Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

12 lý do bé khóc và cách xử lý (p.1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.28 KB, 5 trang )





12 lý do bé khóc và cách xử lý (p.1)


Khóc là cách để bé giao tiếp với những nhu cầu như đói, đau, sợ, cần ngủ hay
nhiều lý do khác nữa. Làm thế nào để nhận biết và xử lý các tình huống bé khóc
như thế nào? Thật không dễ để nhận biết lý do bé khóc, nhất là những người lần
đầu được làm cha, làm mẹ. Những lý do thông dụng khiến bé khóc dưới đây sẽ
giúp các mẹ và các ông bố lần đầu “lên chức” phương hướng xử lý. Tuy nhiên,
trong trường hợp thiên thần nhỏ của bạn vẫn khóc mà các ông bố bà mẹ không biết
rõ lý do thì hãy thử từng gợi ý tình huống từ các mẹ khác để học tập kinh nghiệm
cho những lần sau nhé.
1. Đói
Đây có lẽ là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghe bé khóc.
Học cách nhận biết các dấu hiệu bé đói sẽ giúp bạn cho bé bú trước khi bé bắt đầu
khóc. Một số dấu hiệu mà bạn có thể để ý là: làm ồn, chép môi, lúc lắc đầu hướng
mắt tìm vú mẹ, và mút ngón tay.
2. Tã (bỉm) bẩn
Có bé sẽ cho bạn biết ngay khi cần thay, trong khi số còn lại thì lại cứ để một lúc
rồi mới “làm ầm” lên. Nhưng cho dù thế nào thì đây cũng là lý do dễ kiểm tra và
xử lý.
3. Cần ngủ
Có thể bạn nghĩ có ai mà sướng như bé, cứ mệt là ngủ, ngủ bất kỳ lúc nào, ngủ bất
kỳ nơi đâu. Nhưng thực tế bé gặp nhiều khó khăn hơn bạn nghĩ đấy. Thay vì được
ngủ, các bé lại quấy khóc, nhất là khi bé quá mệt.
>>> Kinh nghiệm các bà mẹ:
"Ban đầu mình cứ nghĩ bé bị đau bụng trong 5 tuần đầu tiên. Ai ngờ vô tình đọc
được từ MarryBaby thông tin các bé có thể trở nên khó chịu khi quá mệt. Sau đó


cứ thấy bé ngáp lần đầu là cho bé ngủ ngay luôn, thấy bé ít khóc và ít bị đầy hơi".
— Mẹ bé Bo
"Mình phát hiện nếu bé khóc sau khi chơi, bú và thay đồ một khoảng thời gian thì
là bé quá mệt! Lúc này mình ôm bé vào lòng, nói chuyện với bé bằng giọng thầm
thì dịu dàng và cứ để cho bé khóc. Bạn biết không, thế là bé không khóc “căng”
khi mình ôm bé như thế, mà bé quấy bằng những tiếng rất buồn cười với đôi mắt
khép dần. Không lâu sau đó thì bé ngủ ngon giấc luôn".
— Mẹ bé Ti
"Một tiếng suỵt lớn rất có hiệu quả. Tính mình hơi bộp chộp nên để chắc ăn mình
đã ghi âm lại để dùng lại nhiều lần và các mẹ biết không, hiệu quả trăm phần trăm
luôn!"
— Mẹ bé Linh
"Bé Đô nhà mình 2 tuổi rưỡi gì cũng thích đụng tay vô rồi cũng chẳng chịu ngủ gì
hết. Bởi thế nên Đô luôn mệt và khó chịu. Mình đã phải giảm hoạt động giác quan
cho bé Đô xuống mức tối thiếu thì mới dỗ được cho bé ngủ. Mặc dù vậy nhiều lúc
bé cũng cứ khóc liên tu bất tận dù mình đã làm hết mọi trò".
— Mẹ bé Đô

Bé đang cần được mẹ ôm vào lòng, dỗ dành như thế này.
4. Muốn được ôm
Các bé cần được ôm ấp rất nhiều, thích được trông thấy mặt, lắng nghe tiếng nói và
nhịp tim của ba mẹ, và bạn biết không, có khi các bé có còn thể nhận ra mùi đặc
trưng của bạn nữa. Vì thế bé khóc cũng có thể là bé đang muốn được ôm đấy.
Bạn cũng đừng lo việc ẵm bé suốt vài tháng đầu sẽ làm bé hư vì điều này khó mà
xảy ra. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp thay thế bằng cách điệu bé
trước ngực hoặc sau lưng để tránh “gây hại” lâu dài đến đôi tay của bạn.
>> Kinh nghiệm các bà mẹ
"Tôi thích nhẹ nhàng quấn con gái tôi vào một chiếc khăn mềm, giữ bé ở vị trí bú
và nhẹ nhàng chạm vào mặt và đầu bé. Bé hình như lại thích cảm giác tay tôi chạm
vào tóc bé và thế là bé “hạ lụt” rất nhanh".

— Mẹ bé Ly
"Con tôi rất thích nghe giọng tôi, vì thế nên khi cháu khóc liên tu bất tận, tôi
thường ôm con vào lòng thủ thỉ rằng có mẹ ở đây và sẽ bảo vệ con. Chỉ đơn giản
thế thôi nhưng cháu dễ dàng ngủ ngay trên tay tôi chỉ sau vài phút!"
— Mẹ bé Cam

×