Bộ GIáO DụC V ĐO TạO
Trờng đại học s phạm h nội
Nguyễn thị hong yến
Sự kiện lời nói chê trong tiếng việt
(cấu trúc v ngữ nghĩa)
Tóm tắt Luận án tiến sĩ ngữ văn
H nội 2007
1
mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi cá nhân khi giao tiếp bằng ngôn ngữ phải lí giải các hành vi
ngôn ngữ của ngời đối thoại để có hành vi hồi đáp và các phơng
cách giao tiếp thích hợp.
Chê là hành vi luôn tiềm ẩn tính đe doạ, thậm chí xúc phạm khá
lớn đến thể diện của ngời tiếp nhận. Mặc dù vậy, nó vẫn thờng
đợc ngời Việt Nam sử dụng với nhiều hiệu lực ở lời khác nhau.
Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, chừng mực thì chính hành vi
chê sẽ giúp cho quan hệ giữa những ngời giao tiếp thêm gần gũi,
thân thiết, gắn bó. Vì vậy, việc hiểu đợc bản chất, cấu trúc cũng nh
cơ chế hoạt động và các tác nhân quyết định hiệu quả và tính chất của
hành vi chê là rất quan trọng đối với ngời sử dụng cũng nh đối với
ngời tiếp nhận.
Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn cha có một công trình
nào đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về hành vi chê
và sự kiện lời nói chê (SKLNC).
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn SKLNC trong tiếng
Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, ngữ dụng học đã xuất hiện từ nửa đầu của thế kỉ XX
gắn liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu nh J.L.Austin, J.R.Searle,
Vende, J.J. Katz, Ballmer và Brenestuhl, A. Weirzbicka, G. Yule,
ở Việt Nam, ngoài một số bài báo thì giáo trình Đại cơng ngôn
ngữ học, tập hai (1993) của Đỗ Hữu Châu viết chung với Bùi Minh
Toán (đợc tác giả bổ sung và hoàn chỉnh hơn vào 2001) và Ngữ
2
dụng học, tập một (1998) của Nguyễn Đức Dân thực sự là những
công trình mở đờng cho ngành Ngữ dụng học ở Việt Nam.
Các công trình trên thực sự là những cơ sở lí thuyết vô cùng bổ
ích, thiết thực đối với chúng tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu
đề tài của mình. Bên cạnh đó, trong một số năm gần đây, có nhiều
luận văn, luận án đã vận dụng thành công lí thuyết hội thoại vào việc
nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, các sự kiện lời nói khác nhau.
Năm 1996, luận văn của Nguyễn Thị Ngận, Lê Thị Thu Hoa, Đinh
Thị Hà đã đặt động từ nói năng trong hội thoại để xây dựng đợc cấu
trúc ngữ nghĩa của một số động từ nói năng cụ thể, nhng cha xác
định đợc vai trò của biểu thức ngữ vi (BTNV) trong biểu đạt và nhận
diện một hành vi ngôn ngữ.
Nguyễn Thị Thái Hoà (1997) và Đào Thị Thuý Nga (1999) đã đa
ra đợc BTNV tơng ứng với hành vi nghiên cứu, nhng mới dừng lại
ở việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ đặt bên ngoài tơng tác hội thoại.
Năm 1999, luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang đã đặt hành vi khen
và tiếp nhận lời khen trong sự khảo sát và so sánh để tìm ra sự khác
biệt trong sử dụng hành vi này giữa ngời Việt và ngời Mĩ.
Năm 2000, các luận văn của Vũ Tố Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến,
Hà Thị Hải Yến đã đặt các hành vi ngôn ngữ cam kết, chê, cảm thán
trong tơng tác hội thoại để nghiên cứu. Các tác giả này đã xác lập
đợc biểu thức và phát ngôn ngữ vi cho hành vi ngôn ngữ tơng ứng
và tìm hiểu về các tham thoại hồi đáp cho các hành vi đó.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Văn Thấu (2000) đã đi sâu thêm
về cấu trúc chức năng của đơn vị cặp thoại.
Các luận văn của Trịnh Thanh Trà, Nguyễn Thị Vân Anh, Chử Thị
Bích, Phạm Hùng Linh (2001); Đào Nguyên Phúc (2002); Nguyễn
Thị Hoài Linh (2003); Nguyễn Thu Hạnh (2005) đã đa đợc một số
3
hành vi ngôn ngữ (điều khiển, thỉnh cầu, cho, tặng, kể, xin phép,
mách, trách) và các cặp thoại có chứa các hành vi ngôn ngữ đó vào
trong tổ chức của một sự kiện lời nói để tìm hiểu. Các luận văn này đã
chỉ ra đợc những đặc trng riêng biệt của một số sự kiện lời nói
tiến thêm một bớc trong quá trình nghiên cứu về các đơn vị hội thoại.
Tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình với hi vọng kết quả nghiên
cứu sẽ là cơ sở giúp ngời sử dụng và tiếp nhận hành vi chê có thể
hiểu và lí giải đợc vấn đề trong quá trình giao tiếp cũng nh góp
phần làm sáng rõ những góc khuất trong bức tranh hội thoại và toàn cảnh
ngữ dụng học nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sâu về SKLNC trong tiếng Việt ở phơng diện cấu trúc và
ngữ nghĩa : các thành phần cấu thành SKLNC, nội dung thông tin mà
SKLNC thể hiện và những yếu tố quyết định đến tính chất, hiệu quả
của SKLNC nhằm phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu và sử dụng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về SKLNC trong tiếng Việt chủ yếu ở góc độ
cấu trúc và ngữ nghĩa. Hành vi chê đợc xem xét với t cách là hành
vi chủ hớng của tham thoại dẫn nhập trong SKLNC ở dạng song
thoại dạng thoại điển hình và phổ biến nhất trong hội thoại.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Các phơng pháp chủ yếu đợc sử dụng trong luận án là: thống kê
phân loại; so sánh đối chiếu; quy nạp khái quát hoá; phân tích mô
tả; phân tích ngữ nghĩa; khảo sát trắc nghiệm xã hội ngôn ngữ học.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục nguồn dữ liệu, phụ lục, luận án gồm bốn chơng:
4
Chơng 1:
Cơ sở lí thuyết
Chơng 2:
Cấu trúc các biểu thức ngữ vi chê
Chơng 3:
Phát ngôn ngữ vi chê và cấu trúc sự kiện lời nói chê
Chơng 4:
Hành vi chê trong sử dụng của ngời Việt Nam.
7. Cái mới và đóng góp của luận án
a) Cái mới của luận án: Mô tả cặn kẽ và khái quát hoá đợc những
đặc trng, tính chất của hành vi chê và SKLNC; đồng thời chỉ ra những
nét riêng của hành vi chê trong sử dụng của ngời Việt Nam.
b) Đóng góp của luận án: Góp phần khẳng định hớng nghiên cứu
cấu trúc và ngữ nghĩa của các đơn vị hội thoại là đúng đắn; tạo dựng
đợc mô hình về hành vi chê và SKLNC trong tiếng Việt, giúp nhận
diện và khu biệt SKLNC với các SKLN khác trong tiếng Việt.
Việc phân tích và mô tả cặn kẽ các khía cạnh của SKLNC và tìm
ra những nét riêng trong sử dụng hành vi chê của ngời Việt Nam sẽ
giúp ngời sử dụng và tiếp nhận hành vi chê có cơ sở để lựa chọn
phơng án tối u; các biểu thức ngữ vi chê và một số kiểu cấu trúc mà
luận án chỉ ra có thể ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ, phân tích
hội thoại, luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Ngoài ra, luận án cũng
chỉ ra một số nét văn hoá trong sử dụng hành vi chê của ngời Việt Nam.
Chơng 1:
Cơ sở lí thuyết
Chơng này chủ yếu trình bày những vấn đề lí thuyết về hành vi
ngôn ngữ, về cấu trúc hội thoại, về lịch sự và về quan hệ liên cá nhân.
Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, chúng tôi quan tâm đến cách phân
loại các hành vi ngôn ngữ, các điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ;
động từ ngữ vi; BTNV; phát ngôn ngữ vi; hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
5
Lí thuyết về cấu trúc hội thoại, chúng tôi chú ý việc phân biệt các
đơn vị cấu trúc hội thoại và đi sâu hơn vào 3 đơn vị hội thoại là sự
kiện lời nói, cặp thoại, tham thoại.
Về lí thuyết lịch sự trong hội thoại, chúng tôi chú ý đến 3 quy tắc
về phép lịch sự của R.Lakoff, 6 phơng châm về phép lịch sự của
G.N. Leech, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng thể diện của Brown và
Levinson mà E. Goffman đã đề xớng.
Quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp đợc xem xét trên hai trục
quan hệ ngang (trục thân cận) và quan hệ dọc (trục quyền uy).
Qua việc vận dụng lí thuyết và qua các t liệu thu thập đợc,
chúng tôi đã đề xuất một cách hiểu về hành vi chê và SKLNC, đồng
thời định ra các điều kiện nội dung mệnh đề đối với hành vi chê.
Theo chúng tôi, chê là hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm các hành vi ở
lời, là hành vi bày tỏ thái độ đánh giá tiêu cực, chủ quan của ngời
nói về một vấn đề nào đó (ngời/ vật/ việc) khi nhận thấy vấn đề đó là
không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc cha thoả đáng.
Còn SKLNC là một hoạt động ngôn ngữ, trong đó chủ thể chê
theo những cách thức nhất định, dùng ngôn ngữ tác động đến đối
tợng tiếp nhận chê để đa hành vi chê đạt đợc hiệu lực ở lời. Trong
một SKLNC thì hành vi chê đóng vai trò là hành vi trung tâm.
Xét về mặt cấu trúc, các SKLNC có thể chia thành SKLNC có cấu
trúc đơn (trùng với cặp thoại) và SKLNC có cấu trúc phức (lớn hơn một
cặp thoại). Một SKLNC có thể gồm có các tham thoại tiền dẫn nhập,
tham thoại dẫn nhập trung tâm, tham thoại hồi đáp và tham thoại kết
thúc. Ngoài ra, trong một SKLNC còn có thể có bộ phận chêm xen.
Trong thực tế giao tiếp, sự xuất hiện đầy đủ hay không đầy đủ của các
loại tham thoại trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện, hoàn
cảnh, nội dung, đề tài; trạng thái tâm lí của SP1 và SP2 khi giao tiếp v.v
6
Chơng 2:
Cấu trúc các biểu thức ngữ vi chê
2.1. Biểu thức ngữ vi chê (BTNVC)
BTNVC là những công thức nói năng mà khi nói nó ra, ngời nói
nhằm thực hiện một hành động ở lời chê.
Căn cứ vào cách thức biểu thị nội dung chê, có thể chia ra các
BTNVC trực tiếp và gián tiếp. Biểu thức chê trực tiếp gồm có BTNVC
tờng minh (có sử dụng động từ ngữ vi chê) và BTNVC không tờng
minh (không sử dụng động từ ngữ vi chê, gọi ngắn gọn là BTNVC
nguyên cấp). Còn BTNVC gián tiếp có thể chia ra nhiều dạng khác
nhau căn cứ vào cách thức thực hiện gián tiếp hành vi chê.
2.2. Biểu thức ngữ vi chê trực tiếp
2.2.1. Biểu thức ngữ vi chê tờng minh (BTNVCTM)
2.2.1.1. Khái niệm BTNVCTM
BTNVCTM là công thức nói năng của hành vi chê, trong đó động
từ biểu thị hành vi chê đợc dùng trong chức năng ngữ vi.
Công thức khái quát của một BTNVCTM ở dạng đầy đủ là:
SP1 + ĐTNVC + SP2 + NDMĐC (SP1 là chủ thể nói, ĐTNVC là động
từ biểu thị hành vi chê đợc sử dụng trong chức năng ngữ vi, SP2 là
ngời tiếp nhận và cũng là đối tợng chê, NDMĐC nêu vấn đề bị chê).
VD: Tôi
phê bình anh đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong một số trờng hợp có ngữ cảnh thay thế, có thể xuất hiện
BTNVCTM dạng rút gọn: SP1 + ĐTNVC + SP2 hoặc: SP1 + ĐTNVC.
VD: Tôi
cảnh cáo thí sinh số 13.
7
BTNVCTM không thể rút gọn SP1 hoặc cả SP1, SP2 và nội dung
mệnh đề nh ở một số hành vi khác (cảm ơn, xin lỗi, mời,). Tối thiểu
phải có SP1 và ĐTNVC. Và trờng hợp này cũng rất ít xuất hiện.
VD: Hãy nhớ rằng đây là đất Việt Nam. Ông không đợc phép xúc
phạm nhân cách ngời thợ. Chúng tôi cảnh cáo.{Nguyễn Hoàng Cơng}
2.2.1.2. Các thành tố cấu trúc của BTNVCTM
a) Ngời thực hiện hành vi chê (SP1): Luôn ở ngôi thứ nhất, có thể
là số ít hoặc số nhiều và thờng có vị thế cao hơn SP2.
b) Động từ ngữ vi chê: Là những động từ biểu thị hành vi chê nhng
có thể sử dụng với chức năng ngữ vi. Trong số 26 động từ nói năng biểu
thị hành vi chê của tiếng Việt, chỉ có 7 động từ có thể sử dụng với chức
năng ngữ vi là: cảnh cáo, khiển trách, phê phán, phê bình, nhắc nhở, chê.
c) SP2: Trong BTNVCTM, ngời tiếp nhận chê cũng chính là đối
tợng của hành vi chê và luôn ở ngôi thứ hai. Đối với những trờng
hợp BTNVCTM sử dụng trong những ngữ cảnh chê mang tính quy
thức, SP2 thờng đợc sử dụng ở dạng đầy đủ: Chức danh / Danh từ chỉ
nghề nghiệp / Danh từ chỉ đích danh ngời đối thoại + Tên riêng
Còn hầu hết các trờng hợp chê không mang tính quy thức thì
không sử dụng cách gọi đích danh ngời tiếp nhận đầy đủ nh vậy.
d) Nội dung mệnh đề chê trong BTNVCTM: Là phần chứa thông
tin về những hành động, việc làm, thái độ của SP2 mà theo quan điểm
của SP1 thì những hành động, việc làm, thái độ đó không đúng,
không tốt, không phù hợp. Thành phần cốt lõi và chủ yếu của nội
dung mệnh đề chê là vị từ biểu thị nội dung chê.
2.3. Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp (BTNVCNC)
2.3.1. Khái niệm BTNVCNC
BTNVCNC là những công thức nói năng có hiệu lực chê mà
không có động từ ngữ vi chê. VD: Đồ đểu! {Ma Văn Kháng}
8
Có thể khái quát công thức chung của BTNVCNC là: X + V.
Trong đó, X biểu thị đối tợng chê. V biểu thị nội dung chê (những
đặc điểm, tính chất, hành động, việc làm, thái độ của một ngời/ vật/
việc nào đó mà theo SP1 là cha tốt, cha đạt chuẩn hoặc không phù hợp).
2.3.2. Các thành tố cấu trúc của BTNVCNC
2.3.2.1. X
X trong BTNVCNC biểu thị đối tợng chê. Đối tợng chê có thể
là ngời, vật hoặc việc thuộc ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc ngôi thứ ba.
X trong mỗi trờng hợp có thể khác nhau:
a) X trong trờng hợp đối tợng chê là ngời: Ngời bị chê có thể
là ngôi thứ nhất (kiểu tự chê); ngôi thứ hai (kiểu chê ngời đối thoại);
cả SP1 và SP2 hoặc là một ngôi thứ ba nào đó.
VD: Tôi là thằng ô trọc tôi không xứng đáng với cô ấy!
{Nguyễn Huy Thiệp}(tự chê); Anh thì biết gì!{Ma Văn Kháng}
(chê SP2); Đội mình yếu, thua là phải! (đối tợng chê là cả SP1 và
SP2); Thằng khốn nạn ấy nó không biết nhân nghĩa phải trái là gì
cả. {Nguyễn Huy Thiệp} (chê ngôi thứ ba).
b) X trong trờng hợp đối tợng chê là vật: Thông thờng, chê vật
sở hữu cũng tức là chê ngời sở hữu vật đó, chê vật là sản phẩm do ai
đó tạo ra nghĩa là chê trình độ tay nghề, trình độ tạo sản phẩm của
ngời đó. VD: Thơ chữa lửa dở òm! {Quý Thể}(Chê ngời làm thơ
qua chê thơ).
c) X trong trờng hợp đối tợng chê là việc: Qua chê việc (hành
động) để chê trình độ, khả năng, bản chất, tính cách của ngời làm
việc đó. VD: Nói kèn kẹt nh vịt già ngứa mỏ{Chu Lai}
Khi hành vi chê không có đối tợng tiếp nhận chê, không có ngời
chứng kiến hành vi chê là chê đổng. VD: Nó vu cho mình chực cớp
tiền ? Hừ, quân đểu thật ! {Lan Khai}
9
Nh vậy, chê vật hay việc cũng là chê cả ngời sở hữu hoặc có trách
nhiệm liên đới đến chúng (trừ trờng hợp vật, việc không thuộc sở hữu
hoặc trách nhiệm của ai) cho dù đích ấy có thể ngời nói không đặt ra.
2.3.2.2. V
V trong công thức của BTNVCNC bao giờ cũng biểu hiện ý nghĩa
đánh giá tiêu cực (đánh giá xấu) về sự vật đã nêu ở X căn cứ vào một
chuẩn mực nào đó về loại sự vật đó. Chúng là các từ ngữ hoặc cấu
trúc biểu thị ý nghĩa đánh giá xấu và có thể kết hợp với một số yếu tố
khác (phụ từ hoặc từ tình thái biểu thị mức độ của hành vi chê) làm
thành vị ngữ của biểu thức chê. VD: Anh ác lắm! {Chu Lai}
2.3.2.3. Một số kiểu cấu tạo của BTNVCNC trong tiếng Việt
a) Kiểu cấu tạo có sử dụng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đánh giá xấu.
Chẳng hạn:
Đối tợng chê + tính từ đánh giá xấu + (từ tình thái chỉ mức độ:
quá, lắm). VD: Anh Thận ! Anh hèn lắm!{Chu Lai}
(Đối tợng chê) + thật/thật là/quả là/rõ thật + cụm từ đánh giá
xấu + quá/lắm/thật/thật đấy VD: Rõ nặc nô !{Ma Văn Kháng}
Trong một số trờng hợp, BTNVCNC đợc rút gọn X. VD: Stress.
Lục đục? ỉ eo? Đói khổ? Bán sách? Thế đấy! {Ma Văn Kháng}
a) Kiểu cấu tạo không sử dụng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đánh giá
xấu. Chẳng hạn:
Thỉ thui/phỉ phui/vả vào/ỉa vào, mồm/miệng đối tợng chê.
VD: Thỉ thui mồm cái chú này! {Ma Văn Kháng}
Ai lại/ai đời/có đời nào/đời thuở nhà ai lại + cụm từ chỉ hành
động + (bao giờ/nh vậy/nh thế). VD: Ai lại không để vốn sản
xuất, đi sắm sửa thế này bao giờ! {Đào Vũ}
Chính những đặc điểm và kiểu kết cấu của V trong BTNVCNC
cho thấy sự khác nhau giữa BTNVCNC và biểu thức của một số hành
10
vi khác. Vì vậy có thể khẳng định: NDMĐC chính là dấu hiệu nhận
ra một BTNVCNC.
2.4. Biểu thức ngữ vi chê gián tiếp
2.4.1. Phân biệt BTNVC với một số BTNV ở lời khác có nội dung
mệnh đề hoặc kiểu cấu trúc dễ nhầm lẫn với hành vi chê nh: miêu tả,
nhận xét, chửi, mắng, trách, than và khen. VD chê và than khác nhau
ở đích và hớng của hành vi, chê và trách khác nhau ở phạm vi đối
tợng rộng hẹp và việc xác định trách nhiệm của đối tợng v.v
2.4.2. Một số biểu thức ở lời chê gián tiếp
2.4.2.1. Chê gián tiếp bằng cách nói ẩn dụ
Dùng B để chỉ A.
Trong đó, B có đặc điểm xấu, A là đối tợng chê. Ngời nghe qua
những hiểu biết về A và B mà nhận ra đó là một lời chê gián tiếp. VD:
Cháu chào bác Chí Phèo ạ !.
Khi nghe phát ngôn này, SP2 có thể dễ dàng nhận ra cụm từ bác
Chí Phèo SP1 dùng để chỉ SP2, nhằm chê SP2 rợu chè be bét hoặc
hay gây sự dựa trên tiền giả định những điều SP1 đã biết về SP2.
2.4.2.2. Chê gián tiếp bằng nói tránh
Mặc dù không nói thẳng, trực tiếp nội dung chê bằng những tính
từ đánh giá với ý nghĩa xấu, nhng ngời nghe vẫn nhận ra hàm ý chê
qua sự phủ định hoặc không thừa nhận những cụm từ với ý nghĩa tốt
đợc nêu tờng minh trong phát ngôn. VD: Cháu cha ngoan đâu
nhé! (Nghĩa là cháu h.)
2.4.2.3. Chê gián tiếp sử dụng hình thức nói mỉa
Nghĩa là trong lời đánh giá xấu về một ngời, vật, việc nào đó có ý
nghĩa trực tiếp, ý nghĩa bề mặt không phù hợp với bản chất của biểu vật,
11
còn nghĩa hàm ẩn thì lại nói lên thực chất của vấn đề. VD: Thằng em,
mày đền ơn đáp nghĩa đúng luật lắm ! {Chu Lai} (Chê SP2 là kẻ vô ơn)
2.4.2.4. Chê bằng biểu thức của các hành vi ở lời khác
Có thể thực hiện hành vi chê qua biểu thức của một loạt các hành
vi ở lời khác nh: khuyên, hỏi, giả định, ớc mong, than, phỏng đoán,
miêu tả, thông báo, nhận xét, yêu cầu, ra lệnh, chửi mắng, khen,
Chẳng hạn những phát ngôn nh: Sao anh hèn thế ?; Đã xấu hổ
cha? là những phát ngôn sử dụng biểu thức chê gián tiếp ở lời hỏi.
Những câu hỏi này không hề cần thông tin trả lời vào nội dung câu hỏi
mà chỉ nhằm nêu lên lỗi, phê phán đối tợng chê đã có điều gì đó đáng
chê mà thôi. Hoặc: Thà tôi lấy cái thằng đạp xích lô hôi nách, mồ hôi
dầu mỡ còn hơn là lấy cái thứ ăn cơm nhà làm việc hàng tổng nh anh.
{Chu Lai} là một biểu thức chê gián tiếp ở dạng giả định kiểu SP1 thà
làm việc gì đó tồi tệ, còn hơn gắn bó với đối tợng chê.
Nghiên cứu các biểu thức chê mới chỉ là nghiên cứu về những
công thức khái quát. Thể hiện những công thức ấy nh thế nào trong
thực tế giao tiếp là do các phát ngôn chê.
Chơng 3 :
Phát ngôn ngữ vi chê v cấu trúc sự kiện lời nói chê
3.1. Phát ngôn ngữ vi chê
3.1.1. Thế nào là phát ngôn ngữ vi chê ?
Phát ngôn ngữ vi chê là những phát ngôn mà khi nói chúng ra,
ngời nói đồng thời thực hiện ngay hành vi ở lời chê. Thực chất, phát
ngôn chê trong hội thoại là những tham thoại chê. Những tham thoại
này có thể trùng hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn BTNV chê.
12
3.1.2. Thành phần mở rộng và vấn đề lịch sự trong phát ngôn chê
Thành phần mở rộng trong phát ngôn chê có thể là những thành
phần có chức năng dẫn nhập hoặc rào đón để tạo tâm thế cho ngời
tiếp nhận chuẩn bị tiếp nhận một sự đe doạ thể diện dơng tính ở một
mức độ nào đó. Chúng có thể là các yếu tố hô gọi, yếu tố cảm thán
hoặc một số thành phần mở rộng khác do nhu cầu của phép lịch sự.
VD: Bẩm bà lớn Xin mạn phép bà lớn, bà lớn chỉ là một ngời ích
kỉ{Khái Hng} (Xin mạn phép bà lớn là thành phần mở rộng có
tác dụng rào đón trớc khi SP1 đa ra hành vi chê).
3.1.3. Vấn đề xng hô trong phát ngôn chê
Cách xng hô trong phát ngôn chê có thể tác động làm gia tăng
hoặc giảm nhẹ mức độ hiệu quả của lời chê, góp phần cải thiện hoặc
làm thay đổi mối quan hệ giữa những ngời tham gia giao tiếp.
a) Một số cách ngọt hoá (sweeten) bằng xng hô trong phát ngôn
chê: Đó là sử dụng những từ chỉ địa vị, danh hiệu nhằm tôn vinh thể
diện của ngời bị chê; xng tên; chọn cặp từ xng hô biểu thị quan hệ
ngang gần gũi nhất; không gọi đích danh đối tợng chê bằng từ xng
hô; sử dụng từ xng hô bằng những danh từ thân tộc (thờng dùng
trong mối quan hệ gần gũi, ruột thịt) để gọi những ngời bị chê không
phải là ruột thịt, gần gũi. VD: Gớm, anh giai làm gì mà ki bo thế !
{Chu Lai} (Đối tợng chê không phải là anh giai của SP1).
b) Trong trờng hợp ngời chê muốn tăng mức độ gay gắt của
hành vi chê, có thể sử dụng một số kiểu cứng rắn hoá (harden) bằng
xng hô khi chê nh: Sử dụng từ xng hô chỉ quan hệ ngang xa cách;
hạ bệ ngời đối thoại từ vị thế cao xuống vị thế ngang bằng hoặc thấp
hơn; dùng những cụm từ ngữ biểu thị sắc thái coi thờng, khinh ghét.
VD: Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Ngời ta dạy dỗ mày cũng phí
cơm toi! {Nguyễn Huy Thiệp}
13
Nếu chủ thể chê sử dụng từ ngữ xng hô không thích hợp sẽ có thể
làm mất thể diện của chính mình khi những ngời chứng kiến cho
rằng ngời ấy nói nh vậy là quá lời hoặc thiếu văn hoá.
c) Sử dụng từ xng hô đối với trờng hợp đối tợng chê là ngôi thứ ba:
Khi muốn giảm bớt mức độ đe doạ thể diện cho đối tợng chê:
Danh từ thân tộc + ấy; danh từ thân tộc + nó. (VD: Cô ấy, em nó,)
Khi cần tăng mức độ đe doạ thể diện đối với đối tợng chê:
Danh từ thân tộc + ta; lão/ hắn/ mụ + ta; thằng, con, mụ, lão + danh từ
chỉ nghề nghiệp/ động từ chỉ hành động xấu/ tính từ chỉ đặc điểm xấu.
VD: Lão Chởng lễ làng tôi đểu lắm, cái gì cũng tiền.{Ngô Tất Tố}
3.2. Cấu trúc sự kiện lời nói chê (SKLNC)
Khái niệm SKLNC đã đề cập đến ở chơng 1.
3.2.1. Tham thoại dẫn nhập chê trong cặp thoại trung tâm của
SKLNC: Là tham thoại có chứa hành vi chê chủ hớng trong cặp thoại
trung tâm của SKLNC. Tham thoại dẫn nhập chê có thể chỉ có hành vi
chủ hớng chê (trờng hợp tham thoại dẫn nhập chê trùng với một phát
ngôn chê chỉ có BTNV chê, VD: Anh ác lắm. {Chu Lai}); có thể có
hành vi chê chủ hớng và các TPMR (phát ngôn chê có chứa TPMR);
cũng có thể gồm hành vi chê chủ hớng và hành vi phụ thuộc (nh: nêu
lí do chê, "dịu hoá", "vuốt ve", cấm đoán, khuyên, đề nghị, giải thích,
đe doạ, thách đố, yêu cầu, ra lệnh, xúi bẩy, kích động, hoặc thực hiện
sự trừng phạt (sự trừng phạt ở đây dùng phơng tiện là các hành vi ở
lời) đối với đối tợng chê nh: hành vi chửi rủa, hành vi trách. VD: Tổ
cha cái ngữ ăn xó mó niêu! Sáng sủa chẳng muốn lại muốn tối tăm u
ám, bày đặt cây với chẳng cảnh. Đúng là "ngời thì chẳng đáng đồng
chì, ba hồn bảy vía đòi đi võng đào".{Truyện ngắn dự thi viết cho
thanh niên, học sinh, sinh viên, tập một}(Chửi là hành vi phụ thuộc).
14
Mỗi hành vi phụ thuộc trong tham thoại chê đều có thể có những
u điểm hoặc tác động nhất định đến hiệu quả sử dụng của hành vi chê.
3.2.2. Tham thoại tiền dẫn nhập trong SKLN chê
Trớc khi đa ra một tham thoại chê, (trong điều kiện không bất
thờng) ngời nói thờng đa ra những tham thoại có tính chất rào
đón, chuẩn bị cho sự xuất hiện của tham thoại chê. Chúng có thể là:
hành vi hỏi, cảm thán, phỏng đoán, điều khiển, khen, khuyên hoặc
rào đón. VD:
SP1: Nói điều này có thể xúc phạm chồng, em nghe rồi bỏ qua
SP2: Chị cứ tin em đi !
SP1: Gần đây, cứ mỗi lần anh ấy ôm chị vào ngời là mỗi lần chị
lại cảm thấy rùng mình bởi cái mùi hôi hôi, khen khét trên thân thể
anh ấy toát ra
SP2: Sao chị vẫn bảo có lẽ chị yêu anh ấy bắt đầu là ở cái mùi rất
đàn ông ấy ? {Chu Lai, Phố} (Mặc dù ngời tiếp nhận chê là cô em
gái, ngời có quan hệ ngang rất gần gũi với SP1, nhng để tránh bị
hiểu sai về mình, SP1 vẫn phải đa ra hành vi rào đón trớc khi chê).
3.2.3. Tham thoại hồi đáp của hành vi chê trong SKLNC
Căn cứ vào hớng hồi đáp, có thể chia tham thoại hồi đáp thành hồi
đáp vào TPMR, vào chính hành vi chê hoặc nội dung mệnh đề chê. VD:
SP1: Này, ăn nói cho tử tế nhé !
SP2: Mày là cái gì mà ông phải ăn nói tử tế ? {Ma Văn Kháng}
(Hồi đáp vào chính hành vi chê qua việc nêu lí do phủ nhận quyền
đợc chê của SP1).
Căn cứ vào kết quả hồi đáp có thoả mãn hay không thoả mãn
đích của tham thoại dẫn nhập, có thể chia ra tham thoại hồi đáp tích
cực, tiêu cực hoặc hồi đáp trung gian.
15
a) Tham thoại hồi đáp tích cực là tham thoại có hành vi chủ hớng
đồng tình, ủng hộ, phát triển hoặc chấp nhận hành vi chê đã đa ra
trong tham thoại dẫn nhập. Chúng đợc thể hiện dới dạng các hành
vi ngôn ngữ cụ thể nh: đồng tình chê, phát triển ý chê, khuyên, khen,
xin lỗi, cảm ơn, chống chế, nhận khuyết điểm, chấp nhận chê, hứa,
cam kết, VD: Hồi đáp tích cực bằng hành vi xin lỗi.
SP1: Đứng trớc ngời tu hành mà ông ăn nói tự do quá!
SP2: Xin chú đại xá cho. {Khái Hng}
Trong VD này, SP2 là ngời gây ra điều làm SP1 không hài lòng.
SP2 cũng nhận ra điều đó, vì vậy khi bị phê phán, chê trách thì SP2 đã
tỏ rõ sự hối hận bằng hành vi xin SP1 tha lỗi, bỏ qua.
b) Tham thoại hồi đáp tiêu cực của hành vi chê là tham thoại có
hành vi chủ hớng trái ngợc, không đồng tình, phản đối hành vi chê
đã đa ra trong tham thoại dẫn nhập. Chúng thờng thể hiện dới
dạng các hành vi cụ thể nh: thanh minh, đáp cùn (giận dỗi), im lặng,
hỏi vặn, chê lại, nêu giả thiết, thách đố, khen, nói lảng, VD:
SP1: Trông cũng xinh đấy chứ, nhng lùn lùn là. Anh cao thế mà
lại lấy vợ lùn
SP2: Sáng hôm nay tôi đã đề nghị trên cho ngời đi làm nhà tắm,
không hiểu đã ai cắt cha? {Nguyễn Khải} (Hồi đáp bằng hành vi nói lảng)
Đặc biệt, có những hành vi có thể xuất hiện ở cả hai trờng hợp
hồi đáp tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn nh khen, im lặng. Tuy nhiên,
ở mỗi trờng hợp có những điểm khác nhau.
c) Tham thoại hồi đáp trung gian là những tham thoại hồi đáp mà
ngời tiếp nhận không biểu lộ sự đồng tình hay phản đối nội dung
chê. VD:
16
SP1: Ngời yêu thằng Tuấn xấu kinh khủng mày ạ.
SP2: Thế à ?
Qua đây có thể thấy, các hành vi cũng nh các kiểu hồi đáp của
hành vi chê rất đa dạng và phong phú. Xem xét cụ thể từng trờng hợp
hồi đáp sẽ giúp chúng ta có đợc một cái nhìn tổng quan về phản ứng
của ngời tiếp nhận trớc hành vi chê, giúp nâng cao hiệu quả giao
tiếp, đặc biệt trong việc sử dụng và tiếp nhận hành vi chê.
3.2.4. Tham thoại kết thúc trong SKLNC
Tham thoại cuối cùng khép lại một SKLNC là tham thoại kết thúc
của SKLNC đó.
Tham thoại kết thúc của SKLNC có thể đảm nhận những chức
năng nh: nêu giả thiết, đa ra một điều kiện nào đó; ngăn cản, cấm
đoán, đe doạ chủ thể chê; thừa nhận lí lẽ của lời hồi đáp; biểu thị cảm
xúc, thái độ của ngời nghe; khuyên chủ thể chê nên chấm dứt hành
vi chê; lảng tránh hoặc chấm dứt hành vi chê của SP1 v.v. VD:
SP1: Thôi, cho về ăn tết với vợ con.
SP2: Con không về.
SP1: Sao ?
SP2: Chúng nó là bọn lừa đảo !
SP1: Mày bây giờ mới biết à ? Về đi em, giao thừa rồi đó.
SP2: Nhng chúng nó là bọn lừa đảo.
SP1: Bé mồm thôi ! Mày còn nói nữa, tao lại bắt mày bây giờ.
{Nguyễn Quang Lập}
Trờng hợp này tham thoại kết thúc là hành vi ngăn cản, cấm
đoán, đe doạ chủ thể chê.
17
3.3. Phân loại SKLNC
Căn cứ vào cấu trúc của một SKLNC, có thể chia SKLNC thành
SKLNC tối giản và SKLNC phức hợp. Căn cứ vào tính chất và hiệu
quả của một SKLNC, có thể chia SKLNC thành SKLNC hài hoà và
bất hoà.
Chơng 4:
Hnh vi chê trong sử dụng của ngời Việt nam
4.1. Một số chức năng sử dụng của hành vi chê trong hội thoại
Ngời ta có thể sử dụng hành vi chê để hạ giá trị của ngời bị chê,
giảm giá trị của vật, để kết tội, để khuyên dạy, để nhờ vả, để từ chối
một lời đề nghị, mời rủ làm gì đó, để tỏ sự khiêm tốn, để tỏ sự hối
hận, để kích, để giải toả bực tức, để chứng tỏ sự quan tâm của mình
đến một ai đó, để biểu hiện sự giận dỗi, hoặc có khi chê để khen v.v
VD: Chỗ dầy chỗ mỏng thế này, lốp rởm thì có ! Tám trăm bạc !
Có khỉ dở hơi nó mới rớc cái của nợ này về {Ma Văn Kháng}
Đây là trờng hợp chê để giảm giá trị của vật, nhằm đích làm cho
ngời chủ sở hữu hoặc có liên quan cảm thấy vật đó không đáng gì nên
sẵn lòng cho hoặc nhợng lại với giá rẻ mà không tiếc. Tham thoại trên
ngầm ẩn ý : bán rẻ đi sau hành vi chê.
4.2. Các nhân tố giao tiếp chi phối hành vi chê
Chê cũng giống nh các hành vi ngôn ngữ khác, chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố, đó là: hoàn cảnh chê, đối tợng chê, ngời tiếp nhận
chê, nội dung chê, mục đích chê.
18
Chẳng hạn, trong giao tiếp mang đúng nghĩa lịch sự, ngời ta
thờng không chê một ngời vai trên giống nh một ngời vai dới,
không chê một ngời xa lạ giống nh chê một ngời thân; hoặc chê
để kết tội thì không thể giống nh chê nhằm để nhờ vả, để xin xỏ,
4.3. Tìm hiểu quan điểm của một bộ phận trí thức ngời Việt
Nam trong việc sử dụng hành vi chê
Kết quả khảo sát với 136 đối tợng thuộc tầng lớp tri thức từ lứa
tuổi 18 đến 60 (chủ yếu là sinh viên và các cán bộ, công chức đơng
nhiệm), ở 2 trờng hợp: đối tợng chê là ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
bày tỏ quan điểm về 40 tính có thể chê, cho thấy:
4.3.1. Xét về tính có thể chê
TT Tỉ lệ chê
Nhóm
tính có thể chê
Rất chê
RC
(%)
Chê
C
(%)
Không
chê
K (%)
Không
đợc chê
KĐ (%)
Tổng C
& RC
(%)
1 Nhóm (a) 24.5 42.4 32.5 0.6 66.9
2 Nhóm (b) 6.7 48.5 43.9 9.3 55.2
3 Nhóm (c) 5.8 46.0 47.2 10 51.8
4 Nhóm (d) 2.5 36.7 59.0 1.8 39.2
5 Nhóm (e) 0.9 25.8 69.2 4.1 26.7
Nhìn tổng thể, các tính có thể chê ở nhóm a (thuộc bản chất đạo
đức) có tỉ lệ cao hơn cả; tiếp đến nhóm b (tính có thể chê thể hiện qua
thái độ đối với công việc chung); sau đó đến nhóm c (tính có thể chê
thể hiện trong quan hệ đối xử liên quan đến lợi ích của bản thân) và
nhóm d (tính có thể chê bộc lộ qua hình thức bề ngoài và cách ứng xử
do nguyên nhân chủ quan); và thấp nhất là nhóm e (tính có thể chê bộc
lộ qua hình thức bề ngoài và cách ứng xử do nguyên nhân khách quan).
19
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy quan điểm của ngời Việt Nam
nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng rất coi trọng đạo đức, điển
hình là tính "nhân", thích sự trung thực, ghét thói gian giảo, trộm cắp,
đặc biệt ghét cái ác. Họ coi trọng đạo hiếu và tình cảm thuỷ chung.
Tuy nhiên, nhiều ngời cha ý thức rõ về tác hại của sự cẩu thả,
chây lời và vô trách nhiệm trong công việc. Nói cách khác, tính kỉ
luật cha đợc đề cao ở phần lớn những ngời đợc khảo sát, điều đó
thể hiện ở sự đánh dấu RC (rất chê) ở những tính này không cao. Về
hình thức, họ ghét nhất bẩn và luộm thuộm. Họ thờng dễ bỏ qua cho
những cái xấu do khách quan.
4.3.2. Xét về đối tợng chê
Với 20 đối tợng chê cụ thể ngôi thứ hai, 28 đối tợng chê ngôi
thứ ba có quan hệ từ thân cận, gần gũi đến xã giao, xa cách với ngời
đợc khảo sát ; có quan hệ vị thế dới bậc đến ngang bậc và trên bậc
so với ngời đợc khảo sát, áp dụng với 40 tính có thể chê, có thể rút ra
một số nhận xét sau:
ở trờng hợp đối tợng chê là ngôi thứ hai, tỉ lệ đánh dấu C và RC
cao nhất thuộc về những ngời có quan hệ ngang gần gũi, và tỉ lệ thấp
hầu hết thuộc các đối tợng chê có quan hệ ngang xa cách.
VD: Đối tợng chê là con cháu mình có tỉ lệ C và RC là 61.1%,
bạn thân là 60.8%, bạn không thân là 34.8%, cấp trên là 30.8%, và
ngời làm công trong nhà là 48.1%.
Nh vậy, ngời ở vị thế thấp hơn thờng bị chê nhiều hơn. Trong
đó, nếu ở vị thế thấp hơn lại có quan hệ gần gũi thì chê nhiều hơn
quan hệ xa cách; ở vị thế cao hơn thì chê ít hơn và nếu quan hệ càng
xa cách lại càng ít chê hơn.
20
4.4. Quan niệm về những vấn đề nên chê và không nên chê của
ngời Việt Nam
Qua khảo sát và tập hợp t liệu thực tế, chúng tôi nhận thấy những
vấn đề nên chê theo quan điểm của ngời Việt Nam là những thói h
tật xấu thuộc bản chất, tính cách của con ngời (những đặc điểm xấu,
cha đạt chuẩn; những khuyết điểm, nhợc điểm do cố ý hoặc cha
thực sự cố gắng gây nên,). Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khách
quan thì ít nhiều cũng đợc thể tất hoặc nơng nhẹ khi chê.
Tuy nhiên, không phải có thể chê bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm
nào, hoàn cảnh nào cũng có thể đợc coi là lịch sự. Vì vậy, ngời
Việt Nam quan niệm nếu lịch sự và chân thành thì không nên chê
theo kiểu dèm (chê vắng mặt); không nên chê trớc mặt ngời
khác; không nên chê tờng minh trực tiếp ngời có chức vụ cao hoặc
tuổi tác cao hơn mình; không nên chê vật, việc mà ngời khác tặng,
cho, giúp đỡ mình; không nên chê những khuyết tật dù là về hình thức
hoặc tinh thần mà ngời mang khuyết tật ấy không cố ý gây ra,
Qua đây có thể thấy, hành vi chê có nhiều chức năng sử dụng
trong đời sống giao tiếp, nó đã, đang và sẽ còn tồn tại đồng hành cùng
các hành vi ngôn ngữ khác làm phong phú thêm cho đời sống giao
tiếp của con ngời. Bên cạnh mặt tiêu cực là có thể làm tổn hại đến
thể diện dơng tính của mỗi ngời khi bị chê, hành vi chê cũng có
mặt tích cực là giúp ngời bị chê nhận ra những nhợc điểm của mình
để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Chê những gì, chê ai, chê khi nào, nhằm mục đích gì và chê nh
thế nào là một bài toán khó nhiều ẩn số. Vì vậy, giải bài toán "chê" và
nhất là chê nh thế nào để ngời nghe phục ta mà sửa đổi thì đấy mới
là ngời vừa tốt vừa "cao tay" trong sử dụng hành vi ngôn ngữ chê.
21
Kết luận v kiến nghị
Kết quả nghiên cứu của luận án đã thấy đợc:
1. Chê là hành vi đánh giá tiêu cực, chủ quan của ngời nói về một
vấn đề nào đó (ngời/ vật/ việc) khi nhận thấy vấn đề đó không đúng,
không tốt, không phù hợp hoặc cha thoả đáng. Hành vi chê có thể
thực hiện trực tiếp bằng các BTNVCTM hoặc BTNVCNC, cũng có
thể thực hiện gián tiếp, hàm ẩn qua các biểu thức chê gián tiếp. Các
BTNVC này là thành phần cốt lõi, cơ bản tạo nên các tham thoại
trong các SKLNC.
2. BTNVCTM có thể áp dụng mô hình BTNV sâu tờng minh của
Ross. Trong đó, thành phần quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của
một BTNVCTM là động từ ngữ vi chê. Cấu trúc của BTNVCTM ở
dạng đầy đủ là: SP1 + ĐTNVC + SP2 + NDMĐC. Còn ở dạng rút
gọn là: SP1 + ĐTNVC + SP2 hoặc SP1 + ĐTNVC. BTNVCTM
thờng sử dụng trong những chu cảnh chê có tính quy thức, SP1
thờng là ngời có vị thế cao hơn SP2 hoặc là ngời đại diện cho
đoàn thể quản lí SP2.
3. BTNVCNC có kiểu cấu trúc là: X V. Trong đó X biểu thị đối
tợng chê. (Đối tợng chê có thể là ngời, là vật hoặc là việc). Còn V
biểu thị nội dung chê. ở BTNVCNC, đối tợng chê có thể là ngôi thứ
nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Thành phần quan trọng, quyết định sự tồn
tại của một BTNVCNC là nội dung mệnh đề chê mang ý nghĩa đánh
giá xấu. Các dạng cấu trúc cụ thể của BTNVCNC rất phong phú, đa dạng.
4. Bên cạnh các kiểu chê trực tiếp, hành vi chê còn xuất hiện gián
tiếp dới dạng ẩn dụ, nói tránh, nói mỉa hoặc dới dạng một số biểu
thức của các hành vi khác nh: hỏi, khuyên, giả định, ớc, phỏng
đoán, chửi mắng, than, miêu tả, thông báo, yêu cầu, ra lệnh, khen,
22
Các kiểu cấu trúc của BTNVC gián tiếp trong mỗi trờng hợp cụ thể
rất phong phú và đa dạng. Điều đó thể hiện phần nào tính phức tạp và
cũng rất thú vị trong sử dụng của hành vi chê. Tuy nhiên, các BTNVC
chỉ là những công thức khái quát, còn thể hiện những công thức ấy
nh thế nào là do các phát ngôn chê.
5. Các phát ngôn chê có lõi là những BTNVC và một số thành phần
mở rộng. Chúng là những yếu tố hô gọi, những yếu tố tình thái hoặc
những yếu tố đợc sản sinh do nhu cầu của phép lịch sự. Tuy không
quyết định về ngữ nghĩa nhng thành phần mở rộng và các từ ngữ
xng hô trong phát ngôn chê có ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả sử
dụng hành vi chê cũng nh góp phần đắc lực trong việc làm gia tăng
hay giảm nhẹ mức độ đe doạ thể diện đối với ngời tiếp nhận chê.
6. Đặt hành vi chê vào đơn vị hội thoại lớn hơn là một SKLNC để
nghiên cứu, chúng tôi đã xác định đợc một số dạng tham thoại dẫn
nhập, tiền dẫn nhập, hồi đáp và tham thoại kết thúc tiêu biểu trong
các SKLNC. Đồng thời quy SKLNC về một số dạng cơ bản dựa trên
một số đặc điểm về tính chất và kiểu cấu trúc.
Trong các đơn vị cấu thành một SKLNC, chúng tôi chú ý nghiên
cứu sâu hơn đối với tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp, vì
đây là hai thành phần cơ bản, có tính chất quyết định đến tính chất và
sự tồn tại của một SKLNC. Một tham thoại dẫn nhập chê có thể chỉ
có một hành vi chê chủ hớng, cũng có thể có một hoặc một số thành
phần mở rộng và hành vi phụ thuộc khác có tính chất hỗ trợ hoặc
củng cố thêm cho hành vi chê đạt đợc hiệu quả tối đa. Và đối với
tham thoại hồi đáp, có thể cùng một tham thoại chê ở lời dẫn nhập,
nhng lời hồi đáp chê lại khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào đối tợng
chê, nội dung chê, mức độ chê, quan hệ liên cá nhân giữa ngời chê
và ngời bị chê. Xét về hớng hồi đáp, hành vi chê có thể hồi đáp vào
thành phần mở rộng, hồi đáp vào nội dung chê và hồi đáp vào chính
23
hành vi chê. Xét về tính chất của tham thoại hồi đáp, có thể chia ra
tham thoại hồi đáp tích cực, tiêu cực hoặc hồi đáp trung gian. Các
hành vi hồi đáp trong tham thoại hồi đáp rất phong phú và đa dạng.
7. Để tìm hiểu về quan điểm của một bộ phận trí thức ngời Việt
Nam trong xã hội hiện nay về một số tính có thể chê và cách sử dụng
hành vi chê, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 136 đối tợng trí thức
ngời Việt Nam, với 40 tính có thể chê trong nhiều trờng hợp đối
tợng chê cụ thể ngôi thứ hai và thứ ba. Kết quả khảo sát cho thấy:
Những tính có thể chê thuộc nhóm thói xấu thuộc bản chất đạo
đức có tỉ lệ đánh dấu C và RC cao hơn cả (trung bình là 66.9%). Tiếp
đó đến những tính có thể chê thể hiện qua thái độ đối với công việc
chung là 55.2%. Các tính có thể chê thuộc nhóm tính xấu thể hiện
trong quan hệ đối xử liên quan đến lợi ích của bản thân có tỉ lệ C và
RC là 51.8%. Nhóm tính có thể chê là những đặc điểm xấu bộc lộ qua
hình thức bề ngoài và qua ứng xử do nguyên nhân chủ quan có tỉ lệ
chê thấp hơn các nhóm trên (39.2%). Cuối cùng là các tính có thể chê
thuộc nhóm đặc điểm xấu bộc lộ qua hình thức bề ngoài và cách ứng
xử do nguyên nhân khách quan (36.7%).
Qua đó chúng tôi nhận thấy: Ngời Việt Nam đặc biệt lên án
những cái xấu thuộc bản chất đạo đức. Trong đó, tính ác có tỉ lệ RC
cao nhất. Các tính có thể chê thuộc công việc có ảnh hởng đến lợi
ích của cộng đồng (nh lời, cẩu thả, vô trách nhiệm) cũng bị lên án
khá gay gắt. ít bị phê phán nhất là những tính có thể chê thuộc hình
thức bề ngoài và ứng xử có nguyên nhân khách quan. Nh vậy, những
cái xấu không phải do cố ý gây ra thì ít bị chê đối với ngời Việt
Nam. Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, ngời Việt Nam
thờng chê nhiều hơn đối với những ngời thân thuộc, gần gũi. Tức là
nếu không thân thì ít khi chê. Những ngời dới vai giao tiếp cũng
thờng bị chê nhiều hơn ngời ở vai trên.
24
Đây thực ra là một thử nghiệm trong việc nghiên cứu một hành vi
ngôn ngữ cụ thể đặt trong sự hành chức của nó, đặc biệt là một hành
vi ngôn ngữ tiềm tàng tính đe doạ thể diện dơng tính đối với ngời
tiếp nhận nh hành vi chê. Tuy nhiên, kết quả luận án đã cho thấy
một cái nhìn bao quát và cụ thể về hành vi chê và SKLNC trong tiếng
Việt. Nó giúp cho việc nhận diện và khu biệt SKLNC và một số
SKLN khác trong tiếng Việt. Việc phân tích và mô tả cặn kẽ các khía
cạnh của SKLNC và tìm ra những nét riêng trong sử dụng hành vi chê
của ngời Việt Nam sẽ giúp ngời sử dụng và tiếp nhận hành vi chê
có cơ sở để lựa chọn phơng án tối u ; đồng thời các biểu thức ngữ
vi chê và một số kiểu cấu trúc mà luận án chỉ ra có thể ứng dụng
trong giảng dạy ngôn ngữ, phân tích hội thoại, luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt. Đặc biệt, với những đối tợng học tiếng Việt nh học
sinh phổ thông, những ngời nớc ngoài, thì những cấu trúc biểu
thức ngữ vi chê, những đặc điểm của phát ngôn ngữ vi chê, các kiểu
hồi đáp, các dạng tham thoại dẫn nhập, tiền dẫn nhập, kết thúc của
một SKLNC, những vấn đề liên quan đến việc sử dụng và tiếp nhận
hành vi chê sẽ là những dấu hiệu quan trọng giúp ngời học nắm
đợc cách sử dụng và tiếp nhận hành vi đó một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan đến hành vi chê và SKLNC
mà luận án cha thể đề cập tới. Chẳng hạn vấn đề hành vi chê trong
phạm vi một cuộc thoại hoặc các dạng thoại khác (tam thoại, tứ
thoại ), việc so sánh hành vi chê cũng nh SKLNC giữa ngôn ngữ
tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác, các kiểu cấu tạo của những
thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ biểu thị nội dung chê trong tiếng Việt,
Những vấn đề này nếu đợc nghiên cứu tiếp theo sẽ còn nhiều điều lí
thú. Chúng tôi mong muốn sẽ có dịp đợc đề cập đến những vấn đề
nói trên trong một tơng lai gần.