Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ ĐÃ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.25 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN THỐNG KÊ Y TẾ-DÂN SỐ-SỨC KHỎE SINH SẢN
----------

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ ĐÃ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ
TUỔI SINH ĐẺ TẠI XÃ THỦY PHÙ, TX.HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017

LỚP: YHDP3C
TỔ: 2


1.


MỤC LỤC
Contents


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khỏe sinh sản là chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người từ khi mới là bào
thai cho đến khi già. Sức khỏe sinh sản là phần không thể thiếu để con người phát triển
hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội.Đây là một vấn đề ngày nay rất được quan tâm
trên phạm vi toàn thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong lĩnh
vực sinh sản và tình dục.Đầu tư cho chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản là cách đầu


tư tổng hợp lồng ghép nhiều hoạt động của các chương trình quốc gia theo chiến lược
nhằm thực hiện việc nâng cao và giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ đã có chồng trong thời kỳ
sinh sản. Cùng với việc đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để các cấp, các ngành làm căn cứ chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững
trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Phụ nữ là cốt lõi của sự phát triển kinh tế và xã hội. Sức khỏe và cuộc sống của họ có ý
nghĩa qua trọng đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn nữa, sức khỏe và đời sống
của phụ nữ là yếu tố cơ bản cho thế hệ tương lai, phụ nữ nắm giữ chức năng của sự sống là
sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Chúng ta vẫn chưa chú ý đầy đủ để đảm bảo rằng họ có thể
thực hiện những việc này một cách an toàn.
Từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài “ Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ”.
Để góp phần vào việc vận dụng các lý thuyết xã hội và kiến thức y học trong việc phân
tích, làm rõ thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành, cũng như các nhân tố tác động đến
vấn đề chăm sóc sức khỏe của phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.Nâng cao nhận
thức của phụ nữ về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chúng em đưa ra
các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã
có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe
sinh sản của phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

4


II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Định nghĩa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất,
tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản
trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc sức khỏe sinh sản(CSSKSS) là một tập
hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS
khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS.
Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống
và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư
vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục.

2. Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi
sinh đẻ trên thế giới và ở Việt Nam.
a. Thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia đã có rất nhiều chính sách,
các hoạt động can thiệp để làm giảm tử vong bà mẹ, trẻ em ở các nước đã, đang phát triển
và đã đạt được những thành công đáng kể. Ngày nay những hoạt động này không chỉ hạn
hẹp ở những lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình nữa mà đã mở rộng
thành khái niệm sức khỏe sinh sản mà đã được thông qua tại hội nghị quốc tế về dân số và
phát triển ( International Conference on Population and Development ICPD) họp tại Cairo
( Ai Cập ) tháng 09/1994.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, làm mẹ an toàn là tất cả phụ nữ đều được nhận sự chǎm sóc
cần thiết để được hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai, trong khi sinh và
sau sinh. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sau
sinh thì phụ nữ phải được cán bộ y tế có trình độ chuyên môn chăm sóc và theo dõi. Trên
thế giới, mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến thai nghén và sinh
đẻ. Tại Lào, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới một tuổi trong năm 2007 là 72/1000 trẻ đẻ sống
cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Trong khi đó,
tỷ lệ tử vong mẹ ở Lào là rất cao với 405/100.000 trẻ đẻ sống. Nguyên nhân chủ yếu là do
tình trạng sức khỏe bà mẹ kém trong quá trình mang thai và các biến chứng có liên quan
đến thai nghén, sinh đẻ và sau sinh; đặc biệt là do các biến chứng, tai biến sản khoa xảy ra
trong chuyển dạ và sau sinh. Hầu hết các trường hợp tử vong mẹ và con này đều có thể

tránh được bằng cách chăm sóc sức khỏe toàn diện cho tất cả các bà mẹ trong quá trình
thai nghén; đặc biệt là chăm sóc, theo dõi tốt cho các bà mẹ trong chuyển dạ và sau khi
sinh. Tại các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân
chính có liên quan đến bệnh tật và tử vong ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây cũng là
nguyên nhân gây ra ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật ở độ tuổi này, nhiều hơn bất kỳ một
vấn đề sức khỏe nào khác. Chủ yếu là do tình trạng sức khỏe bà mẹ kém trong quá trình
mang thai và các biến chứng có liên quan đến thai nghén, sinh đẻ và sau sinh; đặc biệt là
5


do các biến chứng, tai biến sản khoa xảy ra trong chuyển dạ và sau sinh. Hầu hết các
trường hợp tử vong mẹ và con này đều có thể tránh được bằng cách chăm sóc sức khỏe
toàn diện cho tất cả các bà mẹ trong quá trình thai nghén; đặc biệt là chăm sóc, theo dõi tốt
cho các bà mẹ trong và sau sinh.
b. Việt Nam
Chỉ số nhân khẩu học và chỉ số kinh tế đã nói lên thành công của Việt Nam, tuy nhiên quá
trình công nghiệp hóa nhanh chóng và mức độ di chuyển dân cư ra thành thị tăng đang dần
làm thay đổi cơ cấu và chức năng của xã hội. Việt Nam hiện nay đang đứng trước cả cơ
hội lẫn thách thức, bao gồm cả trong lĩnh vực y tế.
Tỷ trọng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS) còn thấp. Nhiều dịch vụ chăm sóc SKSS thiết yếu (chăm sóc trẻ sơ sinh bằng
phương pháp Căng-gu-ru, chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục...) còn chưa sẵn có ở
tuyến y tế cơ sở. Thêm nữa, người dân 3 địa phương này cũng vẫn còn gặp rủi ro tài chính
khi sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, có tới 13,6% hộ gia đình sẽ bị rơi vào bẫy nghèo nếu
chi phí thêm cho dịch vụ chăm sóc SKSS.Sự phát triển của xã hội cũng đồng thời tạo ra
những thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc SKSS.
Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) đã nêu ra các vấn đề chủ yếu sau trong lĩnh vực sức
khỏe sinh sản ở Việt Nam:
o
Tỷ lệ tránh thai phổ biến cao (75%), trong đó đa số chị em phụ nữ sử dụng vòng

tránh thai (IUDs) và các biện pháp tránh thai tự nhiên. Việc tiếp cận các biện pháp tránh
thai hiện đại còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 52.6%.
o
Không phải tất cả người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận các thông tin và dịch vụ
về sức khỏe sinh sản. Vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình, và những người dân
sống ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối mặt với những khó khăn trong việc tìm kiếm và
tiếp cận các thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng.
o
Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (20%) và
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cao (25%).
o
Những đóng góp của y tế công đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con, tuy
nhiên tử vong mẹ vẫn còn ở mức cao (29.9/1000), đặc biệt ở miền trung cao nguyên và các
tỉnh miền núi phía bắc.
Đối với phụ nữ, quãng thời gian từ 15-49 tuổi là một thời kỳ đặc biệt vì ở giai đoạn này
người phụ nữ thực hiện chức năng quan trọng của mình đó là chức năng sinh sản. Tại Việt
Nam, với dân số theo số liệu Tổng điều tra Dân số sơ bộ 2014 là 90.728,9 , trong đó phụ
nữ chiếm 45.970,8, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi chiếm 55,1% tổng số phụ
nữ . Như vậy, tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Sức khỏe sinh sản là mối
quan tâm của cả cuộc đời người phụ nữ bởi sự liên quan và dễ đưa đến những nguy cơ rủi
ro về sức khỏe từ tình dục và sinh sản. Phần lớn gánh nặng sức khỏe của phụ nữ đều liên
quan tới tình dục và sinh sản . Những điều kiện liên quan đến sức khỏe sinh sản chiếm một
nửa trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật cho phụ nữ ở tuổi sinh
6


đẻ. Nhưng hiện nay, chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến CSSKSS để người
phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản một cách an toàn. Tại Việt Nam, theo ước tính, mỗi
năm vẫn có khoảng 1000 bà mẹ chết do các nguyên nhân kể trên và như vậy mỗi ngày trên
cả nước có tới 3 phụ nữ chết có liên quan đến thai sản.

3. Một số nghiên cứu liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhận thức, thái độ,thực hành của
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với hàng loạt các vấn đề xã hội có liên quan. Như:
- Nghiên cưú về “ Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch
Long Vỹ- Hải Phòng” từ tháng 01/2008 đến tháng 05/2008 đã tìm hiểu mức độ nhận thức
về sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo và từ nhận thức đó họ hành động ra sao,thực
trạng hành vi chăm sóc sức khỏe của họ như thế nào.Nghiên cưú đã tìm hiểu các yếu tố tác
động đến việc CSSKSS của phụ nữ huyện đảo, nguyện vọng của phụ nữ huyện đảo về
công tác CSSKSS ở địa phương và đưa ra một số giải pháp , khuyến nghị phù hợp nhằm
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực cho
phụ nữ huyện đảo.
- Nghiên cứu về “Nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 – 49
tuổi tỉnh Vĩnh Long” năm 2015. Qua nghiên cứu có 90,4% phụ nữ từng nghe nói và 96,7%
phụ nữ biết về triệu chứng của bệnh, tuy nhiên chỉ có 11,8% trong số đó có kiến thức
đúng. Đối với tuổi sinh con đầu lòng, 67,4% cho rằng tốt nhất là từ 20 – 25 tuổi, 25 – 30
chiếm 20%, còn 1,4% cho rằng tốt nhất nên sinh con ở độ tuổi 30 – 35. Đề tài cũng khảo
sát về kiến thức thời điểm dễ thụ thai và kết quả là có 33,4% phụ nữ có hiểu biết về vấn đề
này. Từ đó đề xuất và khuyến nghị cũng như đưa ra những giải pháp để nâng cao chất
lượng CSSKSS của phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 bao gồm nguồn nhân lực, trang thiết
bị, cơ chế chính sách, kinh phí, sự phối hợp giữa các ngành truyền thông, giáo dục sức
khỏe, tổng đài tư vấn qua điện thoại

7


4. Nét đặc trưng địa bàn nghiên cứu

4.1. Tổng quan đặc điểm về địa bàn : xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.
- Là xã thuộc vùng đồng bằng nằm phía Nam Thị xã Hương Thủy, cạnh sân bay và khu
công nghiệp Phú Bài. Có tọa độ vị trí địa lý từ 16o21’41”vĩ độ Bắc đến 107o42’39” kinh độ

Đông. Tổng diện tích: 34,27 km2, dân số: 14.562(2015) người với 3.212 hộ, mật độ dân số
: 424,92 người/km2. Tổng số thôn : 11, loại đơn vị hành chính: Loại I
+ Phía Đông giáp với sông Đại Giang, xã Vinh Thái (huyện Phú Vang)
+ Phía Tây giáp với xã Phú Sơn.
+ Phía Nam giáp với xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc).
+ Phía Bắc giáp với phường Phú Bài, xã Thủy Tân.
4.2. Kinh tế - văn hóa – xã hội.
-Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trên 70% và 30% còn lại chủ yếu sống
bằng ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, buôn bán. Có nhiều doanh nghiệp tư nhân.
- Xã Thủy Phù phía bắc giáp khu công nghiệp Phú Bài; do đó thanh niên địa phương có
nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định.
-Trên địa bàn Thị xã Hương Thủy có 2 tôn giáo chính đó là: Phật giáo và Thiên Chúa
giáo.
- Trong xây dựng đời sống văn hóa xã hội, kinh tế: đời sống nhân dân khá ổn định; thu
nhập bình quân đầu người tăng hàng năm; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư nâng cấp
tạo diện mạo mới ở nông thôn. Từng bước góp phần vào việc thực hiện chương trình xây
8


dựng Nông thôn mới tạo nền tảng cho Thủy Phù trong xây dựng mô hình nông thị mới
trong tương lai.
- Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể trong hệ thống
chính trị luôn được coi trọng, tổ chức được kiện toàn củng cố, duy trì hoạt động thường
xuyên, nề nếp. Các tổ chức đảng, đoàn thể hoạt động đạt kết quả tốt.
4.3. Giáo dục và y tế.
Hiện tại, trên địa bàn xã Thủy Phù hiện có 3 trường học, 1 trạm y tế .
a. Về Y tế
Công tác y tế tiếp tục hoạt động có nhiều tiến bộ, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
nhân dân có nhiều cố gắng, đã triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, thực hiện tốt
chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra

trên địa bàn.
b. Về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Việc triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông dân số, lồng ghép dịch vụ KHHGĐ có
chuyển biến nhưng còn gặp nhiều khó khăn và việc đăng ký cụm mô hình không sinh con
thứ 3 trở lên cho các cặp vợ chồng tham gia còn hạn chế.

9


III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: báo cáo được thiết kế theo mô tả cắt ngang.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: ngày 1/9/2017-30/11/ 2017.
2. Đối tượng nghiên cứu.
- Các phụ nữ có chồng ở độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) tại xã Thủy Phù, thị xã Hương
Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.
3.1.Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Zα2 / 2 . p (1 − p)
n=
d2

n: số lượng mẫu nghiên cứu

Z2α/2: độ tin cậy. Với khoảng tin cậy 95%, ta có Z2α/2 = 1,96
p: tỷ lệ phụ nữ có chồng có kiến thức, thái độ, thực hành CSSKSS(p =0,7)
d: độ chính xác mong muốn. d=0,05
Từ công thức trên ta tính được n=550.
Dự phòng thêm 10%.Vậy cỡ mẫu được chọn là 600.
3.2.Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chọn xã Thủy Phù, Thị xã Hương Thủy với 10 thôn.Chọn 50% số thôn.Vậy
cần chọn 5 thôn.
- Giai đoạn 2: Chọn hộ gia đình.
+ Lập danh sách số hộ tương ứng của mỗi thôn lên 1 bảng.Chọn ngẫu nhiên ở mỗi thôn
120 hộ có phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
3.3.Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Những người phụ nữ hoàn toàn tỉnh táo và độ tuổi (trên 18 tuổi), là người có khả năng
biết rõ thông tin trong hộ gia đình, đồng ý tham gia trả lời câu hỏi.
10


- Loại trừ những số hộ vắng nhà, đi làm xa.
4. Phương pháp thu thập số liệu.
4.1.Công cụ thu thập số liệu: Phiếu phỏng vấn .
- Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu với các nội dung chính:
+ Phần I. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
+ Phần II. Kiến thức về CSSKSS ở phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
+ Phần III. Thái độ về CSSKSS ở phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
+ Phần IV. Thực hành về CSSKSS ở phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
4.2.Phương pháp thu thập số liệu:
- Sử dụng các thông tin có sẵn .
+ Thông tin từ các nghiên cứu trước.
+ Từ các báo cáo định kỳ của cơ sở y tế.

- Quan sát của điều tra viên
+ Quan sát và ghi chép về tình hình khám sức khỏe sinh sản và những xét nghiệm của đối
tượng cần nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp sử dụng phiếu phỏng vấn.
- Thảo luận nhóm.
+ Thu thập các thông tin sâu về các khái niệm, nhận thức, hành vi và các ý kiến của nhóm
về việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhằm thu được nhiều thông
tin hơn.
5. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu thu thập từ phiếu phỏng vấn được kiểm tra.
- Nhập số liệu và phân tích trên nền phần mềm SPSS 20
- Các số liệu được tính toán ra tỷ lệ phần trăm (%).
- Bảng, biểu đồ và bài báo cáo được trình bày bằng chương trình Microsoft Office Word
2010 và Microsoft Office Excel 2010.
- Sau khi thu thập thông tin trực tiếp theo mẫu, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
- Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. Các giá trị được tổng kết, tính giá
trị phần trăm.
6. Đạo đức trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Y dược Huế, UBND xã
Thủy Phù, trạm Y tế xã Thủy Phù.
11


- Việc tham gia của đối tượng nghiên cứu hoàn toàn trên cơ sở mong muốn tự nguyện
tham gia sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu.
- Đảm bảo bí mật các thông tin mà đối tượng tham gia nghiên cứu cung cấp.
- Thông tin thu thập trung thực, khách quan, chính xác.
- Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
7. Hạn chế trong nghiên cứu.
- Cỡ mẫu nhỏ.


12


IV.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

1. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ.
Bảng 1: Chị đã từng nghe về các dich vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản?
Hiểu biết

Không

Số lượng

Tỷ lệ( %)

Bảng 2: Chị biết về các dịch vụ chăm sóc SKSS đó từ nguồn thông tin nào?
Nguồn
Số lượng
Cán bộ Dân số-Y tế
Đài truyền hình
Sách, báo, tạp chí, tờ rơi
Bạn bè, người thân
Internet
Khác

Tỷ lệ( %)


Bảng 3: Chị biết các BPTT nào?
Biện pháp
Bao cao su
Đặt vòng
Thuốc tránh thai dạng uống
Thuốc tránh thai dạng tiêm
Triệt sản nữ
Triệt sản nam
Xuất tinh ngoài âm đạo
Thuốc cấy tránh thai
Tính theo chu kì vòng kinh

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Khác
Bảng 4: Chị có biết về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai không ?
Hiểu biết

Không

Số lượng

Tỷ lệ

Bảng 5: Theo chị cho con bú sữa mẹ hay sữa ngoài là tốt hơn?
Lựa chọn
Sữa mẹ


Số lượng

Tỷ lệ
13


Sữa ngoài
Bảng 6: Chị có biết về số lần khám thai định kỳ trong quá trình mang thai
Hiểu biết

không

Số lượng

Tỷ lệ

2. Thái độ về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi
sinh đẻ.
Bảng 7: Chị có quan tâm về các BPTT không?
Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm
Ít quan tâm
Không quan tâm

Số lượng

Tỷ lệ(%)


Bảng 8: Ý kiến của chị về sử dụng các BPTT?
Ý kiến
Rất nên dùng
Nên dùng
Không nên dùng
Không ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Bảng 9: Chị có hài lòng về các BPTT đang dùng không?
Mức độ
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Không ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Bảng 10: Chị có quan tâm đến việc khám sức khỏe định kì không
Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm
Ít quan tâm
Không ý kiến

Số lượng


Tỷ lệ(%)

Bảng 11: Chị có quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mẹ và con hay không?
14


Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm
Ít quan tâm
Không ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ(%)

3. Thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã có chồng trong độ
tuổi sinnh đẻ

Bảng 12: Các BPTT đã được sử dụng

BPTT
Bao cao su
Đặt vòng tránh thai
Thuốc tránh thai dạng uống
Thuốc tránh thai dạng viên
Triệt sản nữ
Triệt sản nam
Xuất tinh ngoài âm đạo

Thuốc cấy tránh thai
Tính chu kỳ vong kinh
Khác

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Bảng 13: Khám thai định kỳ trong quá trình mang thai:
Số lượng

Tỷ lệ(%)


Không
Bảng 14: Số lần khám thai trong quá trình mang thai
Số lần
0
1
2
3
Trên 3 lần

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)


Bảng 15: Địa điểm sinh con.
Địa điểm

15


Tại nhà
Trạm Y tế xã
Bệnh viện
Khác
Bảng 16: Thời gian cho con bú.
Thời gian
Dưới 6 tháng
6-12 tháng
12-24 tháng
Trên 24 tháng

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Bảng 17. Chế độ ăn uống trong quá trình mang thai.
Chế độ ăn
Số lượng
Theo chuyên gia
Theo bác sĩ
Theo kinh nghiệm của
người khác
Theo bản thân

Khác

V.

Tỷ lệ(%)

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

STT

Các công việc/nội dung

Thời gian (ngày)

1

Tìm hiểu vấn đề thông in 2
sức khỏe

Người thực hiện
Cả nhóm
16


2
3
4

Xác định vấn đề ưu tiên
1

Tổng quan tài liệu
2
Hình thành mục tiêu và 4
câu hỏi nghiên cứu

5

Đối tượng và Phương 3
pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu, thu 6
thập số liệu
Phân tích, xử lý số liệu
4

6
7
8

Dự trù kinh phí thực hiện 1
nghiên cứu khoa học
Viết đề cương nghiên cứu 2
khoa học
Tổng kết, viết báo cáo, 3
trình bày powerpoint

9
10

Cả nhóm
Phan Thị Linh

Phan Thị Linh,
Phạm Khắc Lâm,
Nguyễn Thị Thanh Ly,
Võ Thị Lan Hương
Thái Trung Kiên,
Hoàng Thị Huyền
Cả nhóm
Phạm Ngọc Mỹ,
Nguyễn Phi Long,
Nguyễn Thành Luân
Lê Hạnh Ngân,
Nguyễn Thành Luân
Cả nhóm
Cả nhóm

 Kế hoạch tiến hành:
Sau khi thảo luận, trao đổi thống nhất và đã hoàn thành đề cương nghiên cứu, chúng em
tiến hành như sau:
• Tuần 1: Chuẩn bị, viết đề tài nghiên cứu
Buổi 1:
Các thành viên trong nhóm tự tìm hiểu thông tin về các vấn đề sức khỏe tại xã Thủy Phù
Buổi 2:
Tập hợp nhóm, thỏa luận phân tích vấn đề sức khỏe, chọn ra vấn đề sức khỏe ưu tiên
Buổi 3, buổi 4, buổi 5:
- Tìm các nguồn tài liệu có liên quan tới đề tài được chọn
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm tìm hiểu kiến thức và thông tin về
vấn đề sức khỏe.
- Thảo luận nội dung và giao nhiệm vụ cho các thành viên
- Thảo luận kế hoạch thực hiện đề tài
- Thảo luận, lập bộ câu hỏi cho đề tài

Buổi 6
- Thống nhất, hoàn chỉnh đề tài. Hoàn chỉnh nội dung bộ câu hỏi.
17


• Tuần 2: Tiến hành thu thập số liệu
- Các thành viên đi theo nhóm 2 người thu thập số liệu từ phiếu điều tra.
• Tuần 3: Tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu thu được, chuẩn bị bài báo cáo và
thuyết trình trước lớp:
- Tập hợp, phân tích, xử lí số liệu (sử dụng các phần mềm ứng dụng như epidata để nhập
số liệu, SPSS để xử lí số liệu)
- Chuẩn bị bài báo cáo và thuyết trình trước lớp.

VI.

DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU

STT

NỘI DUNG

1

Thu thập thông tin 50.000đ/người/ngày
ban đầu
người x 02 ngày

2

Nhân lực đi điều tra


3

Làm

việc

THÀNH
TIỀN (đồng)

DIỄN GIẢI
x

10

1.000.000đ

100.000đ/người/ngày x 10
5.000.000đ
người x 5 ngày

nhóm, 100.000đ/người/ngày

x

5 1.000.000đ
18


phân tích xử lý số

người x 2 ngày
liệu nghiên cứu



4

In ấn

500.000đ

500.000đ

5

Văn phòng phẩm

200.000đ

Tổng cộng

7.700.000đ

(Bằng chữ: bảy triệu bảy trăm ngàn đồng )

19


.


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định
2013/QĐ-TTg, 14/11/2011)
2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ vùng Duyên hải
Nam Trung bộ - Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng và cộng sự (Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Y tế) 17/9/2014.
3. QUYẾT ĐỊNH Số: 4620/QĐ-BYT - Về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” 2009
4. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại việt nam giai đoạn 2006 2010Bùi Thị Thu Hà, Nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Tế Công Cộng Hà Nội.
5. Các xu hướng, những khác biệt và yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt Nam: Bằng
chứng từ các cuộc tổng điều tra dân số và điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 - Quỹ Dân
số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe
sinh sản tại việt nam giai đoạn 2006 - 2010
6. Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển - Ủy Ban Dân
số và Phát triển Liên Hợp Quốc.
7. Lê Minh Thi (2015), Thực trạng tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai của bà mẹ
có con dưới 1 tuổi tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Y tế công cộng, tập 12, số
2 (36), tháng 6/2015.
8. Nguyễn Nguyên Ngọc (2015), Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và 1 số
yếu tố liên quan ỏ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tạo xã Trừng Xá, Lương Tài, Bắc
Ninh năm 2013, Tạp chí y học thực hành.
9. Thực trạng bao phủ chăm sóc Sức khỏe sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam - Vụ Bảo
hiểm y tế (Bộ Y tế), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Viện Nghiên cứu
Y xã hội học (ISMS) và Trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế - Đại học Y Hà Nội (CHSR).

20


Mã số phiếu:…….
PHIẾU ĐIỀU TRA

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ ĐÃ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN

TT
A
A1
A2

CÂU HỎI
TRẢ LỜI
THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên
……………………………………………………………….
Tuổi
……………

A3

Dân tộc

A1
0
B
B1

Số con

1. Kinh
2. Khác
A4 Tôn giáo

1. Phật giáo
2. Thiên chúa giáo
3. Khác(ghi rõ):…………………………………………
A5 Địa chỉ
………………………………………………………………
…………….
A6 Nghề nghiệp:
1. Nông dân
2. Công nhân
3. Công chức, viên chức
4. Buôn bán
5. Học sinh/sinh viên
6. Khác(ghi rõ)………………………………………
A7 Trình độ học
1. Mù chữ
vấn
2. Biết chữ
3. Tiểu học
4. Trung học cơ sở
5. Học nghề
6. Trung học phổ thông
7. Đại học
8. Sau Đại học
A8 Đánh giá chủ
1. Khó khăn
quan điều kiện
2. Vừa đủ
kinh tế gia đình
3. Thoải mái
…………………………………..

A9 Độ tuổi kết hôn

KIẾN THỨC
Chị đã từng

Trai…………….Gái………………
1. Có
21


nghe về các
dich vụ chăm
sóc sức khỏe
sinh sản chưa?
Chị biết về các
dịch vụ chăm
sóc SKSS đó từ
nguồn thông
tin nào?
(Nhiều lựa
chọn)

2. Không

B3

Chị biết các
BPTT nào?

1. Bao cao su

2. Đặt vòng
3. Thuốc tránh thai dạng uống
4. Thuốc tránh thai dạng tiêm
5. Triệt sản nữ
6. Triệt sản nam
7. Xuất tinh ngoài âm đạo
8. Thuốc cấy tránh thai
9. Tính theo chu kì vòng kinh
10. Khác(ghi rõ):…………….

B4

Chị có biết về
chế đọ dinh
dưỡng cho bà
mẹ mang thai
không?
Theo chị cho
con bú sữa mẹ
hay sữa ngoài
là tốt hơn?
Chị có biết về
số lần khám
thai định kỳ
trong quá trình
mang thai
THÁI ĐỘ
Chị có quan
tâm về các
BPTT không?

Ý kiến của chị
về sử dụng các
BPTT?

1. Có
2. Không

B2

B5

B6

C
C1
C2

1. Cán bộ Dân số-Y tế
2. Đài truyền hình
3. Sách, báo, tạp chí, tờ rơi
4. Bạn bè, người thân
5. Internet
6. Khác(ghi rõ) :…………………

1. Sữa mẹ
2. Sữa ngoài
1. Có
2. Không

1.Rất quan tâm. 2.Quan tâm.

4.Không quan tâm.

3.Ít quan tâm.

1.Rất nên dùng. 2.Nên dùng.
4.Không ý kiến.

3.Không nên dùng.

22


C3

C4

C5

D
D1

D2

D3

D4

D5

D6


Chị có hài lòng
về các BPTT
đang dùng
không?
Chị có quan
tâm đến việc
khám sức khỏe
định kì không?
Chị có quan
tâm đến chế độ
dinh dưỡng của
mẹ và con hay
không?
THỰC HÀNH
Chị đã sử dụng
các BPTT nào

1.Rất hài lòng.
2.Hài lòng.
4.Không ý kiến.

3.Không hài lòng.

1. Rất quan tâm. 2. Quan tâm
4. không quan tâm

3. Ít quan tâm.

1. Rất quan tâm. 2. Quan tâm

4. không quan tâm

3. Ít quan tâm.

1. Bao cao su
2. Đặt vòng
3. Thuốc tránh thai dạng uống
4. Thuốc tránh thai dạng tiêm
5. Triệt sản nữ
6. Triệt sản nam
7. Xuất tinh ngoài âm đạo
8. Thuốc cấy tránh thai
9. Tính theo chu kì vòng kinh
10. Khác(ghi rõ):…………….

Trong quá trình
1. Có
mang thai, chị
2. Không
có khám thai
định kỳ hay
không?
Chị đã khám
……………………………………….
thai bao nhiêu
lần trong quá
trình mang thai
Trong các lần
1. Tại nhà
sinh trước anh

2. Trạm y tế xã
chị sinh con ở
3. Bệnh viện
đâu?
4. Khác………….
Thời gian cho
1. < 6 tháng
con bú của chị
2. 6-12 tháng
là bao lâu?
3. 12-24 tháng
4. > 24 tháng
Chế độ ăn uống
của chị trong

1. Theo chuyên gia
2. Theo bác sĩ
23


quá trình mang
thai là như thế
nào?

3. Theo kinh nghiệm của người khác
4. Theo bản thân
5. Khác…..
Ngày…tháng…năm 2017

Người phỏng vấn


Người được phỏng vấn

24



×