Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh trung học phổ thông thành phố hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.83 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐỖ ĐỨC VĂN
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TRÁNH
THAI VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hà Nội - 2013
1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
C VN
NGHIÊN CứU KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH Về
TRáNHTHAI Và BệNH LÂY TRUYềN QUA ĐƯờNG TìNH DụC ở HọC
SINH TRUNG HọC PHổ THÔNG THàNH PHố HảI DƯƠNG NĂM
2013
Chuyờn ngnh: Sn Ph Khoa
Mó s: 60 72 01 31
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc
PGS.TS. NGUYN NGC MINH
H Ni - 2013
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)
BCS Bao cao su
BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BPTT Biện pháp tránh thai
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
DCTC Dụng cụ tử cung


DS- KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ĐY/KĐY Đồng ý / Không đồng ý
HS/ SV Học sinh/ sinh viên
QHTD Quan hệ tình dục
SKSS /SKTD Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục
SAVY1 Điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam, 2003
SAVY2 Điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam, 2008
STIs Sexually Transmitted Infections (Bệnh lây truyền qua đường
tình dục )
TDAT Tình dục an toàn
THCS/THPT Trung học cơ sở/ Trung học phổ thông
TPHD Thành phố Hải Dương
VTN/TN Vị thành niên/ Thanh niên
UNFPA United Nations Population Fund ( Quĩ dân số liên hợp quốc )
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời, giai đoạn tuổi mà một
người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành hoàn
toàn. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1998) vị thành niên là những người
từ 10 - 19 tuổi, là giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân
từ một đứa trẻ dần trở thành người trưởng thành. VTN/TN có đặc điểm tâm
sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, năng
động, sáng tạo. Với những đặc điểm này, VTN/TN liên tục đối mặt với những
thách thức cũng như nguy cơ. Do đó, VTN/TN cần được đáp ứng nhu cầu cơ
bản gồm môi trường an toàn, thông tin chính xác, kỹ năng sống, được tư vấn
và hỗ trợ dịch vụ y tế phù hợp.
Tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai ở tuổi VTN tại nhiều
nước đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Hoạt động tình dục của VTN đến sớm và nhiều hơn so với trước kia tùy

thuộc vào từng Quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Ở các nước phát triển
như Newzealand có 49% VTN (15-19 tuổi) có quan hệ tình dục trước hôn
nhân, Ở Mỹ là 46% và Thụy Điển là 54,2% nam VTN đã có quan hệ tình
dục . Tại Indonesia, theo cơ quan kế hoạch Quốc gia đã đưa ra thông báo hơn
một nửa số thanh thiếu niên ở Jakarta đã tham gia quan hệ tình dục trước hôn
nhân .
4
Việt Nam là Quốc gia được xếp trong các nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tỷ lệ phá thai/
tổng số đẻ chung toàn quốc là 52%, tỷ lệ phá thai là 83/1000 phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản và tỷ suất phá thai là 2,5 lần/phụ nữ . Theo thống kê của Hội kế
hoạch hóa gia đình mỗi năm có khoảng từ 1,2 - 1,6 triệu phụ nữ phá thai,
trong đó có khoảng 20% phụ nữ phá thai thuộc nhóm tuổi VTN/TN .
Kết quả điều tra tại Hải Dương năm 2006 cho thấy: 18,6% số phá thai
tại một số cơ sở y tế công lập thuộc nhóm tuổi VTN và TN trong đó 4,6%
thuộc nhóm tuổi từ 15- 19 tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với năm 2001 (0,9%), đã
xuất hiện thai nghén thuộc nhóm vị thành niên sớm (11-13 tuổi) cá biệt có trẻ
có thai to không thể đình chỉ thai nghén được. Số ca nhiễm HIV/AIDS nhóm
tuổi 10-24 chiếm 22,6% tổng số nhiễm, trong đó nhóm tuổi 20 -24 chiếm
19,9% tổng số nhiễm và chiếm 88,9% số nhiễm trong nhóm tuổi 10-24 .
Để tìm hiểu thêm những vấn đề về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành
niên tại Hải Dương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái
độ, thực hành về tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học
sinh trung học phổ thông thành phố Hải Dương năm 2013”.
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của
học sinh trung học phổ thông - TPHD.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục của học sinh trung học phổ thông - TPHD.
5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Vị thành niên
Theo tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là những người trong độ tuổi
10-19 và chia làm 3 nhóm: VTN sớm (10-13), VTN giữa (14-16) và VTN
muộn (17-19) .
Ở Việt Nam, vị thành niên là những người trong độ tuổi 10-19, thanh
niên là những người trong độ tuổi 15-24. Khái niệm vị thành niên và thanh
niên dùng để chỉ người trong độ tuổi 10-24.
1.1.2. Dậy thì
Một thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển về thể chất và trưởng
thành của VTN, đó là thời điểm dậy thì. Những thay đổi về cơ thể thường kéo
theo những thay đổi về tâm sinh lý và tình cảm, đây thực sự là một thử thách
không chỉ cho bản thân VTN mà còn cho cả cha mẹ. Dấu hiệu quan trong
nhất đối với người thiếu nữ là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, đối với nam là
hiện tượng xuất tinh hoặc mộng tinh lần đầu tiên.
1.1.3. Sức khỏe sinh sản
SKSS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không
chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản, chức
năng và quá trình sinh sản (Hội nghị Cairo 1994). Như thế SKSS cũng có thể
hiểu là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả
năng sinh sản, tự do quyết định sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh
bao nhiêu con.
6
Chương trình hành động của Hội nghị Cairo cũng đã đề cập đến nội
dung cơ bản của SKSS là:
- Tư vấn, giáo dục, truyền thông và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả
và chấp nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới.
- Chú trọng sức khỏe VTN ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình

dục và sinh sản.
- Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, bao gồm
cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau đẻ.
- Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh
LTQĐTD.
- Điều trị vô sinh.
- Xử trí các vấn đề sức khỏe phụ nữ như các bệnh phụ khoa, giáo dục
tình dục học cho cả nam và nữ, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi
hành vi tình dục và sinh sản .
1.1.4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là những nội dung về sức khỏe sinh sản
liên quan đến lứa tuổi vị thành niên, bao gồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là
đối với vị thành niên gái. Những hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe khi có
thai, biến đổi của cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này của mỗi con
người, phát triển hiểu biết về tình dục học và sức khỏe tình dục là những mặt
quan trọng của SKSS trong suốt đời người. Ngoài ra, những vấn đề khác của
tuổi VTN hiện còn là những bất cập như tình yêu, quan hệ tình dục, phòng
tránh thai, nạo hút thai. Sinh đẻ ở tuổi VTN, viêm nhiễm đường sinh sản, các
BLTQĐTD, bao gồm cả HIV/AIDS.
7
Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển cũng thu hút sự chú ý đến
những nhu cầu về SKSS của VTN đã và đang bị các dịch vụ SKSS hiện hành ở
phần lớn các nước bỏ quên. Chương trình hành động của Hội nghị tuyên bố rất
rõ ràng rằng cần phải cung cấp rộng rãi các thông tin và dịch vụ cho VTN để
giúp họ hiểu được các nhu cầu tình dục của bản thân và bảo vệ họ trước nguy
cơ có thai ngoài ý muốn, các BLTQĐTD có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Làm mẹ khi ở tuổi VTN thì người mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn rất
nhiều so với mức bình thường và tăng rủi ro đau ốm/ bệnh tật và tử vong cho
con cái họ. Ở nhiều nước, VTN bị ép buộc hoặc bị thúc bách phải có hoạt
động tình dục. Phụ nữ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghèo, là nhóm dễ gặp

rủi ro nhất. VTN (cả trai và gái) sớm bắt đầu quan hệ tình dục càng dễ gặp
nguy cơ lây nhiễm các BLTQĐTD kể cả HIV/AIDS, bởi họ thường không
được ai chỉ bảo cách tự bảo vệ mình như thế nào.
1.1.5. Tình dục
Tình dục không chỉ là quan hệ xác thịt như những cư dân cổ xưa ở thời
kỳ đồ đá, tình dục ngụ ý tình yêu và ân ái, là nền tảng của hôn nhân và gia
đình, nó lan tỏa sang các lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử và văn hóa.
Tình dục là nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người. Tình
dục có thể là các cử chỉ hành động đem lại cho nhau khoái cảm như âu yếm,
hôn, vuốt ve và kích thích để đạt khoái cảm. Giao hợp chỉ là một hình thức để
thể hiện tình dục.
Tình dục bao hàm những ý nghĩa cá nhân và xã hội cũng như là hành vi
tình dục và sinh học. Một cách nhìn toàn diện về tình dục bao gồm các vai trò
xã hội, đặc điểm cá nhân, giới và nhân dạng tình dục, sinh học, hành vi tình
dục, các mối quan hệ, suy nghĩ và cảm xúc. Việc thể hiện tình dục bị ảnh
8
hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm những lo ngại mang tính xã hội, đạo đức,
kinh tế, tinh thần, văn hóa và phẩm hạnh.
Tình dục bao gồm các kiến thức, niềm tin, thái độ, các giá trị và hành vi
tình dục của các cá nhân và là một phần không thể thiếu trong các đặc tính cá
nhân của mỗi người. Tình dục phát triển thông qua sự tương tác giữa cá nhân
và các cấu trúc xã hội, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đạo đức, tinh thần, văn
hóa và luân lý học. Những khía cạnh đa dạng của tình dục bao gồm giải phẫu,
sinh lý học và sinh hóa học của hệ thống đáp ứng tình dục; nhân dạng,
khuynh hướng, các vai trò và tính cách; suy nghĩ tình cảm và các mối quan
hệ. Tình dục được bắt đầu từ trước khi chúng ta được sinh ra và kéo dài đến
suốt cả cuộc đời. Sự phát triển đầy đủ của tình dục là rất thiết yếu cho một
trạng thái toàn vẹn của cá nhân, giữa các cá nhân với nhau và xã hội.
1.1.6. Sức khỏe tình dục
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Sức khỏe tình dục như là “Sự hòa hợp

thành một hệ thống nhất từ nhiều mặt của cơ thể; cảm xúc, trí thức và xã hội của
cuộc sống tình dục theo chiều hướng tích cực và làm tốt thêm, nhằm nâng cao
nhân cách, giao tiếp và tình yêu. Mỗi người có quyền tiếp nhận thông tin tình
dục và mối quan tâm đến QHTD khoái cảm cũng như sự sinh sản”.
Sức khỏe tình dục là khả năng thể hiện tình dục của một người mà
không có nguy cơ bị nhiễm các BLTQĐTD, có thai ngoài ý muốn, cưỡng
bức, bạo lực và phân biệt đối xử. Nó có nghĩa là khả năng có một cuộc sống
tình dục an toàn, thỏa mãn và có đầy đủ thông tin, dựa trên cách tiếp cận tích
cực với tình dục và sự tôn trọng lẫn nhau trong QHTD. Sức khỏe tình dục
nâng cao tính tự trọng và khả năng tự quyết của cá nhân và cải thiện khả năng
trao đổi thông tin và mối quan hệ với những người khác.
9
1.1.7. Tình dục an toàn
- Tình dục an toàn là những hành vi tình dục bao gồm cả 2 yếu tố: không
có nguy cơ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
- Về phương diện tránh thai, tình dục an toàn gồm sử dụng biện pháp
tránh thai an toàn, hiệu quả và đúng cách.
- Về phương diện phòng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục,
tình dục an toàn có thể chia thành 3 nhóm:
+ Tình dục an toàn (không có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít): mơ tưởng
tình dục, tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ôm bạn tình, kiềm
chế không quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su
khi quan hệ tình dục.
+ Tình dục an toàn tương đối (nguy cơ trung bình): quan hệ tình dục
theo đường hậu môn có sử dụng bao cao su, bằng miệng với âm đạo hay với
dương vật, bằng tay với âm đạo.
+ Tình dục không an toàn (nguy cơ cao): quan hệ tình dục theo đường
âm đạo hay hậu môn mà không dùng bao cao su.
1.1.8. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các BLTQĐTD gây nên do nhiều tác nhân gây bệnh. Các tác nhân này

lây truyền hoặc lan truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ
tình dục (giao hợp), nhưng không chỉ qua QHTD mà còn qua mẹ truyền cho
con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.
Có rất nhiều tác nhân gây nên BLTQĐTD. Một số là các vi rút không
nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học; các loại vi khuẩn, đơn bào và nấm có
thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học. Các loại khác như rận mu có
thể nhìn bằng mắt.
10
Các tác nhân gây BLTQĐTD:
1.1.8.1. Các vi rút:
• Vi rút gây mụn rộp sinh dục (Herpes virut 1 và 2)
• Cytomegalovirus (CMV)
• Vi rút gây viêm gan B (Hepatitis B virus - HBV)
• Vi rút gây sùi mào gà (Human papilloma virus - HPV)
• Vi rút U mềm lây (Molluscum contagiosum virus - MCV)
• Vi rút gây U hạch lympho (HTLV - 1)
• Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)
1.1.8.2. Các vi khuẩn
• Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)
• Chlamydia trachomatis
• Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)
• Trực khuẩn hạ cam (Haemophilus ducrey)
• Mycoplasma hominis
• Ureaplasma urealyticum
• Calymmatobacterium granulomatis
• Lỵ trực khuẩn (Shigella)
• Liên cầu khuẩn nhóm B
11
• Camplylobacter
1.1.8.3. Các đơn bào

• Lỵ amip (Entamoeba histolytica)
• Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
1.1.8.4. Nấm
Nấm men âm đạo: Candida albicans.
1.1.8.5. Các ngoại ký sinh da
• Rận mu
• Ghẻ
Những BLTQĐTD thường gặp nhất
Một số bệnh thường gặp, có thể thấy ở khắp mọi nơi trên Thế giới, đặc
biệt nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng và
lan truyền cho người khác qua quan hệ tình dục, những bệnh này chiếm hơn
90% các BLTQĐTD:
Viêm niệu đạo ở nam: Do lậu cầu khuẩn và C. Trachomatis
Viêm cổ tử cung ở nữ: Chủ yếu do Lậu cầu khuẩn và C. Trachomatis
Viêm âm đạo ở nữ: Trùng roi âm đạo, nấm men Candida và vi
khuẩn kỵ khí âm đạo.
Loét sinh dục: Ở cả nam và nữ, 2 tác nhân gây bệnh chủ yếu
12
Là xoắn khuẩn giang mai và trực khuẩn hạ cam,
gần đây vi rút Herpes ngày càng nhiều hơn.
1.1.9. Biện pháp tránh thai
BPTT là các biện pháp mà các cặp vợ chồng sử dụng nhằm kiểm soát
việc sinh đẻ, để tránh có thai ngoài ý muốn.
Ngày nay một số BPTT còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng
tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.1.9.1. Các biện pháp tránh thai truyền thống
Là những BPTT không cần đến dụng cụ, thuốc men hay thủ thuật tránh
thai nào khác để ngăn cản thụ tinh.
• Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)
Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo đòi hỏi sự chủ động của người

nam giới trong lúc giao hợp. Dương vật được rút nhanh chóng ra khỏi âm đạo
trước lúc có phóng tinh. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở một số
nước phát triển và đang phát triển.
• Kiêng giao hợp định kỳ
Là chọn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phóng noãn, nhằm
mục đích tinh trùng sống không gặp được noãn sống. Phương pháp này đôi
khi được sử dụng kết hợp với một số phuơng pháp khác như: xuất tinh ngoài
âm đạo, vách ngăn… Trong trường hợp này hiệu quả tránh thai sẽ cao hơn.
- Phương pháp Ogino - Knaus: Kiêng giao hợp từ ngày thứ 9 đến ngày
19 của vòng kinh 28 ngày. Cần phải theo dõi liên tiếp hai vòng kinh trước đó
để đánh giá mức độ đều của vòng kinh. Phương pháp này không có hiệu quả,
không thực hiện được ở những người vòng kinh không đều.
13
- Phương pháp ghi thân nhiệt do Ferin đề xuát năm 1947 dựa trên cơ sở
phát hiện ra đường cong thân nhiệt hai thì trong chu kỳ kinh nguyệt có phóng
noãn của Van de Velde (1904). Theo phương pháp này chỉ được giao hợp khi
tăng thân nhiệt 2 ngày, giới hạn của phương pháp này chỉ cho biết giai đoạn
sau phóng noãn.
- Phương pháp chất nhầy cổ tử cung (phương pháp Billings): Không
giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo (đưa 2 ngón tay vào âm
đạo thấy có chất nhầy ở giữa 2 ngón tay) cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy
ẩm ướt.
• Phương pháp tránh thai vô kinh cho bú
Cho con bú sữa mẹ là cách dinh dưỡng lý tưởng nhất cho con đồng thời
cũng giúp người phụ nữ đẻ thưa ra. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi có
đủ các điều kiện sau:
- Chưa có kinh nguyệt trở lại.
- Người phụ nữ phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc gần hoàn
toàn.
- Đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi.

14
1.1.9.2. Các phương pháp tránh thai vách ngăn
• Bao cao su nam
Bao cao su làm bằng nhựa latex mỏng có thể lồng vào dương vật hoặc
đặt vào âm đạo trước khi giao hợp. Nó có tác dụng chứa và ngăn không cho
tinh trùng vào âm đạo nên không thụ tinh.
• Tránh thai trong âm đạo
Cơ chế tác dụng có thể là màng ngăn cơ học, màng ngăn lý học, nhưng
bao giờ cũng có kèm theo chất diệt tinh trùng được bổ sung vào.
- Màng ngăn âm đạo.
- Mũ cổ tử cung.
- Bao cao su nữ.
• Thuốc diệt tinh trùng
Là những chế phẩm hóa chất đặt vào âm đạo trước khi quan hệ tình dục
nhằm mục đích tránh thai. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: dạng gel, kem,
sủi, bọt, viên thuốc, thuốc đạn và màng mỏng.
1.1.9.3. Thuốc viên tránh thai
Thuốc nội tiết tránh thai là một phương pháp tránh thai có hồi phục.
Tùy theo thành phần của viên thuốc người ta có thể chia ra các loại sau:
- Viên kết hợp: trong thành phần có estrogen và progestin
- Viên progestin: trong thành phần chỉ có progestin
Cơ chế tác dụng: ức chế phóng noãn, ức chế phát triển nội mạc tử cung,
làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung.
15
1.1.9.4. Thuốc tiêm tránh thai (DMPA)
DMPA (Depomedroxy Progesterone Acetat) có hàm lượng 150mg. Bản
chất của thuốc là Progestin dạng depot, thuốc sẽ giải phóng hocmon vào trong
tuần hoàn chậm, từ từ. Tiêm một liều thuốc có thể tác dụng từ 2 - 3 tháng.
Cơ chế tác dụng: làm teo nội mạc tử cung, làm quánh đặc chất nhầy cổ
tử cung và ức chế phóng noãn.

Đây là BPTT có hiệu quả cao (99,6%), nhưng làm thay đổi kinh nguyệt
như: mất kinh hoặc có thể chảy máu kéo dài, ra máu giữa kỳ kinh.
1.1.9.5. Thuốc cấy tránh thai
Là Progestin cấy dưới da nhằm ngừa thai trong thời gian dài. Là dạng
thuốc tránh thai có hiệu quả và tiện dụng cho phụ nữ với độ tin cậy cao.
Cơ chế tác dụng: làm đặc chất nhầy CTC, niêm mạc tử cung kém phát triển.
Ức chế phóng noãn do nồng độ Progestin cao liên tục trong máu (Implanon).
1.1.9.6. Dụng cụ tử cung
Cơ chế chính là làm cản trở noãn và tinh trùng gặp nhau. DCTC làm
cho tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ khó khăn, làm giảm khả
năng thụ tinh của tinh trùng đối với noãn và có thể ngăn cản trứng thụ tinh
làm tổ trong buồng tử cung.
• Dụng cụ tử cung MINERA:
Dụng cụ tử cung thế hệ mới (MIRENA) là một loại chứa nội tiết. Đây
là loại DCTC được biết đến với nhiều ưu điểm, đã làm phong phú cho các
phụ nữ khi chọn lựa phương pháp tránh hiện đại và hiệu quả cao. Ngoài tác
dụng tránh thai, MIRENA còn được sử dụng như là phương pháp điều trị duy
trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ nội
mạc tử cung
16
1.1.9.7. Triệt sản nam, triệt sản nữ ( còn gọi là “ Đình sản ” )
• Đình sản nữ:
Nguyên tắc của đình sản nữ là làm gián đoạn 2 vòi trứng dẫn đến noãn
không được gặp tinh trùng, hiện tượng thụ tinh không xảy ra.
Các kỹ thuật thắt, cắt 2 vòi trứng thường được làm ở đoạn eo của vòi
trứng, cách sừng tử cung khoảng 2cm, ở khoảng vô mạch của mạc treo vòi
trứng. Đây là BPTT có hiệu quả cao trên 99%, tỉ lệ thất bại khoảng 0,5%.
• Đình sản nam:
Nguyên tắc của đình sản nam là mở một lỗ nhỏ ở da bìu, cắt và thắt 2
ống dẫn tinh là đường dẫn tinh trùng từ túi tinh tới ống phóng tinh. Sau khi

thắt ống dẫn tinh, người nam giới vẫn có khả năng cương cứng và xuất tinh,
nhưng trong tinh dịch không còn chứa tinh trùng .
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QHTD, SỬ
DỤNG BPTT, BỆNH LÂY TRUYỀN QUA QHTD Ở VỊ THÀNH NIÊN
1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Kiến thức tình dục, SKSS, QHTD lần đầu, tình dục trước hôn nhân
Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy VTN thiếu hụt kiến
thức tình dục, SKSS. Nguồn thông tin về tình dục, SKSS chủ yếu với VTN là
từ sách báo, phim ảnh, bạn đồng lứa. Giáo dục tình dục, SKSS trong nhà
trường và giao tiếp bố mẹ với VTN về tình dục, SKSS rất hạn chế . Các
chương trình can thiệp tăng cường truyền thông, giáo dục tình dục, SKSS ở
gia đình và nhà trường làm giảm nguy cơ QHTD và STIs ở VTN. Ab Rahman
và cộng sự (2010) thấy rằng chỉ 1/3 VTN Malaysia biết rằng có thể có thai dù
chỉ QHTD một lần. VTN nhận thông tin về tình dục, SKSS chủ yếu từ bạn bè
(64,4%) và nam biết nhiều hơn nữ về BPTT . Nghiên cứu của Ali và Manongi
(2011) thấy 50% bố mẹ VTN ở Tanzania đồng tình với thông tin, giáo dục
17
tình dục cho VTN, còn ở Mỹ hầu hết bố mẹ đồng tình và tỷ lệ cao VTN
(96%) được giáo dục đầy đủ tình dục, SKSS, giao tiếp của mẹ là chủ yếu hơn
giao tiếp của bố với VTN về tình dục, SKSS .
Điều tra quốc gia ở Croatia (2007) với học sinh phổ thông 15-19 tuổi
cho thấy 28% nam, 17% nữ có QHTD trước 16 tuổi. QHTD sớm ở nam có
liên quan với đã từng sử dụng chất gây nghiện, đánh nhau, trêu chọc bạn bè.
Nữ dậy thì sớm có liên quan với QHTD sớm . Điều tra chọn mẫu với VTN 18
tuổi tại các trường phổ thông trung học ở Thụy Điển (2007) thấy 3/4 VTN đã
QHTD và phần lớn trả lời hài lòng với đời sống tình dục. Có 5% nữ VTN đã
từng nạo phá thai và 4% VTN đã từng bị STIs. Sử dụng rượu bia có liên quan
với không sử dụng BPTT trong cả lần đầu và lần QHTD gần nhất .
1.2.1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai
VTN sử dụng BCS không thường xuyên trong QHTD với bạn tình thường

xuyên là do niềm tin không cần sử dụng, cam kết tương lai, có quan niệm chung,
phong tục tập quán, mức độ khoái cảm và tình yêu. Nữ VTN có kiến thức tốt
hơn nam về BCS, ít ảnh hưởng bạn đồng lứa hơn, nhận thức nguy cơ lây nhiễm
HIV cao hơn, tự tin hơn. Nhưng nữ lại ít quyết định sử dụng BCS hơn trong
QHTD do nam giới hoặc động lực trong mối quan hệ của họ. Nữ VTN có quan
hệ tình dục trước tuổi 17 ít sử dụng BPTT hơn. Vị thành niên có QHTD không
sử dụng BPTT thường là xuất thân từ các gia đình nhiều thành viên, muốn có
con và xuất thân từ tầng lớp xã hội thấp hơn .
Một số nghiên cứu ở Guatemala, Nigeria, Jamaica, Triều Tiên,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam thấy tỷ lệ cao thanh thiếu niên biết về
nguy cơ QHTD không an toàn, nhưng tỷ lệ sử dụng BCS vẫn thấp, tỷ lệ VTN
Nepal (2010) sử dụng BCS chỉ chiếm 50% . Nghiên cứu ở Brazil (2009) với
VTN 12-19 tuổi thấy 95% VTN biết một BPTT trở lên. VTN biết về các
18
thuốc hoóc môn tránh thai (72%) và nhiều VTN cho rằng nạo hút thai, thuốc
phá thai là BPTT .
1.2.1.3. Bệnh lây truyền qua QHTD ( STIs) và HIV
Nghiên cứu dọc với VTN một số nước châu Á, Thái Bình Dương (2007)
cho thấy 13% nữ và 4% nam đã từng mắc STIs trong đó 33% có QHTD trước
15 tuổi và 55% có nhiều bạn tình. Yếu tố liên quan với mắc bệnh STIs là nữ, có
nhiều bạn tình, đã từng QHTD để nhận tiền hay quà tặng . Nghiên cứu khác
cũng thấy rằng có nhiều bạn tình liên quan đến nguy cơ bệnh STIs ở VTN. Một
số tác giả đề cập rằng quan tâm đến SKSS vị thành niên là vấn đề cấp thiết ở
Châu Á và các nước đang phát triển vì các nguy cơ liên quan mang thai, nạo
phá thai, sức khoẻ và lây nhiễm HIV/AIDs ở VTN .
Nghiên cứu của Dahlback (2003) và Owolabi (2005) ở một số nước
Châu Phi thấy VTN thiếu kiến thức về nguy cơ bệnh lây truyền qua QHTD
bao gồm cả HIV/AIDS , . Nghiên cứu với VTN đã QHTD ở Uganda (2006)
thấy tỷ lệ nữ mắc STIs là 4,5% bị Lậu, 8% trùng roi, và 4% bị giang mai,
15,2% huyết thanh dương tính HIV. Tỷ lệ tương ứng ở nam VTN là 4,7%,

0%, 2,8% , và 5,8% .
Để kiểm soát SKSS và phát hiện các hậu quả xấu tới SKSS ở VTN,
một số tác giả gợi ý cần có một hệ thống chỉ báo sinh học (Biomarkers) về các
giai đoạn phát triển SKSS của VTN để đo lường bản chất, tác động của các
yếu tố có hại với sức khoẻ VTN và các chỉ báo sinh học đảm bảo nhanh,
nhậy, đặc hiệu, dễ sử dụng, dễ tiếp cận, giá thành phù hợp . Báo cáo của
Berlan và cộng sự (2010) cho thấy một số tiến bộ về Vắc-xin và kỹ thuật chẩn
đoán nhanh một số bệnh STIs giúp tiếp cận sớm phòng tránh một số bệnh
STIs ở VTN .
19
1.2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về tình dục, SKSS ở vị thành niên Việt Nam vẫn còn hạn
chế. Các nghiên cứu chủ yếu là định lượng, cắt ngang. Có ít nghiên cứu tiến
hành với VTN 10 - 15 tuổi và chưa có nghiên cứu dọc với VTN 10 - 19 tuổi
tìm hiểu yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN.
Nghiên cứu ở 8 tỉnh, thành phố (1998) về “Tuổi VTN với vấn đề tình
dục và các BPTT” thấy 11,4% VTN cho rằng có thể QHTD trước hôn nhân,
19% VTN đồng ý có thể QHTD trước khi cưới, 17,7% đồng ý có thể QHTD
nếu cả hai cùng thích. Như vậy đa số VTN vẫn không đồng tình với QHTD
trước hôn nhân. Với VTN đã QHTD thì lần đầu QHTD chủ yếu với người yêu
và đã QHTD một lần thì sẽ có nhiều lần. Trong VTN đã QHTD thì trên 96%
biết về BCS, 85% biết thuốc tránh thai nhưng gần 70% VTN không sử dụng
BPTT khi QHTD. Nghiên cứu khác thấy rằng VTN cho rằng có được thông
tin về tình dục và BPTT chủ yếu là từ thông tin đại chúng chứ không phải từ
nhà trường hay gia đình.
Điều tra quốc gia thanh niên, vị thành niên Việt Nam (SAVY1, 2003) cho
thấy tỷ lệ đã QHTD trong VTN chưa kết hôn 14-17 tuổi là 1,1% nam, 0,2% nữ,
tỷ lệ này ở SAVY2 (2008) là 2,2% nam, 0,5% nữ. Số liệu về thực trạng QHTD ở
VTN có thể không phản ánh đúng thực tế do tính nhạy cảm của vấn đề. Nghiên
cứu của Uỷ ban Quốc gia Dân số- KHHGĐ (1999) cũng thấy tỷ lệ QHTD trước

hôn nhân ở nam cao hơn nữ và nạo phá thai VTN tăng lên. Nghiên cứu của
UNFPA (2007) thấy tỷ lệ QHTD ở VTN Việt Nam thấp so với các nước phương
Tây và châu Phi. Kiến thức về BPTT vẫn còn hạn chế ở VTN, các BPTT được
biết nhiều nhất là BCS (Nguyễn Thanh Phong, 2009 ), thuốc tránh thai nhưng rất
ít VTN biết đúng cơ chế tránh thai của BPTT và cũng ít VTN sử dụng BCS
trong QHTD do không chủ động .
20
Nghiên cứu của Đỗ Thu Hồng (2010) tại một trường THCS ở Hà Nội,
học sinh vẫn còn thiếu kiến thức về dậy thì, BPTT, tình dục an toàn và
BLTQĐTD. Gần 2/3 HS biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì ở nữ và ở nam. Đa
số HS đã nghe về BPTT (85,1%). Hơn 3/4 HS biết về BLTQĐTD nhưng chỉ
có hơn 50% HS biết ít nhất một dấu hiệu của BLTQĐTD. Tỷ lệ HS nghe nói
đến quan hệ tình dục an toàn rất thấp, chiếm tỷ lệ 62,3%.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghị tại Chí Linh - Hải Dương, nhiều VTN
biết các bệnh lây truyền qua QHTD như HIV, Lậu, Giang mai nhưng rất ít VTN
đề cập được là Viêm gan B lây truyền qua QHTD. Sự lây bệnh được cho rằng
chủ yếu do quan hệ gái mại dâm, tiêm chích ma tuý. HIV được đề cập có trong
cộng đồng và nguời bị HIV ít được cảm thông giúp đỡ ngoài gia đình .
Nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn (2011) tại khu công nghiệp Đình Trám -
Bắc Giang cho thấy kiến thức về chăm sóc SKSS của lao động trẻ di cư còn
nhiều hạn chế: Chỉ 38,5% ĐTNC biết đúng thời điểm phụ nữ dễ mang thai nhất,
tỷ lệ ĐTNC biết về các BPTT chỉ dưới 50% và 36% biết rằng khi mắc các
BLTQĐTD cần phải nói với chồng/bạn tình.
Quan niệm về tình dục và QHTD cởi mở hơn ở VTN làm tăng nguy cơ
có thai, nạo phá thai và mắc bệnh STIs. Có thai và nạo hút thai ở tuổi VTN là
vấn đề nhạy cảm. Nhiều VTN hiểu sai rằng nạo hút thai là BPTT. Báo cáo
nghiên cứu của UNFPA (2007) thấy các nghiên cứu và số liệu về mang thai
và nạo hút thai ở VTN còn rất hạn chế. Có thai ở tuổi VTN tăng nguy cơ đẻ
bất thường 1,5 lần, tăng nguy cơ đẻ thiếu cân lên 4,5 lần và tăng nguy cơ tử
vong trẻ sơ sinh lên 2,5 lần. Kiến thức và hiểu biết của VTN về bệnh STIs

cũng rất hạn chế. Nghiên cứu của Trần Hùng Minh và cộng sự (1998) cho
thấy VTN có thể đề cập tên một số bệnh STIs và HIV, nhưng rất ít biết triệu
chứng bệnh hay dấu hiệu bất thường về sinh lý sinh dục. Giao tiếp trong gia
đình hạn chế về các bệnh STIs, chỉ đề cập HIV là phổ biến. Giáo dục trong
nhà trường cũng thiếu thông tin đầy đủ và cụ thể về chủ đề này.
21
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh đang học khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm - Thành phố Hải Dương.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 03/2013 đến tháng 6/2013.
- Địa điểm: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Số 66 Tiền Phong - TP Hải Dương.
2.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu:
Để tính cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp
dụng cho việc ước tính tỷ lệ trong quần thể.
2
2
)2/1(
)1(
δ
α
pp
Zn


=

Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
Z
(1-
α
/2)
: hệ số tin cậy (95%)
22
p: l t l hc sinh hiu bit v bin phỏp trỏnh thai dng c t cung da
theo iu tra Quc gia v thnh niờn v thanh niờn Vit Nam (SAVY2) nm
2008 l 64,5%.
: là độ chênh lệch tuyệt đối, yêu cầu là 5,0% (0,05).
p dụng công thức trên thu đợc kết quả.
352
05,0
355,0645,0
96,1
)1(
2
2
2
2
2/1
=
ì
=

=




pp
Zn
D oỏn t l t chi tham gia nghiờn cu l 10%.
S mu cn thu thp l: 352 x 110% = 387 hc sinh
Nh vy s mu cn c iu tra l 387 hc sinh.
Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn đợc 400 hc sinh.
2.4.2. Phng phỏp chn mu:
Bc thm ngu nhiờn chn ra 3/8 lp 12; 3/8 lp 11 v 3/8 lp 10 tham
gia nghiờn cu. Tng s hc sinh c chn tham gia nghiờn cu l 405 hc
sinh. Tuy nhiờn, cú 5 phiu ó b loi do thiu thụng tin hoc thụng tin khụng
ỏng tin cy. Nh vy c mu nghiờn cu ch cũn 400 phiu c chp nhn
v a vo phõn tớch s liu.
2.5. Phng phỏp thu thp s liu
- Thụng tin c thu thp bng phiu phỏt vn, khuyt danh. B cõu
hi c biờn son da trờn b cõu hi ca mt s nghiờn cu v vn ny
ó c trin khai trc õy nh: iu tra Quc gia v v thnh niờn v thanh
niờn Vit Nam (SAVY1, SAVY2), nghiờn cu dc v sc khe v thnh niờn
v thanh niờn ti th xó Chớ Linh - Hi Dng ca Lờ ỡnh C v cng s
23
- Lớp học được chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.
- Học sinh được thông báo trước để tham gia điều tra vào tiết sinh hoạt
ngày thứ 6.
Trước khi phát vấn bằng bộ phiếu được thiết kế sẵn, điều tra viên giới
thiệu với học sinh về mục đích của nghiên cứu này cũng như chia sẻ với các
em những vấn đề các em quan tâm xung quanh nội dung sức khỏe sinh sản vị
thành niên. Điều tra viên cũng giới thiệu qua nội dung của phiếu phát vấn,
giải thích một số cụm từ mà các em học sinh chưa rõ.

+ Học sinh điền các thông tin vào phiếu dưới sự hướng dẫn của điều tra viên.
+ Sau khi điền xong, học sinh bỏ phiếu vào hòm phiếu đặt ở lối ra vào
của lớp học để đảm bảo thông tin hoàn toàn được giữ bí mật.
+ Điều tra viên là một số cán bộ của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
sinh sản tỉnh Hải Dương.
2.6. Các biến số được sử dụng trong nghiên cứu
(Đính kèm phụ lục 1)
2.7. Phân tích và xử lý số liệu
2.7.1. Làm sạch số liệu:
Các phiếu điều tra được kiểm tra trước khi nhập liệu và sau khi nhập
liệu, các phiếu điều tra không rõ ràng hay không phù hợp phải được hoàn
thiện lại hoặc loại bỏ.
2.7.2. Cách mã hóa:
Số liệu được nhập vào máy tính trên phần mền Epidata 3.0, các thông
tin được mã hóa bằng số, đồng thời kiểm tra tính logic.
24
2.7.3. X lý s liu nghiờn cu:
Các số liệu thu thập đc của nghiên cứu đc xử lý theo các thuật toán
thống kê y học trên máy vi tính bằng chng trình phần mềm SPSS 16.0 để
tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình, độ lệch chuẩn, i vi cỏc
bin s nh lng, cỏc biến số định tính đc trình bày theo tn sut, tỷ lệ
phn trm (%). S liu c trỡnh by bng bng v biu minh ha.
Test kim nh: chúng tôi dùng Chi-square test (
2
) (c hiu chnh
Fishers exact test khi thớch hp), test so sỏnh hai t l.
Cỏc phộp kim nh, so sỏnh cú ý ngha thng kờ khi p 0,05.
2.8. Bin phỏp khng ch sai s
Tin hnh th nghim b cụng c nhm m bo cỏc cõu hi u rừ
rng, d hiu.

Cú hng dn chi tit trong phiu t in.
La chn iu tra viờn l nhng ngi ó cú kinh nghim v iu tra.
Tin hnh tp hun k cho iu tra viờn trc khi iu tra. Nhn v kim
phiu m bo thụng tin y , hp l.
2.9. Khớa cnh o c trong nghiờn cu
cng nghiờn cu phi c Hi ng o c - Trng i hc Y
H Ni thụng qua trc khi tin hnh nghiờn cu trin khai trờn thc a.
Hc sinh c chn vo nghiờn cu s c gii thớch v mc ớch v
ni dung ca nghiờn cu trc khi tin hnh t in vo phiu iu tra. Hc
sinh cú th t chi tham gia trong bt k thi im no trong thi gian din ra
vic thu thp s liu m khụng cn gii thớch lý do.
25

×