Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người bệnh đến khám ở bệnh viện lê văn thịnh thành phố thủ đức năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

PHẠM THANH TRÚC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
CAN THIỆP CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA
ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM Ở
BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
NĂM 2021 - 2022

Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 8720801.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS. TRẦN THÁI THANH TÂM

Cần Thơ, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi,
khơng sao chép của ai do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực
hiện. Nội dung lý thuyết trong luận văn tơi có sử dụng một số tài liệu tham khảo
như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, chương trình phần


mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ một cơng trình nào khác.

TP Thủ Đức, ngày 03/10/2022

Bs. Phạm Thanh Trúc


LỜI CÁM ƠN

Luận tốt nghiệp chuyên ngành quản lý y tế với đề tài “Nghiên cứu tình hình
và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở bệnh viện
Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức năm 2021-2022” chính là kết quả của cả một
quá trình trau dồi và nỗ lực khơng ngừng của bản thân tôi. Tôi rất may mắn khi
luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ q thầy cơ, gia đình và bạn bè của
mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ts.Bs. Trần Thái Thanh Tâm, bộ môn Sinh lý,
trường đại học Y Dược Cần Thơ. Cô đã luôn tận tình chỉ dạy, dẫn dắt và tạo điều
kiện hết sức để giúp tơi có thể hồn thành tốt nhất bài luận văn của mình.
Tơi cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo cùng tồn thể các thầy cơ trường
đại học Y Dược Cần Thơ, khoa Y và khoa Y tế công cộng…. đã luôn giúp đỡ tôi
trong thời gian vừa qua.
Xin kính chúc thầy cơ thật nhiều sức khỏe và ln thành cơng trên con
đường giảng dạy của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn mọi người!


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….……...1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………….……3
1.1. Tổng quan các bệnh lây truyền qua đường tình dục………………… ……...3
1.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp .................................... 6
1.3. Các hành vi nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục........................ 14
1.4. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục .......................... 14
1.5. Các nghiên cứu về thực trạng bệnh lây qua đường tình dục trên thế giới và tại
Việt Nam .............................................................................................................. 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 23


2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 37
3.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và hành vi nguy cơ .................. 41
3.3. Tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng về các bệnh lây qua đường tình dục .... 43
3.4. Kết quả điều trị bệnh và sự thay đổi hành vi, kiến thức về các bệnh lây qua
đường tình dục của người bệnh ............................................................................ 47
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………56
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ........................................................... 57
4.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và các hành vi nguy cơ của

người bệnh mắc các bệnh lây qua đường tình dục………………………………59
4.3. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục của người bệnh . 65
4.4. Kết quả điều trị và sự thay đổi hành vi nguy cơ, kiến thức về các bệnh
lây qua đường tình dục của người bệnh sau can thiệp…………………………. 68
KẾT LUẬN………………………………………………….………………….73
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….…75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân
Phụ lục 2: Tờ rơi can thiệp
Danh sách người tham gia nhiên cứu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome – Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BVDLTW

Bệnh viện Da liễu Trung ương


CDC

Centers for Disease Control - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assays – Xét nghiệm miễn dịch
liên kết enzyme

HbsAg

Hepatitis B surface antigen – Kháng nguyên bề mặt viêm gan
siêu vi B

HIV

Human Immunodeficiency Virus – Virút gây suy giảm miễn
dịch ở người

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

MOH

Ministry of Health – Bộ Y tế

MSM

Men who have Sex with Men – Người đồng giới nam


PID

Pelvic inflammation diseases - Viêm hố chậu

PNMD

Phụ nữ mại dâm

RTI(s)

Reproductive Tract Infections – Nhiễm khuẩn đường sinh sản

STD(s)

Sexually Transmitted Diseases – Các bệnh lây truyền qua
đường tình dục

STI(s)

Sexually Transmissible Infections - Các nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục


TCMT

Tiêm chích ma túy

WHO


World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn

39

Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập, nơi sống và tiền sử mắc

40

STDs của người bệnh
Bảng 3.3. Tỉ lệ người bệnh có hành vi nguy cơ mắc STDs

43

Bảng 3.4. Kiến thức của người bệnh về các bệnh STDs

43

Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về căn nguyên của các STDs

44

Bảng 3.6. Kiến thức của người bệnh về các triệu chứng của STDs

44


Bảng 3.7. Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của STDs

45

Bảng 3.8. Kiến thức của người bệnh về đường lây của STDs

45

Bảng 3.9. Kiến thức của người bệnh về các biến chứng của STDs

46

Bảng 3.10. Đánh giá kiến thức chung về STDs

46

Bảng 3.11. Kết quả điều trị bệnh sau 1 tuần và sau 3 tháng

47

Bảng 3.12. Tình trạng bạn tình của người bệnh trước và sau can thiệp

48

Bảng 3.13. Tỉ lệ quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm của người bệnh

48

trước và sau can thiệp

Bảng 3.14. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục của
người bệnh trước và sau can thiệp

49


Bảng 3.15. Tỉ lệ quan hệ tình dục đồng giới của người bệnh trước và

49

sau can thiệp
Bảng 3.16. So sánh chung về sự thay đổi hành vi nguy cơ mắc STDs

50

của người bệnh trước và sau nguy can thiệp
Bảng 3.17. Kiến thức của người bệnh về các bệnh STDs

50

Bảng 3.18. Kiến thức của người bệnh về căn nguyên của các STDs

51

Bảng 3.19. Kiến thức của người bệnh về các triệu chứng của STDs

52

Bảng 3.20. Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của STDs


52

Bảng 3.21. Kiến thức của người bệnh về đường lây của STDs

53

Bảng 3.22. Kiến thức của người bệnh về các biến chứng của STDs

54


DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

34

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tuổi của người bệnh

37

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố theo nhóm tuổi của người bệnh

38

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố theo giới tính của người bệnh

38


Biểu đồ 3.4. Phân bố tỉ lệ các STDs theo tình trạng mắc STDs của

41

người bệnh tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (trước can thiệp)
Biểu đồ 3.5. Các hành vi nguy cơ mắc STDs của người bệnh

42

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ người bệnh theo mức độ kiến thức chung

54

về STDs trước và sau can thiệp


1

MỞ ĐẦU

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Disease –
STDs) hiện nay đang là vấn đề y tế đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới. STDs gây ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình và cộng đồng. STDs có thể
gây vơ sinh cho cả hai giới. Đối với phụ nữ STDs có thể gây sảy thai, thai chết
lưu, sinh non, thai ngoài tử cung, viêm tiểu khung mạn tính. Đối với trẻ sơ sinh,
STDs có thể gây tử vong chu sinh, lậu mắt bẩm sinh, giang mai bẩm sinh, viêm
phổi. Ở các nước đang phát triển, STDs là nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến
sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sau các nguyên nhân gây bệnh và tử
vong mẹ có liên quan đến thai sản và là nguyên nhân phổ biến khiến người
trưởng thành sử dụng dịch vụ y tế [57]. Các hậu quả về y tế và xã hội do STDs

gây ra đã trở thành gánh nặng cho ngành y tế và cho cộng đồng. Ngoài ra, STDs
là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc nhiễm và lây truyền HIV, đặc biệt
là các STD có loét [57].
Theo dữ liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, mỗi ngày có
hơn 1 triệu ca mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở những
người trong độ tuổi 15 – 49 tuổi. Con số này lên tới hơn 376 triệu trường hợp
mắc mới hàng năm đối với bốn bệnh nhiễm khuẩn là chlamydia, lậu,
trichomonas và giang mai [58]. Điều này cho thấy thiếu những tiến bộ trong
việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên tồn
thế giới. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cần nỗ lực phối hợp để đảm bảo mọi người,
mọi nơi đều có thể tiếp cận với các dịch vụ cần thiết để ngăn ngừa và điều trị
các bệnh này [58].
Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung
ương (BVDLTW) về tình hình STD của tất cả các tỉnh thành trong cả nước thì


2

số người bệnh ngày càng tăng. Cụ thể là, nếu chỉ tính trong 3 năm từ 2006 đến
2008, số người bệnh STD tăng từ 202.856 lên tới 297.897. Nhóm tuổi từ 14 49 là chủ yếu [2]. Tuy nhiên, có khơng ít người bệnh STD tự điều trị hoặc tìm
đến các cơ sở y tế tư nhân hoặc nhà thuốc mà chúng ta khơng thống kê được.
Vì vậy, số lượng người bệnh mắc STD thực sự có thể cao hơn thực tế. Theo
ước tính thì ở Việt Nam hàng năm có khoảng 1 triệu người mắc mới STD [2].
Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, mỗi tháng có khoảng 20 người đến khám
STDs ở phịng khám Ngoại niệu. Đây là nhóm người có tỉ lệ mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục cao và có nguy cơ làm lây truyền STDs trong cộng
đồng nên họ cần được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và tư vấn tốt. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nhiều người trong số họ thiếu kiến thức và có những hiểu biết
sai lầm về STDs dẫn đến những hành vi nguy cơ mắc STDs. Việc thực hiện các
biện pháp can thiệp nhằm thay đổi hành vi nguy cơ sẽ giúp người bệnh giảm

khả năng mắc bệnh cho chính bản thân và hạn chế khả năng lây truyền STDs
trong cộng đồng. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình
hình và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình
dục của người bệnh đến khám ở bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ
Đức năm 2021-2022”, với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và các hành vi nguy
cơ của người bệnh mắc các bệnh lây qua đường tình dục của người bệnh đến
khám ở phòng khám tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021-2022.
2. Xác định mức độ kiến thức của người bệnh về các bệnh lây qua đường
tình dục.
3. Đánh giá kết quả điều trị và sự thay đổi hành vi nguy cơ, kiến thức về các
bệnh lây qua đường tình dục của người bệnh sau can thiệp 3 tháng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về các bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), cịn gọi là các bệnh nhiễm
trùng qua đường tình dục, do nhiều vi sinh vật khác nhau gây ra [59].
Hoạt động tình dục bao gồm tiếp xúc gần gũi với da và niêm mạc của bộ
phận sinh dục, miệng và trực tràng, nên nhiều vi sinh vật lây lan rất nhanh giữa
người với người. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm (ví dụ
như trong bệnh lậu hoặc nhiễm chlamydia) hoặc loét (ví dụ như ở bệnh herpes,
giang mai hoặc bệnh hạ cam), dẫn đến bệnh nhiễm trùng khác (ví dụ HIV) [59].
Tỉ lệ hiện nhiễm STDs vẫn cao ở hầu hết các nước trên thế giới, mặc dù
các tiến bộ chẩn đoán và điều trị có thể nhanh chóng hồn lại tình trạng khơng
truyền bệnh cho bệnh nhân có nhiều bệnh STDs [59].

Các yếu tố cản trở việc kiểm soát STDs bao gồm [59]:
− Hoạt

động tình dục khơng được bảo vệ với nhiều đối tác

− Khó

nói về các vấn đề tình dục ở cả bác sĩ và bệnh nhân

− Khơng

đủ kinh phí để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị

hiện có và để phát triển các xét nghiệm và điều trị mới
− Khả

năng tái nhiễm nếu cả hai đối tác khơng được điều trị đồng thời

− Khơng

hồn tất việc điều trị, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các sinh

vật kháng thuốc
− Du

lịch quốc tế, tạo điều kiện cho việc lan truyền rộng rãi STDs trên

toàn cầu.
Triệu chứng:
Triệu chứng và biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào bệnh. Các triệu chứng của

các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bao gồm tổn thương bộ phận


4

sinh dục, niệu đạo hoặc âm đạo, đau khi đi tiểu và chảy máu giữa các thời kỳ ở
phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều khơng có triệu chứng, có nghĩa
là mọi người có thể khơng biết họ bị nhiễm bệnh trước khi xét nghiệm [59].
Chẩn đoán:
− Thường đánh giá lâm sàng
− Nhuộm Gram và cấy
− Xét nghiệm
STDs được chẩn đoán và điều trị theo nhiều cách khác nhau; nhiều
trường hợp, xét nghiệm chẩn đoán bị hạn chế hoặc khơng có sẵn hoặc việc theo
dõi bệnh nhân là khơng chắc chắn. Do đó, việc xác định các sinh vật gây bệnh
thường không được theo đuổi. Thông thường, chẩn đoán chỉ dựa trên thăm
khám lâm sàng [58].
Xét nghiệm chẩn đốn có thể bao gồm nhuộm Gram và ni cấy hoặc
các xét nghiệm trong phịng thí nghiệm như các xét nghiệm khuếch đại acid
nucleic (NAATs). Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện thường xuyên hơn
trong những trường hợp sau:
− Chẩn đốn là khơng rõ ràng.
− Nhiễm trùng nặng.
− Điều trị ban đầu không hiệu quả.
− Các lý do khác (ví dụ như giám sát y tế cơng cộng, lý do tâm lý xã
hội, bao gồm cả căng thẳng tinh thần và trầm cảm cực đoan) là thuyết phục.
Điều trị:
− Điều trị theo hội chứng
− Đôi khi thuốc kháng sinh
− Điều trị đồng thời với bạn tình

Bởi vì các xét nghiệm chẩn đốn thường có giới hạn hoặc khơng có
và/hoặc theo dõi bệnh nhân là không chắc chắn, điều trị ban đầu thường là theo


5

hội chứng-ví dụ, hướng tới các sinh vật có khả năng gây ra hội chứng hiện tại
(ví dụ viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, loét sinh dục, viêm vùng chậu).
Hầu hết STDs có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên, kháng
thuốc là một vấn đề ngày càng tăng.
Những bệnh nhân đang được điều trị STDs do vi khuẩn nên tránh quan hệ
tình dục cho đến khi nhiễm trùng đã được loại trừ khỏi họ và bạn tình của họ.
Các bạn tình nên được đánh giá và điều trị đồng thời.
Phịng ngừa:
Kiểm sốt STDs phụ thuộc vào:
− Cơ sở vật chất đầy đủ và nhân viên được đào tạo để chẩn đoán và
điều trị bệnh
− Các chương trình y tế cơng cộng để tìm và điều trị các bạn tình gần
đây của bệnh nhân
− Theo dõi bệnh nhân được điều trị để đảm bảo rằng họ đã được chữa
khỏi
− Giáo dục của các học viên chăm sóc sức khoẻ và công chúng
− Tránh các hành vi nguy cơ cao của bệnh nhân.
Bao cao su và các ổ âm đạo, nếu được sử dụng đúng cách sẽ làm giảm
đáng kể nguy cơ của một số STDs.
Vắc-xin khơng có sẵn cho hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
ngoại trừ viêm gan A, viêm gan B và nhiễm HPV.


6


1.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp
1.2.1. Bệnh Giang mai
Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh chủ yếu lây qua quan
hệ tình dục. Ngồi ra còn lây qua các vết trầy xước trên da, lây qua đường
truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con. Biểu hiện lâm sàng chia ra làm 3 giai
đoạn:
+ Giang mai I: Xuất hiện sau 3-4 tuần sau lây nhiễm. Triệu chứng cơ
bản là săng giang mai ở bộ phận sinh dục kèm theo viêm hạch vùng lân cận.
Do không điều trị cũng tự khỏi nên người bệnh ít đến khám ở giai đoạn này.
+ Giang mai II: Bắt đầu khoảng 6-8 tuần sau khi có săng. Vi khuẩn vào
máu. Bệnh tiến triển thành nhiều đợt dai dẳng từ 1-2 năm. Đây là thời kỳ lây
lan mạnh. Thương tổn là đào ban giang mai, sẩn đa hình thái rải rác tồn thân,
ngồi ra cịn có các triệu chứng mảng niêm mạc, vết loang trắng đen, viêm hạnh
lan tỏa…Người bệnh thường đến khám và được phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
+ Giang mai III: Thương tổn chắc, khu trú, đặc trưng là gơm giang mai.
Ngồi tổn thương trên da, niêm mạc cịn có tổn thương ở tim, mắt, thần kinh.
Giang mai kín: khơng có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có xét nghiệm huyết
thanh dương tính. Nhiều bệnh nhân đi khám sức khỏe vơ tình phát hiện bệnh.
Giang mai và thai nghén: do mẹ truyền sang con từ tháng thứ 4-5 gây sẩy
thai, thai chết lưu, sinh non, giang mai bẩm sinh.
Cận lâm sàng chẩn đốn:
Tìm xoắn khuẩn giang mai: lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng
niêm mạc, sẩn, hạch soi dưới kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có
thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lị xo. Sự có mặt
của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
Phản ứng huyết thanh: lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các
phản ứng:



7

- Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): bao gồm các phản ứng: kết hợp
bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol…).
- Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL. Độ nhạy
của RPR khoảng 62.5–76.1% [54].
- Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng
miễn dịch huỳnh quang (FTA - Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay
MHA - TP). Xét nghiệm đặc hiệu TPHA có độ nhạy 86.2 – 100%, độ đặc hiệu
99.6 – 100% [45].
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị
- Lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào giai đoạn bệnh: giang mai sớm (≤ 2
năm) hay giang mai muộn (> 2 năm hoặc khơng xác định thời gian).
- Bạn tình hiện tại và trong vòng 1 năm cần được đi khám, làm xét
nghiệm giang mai và điều trị nếu mắc bệnh.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp giang
mai thời kỳ III (có biểu hiện tim mạch và thần kinh) và giang mai bẩm sinh [8].


8

Điều trị cụ thể [8]:
Phác đồ ưu tiên

Phác đồ thay thế

Giang

- Giang mai I:


Trong trường hợp khơng có benzathin

mai sớm

Benzathin

penicillin, thay thế bằng phác đồ sau:

(≤ 2 năm)

penicillin 2,4 triệu

Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị,

đơn vị, tiêm bắp,

tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 10-14

liều duy nhất

ngày.

- Giang mai II sơ

Nếu khơng có procain penicillin hoặc

phát, giang mai

bệnh nhân có tiền sử dị ứng với


kín

penicillin, lựa chọn một trong các phác

sớm:

Benzathin
penicillin 2,4 triệu
đơn vị, tiêm bắp, 1
lần/ tuần trong 2
tuần liên tiếp

đồ sau:
- Doxycyclin 100mg, uống 2

lần/ ngày, trong 14 ngày;
- Ceftriaxon 1g, tiêm bắp sâu, 1

lần/ ngày, trong 10-14 ngày;
- Azithromycin 2g, liều duy nhất.

Giang

mai Benzathin

Trong trường hợp khơng có benzathin

muộn


(>2 penicillin 2,4 triệu

penicillin, thay thế bằng phác đồ sau:

năm

hoặc đơn vị, tiêm bắp

- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị,

không

rõ sâu, 1 lần/ tuần tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 20

thời

gian trong 4 tuần liên ngày.

mắc)

tiếp, thời gian giữa

Nếu không có procain penicillin hoặc

2 lần tiêm khơng

bệnh nhân có tiền sử dị ứng với

quá 14 ngày


penicillin, lựa chọn phác đồ sau:
- Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ ngày,
trong 30 ngày


9

1.2.2. Bệnh Lậu
Là bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu Neisseria gonorrhoea
gây nên.
Lâm sàng: biểu hiện ở nam và nữ khác nhau. Bệnh lậu ở nam giới (viêm
niệu đạo do lậu) thường diễn biến cấp tính, rầm rộ. Sau thời gian ủ bệnh khoảng
3-5 ngày, xuất hiện rất nhiều mủ đặc chảy từ trong niệu đạo kèm theo đái buốt,
đái rắt. Bệnh lậu ở nữ giới thường khơng có triệu chứng hoặc triệu chứng kín
đáo. Biểu hiện đái buốt, tiết dịch âm đạo, đau bụng dưới, đau khi giao hợp, tiết
dịch nhày ở cổ tử cung và niệu đạo. Cổ tử cung bị viêm. Vi khuẩn lậu có thể
gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do trẻ được sinh qua đường sinh dục của bà
mẹ bị bệnh [9].
Chẩn đoán: Nhuộm Gram dịch niệu đạo thấy song cầu Gram (-) hình hạt
cà phê quay hai mặt lõm vào nhau; nuôi cấy trên môi trường Thayer- Martin;
xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR [9].
Điều trị [9]:
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình. Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân
trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần
nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Khơng quan hệ tình dục, khơng làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian

điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.


10

- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến
chứng.
Điều trị cụ thể lậu sinh dục và hậu môn trực tràng
- Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
- Nếu khơng có kháng sinh đồ, chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp liều duy nhất
+ Cefixim 400 mg, uống liều duy nhất
- Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm
Chlamydia.
- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được
theo dõi chặt chẽ.
1.2.3. Nhiễm Chlamydia Trachomatis đường sinh dục - tiết niệu
Chlamydia Trachomatis là vi khuẩn kí sinh nội bào gây viêm niệu đạo ở
hai giới, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu.
Lâm sàng: người bệnh có thể khơng có triệu chứng gì hoặc có các triệu
chứng tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo tuy nhiên không rầm rộ như ở bệnh
lậu cấp. Ngồi ra ở nữ giới có thể có các triệu chứng đau bụng dưới, đau khi
giao hợp, chảy máu giữa kỳ kinh hoặc sau giao hợp, đái buốt. Biến chứng của
bệnh là viêm mào tinh hoàn ở nam. Ở nữ là áp xe, viêm phúc mạc tiểu khung,
thai ngồi tử cung, vơ sinh [7].
Chẩn đốn: dựa vào test nhanh, PCR, Elisa [7].
Điều trị [7]:
- Có thể lựa chọn một trong những phác đồ ưu tiên sau:

+ Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.


11

+ Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
- Hoặc một trong các phác đồ thay thế sau:
+ Tetracyclin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Ofloxacin 200-400mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày
1.2.4. Bệnh sùi mào gà sinh dục
Tác nhân là vi rút Human Papilloma virus (HPV). Thời gian ủ bệnh từ 26 tháng.
Triệu chứng: tổn thương cơ bản là các u nhú màu hồng tươi, tùy đường
quan hệ tình dục mà có thể thấy tổn thương sùi ở bộ phận sinh dục, hậu môn
hay ở miệng họng. Phụ nữ bị nhiễm HPV type 16, 18 có nguy cơ mắc ung thư
cổ tử cung.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng [49].
Điều trị:
+ Nội khoa: chấm TCA, BCA, tiêm Interferon, ...
+ Thủ thuật: áp Nito lỏng, đốt điện, laser, phẫu thuật.
1.2.5. Bệnh herpes sinh dục
Bệnh do vi rút Herpes simplex type 2 gây nên [10].
Biểu hiện là các vết trợt nông ở bộ phận sinh dục ngoài do mụn nước vỡ
ra kèm theo ngứa, đau. Khi tổn thương trong niệu đạo gây nên tiểu buốt, đau,
tiết dịch nhầy [10].
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Đặc biệt sử dụng PCR rất có hiệu
quả trong chẩn đốn [10].


12


Điều trị [10]:
Vị thành niên, người trưởng Người nhiễm HIV và suy
thành và phụ nữ có thai

giảm miễn dịch

Herpes sinh

• Aciclovir 400 mg uống 3 lần/ngày trong 10 ngày

dục tiên phát

• Aciclovir 200 mg uống 5 lần/ngày trong 10 ngày
• Valaciclovir 500 mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày
• Famciclovir 250 mg uống 3 lần/ngày trong 10 ngày

Herpes sinh dục • Aciclovir 400 mg uống 3 • Aciclovir 400 mg
tái phát

lần/ngày trong 5 ngày, hoặc uống 3 lần/ngày trong

Điều

trị

nên 800 mg uống 2 lần/ngày trong 5 ngày

được


bắt

đầu 5 ngày, hoặc 800 mg uống 3 • Valaciclovir 500 mg

trong vịng 24h lần/ngày trong 2 ngày
kể

từ khi có • Valaciclovir 500 mg uống 2 ngày

triệu chứng

lần/ngày trong 3 ngày

• Famciclovir

• Famciclovir 250 mg uống

uống 2 lần/ngày trong 5

2lần/ngày trong 5 ngày
Điều

trị

phịng

hơn.

mg


ngày
• Aciclovir 400 mg uống 2

lần/ngày hàng ngày, trong 6-

lần/ngày hàng ngày, trong
6-12tháng

phát 4-6 • Valaciclovir 500 mg uống 1 • Valaciclovir

đợt/năm

500

dự • Aciclovir 400 mg uống 2

Cho bệnh nhân 12 tháng
tái

uống 2 lần/ngày trong 5

500

mg

hoặc lần/ngày hàng ngày, trong 6- uống 2 lần/ngày hàng
12 tháng

ngày, trong 6-12tháng


• Famciclovir 250 mg uống 2 • Famciclovir

500

mg

lần/ngày hàng ngày, trong 6- uống 2 lần/ngày hàng
12 tháng

ngày, trong 6-12tháng


13

1.2.6. Bệnh HIV/AIDS
Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tử vong. HIV gây hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người. Quá trình từ lúc nhiễm
HIV/AIDS đến khi tử vong chia làm 4 giai đoạn (thông thường kéo dài từ 5 đến
12 năm). Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tất cả các bộ phận của cơ thể đều có
khả năng bị thương tổn do HIV gây ra. Các dấu hiệu lâm sàng gồm những dấu
hiệu toàn thân; các biểu hiện thương tổn ở các cơ quan tiêu hóa, mắt, tim mạch,
hơ hấp, tiết niệu, khớp, thần kinh, da/niêm mạc; các nhiễm trùng cơ hội, các
khối u [11].
Ở những nước phát triển một người từ khi nhiễm HIV đến khi tử vong là
12 năm, ở những nước nghèo chỉ 5 - 7 năm. Tuy nhiên có những BN từ lúc bị
nhiễm HIV đến khi tử vong tới 15 năm.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, HIV lây truyền từ người này sang
người khác dễ dàng hơn nếu một trong hai người hoặc cả hai người mắc bệnh
nhiễm trùng LTQĐTD. Các STD quan trọng trong mối tương tác này là giang
mai, hạ cam, Herpes sinh dục, nhiễm Chlamydia, lậu [11].

Các bệnh này làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ 2- 9 lần khi bị phơi
nhiễm. Ngoài ra, viêm nhiễm có thể gây nên các tổn thương vi thể làm cho
HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Các STD có viêm đóng vai trị quan trọng
trong việc lây nhiễm HIV vì chúng thường gặp hơn các STD có loét sinh
dục. Do sức đề kháng suy giảm, nhiễm HIV sẽ làm cho người bệnh dễ bị mắc
STD và khó điều trị hơn.
1.2.7. Bệnh trùng roi đường sinh dục
Ở người trưởng thành, bệnh trùng roi đường sinh dục hầu như do lây
truyền qua đường tình dục. Ở nữ biểu hiện hội chứng tiết dịch âm đạo. Ở nam
đa số khơng có triệu chứng. Nó được coi như một nguyên nhân gây viêm niệu


14

đạo khơng do lậu. Chẩn đốn dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm soi
tươi dịch âm đạo thấy trùng roi hình quả mơ, di động xoay trịn, có 5 roi.
1.3. Các hành vi nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Hành vi nguy cơ là những yếu tố quan trọng mà sự hiểu biết về nó có tác
động tích cực hay tiêu cực đến tình trạng mắc STDs. Ngồi ra hành vi nguy cơ
cịn giúp chẩn đốn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để làm giảm nguy cơ
lây truyền STD [5] thì cần có chiến dịch truyền thông giáo dục rộng rãi trong
cộng đồng đặc biệt là giáo dục hành vi cho các nhóm người dễ bị mắc STD như
người bệnh khám STD, gái mại dâm và khách làng chơi, người nghiện chích
ma túy, đồng giới nam, người phải đi công tác xa vợ hoặc chồng trong thời gian
dài…
Một số hành vi nguy cơ gây bệnh lây qua đường tình dục
❖ Hành vi nguy cơ của người bệnh
- Tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm [14].
- Thường xun thay đổi bạn tình hoặc có nhiều bạn tình [14], [60].
- Quan hệ tình dục với các bạn tình ngẫu nhiên, với phụ nữ mại dâm.

- Quan hệ đồng tính nam [28].
- Khơng sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với đối tác
nguy cơ [60].
- Đã mắc STD trước đó.
- Dùng dụng cụ bi, nhẫn ... sâu vào cơ quan sinh dục.
- Uống rượu hoặc dùng ma tuý trước hoặc trong khi quan hệ tình dục [14],
[60].
❖ Hành vi nguy cơ của bạn tình:
- Có quan hệ tình dục với bạn tình khác.
- Tiêm chích ma t.


15

Quan hệ tình dục đồng tính là ngun nhân chính lây truyền HIV/AIDS,
lậu và giang mai [28]. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV cao khi
quan hệ tình dục bằng hậu mơn, với 70% tổng số người có quan hệ tình dục
bằng hậu mơn và 85% trong số người nhiễm HIV có quan hệ tình dục đường
hậu mơn trong tháng trước. Nghiên cứu cho thấy rằng nam đồng tính có nguy
cơ bị bệnh lậu ở họng cao gấp 3 lần so với nam dị tính. 21% người có quan hệ
đồng tính nam mắc bệnh giang mai và nguy cơ mắc bệnh giang mai ở đồng tính
nam cao hơn nhiều so với đàn ơng dị tính. Ngồi ra, đồng tính nam và người
tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao [28].
Bên cạnh những hành vi nguy cơ mắc STD kể trên thì có một số hành vi
bảo vệ giúp phòng tránh STD như sử dụng bao cao su đúng cách, giảm số bạn
tình, chung thuỷ với một bạn tình hoặc có các hành vi tình dục ít nguy cơ như
chỉ có kích thích tình dục.
1.4. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục
Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sự hiểu biết của
người dân về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Đó là những hiểu

biết về một số hội chứng STD, các bệnh thuộc STD, căn nguyên và đường lây
STD, triệu chứng và biến chứng của STD, cách phòng tránh STD. Những kiến
thức này người bệnh có thể tìm hiểu được qua sách báo, truyền hình, bạn bè,
người thân, nhân viên y tế…
Sau đây là một số kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
1.4.1. Căn nguyên các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Căn nguyên là vi khuẩn như lậu cầu, xoắn khuẩn giang mai, Chlamydia
trachomatis, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, trực khuẩn hạ
cam, vi khuẩn kỵ khí âm đạo [59].


×