Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước vnd để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu harvard

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 85 trang )

Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

MỤC LỤC


Chương 1: Lý thuyết về phá giá đồng nội tệ

Trang

1.1./ Khái niệm .............................................................................4
1.2./ Những tác động.....................................................................5
1.2.1./ Ngắn hạn............................................................................5
1.2.2./ Trung hạn...........................................................................6
1.2.3./ Dài hạn...............................................................................6
1.3./ Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ...........................................7
1.4./ Điều kiện để phá giá thành cơng ..........................................7
1.4.1./ Phương pháp tính độ co giãn:............................................7
1.4.2./ Phương pháp hấp thu:........................................................8
1.4.3./ Phương pháp tiền tệ :.........................................................9
1.5./ Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ.................................9
1.5.2./ Những mặt lợi mà Trung Quốc có được từ phá giá: .......10
1.5.1./ Cụ thể hành động của chính phủ: ....................................13
1.6./ So sánh độ mở nền kinh tế Việt Nam năm 2008 và Trung
Quốc giai đoạn 1993-1994 .........................................................18
Chương 2: Đề xuất giảm giá VND của nhóm nghiên cứu đại
học Harvard
2.1./ Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam...................................19
2.1.1./ Thuận lợi để thực hiện đề xuất giảm giá VND................19
2.1.1.1./ CPI tăng:........................................................................19
Trang 1




Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

2.1.1.2./ Lạm phát ở mức cao:....................................................21
2.1.1.3./ Các biện pháp hành chính thời gian qua tỏ ra khơng có
hiệu quả:......................................................................................23
2.1.1.4./ Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài:...................29

2.1.1.5./ Thu nhập quốc dân tăng cao:.......................................33
2.1.1.6./ VND đang bị định giá cao: ..........................................36
2.1.1.7./ Những yếu tố khác làm cho tỷ giá USD/VND tăng ....49
2.1.2./ Khó khăn khi thực hiện đề xuất giảm giá VND...............50
2.2./ Đánh giá tác động của việc giảm giá VND đối với Việt Nam
.....................................................................................................52
2.2.1./ Những tác động tích cực của việc giảm giá VND............52
2.2.2./ Những tác động tiêu cực của việc giảm giá VND............54
2.2.2.1./Ảnh hưởng đến các ngành xuất khẩu.............................54
2.2.2.2./Tác động đến các ngành sản xuất trong nước................57
2.2.2.3 ./Tác động đến thị trường ngoại tệ trong nước................58
2.2.2.4./ Tác động tâm lý người dân và các doanh nghiệp.........58
2.2.2.5./ Tác động đến các khoản nợ của chính phủ và DN trong
nước.............................................................................................59
2.2.2.6./ Tỷ giá, lạm phát & lãi suất............................................60
2.2.2.7./ Tác động đến cán cân tài khoản vãng lai......................61

Chương 3: Những giải pháp hỗ trợ cho đề xuất giảm giá VND

Trang 2



Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

3.1./ Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu trước biến động tỷ
giá: sử dụng các công cụ phái sinh của ngân hàng thương mại 62
3.2./ Hiện nay, VND mang rủi ro lớn nhất chính là “mất niềm
tin”............................................................................................62
3.3./ Điều chỉnh ưu tiên của đầu tư công...................................62
3.4./ Thành lập tổ công tác đặc biệt về đầu tư cơng..................63
3.5./ Khơng được đánh mất sự kiểm sốt đối với tăng trưởng
cung tiền và tín dụng.................................................................64
3.6./ Cần phải khuyến khích cạnh tranh....................................64

Chương 1:
LÝ THUYẾT VỀ PHÁ GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ


1.1./ Khái niệm:
Giảm giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với vàng
hoặc ngoại tệ của các quốc gia khác. Hai khái niệm phá giá và
giảm giá thường được dùng lẫn lộn nhưng giữa chúng vẫn có sự
khác biệt. Điểm khác biệt lớn nhất: giảm giá là việc giá trị đồng
nội tệ được điều chỉnh theo quy luật cung cầu của thị trường hối
đoái; cịn Phá giá thì việc giảm giá là kết quả từ quyết định chính
sách của chính phủ.
Trang 3



Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Giai đoạn tiền kim loại, giá trị của tiền được xác định thông qua
lượng kim loại quý trong mỗi đồng. Do đó, một tiền tệ được đánh
giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được đính trên hay dưới giá
trị của kim loại trong lúc tính tốn với các tiền tệ khác trên thế
giới. Chính phủ một nước, khi cần tiền, họ sẽ giảm lượng kim loại
trong mỗi đơn vị tiền mà không thông báo, hoặc ra một chỉ thị để
buộc người dân phải chấp nhận đồng tiền mới với giá trị như đồng
tiền cũ. Từ đó dần tới phá giá tiền tệ.
Ngày nay, tiền được phát hành và chỉ tồn tại đến chừng nào mà
người tham gia trên thị trường cho là tiền này vẫn còn một giá trị
nhất định. Đối với những nước theo chế độ tỷ giá thả nổi, giá trị
của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối.
Trong khi đó, tỷ giá cố định là nói đến việc một đồng tiền được
gắn với giá trị một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền
khác hay với một thước đo khác như vàng chẳng hạn. Khi đó, giá
trị tham khảo tăng hoặc giảm thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng
tăng hoặc giảm. Do mỗi chế độ tỷ giá đều có những bất lợi và
thuận lợi riêng, nên hiện nay phần lớn các quốc gia lựa chọn một
chế độ ở giữa, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Theo đó, tỷ giá sẽ
được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối
nhưng vẫn có sự can thiệp của chính phủ. Giảm giá (phá giá) nay
được sử dụng như một công cụ nhằm khắc phục sự thâm hụt cán
cân thanh toán. Một đồng nội tệ yếu sẽ gia tăng sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho xã hội, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu,cải thiện
cán cân thanh tốn. Nhưng nếu khơng kiểm sốt được mức độ
giảm giá thì hậu quả sẽ khơn lường.
1.2./ Những tác động:

1.2.1./ Ngắn hạn:
Trang 4


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức
việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo,
nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng
xuất khẩu rịng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị
trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường
nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này khơng
phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ,
người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá
mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức
sản xuất khơng thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong
ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số
lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu
ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng khơng
nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do
tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh tốn vãng lai có thể xấu
đi.
Phá giá cịn làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài. Khi phá giá,
đồng nội tệ có thể rớt giá hàng chục phần trăm so với USD, dẫn
đến số nợ phải trả cũng theo đó mà tăng vọt. Số nợ này bao phủ lên
cả khu vực công lẫn khu vực tư. Những công ty-ngân hàng bản địa
có cơ cấu nợ nước ngồi cao sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản hoặc
bị thâu tóm. Trên khía cạnh vĩ mơ, investment grade đối với trái
phiếu chính phủ nước đó bị đánh tụt hạng hoặc khơng được xếp

hạng, đồng nghĩa với việc nước đó khơng thể huy động vốn từ các
nhà đầu tư quốc tế. Điều này càng làm tăng khó khăn cho việc huy
động vốn để thực hiện công cuộc tái thiết. GDP và tài sản tính theo
USD bị thu hẹp hoặc giảm giá đáng kể, dẫn đến việc người dân cố
sống cố chết bán tài sản trước khi quá muộn, đồng thời một phần
lớn tài sản quốc gia bị nước ngồi thâu tóm.
Trang 5


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Tác động của chính sách giảm giá tới chi phí và giá cả phụ
thuộc vào tỷ lệ giữa chi phí đầu vào bằng ngoại tệ và bằng nội tệ.
 Nếu chi phí bằng ngoại tệ gia tăng cùng một tốc độ với tổng
chi phí ( chi phí bằng ngoại tệ chiếm tỷ trong lớn hơn trong tổng
chi phí) thì chính sách giảm giá sẽ ít ảnh hưởng đến giá cả hàng
hóa đầu ra (đặc biệt là giá cả nội địa ).
 Ngược lại, nếu chi phí ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong
tổng chi phí thì tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng
hóa xuất khẩu và ít tác động đến hàng hóa nội địa.
Cần lưu ý rằng tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái thay đổi còn
phụ thuộc vào khả năng và mức độ tự nguyện giảm giá bán của
nhà cung cấp.
1.2.2./ Trung hạn:
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng
của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và
xuất khẩu rịng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và
tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các

nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.


Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn
lực khơng thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ
tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền
lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì
thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt


Trang 6


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

mục tiêu tăng xuất rịng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài
chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để
tổng cầu khơng tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong
nước.
1.2.3./ Dài hạn:
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách
tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước
thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá.
Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử
dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến
phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn
sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối
cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế
cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi

thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.
1.3./ Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với
cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thối (vì khả
năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng
cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng
lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức
có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng
chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối
với cán cân thương mại.

Trang 7


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Trong thị trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng
ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đối và
đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì khơng cịn cách nào khác, chính
phủ phải phá giá tiền tệ. Dùng dự trữ ngoại tệ để khống chế tỷ giá
là việc bán ra USD với giá rẻ hơn giá thị trường nhằm khống chế
tỷ giá cao hơn giá trị thực của nó, mà thực tế là lên giá tương đối
bản tệ. Đến khi tỷ giá danh nghĩa vượt quá xa tỷ giá thực tế mà nhà
nước lại không đủ lượng dự trữ ngoại hối để bán ra với giá rẻ thì sẽ
phải thả nổi tỷ giá, tỷ giá danh nghĩa sẽ rơi tự do xuống tỷ giá thực
của nó. Đây là việc phá giá một cách bị động, ảnh hưởng rất tiêu
cực đối với nền kinh tế, mà điển hình là cuộc khủng hoảng của
Mexico và Thailand.

Ngồi ra, ngân hàng nhà nước có thể liên tục dùng 1 lượng
VND nhất định để mua USD trên thị trường, trực tiếp tác động tới
cung cầu, qua đó điều tiết tỷ giá, làm phá giá nhẹ VND, ưu tiên
xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán. Đây là
một cách phá giá chủ động nhằm hướng tới các mục tiêu vĩ mô.
1.4./ Điều kiện cần thiết đế phá giá thành công:
Một đợt phá giá muốn gọi là thành cơng thì nó phải cải thiện
cán cân thanh tốn. Có ba phương pháp.
1.4.1./ Phương pháp tính độ co giãn:
Tác động của chính sách phá giá phụ thuộc vào tính co giãn
theo giá của cầu nội địa với hàng nhập khẩu và cầu nước ngoài đối
với hàng xuất khẩu.Chỉ số này cho thấy nhu cầu sẽ thao đổi bao
nhiêu % khi giá cả tăng( giảm ) 1%. Nhu cầu càng ít thay đổi theo
giá thì tác động của chính sách càng giảm.
Trang 8


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

 Điều kiện Marshall- Lerner:
Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá
tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh tốn, thì giá trị tuyệt
đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn
theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện này đặt theo
tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred
Marshall và Abba Lerner.
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại
tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên.
Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao

hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc
vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá,
thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do
đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co
dãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều
này đều góp phần cải thiện cán cân thanh tốn.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường khơng co
dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói qn tiêu dùng của
người ta không thể thay đổi dễ dàng. Hơn nữa, giá cả trong ngắn
hạn chưa chắc đã thay đổi do chi phí vận chuyển, hợp đồng. Do
đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc
phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu
đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu
dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải
thiện.

Trang 9


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

1.4.2./ Phương pháp hấp thu:
Phương pháp phân tích tác động của sự phá giá hoặc giảm tỷ
giá hối đoái của một nước đối với cán cân thương mại.
Ta có : Y = C + I + G + (X - M)
C + I + G : a
X – M : b
b=Y–a

Cơng thức này giải thích những tác động trung hạn đã nói ở
phần trên. Khi nền kinh tế hoạt động dưới sản lượng tiềm năng,
chính sách giảm giá sẽ bù đắp vào sản lượng xuất khẩu và khuyến
khích tiêu dùng hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu. Nhưng chính
sách này lại khơng phù hợp với nền kinh tế đã ở mức sản lượng
tiềm năng. Vì khi đó, tác động của nó chỉ có thể làm chậm nền
kinh tế.
1.4.3./ Phương pháp tiền tệ :
Trong khi hai phương pháp trên chỉ áp dụng đối với cán cân
thương mại thì phương pháp này bao gồm cả tài khoản vốn.
Phương pháp này giải thích tác động dài hạn của chính sách.
1.5./ Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ:
Về chính sách tỷ giá hối đối, q trình chuyển đổi của Trung
Quốc cũng có những giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam.
Bước đầu tiên của quá trình này là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định
trước đây thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá trên thị
Trang 10


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

trường. Đây gần như là bước tất yếu để đưa yếu tố thị trường vào
trong cơ chế xác định tỷ giá đối với hầu hết các nước tiến hành
chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và định hướng của nhà nước.
Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh liên tục tỷ giá hối
đoái danh nghĩa biến động theo hướng giảm giá trị của đồng nội tệ
cho phù hợp với sức mua của đồng Nhân dân tệ bị đánh giá cao
trước đây. Cụ thể từ 1979 đến 1993 (14 năm), Trung Quốc đã điều

chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái 7 lần. Xu hướng điều chỉnh là phá giá
mạnh đồng nhân dân tệ.
Nhóm thuyết trình sẽ tập trung vào giai đoạn từ năm 1990 –
2005. Những mốc thời gian chủ yếu:
Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ
giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, tỷ giá
chính thức vẫn ít được áp dụng hơn tỷ giá thị trường.


Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp
phát triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường. Sự
sai lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường gây ra những tác
động tiêu cực, lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ rất lớn trong khi
dự trữ ngoại hối của quốc gia cịn hạn chế.


Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong
việc điều hành chính sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân
bằng với tỷ giá thị trường để thống nhất hai tỷ giá và thực hiện chế
độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi
đồng Nhân dân tệ.


Trang 11


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Đến giữa tháng 7/2005 Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố tăng

giá đồng nhân dân tệ (NDT) từ 8,277 lên 8,11 NDT ăn 1 USD,
tương đương 2,1%, chấm dứt một thập niên duy trì tỷ giá cố định
của đồng tiền này với đồng USD.


1.5.1./ Cụ thể hành động của chính phủ:
Đầu những năm 1990, 1 USD chỉ có thể đổi từ 5,8 đến 5,9 nhân
dân tệ.

Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tỷ giá USD/RMB giai đoạn
1990 - 2005
Cho đến năm 1993, mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn
như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây
ra vẫn rất lớn. Lý do là vì tỷ giá NDT/USD có mặt bằng xuất phát
“phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn
chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bắc
Kinh cảm thấy phải có biện pháp hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, một
đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã quyết
Trang 12


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

định định giá lại đồng bản tệ, mà thực chất là làm cho nhân dân tệ
trượt giá tới 50%. Biên độ phá giá lên tới 50%: từ mức 5,8
NDT/1USD năm 1993 xuống 8,7 NDT/1USD kể từ ngày 1/1/1994.
Năm 1995, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã giảm xuống. Kể từ đây
đến 2005, Trung Quốc ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức 8,2-8,3 nhân
dân tệ đổi 1 USD và coi đây là cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt.

Tuy nhiên, dưới con mắt của các chuyên gia tài chính quốc tế, thực
chất đây là một tỷ giá cố định.
Khi chính phủ bắt đầu chuyển đổi sang chế độ tỷ giá thả nổi, để
giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền
tệ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như:


Thực hiện chế độ ngân hàng kết hối.



Xố bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty.



Xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng.



Cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đối.



Cải tiến và hồn thiện quản lý thu chi.



Kết toán ngoại hối.




Xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại
hối…

Thực hiện đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng
trung ương:
Đối với các hoạt động ngoại hối ở các ngân hàng thương mại
bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số


Trang 13


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

lượng là bao nhiêu. Các ngân hàng này có tồn quyền hoạt động
trong thị trường ngoại hối.
Đối với các cơng ty nước ngồi, Trung Quốc yêu cầu phải có
bảng cân đối ngoại tệ hàng năm.


Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi phải có
giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang Nhân dân tệ.


Còn đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước yêu cầu phải
nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như trước đây...



Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một sự phối hợp khá linh
hoạt và mềm dẻo giữa chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ, tài
chính. Sau khi có nhiều biện pháp quản lý chặt ngoại hối đầu
những năm 90, từ năm 1994 - 1996 Trung Quốc đã có những điều
chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như :
 Cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ.
 Các công ty nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán
các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm
nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ Thế giới…
Năm 1998, để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, một lần nữa Trung Quốc lại quay
lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và
găm giữ giảm những dự kiến về phá giá đồng NDT. Song song với
việc quản lý chặt trên thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối
với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Trung
Quốc đã phối hợp với các chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu.

Trang 14


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Trong năm 1998, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền
cho vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất tái chiết khấu cũng
giảm 1,91%, đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các tiền gửi
bằng ngoại tệ. Kết hợp với chính sách lãi suất là chính sách hạ thấp
tỷ lệ dự bắt buộc, tăng hoạt động nghiệp, vụ thị trường mở của
ngân hàng trung ương, chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư….

Bảng 1.1: Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ 1998.

Chỉ tiêu

20/03/98 01/07/98 06/12/98

Lãi suất tiền cho vay
giảm (%)

1,6

0,49

0,27

Lãi suất tiền gửi giảm
(%)

0,6

1,12

0,55

Lãi suất tiền gửi USD
(%)

4,875

4,250


3,755

Nguồn: IMF
Tác động của một loạt những phối hợp trong chính sách để điều
chỉnh này là cách gián tiếp giảm giá đồng NDT, giảm sức ép phá
giá đồng NDT đè nặng lên chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
1.5.2./ Những mặt lợi mà Trung Quốc có được từ phá giá:

Trang 15


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Hàng hố xuất khẩu của Trung Quốc rẻ đi rất nhiều, có sức
cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, trong nhiều năm
qua, Trung Quốc liên tục thặng dư thương mại.


Nguồn: IMF
Biểu đồ 1.2: T ình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn
1990 – 2004
Cũng nhờ câu chuyện định giá đồng nội tệ, Trung Quốc đã
tăng được một lượng lớn dự trữ ngoại tệ.


Trang 16



Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Biểu đồ 1.3: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ năm 1996 2005

Khơng chỉ nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh
nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế mà phá giá cịn
tạo cơ sở để Trung Quốc có thể trở lại duy trì chính sách tỷ giá ổn
định trong một thời gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đối và
tạo mơi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu các nước đang phát triển về
mức độ thu hút đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp.


Trong thu hút đầu tư, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước
thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) lớn nhất thế giới.
Nếu như trước năm 2001, khi Trung Quốc chưa gia nhập WTO, số
Trang 17


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

vốn FDI đổ vào đất nước này mới là 6,5 tỷ USD thì đến năm 2002
đã là 52 tỷ USD.

Bảng 1.2: Tình hình tỷ giá và đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc 1994 –
1997

Chỉ tiêu


1994

1995

1996

1997

Tỷ giá hối đối trung bình năm
NDT/USD

8,4462 8,3174 8,2982 8,2798

Đầu tư trực tiếp (triệu USD)

317897 33849 38066 41673

Vốn từ các công ty - thị trường
(Triệu USD)

3543

789

1744

6804

Nguồn: IMF



Cán cân thanh toán được cải thiện:

Bảng 1.3: Cán cân tài khoản vốn c ủa Trung Qu ốc giai đo ạn
1994 – 2003

Trang 18


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Biểu đồ 1.3: Cán cân thanh toán giai đoạn 1990 – 2005

Trang 19


Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế
của nhóm nghiên cứu Harvard

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã phải chấp nhận trả giá bằng
một mức lạm phát cao không mong muốn năm 1994 là 24,24%,
cao hơn năm 1993 24,24/ 14,58 = 66, 25%, lớn hơn mức ảnh
hưởng thơng thường của tỷ giá hối đối đến mức giá cả hàng hoá dịch vụ của một nước (Theo thống kê của các nhà kinh tế là
<50%). Thực tế này có thể được giải thích do sự cộng hưởng của
các tác động của chính sách tiền tệ trước đó.


Bảng1.4: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994 - 1997.


Chỉ tiêu

1994

1995

1996

1997

Lạm phát (% năm)

24,24

16,90

8,32

2,80

Tỷ giá hối đoái (trung b.nh
NDT/USD)

8,6187 8,3514 8,3142 8,2898

Nguồn: IMF

Bảng 1.5 : Tình hình diễn biến của chính sách tiền tệ giai đoạn 1990 - 1997.


Năm

1990 1991

1992

1993

1994 1995

1996

1997

Lãi
suất
ngân
hàng
(%

7,92

7,20

10,08 10,98 10,44

9,00

8,55


7,20

Trang 20



×