Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiện điện thoại thông minh và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng y tế đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH LUẬN

NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH LUẬN

NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI THỊ TÚ QUYÊN

HÀ NỘI, 2017




i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn luận văn của tôi với những hướng dẫn, góp ý và chỉ dẫn vô cùng tận tâm
kể từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện luận văn, cô đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quí báu, cùng với những sự quan tâm, hỗ trợ, động viên, khuyến khích để
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng các thầy, cô giáo
Trường Đại học Y tế Công cộng đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, giảng viên Trường
Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Tôi xin cảm ơn sự tham gia nhiệt tình vào nghiên cứu của các bạn sinh viên
chính quy đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp, cũng như các điều
tra viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN ............................................................................................4
1.1. Các khái niệm ...................................................................................................4
1.2. Sử dụng điện thoại thông minh .........................................................................4
1.3. Nghiện điện thoại thông minh ..........................................................................6
1.4. Các yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM ..........................................................7
1.5. Sơ lược địa bàn nghiên cứu ..............................................................................9
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................12
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................12
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................12
2.4. Mẫu và chọn mẫu............................................................................................12
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .......................................................12
2.5.1. Cấu phần định lượng ................................................................................12
2.5.2. Cấu phần định tính ...................................................................................13
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................14
2.6.1. Biến số định lượng .......................................................................................14
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................14


iii
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................15
2.10. Điều tra viên/giám sát viên ...........................................................................16
2.11. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .........................................16
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................17
3.1. Đặc điểm chung của sinh viên ........................................................................17

3.2. Thực trạng sử dụng điện thoại và nghiện điện thoại thông minh của sinh viên
...............................................................................................................................18
3.2.1 Thực trạng sử dụng điện thoại di động ........................................................18
3.3. Mốt số yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM của sinh viên .............................32
Chương 4 BÀN LUẬN .............................................................................................35
4.1. Thực trạng sử dụng ĐTTM và nghiện ĐTTM ở sinh viên .............................35
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM ở sinh viên .................................40
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................41
KẾT LUẬN ...............................................................................................................42
5.1. Thực trạng sử dụng ĐTTM và nghiện ĐTTM ở sinh viên .............................42
5.2. Một số yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM của sinh viên .............................42
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44
Phụ lục 1: Cách đánh giá và tiêu chí đánh giá mức độ phụ thuộc ĐTTM [31] .....48
Phụ lục 2: Phiếu phát vấn sinh viên .......................................................................49
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhóm nghiện ĐTTM..................................57
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhóm không nghiện ĐTTM.......................58
Phụ lục 5: Các biến số nghiên cứu và định nghĩa ..................................................59
Phụ lục 6: Bộ câu hỏi thang đo SAS-SV ...............................................................63
Phụ lục 7: Smartphone Addiction Scale short version (SAS-SV) [20] .................65
Phụ lục 8: Độ tin cậy của thang đo ........................................................................66


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐYT

Cao đẳng Y tế

PDA


Thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số

SAS

Smartphone addiction scale

SAS-SV

Smartphone Addiction Scale-Short Version

SV

Sinh viên

ĐTTM

Điện thoại thông minh


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thông tin chung về sinh viên ...................................................................17
Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng điện thoại ở sinh viên ...............................................18
Bảng 3.3: Thời gian suy nghĩ đến điện thoại trung bình/ ngày .................................19
Bảng 3.4: Thời gian sử dụng điện thoại trung bình/ ngày ........................................20
Bảng 3.5: Mục đích của việc sử dụng điện thoại ......................................................21
Bảng 3.6: Địa điểm sử dụng điện thoại .....................................................................22
Bảng 3.7: Phân bố tiêu chí đánh giá nghiện ĐTTM của SV ngành Dược ................23

Bảng 3.8: Phân bố tiêu chí đánh giá nghiện ĐTTM của SV ngành Điều dưỡng ......25
Bảng 3.9: Phân bố tiêu chí đánh giá nghiện ĐTTM của SV ngành Hộ sinh ............27
Bảng 3.10: Phân bố tiêu chí đánh giá nghiện ĐTTM ...............................................28
Bảng 3.11: Điểm thang đo nghiện ĐTTM SAS-SV .................................................30
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên với nghiện ĐTTM ....................32
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa ngành học, năm học của sinh viên với nghiện ĐTTM
...................................................................................................................................32
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM với nghiện ĐTTM
...................................................................................................................................33
Bảng 3.15: Mô hình hồi qui logistics đa biến thể hiện mối liên quan giữa một số yếu
tố với nghiện ĐTTM .................................................................................................34


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng nghiện ĐTTM của sinh viên ..............................................31


vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Nghiện điện thoại thông minh và một số yếu tố liên quan ở sinh
viên trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp năm 2017” gồm 2 mục tiêu chính: (1) Mô tả
thực trạng sử dụng điện thoại và nghiện điện thoại thông minh (ĐTTM) ở sinh viên
hệ chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp; (2) Xác định một số yếu tố liên
quan đến nghiện điện thoại thông minh ở sinh viên hệ chính quy trường Cao đẳng Y
tế Đồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 9/2017, sử
dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính. Mẫu chọn toàn
bộ 939 sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.
Sinh viên được phát vấn trực tiếp để đánh giá về thực trạng sử dụng điện thoại
thông minh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng ĐTTM 93,1%, trong đó tỷ
lệ sinh viên nghiện ĐTTM là 42,3%. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan, nghiên cứu
đã cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM với
nghiện ĐTTM. Những sinh viên nam có khả năng nghiện ĐTTM cao hơn sinh viên
nữ và những sinh viên có thời gian sử dụng ĐTTM lâu hơn có khả năng nghiện
ĐTTM cao hơn so với những SV có thời gian sử dụng ĐTTM ít hơn. Mô hình phân
tích hồi quy logistic đa biến, kết quả cũng cho thấy chỉ có giới tính và thời gian bắt
đầu sử dụng ĐTTM là hai yếu tố độc lập ảnh hưởng đến nghiện ĐTTM.
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị
nhằm giảm ảnh hưởng của việc sử dụng quá mức dẫn đến nghiện ĐTTM ở sinh viên
như thông tin đến sinh viên về thực trạng nghiện ĐTTM trong sinh viên và cung cấp
các tài liệu về nghiên ĐTTM, các hậu quả của nghiện ĐTTM. Sinh viên cần phân
bố thời gian sử dụng điện thoại thông minh sao cho hợp lý, đặc biệt là các sinh viên
nam. Các nghiên cứu tiếp theo có thể làm rõ hơn sự ảnh hưởng của nghiện ĐTTM
đến kết quả học tập, cũng như chất lượng giấc ngủ của sinh viên.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống tại thời điểm được gọi là kỷ nguyên của công nghệ thông
tin, nhu cầu về sử dụng điện thoại di động cũng ngày một tăng cao. Việt Nam là
một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động cao trên thế
giới và là một trong ba thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh (ĐTTM) lớn nhất
Đông Nam Á và có tốc độ tăng trưởng cao [1]. Theo số liệu Google công bố từ
nghiên cứu hành vi trực tuyến của “Người tiêu dùng Việt Nam 2014” do Công ty
Taylor Nelson Sofres (TNS) Viet Nam thực hiện, tỷ lệ sử dụng ĐTTM tại Việt Nam
năm 2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2013, tăng từ 20% trong năm 2013 lên 36%
trong năm 2014. Tỷ lệ này tuy thấp hơn tỷ lệ trung bình 49% của thế giới, hay 40%
của Thái Lan, 51% Malaysia và 85% của Singapore, nhưng mức tăng trưởng cho

thấy ĐTTM ngày càng được chuộng dùng đối với người tiêu dùng Việt Nam [26].
Số liệu từ TNS cũng cho thấy tỷ lệ người trên 16 tuổ i sử dụng điện thoại thông
minh tại Việt Nam tăng hơn 70% với năm 2013, tương đương từ 14 lên 24 triệu
người. Nhóm tuổ i từ 16-24 có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất (58%).
Điề u này cho thấy những người trong độ tuổ i đi học (học sinh, sinh viên) là đố i
tươ ̣ng sử dụng điện thoại thông minh lớn nhất Việt Nam [26]. Khảo sát của
Kurokawa Kengo cho thấy, có tới 65% học sinh, sinh viên tại các trường cao đẳng,
đại học tại Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, gấp đôi so với tỷ lệ dân số Việt
Nam sở hữu điện thoại thông minh [22]. Những ưu điểm mà một chiếc điện thoại
mang lại là vô cùng to lớn, đặc biệt tính năng bổ sung cho phép người dùng truy cập
internet. Điện thoại di động được xem là quan trọng trong việc duy trì các mối quan
hệ xã hội và thực hiện các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên,
người dùng cũng có khả năng trở nên nghiện điện thoại di động và có thể dẫn đến
nhiều hệ lụy khác về sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như hiệu quả của học tập và
công việc.
Việc sử dụng ĐTTM của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp trong thời
gian gần đây cũng tương đối phổ biến. Vậy mức độ sử dụng điện thoại thông minh
của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp như thế nào? Các yếu tố nào liên


2

quan đến việc nghiện điện thoại thông minh của sinh viên? Để trả lời các câu hỏi
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiện điện thoại thông minh và một số yếu
tố liên quan ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại và nghiện điện thoại thông minh ở sinh
viên hệ chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.
2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và thời gian bắt đầu sử dụng
điện thoại thông minh với nghiện điện thoại thông minh ở sinh viên hệ chính quy
trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm
Điện thoại thông minh (ĐTTM)
Theo Lusekelo & Juma (2015), điện thoại thông minh là một thiết bị có tính
năng của cả máy tính và điện thoại di động. Nó có hệ điề u hành và có thể cài đă ̣t các
ứng dụng, hoạt động như các máy tính, có khả năng truy câ ̣p internet và giải trí ở
bất kì nơi đâu như: chụp hình, xem video, nghe nhạc, lướt web [16].
Nghiện điện thoại thông minh
Theo Lin và cộng sự (2014), nghiện điện thoại thông minh có thể được coi là
một hình thức của chứng nghiện công nghệ [32]. Cụ thể, Griffiths (1996) hoạt động
được xác định triệu chứng nghiện như nghiện hành vi phi hóa học có liên quan đến
sự tương tác của con người-máy. Khác với “nghiện cờ bạc”, “nghiện trò chơi trên
internet” hiện chỉ có các rối loạn không chất liên quan đến đề xuất để đưa vào phiên
bản thứ năm của Diagnostic and Statistical Manual của rối loạn tâm thần (DSM-5)
là một chất liên quan và gây nghiện rối loạn [8]. Mặc dù một đặc tính điện thoại
thông minh chính là việc sử dụng các ứng dụng dựa trên Internet, tính di động của
điện thoại thông minh và khả năng cài đặt các ứng dụng thích hợp với nhu cầu cá
nhân và lối sống làm cho nó một đối tượng đa năng linh hoạt mà nhiều người mang
theo mọi lúc mọi nơi [3]. Do đó, các triệu chứng nghiện điện thoại thông minh có
thể khác với những người nghiện Internet. Thông qua phân tích nhân tố khám phá,

Lin và cộng sự (2014) đã chứng minh rằng nghiện điện thoại thông minh có một số
khía cạnh tương tự như DSM-5 rối loạn chất gây nghiện. Dựa trên các cuộc phỏng
vấn lâm sàng để thiết lập độ nhạy và độ đặc hiệu của các yếu tố để phân loại các cá
nhân có và không có nghiện điện thoại thông minh [32].
1.2. Sử dụng điện thoại thông minh
Thời gian gần đây những từ điện thoại thông minh, điện thoại di động đã được
sử dụng thay thế cho nhau, 2 thập kỷ trước đây, điện thoại di động được sử dụng
chủ yếu cho thực hiện và nhận cuộc gọi và gửi tin nhắn SMS. Điện thoại thông
minh ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta do


5

nhiều lợi ích của chúng, chẳng hạn như khả năng tiếp cận dễ dàng các thông tin, kết
nối xã hội, ứng dụng văn phòng, thuận tiện, di động, … [29].
Theo Joans, Abdullah (2015) cho rằng điện thoại thông minh là một thiết bị
giúp sinh viên kết nố i với nhau và mọi người xung quanh dễ dàng hơn. Sinh viên
cũng sử dụng thiết bị này như là thiết bị hỗ trơ ̣ cho việc học. Sinh viên có thể tìm
kiếm tài liệu tham khảo cho việc học tâ ̣p của họ bằng chiếc điện thoại thông minh
có kết nố i Internet trên các bài viết, trang tạp chí, bách khoa toàn thư trực tuyến.
Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể ảnh hưởng không tố t
đến sức khỏe và khả năng giao tiếp trực tiếp của sinh viên. Điều này xảy ra khi mỗi
sinh viên thời gian trở nên bận rộn với điện thoại thông minh của họ, tình trạng này
có thể được nhìn thấy trên xe buýt, xếp hàng chờ đợi, trên máy chạy bộ và thậm chí
cả khi lái xe hoặc trên xe gắn máy. Những tác động này nó gây ra gián tiếp gây
nguy hiểm cho cuộc sống của họ. Hơn nữa, nhiều sinh viên thường xuyên kiểm tra
điện thoại thông minh của họ trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Họ cũng làm
như vậy trong khi trên giường vào ban đêm trước khi đi ngủ [13].
Trong nghiên cứu của Hàn Quốc, kết quả cho thấy 84% sinh viên đại học ở Hàn
Quốc sử dụng điện thoại thông minh trong năm 2011 [4]. Năm 2014 tại Thổ Nhĩ Kỳ

là 78,% [14] và 91,7% trong năm 2016 [27]. Tại Việt Nam tỷ lệ SV sử dụng ĐTTM
là 70,5% trong năm 2015 [1].
Trong nghiên cứu của Shailesh Rai và cộng sự (2016) kết quả cho thấy, có
32,67% SV sử dụng điện thoại thông minh ít hơn 2 giờ, 40% SV sử dụng điện thoại
thông minh 2-4 giờ, 23.33% SV sử dụng điện thoại thông minh từ 4-6 giờ và chỉ có
4% SV sử dụng điện thoại thông minh trên 6 giờ và 52,67% sinh viên sử dụng điện
thoại để truy cập mạng xã hội [25]. Nghiên cứu của Hatice Kahyaoglu Sut và cộng
sự (2016), có 34,1% SV sử dụng ĐTTM từ 1-3 giờ, 40,1% SV sử dụng ĐTTM từ 46 giờ, 11,7% SV sử dụng ĐTTM trên 6 giờ và mục đích sử dụng ĐTTM truy cập
mạng xã hội 56,8% [27]. Kết quả nghiên cứu của Demirci và cộng sự (2014) cũng
chỉ ra rằng 71,4% SV sử dụng ĐTTM ít hơn 4 giờ, 26,9% SV sử dụng ĐTTM từ 416 giờ, 1,7% SV sử dụng ĐTTM hơn 16 giờ và 40,2% sinh viên sử dụng ĐTTM để
gọi thoại, 29,2% SV sử dụng ĐTTM để truy cập internet và 15,6% SV dùng ĐTTM


6

để truy cập mạng xã hội [14]. Suliman S. Aljomaa và cộng sự (2016), tỷ lệ SV sử
dụng ĐTTM dưới 2 giờ là 8,9%, từ 2-4 giờ 26,44% và hơn 4 giờ là 64,7% [7]. Haug
và cộng sự (2015), có 16% sinh viên sử dụng ĐTTM khoảng dưới 1 giờ, 33% SV
sử dụng ĐTTM từ 1-2 giờ, 31,1% SV sử dụng ĐTTM từ 3-4 giờ, 19,9% SV sử
dụng ĐTTM trên 4 giờ và có tần suất sử dụng từ 21-50 lần mỗi ngày. Mục đích sử
dụng chủ yếu của SV là truy cập mạng xã hội 67,3% [3].
Như vậy, điện thoại thông minh đã trở thành một phần của cuộc sống sinh viên
trong khuôn viên trường học, bằng cách nào đó điện thoại thông minh đã trở thành
“bạn bè” thân thiết của sinh viên [13].
1.3. Nghiện điện thoại thông minh
Với sự gia tăng nhanh chóng trong sử dụng ĐTTM và tính năng của nó cho
phép các thanh niên kết nối internet, trò chuyện và giải trí ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ
lúc nào. Vì vậy, hầu hết những thanh niên từ 10-19 tuổi coi ĐTTM như một vật
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày [15]. Nhiều người ngày càng cảm thấy
lệ thuộc vào các sản phẩm này và có thể gọi là "nghiện". Thậm chí, để nói đến trạng

thái căng thẳng, bứt rứt hay bất an, buồn chán khi không có điện thoại di động hay
ĐTTM bên mình còn có một thuật ngữ riêng để ám chỉ, "Nomophobia" viết tắt từ
"no mobile-phone phobia" [34]. Một nghiên cứu khác tại Anh cho thấy 37% người
lớn và 60% thiếu niên thừa nhận họ rất nghiện điện thoại thông minh của họ, 23%
người lớn và 34% thiếu niên đã sử dụng điện thoại thông minh của họ trong giờ ăn
và 22% người lớn và 47% thiếu niên thừa nhận sử dụng hoặc trả lời điện thoại
thông minh của họ trong khi ở phòng tắm [24]. Nghiên cứu khác tại một trường đại
học Mỹ chỉ ra 60% sinh viên thừa nhận rằng họ có thể bị nghiện điện thoại di động
[15]. Năm 2014, kết quả nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ SV nghiện ĐTTM là
13,3%, tại Hàn Quốc 27,4% [11], Ả Rập Saudi 48% [7]. Tại Việt Nam, nghiên cứu
của nhóm tác giả Lê Đỗ Mười Thương (2015) cho thấy tỷ lệ nghiện ĐTTM của
nhóm SV ngành Y tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam là 11,0% [2] và kết quả
của nhóm tác giả Nguyễn Phúc Thành Nhân (2015) tại trường Đại học Y dược Huế
cho thấy SV nghiện ĐTTM cao hơn với tỷ lệ 43,7%[1]. Tại Hàn Quốc, một nghiên


7

cứu đã tiến hành trên sinh viên đại học kết quả cho thấy tỷ lệ nữ giới nghiện điện
thoại thông minh nhiều hơn so với nam giới [29].
Như vậy việc sử dụng ĐTTM quá mức có thể dẫn đến phụ thuộc và có thể trở
nên nghiện ĐTTM.
Thang đo smartphone addiction scale (SAS)
Thang đo smartphone addiction scale (SAS) gồm 6 nhóm yếu tố, bao gồm 33
câu hỏi với 6 mức điểm mỗi câu theo thang đo Likert từ “Rất không đồng ý” đến
“Rất đồng ý. Đây là thang đo tự đánh giá do Kwon và công sự phát triển (2013)
[20].
Để đánh giá mức độ phụ thuộc vào ĐTTM, trong nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng phiên bản rút gọn (SAS-SV), phiên bản này cũng đã được Kwon và cộng sự
nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp với hệ số Cronbach alpha 0,91 [31]. SAS-SV

bao gồm 10 câu hỏi với 6 mức điểm mỗi câu theo thang đo Likert (1: “Rất không
đồng ý” và 6: “Hoàn toàn đồng ý”, điểm cắt của thang đo là 31 điểm trở lên ở nam
và từ 33 điểm trở lên ở nữ với hệ số Cronbach alpha là 0,91 [20], được trình bày chi
tiết trong phụ lục 1. Thang đo SAV-SV dùng để đánh giá mức độ nghiện ĐTTM đã
được áp dụng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới.
Nghiên cứu của Olatz Lopez-Fernandez sử dụng thang đo SAV-SV để đo lường
mức độ nghiện ĐTTM tại Tây Ban Nha và Pháp [19], Fahad D. Alosaimi nghiên
cứu trên sinh viên đại học ở Riyadh, Ả Rập [29], tại Thụy Sỹ [3], Thổ Nhĩ Kỳ [15],
Ấn Độ [23]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đánh giá mức độ nghiện ĐTTM cũng
sử dụng thang đo SAV-SV, nghiên cứu của tác giã Nguyễn Phúc Thành Nhân
“Thực trạng sử dụng điện thoại di động và mối liên quan đến rối loạn giấc ngủ, tâm
lý và kết quả học tập ở sinh viên trường Đại học Y dược Huế năm 2015” [1] và Lê
Đỗ Mười Thương “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất
lượng giấc ngủ và các yếu tố tâm lý của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng
Nam” [2].
1.4. Các yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM
Đề tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM, các nhà nghiên cứu thường
quan tâm đến các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học như: tuổi, giới tính, ngành học,


8

trình độ học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình và các yếu tố liên quan
đến việc sử dụng điện thoại như: thời gian sử dụng ĐTTM, thời gian suy nghỉ đến
ĐTTM và các yếu tố tâm lý…
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giới tính có liên quan đến nghiện
martphone. Tại Hàn Quốc, kết quả nghiên cứu của Namsu Park và Hyunjoo Lee
(2014), cho thấy tỷ lệ tỷ lệ SV nữ nghiện ĐTTM cao hơn gấp 1,8 lần so với SV nam
(p<0,05) [33] và kết quả nghiên cứu của Cho, Gyoo-Yeong and Kim, Yun-Hee
(2014) cũng cho thấy có sự khác biệt giữa nghiện điện thoại thông minh theo đặc

điểm giới tính, kết quả sinh viên nữ nghiện ĐTTM cao hơn sinh viên nam
(P<0,001) [11]. Xác nhận việc này, Suliman S. Aljomaa và công sự (2016) cũng chỉ
ra rằng có mối liên quan giữa giới tính với nghiện ĐTTM của sinh viên, SV nữ có
xu hướng nghiện ĐTTM hơn SV nam (p<0,05) [7]. Mặt khác, nhiều nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa mục đích sử dụng ĐTTM với nghiện ĐTTM
của sinh viên trong các trường đại học. Kết quả nghiên cứu của Pawłowska và
Potembska (2011) nhận thấy rằng phụ nữ sử dụng điện thoại của họ thường xuyên
hơn so với nam giới để đáp ứng nhu cầu của họ để thiết lập và duy trì các mối quan
hệ xã hội, và để thể hiện cảm xúc của họ. Hơn nữa, phụ nữ đặc trưng bởi mức độ
nghiện cao hơn để nói lên việc sử dụng điện thoại để thực hiện cuộc gọi và tin nhắn
nhiều hơn so với nam giới là những người thích sử dụng điện thoại của họ để nghe
nhạc, chụp ảnh, xem video, chơi game và kết nối với Internet nhiều hơn [9]. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu của Villella và cộng sự (2011), cho thấy tỷ lệ nghiện
ĐTTM ở SV nam cao hơn so với SV nữ (p<0,05) [6]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của
Chung (2011) lại cho thấy không có sự khác biệt về nghiện điện thoại thông minh
giữa nam và nữ (p>0,05) [12], kết quả nghiên cứu của Kyun-Gja lm và cộng sự
(2013), cũng cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với nghiện ĐTTM
(p>0,05) [18]. Tương tự, tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đỗ Mười
Thương và cộng sự (2015), cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa giới tính
với nghiện ĐTTM (p>0,05) [2].
Kết quả nghiên cứu của Balakrishnan và Raj (2012) đã kiểm tra mục đích sử
dụng ĐTTM của sinh viên đại học Malaysia và thấy rằng SV sử dụng điện thoại di


9

động của họ cho mục đích truy cập mạng xã hội có nguy cơ nghiện ĐTTM nhiều
hơn [30].
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu của Leung (2008); Takao, Takahashi,


Kitamura (2009) và Namsu Park, Hyunjoo Lee (2014), cũng đã chứng mình rằng
lòng tự trọng, nhút nhát, cô đơn và trầm cảm có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử
dụng điện thoại động thông minh [17], [5], [33]. Những người có lòng tự trọng thấp,
nhút nhát, cô đơn hoặc trầm cảm thì có xu hướng nghiện ĐTTM nhiều hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Zulkefly và Baharudin (2009) thấy rằng sinh viên
thuộc gia đình có thu nhập cao dành nhiều thời gian và tiền bạc vào điện thoại di
động của họ hơn (p<0,05) [28], trong khi kết quả nghiên cứu của Brown, Campbell,
và Ling (2011) thấy rằng sinh viên thuộc gia định có thu nhập thấp sử dụng ĐTTM
nhiều hơn [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thành Nhân và cộng sự (2015), kết quả cho thấy
không có mối liên quan giữa số năm sử dụng ĐTTM với nghiện ĐTTM (p>0,05)
[1].
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của Cho, Gyoo-Yeong and Kim, Yun-Hee
(2014), cho thấy có mối liên quan giữa thời gian sử dụng ĐTTM và nghiện ĐTTM,
những người nghiện ĐTTM có thời sử dụng ĐTTM trung bình nhiều hơn [11].
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của Alosaimi, Fahad D và cộng sự (2016), chỉ ra
rằng có mối liên quan giữa năm học của các sinh viên với nghiện ĐTTM [29].
1.5. Sơ lược địa bàn nghiên cứu
Tiền thân của Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp là trường Trung cấp Y tế được
nâng cấp lên từ trường Sơ cấp Y tế đào tạo y tá và dược tá từ sau 30/4/1975, đến
năm 2011 Trường được nâng cấp thành trường Cao Đẳng Y tế (QĐ số 1407/QĐBGDĐT ngày 9/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
Hiện tại Trường có 04 khoa (khoa Y, khoa Dược, khoa Điều dưỡng - KTYH,
khoa CBCS- YTCC) và đào tạo 03 mã ngành trình độ cao đẳng (Điều dưỡng, Hộ
sinh, Dược sỹ) và 04 mã ngành trung cấp (Y sỹ, Dược sỹ, Kỹ thuật xét nghiệm, kỹ
thuật vật lý trị liệu). Toàn trường có khoảng hơn 2000 học sinh, sinh viên đang học
tập tại Trường. Hàng năm Trường tuyển sinh mới gần 1000 học sinh, sinh viên cho


10


cả 2 trình độ cao đẳng và trung cấp. Trường CĐYT Đồng Tháp hiện là trường duy
nhất trong tỉnh đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận
trong khu vực. Hiện nay cơ sở vật chất của Trường ngày càng được nâng cấp và cải
thiện, đặc biệt là hệ thống mạng wifi được phủ sóng toàn Trường nhằm hỗ trợ tốt
công giảng dạy và học tập của giảng viên và của học sinh, sinh viên.


11

KHUNG LÝ THUYẾT
Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiện ĐTTM của sinh viên, thường được các nhà
nghiên cứu trước đây quan tâm đến như: tuổi, giới tính, ngành học, trình độ học vấn
của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình, thời gian sử dụng ĐTTM, các yếu tố tâm
lý: trầm cảm, lo lắng, cô đơn…và các câu hỏi tại sao họ lại thích dùng ĐTTM,
thường dùng vào lúc nào, tần suất sử dụng ra sao và mục đích sử dụng như thế nào.
Trong phạm vi thời gian và nguồn lực nghiên cứu, học viên tập trung vào các
yếu tố được thể hiện qua khung lý thuyết dưới đây:

NGHIỆN ĐTTM
Sử dụng thang đo SAV-SV

YẾU TỐ CÁ NHÂN

SỬ DỤNG ĐTTM

- Giới tính

Các yếu tố liên quan:

- Tuổi


- Thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM.

- Ngành học

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Năm học

- Sở thích sử dụng ĐTTM.

- Nơi sống

- Mục đích sử dụng ĐTTM.

- Kinh tế gia đình

- Tần suất sử dụng ĐTTM.
- Thời gian, địa điểm sử dụng.


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy đang theo học tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.
Tiêu chí chọn
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại

Không có mặt, không đi học trong khoảng thời gian thu thập số liệu trên 3 lần.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 02/2017 đến tháng 7/2017 tại Trường Cao
đẳng Y tế Đồng Tháp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính.
2.4. Mẫu và chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng
Mẫu nghiên cứu được chọn là toàn bộ sinh viên chính quy đang theo học tại
Trường CĐYT Đồng Tháp. Tổng số có 939 SV đã tham gia trả lời phiếu phát vấn
trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu định tính
Chọn mẫu chủ đích: Chọn 06 SV (03 SV trong nhóm nghiện ĐTTM và 03 SV
trong nhóm không nghiện ĐTTM, mỗi nhóm chọn SV thuộc 03 ngành học khác
nhau) nhằm tìm hiểu sâu hơn tại sao họ lại thích dùng ĐTTM, thường dùng vào lúc
nào, tần suất sử dụng ra sao và mục đích sử dụng như thế nào.
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.5.1. Cấu phần định lượng
Phương pháp thu thập số liệu: Phát vấn dựa trên bộ câu hỏi có cấu trúc được
xây dựng sẵn (Phụ lục 2: Phiếu điều tra sử dụng điện thoại thông minh).
Công cụ thu thập số liệu


13

- Bộ câu hỏi tự điền dùng để phát vấn sử dụng thang đo Smartphone addiction
scale (SAS) phiên bản rút gọn (SAS-SV) của Kwon và cộng sự (2013) với hệ số
Cronbach's alpha là 0,911 [20], [31] để đánh giá mức độ phụ thuộc ĐTTM. Bộ công
cụ được học viên dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt, ngoài ra học viên cũng tham
khảo các thang đo này được sử dụng trong các nghiên cứu của các tác giả Lê Đỗ

Mười Thương (2015) [2] và Nguyễn Phúc Thành Nhân (2015) [1].
-

Bộ câu hỏi sau khi được dịch và chỉnh sửa đã được thử nghiệm với 10 sinh

viên để điều chỉnh về ngôn từ cho dễ hiểu.
Quy trình thu thập số liệu
-

Để phù hợp với thời gian học của các sinh viên, điều tra viên (là các cán bộ

giảng viên của Trường) tiến hành phát phiếu phát vấn thu thập thông tin theo từng
ngành của từng khoá học và tiến hành thống nhất cho các lớp của từng khoá học
vào lúc ra chơi (sau thời gian học 2 tiết đầu), mỗi buổi phát phiếu tự điền trong thời
gian 30 phút.
-

Trước khi phát phiếu thu thập số liệu, điều tra viên giới thiệu và cung cấp

thông tin nghiên cứu, lấy giấy đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng.
-

Điều tra viên phát phiếu phát vấn thu thập số liệu và hướng dẫn cho đối

tượng tự điền vào phiếu đảm bảo đối tượng, nhắc nhở đối tượng điền đủ thông tin
và đúng với thực tế/ trải nghiệm của đối tượng.
-

Giám sát viên là tác giả nghiên cứu, giám sát các hoạt động của điều tra


viên đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
2.5.2. Cấu phần định tính
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn sâu 2 nhóm sinh viên dựa trên bộ câu hỏi xây dựng sẵn.
Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng Hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 3: Hướng dẫn phòng vấn sâu nhóm
đối tượng nghiện ĐTTM, Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhóm đối tượng
không nghiện ĐTTM)
Quy trình thu thập số liệu


14

Sau khi thu thập số liệu định lượng, nghiên cứu viên sẽ xác định sinh viên
nghiện ĐTTM và sinh viên không nghiện ĐTTM để mời tham gia phỏng vấn sâu.
Khi được sự đồng ý tham gia phỏng vấn sâu của các đối tượng tham gia nghiên cứu,
nghiên cứu viên sẽ giới thiệu và giải thích rõ nội dung cũng như mục đích của cuộc
phỏng vấn. Khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn.
Đề nghị đối tượng cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trình
phỏng vấn. Nghiên cứu viên (học viên) là người trực tiếp thực hiện các cuộc phỏng
vấn này.
2.6. Các biến số nghiên cứu
2.6.1. Biến số định lượng
- Các yếu tố nhân khẩu học: Tuổi, giới, ngành học, năm học, nơi sống, điều kiện
kinh tế gia đình.
- Thực trạng sử dụng ĐTTM: loại điện thoại sử dụng và thời gian sử dụng.
- Thang đo đánh giá nghiện ĐTTM.
2.6.2. Chủ đề định tính
- Tại sao họ lại thích dùng ĐTTM, thường dùng vào lúc nào, tần suất sử dụng ra
sao và mục đích sử dụng như thế nào.

2.7. Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
- Đánh giá mức độ nghiện ĐTTM dựa trên thang đo smartphone addiction scale
(SAS) phiên bản rút gọn (SAS-SV) của Kwon và cộng sự (2013), bao gồm 10 câu
hỏi với 6 mức điểm mỗi câu theo thang đo Likert (1: “Rất không đồng ý” và 6:
“Hoàn toàn đồng ý” và có tổng điểm dao động từ 10 đến 60 điểm. Để đánh giá mức
độ phụ thuộc ĐTTM dựa vào điểm cắt của thang đo là 31 điểm trở lên ở nam và từ
33 điểm trở lên ở nữ [20].
- Điện thoại thông minh: là một thiết bị có tính năng của cả máy tính và điện
thoại di động. Nó có hệ điề u hành và có thể cài đă ̣t các ứng dụng, hoạt động như các
máy tính, có khả năng truy câ ̣p internet và giải trí ở bất kì nơi đâu như: chụp hình,
xem video, nghe nhạc, lướt web [16].
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Cấu phần định lượng


15

Phiếu phát vấn được tổng hợp, làm sạch và nhập liệu bằng Epidata 3.1. Số liệu
được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 23.
Các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả phù hợp được sử dụng để mô tả thực
trạng sử dụng điện thoại thông minh và mức độ nghiện điện thoại thông minh của
sinh viên.
Thang đo SAS-SV được đánh giá tính độ tin cậy thông quan tính nhất quán nội
tại dựa vào hệ số Cronbach alpha.
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để
đo lường độ đồng nhất bên trong của thang đo. Giá trị Cronbach alpha từ 0,70 –
0,79 được coi là chấp nhận được, 0,80 – 0,89 là tốt và từ 0,90 trở lên là rất tốt [21].
Kết quả đánh giá thang đo được trình bày ở phụ lục 8.
Tỷ số chênh (OR) cùng khoảng tin cậy 95% của OR (CI95%OR) trong mô hình
đơn biến và đa biến được dùng để xác định các mối liên quan giữa một số yếu tố

với nghiện ĐTTM. Các biến được cân nhắc đưa vào mô hình đa biến là biến có
p<0,3 ở mô hình đơn biến, ngoài ra biến tuổi cũng được đưa vào mô hình do là biến
nhiễu tiềm tàng trong nhiều nghiên cứu và cũng được đề cập là yếu tố nguy cơ với
nghiện ĐTTM trong y văn. Mô hình được trình bày là mô hình phù hợp, được phân
tích với phương pháp enter. Học viên giữ lại 4 biến số trong mô hình cuối cùng.
Trong mô hình này, không có đa cộng tuyến và kiểm định tính phù hợp của mô hình
với kiểm định Hosmer & Lemoshow cho thấy mô hình là phù hợp.
Cấu phần định tính
-

Thông tin từ phỏng vấn sâu được gỡ băng, các nội dung được mã hoá theo

chủ đề và trích dẫn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
-

Nghiên cứu được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của hội đồng đạo đức

trường Đại học Y tế công cộng (Quyết định số: 168/2017/YTCC-HD3) và Ban giám
hiệu trường Cao Đẳng Y Đồng Tháp.
-

Nghiên cứu tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của sinh viên, sinh viên

được thông báo trước và giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu một cách rõ
ràng. Đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu mà không ảnh hưởng đến bất


16


kỳ một quyền lợi nào hiện có. Điều tra viên chỉ tiến hành phát vấn sau khi sinh viên
đã ký vào Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không được sử

-

dụng cho mục đích khác không liên quan đến nghiên cứu.
Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bí mật, không được

-

đề cập trong các báo cáo nghiên cứu.
Nghiên cứu viên đã tư vấn về sử dụng ĐTTM như thế nào cho phù hợp và

-

đúng mục đích... khi sinh viên có nhu cầu.
Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo với ban giám hiệu nhà trường và sẽ

-

được gửi bản tóm tắt kết quả đến các lớp sinh viên của trường.
2.10. Điều tra viên/giám sát viên
Điều tra viên
Là các giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã được giới thiệu về
nghiên cứu, hướng dẫn/ tập huấn sử dụng bộ công cụ điều tra trước khi thu thập số
liệu.
Giám sát viên
Là học viên, giám sát viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của
điều tra viên, cũng như chất lượng phiếu điều tra. Giám sát viên cũng chính là người

trực tiếp phỏng vấn sâu các sinh viên thuộc hai nhóm nghiện và không nghiện
ĐTTM.
2.11. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
Một số sinh viên còn e ngại trong việc trả lời vì có hỏi về sử dụng ĐTTM. Để
khắc phục, học viên cũng đã giải thích rõ cho sinh viên về mục đích nghiên cứu,
tính bảo mật về thông tin cá nhân.
Bộ công cụ sử dụng chưa được chuẩn hóa ở Việt Nam nên phần nào cũng có
những hạn chế nhất định khi sử dụng. Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa thực
hiện được việc chuẩn hóa công cụ một cách bài bản, tuy nhiên chúng tôi đã thử
nghiệm công cụ trước khi sử dụng chính thức. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành
phân tích về tính nhất quán nội tại của bộ công cụ thông qua hệ số Cronbach alpha.


×