Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng y tế đồng tháp năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

CHÂU THỊ THÚY HẰNG

THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG THÁP NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

CHÂU THỊ THÚY HẰNG

THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG THÁP
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HAI


TS. LÊ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI, 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế Công cộng với đề tài “Thực trạng
stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Cao đẳng Y
tế Đồng Tháp năm 2018” là kết quả của q trình cố gắng khơng ngừng của bản
thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp và
người thân.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Nguyễn Văn Hai
và Tiến sĩ Lê Thị Hải Hà đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi
hồn thành luận văn. Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hải Hà đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban, quý Thầy Cô Trường
Đại học Y tế Công cộng và Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đơn vị công tác đã luôn đồng hành, chia sẻ những khó khăn và ln hỗ trợ
tơi trong suốt q trình học tập.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018
Học viên

Châu Thị Thúy Hằng



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………...vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................4
1.1.1. Stress (Căng thẳng) ...........................................................................................4
1.1.2. Lo âu .................................................................................................................5
1.1.3. Trầm cảm ..........................................................................................................5
1.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên.....................................................6
1.2.1. Thực trạng stress ở sinh viên.............................................................................7
1.2.2. Thực trạng lo âu ở sinh viên..............................................................................8
1.2.3. Thực trạng trầm cảm ở sinh viên ....................................................................10
1.3. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên ............................12
1.3.1. Yếu tố cá nhân .................................................................................................13
1.3.2. Yếu tố gia đình ................................................................................................19
1.3.3. Yếu tố nhà trường ...........................................................................................19
1.3.4. Yếu tố bạn bè ..................................................................................................20
1.4. Giới thiệu về thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và thang đo một số yếu tố
liên quan đến stress, lo âu, trầm ở sinh viên .............................................................21
1.4.1. Thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm ..........................................................21
1.4.2. Thang đo một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên .....23
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................25
KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................27


iii
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu ...............................................................................................................27
2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................28
2.6.1. Tập huấn cho Điều tra viên .............................................................................28
2.6.2. Quá trình thu thập số liệu ................................................................................29
2.7. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................30
2.8. Công cụ đo lường ...............................................................................................30
2.8.1. Phần 1 - Thông tin chung ................................................................................30
2.8.2. Phần 2 – Sử dụng Internet ...............................................................................30
2.8.3. Phần 3 – Tâm trạng của bản thân sinh viên ....................................................30
2.8.4. Phần 4 – Các câu hỏi liên quan đến bắt nạt ....................................................31
2.8.5. Phần 5 – Các câu hỏi liên quan đến bản thân sinh viên ..................................31
2.8.6. Phần 6 – Sự hỗ trợ của gia đình, thầy cơ, bạn bè ............................................32
2.8.7. Phần 7 – Áp lực học tập ..................................................................................32
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................33
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................33
2.11. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................35
3.2. Đặc điểm sử dụng Internet, tự ý thức, bị bắt bạt, áp lực học tập, hỗ trợ xã hội
đối với sinh viên ........................................................................................................36
3.2.1. Thời gian sử dụng Internet của sinh viên ........................................................36
3.2.2. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên ....................................................................36
3.2.3. Đặc điểm bắt nạt của sinh viên .......................................................................37

3.2.4. Đặc điểm áp lực học tập của sinh viên ............................................................37
3.2.5. Đặc điểm hỗ trợ xã hội đối với sinh viên ........................................................38
3.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên...................................................38


iv
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với các
biểu hiệu stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên ............................................................40
3.4.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện stress ở sinh viên ...............................................................................................40
3.4.2. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện lo âu ở sinh viên ................................................................................................44
3.4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện trầm cảm ở sinh viên .........................................................................................47
3.5. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố
liên quan ....................................................................................................................50
3.5.1. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện stress và các yếu tố liên quan..........50
3.5.2. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện lo âu và các yếu tố liên quan ...........51
3.5.3. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ...52
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................ 55
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................55
4.2. Thực trạng biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên ...................................55
4.2.1. Thực trạng sinh viên có biểu hiện stress .........................................................55
4.2.2. Thực trạng sinh viên có biểu hiện lo âu ..........................................................57
4.2.3. Thực trạng sinh viên có biểu hiện trầm cảm ...................................................58
4.3. Một số yếu tố liên quan đến các biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên .59
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện stress ở sinh viên ...............................................................................................59
4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện lo âu ở sinh viên ................................................................................................61

4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện trầm cảm ở sinh viên .........................................................................................63
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ..................................................................65
4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu so với nghiên cứu khác ...........................................65
4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67


v
1. Thực trạng có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên .................................67
2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh
viên............... .............................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 69
1. Đối với sinh viên ...................................................................................................69
2. Đối với nhà trường và giảng viên .........................................................................69
3. Đối với các nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SKTT

:

Sức khoẻ tâm thần

WHO


:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

SAVY

:

Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
(Survey Assessment of Vietnamese Youth)

CES-D

:

Thang đo Trầm cảm
(The Centre for Epidemiological Studies - Depression Scale)

DASS

:

Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
(Depression Anxiety Stress Scale)

PSS-10

:

Thang đánh giá cảm nhận về stress (Perceived Stress Scale)


GHQ-12

:

Thang đánh giá về stress (General Health questionnaire)

SAS

:

Thang tự đánh giá lo âu (Self rating Anxiety Scale)

BAI

:

Thang đánh giá lo âu của Beck (Beck Anxiety Inventory)

BDI

:

Thang đánh giá trầm cảm của Beck
(Beck Depression Inventory)

SCS

:


Thang đo Tự ý thức (Self-Consciousness Scale)

MSPSS

:

Thang đánh giá sự hỗ trợ xã hội (Multidimensional Scale of
Perceived Social Support)

ESSA

:

Thang đánh giá cảm nhận về Áp lực học tập (Educational
Stress Scale for Adolescents)


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên cao đẳng chính quy theo các khóa học................ 28
Bảng 2.2. Mức điểm tương ứng với mức độ trầm cảm, lo âu và stress.............. 31
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 35
Bảng 3.2. Đặc điểm sử dụng Internet của sinh viên.........................................

36

Bảng 3.3. Đặc điểm bắt nạt của sinh viên.........................................................

37


Bảng 3.4. Đặc điểm áp lực học tập của sinh viên..............................................

37

Bảng 3.5. Mức độ các biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên.................. 38
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện stress ở sinh
viên...................................................................................................................

40

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện stress ở sinh viên........................................................................................

42

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện lo âu ở sinh
viên...................................................................................................................

44

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường, bạn bè với biểu
hiện lo âu ở sinh viên........................................................................................

45

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện trầm cảm ở
sinh viên...........................................................................................................

47


Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường, bạn bè với
biểu hiện trầm cảm ở sinh viên..........................................................................

48

Bảng 3.12. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện stress và các yếu tố liên
quan.................................................................................................................

50

Bảng 3.13. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện lo âu và các yếu tố liên
quan..................................................................................................................

52

Bảng 3.14. Mơ hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện trầm cảm và các yếu tố
liên quan..........................................................................................................

53

Bảng 3.15. Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa biểu hiện
stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan……………………………….

54


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên.................................................


37

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hỗ trợ xã hội đối với sinh viên....................................... 38
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên................................

39


ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Stress (căng thẳng tâm lý), lo âu, trầm cảm là những vấn đề thường gặp trong
cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần học đường
ngày càng cao và ngày càng được quan tâm. Các trường Y thường được đánh giá có
cường độ học tập tương đối cao và sinh viên trường Y là đối tượng dễ gặp phải các
biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích
xác định thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến các biểu
hiện stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên cao đẳng hệ chính quy trường Cao đẳng Y tế
Đồng Tháp năm 2018.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang phân tích được thực hiện
trên 422 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Nghiên cứu sử
dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá mức độ các biểu hiện stress, lo âu và trầm
cảm ở sinh viên. Độ tin cậy về tính nhất quán của các thang đo được đánh giá bằng
chỉ số Cronbach’s Alpha. Phân tích thống kê mơ tả được trình bày dưới dạng tần số,
tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn. Kiểm định khi bình phương (χ2 ) với mức ý nghĩa
α = 0,05 được sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các nhóm so sánh. Mơ hình hồi
quy logistic với phương pháp Backward (L.R) với mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm
soát yếu tố nhiễu. Các yếu tố được đưa vào mơ hình hồi quy đa biến là các yếu tố
khi phân tích đơn biến có mức ý nghĩa p<0,05. Kiểm định Hosmer – Lemeshow
được sử dụng để xác định mức độ phù hợp của mô hình đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện stress, lo âu, trầm

cảm lần lượt là 35,5%; 54% và 28,9%. Kết quả mơ hình hồi quy đa biến logistic cho
thấy mối liên quan giữa các biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm với một số yếu tố cá
nhân, nhà trường và bạn bè. Biểu hiện stress ở sinh viên có liên quan với các yếu tố:
Giới tính (OR=2,55), bị bắt nạt (OR=2,92), sử dụng Internet từ 5 giờ/ngày trở lên
(OR=2,55), hỗ trợ từ thầy cô thấp (OR=2,02), áp lực học tập cao (OR=4,63). Biểu
hiện lo âu ở sinh viên có liên quan với các yếu tố: Nhóm tuổi trên 20 tuổi
(OR=1,64), tự ý thức cá nhân thấp (OR=1,65), bị bắt nạt (OR=1,88), áp lực học tập
cao (OR=1,99). Biểu hiện trầm cảm ở sinh viên có liên quan với các yếu tố: Bị bắt


x
nạt (OR=3,14), hỗ trợ từ thầy cô thấp (OR=1,82), hỗ trợ từ bạn bè thấp (OR=1,66),
áp lực học tập cao (OR=2,61).
Từ kết quả của nghiên cứu, để hạn chế tỷ lệ sinh viên có biểu hiệu stress, lo
âu, trầm cảm cần có những biện pháp can thiệp tích cực từ phía nhà trường nhằm
giảm áp lực học tập cho sinh viên, xếp lịch thi phù hợp, tăng cường hỗ trợ từ thầy
cơ, giúp sinh viên có được hỗ trợ từ bạn bè, không bị bắt nạt. Đồng thời bản thân
sinh viên cần có thời gian sử dụng Internet hợp lý (dưới 5 giờ/ngày), có kế hoạch
học tập phù hợp, tham gia các hoạt động ngoại khóa để khơng gặp phải các biểu
hiệu stress, lo âu, trầm cảm trong cuộc sống hiện tại.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Sức khỏe tâm thần không chỉ là
không bị mắc các rối loạn về tâm thần. Sức khỏe tâm thần được định nghĩa là
“một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể
đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và
thành cơng và có thể đóng góp cho cộng đồng” [94].

Stress (căng thẳng tâm lý), lo âu, trầm cảm là những vấn đề thường gặp
trong cuộc sống. Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là cần thiết ở mọi lứa tuổi, đối
với sinh viên, bước chân vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng cũng giống như bắt
đầu một cuộc sống mới nhiều thử thách, thay đổi điều kiện sống, cách thức học
tập, giao tiếp xã hội... bên cạnh đó là những đặc điểm tâm lý bồng bột, thiếu kinh
nghiệm sống dễ khiến sinh viên có nguy cơ gặp phải stress, lo âu, trầm cảm [92].
Hiện nay, tỷ lệ gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần học đường ngày
càng cao và ngày càng được quan tâm [91]. Các nghiên cứu trên thế giới cho
thấy tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn chất kích thích, rối nhiễu
hành vi trong nhóm người trẻ tuổi rơi vào khoảng 25 - 75% [38],[57],[74]. Một
nghiên cứu tại Malaysia năm 2013 trên sinh viên các trường công lập cho kết quả
khoảng 23,7% sinh viên có biểu hiện stress vừa và nặng, 63% sinh viên có biểu
hiện của lo âu ở mức vừa, nặng và rất nặng, 39,2% sinh viên có biểu hiện của
trầm cảm ở mức vừa, nặng và rất nặng [70]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của
Nguyễn Thành Trung năm 2017 trên sinh viên cử nhân Đại học Y tế Công cộng
cho biết tỷ lệ sinh viên có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 34,4%,
42,3% và 35,1% [31]; nghiên của Trần Quốc Kính năm 2016 cho thấy sinh viên
cao đẳng Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang có biểu hiện rối loạn
trầm cảm chiếm 20,88%, có biểu hiện stress chiếm 10,42% và biểu hiện rối loạn
lo âu chiếm 26,04% [12].


2

Khi có rối loạn sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống của sinh viên có
nguy cơ bị giảm xuống trầm trọng, có thể khiến sinh viên mất sự cân bằng về thể
chất, cảm xúc, mất niềm tin vào bản thân và khơng có khả năng đương đầu cũng
như giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, khiến họ khơng thể hồn
thành tốt việc học của mình cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội [7].
Mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe tâm

thần của sinh viên y khoa nhưng chủ yếu tập trung trên đối tượng là sinh viên đại
học, các nghiên cứu trên đối tượng sinh viên cao đẳng cịn rất ít.
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp hiện đào tạo khoảng 1300 sinh viên
Cao đẳng hệ chính quy với các ngành học: Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ
thuật xét nghiệm, Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Bên cạnh việc học tập trên lớp
thì sinh viên còn phải đi thực tập tại các cơ sở y tế, tham gia trực bệnh viện...
cũng như sinh viên các trường Y Dược khác, sinh viên của Trường thường được
nhìn nhận là có áp lực học tập cao hơn sinh viên các ngành khác. Đồng thời sinh
viên phải thích nghi với cuộc sống mới, bị ảnh hưởng nhiều bởi Internet, trong
môi trường học tập mới, mối quan hệ giữa sinh viên với bạn bè, thầy cô cũng
mới so với thời gian học phổ thơng. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh
hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên.
Việc xác định thực trạng sinh viên có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm,
trên cơ sở đó tìm ra những yếu tố liên quan và đề xuất biện pháp dự phòng giúp
sinh viên tránh khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp năm 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ có biểu hiệu stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên cao đẳng
hệ chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến các biểu hiệu stress, lo âu, trầm
cảm ở sinh viên cao đẳng hệ chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp năm
2018.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Stress (Căng thẳng)
Stress là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong vật lý học để chỉ một sức
nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ XVII, stress từ ý nghĩa sức ép trên
vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm
phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng stress [94].
Theo Dictionary of Psychology của Andrew M. Colman, Oxford (2003)
định nghĩa: “Stress là căng thẳng thể lý và tâm lý phát sinh do những tình huống,
sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng được hoặc vượt qua, như những biến
cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc hoặc thể lý”.
Từ điển Y học Anh - Việt (2007) Nhà xuất bản Khoa học xác định: “Bất
kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khoẻ cơ thể hay có tác động phương hại đến các
chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng lo thì đều gọi là stress”.
Như vậy, stress dùng cho cả 2 nghĩa (sinh lý và tâm lý) bao gồm: tình
huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress
(Stressor) và đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress
(Reaction), bao gồm phản ứng sinh lý và tâm lý.
Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được
và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thỏa đáng.
Stress trở nên bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc
không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối
tượng gây ra các rối loạn liên quan stress [91].
Stress có mối quan hệ với trầm cảm và rối loạn lo âu. “Trầm cảm là trạng
thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi
của môi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động
của hành vi nói chung” [2].



5

Đối với sinh viên, stress thường xảy do những nguyên nhân về sự thay đổi
và phát triển, áp lực học tập, thành tích, sự thiếu tự tin, hay những suy nghĩ nhiều
về kinh tế, tình cảm…[94]. Stress trong sinh viên là trạng thái hay cảm xúc mà
sinh viên trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngồi và
bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà
họ có thể huy động được [6].
Sau trạng thái stress, con người có thể trải qua trầm cảm và rối loạn lo âu.
Cả ba đều là những dạng rối nhiễu tâm lý của con người. Khi có các rối nhiễu
tâm lý, con người thường khó kiểm sốt các cảm xúc và sự bọc lộ các cảm xúc
của bản thân [9].
1.1.2. Lo âu
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan
tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã
mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khơ miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt,
không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [18].
Trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp thích hợp đối
phó với những tình huống stress. Trạng thái lo âu liên quan đến sự rối loạn của
hệ thống thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về tinh thần (Ví dụ: lo lắng, sợ
hãi, khó tập trung…) và thể chất (Ví dụ: tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy,…) [11].
Lo âu sẽ là một vấn đề SKTT (Rối loạn lo âu) khi nó xảy ra mơ hồ, vơ lý,
khơng liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu không tương
xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, lo âu gây trở ngại
cho công việc, học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ bình thường của cá nhân và
được gọi là rối loạn lo âu [11].
1.1.3. Trầm cảm
Trầm cảm (depression) là một rối loạn tâm thần với các biểu hiện khí sắc
trầm, mất quan tâm và thích thú, mất hoặc giảm sinh lực, giảm hoạt động, giảm

tập trung và chú ý, giảm tự tin, khó khăn trong việc quyết định, rối loạn giấc ngủ,


6

giảm hoặc tăng thèm ăn uống, có mặc cảm tự ti và những ý tưởng bị tội, ý tưởng
tự sát [15].
Rối loạn trầm cảm là một chứng rối loạn, trong đó cảm giác buồn diễn ra
ở mức độ trầm trọng kéo dài ít nhất hai tuần gây ảnh hưởng đến khả năng thích
ứng cuộc sống, lao động học tập và các mối quan hệ xã hội của con người [82].
Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bằng 5 biểu hiện là: Giảm khí sắc (tức
là trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất) – Sự đánh giá âm tính và thái
độ bi quan đối với tương lai – Biểu hiện tính thụ động và giảm hoạt tính – Mất
hứng thú và xu hướng tự hủy hoại – Những rối loạn thần kinh thực vật và một số
biểu hiện sinh học (sụt cân, ít ngủ, thức giấc sớm, sững sờ…) [19].
1.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán rằng những vấn đề tâm thần và
bệnh tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật hàng đầu của thời kỳ sau năm 2020 [80].
Theo WHO cứ trong 4 người thì có 1 người mắc các rối loạn tâm thần. Khoảng
450 triệu người hiện đang phải sống với các rối loạn tâm thần khiến cho rối loạn
tâm thần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và
khuyết tật [40]. Lứa tuổi từ 18 - 25 tuổi là một trong những nhóm có nguy cơ cao
mắc các rối loạn tâm thần. Ở Mỹ, năm 2008, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở
lứa tuổi từ 18 - 25 cao hơn 7,4% so với các nhóm tuổi trên 18 khác. Nghiên cứu
của Kessler và cộng sự đã chỉ ra rằng khi đến 25 tuổi, 75% những người sẽ mắc
các rối loạn tâm thần có những triệu chứng khởi phát đầu tiên [51]. Tổ chức
Nation Union of Student đã điều tra trên 1.200 sinh viên Anh và cho thấy rằng có
20% sinh viên cảm thấy họ bị các vấn đề SKTT [72].
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo cộng đồng tại Việt
Nam hiện có khoảng 20% dân số mắc phải các chứng bệnh tâm thần còn gọi là

“tâm thần hiện đại” như trầm cảm, stress, rối loạn tâm lý [93].
Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần thứ hai (SAVY 2) cho
biết, trong số 10.039 thanh thiếu niên trả lời, có 73,1% người từng có cảm giác


7

buồn chán. Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương
lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử [10].
1.2.1. Thực trạng stress ở sinh viên
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng SKTT của sinh
viên Trường Y, như trong nghiên cứu của sinh viên trường trung cấp Y ở Thái
Lan có 61,4% sinh viên có biểu hiện stress; 59% có biểu hiện stress nhẹ; 2,4% có
biểu hiện rất stress [21].
Nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự năm 2008 thực hiện trên 1.617
sinh viên với thang đo DASS 42, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện
stress ở mức độ vừa, nặng và rất nặng là 27% [64].
Ở Canada, năm 2014, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate
Student Mental Health của đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử
nhân của Trường và phát hiện có 45% sinh viên phải ứng phó với các vấn đề liên
quan đến stress trong vòng 12 tháng trở lại đây [47].
Tác giả Leta Melaku và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu trên 329
sinh viên y khoa tại đại học Jimma với thang đo GHQ-12 và thu được kết quả là
52,4% sinh viên bị stress [56].
Ở Ai Cập, tác giả Wafaa Yousif Abdel Wabed và cộng sự năm 2016 đã
thực hiện nghiên cứu trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư, thông
qua thang đo DASS 21, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện
stress ở mức bình thường là 37,6%, ở mức nhẹ và trung bình là 31,7%, ở mức
nặng và rất nặng là 30,8% [79].
Nghiên cứu của Shamsuddin Khadijah và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh

viên tuổi từ 18 - 24 thuộc 4 trường Đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia.
Tác giả dựa vào thang đo DASS 21 đã cho thấy thực trạng stress ở sinh viên
Malaysia như sau: 18,6% sinh viên có biểu hiện stress ở mức độ vừa, 5,1% ở
mức độ nặng và rất nặng [70].


8

Hiện cũng có nhiều nghiên cứu về stress ở sinh viên tại Việt Nam như
nghiên cứu của Võ Hoàng Anh năm 2010 và cộng sự trên 200 sinh viên trường
Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng cho thấy có 96% sinh viên có biểu hiện của
stress tại thời điểm chuẩn bị thi giữa kỳ [32]. Cũng tại Đại học Đà Nẵng, trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Anh năm 2009 cho thấy có 7,6% sinh viên có
biểu hiện rất stress, 23,1% khơng stress, cịn lại là có biểu hiện stress ở mức độ
nhẹ [1].
Tác giả Lê Thu Huyền và cộng sự năm 2010 đã tiến hành nghiên cứu trên
182 sinh viên Y tế Công cộng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử
dụng thang đo PSS 10 cho thấy sinh viên Y tế Công cộng có biểu hiện stress
bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao (24,2%), trong đó có 2,8% sinh viên có biểu hiện
stress bệnh lý nặng [8].
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011, thực hiện trên sinh viên năm
nhất và năm ba của đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng thang đo
DASS 42 cho thấy mức độ có biểu hiện stress của sinh viên như sau: 23% ở mức
bình thường, 65% ở mức nhẹ, mức nặng và rất nặng lần lượt là 7% và 5%. [26]
Theo nghiên cứu của Vũ Dũng thì điểm trung bình stress của sinh viên
điều dưỡng năm hai và năm ba - Trường Đại học Thăng Long năm 2015 là 19,64
± 4,72, trong đó 32% sinh viên có stress ở mức độ cao [6].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 sử dụng thang đo
DASS 21 cho thấy tỷ lệ biểu hiện stress của sinh viên Trường Đại học Y tế Công
Cộng là 34,4% [31].

1.2.2. Thực trạng lo âu ở sinh viên
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự năm 2008
thực hiện trên 1.617 sinh viên với thang đo DASS 42 cho kết quả 47,1% sinh
viên có biểu hiện lo âu từ mức độ vừa đến rất nặng [64].


9

Tại Parkistan nghiên cứu của tác giả Tabasum Alvi năm 2010 trên 279
sinh viên Y khoa sử dụng thang đo Beck Anxety Inventory (BAI) để đo lường
mức độ lo âu và cho thấy 47,7% sinh viên có biểu hiệu lo âu [74].
Ở Ai Cập, năm 2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng
sự sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên Y khoa từ năm nhất đến năm tư
và chỉ ra thực trạng có biểu hiện lo âu của sinh viên: 35,7% ở mức bình thường,
34,4% ở mức nhẹ và trung bình, 29,9% ở mức nặng và rất nặng [79].
Nghiên cứu của Shamsuddin Khadijah và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh
viên tuổi từ 18 - 24 thuộc 4 trường Đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia.
Tác giả dựa vào thang đo DASS 21 đã cho thấy thực trạng lo âu ở sinh viên
Malaysia như sau: 34% sinh viên có biểu hiện lo âu ở mức độ vừa, 29% ở mức
độ nặng và rất nặng [70].
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011, thực hiện trên sinh viên năm
nhất và năm ba của đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng thang đo
DASS 42 cho thấy mức độ có biểu hiện lo âu nặng ở sinh viên là 12% và mức độ
có biểu hiện lo âu rất nặng là 11% [26].
Tác giả Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Duy năm 2015 đã tiến hành
khảo sát 650 sinh viên ở 2 trường sư phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
gồm Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Cao đẳng sư phạm
Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh bằng hai thang lượng giá BAI (Beck
Anxiety Inventory, 1993) và SAS (The Zung Self Rating Anxiety Scale,
1971), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, trung

bình và nặng ở sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là
30,4%, 50,7% và 18,8%; tỷ lệ tương tự ở sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh là 46,3%, 41,5% và 12,2% [30].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 sử dụng thang đo
DASS 21 cho thấy tỷ lệ biểu hiện lo âu của sinh viên Trường Đại học Y tế Công
Cộng là 42% [31].


10

1.2.3. Thực trạng trầm cảm ở sinh viên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rối loạn trầm cảm đã được xếp hạng
thứ 3 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu
trong năm 2004, và sẽ chuyển lên vị trí đầu tiên vào năm 2030 [91].
Nghiên cứu của Bayram Nuran và cộng sự thực hiện trên 1.617 sinh viên
với thang đo DASS 42, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở
mức độ vừa và cao là 27,1% [64].
Yoolwon Jeong và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu trên 120 sinh viên
Y khoa Seoul, Hàn Quốc. Nhóm tác giả đã sử dụng thang đo CES-D để đo lường
mức độ rối loạn trầm cảm với điểm cắt 16 (<16 không rối loại trầm cảm, ≥ 16 có
rối loạn trầm cảm) [88].
Kết quả từ các nghiên cứu tại Paskistan, Iran tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên Y
khoa là 45%, 67% [48].
Theo Ni và cộng sự (2010) thì sinh viên điều dưỡng là nhóm đối tượng dễ
bị các rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm [63]. Nghiên cứu của Chen CJ và
cộng sự năm 2015 trên 625 sinh viên điều dưỡng ở Đài Loan cho thấy 32,6%
sinh viên có các triệu chứng trầm cảm [42].
Nghiên cứu của Kunwar D., Risal A., Koirala S. năm 2016, đã tiến hành
nghiên cứu stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên 2 trường Y khoa tại Nepal bằng
thang đo DASS 21. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện trầm

cảm là 29,9%, lo âu là 41,1% và stress là 27% [54].
Nghiên cứu của Shamsuddin Khadijah và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh
viên tuổi từ 18 - 24 thuộc 4 trường Đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia.
Tác giả dựa vào thang đo DASS 21 đã cho thấy 27,5% sinh viên có biểu hiện
trầm cảm ở mức vừa, 9,7% ở mức độ nặng và rất nặng [70].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá thực trạng trầm cảm ở sinh
viên Y khoa. Năm 2013, một nghiên cứu quy mô lớn về trầm cảm được nhóm tác
giả thuộc Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Đại học Y Dược Huế, trường


11

Đại học Y tế Công cộng và công tác xã hội, Đại học Công nghệ Queensland và
Đại học Y Hà Nội tiến hành ở 2.099 sinh viên thuộc 8 trường Đại học Y Dược
trên toàn quốc. Nghiên cứu sử dụng thang đo CES-D để đánh giá nguy cơ trầm
cảm. Trong đó, 23% sinh viên có biểu hiện trầm cảm từ mức nhẹ đến trung bình
(16 ≤ CES-D ≤ 21) và 20,2% có biểu hiện trầm cảm nặng (CES-D ≥ 21) [37].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt (2009) trên 570 sinh viên ở 3 khối
Y, Dược và Điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ sử dụng thang đo
CES-D để xác định tỷ lệ sinh viên có biểu hiện rối loạn trầm cảm. Điểm trung
bình của thang đo CES-D là 18,03, tỷ lệ sinh viên có biển hiện trầm cảm là 18%,
trong đó tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng có biểu hiện rối loạn trầm cảm cao hơn so
với sinh viên Y và Dược [75].
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011, thực hiện trên sinh viên năm
nhất và năm ba của đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng thang đo
DASS 42 cho thấy mức độ có biểu hiện trầm cảm nặng ở sinh viên là 2% và mức
độ có biểu hiện trầm cảm rất nặng là 5% (toàn bộ là sinh viên nữ) [26].
Trong nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Do Dinh Quyen, cho thấy 39,6% sinh viên
có biểu hiện trầm cảm và 60,4% sinh viên khơng có biểu hiện trầm cảm [44].

Tác giả Phan Thị Diệu Ngọc năm 2014 đã tiến hành nghiên cứu về thực
trạng rối loạn trầm cảm của sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh, bằng thang
đo Beck đã xác định được tỷ lệ sinh viên có biểu hiện rối loạn trầm cảm là 66,2%
và một số yếu tố liên quan rất chặt chẽ đến rối loạn trầm cảm mức độ vừa và
nặng đó là áp lực học tập, những sinh viên có áp lực học tập có nguy cơ rối loạn
trầm cảm cao gấp 4,4 lần so với sinh viên khơng có áp lực học tập [19].
Tác giả Nguyễn Thanh Mai năm 2016 đã cho thấy tỷ lệ sinh viên Điều
dưỡng Trường Đại học Thăng Long có biểu hiện trầm cảm là 38,1%, trong đó tỷ
lệ cao nhất là ở sinh viên năm ba [17].


12

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 sử dụng thang đo
DASS 21 cho thấy tỷ lệ biểu hiện trầm cảm của sinh viên Trường Đại học Y tế
Cơng cộng là 35% [31].
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã mô tả được tỷ lệ
stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên Y khoa. Tuy nhiên khó có thể so sánh các tỷ lệ
này do sự khác biệt về lấy mẫu, phương pháp luận và sử dụng các tiêu chuẩn
chẩn đoán khác nhau. Qua các nghiên cứu trên, DASS là bộ công cụ chủ yếu
dùng để đo lường mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, tỷ lệ sinh viên có biểu hiện stress, lo âu, trầm
cảm trong các nghiên cứu trên chỉ được đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm,
thang đo đơn thuần, khơng có sự đánh giá lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa,
do vậy tỷ lệ này có thể cao hơn so với thực tế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện
stress, lo âu, trầm cảm, khơng phải là xác định, chẩn đốn bệnh stress, lo âu, trầm
cảm ở sinh viên.
1.3. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến stress, lo âu, trầm cảm ở sinh

viên tuy nhiên có thể tổng hợp các ngun nhân này thành 4 nhóm ngun nhân
chính đó là những nguyên nhân xuất phát từ sinh viên như: sống xa gia đình phải
tự lập và hầu như tất cả các mặt trong cuộc sống. Nhóm nguyên nhân gây stress
do học tập như chưa quen với phương pháp học tập mới, tự nghiên cứu, có quá
nhiều kỳ thi, bài kiểm tra và học quá nhiều môn cũng như kết quả học tập khơng
như kỳ vọng. Nhóm ngun nhân thứ ba là những vấn đề stress về tài chính và
nhóm nguyên nhân cuối cùng là do gia đình, xã hội (tình yêu, tình bạn,
Internet…) [46].


13

1.3.1. Yếu tố cá nhân
1.3.1.1. Tuổi
Những sinh viên có độ tuổi lớn hơn thường có nguy cơ stress, lo âu và
trầm cảm cao hơn [31].
Nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 tại Malaysia
cho thấy mức độ có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở nhóm sinh viên trên 20
tuổi cao hơn nhóm sinh viên nhỏ tuổi [70].
1.3.1.2. Giới tính
Nghiên cứu của Hamza M. Abdulghani đã tìm ra nguy cơ bị tress của nữ
sinh viên cao gấp 2,3 lần so với nam sinh viên, p < 0,001 [33].
Tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2009) đã chỉ ra giới tính là tác nhân chủ yếu
trong nhóm ngun nhân đứng hàng thứ 2 gây nên stress ở sinh viên [21].
Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến
hành điều tra trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư của trường Đại
học Fayoum, Ai Cập và cho thấy mức độ stress và lo âu ở nữ giới cao hơn nam
giới [79].
Theo WHO, mặc dù trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây ra
gánh nặng bệnh tật ở cả nam giới và nữ giới, nhưng gánh nặng do trầm cảm ở nữ

cao hơn 50% so với ở nam giới [81].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên tại Đại học Y Hà Nội, nguy
cơ trầm cảm ở sinh viên nữ chỉ bằng 0,51 lần so với sinh viên nam [25].
Nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự (2008) đã chỉ ra yếu tố giới là
yếu tố liên quan đến stress và trầm cảm, nhóm sinh viên nữ có mức độ stress,
trầm cảm cao hơn so với sinh viên nam [64].
1.3.1.3. Năm học
Các nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa năm học và
tress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên.


×