Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954);

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.66 KB, 94 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh nhân dân và kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm
của tổ tiên, trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược (1946 – 1954, Đảng ta đã phát động, lãnh đạo một cuộc chiến tranh
nhân dân rộng lớn, huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc với LLVT 3
thứ quân. Quát triệt tư tưởng cách mạng bạo lực trong kháng chiến chống
Pháp, Đảng ta đã khéo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,
trong đó lấy đấu tranh vũ trang làm trọng tâm, lấy bạo lực cách mạng để
chống lại bạo lực phản cách mạng.
Trải qua 9 năm trường kì kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, LLVT nhân dân ta đã chiến đấu vô cùng gan dạ, mưu trí,
dũng cảm trở thành lực lượng nồng cốt đánh bại âm mưu thủ đoạn của kẻ
thù, đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi này có ý
nghĩa rất to lớn: “ Lần đầ tiên tro ng lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của
nhân dân Việt Nam, đồng thời là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình,
dân chủ và CNXH [ 32.13 ].
Trong cuộc chiến tranh đó, bên cạnh tác chiến chính quy của bộ đội
chủ lực thì LLVT địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng. Thắng lợi củ
dân tộc chính là sự chung lưng góp sức của các địa phương. Lịch sử địa
phương chính là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, tri thức lịch sử địa
phương vừa phản ánh sinh động, trung thực những nét riêng biệt lịch sử từng
địa phương vừa là sự biểu hiện cụ thể, đa dạng lịch sử dân tộc, muốn tìm
hiểu lịch sử dân tộc không thể không tìm hiếu lịch sử địa phương.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
1


Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Nghiên cứu lịch sử địa phương để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc là một
nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà nghiên cứu và giảng dạy, học
tập lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 195 4) Vĩnh
Phúc có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, ở phía bắc thủ đô, làm cầu
nối giữ Hà Nội với chiến khu kháng chiến Việt Bắc, là địa bàn tranh chấp ác
liệt giữa ta và địch
Để bảo vệ và xây dựng hậu phương Vĩnh Phúc vững mạnh yêu cầu
LLVT Vĩnh Phúc phải có đủ sức chiến đấu chống lại sự tàn phá của thực
dân Pháp.
LLVT Vĩnh Phúc ra đời khá sớm, ngay từ thời kì tiền khởi nghĩa. Để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên đề ra, trong suốt 9 năm kháng chiến LLVT
luôn được đẩy mạnh xây dựng đủ điều kiện tập luyện chiến đấu và chiến
thắng. LLVT đã luôn giữ vai trò nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh
giữ vững hậu phương, phục vụ tích cực cho tiền tuyến.
Thêm vào đó, suốt thời gian dài sau kháng chiến chống Pháp đến nay,
dã có nhiều cuốn sách, tư liệu viết về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Vĩnh
Phúc. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu
riêng và toàn diện về quá trình ra đời hoạt động, đặc điểm nổi bặt của LLVT
Vĩnh Phúc trong thời kì này. Bởi vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu LLVT
Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp là một việc làm cần thiết có ý
nghĩa khoa học và cả thực tiễn lớn lao.
Nghiên cứu đề tài này còn góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu lịch
sử Vĩnh Phúc, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho nhân dân
dặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Với ý nghĩa khao học và thực tiễn nói trên tôi đã chộn đề tài “LLVT
Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); làm khoá luận tốt
nghiệp

Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp được đề cập
đến trong một số cuốn sách với nhiều khía cạnh khác nhau:
Cuốn "Tổng kết chiến tranh du kích Vĩnh Phúc trong kháng chiến
chống thực dân Pháp" của Tỉnh đội Vĩnh Phúc xuất bản năm 1963 đã viết
một cách khái quát về lịch sử chiến tranh du kích của LLVT Vĩnh Phúc, của
nhân dân Vĩnh Phúc, nhưng chủ yếu là bộ phận DQDK.
Cuốn "Lịch sử kháng chiến thực dân Pháp của quân và dân Vĩnh
Phúc" (1945 - 1954) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, xuất bản năm
1999 là công trình khoa học ghi lại sự kiện và tổng kết toàn bộ cuộc kháng
chiến chống thực dâm Pháp xâm lược trên địa bàn Vĩnh Phúc của nhân dân
Vĩnh Phúc nói chung, LLVT Vĩnh Phúc nói riêng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
toàn diện của Đảng bộ địa phương. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu tìm
hiểu về hoạt động của LLVT Vĩnh Phúc thời kỳ này.
Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc" (1930 - 2005), Nxb CTQG
Hà Nội, 2007 đã trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong đó có
giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những hoạt động của
nhân dân Vĩnh Phúc nói chung và LLVT Vĩnh Phúc nói riêng.
Cuốn "Quân khu II - 50 năm xây dựng chiến đấu, trưởng thành" (1946
- 1996) viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và
dân Quân khu II, trong đó có đề cập đến cuộc kháng chiến chống Pháp và
hoạt động của LLVT Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đây chỉ là một cuốn thông sử về
cuộc kháng chiến chống Pháp quân dân quân khu II nên chưa trình bày được
sâu sắc và toàn diện về LLVT Vĩnh Phúc.
Cuốn "Quân khu II một số trận đánh trong chiến tranh giải phóng

1945 - 1975 (tập I) đã trình bày những trận chiến đấu do các LLVT quân khu
thực hiện trong kháng chiến chống Pháp trong đó có một số trận đánh của
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
LLVT Vĩnh Phúc từ đó rút ra những bài học thành công cũng như thất bại
cho LLVT Vĩnh Phúc trong quá trình tổ chức chiến đấu.
Cuốn "Vĩnh Phú lịch sử kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 -
1954" đã trình bày khá đầy đủ và toàn diện về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Vĩnh Phú trong đó có cuộc kháng chiến của nhân dân và LLVT
Vĩnh Phúc.
Tác phẩm "Tổng kết lịch sử chiến tranh du kích tỉnh Vĩnh Phúc" xuất
bản năm 1962 do Ban nghiên cứu lịch sử đảng Vĩnh Phúc thực hiện đã đi sâu
vào nội dung diễn biến các cuộc chiến tranh du kích.
Tác phẩm "Chiến thắng đầu xuân ở Vĩnh Phúc" của Ty Thông tin
Vĩnh Phúc 1951 là một tư liệu hồi ký về diễn biến cuộc chiến tranh chống
Pháp trong những năm 1951 - 1952.
Tác phẩm "Những trận đánh điển hình của bộ đội địa phương và dân
quân du kích Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh đã tổng kết và thể hiện cụ thể diễn biến chính của
những trận đánh tiêu biếu ở Vĩnh Phúc.
Những tác phẩm sử học nói trên đã ghi lại cuộc đấu tranh bảo vệ chính
quyền kháng chiến chống Pháp của quân dân tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1945 -
1954 một cách toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là những tài liệu rất
bổ ích cho tôi trong quá trình tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu khoá luận này.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện và hệ thống về LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến
chống Pháp. Do vậy nghiên cứu đề tài này là một việc làm cần thiết và có ý

nghĩa khoa học đối với đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về LLVT Vĩnh Phúc trong cuộc
kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian từ 1946 - 1954
- Không gian: trong tỉnh Vĩnh Phúc
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Dựa trên việc xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung
vào các nhiệm vụ sau:
- Khôi phục lại một cách có hệ thống theo tiến trình lịch sử những hoạt
động của LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp trong các lĩnh
vực: hoạt động chiến đấu và xây dựng hậu phương.
- Tìm hiểu những đóng góp chuủyếu của LLVT Vĩnh Phúc đối với
cuộc kháng chiến của cả dân tộc nói chung.
- Rút ra một số đặc điểm của LLVT Vĩnh Phúc, những điểm khác biệt
của LLVT tỉnh nhà đối với LLVT ở các địa phương khác trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm trong
đấu tranh của LLVT.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Các tác phẩm, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước như
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… về quân đội nhân dân, về
đấu tranh vũ trang và LLVT…

- Văn kiện của Đảng và Nhà nước từ năm 1930 đến 1954.
- Các báo cáo tại UBND tỉnh, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tình hình các mặt
hàng năm từ 1946 - 1954.
- Các cuốn thông sử, lịch sử địa phương có viết về lịch sử kháng chiến
chống Pháp của dân tộc ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
- Các tài liệu về LLVT Vĩnh Phúc nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận sử học mát xít và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Bên cạnh đó tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê
tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, sưu tầm và chọn lọc tài liệu.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục. Nội dung
chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Vĩnh Phúc và lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc
trước cuộc kháng chiến chống Pháp
Chương 2: Lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (từ tháng 12 năm 1946 đến năm 1950)
Chương 32: Lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (từ năm 1950 đến tháng 12 năm 1954)
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĨNH PHÚC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VĨNH
PHÚC TRƯỚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng khoảng
giữa của miền Bắc Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng, vì vậy có 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi.
Vùng núi nằm ở phía bắc tỉnh, tiếp giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Thái
Nguyên. Trong đó, có ba dãy núi nằm ở vị trí chiến lược quan trọng: dãy
Tam Đảo (ngọn cao nhất cao 159m), dãy Sóc Sơn cao từ 200m đến 500m và
dãy Sáng Sơn cao 633m.
Vùng đồng bằng nằm ở phía nam tỉnh gồm các huyện Đông Anh, Yên
Lãng, Yên Lạc …tiếp giáp thủ đô Hà Nội. Vùng gò đồi chủ yếu ở huyện Lập
Thạch liền một giải từ lưu vực sông Cầu đến sông Lô.
Do vị trí địa lý như vậy, Vĩnh Phúc từ rất sớm đã là địa bàn tập kết, trú
quân, khởi sự của nhiều cuộc đấu tranh yêu nước. Đó là thời kỳ các Vua
Hùng chống quân xâm lược Triệu Đà đã có thành Cổ Loa, đất Mê Linh –
Nơi khởi nghĩa Hai Bà Trưng và sau là Cố Đô: Tiếp đến là Hồ Điển Triệt
(Vùng Tứ Yên – Lập Thạch) căn cứ của Lý Bí chống quân nhà Lương thế
kỷ thứ 6; Thành Đền, thành Quận Hẻo gắn với khởi nghĩa Nguyễn Danh
Phương. Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta, sau khi bình định xong các tỉnh
Bắc Kỳ, trong đó có Vĩnh Phúc, bọn thực dân đã xây dựng một số đồn binh ở
Lập Thạch như Bắc Bình, Liễn Sơn nhằm chống lại nghĩa quân ta ở dãy núi
Sáng Sơn. Những năm đầu thế kỷ 20, Đội Cấn và Đề Thám đã từng xây
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
7

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
dựng căn cứ kháng Pháp ở vùng núi Tam Đảo. Đến Cách mạng tháng 8,
Trung ương Đảng ta cũng nhận rõ vị trí chiến lược quân sự ở Vĩnh Phúc nên
đã cử nhiều cán bộ về xây dựng phong trào ngay từ năm 1930. Trước khởi
nghĩa, địa bàn tỉnh Phúc Yên cũ được Trung ương chọn xây dựng ATK (An
toàn khu) chính thức của ban thường vụ Trung ương Đảng; Tỉnh Vĩnh Yên
được chọn làm ATK dự bị cho xử uỷ Bắc Kỳ. Đồng thời từ tỉnh Vĩnh Yên;
trung ương lập một đường dây liên lạc giữa trung ương với căn cứ địa Bắc
Sơn – Vũ Nhai (đi qua bắc Tam Dương – Lập Thạch). Về phía địch; Thời kỳ
này chúng cũng xây dựng sân bay, trại lính, xưởng chế tạo vũ khí, đặt trường
huấn luyện nguỵ quân toàn bắc kỳ và tổ chức nhiều lần diễn tập quân sự trên
đất Vĩnh – Phúc Yên.
* Điều kiện tự nhiên
Nét tiêu biểu trong điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc là có 3 vùng sinh thái
rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi.
Vùng đồng bằng nói chung ruộng đất tươi tốt phì nhiêu, từ trước đến
nay vẫn được coi là vựa lúa của tỉnh, bao gồm các huyện: Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Mê Linh, Bình Xuyên nằm phía nam của tỉnh.
Vùng gò đồi đất đai tuy kém màu mỡ nhưng có nhiều khả năng phát
triển một số cây công nghiệp, một số cây lấy sợi… Vùng gò đồi nằm “ đan
cài” xen kẽ nhau từ đông sang tây, từ lưu vực sông Cầu đến lưu vực sông Lô.
Vì vậy nó có vị trí hết sức quan trọng.
Vùng rừng núi: Tuy có diện tích không lớn nhưng có giá trị kinh tế
cao. Vùng này nằm phía bắc của tỉnh tiếp giáp với núi rừng của 2 tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, tạo thành thế chân kiềng vững chắc.
Ba phía đông,Nam,Tây đều có sông bao bọc,sông Cầu ở phía Đông,
sông Lô ở phía Tây và có nhiều sông ngòi chạy qua chân núi Tam Đảo
xuống vùng đồng bằng, trong đó có hai con sông chạy dọc giữa Vĩnh Yên –
Phúc Yên: sông Phó Đáy và sông Cà Lồ.

Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Để khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta thực
dân Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông từ những buổi đầu để
phục vụ cho việc khai thác đi lại thuận tiện hơn đối với chúng.Với vị trí
chuyển tiếp giữa các vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng lân cận, Vĩnh
Phúc có hệ thống giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Trong tỉnh có hai đường quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 2: Hà Nội,
Hà Giang chạy qua Vĩnh Phúc hơ 50 km, đương này chạy song song với
đường sắt Hà Nội – Lào Cai qua Vĩnh Phúc hơn 40km; Quốc lộ 3:qua Vĩnh
Phúc 16km, song song với đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên cũng chạy qua
Vĩnh Phúc 16km. Sông ngòi ở Vĩnh Phúc nhiều nên mạng lưới giao thông
đường thuỷ trên các sông: sông Lô, sông Hồng, sông Đáy, sông Cầu đi các
tỉnh miền Bắc thuận lợi cả bốn mùa.
Trong thời gian chống Pháp – Nhất câu kết cai trị nước ta chúng đặc
biệt chú ý việc xây dựng mạng lưới giao thông đường hàng không ở Vĩnh
Phúc.Chúng cho xây dựng một sân bay Hương Gia(thuộc huyện Kim Anh)
làm sân bay quận sự phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng.
Như vậy, Vĩnh Phúc trở thành địa bàn quan trọng cả về kinh tế, chính
trị và quân sự, do đó, đây là nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch trong
các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước từ thời cổ trung đại đến nay. Nhất
là bọn thực dân Pháp – một tên thực dân cáo già về bóc lột, đàn áp thuộc địa,
chúng đã coi Vĩnh Phúc là một kho người và của có thể thoả mãn nhu cầu
khai thác của chúng.
1.1.2 Lịch sử hành chính Vĩnh Phúc qua các thời kỳ lịch sử
Thời kỳ nước Văn Lang-Âu Lạc: Đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay
nằm trong bộ Văn Lang trong tổng số 15 bộ tương ứng với địa bàn cư trú của

15 bộ lạc Việt.
Thời Bắc thuộc đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay thuộc các đơn vị hành
chính như sau: Nhà Hán đặt thuộc quận Giao Chỉ, nhà Ngô đặt thuộc phủ
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Tân Xương; nhà Tấn đặt thuộc quận Tân Xương; nhà Đường đặt thuộc châu
Phong.
Bước sang thời kỳ phong kiến tự chủ: Hệ thống các đơn vị hành chính
thời Ngô (938-965) vẫn như thời kỳ họ Khúc nắm quyền cai trị, đất Vĩnh
Phúc thuộc châu Quốc Oai.
Đến thời nhà Trần đổi Châu thành các lộ và lộ Quốc Oai bao gồm Hà
Tây và Vĩnh Phúc ngày nay.
Đến đầu thời Lê, Thái Tổ chia nước làm 5 đạo: Nam - Bắc - Đông -
Tây và Hải Tây. Đất Vĩnh Phúc ngày nay thuộc Tây Đạo. Đến thời Lê Thánh
Tông đặt ra 12 đạo thừa tuyên và đất Vĩnh Phúc ngày nay thuộc tuyên Quốc
Oai và thừa tuyên Thái Nguyên. Năm thứ 10 (1469) định bản đồ cả nước, gọi
thừa tuyên Quốc Oai là thừa tuyên Sơn Tây: Sơn Tây gồm 6 phủ, 24 huyện
và Thái Nguyên gồm 3 phủ, 9 huyện và 6 châu.
Đối chiếu các huyện với bản đồ đời Hồng Đức (1470- 1497), có thể
đoán định trí tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay bao gồm các phủ huyện
1. Phủ Tam Đái
- Huyện Yên Lãng: 62 xã, 1 sở, 1 châu, 3 phường.
- Huyện Yên Lạc: 98 xã, 2 thôn, 6 châu.
- Huyện Bạch Hạc: 63 xã, 2 thôn,4 phường.
- Huyện Lập Thạch: 101 xã,.
2. Phủ Đoan Hùng:
- Huyện Tam Dương: 73 xã, 1 trang.

3. Phủ Phú Bình:
- Huyện Bình Tuyền: 25 xã.
“Hồng Đức bản đồ” chỉ ghi vị trí sông, núi và các châu, huyện nen có
thể nhiều xã, thôn thuộc các huyện kể trên nay không thuộc Vĩnh Phúc.
Thời kỳ thuộc Pháp:
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Ngày 20-10-1890 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo
Vĩnh Yên gôm các huyện, phủ sau:
- Huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên sang,
- Phủ Vĩnh Tường gồm 5 huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương,
Yên Lạc và Yên Lãng từ tỉnh Sơn Tây sang.
Đến ngày 12-4-1891, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ
đạo Vĩnh Yên, đưa đạo này trở về tỉnh Sơn Tây, kể cả huyện Bình Xuyên.
Hơn 8 năm sau, ngày 29-12-1899 toàn quyền Đông Dương Pôn -
Dume(Paul Moumé) ra nghị định số 1124 thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Điều 2
ghi: “Tỉnh Vĩnh Yên bao gồm các huyên Bạch Hạc (trong đó có Vĩnh
Tường), Yên Lạc, Yên Lãng, Lập Thạch, Tam Dương và Bình Xuyên”
Như vậy tỉnh Vĩnh Yên được lập lại và đi vào hoạt động từ năm 1900.
Còn đối với tỉnh Vĩnh Yên, đến 1901 chính quyền thực dân nhập vào tỉnh
Phù Lỗ được thành lập theo nghị định của toàn Đông Dương ngày 6-10-
1901. Địa giới hành chính bao gồm địa bàn 3 huyện cắt từ Bắc Ninh là Đa
Phúc, Kim Anh, Xã Đông Khê (đến 1903 Đông Khê đổi tên là Đông Anh)
cùng phủ Yên Lãng như đã nói ở trên. Tỉnh lỵ đặt tại làng Phù Lỗ, nên gọi
tên tỉnh là tỉnh Phù Lỗ. Ngày 18 tháng 2 năm 1904 tỉnh lỵ dời lên làng Tháp
Miếu, tổng Bạch Trữ, phủ Yên Lãng và đặt tên là tỉnh Phúc Yên.
Ngày 7 tháng 3 năm 1913: Chính quyền thực dân đưa tỉnh Phúc Yên

xuống cấp Đại Lý (gọi là Đại lý Phúc Yên) lệ thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên.
Ngày 28 tháng 12 năm 1915, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định xoá bỏ
Đại Lý lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ Đa Phúc và Yên Lãng, hai huyện
là Đông Anh và Kim Anh. Phúc Yên trở thành một tỉnh độc lập và là tỉnh
nhỏ nhất sứ Bắc Kỳ.
Ngày 12 tháng 2 năm 1950: Chính phủ nước VNDCCH ra nghị định
số 03 – TTG hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Từ khi hợp nhất năm 1950 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần thay đổi
về địa giới hành chính:
Trong cải cách ruộng đất năm 1955, huyện Phổ Yên của tỉnh Thái
Nguyên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc nhưng chỉ 2 năm sau (1957) huyện này lại
trở về tỉnh Thái Nguyên.
Tháng 6-1957, thị trấn Bạch Hạc và đến tháng 7-1977 hai thôn Mộ
Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố
Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Tháng 6-1951, huyện Đông Anh cùng xã Kim Chung(huyện Yên
Lãng) và thôn Đoài, xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh), tách khỏi Vĩnh Phúc
chuyển giao về thành phố Hà Nội.
Tháng 2-1968: Hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh
Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú: tháng 10-1977: các huyện trong tỉnh đều
hợp nhất thành huyện lớn. Trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phú cũ: hai huyện Kim Anh
và Đa Phúc hợp nhất thành huyện Sóc Sơn; huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc hợp
nhất thành huyện Vĩnh Lạc: huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch hợp nhất
thành huyện Tam Đảo: huyện Yên Lãng và huyện Bình Xuyên hợp nhất thành
huyện Mê Linh, trong đó có thị trấn Phúc Yên.

Tháng 12-1978 huyện Lập Thạch tách khỏi Tam Đảo trở về đơn vị
huyện cũ Lập Thạch: huyện Bình Xuyên tách khỏi Mê Linh nhập với Tam
Dương thành đơn vị huyện Tam Đảo mới.
Tháng 3-1979: toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc gồm hai huyện Sóc Sơn và Mê
Linh chuyển về thành phố Hà Nội.
Tháng 10-1991: huyện Mê Linh lại tách khỏi Hà Nội trở về thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc.
1-1-1996: huyện Yên Lạc được tách thành hai huyện Vĩnh Tường Và
huyện Yên Lạc.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Tháng 11-1996: Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị
quyết về việc cho tách một số tỉnh, trong đó co tỉnh Vĩnh Phú chia thành hai
tỉnh là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ.
Sau gần 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt
động tư ngày 1-1-1997, có 7 đơn vị hành chính là: thị xã Vĩnh Yên và 6
huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và Mê
Linh. Ngày 9-12-2003: Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 153/2003/ NĐ-
CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.
Có thể nói, tính đến năm 2005, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành
chính tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, trong đó có hai thị xã là thị xã
Vĩnh Yên và thị, Phúc Yên và bảy huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tm Đảo và Mê Linh. Toàn tỉnh có 152 xã,
phường, thị trấn, trong đó có hai huyện và 39 xã thuộc miền núi.
Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong
phạm vi địa bà tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp(1946-1954). Vì vậy phạm vi nghiên cứu bao gồm địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc ngày nay và hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội.
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI
* Về kinh tế:
Do điều kiện tự nhiên quy định với 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng,
trung du va miền núi đã tạo ra cho Vĩnh Phúc có một thế mạnh hoàn chỉnh
của kinh tế về cả nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề rừng vá chăn nuôi.
Trên mảnh đất này, cách đây khoảng 4000 năm, tổ tiên chúng ta đã
xây dựng một cuộc sông tự lập, dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào môi
trường tự nhiên. Chúng ta có đầy đủ chứng cớ khoa học để khẳng định rằng,
thời các vua Hùng, nhân dân ta đã trồng trọt chăn nuôi, tự sản xuất nguồn
lương thực, thực phẩm, đóng được thuyền đi lại trên sông biển. Trong đó nền
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
tảng kinh tế ở đây chính là nông nghiệp trồng trọt mà cây lúa nước là chủ
đạo, vì vậy việc thuỷ lợi sớm là được coi trọng.
Dưới thời thuộc Pháp, ngay từ khi đặt chân lên đất nước ta, cùng
những phương thức cai trị nhằm tước đoạt mọi quyền tự do dân chủ của nhân
dân ta, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách cai trị,vơ vét tài nguyên bóc
lột nhân công dẻ mạt, tước đoạt sức lao đông của nhân dân ta bằng chính
sách thuế khoá, phu phen, tạp dịch…biến nền kinh tế Việt Nam thành nền
kinh tế lệ thuộc “chính quốc”.
Về nông nghiệp: chính sách chung của thực dân Pháp đối là lợi dụng
chiến tranh chiếm đất lập đồn điền, bóc lột bằng kinh tế nông nghiệp.
Thao thống kê của Thống xứ Phúc Yên gửi Thống xứ Bắc Kỳ, năm
1930 tỉnh Phúc Yên lúc đó có 116,861 mẫu đất, ba tên địa chủ người Pháp là
Gobe, Đờ Pereti và Benlăng đã chiếm mất 29,883 mẫu.Còn ở Vĩnh Yên,
thống kê năm 1933 cho biết, 21 đồn điền của chủ người Pháp đã chiếm

1,863ha(riêng tên Rinê chiếm 1520ha). Ngoài ra, còn công ty điền thổ và
công ty địa ốc Ngân hàng Trung- Bắc Kỳ chiếm 1,082ha: địa chủ Hoa Kiều
chiếm 2,424ha [ 29.131 ]
Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn thi hành một chính sách thuế khoá vô
cùng hà khắc. Chúng bắt nhân dân ta phải đóng rất nhiều thứ thuế: thuế thân,
thuế ruộng, thuế môn bài, thuế chợ, thuế đò…thậm chí cả thuế chó, thuế lợn,
trong đó thì thuế thân là loại thuế dã man nhất.
Về công nghiệp thực dân Pháp không chú ý phát triển công nghiệp
mà chỉ xây dựng những cơ sở thật cần thiết phục vụ bộ máy thống trị của
chúng, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Thủ công nghiệp do chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông
Dương chủ yếu là khai thác nguyên liệu, bán hàng hoá nên những hàng thủ
công bản địa không phát triển được.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Thương nghiệp nước ta thời kỳ này cũng lệ thuộc nền kinh tế Pháp,
chúng độc quyền bán các mặt hàn chính như: muối, rượu. Hậu quả nghiêm
trọng của chính sách này là làm cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ:
“Dân Việt Nam bị một sự đói kém ghê gớm, họ bị bắt buộc phải hạn chế một
món ăn không thể nào không có: muối”[29.137]
Có thể nói, bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Vĩnh Phúc thời kỳ
Pháp thuộc là nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc là chủ
yếu: công thương nhỏ yếu và lệ thuộc. Nằm trong bức tranh của nền kinh tế
toàn quốc, kinh tế Vĩnh phúc đàu thế kỷ XX có sự biến đổi quan trọng - đó là
nền kinh tế phong kiến dưới hình thức thực dân.
* Về văn hoá:
Vĩnh Phúc là một miền đất thuộc Nhà nước Cổ đại đầu tiên của Việt

Nam, nước Văn Lang của các vua Hùng. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy vết tích của nền vă minh đồng thau nổi tiếng (cách đây khoảng 4000
năm), tiêu biểu là di chỉ Đồng Đậu ở xã Minh Tân và di chỉ Lũng Hoà ở
Lũng Ngoại ở huyện Vĩnh Tường….Như vậy, Vĩnh Phúc là vùng đất có bề
dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước. Con người và vùng
đất nơi đây đã dể lại một kho tàng di sản văn hoá phong phú và đặc sắc, đó là
một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc trong tiến trình phát triển của dân tộc.
Trên nền tảng của một nền văn hoá như vậy, từ lâu Vĩnh Phúc đã được
xem là nơi có truyền thống thông minh và hiếu học, Vĩnh Phúc là một trong
những vùng đất khoa bảng nổi tiếng của quốc gia Đại Việt - Việt Nam thời
phong kiến. Vĩnh Phúc có hàng chục làng khoa bảng, làng tiến sĩ nổi danh
khắp sứ Đoài như: Quan Tử, Phú Xuân, Tứ Trưng, Kim Hội…
Khi thực dân Pháp xâm lược và bình định, cũng như các địa phương
khác, thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách ngu dân, kiềm toả nhân dân
Vĩnh Phúc trong vòng tối tăm, ngu dốt. Chúng còn đầu độc nhân dân bằng
rượu cồn và thuốc phiện. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, mê tín dị
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
đoan được khuyến phát triển để đánh thuế để thu lợi. Mục đích của tất cả
những việc làm đó, thực dân Pháp nhằm xoá nhoà nền văn hoá lâu đời,lam
lung lạc truyền thống đấu tranh chông ngoại xâm kiên cường của nhân dân
Vĩnh Phúc.
* Về xã hội:
Cùng với sự kìm hãm và bóc lột kinh tế, bộ máy thống trị, đàn áp và
các chính sách ngu dân về văn hoá - y tế - giáo dục đã kìm hãm nhân dân
trong vòng lạc hậu, nghèo đói và ngu dốt. Tuy vậy trong lòng xã hội cũng
dần có sự chuyển biến, phân hoá: Giai cấp nông dân là thành phần cơ bản

chiếm đại bộ phận nhân dân, đời sống ngày càng cực khổ; giai cấp địa chủ
vẫn được tư bản thực dân nuôi dưỡng và phát triển; giai cấp tiểu tư sản vốn
là những buôn bán nhỏ, công chức, giáo viên. Trong bộ máy thực dân một số
tư sản đã hình thành chủ yếu là thương mại sống dựa vào đế quốc. Trong
lòng xã hội Vĩnh Phúc đã hình thành một bộ phận của giai cấp công nhân
Việt Nam, bị đế quốc đàn áp bóc lột, có mối quan hệ mật thiết với giai cấp
nông dân và có được tư tưởng của thời đại chỉ đạo nên giai cấp công nhân
Việt Nam có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng nước ta giành tắng lợi.
Với truyền thống yêu nước của dân tộc, với sự đói khổ và căm thù chủ
nghĩa thực dân Pháp thống trị, lại có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Đó
chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng sôi nổi của nhân dân
Vĩnh Phúc trong những năm bị thực dân Pháp thống trị và đến Cách mạng
tháng 8 thành công.
1.3. DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHỒNG NGOẠI XÂM
CẢU NHÂN DÂN VĨNH PHÚC
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, Vĩnh Phúc được xem như là một vùng đất cổ sớm được người
Việt đến định cư và sinh sống. Bên cạnh người Việt (Kinh) sinh sống ở Vinh
Phúc còn có 3 dân tộc thiểu số là: Sán Dìu, Sán Chay nhóm Cao Lan và Dao.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh chống thiên nhiên và giặc
ngoại xâm, từ thế hệ này đến thế hệ khác nhân dân các dân tộc ở Vĩnh Phúc
đã đem hết sức lực của mình đấu tranh để sinh tồn, để khai hoang lập địa
góp phần làm nên một nền “Văn minh sông Hồng” phát triển rực rỡ. Những
phẩm chất của cư dân nông nghiệp vùng đất cổ Văn Lang đã góp phần
xương máu đáng kể vào sự nghiệp 4000 năm giữ nước. Nói như cố Thủ

tướng Phạm Văn Đồng: họ đã bảo lưu được nhiều nét đặc trưng của con
người Việt Nam truyền thống với… “những đức tính cổ truyền tốt đẹp: lòng
yêu nước, tính đoàn kết, chí kiên cường bất khuất,…”
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dưới bất kỳ ách thông trị nào của bè
lũ phong kiến, thực dân đế quốc, nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc cũng đoàn
kết một lòng, đấu tranh kiên cường bất khuất để dựng nước và giữ nước.
Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, Thục An Dương đã chọn
đất Cổ Loa(Đông Anh) để xây dựng kinh đô của nước Âu Lạc. Nhân dân
Vĩnh Phúc thủa ấy đã đứng lên bảo vệ quê hương chống kẻ thù Phương Bắc.
Mặc dù bị đàn áp đẫm máu nhưng sự quật cường ấy đã hun đúc nên truyền
thống bất khuất của nhân dân ta trong chiều dài lịch sử đấu tranh cho sự sinh
tồn của dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh, trang sử hào hùng đầu tiên về giải phóng dân tộc
của nhân dân Vĩnh Phúc là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra những năm
40 - 43 sau công nguyên. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là một mốc son chói
lợi trong lịch sử dân tộc. Nó mở đầu và soi sáng cho con đường truyền thống
bất khuất, kiên cường, quyết tâm dành độc lập của nhân dân Vĩnh Phúc nói
riêng và của nhân dân cả nước nói chung.
Tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc còn tiếp tục diễn ra và sôi
nổi vào những năm 546 (thế kỷ thứ III). Nhân dân Vĩnh Phúc nổi dậy theo
Lý Bí chiến đấu quân xâm lược nhà Lương. Ngày nay dấu vét Hồ Điển Triệt
vẫn còn ở vùng Tứ Yên (Lập Thạch)
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Cuộc khởi nghĩa chống Tống dưới triều Lý, nhân dân vùng Kim Anh, Đa
Phúc đã tích cực tham gia xây thành, đắp luỹ, tạo nên tuyến phòng ngự chạy dài
từ sườn Đông Bắc dãy Tam Đảo đến sườn Tây Nam dãy núi Nham Biên (Bắc

Ninh), góp phần cùng quân dân cả nước đánh tan quân Tống xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ thứ VIII, nhân
dân Vĩnh Phúc đã tham gia nghĩa quân, chiến đấu kiên cường cùng quân đội
nhà Trần ở Bình Lệ Nguyên (Tam canh – Bình Xuyên), ở cầu Phù Lỗ thu
thắng lợi ròn rã. Những tên đất như Bãi Trận, cánh đồng Bình Lệ… dấu ấn
của bãi chiến trường xưa nay vẫn còn ở vùng Tam canh.
Sau đó tiếp đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV của Lê Lợi
đánh đuổi giặc Minh có hàng ngàn binh người Vĩnh Phúc tham gia do Trần
Nguyên Hãn chỉ huy, lập căn cứ luyện tập ở rừng Thần (vùng Xuân Lôi –
Lập Thạch) và sau này một số cùng Trần Nguyên Hãn vào tham gia trực tiếp
khởi nghĩa của Lê Lợi. Về sau ông được Vua Lê Thái Tổ phong tới chức Tả
Tướng Quốc.
Thời kỳ khởi nghĩa nông dân chống phong kiến, nhân dân Vĩnh Phúc
cũng ghi đậm trang sử vẻ vang của mình. Đó là khởi nghĩa Nguyễn Danh
Phương (tức Quận Hẻo) diễn ra vùng Hợp Thịnh, Tam Dương mà dấu tích
ngày nay còn như Quán Tiên, thành Quận Hẻo….
Khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, trên đất Vĩnh Phúc từ năm 1885
đến năm 1893, hưởng ứng phong trào Văn Thân, các thổ hào trong tỉnh đã
dấy binh nổi lên chống bọn thực dân được nhân dân các phủ, huyện tham gia
đông đảo. Nhân dân Vĩnh Phúc không hề tiếc của cải, xương máu đã cùng
nghĩa quân của các vị Văn Thân yêu nước đóng góp cho phong trào cứu
nước thủa đó.
Sau phong trào Văn Thân, nhân dân Vĩnh Phúc lại sôi nổi tham gia
hoạt động của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) từ vùng Yên Thế
chuyển về Tam Đảo
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ

Năm 1917 – 1918 nổ ra cuộc binh biến Thái Nguyên do Đội Cấn (tức
Trịnh Văn Cấn – người làng Vũ Di huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) chỉ huy,
sau bị đàn áp, ông đã đưa nghĩa binh về hoạt động ở vùng núi Tam Đảo và
nhiều nơi khác như Liễn Sơn, Đạo Trù, Hoàng Xá Hạ, Thường Lệ, Tổ Bài,
Đa Phúc… nghĩa quân Đội Cấn được nhân dân Vĩnh Phúc ủng hộ lương
thực, các loại vũ khí thô sơ và hàng trăm nông dân đã tham gia các cuộc
chiến đấu tại các vùng kể trên.
Tiếp đó, mười năm sau vào các năm 1927 – 1930 nhiều người dân
Vĩnh Phúc đã tham gia phong trào chống Quốc Dân Đảng, một xu hướng
quốc gia tư sản tiến bộ do Nguyễn Thái Học (người làng Thổ Tang – Vĩnh
Tường) khởi xướng và chỉ huy.
Nói chung, trên mảnh đất Vĩnh Phú đã diễn ra bao cuộc chiến đấu vì
sự nghiệp dựng nước và giữ nước, và nhân dân Vĩnh Phú đã phải hy sinh
nhiều của nhiều người cho sự nghiệp ấy.
Nhưng chỉ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang
vinh, sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam nói chung,
nhân dân Vĩnh Phú nói riêng mới thu được thắng lợi trọn vẹn.
1.4 Khái quát về lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc trước ngày toàn
quốc kháng chiến:
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam, chính đảng của
giai cấp công nhân Việt Nam ra đời. Chỉ sau mấy tháng thành lập Đảng đã
cử cán bộ về Vĩnh Yên, nơi có cơ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên từ những năm 1928 – 1929 để gây cơ sở và hoạt động. Bởi vậy, phong
trào cách mạng khu vực tỉnh Vĩnh Yên cũ đã sớm hoà nhập với cao trào
1930- 1931 của cả nước, tuy phạm vi còn hạn chế và mức độ còn nhỏ hẹp.
Vĩnh Yên, sau những năm 1930 - 1931 bị kẻ thù đàn áp, trả thù gay
gắt, cơ sở bị đứt mối liên lạc với Trung ương. Cuối năm 1932 các Đảng viên
vượt ngục về gây dựng phong trào ở vùng đồn điền Đa Phúc. Và từ 2 ấp Tân
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

19
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Yên và Đông Thố, cơ sở cách mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các làng
ấp khác. Tổ chức nông hội hình thành, đội tự vệ ấp - tiền thân của LLVT tỉnh
được thành lập. Song song với các sự kiện ở đồn điền Đa Phúc là các hoạt
đông không kém phần hiệu quả của nông hội và tự vệ tá điền ở đồn điền
Tam Lộng - Vĩnh Yên. Một điều đáng lưu ý là tất cả các cuộc đấu tranh vùng
Đa Phúc và Tam Lộng của nông dân tá điền đều có sự phối hợp gây áp lực,
làm mâu thuẫn đấu tranh của tự vệ ấp. Điều đó cho thấy phong trào cách
mạng của quần chúng ở Vĩnh Yên- Phúc Yên ngay từ những năm 1933 đã có
được lực lượng bán vũ trang đầu tiên phối hợp.
Ngày 1-9-1939 Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở hai tỉnh
Vĩnh – Phúc Yên bị địch khủng bố dữ dội. Ngày 30-10-1939, địch tập trung
lực lượng một ngày khám xét tiến hành bắt bớ cán bộ, hội viên quần chúng ở
23 cơ sở ở các huyện và thị xã Phúc Yên. Cuối năm đó, cơ sở in báo “ Giải
phóng” của Xử uỷ đặt tại làng Cổ Loa (Đông Anh) bị chúng phá.Ở tỉnh Vĩnh
Yên hàng loạt cơ sở bị vở do địch khủng bố dã man.
Từ năm 1939, trọng tâm công tác được chuyển về nông thôn theo chỉ
thị của Đảng, biến nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng. Với
chủ trương này cùng với bối cảnh và xu thế phù hợp, LLVT và đấu tranh vũ
trang Vĩnh Phúc có điều kiện dễ tiến hành tổ chức và xây dựng song song
với các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa khác.
Tháng 11-1939, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ VI đặt nhiệm
vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương “ Dự bị những điều kiện
bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc”. Thi hành chủ trương
của Trung ương, hàng loạt cán bộ vừa của Xứ uỷ, của tỉnh khác đã về hoạt
động ở hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Cùng thời gian này, cơ quan Xứ uỷ
Bắc Kỳ và khu uỷ Đ đã về đóng ở tỉnh Vĩnh Yên và đội công tác Trung ương
về Phúc Yên xây dựng ATK. Trong điều kiện ấy, đoàn thể phản đế và tự vệ

được thành lập ở phần lớn các huyện của tỉnh Vĩnh Yên và một số nơi trong
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
tỉnh Phúc Yên (3-1940). Sự chỉ đạo của Đảng lúc này được kiện toàn với sự
ra đời của Tỉnh uỷ bí mật đầu tiên (Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh- Phúc Yên).
Nhờ vậy, phong trào cách mạng ở Vĩnh - Phúc Yên có sự chuyển hướng
mạnh mẽ.
Yêu cầu đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên
bức thiết hơn khi phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương năm 1940. Tháng
11-1940, Trung ương Đảng họp hội nghị VII, vạch rõ kẻ thù dân tộc lúc này
là Nhật - Pháp và quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, ra đời từ
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), thành lập những đội du kích hoạt động
phân tán.
Đến cuối năm 1940, hội viên mặt trận và các đoàn thể phản đế Vĩnh
Yên - Phúc Yên lên tới 4000 người, tập trung ở những địa bàn quan trọng
như thị xã Vĩnh Yên và một số đồn điền…lực lượng bán vũ trang gồm các
đội tự vệ phát triển mạnh ở những nơi này với số lượng lên tới 100 đội viên.
Vùng nông thôn Vĩnh Tường, lực lượng bán vũ trang lấy tên là xích vệ đội –
tên của thời Nghệ Tĩnh đỏ.
Những năm 1940-1941 các hoạt động vũ trang, khảo sát chủ trương
phản đế của Đảng. Thực tế thời kỳ này ở Vĩnh - Phúc Yên thấy rõ kết quả
của việc chuyển hướng sau năm 1939: đấu tranh quyết liệt hơn, tổ chức có
hiệu quả hơn và đang đi tới bước phát triển của thời kỳ mặt trận Việt Minh
và cao trào kháng Nhật, thời kỳ mà LLVT được tổ chức theo một chủ trương
lớn, có tính độc lập. Mặc dù ở đây chưa có nơi nào phát triển tới trình độ dự
bị khởi nghĩa như Nam Kỳ, Bắc Sơn, song phong trào vũ trang Vĩnh Phúc
những năm này đã đủ để làm điều kiện cho giai đoạn mặt trận Việt Minh và

cao trào kháng Nhật. Tự vệ, xích vệ đỏ, nếu như thời kỳ 1933-1934 chủ yếu
phát triển ở vùng xuôi - Vĩnh Yên và Phúc Yên -thì đến những năm 1940-
1941, đã dần đều ra cả 3 tỉnh.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Phối hợp với phong trào cách mạng cả nước, tổ chức hoạt động quân
sự Vĩnh - Phúc Yên được phát triển gắn liền với công tác xây dưng Đảng,
mở rộng cơ sở quần chúng, các đoàn thể trong mặt trận Việt Minh; đẩy mạnh
đấu tranh chính trị và xây dựng lực lượng chính trị dưới sự chỉ đạo của tỉnh
uỷ bí mật, các ban cán sự và Xứ uỷ Bắc Kỳ, khu uỷ Đông.
Tuy vậy, phong trào cách mạng nói chung và việc xây dựng lực lượng
vũ trang ở Vĩnh Phúc chính trong thời gian này phải gặp những khó khăn
nghiêm trọng, bị đàn áp dữ dội. Mặc dù Đảng đã có những cố gắng lớn thời
gian cuối năm 1942 và giữa năm 1943, song phải từ năm 1944 trở đi, khi liên
lạc giữa địa phương với Trung ương và Xứ uỷ được nối lại và cán bộ được
tăng cường nhiều hơn thì công tác khôi phục cơ sở, xây dựng mặt trận Việt
Minh ở tỉnh Vĩnh Phúc mới thực sự có chuyển biến rõ rệt. Từ cuối năm
1941, Trung ương quyết định lấy Phúc Yên lam địa điểm xây dựng ẠK
chính thức. Nhiệm vụ chủ yếu đối với ATK là bảo vệ Ban thường vụ Trung
ương và các cơ quan trung ương. Trong địa bàn ATK đoàn thể Việt Minh,
đội tự vệ phát triển mạnh và vững vàng. Tên thực tế, tự vệ Phúc Yên đã thực
hiện phương diện cảnh vệ vũ trang trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là
những hạt nhân của LLVT tập trung của địa bàn.
Như vậy, trước khi bước vào cao trào kháng Nhật, LLVT Vĩnh Phúc, với
hình thức tự vệ, xích vệ đã dần dần hình thành và phát triển. Mức độ của nó cao
hơn, rộng hơn so với các thời kỳ trước. Điều đó chứng tỏ rằng tinh thần phản
kháng, ý thức cách mạng của nhân dân đã lên tới trình độ mới và chủ trương

tiến tới bạo động vũ trang dành chính quyền của Đảng ta là rất đúng đắn.
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp để độc
chiếm Đông Dương. Đến tháng 4-1945: Hội nghị quân sự cách mang Bắc Kỳ
được tổ chức và hội nghị đã quyết định thống nhất các LLVT thành “Việt Nam
giải phóng quân”; phát triển các đội tự vệ; mở trường quân chính kháng Nhật;
xây dựng 7 chiến khu lớn và lập thêm những căn cứ du kích nhỏ ở các tỉnh.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Thi hành chủ trương của Trung ương, các Ban cán sự Vĩnh Phúc sớm
triển khai kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa trong phạm vi toàn tỉnh.
Mở đầu cao trào kháng Nhật là các cuộc biểu tình phá kho thóc, chống
thuế, diễn ra mạnh mẽ và liên tục khắp Vĩnh Yên - Phúc Yên. Những nơi không
có điều kiện biểu tình thì lực lượng du kích các căn cứ trực tiếp phá kho thóc
chia cho dân nghèo. Trong cao trào, lực lượng tự vệ phát huy tác dụng lớn, thực
sự là chỗ dựa cho quần chúng biểu tình, phá kho thóc, chống thuế.
Từ sau tháng 4-1945 cuộc đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc biểu hiện ở
ba hình thức chủ yếu: một là đấu tranh bán vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị,
biểu tình, tuần hành, thị uy; hai là hoạt động tương đối độc lập của tự vệ, du kích,
tổ chức các trận đánh trực tiếp vào lực lượng đich; thứ ba xây dựng được lực
lượng tập trung như: du kích chiến khu, bước đầu có phiên chế, trang bị, huấn
luyện làm chỗ dựa và mở đường cho khởi nghiã quần chúng.
Với các hình thức biểu hiện đó, hoạt động vũ trang được tổ chức với
nhiều hình vẻ. Nhiều lớp huấn luyện quân sự cấp tốc được mở, đào tạo cán bộ
chỉ huy cho cơ sở. Để chuẩn bị cho vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền các
chiến khu kháng Nhật đã hình thành trong cả nước từ sau 4-1945 trở đi. Ở Vĩnh
Phúc, 2 căn cứ du kích lớn ra đời: Bắc Tam Dương - Lập Thạch (Vĩnh Yên),
Ngọc Thanh (Phúc Yên). Đó là đội quân tập trung đầu tiên của tỉnh.

Các chiến khu trong tỉnh như vừa kể trên, trong những ngày trước
khởi nghĩa đã thực sự là những bàn đạp khởi động cho cao trào khởi nghĩa ở
mỗi tỉnh. Thực tế các vùng trong chiến khu và căn cứ du kích cùng với một
số xã phía Bắc huyện Lập Thạch, Tam Dương nằm trong khu giải phóng
Việt Bắc đã là những nơi thuộc về ta, do ta làm chủ từ cuối thán 6-1945.
Du kích quân các chiến khu kháng Nhật là lực lượng tập trung đầu tiên,
tuy chưa tách hẳn thành một cơ quan quân sự riêng song đó là bước gần nhất cho
sự ra đời chính thức của các đội vũ trang của tỉnh sau ngày 2 - 9-1945.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
Sự lớn mạnh của lực lượng chính trị và vũ trang Vĩnh Yên – Phúc Yên
trong cao trào toàn quốc đã làm cho các cuộc đấu tranh của cả tỉnh mãnh liệt
hơn, dồn đập hơn, từ đấu tranh chính trị két hợp với vũ trang tiến lên khởi
nghĩa vũ trang từng phàn ở nhiều nơi. Tháng 5 và tháng 6, tự vệ Nam Lý,
Đôn Nhân tước súng của lính bảo an đi tuần, tự vệ Lập Thạch và Đa Phúc
phối hợp với đơn vị tuyên truyền vũ trang do đội công tác Trung ương xây
dựng đã bao vây, bức dút đồn Liễn Sơn và đầu cầu Đa Phúc…Ngày 16 - 7,
trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái phối hợp với binh sĩ yêu nước
tiêu diệt gọn một tiểu đội Nhật ở Tam Đảo, giải phóng hơn 100 tù nhân gồm
cả người Pháp và người Việt. Chiến thắng đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
chống Nhật trong nhân dân, thôi thúc thanh niên địa phương tham gia quân
du kích.
Song song với các hoạt động trên, tự vệ, du kích chiến khu và địa phương
còn tiến hành liên tiếp các đợt trấn áp các đảng phái phản động, bộ máy chính
quyền của địch ở huyện, thôn, xã, trừng trị những tên tay sai phản động, ngăn
chặn hành động chống phá cách mạng của Đại Việt, Quốc dân đảng…
Sự khởi sắc mạnh mẽ của các hoạt động vũ trang kháng Nhật sự ra đời

của lực lương quân sự tập trung các chiến khu Bắc Tam Dương – Lập Thạch,
Ngọc Thanh, trong những ngày trước khởi nghĩa tháng 8 là một thành công
lớn của sự nghiệp cách mạng vận động độc lập và dân chủ ở Vĩnh Yên –
Phúc Yên. Lực lượng và những hoạt động quân sự ấy vừa là dấu hiệu vừa là
sự mở đường cho khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa ở tỉnh.
Với tất cả những cố gắng lớn lao, những chuẩn bị cần thiết cho thời cơ
giải phóng, tháng 8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân
toàn quốc đã diễn ra và thắng lợi nhanh chóng.
Trên địa bàn hai tỉnh, bắt đầu từ 17 - 8 đến 24 - 8 khởi nghĩa ở cấp
huyện đã hoàn thành thắng lợi trọn vẹn và không bị đổ máu. Sau khi khởi
nghĩa giành chính quyền cấp huyện thắng lợi, UBNDCMLT các huyện cử
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
24
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ
cán bộ về các làng xã và địa phương giải tán chính quyền cũ, lập ra chính
quyền mới và tiến hành điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội ở cơ sở.
Ở Phúc Yên, tuy cuộc khởi nghĩa thắng lợi từ ngày 19-8 nhưng sau đó
ta phải trực tiếp chiến đấu với lính Quốc dân đảng phối hợp với bọn bảo an
binh tráo trở. Cuộc chiến đấu của tự vệ và nhân dân Phúc Yên đêm 27-8 diễn
ra rất quyết liệt và một đại đội lính Quốc dân đảng bị tiêu diệt.
Riêng thị xã Vĩnh Yên, khởi nghĩa giành chính quyền của ta không
thành công, bị bọn phản động Quốc dân đảng, Đại Việt cấu kết với bảo an
binh được Nhật giúp đỡ vũ khí đã cướp chính quyền trước ta, đàn áp bắt bớ
các hội cứu quốc, chiếm đóng thị xã và lập chính quyền phản động. Cuộc
khởi nghĩa ở đây đã phải đổ máu và hy sinh lớn do ta đánh giá chưa đúng âm
mưu của địch và bỏ lỡ thời cơ. Sự việc đó đã để lại cho ta bài học về việc
vận dụng hình thức khởi nghĩa trong từng hoàn cảnh, ở từng vùng khác nhau.
Thành công của cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Yên – Phúc Yên được tạo

nên từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là nguyên
nhân về phương diện tổ chức lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang.
* Tiểu kết:
Là tỉnh đông bằng, nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Hà Nội, miền chuyển tiếp
– cầu nối giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng
Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có vị trí dịa lý quan trọng, mạng lưới giao thông phát
triển khá hoàn chỉnh, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển đa dạng
các ngành kinh tế. Với những yếu tố đó,Vĩnh Phúc trở thành địa bàn quan
trọng về cả kinh tế, chính trị và quân sự, trong kháng chiến chông thực dân
Pháp, Vĩnh Phúc luôn giữ vai trò là địa bàn đấu tranh và hậu phương lớn
cung cấp sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến. Sống trên mảnh đất có
nền văn hoá lâu đời, đã hình thành nên trong những con người Vĩnh Phúc
nhiều phẩm chất tốt đẹp đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh
cách mạng và truyền thống hiếu học. LLVT Vĩnh Phúc vì thế mà cũng sớm
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×