Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tìm hiểu về chiến dịch điên biên phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.37 KB, 5 trang )

Câu hỏi 1 Những diễn biến chính của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
*Âm mưu của Pháp và Mĩ khi chiếm đóng Điện Biên Phủ:
-Pháp được sự giúp đỡ của Mĩ đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh,
chấp nhận cuộc quyết chiến chiến lược tại đây. Điện Biên Phủ trở thành trunng tâm của kế hoạch Nava.
-Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ là 16200 tên, được bố trí thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, gồm 49 cứ
điểm, chia làm 3 phân khu
*Chủ trương, quyết tâm và chuẩn bị của ta:
-Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.
*Diễn biến: chiến dịch diễn ra qua 3 đợt:
+ Đợt 1 (từ 13 – 3 đến 17 – 3 – 1954), quân ta ta tiến công cứ điểm Him Lam. Sau đó, ta tiêu diệt địch
ở cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo. Toàn bộ phân khu Bắc của địch bị tiêu diệt.
+ Đợt 2 (từ 30 – 3 đến 26 – 4 – 1954) quân ta tiến công vào khu Đông Mường Thanh gồm các cứ
điểm E1, D1, C1, C2, A1…cửa ngõ của phân khu trung tâm địch. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt mấy tuần lễ,
đặc biệt là trên hai quả đồi A1, C1, ta và địch giành giật nhau từng thước đất.
+ Đợt 3 (từ 1- 5 đến 7 – 5 – 1954) bộ đội ta đánh các điểm cao còn lại ở phía đông và tổng công kích
vào khu trung tâm Mường Thanh, khu Nam Hồng Cúm. Chiều ngày 7 – 5 – 1954, tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng
toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
Sau 54 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch (1thiếu tướng), bắn rơi và phá
huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Câu hỏi 2 (20 điểm): Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
1. Nguyên nhân thắng lợi
Thứ nhất: Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc
lập, đúng đắn, sáng tạo.Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, lòng yêu nước và tinh thần “quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Thứ hai: Nhân dân ta rất anh hùng, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức
của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường.
Thứ ba: Các lực lượng vũ trang nhân dân ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ


chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện
Biên Phủ.
Thứ tư: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của Liên Xô, Trung
Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc
biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến trường.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc ta:
1
+ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, vẻ vang của thời đại Hồ Chí
Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa
của thế kỉ XX. Giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và
địch trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương.
+Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước
trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; một nửa nước được giải
phóng, tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội.
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
- Đối với thế giới:
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh
vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương,
chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã
hội trên toàn thế giới.
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân

tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh
vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu
Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “ đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc” (Lê Duẩn)…
3. Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chính trị đề ra chủ trương quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ: đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch tiêu diệt
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc tạo
điều kiện giải phóng Bắc Lào, tọ ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy chiến dịch chiến dịch Điện Biên Phủ: Với vai
trò là Tổng tư lệnh của chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nâng tầm nghệ thuật quân
sự của dân tộc để chỉ huy chiến dịch đi đến thắng lợi, đó là: xác định đúng phương châm tác chiến chiến
dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Xây dựng
thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập Điện Biên Phủ với các chiến
2
trường khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực
đánh dứt điểm từng trận then chốt. Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực
hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt
địch.
Câu hỏi 3: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến
đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó” (Hồ Chủ tịch). Bạn hãy cho biết Bác nói
câu nói trên vào thời gian nào? ở đâu? Phân tích để làm rõ câu nói trên?
- Bác nói câu nói trên vào ngày 13/6/1957 tại Hội trường giao tế của tỉnh.
- Đây là lời khen ngợi của Bác đối với đồng bào Thanh Hóa vì những đóng góp to lớn của đồng bào Thanh
Hóa góp phần vào chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
- Cụ thể:
Đáp ứng yêu cầu của chiến dịch, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã bổ sung nhiều đơn vị ra chiến
trường như Tiểu đoàn 275 bộ đội địa phương tỉnh cho Trung đoàn 53, các Đại đội 150, 160 cho Tiểu đoàn

541 phòng không, 2 trung đội trinh sát cho Đại đoàn 304. Cùng với đó, Thanh Hóa còn điều động hàng
ngàn cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 128 bộ đội huyện Bá Thước, Đại đội 112 bộ đội huyện Tĩnh Gia, các đơn
vị của Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương, Thạch Thành cho các đơn vị tham gia chiến đấu tại Điện Biên
Phủ.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan
trọng, huy động 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, 2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến
đấu, đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu về sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Mở đầu đợt
vận chuyển, Trung ương giao Thanh Hóa huy động và vận chuyển 1.352 tấn gạo (giao tại Hồi Xuân), 100
tấn thực phẩm (giao tại Sơn La). Đợt 2, đầu tháng 3-1954 Trung ương giao Thanh Hóa huy động và vận
chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km số 22 đường 41, Thanh Hóa hoàn thành trước thời
hạn 3 ngày.
Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn kết thúc, do yêu cầu khẩn cấp của chiến trường, Trung ương
giao Thanh Hóa huy động đợt 3 với chỉ tiêu 2.000 tấn gạo và 282 tấn thực phẩm. Lúc này thóc dự trữ của
tỉnh không còn, mùa cũng chưa đến kỳ thu hoạch.
Thực hiện quyết tâm của Trung ương, để có đủ lương thực cho bộ đội “ăn no đánh thắng”, tỉnh chủ trương
huy động nhân dân ra đồng cắt tỉa từng dé lúa, bông lúa đã chín; kết quả được 5.000 tấn thóc cung cấp kịp
thời cho mặt trận.
Vụ hè năm 1954, trên giao 28.000 tấn thóc thuế, Thanh Hóa đã huy động tới 34.927 tấn 44 kg, đồng
thời huy động hàng vạn dân công và mọi phương tiện vận chuyển như xe đạp, ô tô, thuyền nan, thuyền ván,
ngựa thồ vận chuyển lương thực cung cấp cho chiến trường. Những đoàn thuyền vượt hàng trăm thác ghềnh
hiểm trở, tránh máy bay địch đánh phá, ngược dòng sông Mã, vận chuyển hàng lên Việt Bắc. Anh em lái xe
ô tô đã đưa mức vận chuyển lên gấp đôi, gấp 3 và gấp 4 lần chuyến trong một tháng; trọng tải từ 2,5 tấn lên
3 tấn mỗi xe.
17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 tin Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng lan nhanh đến với quân và
dân Thanh Hóa. Lực lượng vũ trang tỉnh tích cực khuyếch trương chiến thắng, các tổ dân vận, địch vận đẩy
3
mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kêu gọi binh lính địch
đóng tại các đồn Điền Hộ, Mai An Tiêm hạ vũ khí đầu hàng. Với khí thế chiến thắng, các đơn vị bộ đội địa
phương tổ chức các đợt tấn công truy quét. Ngày 29-6, thực dân Pháp phải rút khỏi Điền Hộ và Mai An
Tiêm về Kim Sơn (Ninh Bình). Ngay đêm hôm đó, Đại đội 109 và Đại đội 57 cùng dân quân du kích nhanh

chóng phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) truy quét địch đến bến Kim Đài, tiêu
diệt và bắt sống 160 tên, thu 500 súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh khác.
Thất bại trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, buộc địch phải rút khỏi các địa phương của Thanh
Hóa. Ngày 7-8-1954 phải rút khỏi đảo Hòn Mê - điểm cuối cùng, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp ở
Thanh Hóa.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có 5 đồng chí được Đảng và
Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu biểu là Anh hùng liệt sĩ Tô
Vĩnh Diện, đã lấy thân mình cứu pháo không để rơi xuống vực thẳm. Đối với nhiệm vụ phục vụ chiến dịch,
Thanh Hóa đã cung cấp 4.361 tấn gạo (chiếm 30% số gạo cả nước phục vụ cho chiến dịch), vượt mức
Trung ương giao 9 tấn; 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu các loại, 450 tấn cá
khô, 20.000 lọ mắm kem cùng với hàng trăm tấn rau các loại. Huy động 102.254 dân công dài hạn và
76.670 dân công ngắn hạn. Tổng số dân công phục vụ chiến dịch là 1.061.593 lượt người với 27 triệu 227
ngày công, cùng với 11.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền ván và thuyền nan, 42 ngựa thồ, 31 ô tô và nhiều
phương tiện vận chuyển khác.
Âm vang Điện Biên Phủ lan tỏa trong mạch sống của nhân dân Thanh Hóa, tạo nên nguồn lực tiếp
sức cho lực lượng vũ trang Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay. Thành tích mà quân và dân Thanh
Hóa giành được mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về
thăm Thanh Hóa năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện
Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.
Câu hỏi 4 Phát huy truyền thống chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 60 năm qua, Đảng bộ và nhân
dân Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu nổi bật gì trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê
hương Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói chung?
- Thứ nhất, kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá: giai đoạn 2006-2010 ước đạt 11,3%. Tổng
GDP theo đánh giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt
810 USD. Trong ngành nông, lâm nhgiệp, thuỷ sản phát triển tương đối ổn định giá trị tăng bình quân hằng
năm 2,6%. Trong ngành công nghiệp-xây dựng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tăng bình
quân hàng năm đạt 16%. Với các khu công nghiệp tiêu biểu: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Lễ Môn Dịch vụ phát
triển đa dạng, có chuyển biến tích cực về quy mô, cơ cấu và chất lượng.
- Thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nhu

cầu thị trường: tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp và thuỷ giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp –xây dưng tăng,
các thành phần kinh tế có chuyển biến tích cực
- Thứ ba, huy động vố cho đầu tư phát triển khá, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ngày càng được tăng
cường
4
- Thứ tư, Lĩnh vực khoa học-công nghệ , văn hoá xã hội có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được
chăm lo; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mục tiêu kế hoạch . Nhiều năm tỉnh có học sinh đạt giải các kỳ thi
quốc tế. Số học sinh thi đỗ vào trường đại học ngày một tăng. Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010 gấp
1,8 lần năm 2005.
- Thứ năm, Quốc phòng an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,
tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội.
Câu hỏi 5 : Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong phát huy truyền thống chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ để xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu?
(phần trả lời không quá 1000 từ)
- Học sinh có thể viết theo dàn ý sau hoặc tự sáng tạo để cho bài viết hay hơn:
- Đặt vấn đề: Tự hào về Chiến thắng Điện Biên Phủ, về những đóng góp của của quê hương Thanh Hóa
- Giải quyết vấn đề:
+ Là một đoàn viên thanh niên : Cần phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ… góp phần xây dựng quê
hương Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu.
+ Là một học sinh : Nỗ lực không ngừng trong tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao hiệu quả
học tập, vừa có trí tuệ vừa có kĩ năng thực hành, rèn luyện kĩ năng sống…
+ Là một thành viên của xã hội : tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường, thực hiện an
toàn giao thông, tích cực góp phần vào chiến lược xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, đấu
tranh với những biểu hiện xấu gây ảnh hưởng đến đời sống của tuổi trẻ…
- Kết luận : Khơi gợi cho người đọc được những tình cảm tốt đẹp, kêu gợi cùng hành động để xây dựng
Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ đã dạy.
5

×