Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.35 KB, 157 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Kế tốn thương mại dịch vụ
NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘTRUNG CẤP/ CAO ĐẲNG NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17
tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật
Công nghệ

Hà Nội, năm 2021
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tên tôi là: Nguyễn Thu Hường
Đơn vị: Khoa Kinh tế và công tác xã hội
Tôi là tác giả cuốn giáo trình Kế tốn thương mại dịch vụ, tơi đã biên soạn
cuốn giáo trình này căn cứ vào chương trình khung của Bộ lao động thương binh
và Xã hội dùng cho sinh viên cao đẳng và trung cấp nghề kế tốn doanh nghiệp
khơng sao chép, vi phạm bản quyền của một ai.
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể được
cho phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệnh lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh nghiêm cấm.

Tác giả


Nguyễn Thu Hường

2


LỜI GIỚI THIỆU
Kế tốn là một cơng cụ quản lý kinh tế quan trọng trong các doanh nghiệp
nói chung, doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói riêng. Trong những năm qua, Bộ
tài chính đã có nhiều quy định nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công
việc này. Các quy định hướng dẫn cơng tác kế tốn doanh nghiệp từ những nội
dung có tính ngun tắc như chuẩn mực kế toán đến quy định cụ thể trong chế độ
kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/BTC ban hành ngày 20/3/2006. Tuy
nhiên các quy định cịn mang tính khái qt có thể áp dụng cho các loại hình sản
xuất khác nhau.
Để tránh sự trùng lặp trong nội dung kế tốn có tính chất đặc thù của doanh
nghiệp thương mại dịch vụ phù hợp với chương trình, mục tiêu đào tạo của từng
trường và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, giáo viên kế toán giảng dạy,
nghiên cứu và cán bộ kế tốn thực hiện cơng việc trong các doanh nghiệp, trường
Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đã biên soạn giáo trình “Kế tốn thương mại,
dịch vụ” dùng cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề.
Nội dung cuốn sách bao gồm 4 chương:
Chương 1: Kế toán mua bán hàng trong nước
Chương 2: Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Chương 3: Kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ
Chương 4: Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ
Trong quá trình biên soạn tác giả đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do biên
soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những kiếm khuyết nhất định. Vì vậy tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn
thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả
Nguyễn Thu Hường.
3


MỤC LỤC
Chương 1: KẾ TỐN MUA BÁN HÀNG HĨA TRONG NƯỚC ................................... 11
1. Những vấn đề chung về kế toán mua bán hàng hóa ................................................... 11
1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh trong thương mại ......................................... 11
1.2. Nhiệm vụ kế toán.................................................................................................. 13
1.3. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho ........................................................... 13
1.4. Đánh giá hàng hóa ................................................................................................ 14
2. Kế toán mua hàng ....................................................................................................... 17
2.1.Phạm vi và thời điểm ghi chép mua hàng ............................................................. 17
2.2. Các phương thức mua hàng .................................................................................. 18
2.3. Phương pháp kế toán mua hàng ........................................................................... 18
3. Kế tốn bán hàng hóa ................................................................................................. 26
3.1. Phạm vi bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu ........................................... 26
3.2. Các phương thức bán hàng: 4 phương thức chủ yếu ........................................... 27
3.3. Phương pháp kế toán bán hàng ............................................................................ 29
4. Kế tốn hàng hóa dự trữ ............................................................................................. 54
4.1. Kế tốn kết quả kiểm kê ....................................................................................... 54
4.2. Kế toán chi tiết hàng tồn kho ............................................................................... 54
5. Kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho .................................................................. 56
5.1. Nội dung và nguyên tắc dự phòng ....................................................................... 56
5.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ............................................................... 56
5.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu .................................................. 56
Bài tập áp dụng ............................................................................................................... 57
Chương 2: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ........................................................................................ 64
1. Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ .................................................................................. 64
1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán ....................................................................... 64
1.2. Tài khoản sử dụng: ............................................................................................... 66
1.3. Các trường hợp kế toán chủ yếu ........................................................................... 67
2. Kế toán xuất, nhập khẩu ............................................................................................. 70
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu........................... 70

4


2.2. Kế tốn nhập khẩu hàng hóa ................................................................................. 73
2.3. Kế tốn xuất khẩu hàng hóa.................................................................................. 85
Bài tập ứng dụng ............................................................................................................. 95
Chương 3: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ................................. 102
1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng .................................................................. 102
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng ......................................................... 102
1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng ............................................................ 103
2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn ................................................................. 107
2.1. Đặc điểm ............................................................................................................. 107
2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn .......................................................... 108
3. Kế toán kinh doanh du lịch ....................................................................................... 111
Bài tập áp dụng ............................................................................................................. 116
Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ ............................................................................. 121
1. Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................... 121
1.1. Chi phí bán hàng ................................................................................................. 121
1.2. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................................ 126
2. Kế tốn doanh thu, chi phí hoạt động tài chính. ....................................................... 131
2.1 Doanh thu hoạt dộng tài chính ............................................................................. 131

2.2. Kế tốn chi phí hoạt động tài chính .................................................................... 133
3. Kế tốn thu nhập, chi phí khác .................................................................................. 136
3.1 Kế tốn thu nhập khác ......................................................................................... 136
3.2. Kế tốn các khoản chi phí khác: ......................................................................... 141
4. Kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:............................................................ 143
4.1 Tài khoản sử dụng: .............................................................................................. 143
4.2 Một số quy định khi hạch toán trên tài khoản 8212: ........................................... 144
5. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................... 145
5.1 Những vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt
động kinh doanh ........................................................................................................ 146
5.2 Phương pháp kế toán ........................................................................................... 149
Bài tập áp dụng.............................................................................................................. 151

5


MƠN HỌC: KẾ TỐN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Tên mơn học: Kế tốn doanh nghiệp thương mại
Mã mơn học: MH KTDN 20
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn kế tốn thương mại dịch vụ được học sau các mơn tài chính
doanh nghiệp, thuế và là kiến thức bổ trợ cho môn học thực hành kế tốn tại các cơ
sở.
- Tính chất: Mơn kế tốn thương mại dịch vụ là một mơn học tự chọn, thơng
qua kiến thức chun mơn về kế tốn thương mại dịch vụ, người học thực hiện
được các nội dung về nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp thương mại và hoạt động
dịch vụ. Là một trong những công cụ quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động
kinh tế.
Mục tiêu của môn học:
- Kiến thức:

+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán thương mại dịch vụ trong
việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao
+ Ứng dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện cơng tác kế tốn tại
các doanh nghiệp thương mại
- Kỹ năng:
+ Tính đúng giá trị hàng mua vào, bán ra và giá thành sản phẩm dịch vụ, xác
định được doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán
+ Sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
+ Lập được báo cáo tài chính theo quy định
+ Kiểm tra đánh giá được cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp thương mại
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tn thủ các chế độ kế tốn tài chính do Nhà nước ban hành

6


+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe
giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các doanh
nghiệp
Nội dung của môn học:
 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)

Số

Tên chương, mục

TT
1


Chương 1: Kế tốn mua bán hàng hóa

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

7

3

4

trong nước
1. Những vấn đề chung về kế tốn mua
bán hàng hóa
1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh
trong thương mại
1.2. Nhiệm vụ kế toán

1

1.3. Các phương pháp hạch toán hàng tồn
kho
1.4. Đánh giá hàng hóa

2. Kế tốn mua hàng
2.1. Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng
mua
2.2. Các phương thức mua hàng
2.3. Phương pháp kế toán mua hàng
3. Kế toán bán hàng hóa
3.1. Phạm vi hàng bán và thời điểm ghi
nhận doanh thu

1

0,5

3.2. Các phương thức bán hàng
3.3. Phương pháp kế toán bán hàng
4. Kế tốn hàng hóa dự trữ
4.1. Kế tốn kết quả kiểm kê
4.2. Kế toán chi tiết hàng tồn kho
4.3. Kế toán chi tiết ở quầy hàng
5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

7

0,5

Kiểm
tra


5.1. Nội dung và nguyên tắc dự phòng

5.2. Tài khoản sử dụng
5.3. Các trường hợp kế toán chủ yếu

4

6.Thực hành- Bài tập ứng dụng
2

Chương 2: Kế toán nghiệp vụ ngoại tệ

20

9

9

2

và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu
1. Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ

0,5

1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán

0,5

1.2. Tài khoản sử dụng
4


1.3. Các trường hợp kế toán chủ yếu
2. Kế toán nhập, xuất khẩu

0,5

2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh
doanh nhập, xuất khẩu

0,5

2.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
nhập, xuất khẩu

0,5

2.1.2. Các phương thức kinh doanh và tiền
tệ sử dụng trong nhập, xuất khẩu

0,5

2.1.3. Các điều kiện giao hàng theo
Incoterms
1

2.2. Kế toán nhập khẩu hàng hóa
2.2.1.Một số vấn đề chung về nhập khẩu
hàng hóa
2.2.2. Kế toán nhập khẩu trực tiếp
2.2.3. Kế toán nhập khẩu ủy thác

2.3. Kế tốn xuất khẩu hàng hóa
2.3.1. Một số vấn đề chung về nhập khẩu
hàng hóa
2.3.2. Kế tốn xuất khẩu trực tiếp
2.3.3. Kế toán xuất khẩu ủy thác

10

3. Thực hành -Bài tập ứng dụng

1

4. Kiểm tra
3

Chương 3: Kế toán hoạt động kinh

8

15

7

7

1


doanh dịch vụ
1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà
hàng

1

1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà
hàng

1

2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách
sạn

1

2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách
sạn

1

3. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch
3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch
1

3.2. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch
4. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải

2


4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải
4.2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải
5. Thực hành -Bài tập ứng dụng

7

6. Kiểm tra

1
4

Chương 4: Kế toán xác định kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp thương
mại dịch vụ
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp

18

7

1

1.1. Kế tốn chi phí bán hàng
1.2. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Kế tốn doanh thu, chi phí hoạt động tài
chính
2.1. Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính
2.2. Kế tốn chi phí hoạt động tài chính
3. Kế tốn thu nhập, chi phí khác

3.1. Kế tốn thu nhập khác

9

2

10

1


1

3.2. Kế tốn chi phí khác
4. Kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
4.1. Nội dung và phương pháp tính

1

4.2. Phương pháp kế toán
5. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh
5.1. Nội dung và phương pháp tính kết quả
hoạt động kinh doanh

2

5.2. Phương pháp kế toán


10

1

30

4

6. Thực hành -Bài tập ứng dụng
7. Kiểm tra
Tổng cộng

60

 Nội dung chi tiết:

10

26


Chương 1: KẾ TỐN MUA BÁN HÀNG HĨA TRONG NƯỚC
Mã chương: MH KTDN 20.01
Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh thương mại nội thương tổ chức lưu thơng hàng
hóa, đưa hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dung thông qua mua bán. Qua nội dung
chương sinh viên có thể hạch tốn được các nghiệp vụ mua, bán hàng hóa trong
nước theo chế độ hiện hành.
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, nguyên tắc kế toán mua hàng trong nước
- So sánh được điểm khác nhau giữa tổ chức công tác kế toán trong doanh

nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp.
- Trình bày được phương pháp hạch tốn nghiệp vụ kế tốn mua, bán hàng
hóa trong nước
- Vận dụng được kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán mua
hàng trong nước
- Xác định được các chứng từ kế tốn mua, bán hàng hóa có liên quan.
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế tốn hiện hành.
Nội dung chính:
1. Những vấn đề chung về kế tốn mua bán hàng hóa
1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh trong thương mại
1.1.1. Khái niệm
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng
hóa trên thị trường bn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia
với nhau. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện
q trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng.
- Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa phân theo từng ngành như:
nông lâm thủy, hải sản, hàng công nghệ phẩm tiêu dùng , vật tư thiết bị, thực phẩm
chế biến, lương thực.

11


- Hoạt động dịch vụ rất đa dạng: dịch vụ thương mại, dịch vụ hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, du lịch, tư vấn, bảo hiểm, vận tải, khách sạn…
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh trong thương mại:
- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
của thương nhân, bao gồm việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại
và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực
hiện các chính sách kinh tế- xã hội. Trong đó:
+ Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương

mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa
thương nhân với các bên có liên quan;
+ Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu
dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh
dưới hình thức cho thuê, mua, bán;
+ Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa
Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ thương mại;
+ Thương nhân gồm cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
- Hoạt động kinh doanh thương mại là tổ chức q trình lưu thơng hàng hóa
từ nơi sản xuât đến nơi tiêu dùng. Địa bàn hoạt động có thể trong nước hoặc nước
ngồi.
- Lưu chuyển hàng hóa là q trình vận động của hàng hóa, kép kín một
vịng ln chuyển của hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, bao
gồm 3 khâu: Mua vào, dự trữ và bán ra. Trong đó mua hàng là giai đoạn đầu tiên
của hoạt động kinh doanh thương mại, vốn của doanh nghiệp chuyển từ hình thái
tiền tệ sang hàng hóa. Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của
một doanh nghiệp thương mại, là q trình chuyển giao quyền kiểm sốt hàng hóa

12


sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người
mua
1.2. Nhiệm vụ kế tốn
- Ghi chép phản ánh kịp thời tình hình lưu chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp về trị giá và số lượng
- Theo dõi tình hình tồn kho và tính giá hàng tồn kho, tính giá hàng xuất kho
- Theo dõi hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng tồn kho, định mức dự trữ

- Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng ngồi giá mua cho số hàng đã bán và
hàng tồn cuối kỳ để xác định giá vốn hàng đã bán và hàng tồn cuối kỳ
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để đảm
bảm kết quả tiêu thụ hàng hóa chính xác
-Theo dõi và thanh tóa kịp thời cơng nợ với nhà cung cấp và khách hàng có
liên quan của từng thương vụ giao dịch
1.3. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
1.3.1.Phương pháp kê khai thường xuyên
a, Khái niệm:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán tổ chức ghi
chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp cụ nhập, xuất và tồn kho của vật
tư hàng hóa trên các tài khoản hàng tồn kho.
b, Nội dung:
- Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống
- Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho
- Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng
tồn kho nhập trong kỳ - Trị gía hàng tồn kho xuất trong kỳ.
c, Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,Biên bản kiểm kê vật tư,
hàng hóa...
d, Ưu điểm và nhược điểm

13


* Ưu điểm: Xác định, đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào từng thời
điểm xảy ra nghiệp vụ; Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên liên tục, góp
phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý
* Nhược điểm: tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công
tác kế toán.

1.3.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ
a, Khái niệm:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế tốn khơng ghi chép một
cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho của vật tư hàng hóa
trên các tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản này chỉ phản ánh trị giá vốn thực tế
của vật tư hàng hóa tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
b, Nội dung:
- Không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục
- Chỉ phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất
trong kỳ.
- Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng
nhập kho trong kỳ - trị giá hàng tồn kho cuối kỳ.
c, Ưu nhược điểm:
* Ưu điểm: giảm khối lượng ghi chép cho người làm công tác kế tốn
* Nhược điểm: Cơng việc kế tốn dồn vào cuối kỳ; Công việc kiểm tra không
thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục sẽ gây hạn chế chức năng
kiểm tra của kế toán trong quản lý; Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng
thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế tốn.
1.4. Đánh giá hàng hóa
1.4.1. Tính giá hàng hóa mua vào
- Hàng hóa của doanh nghiệp được đánh giá theo chuẩn mực số 02 "Hàng
tồn kho", theo đó, hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc "Trị giá vốn thực tế".
14


Giá trị thực tế của
hàng hóa nhập kho
do mua ngồi

=


Giá
mua

+

Chi phí
thu mua

(giá gốc)

Các khoản

Thuế khơng
+

hồn lại

-

(nếu có)

giảm trừ
doanh thu,
hoa hồng

Trong đó :
- Giá mua được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể :
+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Trị giá hàng
hóa mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu

thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hố đơn là giá mua
khơng có thuế GTGT .
+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Trị giá hàng
mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ không thuộc đối tượng
không phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hố
đơn là giá thanh tốn bao gồm cả thuế GTGT.
- Chi phí thu mua bao gồm : Chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản, bảo
hành, chi phí thuê kho thuê bãi, tiền phạt, tiền bồi thường, hao hụt...
- Thuế khơng hồn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,….
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,
giá trị hàng mua trả lại
1.4.2. Tính giá hàng hóa xuất kho
 Đánh giá hàng hóa xuất kho theo đơn giá thực tế đích danh.
(PP đích danh: chỉ dùng cho những mặt hàng có giá trị cao và bán đơn chiếc)
 Đánh giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
(PP này đơn hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước)
 Đánh giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước.
(PP này đơn hàng nào nhập kho sau sẽ được xuất đi trước)

15


 Đánh giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi
lần nhập hoặc bình quân gia quyền cả kì dự trữ.
Theo phương pháp này, trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được xác định
như sau:
Trị giá vốn thực tế hàng

Số lượng hàng hóa


=

hóa xuất kho

x

xuất kho

Trị giá vốn thực tế của
Đơn giá bình qn cả
kì dự trữ

hàng hóa từng loại tồn

Trị giá vốn thực tế
+

đầu kì

=

Số lượng hàn gtừng

+

Trị giá vốn thực tế của
hàng hóa cịn lại sau

sau mỗi lần nhập


+

loại nhập trong kì

của hàng hóa nhập
tiếp sau lần xuất trước

Số lượng hàng hóa cịn
lại sau lần xuất trước

Số lượng hàng từng

Trị giá vốn thực tế

lần xuất trước

=

của hàng hóa từng
loại nhập trong kì

loại tồn đầu kì

Đơn giá bình quân

Đơn giá bình quân

Số lượng hàng hóa
+


nhập sau lần xuất
trước

 Đánh giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp hệ số giá.
Theo phương pháp này người ta tiến hành theo trình tự sau:
- Bước 1: Xác định hệ số giá vật liệu: (H)
Giá trị thực tế hàng hóa tồn kho
H=

đầu kỳ

Giá trị hạch tốn hàng hóa tồn
đầu kỳ

+

+

Giá trị thực tế hàng hóa
nhập kho trong kỳ

Giá trị hạch tốn hàng hóa
nhập trong kỳ

- Bước 2: Xác định giá trị thực tế của hàng hóa xuất dùng theo cơng thức

16


Giá trị thực tế của hàng

hóa xuất kho trong kỳ

=

Giá trị hạch tốn hàng hóa
xuất kho trong kỳ

x

H

2. Kế tốn mua hàng
2.1.Phạm vi và thời điểm ghi chép mua hàng
2.1.1. Phạm vi:
Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung, hàng hoá được coi là hàng
mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
- Phải thông qua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất
định.
- Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về
tiền hay một loại hàng hoá khác.
- Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia cơng, chế biến để bán.
Ngồi ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua:
- Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà
chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua.
- Hàng hố hao hụt trong q trình mua theo hợp đồng bên mua chịu.
Cịn những trường hợp sau đây khơng được coi là hàng mua: Hàng nhận
biếu tặng; Hàng mẫu nhận được; Hàng dôi thừa tự nhiên; Hàng mua về dùng trong
nội bộ hoặc dùng cho xây dựng cơ bản; Hàng nhập từ khâu gia công, sản xuất phụ
thuộc; Hàng nhận bán hộ, bảo quản hộ ….
Cụ thể, đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu,

những hàng hoá sau được xác định là hàng nhập khẩu:
- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hàng hóa hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu
2.1.2. Thời điểm ghi chép mua hàng

17


- Thời điểm chung để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành: là
thời điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu
về tiền tệ.
- Thời điểm cụ thể: tùy thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm
xác định hàng mau có khác nhau, cụ thể:
2.2. Các phương thức mua hàng
Trong các doanh nghiệp thương mại nội địa, việc mua hàng có thể được thực
hiện theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển
hàng.
+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký
kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị
bán để nhận hàng theo 1 quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ
sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh
nghiệp.
+ Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng
kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại
kho của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước.
2.3. Phương pháp kế tốn mua hàng
2.3.1. Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, hàng hóa, Bảng kê mua hàng, Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi,

Giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng…
2.3.2. Tài khoản sử dụng
* Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Tài khoản 156 - “Hàng hóa”
Tài khoản 156 “ Hàng hóa” có hai tài khoản cấp 2: TK 1561 “ Giá mua hàng
hóa”, TK 1562 “ Chi phí thu mua hàng hóa”
* Hạch tốn nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ
18


Sử dụng cả 2 TK 156 “Hàng hóa” và 611 “Mua hàng hóa”. Trong đó:
+ TK 156: Hàng hóa
+ Tài khoản 611(611.2) “ Mua hàng” : tài khoản này dùng để phản ánh trị
giá hàng hóa vật tư mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác nhau.Tài
khoản này khơng có số dư.
* Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng 1 số Tài khoản khác như TK 151 “ Hàng mua đang
đi đuờng”, TK 111 “Tiền mặt”, TK 133 “Thuế GTGTđược khấu trừ”, TK 331
“Phải trả cho người bán”
2.3.4. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kê khai
thường xuyên
2.3.4.1: Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong các doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Mua hàng nhập kho bình thường:
1. Khi mua hàng về nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 1561 : giá mua hàng hóa( chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 311, 331...Tổng giá thanh tốn hàng hóa
2. Trường hợp thu mua hàng hóa có bao bì kèm theo tính giá riêng, khi nhập kho kế
toán ghi:
Nợ TK 1532: Giá trị bao bì kèm theo có tính giá riêng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK liên quan: Trị giá bao bì đã bao gồm thuế GTGT
3. Trường hợp bao bì kèm theo khơng tính giá riêng phải trả lại cho người bán , trị
giá bao bì kèm theo hàng hóa ghi: Nợ TK 002
Đồng thời số tiền ký cược về trị giá bao bì theo yêu cầu của người bán, ghi:
Nợ TK 144 : Số tiền ký cược ngắn hạn
Có TK 111,12,331.. Số tiền đã đem đi ký cược của bên bán
4. Nếu doanh nghiệp đặt trước tiền mua hàng cho người bán, khi ứng tiền:
19


Nợ TK 331: Số tiền đã đặt trước cho người bán
Có TK 111, 112, 311: Số tiền đặt trước
5. Khi người bán chuyển hàng đến cho doanh nghiệp , hàng được nhập kho:
Nợ TK 1561: Giá mua hàng hóa thực nhập theo giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 1532: Trị giá bao bì thực nhập theo gía chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh tốn của hàng hóa và bao bì kèm theo
6. Khi mua hàng phát sinh các chi phí như :chi phí vận chuyển, lưu kho, bến bãi,
bốc dỡ….
Nợ TK 1562: Chi phí thu mua
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ ( Nếu có)
Có TK 111, 112, 311, 331: Tổng chi phí thu mua
7. Trường hợp mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về đến doanh nghiệp, kế toán
căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng:
Nợ TK 151: Giá mua của hàng hóa đang đi đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,311.. Tổng giá TT của hàng mua đang đi đường
Khi hàng mua đang đi dường đã về nhập kho hay gửi bán thẳng
Nợ TK 1561: Trị giá hàng mua đang đường kỳ trước nhập kho

Nợ TK 157: Giá hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này
Nợ TK 632: Trị giá hàng mua đang đường kỳ trước bàn giao hàng
Có TK 151: Trị giá hàng mua đang đường về kho hoặc giao bán thẳng
8. Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hóa đơn, kế tốn
ghi sổ theo giá tạm tính( khơng bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1561: Giá tạm tính của hàng hóa nhập kho
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Khi có hóa đơn sẽ điều chỉnh giá tạm tính theo giá ghi sổ theo hóa đơn:
+ Nếu giá trên hóa đơn lớn hơn giá tạm tính, ghi bổ sung phần chênh lệch:
20



×