Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Luận văn tốt nghiệpcông tác quản trị hàng dự trữ tại công ty tnhh thiết bị phụ tùng hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.67 KB, 66 trang )

Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị hàng dự trữ trong doanh
nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng dự trữ
1.1.1.1. Hàng dự trữ và các yếu tố cấu thành
Quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là quá trình kết
hợp các yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động đÓ tạo ra
hàng hóa hay dịch vụ. ây là ba yếu tố cần thiết mà hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành nếu thiếu đi một trong ba yếu tố này.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu, bán
thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và ln thay
đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển tồn bộ một
lần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ và được bù đắp khi giá trị của sản phẩm
được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động là tài
sản lưu động.
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân
chuyển trong quá trình sản xuất – kinh doanh, bao gồm:
+ Tiền mặt.
+ Chứng khốn có tính thanh khoản cao.
+ Các khoản phải thu.
+ Hàng Dự trữ (hàng tồn kho).
Trong các bộ phận trên của TSLĐ, hàng dự trữ là một bộ phận tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản lưu động trong doanh
nghiệp, bao gồm:


Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

1.1.1.1.1. Ngun vật liệu phục vơ cho q trình sản xuất – kinh
doanh
Ngun vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng
vật hóa như sắt, thép trong doanh nghiệp chế tạo cơ khí, sợi trong dệt, da
trong lĩnh vực đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc…Đây là yếu tố
khơng thể thiếu trong hoạt động sản xuất , nó có vai trị rất lớn để q trình
này được diễn ra bình thường dù nó khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp.Theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất kinh doanh, nguyên vật liệu có thể chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: là ngun vật liệu sau q trình gia cơng chế
biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính ở
đây là đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiêp.
+ Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao tính năng, chất
lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng cho công cụ lao động được hoạt động
bình thường hoặc để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật hoặc nhu cầu quản lý.
+ Nhiên liệu: là những thứ được sử dụng để tạo ra nhiệt năng như: than
đá, củi, xăng dầu…Nhiên liệu trong doanh nghiệp thực chất là một loại vật
liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra loại riêng vì việc sản xuất và sử dụng
nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và có vai trị quan trọng tronh nền kinh tế
quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý khác với các loại vật

liệu phụ thông thường.
+ Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa,
bảo dưỡng tài sản cố định.
+ Thiết bị và vật liệu XDCB: là các loại vật liệu, thiết bị phục vụ cho
hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản.
+ Vật liệu khác: là những vật liệu đặc thù của từng doanh nghiệp hoặc
phế liệu thu hồi.
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

1.1.1.1.2. Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
Bán thành phẩm hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, là
loại hàng tồn kho dù Ýt nhiều cũng luôn luôn tồn tại trong các doanh nghiệp
sản xuất. Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc quy trình cơng
nghệ sản xuất (trừ giai đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để
tiếp tục chế biến hoặc có thể đem bán ra ngồi, hay mang đi gia cơng chế biến
thành thành phẩm.
1.1.1.1.3. Thành phẩm
Bao gồm thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. Tồn kho thành
phẩm luôn tồn tại trong doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định. Sau khi hồn
thành các cơng đoạn của q trình sản xuất thành phẩm, sản phẩm của doanh
nghiệp chưa thể tiêu thụ hết ngay đươc mà một phần thành phẩm còn nằm lại
trong kho để phục vụ cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở giai đoạn sau hoặc
chờ cơ hội tiêu thụ.

1.1.1.1.4. Hàng hóa mua về để bán
Hàng mua để bán là những loại sản phẩm mà doanh nghiệp không sản
xuất ra mà mua của doanh nghiệp khác để bán ra thị trường, bao gồm:
+ Hàng đang trong kho.
+ Hàng mua đang đi đường.
+ Hàng mua gửi đi bán.
+ Hàng mua gửi đi gia công chế biến.
1.1.1.2. Đặc điểm của hàng dự trữ
Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có các loại hàng dự trữ khác nhau:
+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đầu vào
là nguyên vật liệu, phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến để tạo ra thành phẩm
đầu ra thì hàng dự trữ bao gồm: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm.
+ Ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chuyên thực
hiện việc mua bán để thu lợi nhuận, lượng dư trữ phần lớn là hàng mua về và
hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng.
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dich vô, du lịch,
hàng dự trữ chủ yếu là dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất – kỹ thuật
phục vụ cho các hoạt động của họ.
* Hàng dự trữ có đặc điểm sau:
+ Hàng dư trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của

doanh nghiệp, bao gồm nhiều chủng loại và việc quản lý rất phức tạp.
+ Hàng dự trữ ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán vì vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp.
+ Hàng dự trữ được đánh giá thơng qua số lượng, chất lượng, tình trạng
dự trữ.
+ Hàng dự trữ được bảo quản ở nhiều nơi khác nhau, nhiều đối tượng
quản lý khác nhau, đặc điểm bảo quản khác nhau vì vậy việc quản lý ln là
cơng việc phức tạp, khă khăn hơn các loại tài sản khác.

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

1.1.2. Sự cần thiết phải Quản trị hàng dự trữ và vai trò của nó
trong doanh nghiệp
Quản lý và sử dụng các tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc
hồn thành những nhiêm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ba vấn đề cơ
bản về quản lý tài chính doanh nghiêp là: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu
vốn và quản lý tài sản lưu động, trong đó quản lý tài sản lưu động liên quan
đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn
hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, cơng tác quản lý tài sản lưu động có vai trị rất
quan trọng trong quản lý tài sản nói chung và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
hoạt động sản xuÊt kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị hàng dự trữ là một bộ phận của quản trị tài sản lưu động, có ý
nghĩa kinh tế rất quan trọng trong doanh nghiệp và cần thiết được các doanh

nghiệp chú trọng, bởi vì:
+ Hàng dự trữ của doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại, có vai trị,
cơng dụng và cách quản lý khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hàng dự trữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành
nên giá gốc khác nhau. Vì vậy, hàng dự trữ cần phải được quản lý tốt hay phải
được theo dõi thường xuyên hơp lý, tránh làm mất mát, hư hỏng và có
phương pháp dự trữ phù hợp với mỗi loại hàng dự trữ khác nhau của doanh
nghiệp.
+ Vốn về hàng dự trữ chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh nghiệp và rất
lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

Việc duy trì một lượng vốn về hàng dự trữ hợp lý sẽ mang lại cho doanh
nghiệp nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh như: Tránh được việc trả
giá cao hơn do việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong
việc chậm trễ hoặc việc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại
do không đáp ứng kịp thời các đơn đăt hàng của khách. Tuy nhiên, việc xác
định mức tồn kho hợp lý trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức khó khăn,
một mặt lượng tồn kho phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không
bị gián đoạn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bất cứ tình
huống nào; mặt khác phải xác định một mức dự trữ nhằm tối thiểu hóa chi phí
của việc tồn trữ, để tối thiểu hóa tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy,

trong quản trị hàng dự trữ, doanh nghiệp phải xác định mức độ cân bằng giữa
mức độ đầu tư cho hàng tồn kho và lợi Ých do thỏa mãn nhu cầu sản xuất và
nhu cầu người tiêu dùng với chi phí tổi thiểu nhất.
+ Quản trị hiệu quả hàng dự trữ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi
Ých:
Thứ nhất, quản trị hàng dự trữ hiệu quả là điều kiện để hoạt động sản
xuất linh hoạt, an toàn và liên tục.
Doanh nghiệp ln có một lượng dự trữ nhất định trong kho nên có thể
đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, đặc biệt là trong những thời
kỳ nhu cầu sản xuất tăng cao, sản xuất không bị gián đoạn do phải đợi nguồn
cung nguyên vật liệu. Lượng dự trữ sẵn có cịn giúp cho doanh nghiệp tránh
được những rủi ro trong việc cung nguyên vật liệu đầu vào nh: hàng kém
chất lượng, hàng đến không kịp thời gian…
Thứ hai, quản trị hàng dự trữ hiệu quả còn giúp cho doanh nghiệp đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu của doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm là đảm bảo về chất
lượng, số lượng của sản phẩm, và đúng thời điểm theo yêu cầu của khách
hàng, tạo nên lòng tin với khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững với
khách hàng, tránh được những rủi ro từ việc cung ứng hàng hóa khơng đúng
thời điểm, chất lượng và số lượng.
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

Quản trị hàng dự trữ hiệu quả cịn góp phần giảm chi phí kinh doanh.

Do hoạt động quản trị hàng dự trữ giúp cân đối nhu cầu nguyên vật liệu
tốt hơn, hàng hóa được bảo vệ tốt hơn, tránh lãng phí ở nhiều khâu do đó tiết
kiệm chi phí cho tồn doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Từ những lợi Ých mà hoạt động quản trị hàng dự trữ mang lại, các
doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức quản lý tốt lượng hàng dự trữ của mình
để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị hàng dự trữ
trong doanh nghiệp
1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính là khả năng một doanh nghiệp có thể đầu tư cho hoạt
động kinh doanh của mình, bằng nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn có thể huy
động được. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì có nhiều lợi thế
hơn là doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu, bởi vì:
+ Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh có thể đầu tư cho hệ thống
máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, từ đó giúp cho quá trình dự
trữ có nhiều thuận lợi hơn, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩm,
tránh được những rủi ro do mất mát, hỏng hóc, giảm chất lượng sản phẩm.
+ Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh có thể dự trữ lượng hàng
lớn hơn, do đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhất,thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng bất cứ khi nào khách hàng cần và nắm bắt nhanh được cơ
hội kinh doanh trên thị trường.
+ Khả năng tài chính giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động
dự trữ hàng hóa.
Như vậy, khả năng tài chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả quản trị hàng dự trữ của doanh nghiệp.
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02



Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

1.2.1.2. Hệ thống kho bãi, tồn trữ, bảo quản và phương tiện kỹ
thuật phục vụ cho dù trữ
Hệ thống kho bãi, tồn trữ, bảo quản là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp, vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả quản trị hàng dự trữ. Hệ thống kho bãi, tồn trữ bao gồm hệ thống máy
móc thiết bị, hệ thống bảo quản cho hàng dự trữ, hệ thống nhà kho, hệ thống
phương tiện vận chuyển hàng dự trữ…
Nếu doanh nghiệp có một hệ thống kho bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu
lưu trữ của doanh nghiệp thì vừa đảm bảo được số lượng, chất lượng của sản
phẩm vừa giảm được những chi phí phát sinh do việc chậm trễ trong cung cấp
sản phẩm cho khách hàng, hay sản phẩm mất, hỏng.
1.2.1.3. Đội ngũ nhân viên quản kho
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và của hoạt động quản trị hàng dự trữ nói
riêng. Đội ngũ nhân viên năng lực yếu kém, ý thức trách nhiệm thấp thì cho
dù có một hệ thống cơ sở vật chất, kho bãi hiện đại, doanh nghiệp cũng không
thể đạt được hiệu quả quản trị hàng dự trữ cao.
Những nhân viên tham gia vào hoạt động dự trữ của doanh nghiệp bao
gồm: Thủ kho, nhân viên vật tư, quản kho, bảo vệ kho…Trình độ nhân viên
kho ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động dự trữ. Trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, kinh nghiệm của nhân viên khơng cao có thể dẫn đến việc mất
mát, hỏng vỡ sản phẩm, gây nên tổn thất lín cho doanh nghiêp.
Vì vậy, trong quản trị hàng dự trữ phải chú trọng đến công tác nâng
cao chất lượng nhân viên nhà kho để đạt được hiệu quả quản lý hàng tồn kho

cao nhất.
1.2.1.4. Quan điểm của nhà quản trị
Nhà quản trị là người đưa ra các quyết định quản trị cho các hoạt động
trong doanh nghiệp trong đó bao gồm hoạt động quản trị dự trữ, vì vậy quan
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

điểm, chính sách của nhà quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này.
Việc lựa chọn mơ hình dự trữ thích hợp, lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ là
bao nhiêu, chính sách đặt hàng như thế nào… đều ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động dự trữ trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của ban
lãnh đạo là phải đưa ra quyết định quản trị dự trữ phù hợp, tối ưu nhất nhằm
giảm thiểu được chi phí tồn trữ mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng hàng dư
trữ và sẵn sàng cung ứng cho khách hàng khi cần.
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.2.1. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường là yếu tố quyết định đến
lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường của doanh nghiệp đồng thời cũng là
yếu tố quyết định đến lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả
dự báo nhu cầu thị trường về các sản phẩm, mà doanh nghiệp có kế hoạch sản
xuất và dự trữ phù hợp. Nhu cầu thị trường thay đổi theo mùa, theo xu hướng,
thị hiếu… vì vậy, nhà quản trị phải nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu trên thị
trường để lên kế hoạch dự trữ hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường ở
bất kỳ thời điểm nào.

Hoạt động quản trị dự trữ đạt hiệu quả cao là luôn đảm bảo lượng hàng
đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng sản phẩm và
đúng thời. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý là phải luôn theo dõi những biến
động của thị trường đồng thời nghiên cứu và dự báo trước được nhu cầu thay
đổi của thị trường về sản phẩm, để chủ động trong công tác dự trữ.
1.2.2.2. Sự biến động của môi trường kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và chịu sự tác động của một môi trường
nhất định. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, phát triển khơng ngừng, và
có thể mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội hay thách thức. Doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển, muốn tận dụng được những cơ hội và tránh được
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

những rủi ro, thách thức thì bản thân doanh nghiệp phải ln tiếp cận sự thay
đổi của mơi trường mà mình đang tồn tại trong nó, đồng thời doanh nghiệp
phải thay đổi để phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh của
doanh

nghiệp.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: môi trường kinh tế,

xã hội, chính trị pháp luật, cơng nghệ, tự nhiên…Mỗi mơi trường đều có tác
động khơng nhỏ đến sự tồn tại của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động chung của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động quản trị hàng dự

trữ.
Mơi trường kinh tế có sự ảnh hưởng quan trọng nhất đến mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập
của khách hàng và tốc độ tăng thu nhập của họ, lãi suất,…Sự tác động của các
nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự diễn biến
cung cầu trên thị trường, do đó cũng ảnh hưởng đến các quyết định dự trữ của
doanh nghiệp.
Các môi trường khác trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
cũng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả quản trị hàng tồn kho của
doanh nghiệp. Mơi trường chính trị pháp luật, xã hội… cũng ảnh hưởng đến
hoạt động hàng dự trữ vì ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. Do vậy,
mọi doanh nghiệp phải tìm hiểu, theo dõi sự thay đổi của môi trường kinh
doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất cũng nh hiệu quả quản trị
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Có nh vậy, doanh nghiệp mới có thể tận
dụng những cơ hội và tránh được những rủi ro, thách thức.
1.2.2.3. Áp lực từ phía nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là những người cung cấp cho doanh nghiệp và các đối
thủ canh tranh những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh như
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động, tài chính…Chất
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

lượng sản phẩm đầu vào mà nhà cung ứng cung cấp cho doanh nghiệp chi

phối rất lớn chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp và nhà cung ứng
cũng chi phối khả năng cung ứng với khách hàng của doanh nghiệp. Khi
lượng đầu vào của doanh nghiệp không đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời
gian cung ứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và hoạt động quản lý hàng dự trữ.
Nhà cung ứng có thể tạo ra áp lực cho doanh nghiệp thông qua việc tăng
giá sản phẩm cung ứng khi nhu cầu mua của các doanh nghiệp tăng cao, nhà
cung ứng cũng có thể tạo ra sù khan hiếm giả đối với thị trường đầu vào cho
các doanh nghiệp nhằm giành lợi thế bán về phía mình….Vì vậy, để đảm bảo
sự liên tục trong sản xuất kinh doanh, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải
chủ động tìm hiểu thị trường các nhà cung ứng, tìm kiếm các nhà cung ứng
tốt hơn ở những thị trường khác, dự báo được nhu cầu yếu tố đầu vào để có
quyết định chính xác nhất về lượng hàng dự trữ cho tương lai.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng dự trữ trong doanh
nghiêp
Vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị dự trữ trong doanh nghiệp ngày càng
được chú trọng trong hoạt động quản tri, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản
xuất cơng nghiệp với lượng dự trữ lớn thì vấn đề này càng được quan tâm
nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh
nghiệp.
Hiệu quả hoạt động quản trị dự trữ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
sau:
1.3.1. Thị phần của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Thị phần là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đồng thời cũng là một trong
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02



Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả quản trị hàng dự trữ. Doanh
nghiệp có thị phần cao tức là hiệu quả các hoạt động quản trị sản xuất cao,
trong đó, hiệu quả của quản trị hàng dự trữ cũng góp phần quan trọng trong sự
thành công của doanh nghiệp.
Quản trị tốt hàng dự trữ cịn thể hiện rõ ràng nhất thơng qua khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng sản phẩm và đảm
bảo đúng thời gian cung ứng. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp
nắm bắt cơ hội kinh doanh trên thị trường một cách nhanh nhất, doanh nghiệp
nào có đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường khi nhu cầu thị trường đột ngột
tăng nhanh thì doanh nghiệp đó là người chiến thắng. Khả năng đáp ứng tốt
nhất nhu cầu khách hàng cịn là yếu tố tạo nên uy tín của doanh nghiệp đối
với ngườu tiêu dùng, Vì vậy, nhiêm vụ của nhà quản trị hàng dự trữ là phải
đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng sản phẩm cho khách hàng ở bất cứ
thời điểm nào.
1.3.2. Chi phí cho hoạt động dự trữ
Chi phí dự trữ có 3 loại chính sau:
Chi phí đặt hàng: Bao gồm tồn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập
các đơn hàng, nh chi phí tìm nguồn hàng, chi phí cho q trình đặt hàng (chi
phí giao dịch, ký kết hợp đồng) và một số khoản chi phí khác.
Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính căn cứ vào khối lượng hàng hóa
mua của đơn hàng và giá mua một đơn vị hàng hóa.
Chi phí tồn trữ: Là chi phí phát sinh trong q trình thực hiện hoạt động
tồn trữ hàng hóa. Chi phí tồn trữ bao gồm: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,
chi phí hư hỏng và chi phí các chi phí thiệt hại do hàng bị lỗi thời, giảm giá,

biến chất; chi phí bảo hiểm; chi phí cơ hội về số vốn lưu giữ đàu tư vào hàng
tồn kho…

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

Ngồi ra cịn có thêm chi phí bồi thường thiệt hại do khơng cung ứng
đủ hàng cho khách hàng.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị hàng dự trữ, bắt buộc phải
xem xét đến các khoản chi phí liên quan đến tồn trữ, tổng chi phí tồn trữ càng
nhỏ thì hiệu quả quản trị dự trữ càng cao.
1.3.3. Đánh giá hiệu quả quản trị hàng dự trữ thông qua các chỉ
tiêu phán ánh tốc độ luân chuyển hàng dự trữ
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh còng nh hiệu quả quản trị hàng dự trữ trong
doanh nghiệp.
* Vòng quay hàng dự trữ:
Vòng quay hàng dự trữ =
Vòng quay hàng dự trữ càng cao thì hiệu quả quản trị dự trữ càng lớn,
doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ
vào hàng dự trữ. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp, cho thấy rằng doanh nghiệp
đang dự trữ quá lớn hàng hóa trong kho, sản phẩm đang được tiêu thụ chậm,
đang bị ứ đọng. Tức là hiệu quả quản trị hàng dự trữ thấp và có thể đặt doanh
nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính.

* Thời gian mét vịng ln chuyển hàng tồn kho:
Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho =
Tỷ số này cho biết: Để hàng dự trữ luân chuyển được một vịng thì phải
mất bao nhiêu thời gian. Tỷ số này càng thấp thì hiêu quả quản trị hàng dự trữ
càng cao và ngược lại.

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

* Hệ số đảm nhiệm hàng dự trữ:
Hệ số đảm nhiệm hàng dự trữ =
Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu
đồng hàng dự trữ.
* Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho
Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho =
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng hàng dự trữ hay tồn kho sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Con số này càng cao thì
hiệu quả quản trị hàng dự trữ càng cao và ngược lại.
1.3.4. Hiệu quả của hoạt động kiểm tốn hàng dự trữ
Chính sách dự trữ dù có hiệu quả đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu
nh hoạt động quản lý không chặt chẽ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng
dự trữ hiện có của doanh nghiệp. Vì vậy, việc ghi chép chính xác báo cáo
hàng dự trữ được xem là yêu cầu quan trọng, nghiêm ngặt bậc nhất trong hệ
thống sản xuất và dự trữ, qua đó giúp được các nhà quản lý nắm rõ được tình

hình dự trữ ở mọi thời điểm, là cơ sở cho việc ra các quyết định về việc đặt
hàng và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Kiểm toán hàng dự trữ là việc xác định hàng dự trữ có đảm bảo về số
lượng, chất lượng khơng? So sánh giữa số liệu kế toán và thực tế có phù hợp
khơng?
Tóm tắt chương 1
Dự trữ là một khâu quan trọng khơng thể thiếu trong q trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
thương mại hay doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với lượng hàng tồn trữ
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

ln chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu
quả của hoạt động quản trị hàng dự trữ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong chương 1, chóng ta đã khái quát những vấn đề cơ bản về hàng dự
trữ, hoạt động quản trị hàng dự trữ và những yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt
động dự trữ trong doanh nghiệp. Những lý luận đó là cơ sở để đánh giá tình
hình thực tế quản trị hàng dự trữ trong mét doanh nghiệp, xác định những hạn
chế trong hoạt động dự trữ và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản trị hàng dự trữ cho doanh nghiệp.

Trần Thị Thúy


Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HỊA PHÁT
2.1. Tổng quan về Cơng ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
Tên gọi công ty: Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng.
Tên giao dịch tiếng anh: HOA PHAT EQUIPMENT AND
ACCESSORIES CO., LTD.
Trụ sở chính: 243 Đường Giải Phóng - Đống Đa – Hà Nội.
Mã số thuế: 0100365371.
Điện thoại: 04.8693983 – 04.8690100.
Fax: 04.8691874 – 04.6282066.
Email:
Website: phutung.hoaphat.com.vn
Logo:

Vốn điều lệ: 140.000.000.000 VND (Một trăm bốn mươi tỷ đồng) .
Tỷ lệ tham gia của cơng ty mẹ (Tập Đồn Hịa Phát): 99.72% (Tại
ngày 31/12/2011).
Giá trị đầu tư ghi nhận tại thời điểm 1/1/2012: 139.500.000.000
VND.

Trần Thị Thúy


Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

2.1.2. Q trình hình thành và phát triển của công ty Thiết Bị
Phụ Tùng Hịa Phát
Cơng ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hịa Phát là cơng ty đầu tiên của
Tập Đồn Hịa Phát, được thành lập vào ngày 20/8/1992 theo quyết định
số 1734/QĐ – UB của UBND thành phố Hà Nội, với vốn điều lệ khởi
điểm là: 500.000.000 vnd, trong đó vốn cố định là 312.050.000 đ và vốn
lưu động là 187.950.000 đ. Công ty là đơn vị chuyên sản xuất và kinh
doanh máy móc, thiết bị xây dựng, máy khai thác đá quặng, máy nén khí,
máy phát điện,…phục vụ cho các cơng trình xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng: khu chung cư, khách sạn, văn phịng, nhà cao tầng, các cơng trình
làm và sửa chữa cầu, đường giao thơng; các khu má khai thác đá; các nhà
máy cơ khí.v.v.v.
Sau 20 năm thành lập và phát triển, cơng ty đã có hệ thống máy
móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề giàu
kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế tạo, lắp đặt các thiết bị phụ tùng
phục vụ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam như: Nút giao thông
hàng cầu Chương Dương, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, các khu đô thị mới
như Định Công, Linh Đàm, Nam Thăng Long, nhà cung cấp thiết bị thi
cơng chính cho khu liên hợp thể thao Mễ Trì….. Sản phẩm của cơng ty
khơng chỉ có mặt ở hầu hết các cơng trình xây dựng trên tồn quốc mà
còn xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Srilanka, Ukraina,
Phillipin….

Đến nay, cơng ty có các chi nhánh:
+ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng
+ Chi nhánh tại Bình Dương.
2.1.3. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Cơng ty

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

Cơng ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hịa Phát là cơng ty đầu tiên của
Tập Đồn Hịa Phát, chun sản xuất kinh doanh các loại thiết bị xây
dựng, máy khai thác quặng, máy nén khí, máy phát điện phục vụ cho các
cơng trình xây dựng và phát triển hạ tầng…Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát là
nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam các sản phẩm hiệu MIKASA, VITO,
AIRMAN, FIAC,… Đồng thời là nhà sản xuất hàng đầu các thiết bị xây
dựng tại Việt Nam. Các loại sản phẩm chủ yếu mà công ty cung cấp bao
gồm:
Bảng 01: Danh mục các sản phẩm TBPT Hòa Phát
cung cấp ra thị trường
STT

Tên sản phẩm

Tên hãng


Các sản phân phối của Hịa Phát
1

Nhóm thiết bị xây dựng

 

  Đầm cóc

Mikasa (Nhật Bản)

  Đầm dịi

Mikasa (Nhật Bản)

  Máy cắt

Mikasa (Nhật Bản)

  Lu rung

Mikasa (Nhật Bản)

 

Máy xoa bê tông

Mikasa (Nhật Bản)


2

Máy trộn bê tơng

VITO(Cộng Hịa Pháp)

3

Máy nén khí và phát điện

AIRMAN (Nhật Bản)

4

Máy nén khí

FIAC (Italy)

5

Máy sấy khí và phin lọc khí

OMI (Italy)

6

Máy bơm nước

KOSHIN (Nhật Bản)


7

Máy phát điện

TSURUMI (NhậtBản)

8

Các phụ kiện cho giàn dáo

KUMHO (Hàn Quốc)

Các sản phẩm sản xuất và cung cấp của Thiết Bị Phụ Tùng Hịa Phát
9

Nhóm máy nghiền sàng đá, cát, quặng

Hòa Phát (Việt Nam) 

  Máy nghiền hàm và phụ tùng

 

  Máy nghiền côn và phụ tùng

 

  Máy nghiền búa

 


Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

10

Học Viện Tài Chính

  Máy nghiền va đập

 

  Máy cấp liệu rung

 

  Máy sàng rung phân loại

 

  máy tuyển rửa

 

  Máy tuyển từ


 

  Máy phân cấp

 

  Máy nghiền đá

 

  Dây chuyền nghiền, sàng, rửa cát

 

  Dây chuyền nghiền, sàng đá 50 tấn

 

  Dây chuyền nghiền, sàng đá 75 tấn

 

  Dây chuyền nghiền, sàng đá 150 tấn

 

  Dây chuyền nghiền sàng tuyển quặng sắt

 


  Dây chuyền nghiền, sàng tuyển quặng vàng

 

  Dây chuyền sàng tuyển than

 

  Khung băng tải, con lăn,băng tải cao su

 

  Máy khoan, búa khoan đá

 

Cẩu tháp, vận thăng lồng, vận thăng nâng hàng,
trạm trộn bê tơng

Hịa Phát (Việt Nam) 

11

Giàn dáo, cột chống, giáo tổ hợp

Hịa Phát (Việt Nam)  

12

Cốp pha thép, Cốp pha định hình


Hịa Phát (Việt Nam)  

13

Máy trộn bê tơng

Hịa Phát (Việt Nam)  

(Nguồn: Phịng Kinh Doanh Cơng ty Thiết Bị Phụ Tùng Hịa Phát)
Ngồi những thiết bị trong bảng, cơng ty cịn cung cấp các thiết bị
xây dựng khác như: Máy bơm bê tông, máy cắt uốn sắt, búa pha bê tông,
máy phim, cốp pha tre, khóa ống, băng tải, dây hơi cao su, xe cút kít,
động cơ điện các loại, mũi khoan và cần khoan đá…và nhiều thiết bị xây
dựng khác được nhập khẩu từ Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc, Italia…
* Các dịch vụ cung cấp của cơng ty TBPH Hịa Phát gồm:
+ Cho thuê thiết bị.
+ Tháo lắp cẩu tháp, vận thăng.
Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02


Luận văn cuối khóa

Học Viện Tài Chính

+ Dịch vụ bảo trì, sửa chữa.
2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của Công ty
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy tổ chức quản lý của
cơng ty TBPT Hịa Phát.
+ Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc, người giữ vai
trị lãnh đạo chung tồn cơng ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước
pháp luật, đại diện cho tồn bộ cơng nhân viên về mặt xã hội, chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
+ Phó giám đốc Cơng ty: hỗ trợ cho giám đốc để quản lý việc sản
xuất kinh doanh.

Trần Thị Thúy

Líp: CQ46/31.02



×