Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THỰC TRẠNG NGHIÊN cứu KHOA học và một số yếu tố LIÊN QUAN ở SINH VIÊN CHÍNH QUY 3 năm CUỐI TRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.92 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM VĂN QUÂN

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN CHÍNH QUY 3 NĂM CUỐI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG NĂM HỌC 2018-2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG 2018 - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BỘ Y TẾ

PHẠM VĂN QUÂN

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN CHÍNH QUY 3 NĂM CUỐI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG NĂM HỌC 2018-2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG


Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:
1. ThS. Nguyễn Quang Đức
2. ThS. Nguyễn Thanh Hải

HẢI PHÒNG 2018 - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Quang Đức và ThS. Nguyễn Thanh Hải
Tôi xin đảm bảo các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều có thực,
kết quả thu được từ q trình nghiên cứu của chúng tơi chưa được cơng bố
trên bất kì tạp chí, bài báo nào.
Hải Phịng, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

PHẠM VĂN QUÂN


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, khoa Y tế cơng cộng trường
Đại học Y Dược Hải Phịng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Quang Đức và ThS.
Nguyễn Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho em thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, cùng
bạn bè đã luôn ở bên, động viên, khuyến khích, giúp đỡ em rất nhiều trong
suốt sáu năm học, cũng như trong thời gian em làm khóa luận.
Hải Phịng, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

PHẠM VĂN QUÂN


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BSDP

Bác sĩ dự phòng

BSĐK

Bác sĩ đa khoa

BSRHM

Bác sĩ răng hàm mặt

ĐHYDHP

Đại học Y Dược Hải Phòng

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo


GV

Giáo viên

HVTC

Học viện Tài chính

NCKH

Nghiên cứu khoa học

KHCN

Khoa học công nghệ

NXB

Nhà xuất bản

SV

Sinh viên

PPNC

Phương pháp nghiên cứu

TW


Trung ương


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tỉ lệ sinh viên tham gia NCKH

17

Hình 3.1: Cơ cấu sinh viên theo khóa

36

Hình 3.2: Cơ cấu sinh viên theo chuyên ngành

36

Hình 3.3: Tỉ lệ sinh viên tham gia NCKH
Hình 3.4: Kiến thức về phương pháp nghiên cứu
Hình 3.5: Tự đánh giá mức độ hiểu biết về phương pháp nghiên cứu
Hình 3.6: Kênh tiếp cận với nghiên cứu khoa học
Hình 3.7: Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh

37
38
39
39
40

viên

Hình 3.8: Lợi ích từ việc nghiên cứu khoa học
Hình 3.9: Dự định nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hình 3.10: Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
Hình 3.11: Kết quả nghiên cứu khoa học
Hình 3.12: Tình hình nghiên cứu của sinh viên
Hình 3.13: Thực tiễn chọn chủ đề nghiên cứu
Hình 3.14: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu
Hình 3.15: Loại dữ liệu được ưu tiên
Hình 3.16: Nguồn thu thập dữ liệu
Hình 3.17: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng NCKH
Hình 3.18: Yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc NCKH của sinh

41
42
43
44
44
45
47
47
48
50
51

viên
Hình 3.19: Khó khăn trong q trình khi nghiên cứu
Hình 3.20: Những khó khăn thường gặp khi NCKH

52
53


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình NCKH của SV Trường ĐH Kinh tế TPHCM từ
2008-2012
Bảng 1.2: Hoạt động NCKH trong SV Học viện Tài chính từ năm
2011-2012
Bảng 2.1: Phân bố cỡ mẫu điều tra theo khối

17

Bảng 3.1: Mức độ quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học

42

18
31


Bảng 3.2: Ý tưởng về chủ đề nghiên cứu

46

Bảng 3.3: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với hoạt động NCKH

49


MỤC LỤC



9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong xu thế
hội nhập tồn cầu hiện nay thì GD&ĐT đóng một vai trị đặc biệt, được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm. Nghị quyết TW II Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng
định “Đầu tư cho giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách
hàng đầu”.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc học tập ở bậc phổ thông và bậc đại
học là học tập của sinh viên (SV) luôn gắn liền với việc nghiên cứu. Học tập –
nghiên cứu khoa học (NCKH) là một q trình khơng thể tách rời. Nghiên
cứu không chỉ cung cấp thêm kiến thức, hiểu biết mà còn giúp SV rèn luyện
và phát triển tư duy sáng tạo. Nghiên cứu còn củng cố các kỹ năng so sánh,
phân tích, tổng hợp, từ đó giúp cho SV có cách nhìn đa chiều và biện chứng
đối với thế giới xung quanh. Chính vì những lợi ích đó nên các trường đại học
đều quan tâm đến hoạt động NCKH của SV.
Bên cạnh đó trong các trường đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục đại học chính là lịng say mê học hỏi, năng lực sáng
tạo, năng lực tự nghiên cứu của SV – những người chủ tương lai của đất
nước. Mục đích giáo dục đại học là đào tạo ra những SV có tri thức, biết sử
dụng và làm chủ được những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội. Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào
việc tổ chức nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu không chỉ là một
chức năng thứ yếu của giáo dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu
được làm cho nhà trường phù hợp với xã hội và đảm bảo chất lượng. Vì vậy
nghiên cứu khoa học của SV trong các trường đại học nói chung và Đại học Y
Dược Hải Phịng (ĐHYDHP) nói riêng là việc làm cần thiết.
Với tầm quan trọng đó, nghiên cứu khoa học đã được đưa vào giảng
dạy trong hầu hết các trường đại học trên thế giới, SV khơng cịn xa lạ với vấn



10

đề nghiên cứu thậm chí cịn say mê nghiên cứu, xem đó như một hoạt động
khơng thể thiếu trong cuộc sống của SV.
Khác với những đề tài nghiên cứu của thạc sĩ, tiến sĩ đề tài nghiên cứu
của SV còn hạn chế về vấn đề nghiên cứu và quy mô nghiên cứu. Lý do chính
ở đây là kiến thức và kinh nghiệm về NCKH của SV còn hạn chế. Bên cạnh
đó ngồi việc nghiên cứu SV cịn phải đối mặt với áp lực học tập, thi cử liên
tục và lịch trực đêm khá vất vả. Do vậy vấn đề thời gian eo hẹp cũng là những
trở ngại lớn đối với việc tham gia NCKH, rồi khó khăn trong việc trang trải
các chi phí: đi lại thu thập số liệu, in ấn, và các chi phí khác liên quan đến
khảo sát. Cũng vì những lý do đó mà số lượng đề tài nghiên cứu của sinh viên
trường ĐHYDHP còn hạn chế.
Nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên của
trường ĐHYDHP, những khó khăn gì mà các bạn gặp phải, từ đó đề xuất ý
kiến đến Khoa, Trường giúp sinh viên có hứng thú hơn trong nghiên cứu. Đó
là lý do mà tơi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng nghiên cứu khoa học
và một số yếu tố liên quan ớ sinh viên chính quy 3 năm cuối trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm học 2018-2019” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên chính quy 3

năm cuối (sinh viên chính quy đào tạo 6 năm) của trường ĐHYDHP.
2.

Xác định một số yêu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa


học của sinh viên chính quy 3 năm cuối trường ĐHYDHP.


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về nghiên cứu, khoa học, nghiên cứu khoa học
1.1.1. Nghiên cứu
+ Theo Martyn Shuttleworth cho rằng: "Theo nghĩa rộng nhất, định
nghĩa của nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ
kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức" [25].
+ Theo OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), nghiên cứu bao
gồm "hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm
giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng
vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới” [26].

+ Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh, 2005 thì “Nghiên cứu là đi sâu vào một vấn đề để tìm hiểu bản
chất vấn đề đó hoặc để tìm cách giải quyết những điều mà vấn đề đó đề ra”
[6].
+ Theo Creswell định nghĩa: "Nghiên cứu là một q trình có các bước
thu thập và phân tích thơng tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về
một chủ đề hay một vấn đề." Nó bao gồm ba bước: Đặt câu hỏi, thu thập dữ
liệu để trả lời cho câu hỏi, và trình bày câu trả lời cho câu hỏi đó [23].
+ Như vậy, ta có thể đi đến một cách hiểu chung nhất về nghiên cứu là:
“Nghiên cứu là một q trình, một hoạt động có khoa học, có hệ thống nhằm
tìm ra đặc điểm, bản chất của sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã
hội, đặc biệt dùng nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học”.



12

1.1.2. Khoa học
+ Theo từ điển Larousse của Pháp, 2003, định nghĩa: “Khoa học là một
tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật
và hiện tượng tuân theo một quy luật xác định” [24].
+ Từ điển Triết học của Liên Xô (bản tiếng Việt), 2010, định nghĩa:
“Khoa học là lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức
mới về tự nhiên, xã hội và tư duy bao gồm tất cả những điều kiện và những
yếu tố của sự sản xuất này” [27].
+ “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi qui luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy” (Pierre
Auger, 1961) [29].
+ Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản Thế giới,
2004, định nghĩa: “Khoa học là một thiết chế xã hội” [20].
+ Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh, 2005 thì: “Khoa học là hệ thống các tri thức của người ta về tự
nhiên, về xã hội, về tư duy, tích lũy trong q trình lịch sử, khiến người ta
khám phá được những quy luật khách quan của các hiện tượng và giải thích
được các hiện tượng đó” [6].
+ Tóm lại: Qua các từ điển đươc tra cứu, chúng ta thấy, về cơ bản có 4
cách hiểu về khoa học dựa trên 4 cách tiếp cận





Khoa học là một hệ thống tri thức
Khoa học là một hoạt động sản xuất
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội

Khoa học là một thiết chế xã hội

+ Hiện nay, khái niệm khoa học được sử dụng nhiều nhất và được
UNESSCO sử dụng trong các văn kiện chính thức đó là: “Khoa học là hệ


13

thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” [31].
Phân loại khoa học
Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), khoa học có thể được phân loại như
sau [3]:
-

Khoa học tự nhiên

-

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

-

Khoa học nông nghiệp

-

Khoa học sức khoẻ

-


Khoa học xã hội và nhân văn

-

Triết học

1.1.3. Nghiên cứu khoa học
- Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH sau
đây xin điểm tới những ví dụ tiêu biểu nhất:
- Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình Phương pháp luận NCKH
, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam , 2010, có viết: “ NCKH là hoạt động
hướng xã hội vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc chưa
phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thế giới quan
và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới” [22]
- Theo tác giả Hà Thế Ngữ, “NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện
thực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới có tính quy luật, có tính
chân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực
đó” [10]
- Theo Dương Thiệu Tống trong sách Phương pháp nghiên cứu khoa
học và tâm lý, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002, có đề cập: “ Hoạt động
nghiên cứu khoa học là một nỗ lực có chủ đích, có tổ chức nhằm thu thập


14

những thơng tin, xem xét thật kỹ, phân tích xếp đặt các dữ kiện lại với nhau
rồi đánh giá thông tin ấy” [16].
- Tác giả Phạm Viết Vượng đã viết: “ NCKH là hoạt động có mục
đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám

phá ra bản chất quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc
cải tạo thế giới” [21]
- Tác giả Lưu Xuân Mới trình bày quan điểm của mình như sau: “
NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù
bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một
cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến” [8].
- Theo Lê Tử Thành “ NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho một tình
huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thơng tin, một phương pháp... mà
trước đó chưa có” [13].
- Theo luật Khoa học và công nghệ, 2000: “ NCKH là một hoạt động
phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” [7].
Tóm lại, NCKH là một hoạt động, một quá trình phát hiện, tìm
hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo
các biện pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn và phục vụ mục đích của con
người. Đây là khái niệm tác giả sử dụng trong đề tài này.
1.1.4. Đặc trưng cơ bản của hoạt động nghiên cứu
Đặc điểm chung nhất của hoạt động NCKH là sự tìm tịi những sự
vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn tới hàng loạt
đặc điểm khác của nghiên cứu khoa học như:
+Tính mới: Tính mới mẻ thể hiện ở quan điểm tiếp cận, cách đặt vấn
đề, phương pháp triển khai, phương pháp thực nghiệm đến quá trình nhận


15

thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong nghiên cứu cịn là q trình phát triển
tư duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học còn chứa đựng yếu tố
mới.
+Tính tin cậy: do NCKH là hoạt động được kiểm chứng nhiều lần

trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hồn tồn giống nhau với
những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau nên hoạt động NCKH là có tính
tin cậy
+Tính thơng tin: Đó là những thơng tin về quy luật vận động của sự
vật, thông tin về một q trình xã hội hóa hoặc quy trình cơng nghệ.... Những
thơng tin này địi hỏi phải có tính chất khái qt cao, thơng tin mới, có giá trị
phục vụ cho nghiên cứu và có độ tin cậy cao.
+Tính khách quan: là một đặc điểm của NCKH và cũng là tiêu chuẩn
về phẩm chất của người nghiên cứu. Các thơng tin trong NCKH phải đảm bảo
tính chân thực, khách quan với cái nhìn tồn diện và theo mọi góc nhìn.
+Tính rủi ro: q trình tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng là một
quá trình phức tạp, gian nan nên có thể gặp thất bại. Đó chính là tính rủi ro
của hoạt động NCKH. Thất bại của hoạt động NCKH có thể do các nguyên
nhân sau: thiếu những thơng tin cần thiết và đủ tin cậy, trình độ kỹ thuật, thiết
bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp, năng lực xử lý thơng tin của người nghiên
cứu cịn hạn chế… tuy nhiên, trong khoa học thất bại cũng được coi là một
kết quả vì nó định hướng cho những nghiên cứu sau.
+Tính kế thừa: hầu hết các cơng trình nghiên cứu hiện nay, khơng có
một cơng trình nào bắt đầu chỗ trống khơng về kiến thức. Mỗi cơng trình
nghiên cứu đều có sự kế thừa những kiến thức nhất định từ các cơng trình
nghiên cứu khác.


16

+ Tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu. Đặc điểm này cho thấy thực tế
trong NCKH khơng thể tính lời hay lãi, giá trị kinh tế không thể đưa lên bàn
cân để đong đếm, khó hạch tốn về giá trị kinh tế, chúng ta chi tiết xem xét
kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa học.
+ Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể: khoa học

trong xu thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu
khơng có đặc trưng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khơng tạo
được các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà
khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong
hoạt động NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chưa tìm được tiếng nói chung
trong NCKH
Ngồi ra, trong một số tài liệu còn đề cập đến một đặc điểm nữa
của hoạt động NCKH là tính “ trễ” trong áp dụng. Tính “ trễ” trong áp dụng
đó là các cơng trình nghiên cứu thường không thể áp dụng được ngay vào sản
xuất và đời sống mà thường mất một khoảng thời gian mới có thể áp dụng
được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này và cũng tùy thuộc vào
mỗi nghiên cứu khác nhau mà có thời gian ứng dụng nhanh chậm khác nhau.
1.1.5. Phân loại nghiên cứu khoa học
Theo TS Lê Văn Hảo trong giáo trình Các phương pháp nghiên cứu
khoa học thì nghiên cứu khoa học được phân loại như sau:[4]


Phân loại theo chức năng nghiên cứu:
o

Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con
người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mơ
tả định tính và mơ tả định lượng

o

Nghiên cứu giải thích: nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện
tượng, các quá trình vận động của sự vật.



17

o

Nghiên cứu dự báo: nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện
tượng, sự vật trong tương lai

o

Nghiên cứu sáng tạo: nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hồn
tồn



Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
o

Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu
nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật,
hiện tượng.

o

Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu
của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra
các giải pháp, qui trình cơng nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời
sống và sản xuất.

o


Nghiên cứu triển khai (Developmental research): vận dụng các
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện.



Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu (theo mẫu đề tài NCKH cấp bộ của
Bộ GD&ĐT):
o

Tự nhiên

o

Nông lâm ngư

o

Xã hội-nhân văn

o

Y dược

o

Giáo dục

o

Mơi trường


Kỹ thuật
1.1.6. Một số hình thức nghiên cứu khoa học trong sinh viên
+ Seminar
o

+ Tham gia hội thảo khoa học
+ Tham gia câu lạc bộ khoa học
+ Viết báo cáo kinh nghiệm
+ Khóa luận tốt nghiệp


18

+ Làm đề tài thông qua bài tập lớn của các môn học
+ Tham gia đề tài cùng giảng viên
+ Làm đề tài NCKH dưới sự hướng dẫn của GV…
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học
1.2.1. Đối với đất nước
+ Đối với mỗi đất nước, NCKH có vai trị rất quan trọng trong đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trong phát triển toàn diện con người và trong bảo vệ tổ quốc.
+ NCKH tạo ra những kiến thức nền tảng giúp phát triển kinh tế của
mỗi đất nước. NCKH đi sâu tìm kiếm những kiến thức về tất cả các lĩnh vực
trong đời sống và những kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, sinh
học… từ đó phát triên những lý thuyết, tiến hành trong thực nghiệm và ứng
dụng vào phát triển các mơ hình kinh tế khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực
sinh học việc cấy ghép các loại cây trồng mới có năng suất cao là điều kiện để
thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời tạo nền tảng phát
triển kinh tế đất nước.

+ NCKH, đặc biệt trong lĩnh vực sử học, cung cấp những kiến thức lịch
sử của đất nước, góp phần củng cố và giữ vững chủ quyền lãnh thổ nước ta.
NCKH không chỉ đi tìm kiếm các thơng tin mới mà con người chưa phát hiện
ra mà cịn đi sâu tìm kiếm kiến thức lịch sử thời xa xưa để thấy được lịch sử
hình thành và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Từ đó đưa ra bằng
chứng bảo vệ lãnh thổ của mỗi đất nước, khẳng định chủ quyền bất khả xâm
phạm đối với các thể lực bên ngoài.
+ Trong thời đại hiện nay, NCKH trong lĩnh vực đời sống xã hội ngày
càng được trú trọng hơn. Việc nghiên cứu tìm ra những quy luật xã hội có tính
chất quyết định đối với sự phát triển xã hội và phát triển con người. Chẳng


19

hạn, việc nghiên cứu cách suy nghĩ, lối tư duy, lối sống của con người hiện
nay để phát hiện ra các vấn đề nổi bật như vấn đề vô cảm trong xã hội.
+ NCKH giúp phát triển con người một cách toàn diện, đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước. Hoạt động NCKH đi sâu tìm hiểu tất cả các khía
cạnh về con người như tâm lý, sinh lý… các kiến thức tồn diện về con người
từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển con người. Chẳng hạn, việc
nghiên cứu tâm lý con người, tâm lý các lứa tuổi để lý giải những hành động
của con người theo từng lứa tuổi từ đó giúp giải quyết các vấn đề về tội phạm
và các biện pháp giáo dục, hạn chế hậu quả, giúp con người hoàn thiện bản
thân hơn đồng thời nâng cao nhận thức về việc phát triển đất nước.
+ Bên cạnh đó, nếu lĩnh vực khoa học ở nước ta đạt nhiều thành tựu to
lớn thì đó sẽ là một lợi thế lớn để khẳng định uy tín, vị thế trên trường quốc
tế.
1.2.2. Đối với nhà trường
+ NCKH là một động lực thúc đẩy xã hội lồi người và là một hoạt
động khơng thể thiếu trong thời đại hiện nay. Đặc biệt trong môi trường giáo

dục đào tạo, NCKH trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng. Giảng dạy,
học tập và NCKH là 3 yếu tố trụ cột của quá trình đào tạo của một nhà
trường. Nâng cao chất lượng dạy và học cần gắn liền với NCKH là một trong
những hoạt động góp phần tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại
học, cao đẳng, là chiếc cầu nối gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn.
Thông qua hoạt động NCKH các vấn đề lý luận được cụ thể hóa và đưa vào
thực tiễn.
+ NCKH là một tiêu chuẩn quan trọng trong 10 tiêu chuẩn để kiểm
định chất lượng của các trường cao đẳng, đại học[1]. Nếu thực hiện tốt hoạt
động này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường. Bởi
mỗi cơng trình nghiên cứu ở các cấp Tỉnh, Bộ, mỗi bài viết đăng trên tạp chí


20

chuyên ngành là danh tiếng của nhà trường được thể hiện. Uy tín của trường
tăng cao sẽ là yếu tố quan trọng thu hút được sinh viên theo học tại trường và
thu hút nguồn đầu tư của các đơn vị, tổ chức trên địa bàn khu vực, cả trong và
ngoài nước.
+ Vì thế, NCKH được xem là nhiệm vụ trung tâm then chốt của toàn bộ
chiến lược phát triển của các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
1.2.3.Đối với giảng viên
+ Đối với GV, NCKH là động lực thúc đẩy sự gia tăng tri thức. Để
NCKH, cán bộ, GV phải tìm tịi, nghiên cứu rất nhiều tài liệu, từ đó họ có thể
làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, vận dụng hợp lý
và hiệu quả vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. GV càng có q trình
tích lũy về lượng thơng tin thì trí thức ngày càng được mở rộng và chuyên
sâu. Do đó, NCKH trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động giảng
dạy của GV.
+ NCKH giúp GV tìm hiểu sâu và rộng về kiến thức chun mơn để

giảng dạy tốt hơn. Người giảng viên muốn có bài giảng hấp dẫn, khúc chiết,
rõ ràng, mạch lạc, phong phú thì trước hết phải có kiến thức chun mơn thật
vững, phông kiến thức nền thật rộng. Những kiến thức được đào tạo ở trường
đại học hoặc qua cao học mới chỉ là một phần rất nhỏ trong bể kiến thức vơ
cùng rộng lớn. Do đó, để giảng dạy tốt, GV phải tự bồi dưỡng kiến thức cho
mình thơng qua hoạt động NCKH. Với hoạt động này, buộc GV phải đọc,
phải suy ngẫm, phải tìm tịi cái mới, phân tích, chứng minh vấn đề đặt ra.
Những hoạt động tư duy đó làm cho trình độ nhận thức của GV ngày càng
được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học.
+ Bên cạnh đó, NCKH là một lĩnh vực rất tốt để GV tự khẳng định bản
thân mình. Vì năng lực của GV được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và


21

NCKH. Qua hoạt động này, giảng viên không những được khẳng định mà còn
thấy được những hạn chế trong tri thức của bản thân để kịp thời bổ sung.
1.2.4. Đối với sinh viên
NCKH có rất nhiều lợi ích đối với SV:
+ Tạo cơ hội cho SV tìm tịi phát hiện tri thức mới, bằng sức lực, trí tuệ
của cá nhân để làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn, có
nghĩa là học tập tốt hơn.
+ Giúp SV nâng cao khả năng nghiên cứu, tổng hợp và trình bày một
vấn đề nghiên cứu, tập vận dụng những phương pháp khoa học để giải quyết
những vấn đề thực tế, từ đó hình thành một hệ thống kỹ năng NCKH.
+ Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào q trình tìm tịi
khám phá trong học tập hiện tại và công tác sau này.
+ Giúp tạo điều kiện cho SV trau rồi, học hỏi kiến thức, kĩ năng làm
việc nhóm, kĩ năng sống…từ thầy cơ, bạn bè; mở rộng các mối quan hệ xã
hội, bản lĩnh, tự tin hơn về lĩnh vực mà mình theo học.

+ Qua tập dượt NCKH, ở SV sẽ hình thành những phẩm chất của nhà
khoa học như tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác
trong cuộc sống và trong công tác.
1.3. Thực trạng nghiên cứu khoa học
1.3.1 Thực trạng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Hoạt động khoa học thường được đánh giá dựa vào số lượng và chất
lượng. Về số lượng, người ta dựa vào số bài báo khoa học được công bố trên
các tạp chí khoa học quốc tế. Về chất lượng, người ta dựa vào số lần được
trích dẫn (citation index) của các bài báo khoa học. Thậm chí, để việc đánh
giá được chính xác hơn, người ta cịn tính đến số cơng bố quốc tế trên 1 triệu
dân, và số trích dẫn của các bài báo có tác giả chính là người của nước sở tại


22

(Phạm Duy Hiển, 2010)[28]. Đó là những “chỉ số khách quan phản ánh sự
phát triển khoa học công nghệ cũng như hiệu suất khoa học của mỗi quốc gia”
(Dương Bùi, 2013)[2].
Những phân tích trong nước và quốc tế cho thấy số lượng ấn phẩm
khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn, khiến cho những ai quan tâm đều cảm
thấy lo lắng. Thực trạng thấp kém không chỉ so với các nước tiên tiến trên thế
giới có nền tảng khoa học phát triển lâu năm mà ngay cả khi so với các nước
trong khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm từ
1996-2011, Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học cơng bố trên các tập
san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637),
một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore
(126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần
Malaysia và gần gấp rưỡi Thái Lan [19].
Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến

sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15
năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm)
và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm[18]. Đồ thị
dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia
mô tả số lượng và năng suất công bố khoa học của Việt Nam so với các nước
trong vùng cho thấy với tốc độ hiện tại, chúng ta cần đến hơn nửa thế kỷ nữa
để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan, Malaysia chứ chưa nói gì đến
Singapore hay các nước tiên tiến khác trên thế giới.[19]


23

Không chỉ khiêm tốn về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các cơng trình
nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với những nước trong
khu vực vừa được đề cập. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số
bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới WIPO xếp hạng.
Thật ra, nước ta có nhiều cơng trình nghiên cứu xứng đáng chia sẻ với
cộng đồng khoa học thế giới, nhưng rất tiếc, cho đến nay các cơng trình đó
vẫn loanh quanh trong các báo cáo nghiệm thu, đóng gói khơng chia sẻ, hoặc
cơng bố trên những tạp chí trong nước chưa được quốc tế cơng nhận và hệ
quả là làm thiệt thịi cho khoa học nước nhà.
Nhiều tác giả đã đưa ra một số ngun nhân để giải thích cho tình trạng
trên như: phân phối ngân sách cho nghiên cứu chưa thỏa đáng, rào cản về
ngôn ngữ tiếng Anh, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công bố
quốc tế, thiếu kinh nghiệm và chưa có thói quen (văn hóa) cơng bố, thiếu
chính sách đãi ngộ, khuyến khích nhà khoa học cơng bố quốc tế, rất ít những
tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh, chưa xác lập những chuẩn mực



24

đánh giá hiệu quả khoa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở đó cơng bố quốc
tế được sử dụng làm thước đo khách quan.
1.3.2 Nghiên cứu khoa học ở sinh viên Việt Nam
1.3.2.1 Thực trạng
Theo một số báo cáo nghiên cứu của một số trường đại học trên cả
nước về vấn đề NCKH ở sinh viên nhìn chung chưa thực sự tích cực. Nhận
xét một cách khách quan, số lượng sinh viên quan tâm đến NCKH còn quá ít;
các đề tài nghiên cứu thường có chất lượng khơng cao, không áp dụng được
trong thực tiễn. Việc NCKH trong sinh viên đang được xem như là một hoạt
động phong trào. Chưa thực sự thu hút được các bạn sinh viên, chưa có nhiều
sinh viên thực sự say mê với hoạt động NCKH – vốn được coi là một trong
những hoạt động chủ chốt của đào tạo đại học.
Theo ThS Cao Minh Toàn trong đề tài Thực trạng nghiên cứu khoa học
của sinh viên trường Đại học An Giang, 2010: chỉ có 34% sinh viên được
khảo sát đã từng tham gia nghiên cứu khoa học.Trong số 66% bạn sinh viên
không tham gia nghiên cứu khoa học, có khoảng 50% sinh viên trả lời đã từng
nghe nói tới nghiên cứu khoa học. Nhưng cách nhìn, quan điểm của từng sinh
viên về vấn đề này như thế nào vẫn còn mơ hồ. Khi mới bắt đầu vào cổng
trường Đại học, hầu hết các bạn sinh viên không được biết đến hoạt động này.
[15]

Hình 1.1 Tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
Hay tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình NCKH của
SV từ năm 2008- 2012.[9]


25


Bảng 1.1: Tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐH Kinh
tế TPHCM từ 2008-2012
Số lượng SV chính quy
Số đề tài đăng ký
Số đề tài hồn thành
Sơ đề tài đạt giải thưởng cấp
Bộ
Số đề tài đạt giải Eureka
Số đề tài đạt giải nhà kinh tế
trẻ

2008
21060
246
93
26/26

2009
20535
340
132
28/28

2010
19572
308
119
11/14

2011

17700
304
122
10/10

2012
16450
306
144
11/11

7/70
41

4/99
54

3/21
43

2/21
49

3/20
65

Ta có thể thấy số lượng đề tài mặc dù có tăng giữa các năm song con ít so với
số lượng sinh viên của trường.
Bảng 1.2: Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên Học viện Tài
chính từ năm 2011-2012[5]


Năm 2011
Năm 2012

Số đề tài cấp Học
viện
62
62

Số đề tài cấp Bộ

Tổng cộng

5
4

160
130

Thâm chí cịn có sự giảm đi số lượng đề tài đạt giải thưởng, điều này cho thấy
việc NCKH của SV còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
1.3.2.2 Thuận lợi
- NCKH là một trong những hoạt động được Nhà trường cũng như
Khoa đặc biệt quan tâm. Nhà trường, các khoa thường xuyên tổ chức các cuộc
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tốt, rèn luyện tốt giữa các chi đoàn trong
Khoa, những buổi tọa đàm về kinh nghiệm tham gia NCKH. Đó là những cơ
hội để các bạn có đuợc thêm những kiến thức về chun mơn mình đang theo
học, định hướng các hướng nghiên cứu mới để các bạn cụ thể lựa chọn được
hướng nghiên cứu phù hợp và ban đầu hình thành các ý tưởng nghiên cứu



×