Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.54 KB, 14 trang )

1 2

bộ giáo dục và đào tạo

Bộ t pháp

trờng đại học luật hà nội




nguyễn văn hơng






đấu tranh phòng, chống
tội mua bán phụ nữ ở việt nam

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 62 38 70 01




luận án tiến sĩ luật học




Hà Nội -2009





































3 4



Công trình đợc hoàn thành tại: Trờng Đại học Luật Hà Nội



Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà




Phản biện 1: PGS.TS Trn ỡnh Nhó, U Ban quc phũng
v an ninh ca Quc Hi ..

Phản biện 2: GS.TS. Vừ Khỏnh Vinh, Vin Khoa hc xó hi
Vit Nam..

Phản biện 3: PGS.TS. Phựng Th Vc, Hc Vin An Ninh Nhõn
dõn




Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp
nhà nớc, họp tại Trng i hc Lut H Ni
vào hồi8 giờ ngày 07. tháng3 năm2009









Có thể tìm hiểu luận án tại Th viên Quốc gia Hà nội, Th
viện Trờng Đại học Luật Hà Nội

1 2

Mở ĐầU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam trong những năm
gần đây cho thấy: Tội mua bán phụ nữ (MBPN) đã và đang diễn ra rất
nghiêm trọng. Theo các số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối
cao, trong 10 năm (1998-2007) trên cả nớc đã có 1.095 vụ, 1.904 bị
cáo bị xét xử về tội MBPN. Thực hiện việc tổng điều tra, rà soát (trên cả
nớc) từ năm 1998 đến năm 2006, Công an các địa phơng đã phát hiện,
lập danh sách 5.746 phụ nữ, trẻ em bị bán ra nớc ngoài, 7.940 phụ nữ,
trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phơng nghi đã bị bán; trong số các

nạn nhân bị bán và nghi đã bị bán, phụ nữ chiếm khoảng 95%.
Tội MBPN không những xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự, cuộc sống gia đình của ngời phụ nữ (nạn nhân của tội phạm) mà
còn xâm phạm chính sách, pháp luật về bảo vệ phụ nữ; xâm phạm nghiêm
trọng quyền bình đẳng của phụ nữ (thành quả xã hội mà Nhà nớc đã cố
gắng xây dựng, cả xã hội nỗ lực thực hiện trong nhiều năm qua).
Những năm gần đây, Nhà nớc Việt Nam đã có nhiều biện pháp
mạnh; các bộ, ngành, chính quyền địa phơng đã tích cực phòng ngừa
và kiên quyết đấu tranh chống tội MBPN nhng tội phạm này cha giảm
mà còn có xu hớng tăng và diễn biến ngày càng phức tạp (năm 2005 cả
nớc có 65vụ/112 bị cáo phạm tội MBPN bị xét xử; năm 2006 con số
này là 121vụ/ 237 bị cáo, còn năm 2007 có 139 vụ với 264 bị cáo bị các
toà án xét xử về tội MBPN. Năm 2005 có 23/64 tỉnh, thành phố nhng
năm 2006 đã có 31/64 tỉnh, thành phố có tội MBPN bị xét xử). Điều đó
đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu tội MBPN một cách toàn diện, đặt tội
MBPN trong tổng thể tội phạm nói chung, trong mối quan hệ tác động
qua lại chặt chẽ với các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nớc, để từ
đó đi sâu phân tích các đặc điểm tình hình tội phạm (THTP), phân tích
rõ các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN và đa ra đợc các biện
pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.
Đó cũng là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: "Đấu tranh phòng,
chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho
Luận án tiến sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội MBPN ở Việt Nam từ trớc đến nay cha đợc các nhà khoa
học, các cán bộ nghiên cứu quan tâm nghiên cứu đúng mức. Cho đến
nay mới chỉ có một số (không nhiều) các công trình nghiên cứu về tội
MBPN hoặc có liên quan đến tội MBPN (tội MBPN là một bộ phận của
đối tợng nghiên cứu) đợc công bố. Các công trình này bao gồm:
- Đề tài khoa học cấp Bộ:

Đề tài: "Tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp phòng ngừa" do Thợng tá Đặng Xuân Khang, Phó
chánh Văn phòng INTERPOL Việt Nam làm chủ nhiệm, hoàn thành
vào năm 2005 (Đề tài này sau đó đợc Viện chiến lợc và Khoa học
Công an xuất bản thành sách (lu hành nội bộ) có tên là: Tội mua bán
phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb
Công an nhân dân, năm 2007).
Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy: Nhóm nghiên cứu đã
phân tích đợc khái quát tình hình buôn bán ngời trên thế giới trong mấy
năm trở lại đây; phân tích khái quát tình hình mua bán phụ nữ và mua
bán trẻ em qua biên giới Việt Nam trong 5 năm (1998-2003); phân tích
kết quả đấu tranh chống tội MBPN và tội mua bán trẻ em mà (cụ thể là việc
bắt giữ, khởi tố, điều tra các tội MBPN, mua bán trẻ em) của ngành Công
an từ năm 1998 đến 2003; phân tích khái quát một số đặc điểm nguyên
nhân, điều kiện của tội mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em trong 5 năm
(1998-2003) và nêu ra một số biện pháp phòng ngừa các tội phạm này.
3 4

Đây là đề tài có đối tợng nghiên cứu là tội MBPN, nhng tội
MBPN đợc đề cập với tính cách là một bộ phận của đối tợng nghiên
cứu (đối tợng nghiên cứu của đề tài là cả hai loại tội MBPN và mua
bán trẻ em). Mặt khác, đề tài có giới hạn nghiên cứu là MBPN qua biên
giới, thời gian khảo sát, thu thập số liệu ngắn (trong 5 năm, từ 1998 đến
2003); kết quả đấu tranh chỉ dựa trên số liệu khởi tố, điều tra của ngành
công an. Vì vậy, các phân tích về THTP, các nguyên nhân, điều kiện và
các biện pháp phòng ngừa tội MBPN đợc đa ra nhng còn chung
chung và chỉ mang tính khái quát.
- Luận văn thạc sĩ
+ Luận văn thạc sĩ với đề tài: Đấu tranh phòng chống tội mua bán
phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp,

của tác giả Trần Văn Thạch (bảo vệ tại Trờng Đại học Luật Hà Nội,
năm 2002);
+ Luận văn thạc sĩ với đề tài: Đấu tranh phòng, chống tội phạm
buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Quyết Thắng
(bảo vệ tại Trờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2006);
Trong cả hai công trình nghiên cứu này, tội MBPN đợc đề cập với
t cách là một phần của đối tợng nghiên cứu. đối tợng và phạm vi
nghiên cứu rộng, hơn nữa, các công trình nghiên cứu này có tầm nghiên
cứu là luận văn thạc sĩ nên các phân tích, nhận định, đánh giá của các
tác giả còn ở mức rất khái quát.
- Các công trình nghiên cứu về tội MBPN dới dạng báo cáo
tham luận tại Hội thảo khoa học và các bài viết đăng trên các tạp chí
Buôn bán phụ nữ và mại dâm trẻ em ở Việt Nam, thực trạng và
giải pháp" của TS. Lê Thị Quý (tham luận Hội thảo quốc gia "Đại biểu
dân cử về chính sách xóa bỏ bạo lực với phụ nữ", năm 2002); một số
công trình nghiên cứu dới dạng bài viết đã đăng tải trên các tạp chí
nh: "Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em trong giai
đoạn hiện nay" của TS. Trơng Quang Vinh (Tạp chí Luật học, số 3,
năm 2004); "Cần từng bớc hoàn thiện pháp luật về công tác phòng,
chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em" của tác giả Lơng Thanh
Hải (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, tháng 4/2006). Các công trình
nghiên cứu này hoặc chỉ mới phân tích rất khái quát một số đặc điểm
tình hình, nguyên nhân và nêu ra các biện pháp phòng ngừa tội MBPN
(một cách chung chung mà không dựa trên sự phân tích cụ thể về THTP,
nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN); hoặc chỉ phân tích một số khía
cạnh liên quan đến tội MNPN mà cha có sự phân tích, đánh giá một
cách tổng thể tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số tài liệu dới dạng "Sổ tay" nh: "Sổ tay
hớng dẫn điều tra vụ án buôn bán ngời" của Tổng cục Cảnh sát phối
hợp với Học viện Cảnh sát, Cục Trinh sát Bộ đội Biên phòng (năm

2007); "Sổ tay một số kỹ năng truy tố, xét xử các tội phạm buôn bán
ngời" của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Tòa án nhân
dân tối cao (năm 2007). Đây là các tài liệu có tính chất ghi chép nhũng
kinh nghiệm, kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm buôn bán ngời
trong đó có tội mua bán phụ nữ.
3. Mục đích nghiên cứu luận án
Luận án có mục đích là: Phân tích tình hình tội phạm của tội
MBPN; phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN; đa ra hệ
thống các biện pháp phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam, góp phần nâng
cao hiệu quả phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay
và những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần
hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội MBPN nói
riêng, góp phần thực hiện mục tiêu (của Nhà nớc) là làm giảm, tiến tới
loại trừ tội MBPN ở Việt Nam.
5 6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn
đề sau:
- Phân tích tình hình tội phạm của tội MBPN ở Việt Nam. Cụ thể
là: phân tích rõ mức độ, tính chất, động thái của tội MBPN ở Việt Nam
trong 10 năm gần đây (từ 1998 đến 2007);
- Phân tích các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN và
cơ chế tác động của các yếu tố nguyên nhân, điều kiện trong việc làm
phát sinh tội MBPN ở Việt Nam trong 10 năm gần đây (từ 1998- 2007);
- Đa ra những dự báo (về mức độ, tính chất, xu hớng vận động)
của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm tới;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội MBPN để phòng ngừa có
hiệu quả tội MBPN ở Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án đợc triển khai nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các
vấn đề liên quan đến tội MBPN dới góc độ tội phạm học.
6. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án đợc thực hiện dựa trên phơng pháp luận khoa học của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phơng pháp đợc sử dụng để nghiên cứu luận án bao gồm:
Phơng pháp thống kê, phơng pháp phân tích, phơng pháp tổng hợp,
phơng pháp so sánh, phơng pháp mô tả bằng các biểu đồ.
7. Những điểm mới và ý nghĩa của luận án
- Đây là công trình nghiên cứu ở cấp luận án tiến sĩ về một loại tội
có tính nguy hiểm cao mà Nhà nớc, các cơ quan, tổ chức cũng nh
toàn xã hội đang nỗ lực ngăn chặn và phòng ngừa. Đó là tội MBPN ở Việt
Nam. Luận án đã tập trung phân tích THTP của tội MBPN ở Việt Nam.
Các đặc điểm của THTP của tội MBPN đợc phân tích rõ, đợc xem xét
trong khoảng thời gian dài (10 năm), đợc đánh giá một cách toàn diện
trong mối tơng quan với các điều kiện kinh tế xã hội luôn vận động,
biến đổi và rút ra những kết luận mang tính khách quan, khoa học.
- Các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN cũng nh cơ chế tác
động của các yếu tố nguyên nhân, điều kiện trong việc làm phát sinh
hành vi phạm tội MBPN ở Việt Nam đợc phân tích toàn diện, có hệ
thống, đợc lý giải cặn kẽ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu đa ra những
dự báo cũng nh đa ra các biện pháp phòng ngừa tội MBPN.
- Luận án đã đa ra đợc các biện pháp phòng ngừa tội MBPN có
tính khoa học, khả thi dựa trên cơ sở phân tích rõ ràng, đầy đủ, khách
quan các đặc điểm THTP, các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN ở
Việt Nam.
ý nghĩa của luận án thể hiện ở chỗ: Các kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ góp phần hoàn thiện các biện pháp phòng, chống tội phạm
nói chung, tội MBPN nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả
nghiên cứu của luận án có thể đợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

các cơ quan nh Công an, Toà án trong việc điều tra, xử lý tội phạm;
làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng các
kế hoạch, các biện pháp phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là tội MBPN ở
Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể đợc
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, làm
tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên,
học viên luật hiện nay.
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 3 chơng, 9 mục.

7 8

Chơng 1
TìNH HìNH TộI PHạM
CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT NAM

1.1. NHậN THứC CHUNG
Tình hình tội phạm (THTP) là một khái niệm cơ bản của tội phạm
học; là một trong ba nội dung nghiên cứu của tội phạm học. Trong các
công trình nghiên cứu tội phạm học, có nhiều tác giả của các công trình
nghiên cứu đã đa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau về THTP.
Vì vậy để có cơ sở thống nhất cho việc tiếp cận nghiên cứu THTP của
tội MBPN, tác giả của luận án đã phân tích một số quan điểm nghiên
cứu khác nhau, từ đó lựa chọn quan điểm tiếp cận nghiên cứu và định
nghĩa khoa học về THTP làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận nghiên cứu
THTP của tội MBPN ở Việt Nam. Theo đó, tác giả luận án xác định:
Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đ xảy ra trong đơn vị
không gian và đơn vị thời gian nhất định.

Tình hình tội phạm là một (loại) hiện tợng xã hội, vì vậy, nó luôn
luôn có những đặc điểm phản ánh các biểu hiện và bản chất của THTP.
Bản chất của THTP đợc biểu hiện thông qua các đặc điểm (có tính
chất) định lợng và định tính của THTP. Các đặc điểm đó trong tội
phạm học đợc gọi là: mức độ, cơ cấu, tính chất và động thái của tội
phạm. Vì vậy, khi nghiên cứu THTP của tội MBPN, luận án đã tập trung
phân tích rõ các đặc điểm tội phạm học của tội này là mức độ, cơ cấu,
tính chất (trong trạng thái tĩnh) và sự vận động biến đổi của tội MBPN
(trạng thái động) để làm rõ các đặc điểm về lợng, đặc điểm về chất và
xu hớng vận động của tội MBPN ở Việt Nam.
1.2. THựC TRạNG CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT
NAM
1.2.1. Mức độ của tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam
Mức độ của tội phạm đợc phản ánh qua các tổng của các tội
phạm đ xảy ra cùng với tổng của những ngời phạm những tội đó trong
đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định. Bằng các bảng thống kê,
các biểu đồ, tác giả phân tích rõ các đặc điểm về tỉ lệ của tội MBPN so
với tội phạm nói chung và các tội xâm phạm nhân thân; phân tích hệ số
tội phạm của tội MBPN trên toàn quốc và một số địa phơng qua đó làm
rõ mức độ của tội MBPN ở Việt Nam trong 10 năm gần đây.
Mức độ nghiêm nghiêm trọng của tội MBPN còn đợc thể hiện
thông qua việc tội MBPN ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn quốc; hệ
số tội phạm của tội MBPN có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phơng,
đặc biệt là địa bàn trọng điểm có tội MBPN tại các địa phơng đại diện
cho cả ba miền: Bắc, Trung, Nam; các tỉnh đồng bằng cũng nh miền núi.
Trong những năm gần đây, tội MBPN ở Việt Nam đã diễn ra với mức độ
rất nghiêm trọng. Tội MBPN chiếm tỉ lệ khá cao cả về số vụ và số bị cáo
so với tội phạm nói chung, các tội xâm phạm nhân thân. Việc phân tích
mức độ, hệ số của tội MBPN; các số liệu thống kê, các bảng, biểu đồ
(minh hoạ); kết hợp phân tích mức độ, hệ số của tội MBPN trên cả nớc

với một số địa phơng, địa bàn trọng điểm về tội này đã cho chúng ta
thấy đợc vừa khái quát, vừa cụ thể mức độ nghiêm trọng (THTP về
lợng) của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
1.2.2. Cơ cấu của tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam
Cơ cấu của tội phạm là đặc điểm phản ánh mối quan hệ giữa các yếu
tố bên trong, kết cấu bên trong của tội phạm. Cơ cấu và tính chất của tội
phạm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu của tội phạm là yếu tố
phản ánh tính chất của tội phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức
nhất định có thể rút ra những nhận xét về tính chất của tội phạm.
9 10

Nghiên cứu THTP của tội MBPN, tác giả luận án đã tập trung phân
tích các đặc điểm phản ánh mối quan hệ của các yếu tố bên trong, kết
cấu bên trong của tội MBPN qua đó góp phần làm rõ bản chất nguy
hiểm của tội MBPN ở Việt Nam. Các đặc điểm về cơ cấu của tội MBPN
đợc phân tích sâu, có minh hoạ bằng các số liệu thống kê, các bảng
thống kê và các biểu đồ bao gồm:
- Cơ cấu của tội mua bán phụ nữ theo quy mô của tội phạm và số
lần thực hiện tội phạm;
- Cơ cấu của tội mua bán phụ nữ theo thủ đoạn thực hiện tội phạm;
- Cơ cấu của tội mua bán phụ nữ theo đơn vị không gian xảy ra tội
phạm;
- Cơ cấu của tội mua bán phụ nữ theo loại tội và hình phạt đợc áp
dụng đối với ngời phạm tội.
1.2.3. Tính chất của tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam
Tính chất của tội phạm là đặc điểm định tính của THTP. Tính chất
của tội phạm (về thực chất) là kết quả đánh giá giữa mức độ và cơ cấu
của tội phạm; là các kết luận đợc rút ra từ việc phân tích mức độ và cơ
cấu của tội phạm. Việc phân tích mức độ và cơ cấu của tội MBPN ở Việt
Nam trong 10 năm qua cho thấy: Tội MBPN ở Việt Nam trong những

năm gần đây diễn ra rất nghiêm trọng. Tội MBPN luôn chiếm tỉ lệ khá
cao cả về số vụ và số bị cáo trong tổng số tội phạm đã xảy ra. Trong
những năm gần đây, có hàng nghìn phụ nữ Việt Nam bị đa bán ra nớc
ngoài; tội MBPN có quy mô lớn xảy ra ngày càng nhiều; ngời phạm tội
thờng dùng thủ đoạn lừa dối đối với các phụ nữ trẻ ở nông thôn, miền
núi có trình độ học vấn thấp, không có việc làm, thiếu việc làm, hoàn
cảnh khó khăn để đa họ ra nớc ngoài bán. Trong 10 năm gần đây,
gần 2.000 ngời phạm tội MBPN bị xét xử và bị áp dụng các hình phạt
rất nghiêm khắc, nhng tội MBPN ở Việt Nam vẫn diễn ra rất nghiêm
trọng và ngày càng lan rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trên cả nớc.
Việc phân tích mức độ, cơ cấu của tội MBPN đã cho chúng ta thấy
đợc một phần tính chất nguy hiểm của tội phạm này, nhng để làm rõ hơn
tính nguy hiểm của tội MBPN, tác giả của luận án còn phân tích cụ thể các
yếu tố (thuộc về cơ cấu của tội MBPN) nhng là yếu tố phản ánh tập trung
nhất tính chất nguy hiểm của tội MBPN ở Việt Nam. Các yếu tố đó là:
- Hình thức thực hiện tội phạm
Tội MBPN đợc thực hiện dới hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ
cao hơn so với các loại tội khác. Đặc điểm này vừa thể hiện hình thức
của hành vi phạm tội, vừa thể hiện tính chất nguy hiểm cao của tội
MBPN ở Việt Nam.
- Nhân thân ngời phạm tội
Các đặc điểm nhân thân của ngời phạm tội MBPN nh: tái phạm,
tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần là các đặc điểm thể hiện rõ
tính chất nguy hiểm của tội MBPN, cho chúng phép chúng ta nhận thức
đầy đủ, toàn diện hơn về cơ cấu của tội MBPN, tạo tiền đề cho việc
nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện và xác định các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả đối với tội MBPN ở Việt Nam.
- Động cơ và mục đích phạm tội
Đối với tội MBPN, động cơ và mục đích phạm tội không chỉ phản
ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội mà nó còn phản ánh nguyên nhân

chủ quan khiến ngời phạm tội thực hiện tội MBPN. Vì vậy, việc nghiên
cứu động cơ và mục đích phạm tội của ngời phạm tội MBPN có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, điều kiện và xác
định các biện pháp phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam.
- Một số đặc điểm của nạn nhân của tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam
Nạn nhân của tội MBPN chính là phụ nữ (ngời thuộc giới nữ từ đủ
16 tuổi trở lên) bị mua bán. Tuy nhiên, những phụ nữ thờng bị mua bán
là những phụ nữ trẻ, có trình độ học vấn thấp, sinh sống ở các vùng
11 12

nông thôn, miền núi, thiếu việc làm, hoàn cảnh kinh tế khó khăn Các
đặc điểm của nạn nhân của tội MBPN có quan hệ chặt chẽ với các phơng
thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm của ngời phạm tội. Việc phân tích rõ
các đặc điểm của nạn nhân của tội MBPN cho phép chúng ta đánh giá đầy
đủ hơn về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội MBPN, tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân, điều kiện và xác định các biện pháp
phòng ngừa có hiệu quả đối với tội MBPN ở Việt Nam.
1.3. ĐộNG THáI CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT NAM
Động thái của tội MBPN là xu hớng vận động của tội MBPN trong
một khoảng thời gian xác định. Nghiên cứu động thái của tội MBPN,
luận án đã có sự phân tích, đánh giá cụ thể diễn biến và xu hớng vận
động của tội MBPN ở Việt Nam trong 10 năm gần đây (1998 2007).
Kết quả phân tích các số liệu, tài liệu cho thấy: tội MBPN ở Việt Nam
trong 10 năm gần đây có diễn biến rất phức tạp, có xu hớng tăng và lan
rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nớc. Điều này vừa phản ánh
mức độ và tính chất nguy hiểm của tội MBPN, vừa phản ánh sự khó khăn,
phức tạp trong việc đấu tranh chống tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.
Tội MBPN có quy mô lớn, ngời phạm tội sử dụng các thủ đoạn
xảo quyệt, nguy hiểm để thực hiện tội phạm ngày càng nhiều. Ngời
phạm tội không chỉ câu kết với những ngời phạm tội ở trong nớc mà

còn câu kết với ngời ngời phạm tội ở nớc ngoài hình thành các
đờng dây phạm tội, các băng nhóm, các tổ chức phạm tội xuyên quốc
gia. Diễn biến phức tạp của tội MBPN làm cho việc phòng, chống tội
MBPN ở Việt Nam ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.
1.4. PHầN ẩN CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT NAM
"Phần ẩn của tình hình tội phạm là tổng thể các hành vi phạm tội
(cùng các chủ thể của các hành vi đó) đ xảy ra trong thực tế, song
không đợc phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình
sự hoặc không có trong thống kê tội phạm".
Các số liệu thống kê (đợc nêu và phân tích trong luận án) đã cho
chúng ta thấy đợc khái quát THTP của tội MBPN nhng các số liệu đó
mới chỉ phản ánh một phần THTP của tội MBPN ở Việt Nam trong
những năm gần đây. Giống nh các tội phạm nói chung, tội MBPN có
một số lợng đáng kể các vụ phạm tội và ngời phạm tội còn "ẩn" mà
cha bị phát hiện xử lý theo pháp luật. Việc nghiên cứu phần ẩn của tội
MBPN, phân tích rõ mức độ ẩn, nguyên nhân ẩn của tội MBPN sẽ cho
phép chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về bức tranh toàn cảnh về tội
MBPN ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả luận án đã tập trung phân tích các
đặc điểm tội phạm ẩn của tội MBPN, đồng thời xác định các chủ thể
chịu trách nhiệm trong việc khắc phục tình trạng ẩn của tội MBPN ở
Việt Nam hiện nay.

Chơng 2
NGUYÊN NHÂN, ĐIềU KIệN
CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT NAM

2.1. NHậN THứC CHUNG
Tội phạm là một hiện tợng xã hội nhng tội phạm lại là hành vi
của con ngời. Hành vi đó "đồng thời chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
khác nhau trong đó có những yếu tố về môi trờng x hội và cũng có

những yếu tố liên quan tới chính bản thân ngời phạm tội". Vì vậy, việc
nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN cần phải phân tích rõ
mối quan hệ giữa yếu tố bên trong ngời phạm tội (yếu tố tiêu cực thuộc
bản thân ngời phạm tội) và yếu tố bên ngoài (môi trờng, hoàn cảnh)
đã tác động đến ngời phạm tội, phân tích rõ cơ chế tác động của các
yếu tố này trong việc làm phát sinh hành vi phạm tội MBPN, tạo cơ sở
cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam.
13 14

Theo cách hiểu thông thờng, nguyên nhân của tội phạm là "yếu
tố" làm phát sinh tội phạm; còn điều kiện của tội phạm là yếu tố không
làm phát sinh tội phạm, không tham gia vào quá trình tác động qua lại
làm phát sinh ý định thực hiện hành vi bị coi là tội phạm nhng lại tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ý định đ hình thành đó. Tuy
nhiên, trong tội phạm học hiện nay đang còn tồn tại các quan điểm khác
nhau về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Vì vậy, trong mục này,
tác giả luận án đã nêu và phân tích một số quan điểm khác nhau về
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để khẳng định quan điểm là cơ sở
lý luận (xuất phát điểm) cho việc triển khai nghiên cứu nguyên nhân,
điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam.
2.2. NHữNG NGUYÊN NHÂN, ĐIềU KIệN Có TíNH CHấT
CHUNG CHO NHIềU TộI
2.2.1. Sự tác động của những yếu tố tiêu cực phát sinh từ quá
trình phát triển kinh tế- xã hội
Các yếu tố tiêu cực phát sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội
có ảnh hởng trực tiếp đến THTP nói chung, THTP của tội MBPN ở
Việt Nam nói riêng.
Trong mục này, tác giả luận án đã phân tích rõ (có minh chứng cụ
thể) về sự tác động, cũng nh cơ chế tác động của các yếu tố tiêu cực phát
sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong việc làm phát sinh hành

vi phạm tội, đặc biệt là tội MBPN ở Việt Nam. Các yếu tố tiêu cực phát
sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nh tình trạng đói nghèo,
không có việc làm, thiếu việc làm, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn của
một bộ phận dân c trong xã hội chính là yếu tố thúc đẩy hoặc tạo điều
kiện cho ngời phạm tội thực hiện tội MBPN (trong nhiều trờng hợp).
2.2.2 Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến những yếu kém,
hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo
Những yếu kém của hoạt động giáo dục đào tạo có ảnh hởng (xấu)
nhất định đến THTP nói chung, THTP của tội MBPN ở Việt Nam nói riêng.
Tác giả luận án đã phân tích rõ (minh chứng cụ thể) về sự tác động,
cũng nh cơ chế tác động của những yếu kém, hạn chế của hoạt động
giáo dục, đào tạo trong việc làm phát sinh những hành vi phạm tội, đặc
biệt là tội MBPN ở Việt Nam. Sự tác động của những (yếu tố) yếu kém,
hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo Việt Nam nh việc phổ cập
giáo dục còn ở bậc học thấp, chất lợng giáo dục đào tạo còn thấp, cha
coi trọng đúng mức việc đào tạo nghề là một trong những nguyên
nhân, điều kiện (thậm chí là nguyên nhân của những nguyên nhân) của
tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3. NHữNG NGUYÊN NHÂN, ĐIềU KIệN Có TíNH CHấT
ĐặC THù CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ
2.3.1. Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến những hạn chế của
hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội mua bán
phụ nữ
Trong mục này, tác giả luận án đã phân tích rõ và minh chứng cụ thể
về sự tác động, cũng nh cơ chế tác động của những yếu kém, hạn chế
của hoạt động tuyên truyền pháp luật, nhất là tuyên truyền trong cộng
đồng về phòng, chống tội MBPN cũng là yếu tố góp phần vào nguyên
nhân, điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội MBPN
đợc triển khai còn chậm, cha sâu rộng; công cụ tuyên truyền cùng với

đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên còn thiếu và yếu làm cho tinh thần
cảnh giác, ý thức phòng, chống tội MBPN trong cộng đồng cha cao. Đó
chính là yếu tố thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho ngời phạm tội thực hiện
tội MBPN; làm cho một số ngời "vô tình" trở thành ngời phạm tội
hoặc trở thành nạn nhân của tội MBPN, làm cho ngời dân không nhận
biết đợc tội phạm nên không ngăn chặn hay tố giác tội MBPN.
15 16

2.3.2. Nguyên nhân, điều kiện thuộc những yếu kém, hạn chế
của các hoạt động quản lý có liên quan
Trong mục này, tác giả luận án đã phân tích rõ sự tác động, cũng
nh cơ chế tác động của những yếu kém hạn chế trong hoạt động quản
lý thuộc một số lĩnh vực đã làm phát sinh hành vi phạm tội MBPN hoặc
tạo điều kiện cho ngời phạm tội thực hiện tội MBPN. Luận án đã chỉ rõ
những yếu kém, hạn chế của hoạt động quản lý xã hội về an ninh trật tự,
quản lý dân c; quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động,
kết hôn với ngời nớc ngoài; quản lý ngời phạm tội sau khi chấp hành
xong hình phạt cũng là các yếu tố góp phần vào nguyên nhân, điều kiện
của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3.3. Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến các nạn nhân của
tội mua bán phụ nữ
Tác giả đã phân tích, chỉ rõ những đặc điểm hạn chế, xử sự mất
cảnh giác của ngời phụ nữ (nạn nhân của tội phạm) cũng là yếu tố kích
thích, thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho ngời phạm tội thực hiện tội
MBPN. Những đặc điểm hạn chế, xử sự mất cảnh giác của các nạn nhân
của tội MBPN cũng là những yếu tố góp phần tạo thành nguyên nhân,
điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3.4. Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến những hạn chế của
hoạt động đấu tranh chống tội mua bán phụ nữ
Tác giả luận án đã phân tích, chỉ rõ sự tác động, cơ chế tác động

của những yếu kém, hạn chế trong hoạt động đấu tranh chống tội MBPN
cũng là yếu tố thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho ngời phạm tội thực hiện
tội MBPN. Việc phát hiện, xử lý tội MBPN còn chậm, còn hạn chế; các
quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội
MBPN còn có những bất cập; việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh
chống tội MBPN của Việt Nam còn chậm và cha sâu rộng đã trở thành
yếu tố kích thích, thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội hoặc tạo điều
kiện cho ngời phạm tội thực hiện tội MBPN (trong nhiều trờng hợp).

Chơng 3
Dự BáO TìNH HìNH TộI PHạM Và CáC BIệN PHáP
PHòNG, CHốNG TộI MUA BáN PHụ Nữ ở VIệT NAM

3.1. Dự BáO TìNH HìNH TộI PHạM CủA TộI MUA BáN PHụ Nữ
ở VIệT NAM
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cụ thể các đặc điểm THTP của tội
MBPN, phân tích rõ các nguyên nhân, điều kiện cũng nh cơ chế tác
động của các yếu tối nguyên nhân, điều kiện trong việc làm phát sinh
hành vi phạm tội MBPN ở Việt Nam, tác giả luận án đã đa ra những dự
báo về mức độ, cơ cấu, tính chất và xu hớng vận động của tội MBPN ở
Việt Nam trong những năm tới làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp
phòng, chống tội MBPN ở Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo.
3.2. CáC BIệN PHáP PHòNG, CHốNG TộI MUA BáN PHụ Nữ
ở VIệT NAM
3.2.1. Nhận thức chung
Phòng ngừa tội phạm là đối tợng nghiên cứu thứ ba và cũng là
mục đích nghiên cứu chính của tội phạm học. Việc nghiên cứu và đa ra
đợc các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với tội MBPN ở Việt
Nam hiện nay là rất cần thiết và đó mới là điều thật sự có ý nghĩa khi
nghiên cứu về toàn bộ tội phạm này. Tuy nhiên, hiện nay các tác giả

nghiên cứu về tội phạm học còn có những quan điểm khác nhau về nội
dung, phạm vi khái niệm phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa tội phạm có
thể đợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: bao gồm tất cả các hoạt động
phòng và chống tội phạm" hoặc chỉ là "ngăn ngừa tội phạm xảy ra" Vì
17 18

vậy, tác giả luận án đã nêu ra và phân tích một số quan điểm khác nhau về
các biện pháp phòng ngừa tội phạm để khẳng định quan điểm là cơ sở lý
luận (xuất phát điểm) mà luận án dựa vào đó để phân tích và đề xuất các
biện pháp phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam.
3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa có tính chất chung cho nhiều tội
3.2.2.1. Các biện pháp phát triển kinh tế - x hội và hạn chế sự tác động
của các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - x hội
Việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ góp phần giải quyết tình trạng đói
nghèo, thiếu việc làm, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn qua đó góp
phần làm giảm tội MBPN phát sinh do nguyên nhân đói nghèo, thiếu
việc làm, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn (của ngời phạm tội cũng nh
của các nạn nhân của tội MBPN).
Tác giả luận án còn phân tích rõ các yêu cầu đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội để việc phát triển kinh tế xã hội phát huy đợc tác dụng
phòng ngừa tội phạm nói chung, tội MBPN nói riêng. Các yêu cầu đó là:
- Phát triển kinh tế phải kết hợp với khai thác tốt các tiềm năng sẵn
có của địa phơng về đất đai, mặt nớc, khí hậu,lao động;
- Phát triển kinh tế - xã hội có tính đến yếu tố vùng, miền để thu
hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập của ngời lao động ở các
vùng, miền khác nhau;
- Tăng đầu t hạ tầng cơ sở cho khu vực nông thôn, miền núi;
- Nhà nớc cần có chính sách u đãi hơn đối với ngời dân nông
thôn, miền núi trong việc vay vốn, thu mua sản phẩm để duy trì sản
xuất, ổn định cuộc sống của ngời dân nông thôn, miền núi;

- Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp giải quyết tốt các yếu tố
tiêu cực phát sinh từ quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá;
- Nhà nớc cần có chính sách cụ thể giải quyết các vấn đề xã hội
sinh do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
3.2.2.2. Các biện pháp phát triển giáo dục, đào tạo và khắc phục
những yếu kém, hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo
Những yếu kém, hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo là một
trong những nguyên nhân sâu xa của tội MBPN ở Việt Nam. Vì vậy,
việc phát triển giáo dục, đào tạo, khắc phục những yếu kém, hạn chế của
hoạt động giáo dục đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội
MBPN. Tác giả đã phân tích rõ vai trò, cơ chế tác động và tác dụng của
việc phát triển giáo dục, đào tạo đối với việc phòng ngừa tội MBPN,
đồng thời đừa ra các biện pháp thúc đẩy việc phát triển giáo dục, đào tạo
qua đó phát huy tác dụng phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam. Cụ thể là:
- Phải tăng mức độ và đẩy nhanh việc phổ cập giáo dục lên cấp học
trung học cơ sở;
- Nâng cao chất lợng giáo dục ngay từ bậc tiểu học;
- Chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật - giáo dục công dân ngay từ
bậc tiểu học;
- Đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho ngời lao động;
- Thực hiện tốt chính sách "u tiên đầu t phát triển giáo dục và
đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số";
- Tăng đầu t cho giáo dục, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ và
sự đóng góp của xã hội
3.2.3. Các biện pháp phòng ngừa riêng đối với tội mua bán phụ nữ
3.2.3.1. Các biện pháp liên quan đến hoạt động tuyên truyền
trong cộng đồng về phòng, chống tội mua bán phụ nữ
Tác giả đã phân tích rõ vai trò, cơ chế tác động và tác dụng của hoạt
động tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội MBPN ở Việt
Nam. Tác giả cũng phân tích các biện pháp với các yêu cầu cụ thể, cách

thức thực hiện, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc thực
19 20

hiện hoạt động tuyên truyền để qua đó phát huy tác dụng của hoạt động
này trong việc phòng, chống tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.
3.2.3.2. Các biện pháp thuộc về hoạt động quản lý nhà nớc có
liên quan
Tác giả đã phân tích rõ vai trò, cơ chế tác động và tác dụng của việc
tăng cờng hoạt động quản lý nhà nớc đối với trên một số lĩnh vực đối với
việc phòng ngừa tội MBPN ở Việt nam. Tác giả đã phân tích rõ yêu cầu đối
với mỗi biện pháp cụ thể để hoạt động quản lý có thể phát huy tác dụng,
góp phần phòng ngừa tội MBPN; hạn chế hoặc loại bỏ các cơ hội, điều
kiện thuận lợi (cho tội phạm), làm cho tội MBPN không xảy ra
3.2.3.3. Các biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm
Tác giả luận án đã phân tích rõ vai trò, tầm quan trọng, cơ chế tác
động, tác dụng của các biện pháp cụ thể đối với nạn nhân trong việc
phòng, chống tội MBPN ở Việt nam. Các biện pháp cụ thể đợc đa ra là:
- Đẩy mạnh tuyên truyền đối với phụ nữ các quy định của pháp luật
về quyền của phụ nữ và tội MBPN;
- Các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cấp Hội
phụ nữ cần có biện pháp cụ thể tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần cho phụ nữ.
- Chính quyền cơ sở, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội cần có
biện pháp cụ thể hỗ trợ các phụ nữ bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng.
- Các cơ quan T pháp, Hội phụ nữ, Hội luật gia có biện pháp cụ
thể để t vấn, hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ đi lao động xuất khẩu, kết
hôn với ngời nớc ngoài để tránh cho họ việc bị kẻ xấu lừa dối và trở
thành nạn nhân của tội MBPN.
3.2.3.4. Các biện pháp liên quan đến hoạt động đấu tranh chống
tội mua bán phụ nữ

Tác giả luận án đã phân tích rõ vai trò, tầm quan trọng, tác dụng
của các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống
tội MBPN qua đó góp phần phòng ngừa tội MBPN ở Việt Nam. Các
biện pháp cụ thể đợc đa ra là:
- Tích cực, chủ động phát hiện tội phạm, nhanh chóng điều tra và
xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội MBPN.
- Nhà nớc cần sớm ban hành Luật phòng, chống buôn bán ngời,
trong đó quy định cụ thể cơ chế phối hợp, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức và mọi công dân trong việc phòng, chống tội MBPN.
- Tăng cờng hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội MBPN.

KếT LUậN
1. Tội MBPN ở Việt Nam trong 10 năm gần đây đã diễn ra với mức
độ rất nghiêm trọng. Tỉ lệ của tội MBPN so với tội phạm nói chung và
các tội xâm phạm nhân thân, cũng nh hệ số tội phạm của tội MBPN so
với dân số luôn chiếm tỉ lệ khá cao (cả về số vụ phạm tội và số bị cáo).
Việc phân tích các đặc điểm về mức độ, hệ số của tội MBPN, nhất là phân
tích mức độ, hệ số của tội MBPN tại một số địa phơng là địa bàn trọng
điểm về tội phạm này càng cho chúng ta thấy rõ mức độ nghiêm trọng
(THTP về lợng) của tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây.
2. Việc phân tích các đặc điểm về cơ cấu của tội MBPN cho thấy
các đặc điểm có tính đặc thù của tội phạm này, đồng thời nó còn phản
ánh tính chất nguy hiểm của tội MBPN ở Việt Nam trong 10 năm gần đây.
Các đặc điểm của cơ cấu của tội MBPN về hình thức thực hiện tội phạm;
quy mô và thủ đoạn thực hiện của tội phạm; nhân thân ngời phạm tội;
động cơ và mục đích thực hiện tội phạm; các đặc điểm nạn nhân của tội
MBPN là những đặc điểm thể hiện rõ nét tính chất nguy hiểm (THTP về
chất) của tội MBPN ở Việt Nam. Thông qua các đặc điểm này, chúng ta
21 22


còn phần nào thấy đợc sự khó khăn, phức tạp trong việc phòng ngừa và
đấu tranh chống tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.
3. Tội MBPN ở Việt Nam là loại tội phạm có mức độ ẩn rất lớn. Tội
MBPN là loại tội mà các biểu hiện khách quan của nó có đặc điểm rất
kínnh thờng không có hiện trờng phạm tội, khi tội phạm đợc thực
hiện thì thờng chỉ có nạn nhân và ngời phạm tội biết, sau khi bị bán,
các nạn nhân thờng bị giam giữ, khống chế hoặc lu lạc ở nớc ngoài
nên không có điều kiện khai báo, tố giác tội phạm, vì vậy, tội phạm ẩn
của tội MBPN ở Việt Nam thờng chiếm tỉ lệ cao. Điều này vừa phản
ánh sự nguy hiểm, tính phức tạp của tội MBPN; vừa phản ánh sự khó
khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống tội MBPN ở Việt Nam.
4. Tội MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây có diễn biến rất
phức tạp; ngời phạm tội ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt,
nguy hiểm để thực hiện tội phạm; quy mô của tội phạm ngày càng lớn; tội
MBPN có xu hớng ngày càng lan rộng trên phạm vi cả nớc.
5. Sự tác động của các yếu tố tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội; sự tác động của các yếu tố là hậu quả của sự yếu
kém, hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo của Việt Nam trong nhiều
năm qua chính là một trong số những nguyên nhân, điều kiện của tội
MBPN ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sự tác động của những
yếu tố (yếu kém, hạn chế) trong các lĩnh vực hoạt động (nói trên) đã trở
thành yếu tố kích thích, thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho ngời phạm tội
thực hiện tội MBPN.
6. Những yếu kém, hạn chế của hoạt động phổ biến tuyên truyền
pháp luật, nhất là tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội
MBPN cũng là yếu tố góp phần tạo thành nguyên nhân, điều kiện của
tội MBPN ở Việt Nam. Những yếu kém, hạn chế trong hoạt động này
làm cho ngời dân không nhận biết đợc hành vi phạm tội nên đã không
phát hiện, ngăn chặn hay tố giác tội phạm; ngời phụ nữ do không nhận
thức đợc nguy cơ bị tội phạm tấn công nên thiếu ý thức cảnh giác

phòng ngừa tội phạm, dễ bị lừa dối và trở thành nạn nhân của tội MBPN.
7. Những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý của các cơ
quan có thẩm quyền trên một số lĩnh vực nh quản lý xã hội về an ninh,
trật tự, quản lý địa bàn dân c, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao
động, kết hôn với ngời nớc ngoài, quản lý ngời phạm tội sau khi đã
chấp hành xong hình phạt cũng là yếu tố góp phần tạo thành các nguyên
nhân, điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam. Những yếu kém, hạn chế trong
các hoạt động này tạo điều kiện cho ngời phạm tội dễ dàng thực hiện tội
MBPN. Khi hành vi phạm tội dễ dàng đợc thực hiện nhng lại không bị
phát hiện, xử lý thì điều này lại trở thành yếu tố khuyến khích, thúc đẩy
ngời phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, thực hiện nhiều lần tội MBPN.
8. Những đặc điểm hạn chế của ngời phụ nữ (nạn nhân của tội
phạm) nh trình độ học vấn thấp, không có việc làm, thiếu việc làm,
kinh tế khó khăn, tâm lý nhẹ dạ cả tin cũng là những yếu tố góp phần
vào nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN. Những đặc điểm hạn chế của
ngời phụ nữ làm cho họ dễ bị lợi dụng, lừa dối và trở thành nạn nhân
của tội MBPN, đồng thời là yếu tố khuyến khích, thúc đẩy hoặc tạo điều
kiện cho ngời phạm tội dễ dàng thực hiện tội MBPN.
9. Những yếu kém, hạn chế trong hoạt động đấu tranh chống tội
MBPN làm cho tội MBPN xảy ra nhng không bị phát hiện hoặc không
bị phát hiện, xử lý kịp, qua đó khuyến khích ngời phạm tội tiếp tục
thực hiện tội phạm, đồng thời tạo điều kiện cho ngời phạm tội có thể
thực hiện nhiều lần tội MBPN. Đó cũng chính là yếu tố góp phần tạo
thành nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam.
10. Các yếu tố đã và đang góp phần tạo thành nguyên nhân, điều
kiện của tội MBPN ở Việt Nam hiện nay là những yếu tố đợc nảy sinh
trong các hoạt động xã hội hoặc đợc tạo thành từ sự tác động qua lại
lẫn nhau của các quá trình xã hội, các điều kiện xã hội và con ngời.
23 24


Các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung, tội MBPN nói
riêng không dễ thay đổi ngay trong một thời gian ngắn nên tội MBPN ở
Việt Nam trong khoảng từ 3 năm đến 5 năm tới vẫn sẽ diễn ra với mức
độ và tính chất rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp với các phơng
thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng xảo quyệt, nguy hiểm, quy mô của
tội phạm ngày càng lớn và xu hớng ngày càng lan rộng. Vì vậy, để đạt
đợc mục tiêu là làm giảm cơ bản tội MBPN vào năm 2010 và giảm hẳn
tội MBPN vào những năm tiếp theo, chúng ta cần phải tích cực hạn chế
và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN. Cụ thể là:
- Phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế sự tác động của các yếu tố
tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát triển giáo dục, đào tạo và khắc phục những yếu kém, hạn chế
của hoạt động giáo dục, đào tạo;
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chống tội
phạm nói chung, tội MBPN nói riêng;
- Tăng cờng hoạt động quản lý nhà nớc đối với lĩnh vực quản lý
xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân c, quản lý hoạt động xuất khẩu
lao động, kết hôn với ngời nớc ngoài, quản lý ngời phạm tội sau khi
đã chấp hành xong hình phạt;
- Thực hiện các biện pháp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
phụ nữ, động viên giáo dục ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm để
giảm nguy cơ phụ nữ bị mua bán;
- Tích cực đấu tranh chống tội MBPN để qua đó góp phần phòng
ngừa tội MBPN.
11. Các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế sự tác động
của các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
phát triển giáo dục, đào tạo và khắc phục những yếu kém, hạn chế của
hoạt động giáo dục, đào tạo là những biện pháp không những có ý nghĩa
quan trọng đối với việc phòng ngừa tội MBPN mà còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc phòng ngừa tội phạm nói chung. Sự đói nghèo, kinh tế

chậm phát triển cùng với những tác động của các yếu tố tiêu cực phát sinh
từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và của hoạt động giáo dục, đào tạo
không chỉ là nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN mà còn là nguyên nhân,
điều kiện của nhiều loại tội phạm khác nhau. Vì vậy, để phòng ngừa tội
phạm nói chung, tội MBPN nói riêng có hiệu quả, chúng ta cần phải tích
cực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục, đào tạo và khắc phục
những yếu kém, hạn chế của các hoạt động này.
12. Các biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng về
phòng, chống tội MBPN; tăng cờng hoạt động quản lý nhà nớc đối
với một số lĩnh vực; phòng ngừa tội mua bán phụ nữ đối với các nạn
nhân của tội phạm; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội mua bán phụ
nữ ở Việt Nam là những biện pháp riêng, biện pháp có tính đặc thù đối
với việc phòng, chống tội MBPN ở Việt Nam. Các biện pháp này có tác
động trực tiếp đến các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội MBPN.
Vì vậy, thực hiện tốt các biện pháp này sẽ có tác dụng trực tiếp ngăn
chặn tội MBPN, làm mất đi các cơ hội, điều kiện để ngời phạm tội có
thể tiếp tục thực hiện tội phạm hay thực hiện nhiều lần tội MBPN.
Mỗi biện pháp trên đây tự nó đã có tác dụng trong việc phòng ngừa
tội MBPN. Tuy nhiên, các biện pháp này luôn có quan hệ chặt chẽ với
nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, khi thực hiện không nên quá coi trọng
hoặc xem nhẹ một biện pháp nào mà phải thực hiện đồng bộ các biện
pháp. Các biện pháp trên đây nếu đợc thực hiện tốt sẽ góp phần phòng
ngừa có hiệu quả đối với tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.

×