Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường trung học phổ thông tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 151 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở HỌC SINH THUỘC
CÁC TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LÊ BÍCH QUN
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG
TS.BS. DƯƠNG PHÚC LAM
BS. NGUYỄN THỊ THANH THẢO

Cần Thơ 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở HỌC SINH THUỘC
CÁC TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 21.T.YT.03

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(chữ ký)

(chữ ký)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(chữ ký)

Chủ nhiệm đề tài: LÊ BÍCH QUYÊN
Tham gia đề tài: LÝ THANH VY
PHAN THỊ HUỲNH MAI
DƯƠNG VŨ LIÊM
Cán bộ hướng dẫn: TS.BS. DƯƠNG PHÚC LAM (chính)
BS. NGUYỄN THỊ THANH THẢO (phụ)


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái
độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường THPT tại
huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021”. Chúng tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ từ thầy cô của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban giám hiệu, khoa Y
tế công cộng – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, các thầy cô đã tham gia quản
lý, giảng dạy trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Chúng tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THPT An Lạc Thôn, Ban
giám hiệu Trường THPT Thiều Văn Chỏi đã hỗ trợ trong lúc thực hiện thu mẫu
tại trường.
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến: người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để chúng tơi hồn thành đề

tài nghiên cứu khoa học này. Chúng tôi cũng gửi một lời cảm ơn đặc biệt đến
các bạn học sinh đã đồng ý tham gia trong quá trình thu mẫu tại trường THPT
An Lạc Thơn và trường THPT Thiều Văn Chỏi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài này,
song có thể cịn những mặt thiếu sót và hạn chế. Chúng tơi rất mong có thể nhận
được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cơ và các bạn để những cơng
trình nghiên cứu tiếp theo được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Bích Quyên



LỜI CAM ĐOAN
Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác được công
bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là hồn tồn
chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi
nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày

tháng năm 2022

Người cam đoan

Lê Bích Quyên



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Phần 1. Tóm tắt đề tài
Phần 2. Tồn văn cơng trình nghiên cứu
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1 Tình hình sức khỏe sinh sản ........................................................................ 3
1.1.1 Trên thế giới ................................................................................... 3
1.1.2 Đông Nam Á .................................................................................. 4
1.1.3 Việt Nam ........................................................................................ 5
1.2 Kiến thức chung .......................................................................................... 5
1.2.1 Định nghĩa vị thành niên................................................................ 5
1.2.2 Các đặc trưng của tuổi dậy thì ....................................................... 6
1.2.3 Sức khỏe sinh sản .......................................................................... 8
1.3 Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên.................................. 12
1.3.1 Trên thế giới ................................................................................. 12
1.3.2 Tại Việt Nam ............................................................................... 14
1.4 Một số yếu tố liên quan ............................................................................. 16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 18


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 18
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn vào .................................................................... 18

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 18
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 18
2.2.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................... 20
2.2.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .................................... 31
2.2.4 Phương pháp nhập và phân tích số liệu ....................................... 33
2.2.5 Sai số và cách khắc phục ............................................................. 33
2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................... 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 35
3.1 Đặc điểm chung của học sinh trung học phổ thông tại huyện Kế Sách.... 35
3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe sinh sản ở học sinh
thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng 2021................... 38
3.2.1 Kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản .......................................... 38
3.2.2 Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng về sức khỏe sinh sản................... 46
3.2.3 Học sinh có thực hành đúng về sức khỏe sinh sản ...................... 48
3.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe
sinh sản ở học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
2021 ................................................................................................................. 50
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 53


4.1 Đặc điểm chung của học sinh trung học phổ thơng tại huyện Kế Sách, tỉnh
Sóc Trăng ........................................................................................................ 53
4.2 Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản ......... 53
4.2.1 Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản............... 53
4.2.3 Tỷ lệ học sinh có thực hành đúng về sức khỏe sinh sản.............. 59
4.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe
sinh sản ............................................................................................................ 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Bá Nam: Kết quả nghiên cứu ghi nhận
tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành tốt về các vấn đề sức khỏe sinh
sản lần lượt là 53,3%; 79,0% và 92,6%. Tìm thấy có mối liên quan giữa học
lực và khối lớp đến kiến thức, mối liên quan giữa thái độ với khối lớp học và
mối liên quan giữa giới và thực hành về chăm sóc SKSS [17]. Và một nghiên
cứu khác của tác giả Trần Thị Tuyết Nga: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng
về phịng tránh thai và các bệnh LTQĐTD là 31,7%. Tỷ lệ học sinh có thái độ
chung tốt về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD là 79,8%. Cũng cho thấy
được mối liên quan có tính khuynh hướng giữa học lực của học sinh với kiến thức
chung đúng. Theo đó, cứ học lực giảm đi 1 bậc thì tỷ lệ học sinh có kiến thức
chung đúng về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD giảm 22% (KTC 95% là
0,63 – 0,97) [19]. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Kiến thức, thái độ,
thực hành về sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan có vai trị quan trọng
thay đổi tính cách, ảnh hưởng sức khỏe và việc học của học sinh.
Do đó chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái
độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các Trường THPT tại
huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe
sinh sản của học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng năm 2021.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
đúng về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1 Đối tượng nghiên cứu


Học sinh lớp 10, 11, 12 đang học tập thuộc các trường THPT và có hộ
khẩu thường trú tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Tiêu chuẩn chọn vào: Đối tượng là học sinh lớp 10, 11, 12 đang học tập
thuộc các trường THPT và có hộ khẩu thường trú tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh vắng mặt trong thời gian nghiên cứu, học
sinh đang tạm trú tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, học sinh không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
p(1-p)

2.2.2 Cỡ mẫu: n = Z21-α/2

d2

với α = 0,05; p = 0,533 và d = 0,05

Như vậy, cỡ mẫu tính được là 382. Cộng 10% hao hụt, cỡ mẫu tối thiểu
là 420. Thực tế chúng tôi thu được 500 mẫu.
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn.
2.2.4 Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu bao gồm: Xác định tỷ lệ có
kiến thức, thái độ và thực hành đúng và yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản
của học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng 2021.
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu: bộ câu hỏi tự điền được thiết kế trả lời
qua Google biểu mẫu.

2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: phân tích xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0, dùng phép kiểm định Chi bình phương, Fisher’s Exact test với độ
tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe sinh sản
Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung về SKSS là 73,4%; về các dấu hiệu
dậy thì là 96,4%; tình dục an tồn là 88% và kiến thức đúng về bệnh LTQĐTD
và các biện pháp phòng tránh bệnh LTQĐTD lần lượt là 94,6% và 89,4%. Tỷ


lệ học sinh nữ có kiến thức đúng về hiện tượng kinh nguyệt, rối loạn kinh
nguyệt và vệ sinh kinh nguyệt lần lượt là 75,6%, 51,8% và 66,9%; về khả năng
mang thai, thời điểm có thai và biện pháp tránh thai lần lượt là 60,8%, 66,3%
và 71,4%; về tác hại của việc nạo phá thai là 60,8% và kiến thức đúng về Cốc
nguyệt san là 50,8%. Tỷ lệ học sinh nam có kiến thức đúng về hiện tượng xuất
tinh và rối loạn xuất tinh lần lượt là 95,8% và 84,7%; về lợi ích của biện pháp
sử dụng bao cao su, cách sử dụng bao cao su và nơi cung cấp bao cao su an
toàn lần lượt là 97,7%, 75,7% và 78,3% và kiến thức đúng về thủ dâm là 74,6%.
Tỷ lệ học sinh có thái độ chung về các vấn đề liên quan đúng là 90,8%;
tỷ lệ học sinh nữ có thái độ đúng về việc khám phụ khoa định kì là 68,2% và tỷ
lệ học sinh nam có thái độ đúng về hành vi thủ dâm là 25,9%.
Tỷ lệ học sinh có thực hành chung đúng về SKSS là 77,8%; thực hành
đúng về biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là 87,4%; thực hành đúng về
biện pháp xử lý khi mang thai ngoài ý muốn là 95,2% và thực hành đúng về
cách xử lý khi có dấu hiệu bất thường sau QHTD là 97,2%. Tỷ lệ học sinh nữ
có thực hành đúng về vệ sinh kinh nguyệt là 40,8% và thực hành đúng về vệ
sinh vùng kín là 100%. Tỷ lệ học sinh nam có thực hành đúng về hành vi thủ
dâm và các vấn đề liên quan là 52,3%.
3.2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức
khỏe sinh sản

Đối với kiến thức và thực hành chưa tìm thấy yếu tố liên quan. Riêng
thái độ có một biến số liên quan là khối lớp: thái độ của khối 10, 11 đúng cao
hơn so với khối 12 (OR= 2,252; p= 0,008).
IV. KẾT LUẬN
Kiến thức, thái độ, thực hành chung đúng về SKSS khá cao lần lượt là
73,4%; 90,8%; 77,8%. Có một yếu tố liên quan thái độ là khối lớp.



PHẦN 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BCH

Bộ câu hỏi

BCS

Bao cao su

CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân


GDGT

Giáo dục giới tính

GDSKSS

Giáo dục sức khỏe sinh sản

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SKSS/SKTD

Sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục

STDs

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

STIs


Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TPCT

Thành phố Cần Thơ

VTN

Vị thành niên

VTN/TN

Vị thành niên/ thanh niên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Phân bố thời gian thu mẫu trên học sinh ....................................... 32
Bảng 3. 1 Đặc điểm của học sinh .................................................................... 35
Bảng 3. 2 Đặc điểm gia đình học sinh ........................................................... 37
Bảng 3. 3 Kiến thức về hiện tượng kinh nguyệt của học sinh nữ ................... 38
Bảng 3. 4 Kiến thức về rối loạn kinh nguyệt của học sinh nữ ........................ 39
Bảng 3. 5 Kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt của học sinh nữ ......................... 40

Bảng 3. 6 Kiến tức về khả năng mang thai của học sinh nữ ........................... 40
Bảng 3. 7 Kiến thức về thời điểm có thai của học sinh nữ ............................. 41
Bảng 3. 8 Kiến thức về biện pháp tránh thai của học sinh nữ ........................ 41
Bảng 3. 9 Tỷ lệ học sinh nữ hiểu biết về tác hại của việc nạo phá thai .......... 42
Bảng 3. 10 Tỷ lệ học sinh nữ có kiến thức về Cốc nguyệt san ....................... 42
Bảng 3. 11 Kiến thức về SKSS của học sinh nam .......................................... 43
Bảng 3. 12 Đánh giá kiến thức về sức khỏe sinh sản...................................... 45
Bảng 3. 13 Thái độ của học sinh về giáo dục sức khỏe sinh sản và các vấn đề
liên quan .......................................................................................................... 47
Bảng 3. 14 Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản ......................................... 47
Bảng 3. 15 Thực hành vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh vùng kín nữ ............... 48
Bảng 3. 16 Thực hành hành vi thủ dâm và các vấn đề liên quan.................... 48
Bảng 3. 17 Thực hành hành vi đúng của cả 2 giới.......................................... 49
Bảng 3. 18 Thực hành cách xử trí khi có dấu hiệu bất thường sau QHTD .... 49
Bảng 3. 19 Đánh giá thực hành về sức khỏe sinh sản..................................... 49
Bảng 3. 20 Các yếu tố liên quan đến kiến thức chung về sức khỏe sinh sản . 50
Bảng 3. 21 Các yếu tố liên quan đến thái độ chung về sức khỏe sinh sản ..... 51
Bảng 3. 22 Các yếu tố liên quan đến thực hành chung về sức khỏe sinh sản. 52



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Tuổi xuất hiện hành kinh (nữ)/ mộng tinh (nam) ....................... 36
Biểu đồ 3. 2 Học sinh có kiến thức về dấu hiệu của tuổi dậy thì và tình dục an
tồn .................................................................................................................. 44
Biểu đồ 3. 3 Học sinh có kiến thức đúng về bệnh lây truyền qua đường tình
dục và biện pháp phịng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục ............... 45
Biểu đồ 3. 4 Thái độ của học sinh nữ về việc khám phụ khoa định kì ........... 46
Biểu đồ 3. 5 Thái độ của nam về hành vi thủ dâm là xấu ............................... 46




ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ước tính có 333 triệu trường
hợp bệnh liên quan đến đường tình dục (STIs) có thể chữa khỏi mới xảy ra, với
tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 20-24, tiếp theo là nhóm tuổi 15-19. Bên cạnh đó,
hơn một triệu STIs được mắc phải mỗi ngày. Mỗi năm, ước tính có 357 triệu
STIs mới. Hơn nữa, ước tính có 23 triệu trẻ em gái từ 15-19 tuổi mang thai
ngoài ý muốn ở các khu vực [38].
Theo quỹ Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ
nạo phá thai cao nhất thế giới. Có đến 20% số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên, có đến 5% phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi
theo Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em thống kê được kết quả như trên. Có đến
50% các ca nhiễm HIV/AIDS dưới độ tuổi 25. Việt Nam từ rất sớm đã triển
khai các chương trình giáo dục sức khỏe và giáo dục giới tính. Tuy nhiên, các
chương trình giáo dục sức khỏe còn chưa đạt hiệu quả cao do đây là cơng việc
khó khăn, phức tạp và tế nhị. Vì vậy, sự địi hỏi quan tâm của ngành y tế nói
riêng mà là sự chung tay của tồn xã hội nói chung để cùng phối hợp thực hiện
hiệu quả nhất [3].
Theo nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản và
một số yếu tố liên quan của học sinh THPT tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ năm 2013” của tác giả Lê Ngọc Chiêu Ngân, tỷ lệ học sinh có kiến thức
đúng về sức khỏe sinh sản là 78%, có thái độ đúng là 76,7% và thực hành đúng
là 62,5% [21]. Một nghiên cứu khác của tác giả Đinh Thị Thanh Nga (2013)
về kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình cho thấy có 6,4% học sinh hiểu biết đúng về
thời điểm có thai và có đến 93,6% học sinh khơng biết thời điểm quan hệ tình
dục an tồn để tránh thai [19].

1



Tổng quan về địa điểm nghiên cứu: Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là
một huyện thuộc vùng nơng thơn, có ranh giới giáp ba tỉnh Vĩnh Long, Trà
Vinh và Hậu Giang. Tồn huyện có 2 thị trấn, 11 xã với diện tích 352,83 km2
và dân số hơn 149.000 người, nhưng chỉ với 4 trường THPT trên địa bàn. Là
vùng nông thơn cịn gặp nhiều khó khăn, số lượng trường THPT cũng như học
sinh theo học còn hạn chế đã đặt ra vấn đề thách thức và khó khăn trong cơng
tác giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính làm tiền đề cho một thế hệ trẻ có kiến
thức và hành vi đúng đắn mai sau giúp ích cho quê hương đất nước. Đặc biệt
từ trước đến nay các trường tại huyện vẫn chưa có đề tài nghiên cứu khoa học
liên quan đến kiến thức sức khỏe sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến kiến
thức về sức khỏe sinh sản ở học sinh. Với mong muốn khảo sát, đánh giá tỉ lệ
học sinh THPT từ độ tuổi 16 đến 19 có kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản và
các yếu tố ảnh hưởng từ đó lập kế hoạch nhằm cùng nhà trường, các bậc phụ
huynh và cả toàn xã hội chung tay định hướng kiến thức, hành vi đúng đắn
nâng cao sức khỏe cho lứa tuổi dậy thì, ươm mầm cho đất nước. Vì ở lứa tuổi
học sinh THPT là giai đoạn cuối cùng, phát triển đầy đủ nhất, tổng quan nhất
của lứa tuổi vị thành niên.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và
thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các Trường THPT tại huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sức khỏe sinh
sản của học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
năm 2021.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
đúng về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021.

2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sức khỏe sinh sản
1.1.1 Trên thế giới
Theo WHO, mỗi năm ước tính có 333 triệu trường hợp STIs có thể chữa
khỏi mới xảy ra, với tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 20-24, tiếp theo là nhóm tuổi
15-19. Bên cạnh đó, hơn một triệu STIs được mắc phải mỗi ngày. Mỗi năm,
ước tính có 357 triệu STIs mới. Hơn nữa, ước tính có 23 triệu trẻ em gái từ 1519 tuổi mang thai ngoài ý muốn ở các khu vực [38].
- Ở Lào:
CHDCND Lào là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp nằm ở Đơng
Nam Á. Nước này có tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên cao với 10,9% thanh thiếu
niên Lào sinh con trong độ tuổi 15-18 và 4,7% thanh thiếu niên sinh con trước
15 tuổi [3]. Một nghiên cứu ở Viêng Chăn cho biết 33,4% người tham gia từ
15-19 tuổi đã quan hệ tình dục trước hơn nhân và 62,7% thanh thiếu niên có
lần quan hệ tình dục đầu tiên trước 15 tuổi. Trong 6 tháng trước cuộc khảo sát,
48,5 % thanh thiếu niên cho biết không sử dụng bao cao sau khi quan hệ tình
dục [37]. Ngồi ra, 2,9% nam và 0,5% nữ vị thành niên có nhiều bạn tình [3].
Đây là điều đáng lo ngại vì nghiên cứu trước đây từ giai đoạn 2010-2012 cho
thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở thanh niên từ 15 đến 24 tuổi tương đương 16,7% (2010),
18,8% (2011) và 15,9% (2012) trong tổng số các trường hợp mắc mới [38].
- Ở Philippines:
Theo kết quả khảo sát của WHO cho thấy có đến 23% số thanh thiếu
niên trong độ tuổi từ 15-24 có QHTD tiền hôn nhân và 70% không sử dụng
BPTT [38].

3



- Ở Serbia:
Hầu hết các học sinh trong trường phổ thơng có nghe nói đến HIV
(97,3% ở nam và 99,4% ở nữ); 68,9% biết về bệnh viêm gan B; 50,3% nam và
67,6% nữ biết về bệnh lậu. Chỉ có 16% trẻ em trai và 8% các trẻ em gái biết
bệnh giang mai. Trẻ em gái có kiến thức tốt hơn về các bệnh STDs hơn trẻ em
trai và biết nhiều bệnh nhiễm trùng ngồi bệnh giang mai [38].
1.1.2 Đơng Nam Á
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hiện có khoảng
hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số
đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi; phải mang thai
và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và
chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Cụ thể, trên toàn cầu,
cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với
khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện
nay khơng được cải thiện, trong vịng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái
kết hơn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có
nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39.000 trẻ em
gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18. Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16
triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc
nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng Sa
mạc Shahara là nơi có có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ
VTN trong độ tuổi từ 13-19. Ở khu vực châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean,
tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây.
Tương tự, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông
Nam Á hiện vẫn rất cao. .[ Bộ Y Tế (2019), mang thai ở tuổi vị thành niên “con
số đáng báo động”].

4



1.1.3 Việt Nam
Theo quỹ Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ
lệ nạo phá thai cao nhất Thế giới. Có đến 20% số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên, có đến 5% phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi
theo Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em thống kê được kết quả như trên. Có đến
50% các ca nhiễm HIV/AIDS dưới độ tuổi 25. Việt Nam từ rất sớm đã triển
khai các chương trình giáo dục sức khỏe và giáo dục giới tính, tuy nhiên cịn
chưa đạt hiệu quả cao do đây là cơng việc khó khăn, phức tạp và tế nhị. Khơng
chỉ là sự địi hỏi quan tâm của ngành y tế nói riêng mà là sự chung tay của tồn
xã hội nói chung để cùng phối hợp thực hiện hiệu quả nhất [3].
1.2 Kiến thức chung
1.2.1 Định nghĩa vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN là những người trong độ tuổi
từ 10-19. Như vậy, những người này ở độ tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng
thành. Tổ chức này cũng quy định thanh niên là những người trong độ tuổi từ
15-24, còn những người trẻ tuổi là những người trong độ tuổi từ 10-24.
Tuổi VTN được chia thành 3 thời kỳ:
- Thời kỳ VTN sớm: từ 10-13 tuổi
- Thời kỳ VTN giữa: từ 14-16 tuổi
- Thời kỳ VTN muộn từ 17-19 tuổi
Tuổi trẻ là sự chuyển giao của thời thơ ấu sang người trưởng thành. Đây
là thời điểm mà các bạn trẻ có nhiều chuyển biến trong các mối quan hệ xã hội,
trong lối sống và hình thành, hồn thiện nhâncách. Đồng thời là sự phát triển
mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ một cách hồn thiện nhất. Đặc biệt trong độ tuổi
từ 16 đến 19 tuổi hay còn gọi là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên hay tuổi trẻ.
Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển hoàn thiện bản thân,
lứa tuổi này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: “tuổi khó bảo”, “tuổi
5



bất trị”, “tuổi khủng hoảng”,…Giai đoạn này có nhiều thay đổi về thể chất, tinh
thần, cảm xúc, quan tâm nhiều hơn về giới tính và địa vị xã hội [5], [6], [33].
1.2.2 Các đặc trưng của tuổi dậy thì
Đặc tr ưng của lứa tuổi này là cơ thể có sự phát triển hoàn thiện về thể
chất, cấu trúc mọi cơ quan trong cơ thể đều hoàn chỉnh và thực hiện các chức
năng sinh lý, sinh hoá một cách thuần thục và phối hợp hài hoà, cân đối. Đồng
thời là giai đoạn tâm sinh lý phát triển phức tạp nhất như thích thử nghiệm,
thích thể hiện, khám phá năng lực bản thân một cách năng động, sáng tạo [10].
1.2.2.1

Những biến đổi về tâm lý tuổi dậy thì

Thời kỳ VTN sớm:
- Bắt đầu có ý thức mình khơng cịn là trẻ con, muốn được độc lập.
- Muốn được tôn trọng được đối xử bình đẳng như người lớn.
- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè.
- Quan tâm đến hình thức bên ngồi và những thay đổi của cơ thể.
- Tị mị, thích khám phá, thử nghiệm.
- Bắt đầu phát triển tư duy và trừu tượng.
- Có những hành vi mang tính bốc đồng và thử nghiệm.
Thời kỳ VTN giữa:
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể.
- Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng thốt ra
khỏi sự kiểm sốt của gia đình.
- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều bạn bè đồng trang lứa.
- Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình
yêu.
- Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
- Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi.

6


- Bắt đầu thử thách các quy định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội
đặt ra.
Thời kỳ VTN muộn:
- Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề lớn hơn.
- Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
- Ảnh hưởng khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân
tương đối ổn định.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan
hệ gia đình.
- Chú trọng mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn là nhóm.
- Định hướng cuộc sống nghề nghiệp rõ ràng hơn.
- Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình u mang tính
thực tế hơn [10].
1.2.2.2 Những thay đổi về sinh lý tuổi dậy thì
Thay đổi ở tuổi dậy thì nam
Ở nam, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 9-14 tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là tinh
hoàn bắt đầu to lên, kéo theo sự phát triển về kích thước của dương vật, sau nữa
là lông mu, ria mép… xuất hiện. Thân hình cao lên nhanh chóng, các xương
dài phát triển, bàn tay, bàn chân to lên, dài ra, khuỷu tay, đầu gối to lên đáng
kể. Thanh quản mở rộng vỡ tiếng, tiếp đó là sự phát triển các cơ bắp ở ngực,
vai, đùi. Bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới, giai đoạn dậy thì được
đánh dấu rõ rệt bằng sự xuất tinh [21].
Thay đổi ở tuổi dậy thì nữ
Dấu hiệu đầu tiên là có núm vú cứng trong quầng vú. Cùng với đó là sự
phát triển lông mu, tử cung to và dày hơn, xương hơng nở ra. Con gái lớn nhanh
trước khi có kinh nguyệt. Phát triển chiều cao rất nhanh và khi 17-18 tuổi có
thể bằng phụ nữ trưởng thành. Ít khi có khối cơ phát triển mạnh như con trai [21].

7


×