Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân loại bệnh trĩ - Diều trị - Phần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.18 KB, 7 trang )




Phân loại bệnh trĩ - Diều
trị - Phần 2
Những loại thuốc có thể dùng điều trị Trĩ và chứng ngứa hậu môn mà
không cần ý kiến bác sĩ :
Phương pháp không dùng thuốc :
Rửa vùng quanh hậu môn bằng xà phòng nhẹ, không mùi, lau bằng khăn
mềm sau mỗi khi đi cầu có thể làm giảm bớt sưng tấy và ngứa ngáy. Chỉ nên
lau nhẹ hay thấm nhẹ vùng đó, không nên chà xát quá mạnh. Giấy vệ sinh,
loại không tẩm mùi thơm, cũng rất thích hợp để lau chùi vùng da này.
Gây tê tại chỗ :
Giúp làm giảm cảm giác đau, ngứa ngáy nóng rát hậu môn bằng cách làm tê
liệt các đầu tận cùng thần kinh tại đây. Các loại thuốc chỉ nên dùng giới hạn
tại vùng da quanh hậu nôn và đoạn dưới của ống hậu môn. Các loại thuốc
này có thể gây những phản ứng giao cảm như ngứa ngáy khó chịu nóng rát
tương tự như bị trĩ. Do đó, nên ngưng thuốc khi những cảm giác này không
giảm mà còn tăng lên.
Duới đây là một số loại thuốc gợi ý :
 Benzocaine 5% - 20%
 Benzul Ancohol 5% - 20%
 Dibucaine 0.25% - 1%
 Lidocaine 2% - 5%
 Pramoxine 1%
 Tetracaine 0.5% - 1%.
Thuốc co mạch :
Đây là các thuốc có chức năng tương tự epinephrine - một hoá chất tự nhiên
của cơ thể. Khi dùng cho vùng hậu môn, các thuốc này có tác dụng làm
mạch máu ở đây co nhỏ lại, giảm sưng nề. Nó còn có thể giúp bệnh nhân đỡ
đau vì có tác dụng gây tê tại chỗ. Các thuốc co mạch này được bôi xung


quanh hậu môn. Không giống các loại thuốc co mạch dùng đường uống,
thuốc này có vẻ có nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, khó chịu, bực dọc,
run, khó ngủ, làm nặng thêm bệnh tiểu đường và bệnh cường giáp.
Dưới đây là một số thuốc được sử dụng :
Ephedrine sulfate 0.1% - 1.25%
Epinephrine 0.005% - 0.01%
Phenylephrine 0.25%
Các loại chế phẩm bảo vệ :
Các chế phẩm này có khả năng tạo một hàng rào vật lý trên vùng da quanh
hậu môn ngăn chặn sự tiếp xúc của vùng da nhạy cảm này với các loại dịch
tiết hay phân từ hậu môn. Hàng rào này giúp làm giảm kích thích, giảm đau,
ngứa rát hậu môn. Có rất nhiều chế phẩm loại này hoặc có một số thuốc
trong thành phần có bổ sung thêm các chất có tác dụng bảo vệ này :
 Nhôm hydroxyt dạng gel
 Bơ dừa
 Glycerin
 Cao lanh (Kaolin)
 Mỡ lông cừu (Lanolin)
 Dầu khoáng
 Mỡ bôi trơn
 Tinh bột
 Kẽm oxyt hoặc quặng kẽm chứa kẽm oxyt với nồng độ < 25%
 Dầu từ gan cá tuyết (cod) hoặc gan cá mập.
Thuốc làm se :
Các thuốc này làm đông protein trong tế bào vùng da quanh hậu môn và lớp
bề mặt của niêm mạc ống hậu môn. Từ đó làm mất nước vùng da này, giúp
giảm đau, giảm ngứa ngáy, nóng rát. Một số loại thuốc tương tự :
Quặng kẽm (calamine) 5% - 25 5
Kẽm oxyt 5% - 25%
Nước cây phỉ (witch hazel) 10% - 50%

Thuốc sát trùng :
Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng và một số sinh vật khác. Tuy
nhiên hiệu quả của thuốc có thực sự hơn rửa bằng xà phòng và nước không
còn là điều đang bàn cãi.
Một số loại thuốc sát trùng :
 Acid Boric
 Hydrastis
 Phenol
 Benzalkonium chloride
 Cetylpiridinium chloride
 Benzethoium chloride
 Resorcinol
Thuốc làm tan keratine :
Đây là những hoá chất làm tan và bong lớp da hay lớp niêm trên cùng khi
bôi lên một vùng da niêm nào đó. Việc dùng thuốc nhằm mục đích làm tan
lớp mô bên trên bề mặt da, giúp các loại thuốc khác có thể ngấm sâu dễ dàng
vào lớp mô bên dưới. Nhóm thuốc này có hai loại dược chất đang được dùng
:
Nhôm chlorhydroxy allantoinate (alcloxa) 0.2% - 2%
Resorcinol 1% - 3%
Thuốc giảm đau :
Các loại thuốc này có khả năng giảm đau, cảm giác khó chịu, nóng rát vùng
hậu môn bằng cách ức chế các thụ cảm cảm giác tại vùng này. Ví dụ :
Methol 0.1% - 1.0% (không nên dùng với nồng độ lớn hơn 1%)
Camphor (long não) 0.1% - 3% (không nên dùng với nồng độ lớn hơn 3%)
Juniper tar (nhựa cây bách xù) 1% - 5%
Một số tác nhân khác :
Các chất kháng giao cảm cũng là thành phần trong một số thuốc điều trị Trĩ
vì chúng có khả năng ức chế sự dẫn truyền của các sợi thần kinh. Tuy nhiên
nếu dùng đơn độc thì thuốc chỉ có tác dụng nếu dùng đường toàn thân (ví dụ

như đường uống), không hiệu quả khi dùng tại chỗ để điều trị Trĩ.
Một số thuốc giúp vết thương vùng hậu môn mau lành. Người ta tìm thấy
trong một số thuốc điều trị Trĩ có một chất được chiết xuất từ men rượu nghĩ
là có khả năng làm vết thương mau lành. Và việc này đã gây nhiều tranh cãi
bởi vì chất này chưa được chứng minh là có thể làm vết thương mau lành.
Corticosteroids làm giảm đau và ngứa ngáy. Nhưng không có một loại dược
phẩm nào điều trị Trĩ chứa corticosteroid được bán mà không có toa của Bác
sĩ.
Các loại thuốc điều trị Trĩ và chứng ngứa hậu môn được sử dụng như
thế nào ?
Các loại thuốc hiện đang lưu hành có các dạng sau : dạng thuốc mỡ, dạng
kem, dạng gel, thuốc đặt hậu môn, dạng bọt. Thuốc mỡ, kem và gel – khi sử
dụng ở vùng da bên ngoài hậu môn – thì chỉ cần bôi một lớp mỏng. Còn khi
muốn đưa vào trong lòng hậu môn, nên dùng một ống nhỏ để đưa vào, ống
này trước khi đưa vào lòng hậu môn nên được bôi trơn.
Các thuốc đặt hậu môn dễ di chuyển lên trên vùng trực tràng, không cố định
tại lổ hậu môn, nên người ta ít sử dụng trong điều trị Trĩ. Mặt khác thuốc có
tác dụng chậm vì phải tan ra rồi mới có thể phóng thích được các thành phần
của thuốc.
Thuốc dạng bọt chưa có chứng minh là có hiệu quả hơn thuốc dạng mỡ.
Cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trên :
Phụ nữ có thai và cho con bú nếu phải sử dụng các loại thuốc trên thì chỉ nên
sử dụng ngoài da (ở ngoài ống hậu môn) hoặc nếu cần dùng bên trong thì chỉ
sử dụng các chế phẩm bảo vệ. Đối với nam giới và những phụ nữ khác, các
loại thuốc trên đều khá hiệu quả. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thuốc càng
chứa hàm lượng dược chất càng thấp càng tốt, và thuốc không nên dùng
phẩm màu hay các chất tạo mùi.
Để có tác dụng tốt nhất, các thuốc điều trị Trĩ nên dùng sau khi đi tiêu. Vùng
da quanh hậu môn nên được rửa sạch bằng xà phòng và nước trước khi bôi
thuốc. Nếu có rỉ hay chảy máu, đi cầu phân đen hoặc búi trĩ lòi ra ngoài, nên

đến khám bác sĩ.
Tổng kết :
Trĩ là do sự dãn các búi tĩnh mạch.
Trĩ có hai dạng là trĩ nội và trĩ ngoại.
Chế độ ăn có nhiều chất xơ và các chất nhuận tràng có thể hạn chế táo bón
và bệnh trĩ.
Cảm giác khó chịu nóng rát và đau do trĩ có thể giảm khi dùng một số loại
thuốc thoa hay đặt hậu môn.
Trĩ ngoại có các cục huyết khối gây rất đau đớn, điều trị tốt nhất bằng phẫu
thuật.
Trĩ nội có chảy máu có thể điều trị bằng cách thắt búi trĩ bằng dây cao su,
chích xơ, làm đông và teo búi trĩ hoặc áp dụng phẫu thuật.

×