Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.6 KB, 14 trang )


bộ giáo dục và đào tạo bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội



trần thị hiền




trách nhiệm vật chất đối với công chức
theo pháp luật việt nam hiện nay


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật
M số : 62 38 01 01




tóm tắt luận án tiến sĩ luật học



hà nội - 2008
Công trình đợc hoàn thành
tại Trờng Đại học Luật Hà Nội




Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Thái Vĩnh Thắng




Phản biện 1: GS.TSKH Đào Trí úc
Viện Nhà nớc và Pháp luật
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS Lê Minh Thông
Viện Khoa học Quản lý, Ban Tổ chức Trung ơng


Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc,
họp tại Trờng Đại học Luật Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2008.


Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia
và Th viện Trờng Đại học Luật Hà Nội





những công trình liên quan đến luận án
đ đợc công bố


1. Trần Thị Hiền (2006), "Bản chất trách nhiệm vật chất của công

chức", Nhà nớc và pháp luật, (12), tr. 22-26.
2. Trần Thị Hiền (2006) "Bàn về khái niệm trách nhiệm vật chất của
công chức", Luật học, (10), tr. 14-18.
3. Trần Thị Hiền (2007), "Bàn về trách nhiệm bồi thờng của nhà
nớc khi công chức thi hành công vụ, gây thiệt hại", Nghề
luật, (2), tr. 3-7.

1 2

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
X hội muốn phát triển bền vững, phải đợc tạo dựng bởi những
con ngời hết lòng trung thành, có trí tuệ và năng lực. Pháp luật trách
nhiệm vật chất (TNVC) đối với công chức là một trong những yếu tố
góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức đối với công vụ.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề TNVC đối với công chức gây thiệt hại
trong khi thi hành công vụ cha đợc đánh giá đúng mức. Quan niệm về
TNVC đối với công chức tơng đối mờ nhạt, cha phân biệt rõ trách
nhiệm bồi thờng thiệt hại (BTTH) dân sự với TNVC đối với công chức.
Vấn đề TNVC đối với công chức ít đợc quan tâm, nghiên cứu. Pháp
luật thực định về TNVC đối với công chức lại chủ yếu xuất phát từ những
nguyên lý của luật dân sự, cha tính đến các yếu tố ảnh hởng của nền
công vụ. Điều này thể hiện rõ nét trong pháp luật, đó là sự thiếu rành
mạch trong các quy định của pháp luật và còn thiếu quá nhiều quy định
cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNVC. Vì vậy, pháp luật
TNVC mang tính hình thức, hầu nh không đợc áp dụng trong thực tế.
Hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức đang là vấn đề có
tính cấp thiết. Trên cơ sở nhận thức, một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải
đợc ban hành trên nền tri thức khoa học pháp lí phát triển và mong muốn
làm sáng tỏ các vấn đề lí luận, tìm hiểu pháp luật hiện hành về TNVC đối

với công chức, đánh giá đợc những điểm tích cực, điểm hạn chế nhằm
hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức, góp phần xây dựng bộ
máy nhà nớc trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự
nghiệp đổi mới của Nhà nớc ta, tôi chọn đề tài: "Trách nhiệm vật đối
với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm vật chất đối với công chức là một nội dung của pháp
luật về công chức. Khi nghiên cứu về TNVC đối với công chức cần đặt
nó trong mối liên hệ với tổng thể các quy định pháp luật về cán bộ, công
chức, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm bồi thờng của nhà nớc. Vấn đề
TNVC đối với công chức đ đợc nhiều tác giả nớc ngoài quan tâm
nghiên cứu nh: Kenneth F. Warren - Giáo s khoa học chính trị và
hành chính công của Trờng Đại học St. Louis University, tác giả cuốn
Administrative Law in the political system (Luật Hành chính trong hệ
thống chính trị) ; Sir William Wade và Christopher Forsyth là hai tác giả
cuốn Administrative Law (Luật Hành chính ) giảng dạy tại Trờng Đại
học Cambridge và Trờng Đại học Oxfoord của Anh; Jean Michel De
Forges - Giáo s Trờng Đại học Tổng hợp nớc Pháp, tác giả cuốn
Luật hành chính (Luật s Nguyễn Diệu Cơ biên dịch); Alekhin A.P
(Alexuh A.P) và Karmolisky A.A hai tác giả cuốn giáo trình Luật Hành
chính đợc giảng dạy tại Trờng Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp
Những công trình khoa học của các tác giả này đ đề cập đến nhiều vấn
đề của nền hành chính công, trong đó có vấn đề trách nhiệm bồi thờng
của công chức gây thiệt hại khi thi hành công vụ. Vấn đề trách nhiệm
bồi thờng của công chức đợc nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, thông
qua các án lệ và hiện nay là kết hợp với sự thừa nhận của nghị viện
thông qua các qui định của pháp luật. Song, trong các công trình khoa
học này, vấn đề trách nhiệm BTTH đối với công chức gây thiệt hại trong
khi thi hành công vụ, mới chỉ đợc nghiên cứu ở mức độ tổng quát trong
rất nhiều nội dung của nền hành chính công.

Pháp luật Việt Nam về cán bộ, công chức đợc nhiều tác giả trong
nớc nghiên cứu ở các mức độ và phạm vi khác nhau, trong lĩnh vực này
có thể kể đến một số tác giả cùng với công trình khoa học của họ nh:
Tô Tử Hạ: Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 1998. Đây là cuốn
sách giới thiệu tổng quan về pháp luật công chức của Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới, đồng thời có so sánh phạm vi khái niệm công chức ở
Việt Nam và một số nớc khác trên thế giới. Đặc biệt mảng pháp luật về
nghĩa vụ, quyền lợi của công chức và tuyển dụng đào tạo công chức
3 4

đợc tắc giả nghiên cứu đa ra những nhận xét cụ thể, xác đáng; Cuốn
Công vụ, công chức nhà nớc, Nxb T pháp, Hà Nội, 2004 của PGS.TS
Phạm Hồng Thái, đ tập trung nghiên cứu về phạm vi khái niệm hoạt
động công vụ và phân tích, đánh giá về pháp luật công chức ở nớc ta.
Trong tác phẩm này, còn tìm thấy các quan niệm về công chức ở nớc ta
trong các giai đoạn đợc phân chia theo mốc thời gian ban hành các văn
bản pháp luật cơ bản về công chức. Qua đó, tác giả đa ra cách nhìn
nhận cá nhân về nền công vụ kiểu mới. Đặc biệt còn phải kể đến Luận
án tiến sĩ luật học của Ngô Hải Phan: Trách nhiệm pháp lý của công
chức trong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền Việt Nam, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đ phản ánh trung thực
về thực trạng pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm pháp lí (TNPL) đối
với công chức (đến năm 2004) đồng thời so sánh phân tích mối tơng
quan giữa các dạng TNPL đợc áp dụng đối với công chức vi phạm pháp
luật. Gần đây, phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trờng -
Trờng Đại học Luật Hà Nội, 2006: Trách nhiệm pháp lí - những vấn đề
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam do TS. Lê Văn Long, chủ nhiệm đề tài.
Các tác giả tham gia nghiên cứu đ phân tích khái niệm TNPL từ góc độ
lý luận và thực tiễn. Trong đó có chuyên đề Trách nhiệm vất chất đối

với công chức của ThS. Trần Thị Hiền đ nghiên cứu và chỉ ra bản chất
của trách nhiệm vật chất là dạng trách nhiệm bồi thờng thiệt hại đặc
biệt. Ngoài ra còn có một số tác phẩm nghiên cứu pháp luật công chức
của Việt Nam và các nớc nh: cuốn Chế độ công chức và luật công
chức của các nớc trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, 1993 của
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Ban Tổ chức - Cán bộ
Chính phủ; cuốn Tìm hiểu về tuyển dụng, thử việc, trách nhiệm kỷ luật,
trách nhiệm vật chất của cán bộ công chức và ngời lao động, Nxb Lao
động, 1999 của các tác giả Đào Thanh Hải, Mai Chúc Anh, Trần Văn
Sơn. Giáo trình giảng dạy môn Luật Hành chính của các cơ sở đào tạo
luật trong nớc cũng đề cập đến nội dung pháp luật về TNVC đối với
cán bộ, công chức, song mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu chung về
dạng TNPL này. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết về pháp luật công
chức nói chung, đăng trên các tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nớc và
Pháp luật, tạp chí Dân chủ
Các công trình khoa học kể trên, chủ yếu xoay quanh vấn đề xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức với tính cách là một nội dung của
chơng trình tổng thể cải cách hành chính. Vấn đề TNVC đối với công
chức đợc bàn đến trong các công trình này với dung lợng không đáng
kể và cha toàn diện.
Hiện nay, cha có công trình nào nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có
tính hệ thống về vấn đề TNVC đối với công chức theo pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan
điểm, quan niệm trong khoa học pháp lí hiện nay về TNPL, trách nhiệm vật
chất đối với công chức, luận án làm sáng tỏ những vấn đề về TNVC đối với
công chức dới góc độ lý luận, lịch sử nhà nớc và pháp luật. Từ đó xây dựng
cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực tiễn pháp luật về TNVC đối với công
chức, đề xuất phơng hớng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về TNVC đối với công chức trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận án
Nghiên cứu những vấn đề lí luận về TNPL nói chung và TNVC nói riêng
để xây dựng đợc khái niệm mang tính khoa học về TNVC đối với công chức.
Xác định đợc các đặc điểm và mục đích ý nghĩa của TNVC với tích cách là
một dạng trách nhiệm bồi thờng thiệt hại đặc biệt áp dụng đối với công chức
vi phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ.
Xác định đợc các yếu tố cần thiết cho sự hình thành TNVC, phân tích vai trò
của các yếu tố đó làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về TNVC.
Khẳng định vi phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ;
thiệt hại thực tế; lỗi của công chức; mối quan hệ nhân quả là cơ sở thực
5 6

tế làm phát sinh TNVC đối với công chức và chỉ ra mối liên hệ giữa
trách nhiệm bồi thờng nhà nớc với TNVC đối với công chức.
Phân tích một số quan niệm cơ bản về trách nhiệm bồi thờng nhà
nớc, chỉ ra mối liên hệ giữa trách nhiệm bồi thờng nhà nớc hay trách
nhiệm của nền công vụ với TNVC đối với công chức. Từ đó, rút ra
những điểm hợp lý, nhằm kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TNVC.
Khái quát đợc quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
Việt Nam về TNVC đối với công chức; phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật TNVC đối với công chức, đa
ra nhận xét cá nhân về những điểm tích cực, những điểm hạn chế của
pháp luật Việt Nam về TNVC hiện nay.
Phân tích để thấy rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp
luật về TNVC đối với công chức; đa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật,
đề xuất giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực
hiện về TNVC đối với công chức.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về

TNVC đối với công chức, đặt nó trong mối liên hệ với TNPL nói chung
và trách nhiệm bồi thờng nhà nớc, nhằm tìm ra những đặc trng cơ
bản của dạng TNPL này;
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
TNVC đối với công chức từ năm 1945 đến nay có liên hệ với trách
nhiệm bồi thờng của quan lại trong nhà nớc phong kiến Việt Nam;
phân tích, đánh giá toàn diện về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
Việt Nam hiện hành về TNVC đối với công chức;
Đề xuất phơng hớng và giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật Việt Nam về TNVC đối với công chức.
4. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án đợc thực hiện trên cơ
sở phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có sự vận
dụng tổng hợp các phơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
thấy đợc tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật TNVC đối
với công chức ở Việt Nam.
Các phơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc đợc sử dụng để
lý giải các vấn về lý luận, giúp cho mỗi vấn đề nghiên cứu đợc nhìn nhận
từ nhiều góc độ. Do đó, có thể thấy đợc những điểm hợp lý, không hợp lý
của mỗi quan điểm, quan niệm mà luận án đ dẫn chứng phục vụ mục đích
nghiên cứu, nhằm đa ra những kết luận có tính khoa học.
Đặc biệt, phơng pháp tổng kết thực tiễn, phơng pháp thống kê và
phơng pháp điều tra x hội học đợc sử dụng tích cực đ thu đợc kết
quả tốt trong việc nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của luận án. Với số
liệu điều tra trung thực đợc tổng hợp, thống kê, phân tích đ cho thấy
một bức tranh toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng pháp
luật TNVC đối với công chức. Kết quả này là cơ sở cho việc đề xuất các
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật TNVC có
tính thực tiễn và khả thi.
5. Những đóng góp khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và
tơng đối toàn diện ở góc độ lý luận và thực tiễn về vấn đề TNVC đối
với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những triết lý khoa học về TNVC đối với cán bộ, công chức
đợc phân tích, đánh giá một cách hợp lý, luận án đ đa ra góc nhìn mới
về TNPL, về TNPL của cán bộ, công chức , xây dựng hoàn chỉnh khái niệm
TNVC đối với công chức.
Luận án đ khắc họa rõ nét những đặc trng cơ bản của dạng TNVC
đối với công chức, nhằm chứng minh đây là một dạng trách nhiệm
BTTH đặc biệt. Từ đó, xác định pháp luật về TNVC đối với công chức
cần đợc xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc khác biệt với trách
nhiệm bồi thờng ngoài hợp đồng của luật dân sự. Các yếu tố: Vi phạm
7 8

pháp luật trong khi thi hành công vụ; thiệt hại thực tế; lỗi của công
chức; mối quan hệ nhân quả đợc phân tích kỹ lỡng với tính cách là cơ
sở thực tế làm phát sinh TNVC đối với công chức.
Xác định đợc những tiêu chí để đánh giá tính phù hợp của pháp
luật về TNVC đối với công chức trên cơ sở phân tích vai trò của các yếu
tố cần thiết cho sự hình thành TNVC.
Đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về TNVC đối với công chức trên cơ sở phân tích số liệu khảo
sát trung thực bằng phơng pháp điều tra x hội học đảm bảo độ tin cậy cao.
Lý giải có căn cứ tình trạng pháp luật TNVC không đợc áp dụng
trong thực tiễn và đề xuất đợc các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn
thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về TNVC đối với công chức.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý
luận về TNVC đối với công chức, giúp các cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền nhìn nhận một cách toàn diện về chế độ TNVC đối với công chức

Việt Nam. Đặc biệt là các kiến nghị có tính khả thi của luận án sẽ góp
phần vào việc hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức, nâng
cao trách nhiệm của công chức trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nớc
và tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác.
Các kết luận dựa trên số liệu khảo sát thực tế về thực trạng pháp
luật và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật TNVC, giúp ích cho
các nhà quản lý trong công tác tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện pháp
luật TNVC.
Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật công chức.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 3 chơng, 11 tiết.
nội dung cơ bản của luận án
Chơng 1
lý luận về trách nhiệm vật chất đối với công chức
1.1. Quan niệm về trách nhiệm vật chất đối với công chức
1.1.1. Trách nhiệm vật chất đối với công chức - một dạng trách
nhiệm pháp lý
Tác giả đ tiếp cận khái niệm trách nhiệm từ nhiều phơng diện, từ
đó liên hệ để phân tích khái niệm TNPL theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp và
đa ra cách nhìn mới về khái niệm TNPL. Xây dựng hoàn chỉnh khái
niệm TNVC đối với công chức.
ở bình diện chung, về phơng diện đạo đức x hội hay phơng diện
pháp lý, thuật ngữ trách nhiệm đều đợc hiểu đó là sự gánh chịu những
nghĩa vụ nhất định, mà bản chất là các quan hệ x hội có nội dung xác
định chủ thể này phải thực hiện những hành vi nhất định đối với chủ thể
phía bên kia. Trách nhiệm đợc chia thành hai loại là trách nhiệm vật
chất và trách nhiệm tinh thần. Trong đó, trách nhiệm tinh thần đợc hiểu
là loại trách nhiệm mà chủ thể gánh chịu trách nhiệm phải thực hiện

những hành vi nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của chủ thể phía bên kia
hoặc phải bị hạn chế về quyền tự do cá nhân. Trách nhiệm vật chất là
mối quan hệ tài sản mà chủ thể này buộc phải dùng tài sản của mình
làm phơng tiện để thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể phía bên kia.
Xét về phơng diện pháp lý, TNPL có thể phát sinh do hai nguồn
gốc: Thứ nhất, phát sinh theo sự thỏa thuận ý chí của các bên trong quan
hệ pháp luật nhng không trái với pháp luật và đợc nhà nớc bảo đảm
thực hiện. Thứ hai, phát sinh ngoài ý chí của chủ thể, trên cơ sở qui định
của pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu TNPL trớc
nhà nớc hoặc trớc chủ thể có quyền theo qui định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do vi
phạm pháp luật, TNPL đợc định nghĩa nh sau:
9 10

Trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do vi phạm
pháp luật, thể hiện mối quan hệ đợc pháp luật xác lập và điều chỉnh.
Trong đó, chủ thể vi phạm pháp luật bị hạn chế về vật chất hay tinh
thần bởi các biện pháp cỡng chế đợc dự liệu trong chế tài pháp luật
hoặc các biện pháp do các bên thỏa thuận nhng phù hợp với pháp luật
và đợc nhà nớc bảo đảm thực hiện.
TNPL của công chức luôn gắn liền với những biện pháp cỡng chế
đợc qui định trong chế tài pháp luật. Theo đó, TNPL của công chức
đợc định nghĩa nh sau:
Trách nhiệm pháp lý của công chức là hậu quả pháp lý bất lợi về
vật chất hoặc tinh thần, mà công chức phải gánh chịu trớc nhà nớc, do
thực hiện vi phạm pháp luật có liên quan đến công vụ, bị áp dụng các
biện pháp cỡng chế nhà nớc đợc xác định trong chế tài pháp luật.
Luận án đề cập đến TNVC đối với công chức là loại TNPL theo cách
nhìn nhận ở nghĩa hẹp và thuộc loại TNPL mà chủ thể là công chức phải
dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể phía bên kia

là nhà nớc. Đây là loại trách nhiệm BTTH, phát sinh trên cơ sở hành vi
trái pháp luật, có lỗi của công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ.
ở góc độ này TNVC đối với công chức đợc định nghĩa nh sau:
Trách nhiệm vật chất đối với công chức là hậu quả pháp lý bất lợi
về tài sản, mà công chức phải gánh chịu trớc nhà nớc do thực hiện vi
phạm pháp luật nhng cha đến mức bị coi là tội phạm, gây thiệt hại về
tài sản trong khi thi hành công vụ.
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm vật chất đối với công chức
Việc nghiên cứu về TNVC đối với công chức đợc tác giả đặt trong
mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng của TNPL và TNVC để tìm ra
những đặc điểm của TNVC đối với công chức.
* TNVC đối với công chức có các đặc điểm chung của TNPL nh:
- TNVC đối với công chức do pháp luật qui định và bảo đảm thực hiện.
- TNVC đối với công chức đợc đặt ra trên cơ sở có vi phạm pháp luật.
- TNVC đối với công chức chỉ đợc đặt ra khi có lỗi.
- TNVC đối với công chức là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do pháp
luật xác định.
* TNVC đối với công chức có những đặc điểm riêng nh sau:
Thứ nhất: Chủ thể gánh chịu TNVC là công chức gây thiệt hại trong
khi thi hành công vụ.
Thứ hai: TNVC đối với công chức phát sinh trên cơ sở vi phạm pháp
luật, gây thiệt hại về tài sản đợc thực hiện trong khi thi hành công vụ.
Thứ ba: TNVC đối với công chức là loại TNPL trớc nhà nớc.
Thứ t: TNVC đối với công chức thờng đợc áp dụng đồng thời
với trách nhiệm kỷ luật.
Thứ năm: TNVC đối với công chức đợc xem xét trên cơ sở thiệt
hại thực tế, lỗi và các yếu tố miễn, giảm bồi thờng.
1.1.3. Mục đích của trách nhiệm vật chất đối với công chức
TNVC đối với công chức là một dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt.
Pháp luật về TNVC đối với công chức nhằm hớng đến những mục đích sau:

Thứ nhất: TNVC đối với công chức có mục đích giáo dục nhằm
nâng cao đạo đức công vụ.
Thứ hai: TNVC đối với công chức nhằm mục đích khắc phục thiệt
hại bảo vệ tài sản nhà nớc.
Thứ ba: TNVC đối với công chức có mục đích bảo vệ công vụ.
Thứ t: TNVC đối với công chức có mục đích trừng phạt.
1.2. Các yếu tố pháp lý cần thiết cho sự hình thành trách nhiệm
vật chất đối với công chức
Nội dung phần này bàn đến các yếu tố pháp lý tạo nên TNVC, mỗi
yếu tố có một vai trò nhất định, giữa chúng có mối liên hệ nh các mắt
xích kết nối thống nhất, tạo ra dạng TNPL này. Các yếu tố cần thiết cho
sự hình thành trách nhiệm vật chất đối với công chức gồm các yếu tố sau:
11 12

1.2.1. Vi phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ -
yếu tố cơ sở để hình thành trách nhiệm vật chất đối với công chức
Vi phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ là yếu
tố đầu tiên cho sự hình thành TNVC, trả lời câu hỏi có hay không có
TNVC đợc đặt ra, đồng thời xác định chủ thể phải gánh chịu TNVC.
Sự tác động buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu TNPL
nhằm mục đích làm thay đổi nhận thức của chủ thể về cách xử sự sao
cho phù hợp với pháp luật. TNVC đối với công chức chỉ đợc xác định
trên cơ sở có hành vi trái pháp luật, có lỗi, gây thiệt hại trong khi công
chức thi hành công vụ.
1.2.2. Chế tài buộc bồi thờng thiệt hại - yếu tố xác định nội
dung trách nhiệm vật chất
Bản thân TNPL không phải là chế tài, càng không phải là cỡng chế
nhà nớc, nhng giữa chúng có mối liên hệ không thể tách rời. Chế tài
là yếu tố đặt ra nghĩa vụ bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi, đồng thời chỉ rõ hậu quả bất lợi phải gánh

chịu là gì. TNVC đối với công chức là sự hiện thực hóa nội dung của
chế tài buộc BTTH và xác định công chức gây thiệt hại trong khi thi
hành công vụ phải gánh chịu bất lợi về tài sản do chế tài đ chỉ ra. Chế
tài buộc BTTH trong TNVC đối với công chức có nét đặc thù, đó là phải
thể hiện đợc tính trừng phạt đồng thời cũng thể hiện tính bảo vệ công vụ,
không làm mất đi sự chủ động của công chức trong khi thi hành công vụ.
1.2.3. Thủ tục truy cứu trách nhiệm - yếu tố hiện thực hóa trách
nhiệm vật chất
Thủ tục tiến hành truy cứu trách nhiệm là yếu tố đảm bảo cho
TNPL đợc thực hiện, đảm bảo cho quyền và lợi ích của các chủ thể
trong quan hệ TNPL đợc bảo vệ. Thủ tục truy cứu trách nhiệm phải xác
định đợc những hành vi pháp lý cần thiết buộc các chủ thể có thẩm
quyền phải thực hiện để tiến hành xử lí TNVC và trình tự thời gian để
thực hiện những hành vi pháp lý cần thiết đó. Pháp luật cần qui định cụ
thể thủ tục truy cứu trách nhiệm nhằm có đợc sự thống nhất, đảm bảo
tính công bằng trong hoạt động áp dụng pháp luật TNVC đối với công
chức và để nhà nớc có thể kiểm soát đợc hoạt của các chủ thể có thẩm
quyền xử lý TNVC đối với công chức.
1.2.4. Thẩm quyền truy cứu - yếu tố quyết định phơng thức xử lí
trách nhiệm vật chất
Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm ở đây đợc đề cập dới góc độ là
một yếu tố cần thiết cho sự hình thành TNPL, có vai trò xác định tính
chất quyền lực và quyết định phơng thức truy cứu TNPL (phơng thức
giải quyết tranh chấp). Chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNVC đối với
công chức là ngời đại diện cho nhà nớc, sử dụng quyền lực nhà nớc
để ra quyết định buộc công chức thi hành công vụ gây thiệt hại phải
gánh chịu nghĩa vụ BTTH. Chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNVC đối
với công chức không thể là cá nhân, tổ chức phi nhà nớc vì TNVC đối
với công chức luôn là dạng TNPL mà ngời gánh chịu trách nhiệm là
công chức thi hành công vụ gây thiệt hại phải gánh chịu trớc nhà nớc.

1.3. Cơ sở thực tế làm phát sinh trách nhiệm vật chất đối với
công chức
ở mức độ khái quát, xác định cơ sở thực tế làm phát sinh TNVC đối
với công chức gồm các yếu tố sau đây.
1.3.1. Hành vi trái pháp luật do công chức thực hiện trong khi thi
hành công vụ
Vi phạm pháp luật là căn cứ phát sinh TNVC đối với công chức, không
thể thiếu hai dấu hiệu cơ bản là: chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật là công
chức và vi phạm pháp luật phải thực hiện trong khi thi hành công vụ.
* Chủ thể thực hiện vi phạm pháp luậti là công chức
Trong phần này luận án đ phân tích các quan niệm về công chức và
lập luận, đa ra ý kiến cá nhân về phạm vi công chức. Theo đó, công chức
là một bộ phận những ngời làm việc trong các cơ quan nhà nớc, đợc
tuyển dụng, bổ nhiệm giao giữ những công việc nhất định trong các cơ
quan nhà nớc, đợc xếp vào ngạch công chức và hởng lơng từ ngân
sách nhà nớc theo pháp luật qui định.
13 14

* Hành vi trái pháp luật thực hiện trong khi thi hành công vụ.
Hành vi trái pháp luật phải thực hiện trong khi thi hành công vụ thì
trách nhiệm BTTH đặt ra mới là TNVC đối với công chức. Xác định vi
phạm pháp luật thực hiện trong khi thi hành công vụ phải đồng thời căn
cứ vào ba yếu tố: thời gian, không gian thực hiện hành vi và tính chất
liên quan đến công vụ của hành vi.
1.3.2. Có thiệt hại thực tế
Có thiệt hại thực tế xảy ra là một trong những điều kiện quyết định
có đặt ra TNVC đối với công chức hay không, đồng thời cũng là yếu tố
căn cứ để quyết định mức BTTH.
Mặc dù diễn đạt khác nhau nhng các quan điểm trên đều đánh giá thiệt
hại là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần có thể tính thành tiền. Đối

với TNVC của công chức, thiệt hại phải bồi thờng chỉ là thiệt hại vật chất.
1.3.3. Có lỗi của công chức
TNVC đối với công chức là dạng trách nhiệm BTTH chỉ đợc xác
định khi có lỗi của công chức gây thiệt hại. Xác định lỗi là điều kiện
phát sinh TNVC cho phép việc truy cứu TNVC đối với công chức đợc
chính xác, khách quan và công bằng. ở góc độ nhất định nên nhìn nhận
lỗi trong TNVC đối với công chức là yếu tố có ý nghĩa xác định TNVC
đồng thời có ý nghĩa lợng mức BTTH. Đây là một trong những điểm
khác biệt so với các dạng trách nhiệm BTTH khác.
1.3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
Nhìn nhận mối quan hệ nhân - quả là một điều kiện cần thiết làm phát
sinh TNVC. Nếu giữa hành vi trái pháp luật của công chức và thiệt hại đ xảy
ra không có mối quan hệ nhân quả thì không thể đặt ra TNVC đối với công chức.
1.4. Mối liên hệ giữa trách nhiệm bồi thờng nhà nớc và trách
nhiệm vật chất đối với công chức
Trên cơ sở nghiên cứu thuyết "Miễn trừ nhà nớc", thuyết "Trách nhiệm
trực tiếp" và thuyết "Trách nhiệm thay thế", luận án đ phân tích mối liên hệ
giữa trách nhiệm bồi thờng nhà nớc với TNVC đối với công chức. Qua đó,
rút ra những điểm hợp lý nhằm đa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNVC .
Chơng 2
Thực trạng pháp luật việt nam về Trách nhiệm
vật chất đối với công chức và thực tiễn áp dụng
2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm vật chất đối với công chức
2.1.1. Pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với quan lại trong
nhà nớc phong kiến Việt Nam
Nhà nớc phong kiến thừa nhận và bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi
riêng của quan lại triều đình. Chế độ phong kiến không thể có trách
nhiệm bồi thờng nhà nớc, điều này xuất phát từ nguyên tắc "Vua
không thể sai". Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng qui định quan

chức thực hiện việc công mà vi phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản
của Triều đình hoặc của dân thì phải bồi thờng. Vấn đề BTTH trong
pháp luật của Nhà nớc phong kiến không đợc qui định thành một chế
định độc lập mà thờng đợc lồng ghép trong các quy định về tội phạm
hình sự.
2.1.2. Pháp luật trách nhiệm vật chất đối với công chức giai đoạn
1945 - 1975
Trong giai đoạn này, pháp luật về TNVC đối với công cha có sự
phân biệt trách nhiệm BTTH của hai đối tợng ngời lao động là công
nhân và viên chức. Mặt khác, cũng chỉ mới xác định TNVC của công
nhân, viên chức đối với trờng hợp gây thiệt hại tài sản của nhà nớc mà
cha xác định trách nhiệm bồi thờng đối với trờng hợp gây thiệt hại
tài sản của ngời khác. Mặc dù có những điểm hạn chế nhất định nh
vậy. Song, pháp luật về TNVC của công nhân, viên chức vẫn có một ý
nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chế định
TNVC của công chức. Bớc đầu định hình về khái niệm TNVC của
công chức, giúp cho việc quy định về TNVC của công chức trong các
văn bản sau này đợc rõ nét hơn, hoàn thiện hơn.
15 16

2.1.3. Khái quát pháp luật trách nhiệm vật chất đối với công chức
từ 1975 đến nay
Trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật về TNVC đợc ban
hành trực tiếp điều chỉnh về vấn đề TNVC của công chức. Các văn bản
này có sự kế thừa những u điểm của các văn bản pháp luật công chức,
viên chức trớc đó và cũng có nhiều điểm phát triển mới phù hợp với xu
thế hiện nay. Song, pháp luật về công chức nói chung và chế định pháp
luật về TNVC của công chức nói riêng vẫn cần đợc tiếp tục hoàn thiện.
2.2. Thc trng pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm
vật chất đối với công chức

2.2.1. Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo pháp luật hiện hành
Nhận diện dạng TNVC đối với công chức theo pháp luật hiện hành
cần căn cứ vào các dấu hiệu:
* Hình thức BTTH trong TNVC đối với công chức
* Chủ thể gánh chịu TNVC đối với công chức theo pháp luật hiện hành
* Vi phạm pháp luật làm phát sinh TNVC đối với công chức theo
pháp luật hiện hành
2.2.2. Nguyên tắc xử lí trách nhiệm vật chất đối với công chức
* Nguyên tắc xác định thiệt hại
Xác định chính xác, khách quan thiệt hại thực tế do vi phạm pháp
luật gây ra là nguyên tắc của TNVC đối với công chức.
Tùy thuộc tính chất hành vi gây thiệt hại, tùy thuộc vào lỗi, mức độ
thiệt hại mà mức bồi thờng có thể đợc miễn, giảm.
* Nguyên tắc quyết định mức bồi thờng, bồi hoàn tài sản
Nguyên tắc quyết định mức bồi thờng, bồi hoàn thiệt hại trong
TNVC của công chức gồm những nội dung cụ thể sau:
- Xác định mức bồi thờng, bồi hoàn thiệt hại phải căn cứ vào lỗi
của công chức gây thiệt hại.
- Xác định mức BTTH phải dựa vào tính chất hành vi gây thiệt hại
và mức thiệt hại thực tế.
2.2.3. Trách nhiệm vật chất đối với công chức gây thiệt hại tài
sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trong phần này luận án đ phân tích những điểm không hợp lí của
pháp luật qui định về tài sản bị thiệt hại và kết luận: Công chức thi hành
công vụ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức,
đơn vị thực chất là đ gây thiệt hại tài sản của nhà nớc. Pháp luật thực
định đợc phân tích theo các nội dung sau:
* Thẩm quyền truy cứu TNVC đối với công chức gây thiệt hại tài
sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị
* Thủ tục xử lí TNVC đối với công chức trong trờng hợp công

chức gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị
* Mức và phơng thức BTTH đối với công chức trong trờng hợp
gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị
2.2.4. Trách nhiệm vật chất đối với công chức gây thiệt hại tài
sản của ngời khác
Pháp luật Việt Nam đ qui định về trách nhiệm BTTH đối với công
chức thi hành công vụ gây thiệt hại cho ngời thứ ba, nhng nhìn chung về
vấn đề này, pháp luật nghiêng nhiều theo hớng qui định về trách nhiệm
BTTH do ngời có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra, đặc biệt là trong
hoạt động tố tụng hình sự. Việc xử lí TNVC đối với cán bộ, công chức gây
thiệt hại cho ngời thứ ba đợc tiến hành theo quy trình gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Cơ quan quản lý và sử dụng công chức đứng ra
BTTH do công chức gây ra cho ngời bị thiệt hại.
Giai đoạn thứ hai: Công chức phải hoàn trả khoản tiền mà cơ quan, tổ
chức quản lý, sử dụng công chức đ bồi thờng cho ngời bị thiệt hại.
2.3. Thực trạng nhận thức và áp dụng pháp luật trách nhiệm
vật chất đối với công chức
Hiện nay, pháp luật về TNVC đối với công chức hầu nh không đợc
thực hiện trong thực tế. Các cơ quan có trách nhiệm quản lí sử dụng công
chức không xử lí TNVC và không tiến hành công tác thống kê các vụ việc
17 18

xử lí TNVC đối với công chức. Thực trạng áp dụng pháp luật đợc thực
hiện thông qua phơng pháp điều tra x hội học. Đối tợng điều tra là
cán bộ, công theo pháp luật hiện hành. Dựa vào kết quả điều tra, luận án
đ đa ra kết luận về các nội dung sau:
1- Nhận thức của cán bộ, công chức về pháp luật TNVC đối với công chức
2. Thực tiễn xử lí TNVC tại nơi cán bộ, công chức làm việc
3. Mong muốn của cán bộ, công chức đối với pháp luật về TNVC
2.4. Đánh giá chung về pháp luật Việt Nam hiện nay về trách

nhiệm vật chất đối với công chức và thực tiễn tổ chức thực hiện
* Những điểm tích cực: Pháp luật TNVC đối với công chức đ đợc
cải thiện theo hớng chuyên biệt hóa, số lợng qui phạm pháp luật về
TNVC đối với công chức đợc ban hành nhiều hơn, cụ thể hơn.
Pháp luật TNVC đối với công chức đ khắc phục đợc một số điểm
hạn chế của pháp luật TNVC đối với công chức trớc đây.
* Những điểm hạn chế
Thứ nhất: Qui định của pháp luật TNVC đối với công chức thiếu
tính thống nhất và đồng bộ.
Thứ hai: Hình thức văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp, tản
mạn, cha có độ bao quát chung, thiếu tính toàn diện.
Thứ ba: Còn bỏ ngỏ nhiều qui định, do đó việc truy cứu TNVC đối
với công chức thiếu tính chính xác và minh bạch.
Thứ t: Nhiều qui định của pháp luật TNVC đối với công chức có
nội dung cha hợp lí, do đó cha tạo ra cơ chế hữu hiệu cho việc bảo vệ
tài sản của nhà nớc và của các chủ sở hữu hợp pháp khác, mục đích của
pháp luật TNVC cha đạt đợc.
* Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về TNVC đối với công chức
Pháp luật về TNVC đối với công chức hầu nh không đợc thực
hiện trên thực tế, các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cha thực hiện
công tác thống kê, báo cáo về tình hình xử lí TNVC đối với cán bộ,
công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại về
tài sản của nhà nớc hoặc của các chủ thể khác. Cán bộ có thẩm quyền
không bị chịu bất kì một dạng TNPL nào khi họ không thực hiện trách
nhiệm quản lí của mình về việc đ không tiến hành xử lí TNVC đối với
công chức trong trờng hợp cần thiết.

Chơng 3
hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về trách nhiệm vật chất đối với công chức

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật
chất đối với công chức
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật TNVC đối với công chức, luận án đ chỉ ra sự cần thiết
phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức. Trong
bối cảnh hiện nay, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNVC đối với
công chức là sự cần thiết khách quan bởi các yếu tố sau:
* Hoàn thiện pháp luật TNVC để nâng cao tính phù hợp, đảm bảo
tính khả thi.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm
công vụ.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC để góp phần đảm bảo công bằng x hội.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC là yêu cầu của nền hành chính hiện đại
* Hoàn thiện pháp luật TNVC đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập.
3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất
đối với công chức
Luận án xác định quan điểm hoàn thiện pháp luật dựa trên cơ sở
đánh giá về thực trạng pháp luật và các yếu tố đợc xác định là cần thiết
khách quan của việc hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức.
19 20

* Hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức trên cơ sở quán
triệt đờng lối của Đảng và qui định của Hiến pháp về tăng cờng sự
bảo hộ của pháp luật đối với các lợi ích hợp pháp của nhà nớc, của
tập thể và của cá nhân.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức đáp ứng yêu cầu
của việc xây dựng pháp luật trong Nhà nớc pháp quyền x hội chủ
nghĩa (XHCN) Việt Nam.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC chức nhằm tăng cờng trách nhiệm
và kỷ luật công vụ, không gây tác động xấu đến tính chủ động, tích cực

của công chức trong thi hành công vụ.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức cần đảm bảo các
yếu tố phù hợp với đặc thù quản lý nhà nớc và điều kiện phát triển
kinh tế - x hội của Việt Nam.
* Hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức trên cơ sở khắc
phục những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành.
Tóm lại, quan điểm hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức
phải đảm bảo mục đích xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN Việt
Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật về trách nhiệm vật chất đối với công chức
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chắt đối
với công chức
Pháp luật hiện hành về TNVC đối với công chức cần đợc hoàn thiện
trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể sau đây:
1. Cần qui định cụ thể phạm vi áp dụng pháp luật TNVC theo
hớng chỉ áp dụng đối với trờng hợp công chức vi phạm pháp luật
trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại về tài sản.
2. Cần qui định khái quát các dấu hiệu để xác định hành vi là vi
phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ.
3. Pháp luật cần xác định tài sản thiệt hại mà công chức có nghĩa
vụ phải bồi thờng theo chế độ TNVC là tài sản của nhà nớc.
4. Pháp luật TNVC đối với công chức cần qui định cụ thể và phân
biệt các yếu tố là căn cứ xác định mức bồi thờng với các yếu tố là căn
cứ để xét miễn, giảm bồi thờng là khác nhau.
5. Cần đảm bảo xử lý TNVC thống nhất theo nguyên tắc: không
dựa vào thỏa thuận giữa công chức gây thiệt hại và ngời có thẩm
quyền đại diện nhà nớc để quyết định mức bồi thờng.
6. Pháp luật về TNVC đối với cán bộ, công chức cần bổ sung qui
định về thời hiệu xử lí TNVC.

7. Thay đổi hình thức hoạt động của Hội đồng xử lí TNVC đối với công
chức theo hớng đảm bảo tính khách quan, minh bạch và thực sự khoa học.
8. Pháp luật TNVC đối với công chức nên qui định: Cán bộ, công
chức đợc quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định bồi thờng
của ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
9. Thủ tục xử lí trách nhiệm bồi thờng trong trờng hợp công chức
gây thiệt hại cho ngời thứ ba cần sửa đổi theo hớng đảm bảo tính
công bằng, khách quan đối với ngời bị thiệt hại và đối với công chức
gây thiệt hại.
10. Sử dụng thống nhất thuật ngữ chỉ nghĩa vụ bồi thờng của công
chức khi gây thiệt hại về tài sản trong khi thi hành công vụ.
11. Kết hợp qui định về trách nhiệm bồi thờng công chức trong
Luật Bồi thờng nhà nớc.
3.3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật trách nhiệm vật chất
đối với công chức
* Nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức.
* Tăng cờng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý TNVC đối
với công chức.
21 22

* Tăng cờng các biện pháp pháp lý đảm bảo hiệu lực của quyết
định xử lí TNVC.
* Phơng thức bồi thờng thuận lợi, dễ thực hiện tạo điều kiện để
công chức thực hiện nghĩa vụ bồi thờng hoặc hoàn trả, không ảnh
hởng lớn đến đời sống kinh tế của công chức.
* Khắc phục tình trạng không xử lý TNVC.
* Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia vào quá trình soạn
thảo các văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức để pháp
luật phản ánh đúng nguyện vọng của họ.


Kết luận
Trách nhiệm vật chất đối với công chức là một vấn đề x hội đợc
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới điều chỉnh. Tuy nhiên, các quốc gia
khác nhau, có cách qui định và giải quyết khác nhau về việc xử lí TNVC đối
với công chức.
Về lý luận, hiện nay các vấn đề về TNVC đối với công chức đợc
nghiên cứu tản mạn, cha tạo thành những quan điểm rõ nét về vấn đề
này. Hầu nh, vấn đề TNVC đối với công chức mới chỉ đợc bàn đến
trong khoa học pháp lý nh một phần nối tiếp rất hạn chế, khi nghiên
cứu về chế định pháp luật trách nhiệm bồi thờng nhà nớc, trong
trờng hợp ngời thi hành công vụ gây thiệt hại cho ngời khác. Trên cơ
sở phân tích, so sánh các quan điểm, quan niệm về TNPL nói chung,
luận án đ đa ra cách nhìn mới về TNPL theo hớng mở rộng, xác định
TNPL bao hàm cả những trờng hợp chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất
lợi trớc chủ thể không phải là nhà nớc, ngời có thẩm quyền truy cứu
trách nhiệm không nhân danh nhà nớc để thực hiện quyền lực nhà nớc
và hậu quả bất lợi không đợc xác định bởi chế tài pháp luật. Trên cơ sở
đó, luận án đ xây dựng hoàn chỉnh khái niệm TNVC đối với công chức,
xác định đợc các đặc điểm chung và các đặc điểm khác biệt của TNVC
so với các dạng TNPL khác.Luận án xác định các yếu tố pháp lý cần
thiết cho sự hình thành TNVC đối với công chức, đánh giá vai trò của
mỗi yếu tố. Từ đó, xác định các tiêu chí để đánh giá tính phù hợp của
các nhóm qui phạm tơng ứng trong pháp luật hiện hành về TNVC đối
với công chức.
Qua nghiên cứu, phân tích các đặc điểm cũng nh cơ sở thực tế làm
phát sinh TNVC đối với công chức, có thể khẳng định: Về bản chất,
TNVC là một dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt. Song, TNVC đối với
công chức khác với các trách nhiệm BTTH khác. Nếu nh trách nhiệm
BTTH dân sự đợc xác định ngay cả trong trờng hợp không có lỗi thì

TNCV chỉ đợc xác định khi có yếu tố lỗi của công chức thi hành công
vụ. Hơn nữa, trong TNVC đối với công chức thì thiệt hại thực tế và lỗi cần
đợc nhìn nhận là các yếu tố lợng mức bồi thờng. Nhân thân công chức
và hoàn cảnh kinh tế gia đình cần đợc xem là căn cứ để xét miễn, giảm
bồi thờng. Việc xử lí TNVC không thể dựa trên nguyên tắc thỏa thuận
mà phải đợc quyết định theo phơng thức hành chính dựa trên thiệt hại
thực tế, lỗi, tính chất liên quan đến công vụ của hành vi gây thiệt hại.
Cũng khác với các dạng trách nhiệm BTTH khác, mục đích của TNVC
đối với công chức không chủ yếu nhằm khắc phục đền bù thiệt hại, mà
hớng đến mục đích chính là giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo
đức công vụ. Luận án cũng phân tích các học thuyết khác nhau về trách
nhiệm bồi thờng nhà nớc, đánh giá mối liên hệ giữa trách nhiệm bồi
thờng nhà nớc với trách nhiệm bồi thờng của công chức, trong
trờng hợp công chức gây thiệt hại cho ngời khác khi thi hành công vụ.
Từ đó, rút ra những điểm hợp lý nhằm áp dụng vào quá trình xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thờng nhà nớc và TNVC
đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam.
Về thực trạng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật TNVC:
Pháp luật TNVC đối với công chức hiện nay, thiếu tính thống nhất và
đồng bộ, hình thức văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp, tản mạn,
23 24

cha có độ bao quát chung, thiếu tính toàn diện, thiếu nhiều qui định
pháp luật cụ thể, dẫn đến việc truy cứu TNVC đối với cán bộ, công chức
thiếu tính chính xác và minh bạch, nhiều qui định của pháp luật TNVC
đối với cán bộ, công chức có nội dung cha hợp lí, cha tạo ra cơ chế
hữu hiệu cho việc bảo vệ tài sản của nhà nớc và của các chủ sở hữu hợp
pháp khác, mục đích của pháp luật TNVC cha đạt đợc.
Pháp luật hiện hành về TNVC đối với cán bộ, công chức cha có
những điểm khác biệt rõ nét, so với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

theo thủ tục tố tụng dân sự. Hầu nh theo pháp luật hiện hành, giữa hai
dạng trách nhiệm pháp lý này, mới chỉ đợc phân biệt về thẩm quyền và
trình tự thủ tục xử lí, mà cha có sự khác biệt căn bản xuất phát từ
những đặc tính riêng của dạng TNVC đối với cán bộ, công chức, đặc
biệt là về nguyên tắc xác định mức BTTH.
Qua việc nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tế có thể kết luận: Trên
thực tế, hiện tợng cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về
tài sản trong khi thi hành công vụ vẫn xảy ra, nhng cha đợc xử lý
theo qui định của pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử
dụng cán bộ, công chức không thực hiện việc cần phải làm, đó là thống
kê các vụ việc xử lý TNVC đối với cán bộ, công chức, làm căn cứ thực
tế giúp cho công tác hoàn thiện pháp luật.
Nguyên nhân của tình trạng pháp luật về TNVC đối với cán bộ,
công chức không đợc áp dụng trong thực tế, đó là do trình độ nhận thức
pháp luật của cán bộ, công chức còn kém; pháp luật về TNVC cha thực sự
phù hợp, cha phản ánh đúng nhu cầu khách quan của đối tợng quản lý là
cán bộ, công chức và nhu cầu cần điều chỉnh của chính các quan hệ x hội
là đối tợng điều chỉnh của pháp luật TNVC đối với cán bộ, công chức.
Về hoàn thiện pháp luật TNVC: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật TNVC đối với cán
bộ, công chức, chúng tôi nhận thức việc hoàn thiện pháp luật về TNVC
đối với cán bộ, công chức là cần thiết, khách quan.
Hoàn thiện pháp luật TNVC đối với công chức cần đảm bảo quan
điểm: quán triệt đờng lối của Đảng và qui định của Hiến pháp về tăng
cờng sự bảo hộ của pháp luật đối với các lợi ích hợp pháp của nhà
nớc, của tập thể và của cá nhân; đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng
pháp luật trong Nhà nớc pháp quyền XHCN Việt Nam; tăng cờng
trách nhiệm và kỷ luật công vụ, không gây tác động xấu đến tính chủ
động, tích cực của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ; đảm bảo
các yếu tố phù hợp với đặc thù quản lý nhà nớc và điều kiện phát triển

kinh tế - x hội của Việt Nam; khắc phục những điểm hạn chế của pháp
luật hiện hành.
Kết hợp nghiên cứu về phơng diện lý luận, nội dung pháp luật
hiện hành và điều tra, khảo sát thực tế, chúng tôi đa ra hai nhóm giải
pháp: 1) Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với
công chức - chủ yếu tập trung theo hớng khắc phục những điểm hạn
chế và bổ sung thêm những qui định mới cho phù hợp với đặc thù quản
lý nhà nớc và điều kiện phát triển kinh tế - x hội của Việt Nam hiện
nay. 2) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về TNVC chủ
yếu theo hớng nâng cao trình độ nhận thức pháp luật của công chức và
thiết lập cơ chế kiểm soát hữu hiệu việc xử lý TNVC đối với công chức.

×