lệ thực
hành tiêm chủng phòng, chống bệnh thủy đậu [48].
Yu Hu nghiên cứu năm 2014, ở phụ nữ mang thai về kiến thức, thái độ
và thực hành đối với việc phòng, chống bệnh thủy đậu cho họ và cho con của
họ tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy 68% trả lời đúng về đường lây truyền
của bệnh thủy đậu; tham gia đã nghe về việc tiêm vắc xin thủy đậu là 76,5%
và 66,8% biết rằng hiện đã có vaccine tiêm phịng bệnh thủy đậu; chỉ có
13,5% số người tham gia trả lời đúng rằng cần tiêm đủ 2 liều vaccine. Yếu tố
liên quan đến KAP tiêm chủng thủy đậu: Tuổi tác, tình trạng nhập cư, trình độ


15
học vấn, thu nhập hộ gia đình, và số con của phụ nữ mang thai. Nghiên cứu
này cho thấy, truyền thông về tiêm chủng vắc xin thủy đậu và tiêm phòng
thủy đậu trước khi sinh và sau khi sinh, điều này sẽ mang lại thái độ tốt hơn
về tiêm chủng phòng bệnh [46].
Wilson WS Tam (2015), nghiên cứu ghi nhận thái độ của cha mẹ và các
yếu tố liên quan đến việc tiêm phòng bệnh thủy đậu. Các yếu tố liên quan đến
thực hành phòng, chống bệnh thủy đậu gồm sự không chắc chắn của cha mẹ
về hiệu quả của vắc xin, thiếu khuyến cáo từ chính phủ và lo ngại về tác dụng
phụ. Nhìn chung, 71,8%, 69,0% và 45,7% cha mẹ lần lượt đánh giá bác sĩ gia
đình, bác sĩ chuyên khoa và chính phủ là những động lực rất quan trọng trong
việc tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu. Trình độ học vấn của cha mẹ và thu
nhập gia đình cao hơn, hiểu biết tốt hơn về bệnh thủy đậu và khả năng lây
nhiễm, tư vấn của bác sĩ gia đình và thái độ tốt đối với tiêm chủng có liên

quan đến thực hành tiêm chủng phịng bệnh thủy đậu (với p <0,05) [60].
1.3.2. Tại Việt Nam
Thuỷ đậu căn bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi, lứa tuổi nào cũng có thể
mắc thuỷ đậu. Trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu
kiến thức, thực hành phịng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con <5 tuổi,
như sau:
Năm 2017, Nguyễn Thị Hà nghiên cứu thực trạng mắc bệnh và hiểu biết
thực hành phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Một số kết quả nghiên cứu như 100% bà
mẹ biết đường lây của bệnh thủy đậu là đường hô hấp, tiếp xúc với dịch nước
trong nốt phỏng; có 98,21% bà mẹ biết biểu hiện của bệnh thủy đậu là mụn
nước mọc khắp người; và có đến 82,39% bà mẹ biết về tiêm phòng thủy đậu
là 3 tháng trước khi mang thai, trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi [18].


16
Nguyễn Thị Khánh Linh, năm 2018 nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực
hành về bệnh thủy đậu của người chăm sóc trẻ dưới 7 tuổi tại 2 phường, thành
phố Huế ghi nhận kiến thức chung về phòng, chống bệnh thủy đậu chiếm
43,8%; thực hành tốt về phòng, chống bệnh thủy đậu là 31,5%; trình độ học
vấn có mối liên quan với kiến thức phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ.
Năm 2018, Nguyễn Lộc Vương và cộng sự nghiên cứu kiến thức, thái
độ, thực hành phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum năm 2018. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh thủy đậu lần lượt 55,2%;
53,6% 67%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng, chống bệnh thủy đậu
là khu vực xã trình độ học vấn; nghề nghiệp; số nguồn thông tin nhận được.
Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng, chống bệnh thủy đậu: khu vực xã;
dân tộc; số nguồn thông tin nhận được. Các yếu tố liên quan đến thực hành
phòng, chống bệnh thủy đậu: kiến thức về phòng, chống bệnh thủy đậu; khu

vực xã; dân tộc [40].
1.4. Vài nét về huyện Vĩnh Lợi
Huyện Vĩnh Lợi được chia tách theo Nghị định số 96/2005/NĐ-CP ngày
26/7/2005 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
01/10/2005. Vĩnh Lợi là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng giáp
huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp huyện Hịa Bình, huyện
Phước Long; phía Nam giáp thành phố Bạc Liêu, huyện Hịa Bình; phía Bắc
giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng diện tích là 25.104 ha. Tính đến ngày
31/12/2015, tồn huyện có 21.956 hộ, dân số 101.531 người (trong đó nữ
50.670 người). Là huyện thuần nông, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông
nghiệp trong khi lĩnh vực này cịn nhiều rủi ro; cơng nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; các hoạt động xúc
tiến đầu tư - thương mại cịn ít, hiệu quả chưa cao; dịch vụ, du lịch tuy có


×