Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh một thành viên du lịch công đoàn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 63 trang )

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về vốn lƣu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn và vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm nguồn vốn
Do vai trò quan trọng của vốn trong sự tồn tại và phát triển một doanh nghiệp nói
riêng và của một nền kinh tế nói chung, từ trước tới nay, khơng chỉ có các chủ doanh
nghiệp, những nhà quản lý quan tâm, trăn trở về nguồn huy động và cách thức sử dụng vốn
mà ngay cả các nhà kinh tế, nhà lý luận đã tốn khơng ít giấy mực và tâm trí để đưa ra một
định nghĩa, một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về vốn của doanh nghiệp.
Dưới giác độ các yếu tố sản xuất, Mark đã khái quát hoá vốn thành phạm trù cơ bản.
Theo Mark, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất.
Định nghĩa của Mark có tầm khái quát lớn. Tuy nhiên, do hạn chế của trình độ phát triển
kinh tế lúc bấy giờ, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị
thặng dư.
Paul. A. Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã thừa kế quan
niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các
hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt
động sản xuất của một doanh nghiệp: đó có thể là các máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất
đai, giá trị nhà xưởng... Trong quan niệm về vốn của mình, Sammelson khơng đề cập tới
các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong cuốn sách “Lý thuyết Kinh tế học” [1,tr.72] - Nhà xuất bản thống kê của David
Begg - Stanley Fischer - Rudiger Dornbusch, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa vốn hiện vật
và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để
sản xuất các hàng hố khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp.
Như vậy, David Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của Sammelson.
Trong hai định nghĩa trên, các tác giả đã thống nhất nhau ở điểm chung cơ bản: Vốn
là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong cách định nghĩa của
mình, các tác giả đã đều thống nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.
Thực chất, vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm


giữ. Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của môt bộ phận nguồn lực mà doanh
nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Vốn biểu hiện mặt giá trị,
nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị
1


tài sản nhất định. Nó là kết tinh của giá trị chứ không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý
thức rồi bỏ vào đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hố. Nó giống các hàng hố khác ở
chỗ có chủ sở hữu nhất định. Song nó có điểm khác vì người sở hữu có thể bán quyền sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của vốn (hay còn gọi là lãi suất) là cái giá phải
trả về quyền sử dụng vốn. Chính nhờ sự tách rời về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn
nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản, kết
hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự
tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một q trình sản xuất riêng biệt, chia cắt, mà
trong tồn bộ các q trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt trong thời gian tồn tại của
doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng.
Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan niệm, với nhiều
mục đích khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa về vốn thoả mãn tất cả các
yêu cầu, các quan niệm đa dạng.
Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách khái quát: Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về tồn bộ tài sản hữu hình và tài sản vơ hình phục vụ
cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời.
Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi
bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khách nhau tuỳ theo tính chất của chúng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ khơng giống
nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: trạng thái của nền kinh tế; ngành kinh
doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp; trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý; chiến lược phát triển và chiến lựợc

đầu tư của doanh nghiệp; thái độ của chủ doanh nghiệp; chính sách thuế…
Trong bài khóa luận tốt nghiệp này sẽ sử dụng khái niệm vốn theo quan điểm của
David Begg trong cuốn “Lý thuyết kinh tế học”.
1.1.1.2. Khái niệm vốn lưu động
Mỗi cơng ty muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngồi tài sản cố định cần phải có các
tài sản lưu động (TSLĐ). TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển
trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của
vốn kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về VLĐ nhưng bản chất về VLĐ
đều giống nhau. Trong cuốn “Quản trị Tài chính doanh nghiệp” – NXB tài chính 2007 –
2

Thang Long University Library


[2,Tr.163] có viết: “Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động” hay “Vốn lưu
động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSNH để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên liên tục” - Tài chính Doanh nghiệp thương mại – NXB Thống
kê 2005 – [3,Tr.110].
Theo quan điểm của Karl F.Seidman trong cuốn Economic Development Fiance
[5,Tr.56]: “Working capital means a business’s investment in short –term assets needed to
operate over a normal business cycle. This meaning corresponds to required assets on the
firm’s balance sheet” – Vốn lưu động nghĩa là sự đầu tư của một doanh nghiệp vào tài sản
ngắn hạn cần thiết để hoạt động một chu kỳ kinh doanh bình thường. Điều này cũng có
nghĩa tương đương với việc đầu tư tiền mặt, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho
và một vài tài khoản được liệt kê vào danh sách tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế tốn
của Cơng ty.
Ngồi ra, có thể định nghĩa vốn lưu động như sau: Quá trình sản xuất của doanh nghiệp
ln gắn liền với q trình lưu thơng. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất

kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thơng ln chuyển hố lẫn
nhau, vận động khơng ngừng làm cho q trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp
phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên tài sản lưu động,
doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn
lưu động.
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa về vốn lưu động khác nhau. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn này tác giả sẽ sử dụng khái niệm VLĐ theo quan điểm của thầy
Nguyễn Đình Kiệm và thầy Bạch Đức Hiền trong cuốn “Tài chính doanh nghiệp”: “Vốn
lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm
bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn
lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thơng và từ trong lưu thơng tồn bộ giá
trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh”.[4,Tr.83]
1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu
động cũng chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động như:
- Trong quá trình chu chuyển, vốn lưu động liên tục thay đổi hình thái biểu hiện của
mình (T – H – T’). Vốn lưu động luôn được chuyên đổi thành tiền mặt và sau đó một lần
nữa lại trở về với hình thái là vốn lưu động. Quá trình này diễn ra một cách liên tục. Tiền
mặt được sử dụng cho việc mua tài sản lưu động được dùng trong quá trình sản xuất và bán
sản phẩm hàng hóa dịch vụ; sau đó những tài sản lưu động này cũng có thể được chuyển
3


đối thành tiền mặt khi chu kỳ kinh doanh kết thúc. Do vậy, quá trình này được dịch chuyển
thành một vịng trịng T –H –T’.
- Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ kinh doanh.
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại sau khi chu kỳ kinh doanh
kết thúc.
- Vốn lưu động có tính thanh khoản cao hơn vốn cố định. Khi có nhu cầu phát sinh, vốn

lưu động có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn mà không bị tổn thất
nhiều. Một doanh nghiệp khi đang có nhu cầu về tiền mặt có thể huy động thông qua việc
chuyển đổi vốn lưu động bằng cách thu hồi nhanh chóng các hóa đơn phải thu và đẩy mạnh
doanh số bán hàng của sản phẩm. Chính đặc điểm này của vốn lưu động mà bất cứ doanh
nghiệp nào có lượng vốn lưu động lớn đều cảm thấy an toàn khi thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất.
Muốn quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các
hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý
và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hoá hình thái của vốn lưu động
trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,
tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
- Vốn lưu động cịn là cơng cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư, hàng
hố. Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh lượng vật tư, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các
khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh việc sử dụng
vật tư có tiết kiệm hay khơng, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thơng có hợp lý hay
khơng. Bởi vậy, thơng qua tình hình ln chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá
một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp.
Kết luận: Từ những đặc điểm trên của vốn lưu động có thể thấy được tầm quan trọng
của nó trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là huyết mạch của mỗi
doanh nghiệp mà nếu khơng có nó, doanh nghiệp không thể hoạt động.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động là vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên,
để có thể làm được điều đó thì doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu
thành nên vốn lưu động. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phù hợp với từng bộ phận này.
Có thể phân loại vốn lưu động theo một số tiêu thức sau:

4


Thang Long University Library


1.1.3.1. Căn cứ vào vai trò từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này, có thể chia vốn lưu động ra thành 4 loại: Vốn lưu động trong
quá trình dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong quá trình trực tiếp sản xuất, vốn lưu động
trong q trình lưu thơng và vốn lưu động trong thanh tốn.
Vốn lƣu động trong q trình dự trữ sản xuất
Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất là khoản vốn được chuẩn bị cho việc thu
mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng trong quá trình dự trữ sản xuất. Bao
gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn vật liệu đóng gói,
vốn phụ tùng thay thế, vốn nhiên liệu, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
Vốn lƣu động trong quá trình trực tiếp sản xuất
Vốn lưu động trong quá trình trực tiếp sản xuất là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử
dụng trực tiếp trong khâu sản xuất sản phẩm như: các khoản vốn sản phẩm dở dang, vốn về
chi phí trả trước.
Vốn lƣu động trong q trình lƣu thơng
Vốn lưu động trong q trình lưu thơng là những nguồn vốn mang hình thái rõ ràng
như tiền hay thành phẩm. Bao gồm các khoản vốn bằng tiền, vốn thành phẩm, vốn hàng
hóa, vốn hàng gửi bán.
Vốn lƣu động trong thanh tốn
Những khoản tiền được sử dụng trong q trình thanh toán của doanh nghiệp đều
được gọi là vốn lưu động trong thanh toán. Các khoản vốn này bao gồm các khoản phải thu
và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong q trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh
tốn nội bộ.
Phân loại vốn theo cách này có thể giúp cho cơng ty đánh giá, xem xét tình hình phân
bổ VLĐ trong các khâu của quá trình chu chuyển vốn. Từ đó đề ra các biện pháp tổ chức,
quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý để tăng được tốc độ chu chuyển
VLĐ phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
1.1.3.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn

Vốn lưu động đóng góp vào tồn bộ các khâu sản xuất kinh doanh. Để có thể làm
được điều đó thì vốn lưu động cần có những hình thái biểu hiện cụ thể phù hợp với từng
khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rõ nhất 3 hình
thái chủ yếu của vốn lưu động là: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vốn vật tư hàng hóa.

5


Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền: Tiền của doanh nghiệp được hiểu là tiền trong két và tiền gửi tại các tài
khoản giao dịch ở ngân hàng thương mại. Nó được sử dụng tức thời để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản khi doanh nghiệp có dịng tiền ra, chẳng hạn: trả lương cho cán bộ - công nhân
viên, mua nguyên vật liệu, đầu tư vào tài sản cố định và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước (nộp thuế).
Ngồi ra, cịn bao gồm cả Các khoản tương đương tiền hay chứng khốn thanh
khoản cao thơng thường là chứng khốn ngắn hạn có chất lượng (thời gian đáo hạn dưới 1
năm), có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Việc
chuyển đổi chứng khốn thanh khoản cao thành tiền mặt giúp doanh nghiệp tăng cường khả
năng thanh khoản trong việc đáp ứng các dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu: Xuất hiện khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trả
tiền sau chứ không nhận tiền mặt ngay khi bán hàng. Trong mối quan hệ giữa các doanh
nghiệp với nhau, doanh nghiệp đóng vai trị người mua hàng thường tận dụng sức mạnh
đàm phán của mình để kéo dài thời hạn thanh toán. Ngược lại, các doanh nghiệp đóng vai
trị người cung cấp thường dành phần lớn thời gian để quản lý tốt các khoản phải thu nhằm
vừa giữ được khách hàng vừa thu được đủ và đúng số tiền bán hàng.
Vốn vật tƣ hàng hóa
Vốn vật tư hàng hóa: Bao gồm ba loại vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá, gọi
chung là hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một phần rất quan trọng trong tài sản ngắn hạn và
nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ, và lưu thơng của nhiều doanh

nghiệp.
Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn
lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.
Cách phân loại này giúp người quản lý xem xét đánh giá cơ cấu vốn lưu động của
doanh nghiệp xem đã hợp lý hay chưa, xem tỷ trọng vốn vật tư hàng hóa và vốn bằng tiền
lớn hay nhỏ áp dụng vào doanh nghiệp mình. Đối với doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng vốn
vật tư hàng hóa thường lớn, cịn đối với doanh nghiệp thương mại tỷ trọng vốn vật tư hàng
hóa là nhỏ. Mặt khác, cách phân loại này còn giúp nhà quản lý biết được tác dụng của từng
bộ phận vốn, giúp đảm bảo vật tư cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
tiến hành liên tục, góp phần sản xuất tiết kiệm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

6

Thang Long University Library


1.1.3.3. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn thường xuyên và
nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thƣờng xun: Là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên
tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.
Cơng thức tính vốn lưu động thường xun = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ hoặc
VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Cơng thức tính nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ
ngắn hạn.
Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn lưu động có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp
ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Phân loại vốn lưu động theo cách này giúp cho người quản lý xem xét huy động các

nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức
và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp của mình. Ngồi ra, nó cịn giúp cho nhà quản lý lập
các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong
tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn
vốn lưu động mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Nhận xét: Mỗi cách phân loại cho ta hiểu rõ thêm về vốn theo từng khía cạnh. Mỗi
loại vốn đều có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi phải được quản lý sử dụng hợp lý và chặt chẽ.
Đồng thời, mỗi loại vốn sẽ phát huy tác dụng trong những điều kiện khác nhau trong một cơ
cấu vốn thích hợp. Để phù hợp với q trình phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu
động trong doanh nghiệp, tồn bộ khóa luận sẽ sử dụng các phân loại theo khả năng chuyển
hóa thành tiền của vốn lưu động.
1.1.4. Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Vốn trong các doanh nghiệp có vai trị quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn
tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.VLĐ là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế
việc thực hiện mua bán hàng hố, làm cho các doanh nghiệp khơng thể mở rộng được thị
trường hay có thể bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
7


Vốn lưu động là công cụ phản ánh và đánh giá q trình hoạt động của hàng hóa cũng
như phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn lưu
động luân chuyển nhanh hay chậm cịn phản ánh thời gian lưu thơng của vốn có hợp lý hay
khơng. Thơng qua đó các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá kịp thời đối với lượng
hàng mua sắm, dự trữ và tiêu thụ trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động là thước đo hiệu quả và khả năng tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp,

điều này giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác khả năng tài chính, hiệu quả sử
dụng vốn lưu động để từ đó doanh nghiệp có những giải pháp điều chỉnh hợp lý.
Bên cạnh đó, vốn lưu động cịn được xem là tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển
của các doanh nghiệp. Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều có tỷ trọng vốn lưu động khá lớn
trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng sử dụng vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho hiệu quả
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu
động trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận và phát triển trong tương lai khơng chỉ cần hiểu
rõ vai trị của vốn lưu động, xây dựng chính sách quản lí mà còn phải biết cách sử dụng
nguồn vốn lưu động sao cho hiệu quả để mang lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Hiệu
quả được hiểu theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu
tố cần thiết, tham gia mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con người. Về cơ bản
hiệu quả được phản ánh trên hai mặt đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong
các doanh nghiệp nói chung thì hiệu quả kinh tế được quan tâm hơn và có ý nghĩa quyết
định.
Vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu
thơng. Q trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự
trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để
thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như
vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó
càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu.
Vì lợi ích kinh doanh địi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng
đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên,
nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn.
8


Thang Long University Library


Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
và năng lực quản lí vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu động được luân
chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh tốn của doanh nghiệp ln ở tình trạng tốt
và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất.
1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại doanh nghiệp
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, điều kiện khơng thể thiếu là
vốn. Khi đã có vốn thì một câu hỏi nữa đặt ra là phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để
đồng vốn đó sinh lời, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải
quyết các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động là
một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh
hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Vốn lưu động có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong khâu dự trữ và sản xuất, VLĐ đảm bảo cho sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành liên tục đảm bảo quy trình cơng nghệ, cơng đoạn sản xuất. Trong lưu
thông, VLĐ đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng
theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển VLĐ ngắn, số vòng luân chuyển VLĐ
lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng VLĐ luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
Với vai trò to lớn như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là rất
cần thiết. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục theo đúng kế hoạch. Trong những
điều kiện nhất định thì vốn là biểu hiện của giá trị vật tư hàng hoá. Sự vận động của vốn lưu
động nhanh hay chậm sẽ phản ánh được sự vận động của vật tư hàng hố nhiều hay ít.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có nghĩa là có thể tăng tốc độ luân chuyển
của vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong dự trữ, sản xuất và lưu thơng.
Từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được vốn lưu động trong luân chuyển. Do vậy, cần

thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VLĐ, qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
tiền tệ làm cơng cụ tác động tới q trình sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp giảm dự trữ đến
hàng tồn kho đến mức tối thiểu, hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra một cách liên tục, thường xuyên, góp phần tăng hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà các doanh nghiệp ln phải tìm ra các biện pháp phù
hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.3.1. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu của vốn lưu động là tỷ trọng giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số
vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ
9


chức quản lí, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát
triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh
nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ
chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bố hợp lí
vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình
thái này sang hình thái khác, rút ngắn vịng quay của vốn. Vốn lưu động hiện nay thường
được cấu thành từ các bộ phận như: tiền và các khoản tương đương tiền; hàng tồn kho; các
khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác.
Tiền và các khoản tương đương tiền: được hình thành từ sự cấp phát của ngân sách
Nhà nước, tự có hay bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương
đương tiền thường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt
tại quỹ và tiền đang chuyển. Tiền và các khoản tương đương tiền cũng là những chỉ tiêu có
tính thanh khoản cao nhất trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp
có nhiều khả năng thanh tốn nhanh khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu; giúp doanh nghiệp
nâng cao cơ hội đầu tư tài chính có lợi;… Tuy nhiên nếu lượng tiền mặt dự trữ trong doanh
nghiệp quá lớn lại cho thấy doanh nghiệp đang khơng có khả năng đầu tư sinh lời và thiếu
khả năng quản lý tiền và các khoản tương đương này một các tốt nhất nhằm mang lại lợi

nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Vì vậy, khoản mục này cần phải được quản lý và dự trữ một
cách hợp lý mới có thể đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, tránh bỏ qua các cơ hội
đầu tư lớn.
Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu chính, phụ; bán thành phẩm; thành phẩm;
hàng mua đang đi đường; hàng gửi đi bán; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;… Tùy theo
đặc điểm kinh doanh của từng ngành mà doanh nghiệp có chính sách dự trữ hàng tồn kho
khác nhau nhằm đem lại hiệu quả và sự hợp lý trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần ước
lượng, dự báo và có biện pháp duy trì hàng tồn kho sao cho hơp lý để tỉ trọng từng loại đạt ở
mức phù hợp, không bị dư thừa hay thiếu hụt trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các khoản phải thu trả ngắn hạn: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ các đối
tượng liên quan mà các đối tượng này đang tạm thời sử dụng vốn của doanh nghiệp trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm:
- Phải thu khách hàng: là một trong những bộ phận quan trọng nhất của vốn luân
chuyển. Khi tiến hành bán các sản phẩm của mình, doanh nghiệp thường sẽ khơng thu được
tiền ngay mà cho khách hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là biểu
hiện của việc sử dụng tín dụng thương mại và chúng tạo ra khoản phải thu, đồng thời cũng
là công cụ đắc lực hỗ trợ cho quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp.

10

Thang Long University Library


- Trả trước cho người bán: là khoản tiền mà doanh nghiệp ứng trước cho người bán do
yêu cầu của nhà cung cấp trước khi nhận được nguyên vật liệu.
- Phải thu nội bộ: là khoản phải thu của doanh nghiệp đối với các chi nhánh, thành viên
trực thuộc doanh nghiệp (nếu có).
Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn
hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,… Chỉ tiêu này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong

tổng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là mức vốn lưu động cần thiết để quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra được liên tục theo một quy mô kinh doanh được
xác định trước.Việc xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp vì:
- Vốn lưu động là cơ sở đảm bảo cho q trình sản xuất và lưu thơng của doanh nghiệp
được liên tục, tránh bị ứ đọng, lãng phí vốn.
- Vốn lưu động là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lí, hợp pháp và đáp ứng kịp thời
nhu cầu vồn lưu động của doanh nghiệp.
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. hợp lí VLĐ đồng thời là căn cứ để đánh giá công tác quản
lý VLĐ trong doanh nghiệp.
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của thầy Nguyễn Đình Kiệm và thầy Bạch
Đức Hiển [5,Tr93], để có thể xác định được nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ta có
thể sự dụng một trong hai phương pháp sau:
Phƣơng pháp trực tiếp
Nội dung phương pháp: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn lưu động
để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

∑∑

Trong đó:

V:

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn lưu động được
tính tốn

N:

Số ngày ln chuyển của loại vốn được tính tốn
11


i:

Số khâu kinh doanh (i = 1,k)

j:

Loại vốn sử dụng (j = 1,n)

Với

Và N được xác định căn cứ vào các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại
vốn đó trong từng khâu tương ứng.
Phƣơng pháp gián tiếp
Phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân vốn lưu động và doanh thu tiêu thụ kỳ
báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mơ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để
xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu dự trữ - sản xuất – lưu thông trong năm kế
hoạch. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong
năm báo cáo. Khi xác định số dư bình qn các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số
liệu khơng hợp lý.
Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên
cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp tương đối đơn giản

hơn so với phương pháp trực tiếp, giúp doanh nghiệp có thể ước tính được nhanh chóng nhu
cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính
xác của phương pháp này còn bị hạn chế.
1.2.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần phải
xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để
có sự phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình sử dụng vốn qua cá năm hoạt động
của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Suất hao phí của vốn lưu động so với doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu trong kỳ thì cần
bao nhiêu đồng vốn lưu động, đây cũng là căn cứ để doanh nghiêp đầu tư vốn lưu động
sao cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng
cao.

12

Thang Long University Library


VLĐ bình qn
Suất hao phí của vốn lƣu động
=
so vơi doanh thu
Doanh thu thuần trong kỳ
Suất hao phí của vốn lưu động so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp, hệ số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Chỉ tiêu này còn là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu vốn lưu động khi
muốn có mức lợi nhuận như mong muốn.

Suất hao phí của vốn lƣu động
=
so với lợi nhuận sau thuế

VLĐ bình quân
Lợi nhuận sau thuế

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tổng tài sản lƣu động
Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy sự đảm bảo của các khoản nợ trong ngắn hạn
bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Với chỉ số này, nếu mức đảm bảo lớn hơn 1
tức là doanh nghiệp dự trữ thừa TSLĐ để đảm bảo cho việc thành toán các khoản nợ ngắn
hạn.
 Hệ số thanh tốn ngắn hạn 1: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo bằng ít nhất 1 đồng vốn lưu động
 Hệ số thanh tốn ngắn hạn 1: Tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng tốt,
doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn cho các khoản nợ ngắn hạn.
Khi hệ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, cũng là dấu
hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng, doanh nghiệp nên xem xét đánh giá lại
tình hình sử dụng VLĐ để tìm ra biện pháp khắc phục. Khi hệ số này cao cho thấy doanh
nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao nghĩa là doanh
nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ, hay đơn giản là việc quản trị TSLĐ của doanh
nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có q nhiều nợ phải địi…
Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp do đã trừ đi giá
trị hàng tồn kho (tài sản khó chuyển thành tiền trong thời gian ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp),
13


phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán ngay lập tức bằng bao nhiêu đồng
TSLĐ.
TSLĐ - Hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh cũng là sự đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ số này xét đến tính thanh khoản trong các loại
tài sản đảm bảo. Do hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong các tài sản
ngắn hạn, chúng phải mất rất nhiều thời gian để có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Vì vậy tỉ
số này cho thấy rõ hơn khả năng thanh tồn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh tốn tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tƣơng đƣơng tiền
Nợ ngắn hạn

Với chỉ tiêu khả năng thanh tốn tức thời, ta có thể biết được khả năng trả nợ ngay tại
thời điểm xác định mà không phụ thuộc vào các tài sản ngắn hạn khác. Đầu tư tài chính
ngắn hạn ở đây được hiểu là các khoản đầu tư tài chính có thời gian thu hồi (hoặc đáo hạn)
không quá 3 tháng.
Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (Vòng quay vốn lưu động)
Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động =


Doanh thu thuần
Vốn lƣu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, vốn lưu động bình qn quay được bao
nhiêu vịng. Cụ thể là cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của vốn lưu dộng trong kỳ. Vòng quay
vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động vận động càng nhanh, đó là nhân tố góp phần
nâng cao lợi nhuận và ngược lại khi chỉ tiêu này thấp chứng tỏ vốn vận động chậm làm cho
doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động còn phụ
thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm cụ thể của thành phần tạo nên vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Thời gian luân chuyển vốn lƣu động

360
=
Vòng quay vốn lƣu động
14

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hồn thành một vịng ln chuyển vốn lưu
động. Thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động ln chuyển
càng nhanh, hàng hóa, sản phẩm ít bị ứ đọng; doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, đây là
chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Để có một đồng vốn luân
chuyển cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu

động càng cao vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng vốn. Do đó qua chỉ tiêu này, các
nhà quản trị tài chính xây dựng kế hoạch về đầu tư vốn lưu động một cách hợp lý, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vốn lƣu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Trong mọi trường hợp khi có sự tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động so với kỳ trước
thì doanh nghiệp đều có sự tiết kiệm về vốn lưu động. Vì do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức chu chuyển vốn lưu động mà khơng cần
phải tăng thêm vốn lưu động hoặc có tăng thêm vốn lưu động thì tốc độ tăng vốn lưu động
nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Trong cả hai trường hợp doanh nghiệp đều có sự
tiết kiệm về vốn lưu động.
+ Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể rút ra
ngồi ln chuyển một số vốn lưu động nhất định để sử dụng vào việc khác. Nói một cách
khác, với quy mơ vốn khơng thay đổi song tốc độ luân chuyển nhanh nên doanh nghiệp cần
một số ít hơn tiết kiệm được nguồn lưu động

M0
Mức tiết kiệm tuyệt đối =

M0
-

V1

V0

+ Mức tiết kiệm tƣơng đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể đảm
bảo mở rộng quy mơ tái sản xuất nhưng không tăng hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ.

Mức tiết kiệm tƣơng đối

M1
=

M1
-

V1

15

V0


Trong đó:
M0, M1: doanh thu thuần kỳ trước, kỳ này
V0, V1: hiệu suất sử dụng vốn lưu động kỳ trước, kỳ này
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động thường xun mà doanh nghiệp có thể rút ra
ngồi chu chuyển hoặc không cần bổ sung thêm trong khi vẫn hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của kỳ so sánh ở quy mô bằng hoặc lớn hơn so với kỳ gốc.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng thành phần vốn lưu động
Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần đánh giá được hiệu
quả sử dụng của từng thành phần cấu thành nên vốn lưu động như: Hàng tồn kho, Khoản
phải thu, Khoản phải trả, Tiền và các khoản tương đương tiền.
Hàng tồn kho
Thời gian luân chuyển kho trung bình
Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình của hàng hóa được lưu tại kho là bao lâu.
Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời hay hao hụt tự

nhiên. Tuy nhiên, cũng giống như hệ số lưu kho nếu thời gian luân chuyển kho quá ngắn sẽ
có thể gây khó khăn cho việc sản xuất, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong
trường hợp nhu cầu tăng cao đột ngột, mất doanh thu do không đáp ứng kịp nhu cầu của
khách hàng.
Thời gian ln chuyển kho
trung bình

360
=

Hệ số lƣu kho

Trong đó:
Hệ số lưu kho phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ
số này thường được so sánh giữa các năm để đánh giá năng lực quản lý hàng tồn kho là tốt
hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng tồn kho là nhanh
và ngược lại, nếu hệ số này nó thì tốc độ quay vịng của hàng tồn kho chậm. Hệ số lưu kho
càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, nếu hệ số này q cao
cũng khơng tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu
cầu của thị trường đột ngột tăng cao thì rất có khả năng doanh nghiệp khơng thể đáp ứng đủ
và dẫn tới mất đi khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Hệ số lƣu kho

Giá vốn hàng bán
=

Giá trị lƣu kho

Khoản phải thu

16

Thang Long University Library


Thời gian thu nợ trung bình (ACP)
Chỉ tiêu cho biết một đồng doanh thu bán chịu chi ra thì sau bao lâu sẽ được thu hồi.
Thời gian thu nợ trung bình phản ánh được hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải
thu của doanh nghiệp. Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp cho
doanh nghiệp có thể kip thời đưa ra những điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền.
360
ACP

=
Hệ số thu nợ

Trong đó
Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số
này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh, doanh nghiệp càng ít bị chiếm
dụng vốn.
Doanh thu thuần
Hệ số thu nợ

=
Phải thu khách hàng

Khoản phải trả
Thời gian trả nợ trung bình: cho biết bình quân doanh nghiệp có bao nhiêu ngày để
trả nợ.
365

Thời gian trả nợ trung bình

=
Hệ số trả nợ

Trong đó
Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng
Hệ số trả nợ

=

Phải trả ngƣời bán + Lƣơng, thƣởng, thuế phải trả

Tiền và các khoản tương đương tiền
Thời gian quay vòng tiền mặt
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình
Thời gian luân chuyển vốn
bằng tiền trung bình

Thời gian luân
chuyển kho

= ACP +

-

Thời gian trả
nợ trung bình

Chỉ tiêu này cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn bằng tiền của doanh nghiệp được

quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra.
1.2.3.5. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Để có thể phân tích cụ thể và rõ ràng tình hình sử dụng vốn lưu động cần xem xét sự
thay đổi các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ
17


theo số liệu giữa nhiều thời điểm lập bảng cân đối kế tốn. Một trong những cơng cụ hữu
hiệu của các nhà quản lý tài chính là biểu kê tạo vốn và sử dụng vốn giúp các nhà quản lý
xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào. Để lập
được biểu kê nay vần phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi sẽ được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn
vốn theo nguyên tắc: “Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn
vốn giảm thì đó là biểu hiện của việc sử dụng vốn. Và ngược lại, nếu các khoản mục bên tài
sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì đó là biểu hiện của việc tạo vốn”.
Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích tình
hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những
nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó. Từ đó nhà quản lý sẽ có
được giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty nói chung và
viêc sử dụng tài sản lưu động nói riêng. Nhóm các nhân tố khách quan là những nhân tố mà
doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được.
a. Chính sách quản lí vĩ mơ của nhà nƣớc
Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế điều tất yếu nhưng nó có ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, từng ngành kinh tế nói riêng và từ đó ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Những chính sách đó có thể tác động
đến nguồn tài trợ cho tài sản lưu động, ví dụ như nguồn vốn vay ngân hàng, tăng hay giảm
phụ thuộc vào lãi suất cho vay của các ngân hàng. Nhà nước có thể đưa ra những chính sách

ảnh hưởng đến việc mua sắm các nguyên liệu đầu vào, việc dự trữ hàng hố.
b. Mơi trƣờng cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh. Khi
nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt
động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan
tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, nếu không sẽ dẫn
đến tình trạng dự trữ nguyên vật liệu chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi
thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu
thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm cho việc quản lí các khoản
phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế
hoạch tiêu thụ hàng hố của Cơng ty.
c. Sự phát triển của khoa học công nghệ
18

Thang Long University Library


Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học cơng nghệ ra đời, góp
phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của, thời gian. Việc áp
dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm có
tính ưu việt hơn, giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, thu hút khách hàng từ đó tăng
hiệu suất sử dụng tài sản lưu động.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Trong cùng một môi trường kinh doanh khách quan như nhau, trong khi một số doanh
nghiệp phát triển thì khơng ít doanh nghiệp kinh doanh trì trệ, thậm chí phá sản. Vậy
nguyên nhân thất bại ở đây chính là do bản thân doanh nghiệp. Những nhân tố chủ quan
xuất phát từ chính doanh nghiệp nên các nhân tố này có thể khắc phục được.
a. Trình độ nguồn nhân lực
Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lí tài sản lao động của
doanh nghiệp. Cơng nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu

cơng nghệ mới, phát huy được tính sang tạo trong cơng việc từ đó tăng hiệu quả sử dụng
vốn. Chính những con người này sẽ là yếu tố quyết định đến chính sách quản lí tài sản lưu
động, việc đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn hay sai lầm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ý
thức trách nhiệm và trình độ của người sử dụng khi sử dụng vốn của doanh nghiệp đặc biệt
là vốn lưu động có thể gây sự lãng phí hoặc cũng có thể tiết kiệm được vốn.
Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho và khâu sản xuất…
b. Công tác quản lý vốn lƣu động
Do trình độ quản lý cịn non kém, các doanh nghiệp làm ăn thô lỗ kéo dài làm cho vốn
lưu động bị thâm hụt dần sau mỗi chu kì sản xuất. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, nếu trình độ quản lý tốt thì vốn lưu
động sẽ cao và ngược lại. Công tác quản lý trong khâu thanh tốn cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua quá trình quản lý
những khoản vốn chiếm dụng do nợ nần khó địi hay khoản vốn chiếm dụng được.
c. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng về tài chính và năng
lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Vào kì
sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu, hàng hoá lớn
nên dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thơng thì cơng tác
bán hàng được chú trọng, lượng hàng gửi bán tăng lên thì tài sản lưu động cũng tăng lên.
d. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

19


Đây có thể coi là một nhân tố quan trọng, một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng
được bố trí hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động một cách có hiệu quả hơn.
Ví dụ như, một kho chứa hàng tốt sẽ tránh được các khấu hao trong khi chứa hàng hoá. Khi
làm việc ở một mơi trường thuận lợi, đảm bảo an tồn lao động thì hiệu quả làm việc sẽ cao
hơn, máy móc đựơc trang bị tiên tiến cũng đem lại những sản phẩm tốt với tốc độ nhanh

hơn.
Kết luận chƣơng I
Toàn bộ chương I đã trình bày tổng quát các vấn đề liên quan đến vốn lưu động, khái
niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cho biết thêm đặc điểm, phân
loại và kết cấu của vốn lưu động, các yếu tố tác động đến nguồn vốn lưu động của doanh
nghiệp từ đó có thể tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu
động.

20

Thang Long University Library


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DU
LỊCH CƠNG ĐỒN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du Lịch Công Đồn
Việt Nam
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Du Lịch Cơng Đồn Việt Nam
 Tên doanh nghiệp: Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du Lịch Cơng Đồn
Việt Nam
 Trực thuộc: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước một thành viên
 Trụ sở chính: Số 14, Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
 Điện thoại: (04) 39421764 / 3942177
 Mã số thuế: 0104001302
 Số lượng lao động: 412
 Vốn điều lệ: 3.128.465.368 đồng (ba tỉ một trăm hai tám triệu bốn trăm sáu mươi lăm
nghĩn ba trăm sáu tám đồng)

Từ sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, nhu cầu giao
lưu 2 miền Nam – Bắc, nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng trở thành nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống nhân dân, trong đó phần đơng là các cán bộ cơng nhân viên chức Nhà nước
và người lao động. Ngay từ những năm 1976-1980, Ban Thư kí Tổng Cơng đồn Việt Nam
đã có chủ trương chỉ đạo các cấp cơng đồn phát triển sự nghiệp bảo hiểm xã hội trong lĩnh
vực nghỉ ngơi, tham quan du lịch. Do đó, ngày 23 tháng 11 năm 1985, ban thư kí Tổng
Cơng đồn Việt Nam đã quyết định thành lập Phịng du lịch cơng đồn trực thuộc Ban bảo
hiểm xã hội Tổng Cơng đồn Việt Nam.
Vào thời kì đó, Phịng du lịch có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các chương trình,
tuyến điểm tham quan du lịch, xây dựng chính sách điều lệ tham quan du lịch của cán bộ
công nhân viên chức trong cả nước, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cấp công đồn, các cơ sở
du lịch cơng đồn, xây dựng các chương trình hợp tác với Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Vào những năm 1980, khi đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ sở kinh tế chuyển sang chế
độ hạch toán, trong đó có cả khách sạn, trạm du lịch, đơn vị kinh tế cơng đồn. Trước
những thay đổi đó, Tổng liên đồn lao động Việt Nam đã đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc xin phép thành lập cơng ty trực thuộc Tổng liên đồn lao động
21


Việt Nam. Ngày 07 tháng 11 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng
Chính phủ ra Thơng cáo số 2830 cho phép Tổng liên đồn lao động Việt Nam thành lập
công ty du lịch trực thuộc. Một năm sau, ngày 07 tháng 11 năm 1989, Ban thư kí Tổng Liên
Đồn Lao Động Việt Nam ra Quyết định số 508QĐ/TLĐ thành lập Công ty TNHH du lịch
Công Đồn Việt Nam có trụ sở đóng tại 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội. Từ ngày 07 tháng 11
năm 1989, ngành Du lịch Việt Nam đã có thêm một thành viên mới. Cơng ty TNHH Du
lịch Cơng đồn Việt Nam đã trở thành một doanh nghiệp đoàn thể đầu tiên hoạt động kinh
doanh du lịch, cụ thể là trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn.
Đến nay, qua hơn 2 thập kỉ hoạt động và trưởng thành, với sự năng động, sáng tạo của
Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự cố gắng chung sức của tập thể cán bộ nhân viên, từ một

Công ty nhỏ, hiện nay Công ty TNHH một thành viên Du Lịch Cơng đồn Việt Nam đã
phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh với các thành viên và chi nhánh:
 Khách sạn Cơng đồn Việt Nam tại Hà Nội – Vietnam Trade Union Hotel – 14 Trần Bình
Trọng, Hồn Kiếm, Hà Nội
 Trung tâm Du Lịch lữ hành Quốc tế - VTUT International Travel Center – quận Hồn
Kiếm, Hà Nội
 Khách sạn Cơng đồn Việt Nam chi nhánh Đồ Sơn – Hải Phòng
 Khách sạn Cơng đồn Việt Nam chi nhánh Bãi Cháy – Hạ Long – Quảng Ninh
 Khách sạn Cơng đồn Việt Nam chi nhánh Sa Pa – Lào Cai
 Khách sạn Công đồn Việt Nam chi nhánh Hịa Bình
 Cơng ty cổ phần khách sạn cơng đồn Thịnh Long – Nam Định
Trong hai thập kỉ phát triển, Công ty đã chủ động mở chi nhánh trên cả nước, mở rộng
hợp tác liên kết với các tổ chức quốc tế. Cụ thể, Công ty là thành viên của các tổ chức:
 Hiệp hội Du lịch Mỹ ASTA;
 Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương PATA;
 Hiệp hội Du lịch Nhật Bản JATA.
Trong chặng đường 25 năm, Công ty đã đạt được những thành tích to lớn, vinh dự
được Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng những phần thưởng
cao quý, các Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều cờ thi
đua... Đặc biệt, tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, Công ty đã vinh dự được tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đây vừa là
niềm tự hào, vừa là sự động viên khuyến khích tập thể cán bộ, cơng nhân viên Công ty tiếp
tục xây dựng và phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đóng góp vào sự phát triển chung của
đất nước.
22

Thang Long University Library


2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du

Lịch Cơng Đồn Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Du Lịch Cơng Đồn
Việt Nam

(Nguồn: Phịng hành chính tổng hợp)
Bộ máy quản lý của Cơng ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến. Chức năng và
nhiệm vụ của mỗi phòng được phân định rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phịng
ban với nhau trong q trình hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Giám đốc
Giám đốc là người có pháp nhân hợp pháp về pháp lý nhà nước, là người lãnh đạo
trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, sắp xếp bổ nhiệm các thành viên vào các
vị trí phù hợp theo nhu cầu của từng giai đoạn, công việc. Giám đốc cịn chịu trách nhiệm
về tài chính, hạch toán, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, định hướng chiến lược và từng
bước thực hiện xây dựng Công ty ổn định, phát triển lâu dài.
Phó giám đốc
Phó giám đốc là người trực tiếp đi giao dịch, đàm phán và quản lý các hợp đồng mua
bán hàng hóa của Cơng ty. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc thay mặt giám đốc điều
hành các hoạt động của Công ty. Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm tổng kết và trình lên
Giám đốc các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ.

23


Phịng hành chính tổng hợp
Phịng hành chính tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp thực
hiện các cơng tác hành chính – quản trị, văn phòng, quản trị nguồn nhân lực, tiền lương,
phát triển mạng lưới đào tạo, thi đua khen thưởng và kỷ luật,…
Phòng tài chính kế tốn
Phịng tài chính kế tốn có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học. Cập nhật kết quả hoạt động kinh doanh theo

kỳ tháng, quý, năm. Chịu trách niệm lập các báo cáo cho các cơ quan quản lý Nhà nước
như: Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết tốn theo chế độ tài chính hiện hành,.. Theo dõi và
hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của Cơng ty đối với Nhà nước theo quy định của pháp
luật. Lưu trữ và bảo quản an toàn tuyệt đối các hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến nghiệp
vụ chuyên môn. Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của Công ty. Đối
chiếu số liệu hoạt động với các phòng ban liên quan.
Phịng kinh doanh
Phịng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tiếp thị hàng
hóa, quản lý lưu kho hàng hóa của Cơng ty, chăm sóc khách hàng quan trọng, quản lý và
kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính theo mục tiêu đầu tư của Công ty và chịu
trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty. Ngồi ra cịn
tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về các quyết định tài chính đẻ lựa chọn phương
án đầu tư, kinh doanh tối ưu. Tăng cường quan hệ, hợp tác và liên kết với các tổ chức tài
chính nhằm giải quyết vấn đề về vốn đầu tư kinh doanh của Cơng ty.
Phịng kỹ thuật
Phịng kỹ thuật có chức năng quản lý công ty về kỹ thuật, phát triển tiềm lực kỹ thuật,
thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất theo chức năng, nhiệm vụ của phịng do
Phó giám đốc phân cơng.
Phịng dịch vụ khách sạn
Phịng dịch vụ khách sạn chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến khách sạn,
các chi nhánh khách sạn của Công ty, các tour du lịch được đặt trước. Đồng thời liên hệ hợp
tác với các khách sạn khác nhằm cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo chất
lượng dịch vụ khách sạn của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn.
Phòng dịch vụ khách nghỉ
Phòng dịch vụ khách nghỉ có nhiệm vụ giải quyết các khách hàng lẻ, các tour du
lịch ngắn ngày. Tổ chức thực hiện các hợp đồng du lịch này một cách phù hợp và hiệu
quả.

24


Thang Long University Library


Ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án là nơi nghiên cứu và trình bày các dự án mới nhằm mang lại lợi ích
cho Cơng ty. Kết hợp với phịng Kế tốn và Hành chính tổng hợp để đưa ra những chính
sách quản lý phù hợp.
Phịng dịch vụ nhà hàng
Phịng dịch vụ nhà hàng có nhiệm vụ tiếp nhận các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ
nhà hàng tại Công ty. Đưa ra kế hoạch đổi mới và phát triển các dịch vụ thuộc nhà hàng
nhằm tăng lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ của Công ty.
Trung tâm lữ hành
Trung tâm lữ hành có trách nhiệm thiết kế các tour du lịch trong và ngoài nước nhằm
thu hút khách du lịch. Dự đoán xu thế du lịch của khách hàng để kết hợp với Ban quản lý dự
án nhằm đưa ra những dự án du lịch đặc biệt và chất lượng.
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của công ty là hợp lí, phù hợp với hình thức hoạt động của
cơng ty, các phịng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm duy trì hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Du lịch Cơng Đồn Việt Nam
Cơng ty TNHH một thành viên Du Lịch Cơng Đồn Việt Nam là cơng ty sở hữu vốn
đầu tư dưới hình thức TNHH có địa bàn hoạt động rộng lớn nên việc kinh doanh của Công
ty luôn được đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của Cơng ty là:
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn
- Tổ chức các tour du lịch trọn gói trong và ngồi nước
- Dịch vụ visa, hộ chiếu
Công ty TNHH một thành viên Du Lịch Cơng Đồn Việt Nam là cơng ty du lịch luôn
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong việc tổ chức các tour du lịch trọn gói với tiêu
chí: Chuyên nghiệp, Thú vị và Đáng tin cậy.

2.2. Thực trạng kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn môt thành viên Du
Lịch Cơng Đồn Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014
2.2.1. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn
2.2.1.1. Tình hình tài sản
Để có thể đánh giá tình hình kinh doanh của Cơng ty, trước tiên cần phân tích cụ thể
về cơ cấu tài sản – nguồn vốn dựa trên những số liệu thu thập được từ bảng cân đối kế tốn
của Cơng ty giai đoạn 2012 -2014 được trình bày ở phụ lục của khóa luận.
25


×