Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh ninh bình từ năm 2006 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 123 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT

Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build – Operate – Tranfer)

BT

Xây dựng – chuyển giao (Build – Tranfer)

BTO

Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Tranfer– Operate)

CNH

Cơng nghiệp hóa

CCN

Cụm cơng nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Grooss Domestic Procduct)

HĐH


Hiện đại hóa

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KH&CN Khoa học và cơng nghệ
ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assitance)

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

TNCs

Công ty xuyên quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị tăng thêm


VLXD

Vật liệu xây dựng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................9
7. Bố cục ....................................................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI Ở TỈNH NINH BÌNH TRƢỚC
NĂM 2006. ...............................................................................................................11
1.1. Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình ................................................................11
1.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................................11
1.1.2. Điều kiện thu hút FDI ở Ninh Bình. ............................................................13
1.2. Hoạt động FDI ở Ninh Bình trƣớc năm 2006 ....................................................28

1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về thu hút FDI
trước năm 2006 ......................................................................................................28
1.2.2. Khái quát về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trước năm 2006 .......34
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................37
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI Ở TỈNH
NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015. ........................................................38
2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Ninh Bình về thu hút FDI..38
2.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thu hút FDI trong thời kỳ tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế .....................................................................................................38
2.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Ninh Bình về thu hút FDI.............................41
2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến
năm 2015 ..................................................................................................................51
2.2.1. Quá trình thu hút vốn và các dự án ở Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015 .......51


2.2.2. Quá trình thực hiện vốn FDI ở Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015 ......61
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................69
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI TỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015..................70
3.1. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đến kinh tế Ninh Bình ......................70
3.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.......................................................................70
3.1.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................73
3.1.3. Góp phần chuyển giao cơng nghệ ...............................................................77
3.1.4. Thúc đẩy xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường........................................79
3.2. Tác động của FDI tới các vấn đề văn hóa, xã hội, giáo dục .........................80
3.2.1. Giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực ......................................80
3.2.2. Tăng thu nhập cho người lao động .............................................................82
3.2.3. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. .............................................83
3.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút FDI tại Ninh Bình. ...88
3.3.1. Hạn chế .......................................................................................................88

3.3.2. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................................89
3.4. Một số chủ trƣơng về giải pháp thu hút FDI của tỉnh Ninh Bình.....................90
3.4.1. Cân đối ngân sách đầu tư ............................................................................90
3.4.2. Hạ thấp chi phí đầu tư...................................................................................92
3.4.4. Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư .............................................................95
3.4.6. Duy trì ổn định chính trị và an ninh xã hội .................................................98
Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................99
KẾT LUẬN ............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................. 16
Bảng 1.2. So sánh tốc độ tăng trưởng VA(GDP) .......................................... 20
Bảng 1.3. Tăng trưởng VA(GDP) giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2013 ...... 21
Bảng 1.4. Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế................... 22
Bảng 2.1. Số lượng các dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............... 52
Bảng 2.2. Cơ cấu theo ngành các dự án FDI tại Ninh Bình .......................... 56
Bảng 2.3. Tình hình triển khai các dự án FDI ở Ninh Bình từ năm 2006 đến
năm 2015 ....................................................................................... 62
Bảng 2.4. Thu ngân sách nhà nước ............................................................... 64
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
theo giá so sánh năm 2010 .......................................................... 67
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo loại hình
kinh tế............................................................................................ 70
Bảng 3.2. Vốn đầu tư phát triển tồn xã hội phân theo loại hình kinh tế ..... 72
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế ................................................ 74
Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo loại
hình kinh tế ................................................................................... 81

Bảng 3.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người........................ 83
Bảng 3.6. Tỷ lệ nghèo chung.......................................................................... 84


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy mơ vốn trung bình trên dự án tỉnh Ninh Bình ......................... 55
Hình 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
loại hình kinh tế ............................................................................. 66
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế........................................... 76


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết
tắt là FDI) ra đời, vận động và phát triển trở thành một thành phần kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân của nhiều nước. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng cường
an sinh xã hội. Trong hệ thống các chủ trương, giải pháp đồng bộ đó, các chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài
nước để phát triển kinh tế, mà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một
nguồn vốn quan trọng sẽ góp phần vào thành cơng của công cuộc đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế. Trước xu thế hội nhập và kinh tế toàn cầu, nền kinh tế quốc tế
ngày càng phức tạp và mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa
phương phải có chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ở nước ta hiện nay,
đầu tư trực tiếp nước ngồi có một vai trị quan trọng thể hiện trong những đóng
góp về bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngồi
cũng đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Chính vì thế mà trong các Nghị Quyết đại hội Đảng tồn quốc ln ln
xác định rõ các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
Nghị quyết đại hội IX (2001) đã nêu rõ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
bộ phận khơng thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi được xem là “chìa
khóa vàng” góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đại hội X (2006) tiếp tục khẳng định: “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được đối xử

1


bình đẳng như Doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh” và “thu hút mạnh
nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực”.
Đại hội XI nhấn mạnh: “Thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện
đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên hệ với các doanh nghiệp
trong nước. Và “khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển
theo quy hoạch”.
Đây chính là những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về
đầu tư trực tiếp nước ngoài để hướng tới thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội đã đề ra. Trên tinh thần ấy, nhận thức được tiềm năng và một tư duy kinh
tế nhạy bén, Ninh Bình đã sớm xây dựng định hướng chiến lược phát triển và
khẳng định thu hút vốn đầu tư, coi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.
Ninh Bình là một tỉnh mới được tách lập từ năm 1992,là một tỉnh thuộc
vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gần khu tam giác trọng điểm của phía Bắc: Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với vị trí, vai trị “Cố đơ Hoa Lư lịch sử”,
việc nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Ninh Bình sẽ
giúp chúng ta thấy được những đóng góp của nguồn vốn đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó mong

muốn tìm hiểu thêm về lịch sử địa phương, góp phần bổ sung một số giải
pháp để duy trì, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển, đóng góp
nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn vấn đề “Đầu tư trực tiếp
nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hiện nay là vấn đề mang
tính thời sự, có tính cấp thiết, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và phát triển

2


kinh tế tồn cầu. Chính vì vậy, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của
các tổ chức, cá nhân đề cập đến vấn đề này dựa trên những cơ sở xác định và
mục đích nhất định khác nhau:
Trong cuốn “Tìm hiểu đầu tư nước ngồi tại Việt Nam”[57], NXB
Chính trị quốc gia, tháng 9 năm 2004 do Lê Minh Toàn chủ biên đã cung cấp
cho người đọc khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức
đầu tư và đặc tính của nó. Ở đó, tác giả cũng khái quát cụ thể những ưu đãi và
quyền lợi dành cho nhà đầu tư nước ngoài của chính phủ.
Đề tài “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: Vị trí và vai trị của
nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”[31]do GS.TSKH Nguyễn Bích Đạt làm chủ nhiệm. Đây là đề tài
nghiên cứu thuộc cơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX01. Từ
tổng kết, đánh giá thực tiễn của Việt Nam đã làm rõ thêm bản chất, vị trí, vai
trị của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi và mối quan hệ của nó với
các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; đưa ra kiến nghị những chính sách, giải pháp nhằm phát huy vị trí,
vai trị của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phục vụ sự nghiệp cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn trong
vấn đề lý luận chung.
Khi nghiên cứu về tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
đối với Việt Nam đã có rất nhiều tác giả cho ra đời những cơng trình nghiên
cứu có giá trị:
Năm 2005, Thạc sỹ Nguyễn Văn Tuấn đã viết cuốn “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”[59] do NXB Tư pháp phát hành.
Tác phẩm nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam.

3


Luận văn Thạc sỹ Địa lý (2008) “Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi(FDI) và sự tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam”[56] của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Thun, ĐH sư phạm Hà Nội. Trong cơng trình này, ngoài
việc đưa ra lý luận chung, tác giả đã phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, đánh giá hiện trạng thu hút và sử dụng
nguồn vốn đó tại Việt Nam. Trên cơ sở ấy, tác giả đã bước đầu đánh giá
những tác động tích cực, tiêu cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, kiến nghị một số giải pháp để thu hút
và giải ngân có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đây là nguồn tư liệu cung cấp cơ sở lý luận cho luận văn nghiên cứu về
lịch sử và tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển của Ninh Bình.
Ngồi ra, những vấn đề lý luận cơ bản của luận văn cịn được tìm hiểu
trong cuốn “Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” [38]do NXB Lao động xã
hội phát hành tháng 1 năm 2006, và Giáo trình Luật đầu tư của trường Đại
học Luật Hà Nội đã được bổ sung tái bản năm 2008.

Trong cuốn “Cơ chế cụ thể khuyến khích đầu tư trong nước và nước
ngồi”[32] của Đặng Văn Được – Ngô Quỳnh Hoa, NXB Tư pháp, năm 2008
cũng đề cập rất cụ thể đến quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của các nhà đầu tư
nước ngồi tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn còn tham khảo thêm các nguồn tài liệu
trên các báo, tạp chí, luận văn khác:
Bài viết “Mấy vấn đề suy nghĩ về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam”[54] của tác giả Đỗ Mai Thành đăng trên Tạp chí cộng sản, 2010,
số 814, tr 57 – 61.

4


Tác giả Lê Hải Vân với cơng trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010”[80] đăng trên Tạp chí cộng sản,
2010, số 808, tr 70 -73.
Đây là những cơ sở quan trọng để lý giải những biến động về đầu tư tại
Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng.
Tìm hiểu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại Ninh Bình thời gian qua tuy
khơng nhiều nhưng cũng có một vài cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ
và lĩnh vực khác nhau:
Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “ Các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngồi vào tỉnh Ninh Bình” [53] năm 2012 của tác
giả Lê Hùng Sơn. Trong cơng trình này, tác giả ngồi việc đưa ra lý luận
chung về đầu tư trực tiếp nước ngồi đã trình bày thực trạng thu hút đầu tư
nước ngồi ở Ninh Bình và ngun nhân dẫn đến thực trạng ấy từ năm 2002
đến 2012. Từ đó đưa ra các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình. Tuy vậy cơng trình này chưa đưa ra các giải
pháp mang tính tồn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực mà mới chỉ đề cập
đến giải pháp tài chính.

Năm 2014, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Cơ quan tư vấn Viện
nghiên cứu chiến lược chính sách cơng nghiệp đã cho ban hành cuốn “Quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030”[75]. Trong đó khái quát hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Ninh Bình để giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan. Trên cơ sở đó,
đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hướng đến phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh
Bình trong giai đoạn quy hoạch và đề ra quy hoạch phát triển cơng nghiệp
Ninh Bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030. Trong cơng trình này, vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đề

5


cập song chỉ chiếm một mục nhỏ và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công
nghiệp.
Cuốn “Niên giám thống kê Ninh Bình” được Cục thống kê phát hành
hàng năm, đưa ra những thơng số cơ bản nhất về tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh. Qua đó cung cấp cho tác giả luận văn những số liệu để làm căn cứ
nghiên cứu tác động của nguồn vốn FDI tới kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.
Luận văn cịn tham khảo thêm các bài viết đăng trên báo Ninh Bình,
báo Nhân dân, các báo cáo tổng kết về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình, Ban quản lý khu cơng nghiệp Khánh
Phú, Ban quản lý khu công nghiệp Gián Khẩu, … Tuy nhiên, những nguồn tài
liệu này mới chỉ cung cấp những số liệu cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngồi
ở Ninh Bình thời gian này mang tính cục bộ, thiếu hệ thống.
Như vậy, các cơng trình kể trên đều có đề cập đến đầu tư trực tiếp nước
ngồi ở tỉnh Ninh Bình, đây là nguồn tư liệu q giá cho luận văn. Tuy nhiên
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, tồn diện, hệ thống về vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Do vậy, việc
thực hiện đề tài luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình từ

năm 2006 đến năm 2015” này sẽ giúp phát huy những thành tựu và bổ sung
những vấn đề mới mà các cơng trình nghiên cứu đi trước chưa đạt được.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thu hút và triển khai các dự án có
vốn đầu tư nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Qua đó,
đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của nguồn vốn đầu tư nước ngồi
đối với tỉnh Ninh Bình trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở những nghiên cứu
ấy, mạnh dạn đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

6


3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện được đề tài trên, tác giả luận văn đã thực hiện các nhiệm
vụ như sau:
Tiến hành điều tra, thâm nhập thực tế để tìm kiếm tư liệu. Sau đó tiến
hành xử lý, sàng lọc hệ thống các nguồn tư liệu để khôi phục lại q trình
phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Ninh Bình từ năm 2006 đến năm
2015.

Trên cơ sở đó, tác giả nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được và
tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngồi ở Ninh Bình từ năm 2006 đến năm
2015.
Từ việc đánh giá những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới sự phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình, luận văn rút ra những bài học kinh
nghiệm và đưa ra những đề xuất về giải pháp của tỉnh Ninh Bình cho việc đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện
nay.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Thời gian
Tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ninh Bình từ năm
2006 đến năm 2015. Năm 2006 là năm mở đầu kế hoạch 5 năm của tỉnh Ninh
Bình 2006 – 2010, năm 2015 là năm kết thúc của kế hoạch 5 năm tiếp theo
2011 – 2015 để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngồi của tỉnh Ninh
Bình nói riêng và cả nước nói chung thì năm 2006 là một dấu mốc quan trọng.
Ngày 7.11.2006 Việt Nam chính thức được kết nạp là thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại thế giới, mở ra thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế, làm thay đổi căn bức tranh về đầu tư nước ngồi của tỉnh Ninh Bình.
Cũng trong năm 2006, Luật đầu tư và Luật doanh ngiệp của Việt Nam chính
7


thức có hiệu lực, đưa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khn khổ
chung.
Tác giả cịn dành một chương để trình bày lý luận chung về vốn đầu tư
nước ngồi, khái qt về tỉnh Ninh Bình và thành tựu đầu tư trực tiếp nước
ngoài của tỉnh trước năm 2006 nhằm tạo nên tính liên tục của vấn đề, đồng
thời thấy rõ sự phát triển của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh từ
trước năm 2006 đến năm 2015.

4.2. Không gian
Đề tài nghiên cứu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh
Ninh Bình.
5.

Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các loại tài liệu cơ bản sau:


Các văn kiện của Đảng từ ĐHĐB toàn quốc lần thứ VI (1986) đến

ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI (2011).
Các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của trung ương và tỉnh Ninh Bình liên
quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.


Các báo cáo tổng kết của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình, ban

quản lý các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Niên giám thống kê của Cục thống kê Ninh Bình, phần về đầu tư trực
tiếp nước ngồi ở Ninh Bình.


Các tác phẩm lịch sử, kinh tế có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước

ngồi ở Ninh Bình.
Các bài viết trên các tạp chí khoa học, các báo có liên quan: Báo nhân
dân, Báo Ninh Bình, tạp chí cộng sản, …



Các trang web trên mạng Internet:

Ban quản lý khu cơng nghiệp Ninh Bình: />
8


Cổng thơng tin điệm tử Ninh Bình:
Bộ Kế hoạch và đầu tư: />Khu công nghiệp Việt Nam: />5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp được sử
dụng chủ yếu nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc tái hiện
sự kiện lịch sử, trong việc nhận định, đánh giá phê phán lịch sử.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp khác như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp tác giả hệ thống hóa và đánh giá
tư liệu theo nội dung và chủ đề nghiên cứu
Phương pháp thống kê nhằm tái hiện sự phát triển của sự kiện.
Phương pháp điền dã: thu thập thơng tin, các kết quả, chính sách về các
sự kiện, số liệu.
6.

Đóng góp của luận văn

Luận văn trình bày tương đối đầy đủ, tồn diện và có hệ thống về tình
hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi của tỉnh Ninh Bình cũng như q trình
phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến
năm 2015.
Dựa trên những số liệu thống kê đáng tin cậy, thông qua phương pháp
lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, đánh giá, … luận văn đưa ra những nhận
xét, đánh giá về thành tựu đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Ninh Bình, từ đó nêu

ra tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
Tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Ninh Bình từ năm 2006 đến
năm 2015 là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần vào
thực hiện một trong những nhiệm vụ khoa học là nghiên cứu và tìm hiểu về
kinh tế địa phương thời hiện đại. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho việc

9


giảng dạy chương trình lịch sử địa phương, qua đó giáo dục tinh thần lao
động, sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước cho học sinh.
7.

Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì bố cục
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình và hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngồi ở tỉnh Ninh Bình trước năm 2006.
Chương 2: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Ninh Bình từ
năm 2006 đến năm 2015.
Chương 3: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới kinh tế - xã hội
Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015.

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ HOẠT

ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH NINH BÌNH
TRƢỚC NĂM 2006.
1.1. Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực nam của châu thổ sơng Hồng, phía
Bắc giáp Hà Nam, đông và đông bắc giáp Nam Định, đông nam giáp vịnh
Bắc Bộ, tây bắc giáp Hịa Bình và phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Đất này đời Tần (255 – 207 TCN) thuộc Tượng quận. Dưới thời nhà
Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (266 – 280) và đời Tấn (280 – 420) thuộc
Giao Châu, đến cuối đời Lương ( 502 – 542) là châu Trường Yên. Khi Lý
Nam Đế đánh đuổi quân Lương lập nên nhà tiền Lý (542 – 602) thì vẫn là
châu Trường Yên của nước Vạn Xuân. Đến thời Tùy, Đường thì đất này vẫn
là châu Trường Yên.
Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên
triều Đinh (968 – 980) đóng đơ ở Hoa Lư thì đất này gọi là châu Đại Hoàng
của nước Đại Cồ Việt. Đến thời Tiền Lê (980 – 1009) gọi là châu Trường
Yên. Đời nhà Lý (1010 – 1225) gọi là phủ Trường Yên. Đầu Trần gọi là lộ,
sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 (1398) đời Trần Thuận
Tông đổi thành trấn Thiên Quan.
Thời thuộc Minh (1407 – 1428) lại gọi là châu Trường Yên. Đến triều
Lê vẫn theo như đời Trần trước. Đời Thiệu Bình (1434 – 1440) dưới triều Lê
Thái Tông chia ra làm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc về trấn
Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay), gồm 6 huyện. Phủ Trường Yên có ba
huyện Gia Viễn, Yên Khang và Yên Mô. Phủ Thiên Quan quản 3 huyện
Phụng Hóa, Ninh Hóa, Lạc Thổ. Đời Hồng Đức, Lê Thánh Tông cho nhập hai

11


phủ ấy vào Sơn Nam thừa tuyên. Đời nhà Mạc (1527 – 1592) gọi hai phủ này

là Thanh hoa ngoại trấn, ngăn cách với Thanh Hoa nội trấn bởi dãy núi Tam
Điệp. Nhà Lê trung hưng đóng đơ ở Thanh Hoa. Từ phủ Trường Yên trở ra
bắc do nhà Mạc cai quản, từ Trường Yên trở vào bắt đầu từ năm 1553 do nhà
Lê trung hưng cai quản.
Dưới triều Nguyễn vẫn theo như cũ: Thanh Hoa ngoại trấn gồm hai phủ
Trường Yên và Thiên Quan, có 6 huyện là Yên Mơ, n Khang, Gia Viễn,
n Hóa, Phụng Hóa và Lạc Thổ. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn
Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình và bỏ Tổng trấn Bắc thành theo chương trình
cải cách hành chính của Minh Mệnh. Tỉnh Ninh Bình dưới triều Nguyễn có
hai phủ gồm 7 huyện: Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện: Yên Khánh, Yên Mô,
Gia Viễn (khi ấy gộp cả hai huyện Gia Viễn Hoa Lư ngày nay và Kim Sơn);
Phủ Thiên Quan (đến đời Tự Đức 15, tức năm 1862 đổi là phủ Nho Quan);
n Hịa (đời Lê gọi là Ninh Hóa, gồm một phần huyện Nho Quan và Gia
Viễn ngày nay) và huyện Yên Lạc (trước là Lạc Thổ, sau là Lạc Yên, ngày
nay là huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình).
Thời thuộc Pháp có một số thay đổi, như cắt huyện Yên Lạc nhập vào tỉnh
Hịa Bình, đổi tên huyện Phụng Hóa thành huyện Nho Quan và thành lập huyện
Gia Khánh gồm một phần huyện Gia Viễn và một phần huyện Yên Khánh.
Trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945), Ninh Bình có 6 phủ huyện
độc lập với nhau (phủ không quản gồm hai phủ Nho Quan, Yên Khánh, các
huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Kim Sơn và Yên Mô cùng với thị xã Ninh Bình).
Sau Cách mạng tháng Tám (8.1945), một số tỉnh mang tên các danh
nhân hay địa danh lịch sử thì Ninh Bình mang tên là tỉnh Hoa Lư trong một
thời gian ngắn. Các phủ huyện đều được gọi chung là huyện, gồm 6 huyện và
một thị xã. Nhưng ngày 9.10.1945, Hội đồng Chính phủ quyết định các tỉnh

12


lấy lại tên cũ nên Hoa Lư lại được gọi là tỉnh Ninh Bình thuộc Bắc kỳ, sau gọi

là Bắc Bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) tỉnh Ninh Bình thuộc
khu 3. Năm 1976, sau ngày thống nhất đất nước, Ninh Bình hợp với tỉnh Hà
Nam (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh và năm 1977 hợp
nhất hai huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hồng Long, hợp nhất
huyện n Mơ và 10 xã huyện Yên Khánh thành huyện Kim Sơn, hợp nhất
huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thời gian này đất
Ninh Bình cũ chỉ cịn 4 huyện nằm trong tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình
hạ xuống thành thị trấn thuộc huyện Hoa Lư.
Tháng 12. 1991, Quốc Hội khóa VIII kỳ họp thứ 10 quyết định tách
tỉnh Ninh Bình ra khỏi tỉnh Hà Nam Ninh. Ninh Bình trở lại tỉnh cũ khi này
gồm 7 đơn vị hành chính.
Theo Niên giám thống kê năm 2015, ngày nay, Ninh Bình là một tỉnh
có diện tích 1386,79 km2 với dân số hơn 94 vạn người, bao gồm 8 đơn vị
hành chính (2 thành phố và 6 huyện): Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam
Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh,
huyện Kim Sơn, huyện n Mơ.(www.ninhbinh.gov.vn)
1.1.2. Điều kiện thu hút FDI ở Ninh Bình.
 Vị trí địa lý
Ninh Bình nằm trong Vùng cơng nghiệp đồng bằng sơng Hồng. Năm
2015, Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1386,79 km2 và được chia thành 08 đơn
vị hành chính, gồm: thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và 06 huyện
là Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, n Khánh, Kim Sơn và n Mơ.
Ninh Bình cách thủ đơ Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến
giao thông huyết mạch Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt xun Việt), có
hệ thống sơng ngịi phong phú. Ngồi ra, tỉnh cịn nằm trong vùng ảnh hưởng

13



của thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Do vậy, vị trí địa lý
của tỉnh Ninh Bình có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
 Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình.
Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, thấp dần từ vùng núi đồi phía Tây
sang vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vơi và xuống đồng bằng phì nhiêu,
bãi bồi ven biển phía Đơng.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh được chia thành 03 tiểu vùng cơ bản:
Vùng đồi núi: Gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan
xen các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình
ngun. Vùng này chủ yếu thuộc huyện Nho Quan, phía Bắc và Đông Bắc
huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp với diện tích chiếm gần 30% diện
tích của tỉnh.
Vùng đồng bằng trũng trung tâm: Đặc thù là vùng đất lúa trũng, nhiều
hồ, ao xen kẽ núi đá vôi với các hang động đẹp. Vùng bao gồm phần còn lại
của huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư,
thành phố Ninh Bình và một phần của huyện n Mơ. Vùng có diện tích xấp
xỉ 40% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
Vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển: Vùng có diện tích chiếm trên 30%
diện tích tồn tỉnh, bao gồm: tồn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và
một phần huyện Yên Mô. Vùng có đất đai phì nhiêu và có bờ biển dài ~18km,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Tuy nhiên, do địa hình bị sơng, núi chia cắt mạnh, vùng núi có độ dốc
lớn, đồng bằng nằm ven biển nên hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai như bão,
lụt... gây những trở ngại nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội.[75;10]
+ Khí hậu, thời tiết

14



Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đơng khơ
lạnh có gió mùa Đơng Bắc; mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; mùa hạ nóng có
mưa rào và gió mùa Đơng Nam, thường xun có bão (4-5 cơn bão/năm) và
mùa thu mát dịu, thời tiết thuận lợi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2 oC,
lượng mưa trung bình từ 1.400-1.900mm.
Khí hậu của tỉnh có 8 tháng nhiệt độ trung bình đạt trên 200C nên khá
phù hợp cho phát triển và đa dạng các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và
chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, chế độ thủy văn lại đang có dấu hiệu diễn biến
phức tạp: mùa mưa bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn với tổng lượng
mưa lớn, gây lụt lội nhiều hơn; mùa khô ngắn hơn với tổng lượng mưa giảm
đáng kể nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống
dân cư. [75;11]
+ Tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản.
Tồn tỉnh có đủ 03 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng). Trong đó, đáng chú ý là Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho
Quan) và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng ngập mặn
ven biển (huyện Kim Sơn) là 02 khu vực có đặc trưng điển hình về rừng nhiệt
đới nguyên sinh và cảnh quan thiên nhiên.
Nguồn lợi thủy sản của tỉnh cũng khá phong phú và đa dạng với ba
vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Khả năng khai thác thủy sản trên
50.000 tấn/năm, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá
thu, cá mực, cá chép, cá trắm đen, cá quả... Ngồi ra, có thể khai thác tơm,
cua, ghẹ và ốc, sị… với sản lượng hàng nghìn tấn.
Hiện tại, tổng diện tích mặt sơng, hồ và đầm ven biển có thể phát triển
ni trồng thủy sản của tỉnh có khoảng 10.000 ha với tiềm năng khá
lớn.[75;11]
+ Tài nguyên đất

15



Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2015, diện tích đất tự
nhiên của tỉnh là 138.679 ha, trong đó đất nơng nghiệp có diện tích lớn nhất,
97.182 ha chiếm 70,1% tổng diện tích. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
hiện có 61.634 ha chiếm 44,4%; đất lâm nghiệp có rừng có 28.406 ha chiếm
20,5%.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

138.679

100

Đất nơng nghiệp

61.634

44,4

- Đất sản xuất nơng nghiệp

51.938


37,4

- Đất lâm nghiệp có rừng

28.406

20,5

- Đất ni trồng thủy sản

6.803

4,9

-

-

399

0,2

Tổng diện tích đất tự nhiên
1

- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác
2

Đất phi nông nghiệp


35.164

25,4

3

Đất chưa sử dụng

6.333

4,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2015)
Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh cịn khoảng 6.333 ha chiếm 4,5%
tổng diện tích đất tự nhiên. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong q
trình phát triển các ngành kinh tế-xã hội trong tương lai.
+ Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Ninh Bình nói chung khơng phong phú
và khơng có nhiều chủng loại. Tuy nhiên, có một số loại khống sản có trữ
lượng và chất lượng tốt phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất VLXD.
Các khống sản chủ yếu gồm:
Đá vơi: Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh với
những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ tỉnh Hịa Bình qua huyện Nho Quan,
16


Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận biển Đông với chiều dài hơn
40 km. Trữ lượng đá vơi của tỉnh có tới hàng chục tỷ m3 chiếm diện tích trên
1,2 vạn ha, rất thuận lợi để phát triển ngành sản xuất VLXD.

Đá đơlơmit: Có trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, chất lượng tốt, hàm lượng
MgO từ 17%-19% đáp ứng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây
dựng và làm một số hóa chất khác. Đôlômit trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở
Phú Long (huyện Nho Quan), Yên Đồng (huyện Yên Mô), Đông Sơn (thị xã
Tam Điệp).
Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và vùng tương đối bằng phẳng
thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Nho Quan, Gia Viễn và Yên Mô cùng các bãi bồi
ven sông để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất xi măng và
ngành đúc.
Nước khống: Có 02 nguồn đáng chú ý ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn)
và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng MgCO3 và
các khống chất cao có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát
triển du lịch nghỉ dưỡng.
Than bùn: Có trữ lượng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn được phân bố ở Gia
Sơn, Sơn Hà (huyện Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... dùng để sản
xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nơng, lâm nghiệp.
Ngồi ra, tỉnh nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền
Bắc như: bể than Quảng Ninh; thủy điện Hòa Bình; Nhiệt điện Phả Lại...
thuận lợi cho Ninh Bình đáp ứng các nhu cầu về than, năng lượng điện phục
vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân cư.[75;14]
+ Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong tỉnh khá dồi dào gồm nước mặt và nước ngầm
trong đó nước mặt là chủ yếu vì có lượng mưa cao, có biển và hệ thống sơng
ngịi khá dày cùng với nhiều hồ có trữ lượng nước lớn và vùng đất chiêm trũng.

17


Diện tích đất sơng ngịi và mặt nước chun dùng chiếm 3,9% diện
tích đất tự nhiên của tỉnh, mật độ mạng lưới sơng ngịi khoảng 0,6-0,9

km/km2 cùng lưu lượng dịng chảy tương đối phong phú (~30 lít/s/km2).
Các tuyến sơng chính như: Sơng Đáy, Sơng Hồng Long, Sơng Vạc, Kênh
n Mơ, Sông Ân, Sông Bôi, Sông Cà Mau, Sông Chanh, Sông Rịa,...đã
tạo nên hệ thống giao thông đường thủy phục vụ đắc lực cho các dự án sản
xuất công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã và các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trong việc vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình tương đối lớn, khai
thác tương đối thuận lợi. Chất lượng nước ngầm của tỉnh đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh cần thiết để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
Nguồn nước khống gồm: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn,
trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53–54 độC, có thể khai thác
đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước
khoáng Cúc Phương dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa
bệnh, có thành phần magiêbicarbonat cao.[75;14]
+ Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam, thắng
cảnh nổi tiếng trong nước và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ninh Bình
là một trong số ít địa phương trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế để phát triển
du lịch.
Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đơ Hoa Lư: Đây là quần
thể hang động và các di tích lịch sử - văn hóa – tâm linh rất phong phú, độc
đáo, với khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, khu cố đơ Hoa Lư,
khu hang động Tam Cốc - Bích Động, tuyến Linh Cốc - Hải Nham, và

18


Thạch Bích - Thung Nắng. Hiện Tràng An đang được lập hồ sơ để đề nghị
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên – văn hóa – lịch sử thế giới.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Là khu du lịch
sinh thái có cảnh quan đặc thù khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của khu
vực Đơng Nam Á. Diện tích khu vực khoảng 3.710 ha với nhiều loài sinh
vật quý hiếm (547 loài thực vật và 39 loài động vật). Đặc hữu của vùng
đất ngập nước, có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu khoa học.
Vườn Quốc gia Cúc Phương: Khu vực Vườn thuộc tỉnh Ninh Bình
có diện tích ~11.000 ha, đây là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở
Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa
dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực
vật). Với việc phát hiện và khai thác nguồn nước khoáng tại khu vực này
càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.
Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Từ những
năm 60 của thế kỷ trước, nước suối Kênh Gà đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ
khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch
nghỉ dưỡng. Động Vân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các
hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Đặc điểm nổi bật và độc đáo của
quần thể được thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự kết hợp giữa kiến
trúc Gotic của Châu Âu và kiến trúc đình chùa Á Đơng với chất liệu chủ
yếu bằng đá xanh, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước khi đến tham quan.
Làng nghề truyền thống: Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng chục làng
nghề truyền thống như: làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng
nghề mây tre đan, làng nghề cói… góp phần phát triển kinh tế-xã hội và
thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua bán. [75;16]

19


 Điều kiện kinh tế xã hội

+ Kinh tế
Kinh tế Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, bình
quân giai đoạn 2006-2010 đạt 15,6%/năm, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra là 14,5%/năm và cao hơn kết quả đạt
được giai đoạn 2001-2005 (đạt 11,9%/năm). Giai đoạn 2011-2015, kinh tế
Ninh Bình có tốc độ tăng trưởng giảm sút hơn so với giai đoạn 2006-2010 từ
15,6%(2006-2010) xuống còn 11,7%(2011-2015). Nguyên nhân của sự suy
giảm ấy trước hết là do những biến đổi chung về kinh tế của thế giới cũng như
của trong nước.
Bảng 1.2. So sánh tốc độ tăng trƣởng VA(GDP)
Đơn vị: %/năm
Giai đoạn

Ninh Bình

Vùng ĐB sơng Hồng

Cả nƣớc

2006-2010

15,6

10,5

7,0

2011-2015

11,7


5,88
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu [75], [82])

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng bình quân VA – giá trị tăng thêm(GDP)
giai đoạn 5 năm 2006-2010 của các ngành kinh tế cho thấy ngành xây dựng
có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 26,6%/năm; tiếp theo là ngành thương mại
– dịch vụ đạt 19,5%/năm; ngành công nghiệp đạt 18,4%/năm và ngành Nông
nghiệp đạt -1,6%/năm.

20


×