Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khảo sát kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắt nhọn y tế và các yếu tố liên quan ở sinh viên điều dưỡng trường đại học y dược cần thơ năm 2020 nguyễn thị mỹ phương; hdkt ths phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 86 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA
TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Y TẾ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2020

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNG
THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG - PHẠM THỊ BÉ KIỀU


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA
TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Y TẾ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2020
Mã số đề tài: 20.T.DD.04
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Mỹ Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào. Nếu có gì sai trái tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Mỹ Phương

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Vài nét về ngành điều dưỡng ............................................................. 3
1.2. Phơi nhiễm nghề nghiệp .................................................................... 4
1.3.Tổn thương do vật sắc nhọn y tế ......................................................... 5
1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức phòng ngừa tổn thương

do vật sắc nhọn y tế của sinh viên điều dưỡng ................................. 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 16
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 22
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 23
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và tình hình tổn thương do
vật sắc nhọn..................................................................................... 23
3.2. Kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn .................... 27
3.3. Các yếu tố liên quan với kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc
nhọn ................................................................................................. 33

ii


Chương IV. BÀN LUẬN ................................................................................ 36
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tình hình tổn thương do vật
sắc nhọn........................................................................................... 36
4.2. Kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn .................... 39
4.3. Các yếu tố liên quan với kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc
nhọn ................................................................................................. 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 50

iii


PHẦN 1. TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Điều dưỡng là nhân viên y tế có nhiều nguy cơ nhất trong q trình làm
việc, thực hiện cơng tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người bệnh; trong đó bị
tổn thương do vật sắc nhọn là vấn đề thường gặp [8], [14], [27], [28], [30], [32].
Tình trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng càng đáng quan
tâm hơn khi tần suất tổn thương do vật sắc nhọn xảy ra ở sinh viên điều dưỡng
so với nhân viên điều dưỡng là 4,9/1,2 [34].
Các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây cho thấy kiến thức của sinh
viên điều dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn vẫn còn hạn chế [1], [10], [18],
[25]; các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng này bao gồm giới tính, tuổi, số
lần trực ca đêm, sự huấn luyện an toàn lao động [35]. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước chưa đề cập đến kiến thức chung của sinh viên về tổn thương do vật
sắc nhọn; mối liên quan giữa khóa học, số lần tổn thương với kiến thức đúng
về tổn thương do vật sắc nhọn. Tại Thành phố Cần Thơ chưa có nghiên cứu
nào thực hiện về khảo sát kiến thức của sinh viên điều dưỡng về tổn thương do
vật sắc nhọn và cách phịng ngừa.
Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá về thực trạng kiến thức của sinh viên điều dưỡng về tổn
thương do vật sắc nhọn và các yếu tố liên quan, từ đó có bằng chứng khoa học
để xây dựng các can thiệp phù hợp để nâng cao kiến thức của sinh viên về tổn
thương do vật sắc nhọn và giảm thiểu rủi ro bị tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh
viên điều dưỡng.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng về phịng ngừa
tổn thương do vật sắc nhọn y tế.

iv


2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa tổn thương
do vật sắc nhọn gây ra của sinh viên điều dưỡng.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu: sinh viên ngành Điều dưỡng hệ chính quy năm thứ 3
và thứ 4 trong thời gian nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 100 sinh viên thỏa các
tiêu chí chọn mẫu gồm: (1) Sinh viên ngành Điều dưỡng hệ chính quy năm thứ
3 và thứ 4, (2) đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu.
Kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gồm hai mức đúng
và chưa đúng. Tổng điểm của bộ câu hỏi là 43 điểm, đánh giá sinh viên có kiến
thức đúng khi trả lời đúng ≥70% (đạt từ 30,1 điểm trở lên) và chưa đúng khi trả
lời đúng <70% (dưới 30,1 điểm).
Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
gồm giới tính, khóa học, học lực và tiền sử tổn thương do vật sắc nhọn.
Công cụ nghiên cứu: bộ câu hỏi tự điền có Cronbach alpha phần khảo sát
kiến thức là 0,732.
Phương pháp thu thập số liệu
Chia ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu thành 4 nhóm nhỏ, từng sinh viên
tự điền bộ câu hỏi. Tiến hành thu tập số liệu qua bộ câu hỏi tự điền.
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng bằng mềm SPSS 20.0. Sử dụng thống kê mô tả để mô
tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng kiểm định χ2 để khảo sát
các mối liên quan với kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn.

v


KẾT QUẢ
Mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng về phịng

ngừa tổn thương do vật sắc nhọn y tế.
Nghiên cứu ghi nhận có 69,4% sinh viên có kiến thức chung về phịng
ngừa tổn thương do VSN đúng. Trong đó, có 81,1% sinh viên có kiến thức
chung về tổn thương do VSN đúng; 90,1% sinh viên có kiến thức đúng về dự
phịng tổn thương do VSN; 34,2% sinh viên có kiến thức đúng về xử lý sau khi
bị tổn thương do VSN.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa
tổn thương do vật sắc nhọn gây ra của sinh viên điều dưỡng.
Các yếu tố liên quan kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
của sinh viên điều dưỡng chúng tôi ghi nhận được sinh viên nam có kiến thức
đúng về phịng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra là 87,5%, cao hơn sinh
viên nữ là 66,3% (p ≥ 0,05). Sinh viên khóa 43 (năm thứ 4) có kiến thức đúng
về phịng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra là 76% cao hơn sinh viên
khóa 44 (năm thứ 3). Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p ≥ 0,05). Mối
liên quan với tiền sử bị tổn thương do vật sắc nhọn chúng tôi ghi nhận được
sinh viên chưa từng bị tổn thương do vật sắc nhọn có kiến thức đúng về tổn
thương do vật sắc nhọn cao hơn là 75,9% so với có tiền sử tổn thương do vật
sắc nhọn là 63,2%. Tuy nhiên sự khác biệt này là khơng có ý nghĩa thống kê
(p=0,145). Yếu tố liên quan học lực, kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ
sinh viên có điểm trung bình tích lũy ở mức Giỏi – Khá có kiến thức đúng về
tổn thương do vật sắc nhọn cao hơn là 72,6% so với tỷ lệ sinh viên có điểm tích
lũy trung bình có kiến thức đúng về tổn thương do vật sắc nhọn là 59,3%. Tuy
nhiên, sự khác biệt kiến thức đúng giữa các mức xếp loại điểm tích lũy học tập
khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,19).

vi


PHẦN 2
TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HBV

Hepatitis B Virus

Vi rút viêm gan B

HCV

Hepatitis C Virus

Vi rút viêm gan C

HIV

Human Immunodeficiency

Vi rút gây suy giảm miễn dịch

Virus

mắc phải ở người

NVYT


Nhân viên y tế

VSN

Vật sắc nhọn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 23
Bảng 3.2 Nguồn kiến thức về tổn thương do vật sắc nhọn và dự phòng tổn
thương do vật sắc nhọn của sinh viên Điều dưỡng ......................................... 24
Bảng 3.3. Tình trạng bị tổn thương do vật sắc nhọn trong 6 tháng gần nhất.. 24
Bảng 3.4. Đặc điểm của tổn thương do vật sắc nhọn ..................................... 25
Bảng 3.5. Tình trạng vết thương do vật sắc nhọn và xử trí của sinh viên ...... 26
Bảng 3.6. Mơ tả kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn ......... 27
Bảng 3.7. Kiến thức về định nghĩa tổn thương do vật sắc nhọn ..................... 28
Bảng 3.8. Kiến thức về các bệnh lây nhiễm qua tổn thương do vật sắc nhọn 29
Bảng 3.9. Kiến thức về định nghĩa mũi tiêm an tồn ..................................... 30
Bảng 3.10. Kiến thức về phịng ngừa chuẩn ................................................... 30
Bảng 3.11. Kiến thức về phân loại nhóm chất thải sắc nhọn và mức chứa
của thùng đựng vật sắc nhọn ........................................................................... 31
Bảng 3.12. Kiến thức của sinh viên về việc tổn thương do vật sắc nhọn có thể
ngăn ngừa và phương pháp an toàn khi trao vật sắc nhọn cho người khác .... 31
Bảng 3.13. Kiến thức về các biện pháp dự phòng tổn thương do vật sắc
nhọn ................................................................................................................. 32
Bảng 3.14. Kiến thức về cách phòng tránh bị tổn thương khi vứt bỏ vật sắc
nhọn ................................................................................................................. 32

Bảng 3.15. Tỷ lệ kiến thức đúng về các biện pháp xử lý sau khi tổn thương
do vật sắc nhọn ................................................................................................ 33
Bảng 3.16. Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật
sắc nhọn ........................................................................................................... 34
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan đến số lần bị tổn thương do vật sắc nhọn ... 35

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về mức độ nguy hiểm của tổn thương do vật sắc
nhọn ................................................................................................................. 28
Biều đồ 3.2. Kiến thức về các nguyên nhân gây ra tổn thương do vật sắc
nhọn ................................................................................................................. 29

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong q trình chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người bệnh, điều dưỡng đối
mặt với nhiều nguy cơ, trong đó bị tổn thương do vật sắc nhọn là vấn đề thường
gặp [8], [14], [27], [28], [30], [32]. Tổn thương do vật sắc nhọn là vết đâm
xuyên thấu từ kim tiêm, dao mổ hoặc vật sắc nhọn khác bao gồm đầu kim truyền
dịch, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm
có thể dẫn đến tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể khác [6], [21]. Nghiên
cứu của A. D. Akyol (2016) cho thấy có đến 44,3% điều dưỡng đã từng bị tổn
thương do vật sắc nhọn trong suốt thời gian hành nghề của họ và các tổn thường
này thường gặp nhất là do kim tiêm (35,8%) [19]. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014) cho kết quả có đến 70,6% điều dưỡng bị tổn

thương do vật sắc nhọn, cao hơn đối tượng bác sĩ, kỹ thuật viên và hộ sinh; có
82,6% vật sắc nhọn gây tổn thương cho nhân viên y tế là kim tiêm [14]. Hơn
20 bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua các tổn thương do vật sắc nhọn,
trong đó đáng quan tâm nhất là nguy cơ phơi nhiễm viêm gan B, viêm gan C
và HIV [29]. Ước tính lần lượt có khoảng 16.000, 66.000 và 1.000 trường hợp
nhiễm HCV, HBV và HIV hàng năm liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn
dẫn đến khoảng 1.100 ca tử vong hoặc tàn tật nghiêm trọng [23].
Sinh viên điều dưỡng cũng đối mặt với nhiều nguy cơ trong quá trình thực
tập lâm sàng tại bệnh viện, nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng hơn so với
điều dưỡng viên nên nguy cơ gặp phải các tổn thương do vật sắc nhọn lại càng
đáng quan tâm hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Ya Hui Yang ở Đài Loan
(2004) cho thấy tần suất tổn thương do vật sắc nhọn xảy ra ở sinh viên điều
dưỡng so với nhân viên điều dưỡng là 4,9/1,2 [34]. Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng
bị tổn thương do vật sắc nhọn theo kết quả nghiên cứu của Xujun Zhang (2017)
và Hani A Nawafleh (2018) lần lượt là 60,3% và 66,67% [26], [35]. Tại Việt

1


Nam, tỷ lệ sinh viên điều dưỡng từng bị tổn thương do vật sắc nhọn cũng tương
đương. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ (2015) là 60% và nghiên cứu của
Mỵ Thị Hải (2016) là 68,9% [11], [15]. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy
kiến thức của sinh viên điều dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn và phòng
ngừa vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Anh và cộng sự (2020)
về “Thực trạng kiến thức dự phòng về tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” có 59,7% sinh viên có kiến thức đúng
[1]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Hà (2019) về “Kiến thức thái độ về
phịng và xử trí phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng
trường Cao đẳng Y tế Hà Nội” có 62,1% sinh viên có kiến thức đạt về phịng
và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn [24].

Tại Thành phố Cần Thơ chưa có nghiên cứu nào thực hiện về khảo sát
kiến thức của sinh viên điều dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn và cách
phòng ngừa. Nhằm đánh giá về thực trạng kiến thức của sinh viên điều dưỡng
về tổn thương do vật sắc nhọn và các yếu tố liên quan, từ đó có bằng chứng
khoa học để xây dựng các can thiệp phù hợp để nâng cao kiến thức của sinh
viên về tổn thương do vật sắc nhọn và giảm thiểu rủi ro bị tổn thương do vật
sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn y tế và các yếu tố
liên quan ở sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2020”
với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng về phịng ngừa
tổn thương do vật sắc nhọn y tế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa tổn thương
do vật sắc nhọn gây ra của sinh viên điều dưỡng.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về ngành điều dưỡng
1.1.1. Định nghĩa
Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm sóc
bản thân khi cần thiết và cho người khác khi họ không thể tự chăm sóc [2]. Tại
Việt Nam, điều dưỡng từng được gọi là y tá, từng chưa hẳn là một ngành được
mọi người cơng nhận, chưa được đào tạo một cách có hệ thống, chỉ là người
giúp việc, trợ lý cho thầy thuốc. Qua thời gian, ngành điều dưỡng ngày càng
tiến bộ song song cùng với những tiến bộ của y học. Ngành điều dưỡng đã được
mọi người công nhận là một ngành độc lập và được pháp luật bảo hộ và trở
thành một ngành không thể tách rời của ngành Y tế, một ngành chiếm hơn nửa

số lượng cán bộ y tế, đóng góp vai trị quan trọng cùng bác sĩ trong việc chăm
sóc sức khoẻ nhân dân [2].
Florence Nightingale cho rằng: “Điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng môi
trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. Vai trò trọng tâm của
người điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh bệnh nhân
để họ phục hồi sức khoẻ một cách tự nhiên” [16].
Henderson định nghĩa về điều dưỡng: “Chức năng duy nhất của người
điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao và phục hồi sức khỏe của người
bệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể
tự thực hiện được nếu họ có sức khỏe, ý chí hoặc kiến thức cần thiết” [3].
Hội điều dưỡng Canada đã đưa ra định nghĩa về ngành điều dưỡng: “Điều
dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm
cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ bệnh nhân trực tiếp hoặc

3


gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn ốm đau, hòa nhập
với cộng đồng và xã hội” [13].
Tuy mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi người có khái niệm khác
nhau về ngành điều dưỡng, nhưng trọng tâm của các khái niệm ấy đều nêu lên
tầm quan trọng, vai trị và vị trí của người điều dưỡng.
1.1.2. Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng
Năm 2011, Bộ Y tế ban hành thông tư số 07/2011/TT-BYT về việc Hướng
dẫn cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, trong đó
nhiệm vụ chun mơn chăm sóc người bệnh của điều dưỡng bao gồm [4]:
− Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe;
− Chăm sóc về tinh thần;
− Chăm sóc dinh dưỡng;
− Chăm sóc phục hồi chức năng;

− Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật;
− Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong;
− Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng;
− Theo dõi, đánh giá người bệnh;
− Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong
chăm sóc người bệnh;
− Ghi chép hồ sơ bệnh án.
1.2. Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp của niêm mạc hay da
không ngun vẹn với máu, mơ hay dịch cơ thể có chứa nguồn lây nhiễm hoặc
tiếp xúc trực tiếp với nguồn hóa chất, vi sinh vật, các tia có hại cho cơ thể trong
quá trình làm việc của nhân viên y tế dẫn đến sự thâm nhiễm [6], [28].
Phơi nhiễm nghề nghiệp có các hình thức sau: phơi nhiễm vật sắc nhọn
(VSN) nhiễm khuẩn xuyên thấu da (qua tiêm, truyền, chọc dò, kim khâu, dao

4


mổ ...); máu, dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương của
nhân viên y tế (NVYT) khi làm thủ thuật (vết bỏng, da viêm loét, niêm mạc
mắt, mũi, họng ...); da của NVYT bị xây xước tiếp xúc với máu và dịch sinh
học của người bệnh [6]. Trong đó phơi nhiễm chủ yếu là qua tổn thương do
kim tiêm hoặc VSN [5].
Nguy cơ mắc bệnh sau phơi nhiễm nhiều hay ít phụ thuộc các yếu tố:
− Tác nhân gây bệnh: phơi nhiễm với vi rút viêm gan B (HBV) có nguy
cơ nhiễm bệnh cao hơn vi rút viêm gan C (HCV) hoặc vi rút gây suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV) [5]. Theo một nghiên cứu đa quốc gia nguy cơ
mắc bệnh khi bị kim đâm hay vết đứt từ người bệnh có viêm gan B có cả hai
kháng nguyên bề mặt HBsAg và kháng nguyên e (HBeAg) là 22%-31%, từ
nguồn máu chỉ có HBsAg đơn thuần là 1%-6%, từ nguồn viêm gan C là 1,8%

(khoảng: 0%-7%), từ nguồn nhiễm HIV là 0,3% [5].
− Loại phơi nhiễm: phơi nhiễm với máu có nguy cơ hơn với nước bọt [5].
− Số lượng máu gây phơi nhiễm: kim rỗng lòng chứa nhiều máu hơn kim
khâu hoặc kim chích máu [5].
− Đường phơi nhiễm: phơi nhiễm qua da nguy cơ hơn qua niêm mạc hay
da khơng lành lặn [5].
− Tình trạng phơi nhiễm, số lượng virus trong máu người bệnh vào thời
điểm phơi nhiễm [5].
− Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ làm giảm nguy cơ [5].
1.3. Tổn thương do vật sắc nhọn y tế
1.3.1. Định nghĩa vật sắc nhọn và tổn thương do vật sắc nhọn
VSN là bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da;
VSN bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao
dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm [6].
Tổn thương do VSN bao gồm tất cả tổn thương xâm lấn da hặc qua da

5


như: trầy xước da, xun da kín, rách da có chảy máu, rách da không chảy máu
do kim tiêm, dao mổ hoặc VSN khác bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch,
dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm
có thể dẫn đến tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể khác [6], [21].
Tổn thương do VSN có liên quan mật thiết với một số thiết bị có thể làm
tăng nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng cơ thể. Các thiết bị này bao gồm:
ống tiêm dùng một lần (27%), kim khâu (25%), lưỡi dao cạo (6%), IV Stylet
(3%), kim thép có cánh (2%) [21].
Theo thống kê của Bộ Y tế các thao tác chủ yếu gây tổn thương do VSN
là tiêm truyền (26%), thu gom rác thải (23%), đậy lại nắp kim (6%), bơm thuốc
qua đường tĩnh mạch (6%) [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ (2015)

cho thấy các thao tác thực hiện dẫn đến bị chấn thương là bẻ ống thủy tinh
chiếm 51,3%, tháo kim khỏi bơm tiêm 14,8%, tiêm truyền 9%, đậy nắp kim
tiêm 9,2%, phần lớn là đậy nắp kim bằng 2 tay [15]. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Phương Anh và cộng sự (2020) ghi nhận nguyên nhân gây ra tổn
thương là đóng nắp kim trước và sau khi sử dụng 60,3%, chuyển dụng cụ từ tay
này sang tay khác trong quá trình thực hiện 49% [1]. Như vậy, tổn thương do
VSN thường gặp nhất do kim tiêm, khi thực hiện các thao tác tiêm trên người
bệnh [1], [8], [14], [15].
Tiêm an tồn là một quy trình tiêm khơng gây nguy hại cho người nhận
mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm, không tạo chất
nguy hại cho người khác và cộng đồng [6], [33]. Theo WHO, có tới 50% các
mũi tiêm ở các nước đang phát triển là khơng an tồn và trong năm 2000 ước
tính trên tồn cầu tình trạng bệnh do tiêm khơng an tồn gây ra 21 triệu ca
nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới); 2 triệu ca nhiễm HCV (chiếm
40% số ca nhiễm HCV mới) và 260.000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm
HIV mới) [6], [33].

6


1.3.2. Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn và các yếu tố liên quan
Phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm qua đường máu liên quan đến tổn
thương do VSN đang là một vấn đề phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng với NVYT, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện. Kết
quả khảo sát của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổn thương do VSN ở điều
dưỡng cũng như sinh viên điều dưỡng cịn cao, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
nguy cơ tổn thương do VSN y tế bao gồm giới tính, tuổi, số lần trực ca đêm, sự
huấn luyện an toàn lao động [8], [14], [20], [21], [26], [30], [35].
Tổn thương do VSN thường xảy ra ở NVYT, trong đó điều dưỡng là đối
tượng bị tổn thương nhiều nhất [8], [14], [21], [30]. Kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014) cho kết quả có đến 70,6% điều dưỡng bị tổn
thương do VSN, cao hơn đối tượng bác sĩ, kỹ thuật viên và hộ sinh; có 82,6%
VSN gây tổn thương cho NVYT là kim tiêm [14]. Nghiên cứu của Rami Saadeh
và cộng sự (2020) cho cũng cho thấy trong 6 năm của nghiên cứu tỷ lệ tổn
thương do VSN được báo cáo trong điều dưỡng là cao nhất (39,7%), tiếp theo
là người dọn dẹp (36,3%), bác sĩ (10,4%), công nhân khác (7,4%) và kỹ thuật
viên phịng thí nghiệm (5,9%) [30]. Nghiên cứu của A. D. Akyol (2016) cho
thấy có đến 44,3% điều dưỡng đã từng bị tổn thương do VSN trong suốt thời
gian hành nghề của họ và các tổn thường này thường gặp nhất là do kiêm tiêm
(35,8%) [19].
Sinh viên điều dưỡng cũng là đối tượng dễ bị tổn thương do VSN khi thực
tập lâm sàng. Tỷ lệ bị tổn thương do VSN ở sinh viên điều dưỡng trên thế giới
rất khác nhau dao động từ 9,4% – 100% [20]. Nghiên cứu của Hani A Nawafleh
(2018) trên 162 sinh viên điều dưỡng đại học Asat Arsiut ở Ai Cập có đến 2/3
số sinh viên đã từng trải qua tổn thương do VSN, nguyên nhân chính thường
do tiêm chích [26]. Nghiên cứu của Zhang X và cộng sự (2017) về “Tỷ lệ sinh
viên điều dưỡng bị tổn thương do kim tiêm và VSN tại Nam Kinh, Trung Quốc”

7


được tiến hành trên 393 sinh viên điều dưỡng cho thấy có 237 (60,3%) sinh
viên điều dưỡng báo cáo từng bị tổn thương do VSN, đa số là sinh viên nữ, sinh
viên trẻ, sinh viên làm việc ca đêm thường xun, sinh viên khơng được huấn
luyện an tồn và sinh viên không sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân [35]. Thiết bị
gây tổn thương do VSN phổ biến nhất là bơm kim tiêm (59,9%) tiếp theo là các
mảnh vỡ thủy tinh (21,9%) và kéo (3,4%) [35]. Trong số những kim và VSN
gây thương tích, 36,3% thiết bị đã được sử dụng cho bệnh nhân, 41% không
được sử dụng và 22,7% không rõ [35]. Mở ống hoặc lọ thuốc là tác nhân chấn
thương phổ biến nhất [35]. Trong nghiên cứu này, tổng cộng có 86,9% tổn

thương do VSN khơng được báo cáo do kim tiêm chưa được sử dụng trên người
bệnh, do chủ quan người bệnh không nhiễm trùng, do chưa biết cách báo cáo,
do bận rộn vào thời điểm đó và lo sợ việc báo cáo thương tích sẽ bị chỉ trích
nên thường khơng báo cáo [35].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ (2015) về “Thực trạng
và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do VSN trong thực tập lâm sàng
của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh” cho thấy có 269 sinh
viên điều dưỡng bị tổn thương do VSN chiếm 60% với tổng số lần mắc là 660,
tỷ lệ sinh viên không báo cáo tổn thương do VSN là 59%, đa phần là do nhận
thấy vết thương không nguy hiểm; trong số các tổn thương do VSN thì ống
thuốc, mảnh kính là VSN gây chấn thương phổ biến (54,7%), sau đó là các loại
kim tiêm (32%), sinh viên năm thứ 3 với tổng số lần bị tổn thương cao hơn sinh
viên năm thứ 4 gấp 3,29 lần; đa phần là nữ bị tổn thương nhiều hơn nam [15].
Một nghiên cứu khác của Mỵ Thị Hải (2016) tại trường đại học Y Dược Thái
Bình cho kết quả là 68,9% số các sinh viên bị tổn thương do VSN [11].
Nghiên cứu của Xujun Zhang và cộng sự (2017) cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến nguy cơ tổn thương do VSN y tế bao gồm giới tính, tuổi, số lần trực
ca đêm, sự huấn luyện an toàn lao động [35]. Trong nghiên cứu này, mức độ

8


tổn thương ở nữ là đáng kể so với nam (69,3% và 19,7%) [35], kết quả này
tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2019) với tỷ lệ sinh viên nữ tổn
thương phổ biến hơn và có mối liên quan giữa kiến thức chung về phịng và xử
trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn tiêm truyền giữa sinh viên năm thứ 3 cao hơn
sinh viên năm thứ 2 gấp 3 lần; giữa các sinh viên đã học và đọc tài liệu về phịng
và xử trí phơi nhiễm do VSN có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn các sinh viên chưa
học và đọc tài liệu [24]. Liên quan với tuổi, nghiên cứu của Xujun Zhang và
cộng sự (2017) có 126 sinh viên từ 20 tuổi trở xuống thì có đến 102 sinh viên

(tỷ lệ 81%) có xảy ra tổn thương, trong khi đó 267 sinh viên trên 20 tuổi khi
được khảo sát thì có 135 sinh viên từng bị tổn thương do VSN (chiếm 50,6%)
[35]. Liên quan với số lần trực đêm, nghiên cứu này cũng cho thấy, sinh viên
có ca trực đêm >3 lần/tuần có tỷ lệ tổn thương là 88,2 % so với sinh viên không
phải trực ca đêm thì tỷ lệ 27,3% [35]. So sánh giữa các sinh viên đã được huấn
luyện an toàn lao động với sinh viên chưa được huấn luyện lao động thì mức
độ xảy ra tổn thương ở mỗi nhóm lần lượt là 57,6% và 78,4% cho thấy việc
huấn luyện an toàn lao động là cần thiết và thật sự quan trọng trong thực tập
lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng nói chung [35].
Như vậy, tỷ lệ tổn thương do VSN ở sinh viên điều dưỡng còn cao và còn
nhiều vấn đề tồn tại, đặc biệt là không báo cáo sau khi bị tổn thương do VSN.
Sinh viên điều dưỡng còn thiếu kiến thức về tiêm an tồn và phịng ngừa tổn
thương do VSN y tế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong q trình thực hiện khiến
thao tác cịn chưa thuần thục. Sinh viên điều dưỡng còn chưa hiểu rõ tác hại
của tổn thương do VSN gây ra do trong chương trình giảng dạy mặc dù có đề
cập đến nhưng chưa có bài giảng chính thức nên việc tiếp cận khó khăn đối với
các sinh viên. Việc không báo cáo khiến sinh viên coi việc tổn thương đó khơng
là một mối nguy hại, sẽ khiến can thiệp xử trí trở nên chậm trễ làm tăng nguy
cơ bị phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu nguy hiểm.

9


1.3.3. Biện pháp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn y tế
Để dự phòng phơi nhiễm do VSN đặc biệt là do kim tiêm, có thể thực hiện
các biện pháp sau [5], [6]:
− Đào tạo cập nhật các kiến thức thực hành về tiêm an toàn cho NVYT.
− Cần cung cấp đầy đủ các phương tiện tiêm thích hợp (xe tiêm, bơm kim
tiêm, kim lấy thuốc, cồn sát khuẩn tay, hộp đựngVSN...).
− Giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường

uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần.
− Áp dụng các biện pháp thực hành tiêm an toàn để phòng ngừa tai nạn
rủi ro nghề nghiệp:
+ Thực hiện đúng các quy trình tiêm theo hướng dẫn.
+ Tập trung vào cơng việc, khơng nói chuyện và khơng nhìn đi chỗ khác.
Không đi lại trong khi cầm kim tiêm, kim khâu trong tay. Nếu cần di chuyển
thì kim phải được để trong khay.
+ Trong khi thao tác với VSN không để tay trước mũi kim.
+ Trong khi tiêm, khâu phải đảm bảo rằng người bệnh biết cách giữ yên,
không giãy giụa, nếu người bệnh là trẻ em cần có người giúp đỡ giữ n. Trong
khi tiêm khơng dùng tay dị tĩnh mạch phía trên da, bên ngồi mũi kim trong
khi tay kia đang đẩy kim tìm mạch máu.
+ Thực hiện các thao tác an toàn sau khi tiêm: bỏ kim tiêm ngay tại nơi
tiến hành tiêm; huỷ kim tiêm với một động tác dứt khoát, huỷ từng cái một bằng
máy huỷ kim tiêm; thả toàn bộ kim tiêm vào hộp an tồn đựng VSN, khơng nên
ấn kim tiêm vào thùng chứa; không bẻ cong kim, không dùng hai tay đậy lại
nắp kim tiêm, không tháo kim tiêm bằng tay, không cầm bơm kim tiêm nhiễm
khuẩn đi lại ở nơi làm việc... Không được vứt bỏ kim bơm tiêm vào thùng đựng
rác thải sinh hoạt. Ở những nơi khơng có điều kiện huỷ bỏ bơm kim tiêm nên
sử dụng bơm kim tiêm tự huỷ.

10


+ Nếu cần phải đậy nắp kim khi khơng có thùng đựng VSN tại thời điểm
bỏ kim thì dùng kỹ thuật xúc một tay để phịng ngừa tổn thương.
+ Có thể sử dụng các dụng cụ tiêm có đặc tính bảo vệ trong trường hợp
nguy cơ bị kim đâm cao (ví dụ người bệnh kích thích, giãy giụa...).
+ Tránh chuyền tay các VSN và nhắc đồng nghiệp thận trọng mỗi khi
chuyển VSN, đặt VSN vào khay để đưa cho đồng nghiệp. Khi VSN rơi, nên để

chúng tự rơi, không cố đón.
+ Sắp xếp nơi làm việc sao cho tất cả các dụng cụ đều trong tầm với của
cả hai tay và phải có thùng thu gom VSN được để sát bên để loại bỏ các VSN
nhanh và an toàn.
− Thực hành thủ thuật, phẫu thuật an toàn. Khi thực hiện các thủ thuật
phải luôn luôn chú ý vào phẫu trường và các dụng cụ sắc nhọn. Có thể mang
hai găng trong những phẫu thuật có nguy cơ lây nhiễm cao.
− Quản lý chất thải sắc nhọn:
+ Thùng thu gom VSN phải không bị xuyên thủng, đủ lớn để chứa các
VSN có nắp và bố trí ở nơi thích hợp để tiện lợi khi loại bỏ VSN.
+ Không được để kim tiêm vương vãi ở ngồi mơi trường. NVYT khi thấy
các kim tiêm trên sàn nhà hoặc trên mặt đất trong bệnh viện cần phải dùng kẹp
gắp và bỏ vào thùng thu gom chất thải sắc nhọn.
+ Thùng đựng VSN không được để đầy quá 3/4. Khi thu gom và xử lý các
thùng đựng VSN cần quan sát kỹ xem có q đầy và có các VSN chĩa ra ngồi
hay khơng. Tránh để tay quá gần chỗ mở của các thùng chứa các VSN, không
nên thu gom các thùng đựng VSN bằng tay khơng có găng bảo hộ.
− Tn thủ quy trình báo cáo theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm.
− Khuyến khích mọi NVYT tiêm phịng vacxin viêm gan B.
1.3.4. Xử trí khi bị tổn thương do vật sắc nhọn y tế
Sau khi bị tổn thương do VSN, các biện pháp dự phòng cần được thực

11


hiện càng sớm càng tốt; việc này đòi hỏi người phơi nhiễm phải được một
NVYT được đào tạo và phân cơng đánh giá tình trạng sức khỏe chăm sóc và
phịng ngừa mang tính đặc thù với tác nhân gây bệnh cụ thể [6]. Công tác quản
lý phơi nhiễm bao gồm sơ cứu đánh giá rủi ro thông báo và báo cáo về HBV,
HCV và HIV các phương pháp điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm (nếu cần).

1.3.4.1. Thực hiện sơ cứu
Sơ cứu được thực hiện trên cơ sở loại phơi nhiễm (ví dụ giọt bắn kim tiêm
hay các tổn thương khác) và phương tiện phơi nhiễm (như da nguyên vẹn hay
da bị tổn thương). Đối với tổn thương do kim tiêm hoặc VSN cần rửa ngay
vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy. Để máu ở
vết thương tự chảy, khơng nặn bóp vết thương [6].
1.3.4.2. Báo cáo phơi nhiễm
NVYT bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm để xử
trí và thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo quy định [6]. Lưu ý ghi
đầy đủ các thông tin yêu cầu trong hồ sơ phơi nhiễm gồm ngày giờ, hoàn cảnh
xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của
người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
1.3.4.3. Đánh giá nguy cơ, tư vấn
Trong cơng tác kiểm sốt phơi nhiễm bước đầu tiên là thực hiện đánh giá
nguy cơ ngay, bao gồm [6]:
− Xác định nguy cơ liên quan đến tình huống phơi nhiễm bằng cách xem
xét các yếu tố sau [6]:
+ Loại dịch cơ thể (như máu dịch nhìn thấy có chứa máu dịch hoặc mơ
có nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút);
+ Loại phơi nhiễm (như tổn thương dưới da phơi nhiễm đối với niêm mạc
hoặc da bị tổn thương và vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu);

12


+ Đánh giá nguy cơ liên quan đến nguồn phơi nhiễm bằng cách đánh giá
nguy cơ nhiễm khuẩn với các tất cả các tác nhân đường máu bằng cách sử
dụng thơng tin sẵn có (như qua phỏng vấn hồ sơ bệnh án);
+ Thực hiện các xét nghiệm trên đối tượng nguồn với sự đồng thuận trên
cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin (không xét nghiệm nhiễm vi rút đối với

bơm kim tiêm đã thải bỏ).
− Kết hợp các kết quả để đánh giá nguy cơ đối với đối tượng bị phơi
nhiễm, bảo đảm rằng chỉ có nhân viên được đào tạo mới được thực hiện đánh
giá nguy cơ và chỉ định điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm [6].
− Tư vấn và hỗ trợ tâm lý, nguy cơ nhiễm HIV, HBV, HCV, tư vấn và xét
nghiệm HIV ngay theo quy định, lợi ích của việc điều trị dự phòng sau phơi
nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì người bị phơi nhiễm đã
nhiễm HIV từ trước cần tư vấn, chuyển họ đến cơ sở y tế để xét nghiệm khẳng
định và điều trị thuốc kháng vi rút ngay [5], [9].
1.3.4.4. Điều trị sau phơi nhiễm
Nếu người bệnh nguồn dương tính với HIV hoặc nghi ngờ hoặc khơng rõ
thì cần điều trị sau phơi nhiễm [5]. Bắt đầu điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
càng sớm càng tốt, khơng điều trị dự phịng khi đã phơi nhiễm quá 72 giờ, thời
gian điều trị dự phòng phải đủ 28 ngày liên tục [5], [9]. Phác đồ điều trị sau
phơi nhiễm là phác đồ kháng virus cơ bản phối hợp 2 thuốc (ví dụ Lamzidivir
2 viên/ngày) hoặc mở rộng 3 thuốc [5].
Tiêm ngừa vaccin viêm gan B và HBIg trong vòng 24 giờ sau tai nạn nếu
nhân viên chưa có kháng thể HBV [5] .
1.4. Nghiên cứu trong và ngồi nước về kiến thức phịng ngừa tổn thương
do vật sắc nhọn y tế của sinh viên điều dưỡng
1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Prasuna Jelly và cộng sự (2015) thực hiện trên 83 sinh

13


×