Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tóm tắt môn kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 19 trang )

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KĨ THUẬT
TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.
Nông nghiệp Việt Nam luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và để đảm
bảo yêu cầu phát triển bền vững thì yêu cầu của việc tăng trưởng theo chiều sâu,
chú trọng đến chất lượng của tăng trưởng được đặt ra ngày càng bức thiết. Khoa
học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự tăng trưởng này,
chính vì vậy, đã được Đảng và Chính phủ xác định là giải pháp then chốt đối với
sự phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Tiến bộ khoa học – công nghệ nông nghiệp có nội dung rất lớn liên quan tới
sự phát triển của tất cả các yếu tố,bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngành
này. Thực trạng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp Việt Nam được
thể hiện qua 5 nội dung.
1. Thủy lợi hóa nông nghiệp.
Thủy lợi hóa là quá trình thực hiện tổng hợp biện pháp khai thác sử dụng và
bảo vệ nguồn nước trên mặt đất, dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở
nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại gây ra cho đời sống.
Thủy lợi hóa là tiến bộ khoa học công nghệ liên quan tới nước của sản xuất
nông nghiệp và đời sống nông thôn. Yếu tố nước thường gắn với đất đai, sông
biển, thời tiết, khí hậu… Vì vậy thủy lợi hóa có nội dung rộng lớn với phạm vi
khác nhau trên một vùng, một quốc gia, thâm chí vấn đề mang tính khu vực và
quốc tế.
Thủy lợi hóa là tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm cải tạo và chinh phục
thiên nhiên, trên cơ sở nhận thức các quy luật của tự nhiên, trước hết, các quy luật
về nước, thời tiết, khí hậu, các quy luật về sông, suối… luôn diễn biến phức tạp, vì
vậy thủy lợi hóa cũng là quá trình lâu dài và phức tạp.
1.1. Thành tựu.
Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta được đánh giá có những
thành công ngoài mong đợi, sản lượng lương thực tăng đáp ứng đủ lương thực cho


nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân, góp phần quan trọng đưa Việt nam từ chỗ thiếu
lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bộ mặt nông
thôn mới không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an toàn trước thiên tai, ổn
định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện. Ngoài cây
lương thực,các loại cây rau mầu, cây ăn quả cũng phát triển mạnh, đã hình thành
lên những vùng chuyên canh hàng hoá có giá trị kinh tế cao như cam, chè, đậu
tương, lúa chất lượng cao. Trong chăn nuôi cũng phát triển ổn định và trở thành
ngành nghề sản xuất chính, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo ra sản phẩm hàng hoá,
tăng thu nhập cho nhân dân. Sản xuất nông- lâm nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu
mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dần từ tự túc, tự cấp sang sản xuất
hàng hoá, ngành nghề nông- lâm nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng, đời sống
người dân được nâng lên đáng kể. Có được những kết quả đó không thể không nói
đến những đóng góp của ngành nông nghiệp tỉnh, hiệu quả từ việc xây dựng, quản
lý nhà nước về các công trình thuỷ lợi mang lại.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của
nông nghiệp, trong những năm qua, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư khá lớn cho
việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi. Theo
số liệu thống kê đến nay cả nước đã có 21.177 công trình các loại ( trong đó có
1.957 hồ nước có dung tích trên 300.000m3 .Hiện nay có khoảng hơn 130 đơn vị
khai thác công trình thủy lợi thuộc nhà nước ( chưa kể các trạm độc lập , ban quản
lý ) quản lý 19.391 công trình ( chiếm 91 % tổng số ), số công trình còn lại ( 9% )
do các tổ chức tập thể và tư nhân quản lý. Cơ sở vật chất thủy lợi nói trên có giá trị
tương đương vào khoảng tên 6 tỷ USD, chưa đảm bảo xây dựng công trình đồng
bộ, khép kín, vận hành êm ái, chưa đáp ứng cao nhất yêu cầu thâm canh trong nông
nghiệp. Theo tài liệu điều tra thì hiệu quả đạt được của nhiều hệ thống thủy lợi vẫn
chưa tương xướng với đầu tư ( bình quân cả nước mới đảm bảo tưới tiêu ổn định
55-65% so với thiết kế. Trong đó có hệ thống mới đảm bảo tưới 27-30% diện tích
thiết kế ( chủ yếu là các hệ thống thủy lợi nhỏ ở miền núi ), hầu hết các thủy lợi
vừa và lớn đảm bảo tới 90-100% diện tích nhưng phải có các biện pháp hỗ trợ nên
đã làm cho chi phí quản lý tăng them nhất là vùng cuối kênh ( theo tài liệu điều tra

thì ở một số hệ thống do doanh nghiệp nhà nước quản lý, người dân phải chi phí
thêm 400-600 nghìn VND/ha được tưới ). Thủy lợi hóa cao nhất vẫn tập trung chủ
yếu ở đồng bằng Sông Hồng (chiếm tỷ lệ 90%).
Hiện trạng đầu tư xây dựng thủy lợi: Đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn,
1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên
10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8x10
6
m
3
/h, hàng vạn công
trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và
hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống lũ
cho hạ du, các hồ chứa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m3,
nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng
năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho
1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6
triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m
3
/năm cho sinh hoạt, công nghiệp, du
lịch, dịch vụ ; Cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 70-75% tổng số dân.
1.2. Hạn chế.
Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của các đô thị lớn: 5 tỉnh,
thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng do ngập triều (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà
Mau, Hải Phòng và Vĩnh Long). Thành phố Huế và các đô thị khu vực Trung Bộ,
ngập úng do lũ. Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập
úng nặng do mưa.
Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và
chưa được khắc phục được.
Ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi: Bắc Đuống, Sông Nhuệ

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu thoát tại
nhiều khu vực tăng lên nhanh chóng.
Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương nên
công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu.
Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa chữa kịp thời nên bị xuống cấp, thiếu
an toàn.
Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở hạ
tầng hiện có, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, phân bố không hợp lý, thiếu hụt
nghiêm trọng kỹ sư thủy lợi ở địa phương, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu điều tra
mẫu trên phạm vi 5 tỉnh thành toàn quốc:
- Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tập trung trên 70% lực lượng lao động thuỷ
lợi được đào tạo, trong khi đó ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và duyên
hải miền Trung chiếm tỷ lệ rất nhỏ (nhất là ở các huyện và xã), có huyện không có
kỹ sư thuỷ lợi phụ trách công tác thuỷ lợi.
- Theo số liệu thống kê, trình độ kỹ sư thuỷ lợi/1 vạn dân ở Hà Nội là 1,64,
thành phố Hồ Chí Minh 0,89, Hà Giang 0,56, Quảng Bình 0,09 và Đăk Lăk là 0,21.
1.3. Nguyên nhân.
Nguyên nhân có thành tựu: Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, phong trào làm thủy lợi đã được các cấp, ngành từ Trung ương đến tỉnh,
huyện quan tâm, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả đầu tư cho thuỷ lợi đã
phát huy được hiệu quả, hoàn thành nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn đưa vào phục
vụ đời sống và sản xuất, góp phần quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững
chắc trong sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Tuy nhiên, có rất nhiều tác động gây ra bất cập trong thủy lợi hóa:
Nhiều thành phố lớn bị ngập lụt nặng do thiên tai. Các công trình phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa
thượng nguồn kết hợp hệ thống đê dưới hạ du nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê
sông và các cống dưới đê vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết
kế, chỉ chống lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ (miền Trung), các cống dưới đê hư

hỏng và hoành triệt nhiều.
Ô nhiềm nguồn nước do Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt
để đổ vào kênh rạch.
Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi
diện tích và cơ cấu sử dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thuỷ lợi.
Nhiều công trình hồ chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ,
phát điện, cấp nước đã được nghiên cứu, đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi
nhưng sau này do yêu cầu cấp bách về năng lượng nên nhiệm vụ của công trình tập
trung chủ yếu vào phát điện mà bỏ qua dung tích phòng lũ cho hạ du (chi phí đầu tư
xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng, tái định cư rất lớn).
Một số hệ thống thuỷ lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạn chế nên xây
dựng thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ.
Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê điều
và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão còn xem nhẹ.
1.4. Giải pháp.
1.4.1. Giải pháp chung
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến
hệ thống công trình thủy lợi.
- Nghiên cứu, áp dụng các chỉ tiêu thiết kế nhằm nâng cao mức đảm bảo cấp
nước, tiêu thoát nước, chống lũ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu
- Rà soát, bổ sung quy hoạch, từng bước xây dựng các công trình ngăn sông
lớn.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông bảo
đảm an toàn cho dân sinh và sản xuất.
- Xây dựng các chương trình nâng cấp các hệ thống thủy lợi phục vụ cấp
nước, tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn công trình.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ khoa học tiên tiến hạn chế
tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra.
1.4.2. Đối với các thành phố lớn
Thành phố Hà Nội: Bộ Nông nghiệp đã hoàn thiện quy hoạch tiêu thoát

nước cho hệ thống sông Nhuệ trong đó có Thành phố Hà Nội và đã được Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, trong đó có đề
xuất hệ thống CTTL nhằm giảm úng ngập cho thành phố cụ thể:
- Xây mới cống, trạm bơm Liên Mạc làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp
(170m
3
/s) và tiếp nước cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
- Xây dựng mới các trạm bơm: Nam Thăng Long (9m
3
/s); Trạm bơm Yên
Sở II (45m
3
/s), Yên Sở III (55m
3
/s); trạm bơm Đông Mỹ (35m
3
/s).
- Xây dựng mới các trạm bơm: Yên Nghĩa (120m
3
/s); Trạm bơm Yên Thái
(54m
3
/s) kết hợp trạm bơm Đào Nguyên (15m
3
/s).
Thành phố Hồ Chí Minh: Bộ Nông nghiệp đã hoàn thiện quy hoạch chống
ngập úng cho Thành phố và đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008.
Bộ Nông nghiệp và PTNT với tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo đang chỉ đạo
các đơn vị tư vấn của Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và Long An sớm hoàn thiện báo

cáo đầu tư xây dựng các cống ngăn triều lớn trong vùng
Thành phố Cần Thơ: Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo đơn vị tư vấn
lập Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng thành phố Cần Thơ làm cơ sở để đầu tư
xây dựng công trình chống ngập úng cho thành phố. Ngoài ra quy hoạch thuỷ lợi
cho các tỉnh thành phố khác sẽ được triển khai sớm theo chỉ đạo của Chính phủ
1.4.3. Đối với đồng bằng sông Hồng
Hoàn thành xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn để cùng tham gia cắt lũ
cùng với việc nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo an toàn cho hạ du (theo chương
trình nâng cấp đê sông vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Tiếp tục tiến
hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống dưới đê,
kết hợp bổ sung diện tích rừng ngập mặn ven biển. Xây dựng các đập ngăn sông để
chống nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Đầu tư nâng cấp, hiện
đại hóa hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: các trạm bơm tưới, êu, các cống,.
1.4.4. Duyên hải miền Trung:
Ngoài những biện pháp công trình ở trên trong vùng này cần tập trung sắp
xếp phân bố lại quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế xã hội xa những vùng có nguy
cơ rủi ro thiên tai. Xây dựng các công trình tránh trú an toàn khi có thiên tai xảy ra
như các tuyến đường vượt lũ, nhà tránh trú bão, …Thành lập các Trung tâm phòng
tránh thiên tai ở các địa phương để chỉ huy trực tiếp trước, trong và sau khi có
thiên tai. Xây dựng các hệ thống cảnh báo, bản đồ dự báo rủi ro: ngập lụt, hạn hán,
các kịch bản nước biển dâng, xâm nhập mặn, … đồng thời nâng cao nhận thức
cộng đồng trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
1.4.5. Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng này được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu từ
hai phía thượng nguồn và từ phía biển. Đối với thượng nguồn tiếp tục tham gia tích
cực trong Ủy hội sông Mê Công cùng cam kết sử dụng hợp lý tài nguyên nước và
bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống đê biển kết hợp với các cống ngăn mặn tại
các cửa sông lớn. Trước mặt quy hoạch xây dựng các cống trên sông Cái Lớn – Cái
Bé nhằm ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng BĐCM; xây dựng các cống ngăn mặn: Giao
Hòa, Bến Tre tại tỉnh Bến Tre bảo đảm cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và phát

triển nông nghiệp; bờ bao khép kín tại một số vùng (Đồng Tháp, An Giang) kết
hợp với các cống điều tiết để lấy nước thau chua rửa phèn, lấy phù sa vào chủ
động.
2. Cơ giới hóa nông nghiệp.
Tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp và chưa đồng bộ
2.1. Thành tựu.
Quá trình phát triển cơ điện nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đổi
mới đạt được nhiều thảnh tựu đáng kể. đến năm 2007, diện tích được cơ giới hóa
khâu làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước đạt 85%, tuốt lúa đạt 84%, xay xát lúa gạo
đạt 95%. Máy gặt đạp liên hợp lúa đã phát triển nhanh ở Đồng bẳng sông Cửu
Long. Cho đến đầu 2008,, cả nước trang bị khoảng 5000 chiếc, riêng Đồng bằng
sông Cửu Long đảm bảo gặt khoảng 10% diện tích lúa. Với gần 100000 phương
tiện vận tải nông thôn (thủy và trên đường), nông dân chuyển hầu hết vật tư nông
nghiệp nông sản sau thu hoạch về gia đình (hoặc ra chợ). Về chế biến nông – lâm -
thủy sản, đến nay có 4100 cơ sở chế biến công nghiệp ở nông thôn, trong đó có
1254 nhà máy chế biến nông – lâm – thủy sản , quy mô vừa và lớn với công nghệ
hiện đại, đã tạo bước đột phá phát triển của ngành. Ngoài ra, các thành phần kinh
tế đã đầu tư trang bị gần 300000 máy móc – thiết bị (quy mô nhỏ) phục vụ cho
khâu chế biến, bình quân 2,1 – 2,5 cơ sở chế biến/100 hộ gia đình. Cơ giới hóa
khâu khai thác hải sản đã tăng nhanh, khoảng 5800000 mã lực đánh bắt trên
1000000 tấn/năm Cơ giới hoá đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông - lâm - thủy sản, tăng uy
tín trên thị trường quốc tế. Về phương thức đầu tư, nông dân bỏ vốn mua máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất cho gia đình và làm dịch vụ (khoảng 95% số máy móc,
thiết bị do dân tự đầu tư). Cơ điện khí hoá nông nghiệp đã góp phần đổi mới lực
lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả lao động, khai thác tiềm năng đất đai, góp
phần đắc lực trong phát triển kinh tế nông thôn Nhà nước chưa có chủ trương, biện
pháp thúc đẩy ngành cơ điện nông nghiệp phát triển nhưng, xuất phát từ nhu cầu
thực tế và từ kinh nghiệm ban đầu của Nghệ An, Lạng Sơn, đến nay có trên 40
thành phố, tỉnh đề ra biện pháp thiết thực: tập trung đầu tư cho cơ sở chế tạo máy,

nông dân được vay vốn trung hạn không lãi, tổ chức tiếp thị và dịch vụ bảo hành
đến người tiêu dùng… làm đòn bẩy cho ngành cơ điện phục vụ quá trình cơ giới
hóa trước, trong và sau thu hoạch. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng,
hướng dẫn sử dụng máy móc phục vụ quá trình cơ giới hoá - điện khí hoá nông
nghiệp, nông thôn chưa được chú trọng. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
nhiều, nhưng không đều giữa các vùng. Sản xuất nông nghiệp tuy được mùa, nông
dân tiêu thụ được sản phẩm lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây
ăn quả, chăn nuôi… đời sống nông dân có khá lên nhưng giá nông sản bấp bênh và
còn thấp trong khi đó giá máy nông nghiệp cao. Khả năng tích luỹ để mua sắm
máy móc, trang bị các dây chuyền chế biến đồng bộ của các thành phần kinh tế còn
rất hạn chế. Tại nhiều địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ, quy trình, thủ tục
còn rườm rà, phức tạp. Ðặc biệt, việc thẩm định cho vay vốn của ngân hàng rắc rối,
tốn rất nhiều thời gian, bỏ lỡ thời vụ. Một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp, một bộ
phận cán bộ thực thi chưa nhiệt tình, thiếu trách nhiệm. Một số địa phương chưa
quan tâm, chưa có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư trang bị máy nông nghiệp.
Ngoài ra, trên thị trường, nguồn máy sản xuất trong nước hạn chế về số lượng, chất
lượng, nhỏ hẹp thị phần, bất hợp lý chủng loại và giá cả, nguồn nhập khẩu có hiện
tượng gian lận, trốn thuế, hàng qua sử dụng không rõ nguồn gốc, làm ảnh hưởng
sản xuất cơ khí trong nước, môi trường cạnh tranh và quá trình vận hành máy, thiết
bị của nông dân, nhất là khâu kỹ thuật bảo dưỡng, phụ tùng thay thế Mặc dù
trong giai đoạn 2001 - 2006, vốn đầu tư của Nhà nước có tăng từ 2 - 2,5 lần so với
giai đoạn trước 2000 cho nông thôn, nông nghiệp, đầu tư để phát triển cơ giới hoá
nông nghiệp hầu như còn rất thấp Mặt khác, khả năng thu hút vốn đầu tư của các
thành phần kinh tế trong lĩnh vực trang bị máy móc cơ điện nông nghiệp cho nông
dân quá khiêm tốn. Điều này cho thấy môi trường đầu tư nông thôn nói chung, đối
với cơ khí nông nghiệp nói riêng vẫn khá hấp dẫn Hội nghị Trung ương lần thứ 7
(khóa X) đã nhấn mạnh: hiện đại hóa ngành trồng trọt trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức
vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến và ứng dụng khoa học công
nghệ, trong đó đã nhấn mạnh: tăng cường thực hiện cơ khí hóa các khâu sản xuất
nông nghiệp, trước hết là các khâu sản xuất quan trọng: Đến năm 2015, cơ giới hóa

khâu làm đất đạt 90% và đến năm 2020 phải đạt 100%; cơ giới hóa khâu gieo cấy
đạt từ 25 - 50%; thu hoạch từ 50 - 80%; trang bị nguồn động lực cho nông nghiệp
phải tăng từ 1,5 - 2,5 mã lực/ha. Với khâu cơ giới hóa phục vụ chăn nuôi: cần hình
thành cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với vùng nhiều sản phẩm, trang thiết bị hiện
đại đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, quan tâm đến môi
trường vệ sinh trong chăn nuôi. Cũng như ngành chăn nuôi, ngành thủy sản đòi hỏi
trang bị dây chuyền chế biến hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nói tóm lại,
bản thân ngành cơ điện nông nghiệp phải vươn lên đáp ứng nhu cầu của thị trường
theo những chỉ tiêu định hướng mà ngành nông nghiệp phát triển nông thôn đề ra:
đảm bảo chế biến công nghiệp một số mặt hàng nông - lâm - thủy sản đạt từ 70 -
90%, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nông dân thu nhập thấp không đủ vốn để đầu
tư trang bị máy móc cơ điện phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm sản. Đầu tư cho
ngành công nghiệp chế tạo máy kéo, máy móc nông nghiệp phục vụ các khâu
trước, trong và sau thu hoạch đòi hỏi đầu tư ban đầu khá lớn, lợi nhuận mang lại
rất thấp, do đó khó thu hút được dự án đầu tư từ các thành phần kinh tế kể cả trong
và ngoài nước Mặc dù đã có những điển hình về sản xuất máy móc nông nghiệp
nhưng đại đa số là sản xuất nhỏ, lẻ, khép kín; thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác
giữa các đơn vị, do đó hiệu quả đầu tư sản xuất chưa cao. Toàn cầu hóa, buộc các
nước đang phát triển mở cửa cho sản phẩm chất lượng cao, mặc dù giá máy không
phải thấp được nhập từ các nước có nền sản xuất công nghệ tiên tiến. Lợi thế cạnh
tranh về nguồn lao động với giá rẻ ở các nước đang phát triển là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để phát triển kinh tế nói chung, trong đó có vấn đề cơ giới hóa nông
nghiệp. Sự phụ thuộc giữa nước nghèo và các nước kinh tế phát triển thể hiện ở
nguồn tài chính và công nghệ Nền công nghiệp chế tạo máy của Việt Nam còn yếu,
nguyên nhiên vật liệu, những yếu tố "vào" quan trọng hầu như phải nhập khẩu, do
đó máy nông nghiệp, máy chế biến nông - lâm sản với công nghệ cao chế tạo trong
nước, cùng với đội mgĩ công nhân lành nghề ở ta còn hạn chế, vì vậy ta bị cạnh
tranh không cân sức ở tại mọi nơi, mọi lúc. Công tác nghiên cứu - phát triển tuy
được Đảng và nhà nước chú trọng nhưng thiếu những chính sách và các nhóm giải
pháp đồng bộ để đẩy mạnh ngành phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của sản xuất

nông nghiệp, nông thôn đề ra
Việt Nam có 8 vùng nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc
bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. ĐBSCL chủ yếu
là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía, bắp,
điều… Tương ứng với sự đa dạng đó, mức độ cơ giới hóa giữa các loại cây trồng
vì thế cũng rất khác nhau.
2.2. Hạn chế.
Ngành công nghiệp lấy đi “chất xám” rất nhiều từ nông nghiệp. Đã từ lâu
rồi, hệ thống đào tạo kỹ sư cơ khí nông nghiệp được thiết lập và vận hành trong
một số trường đại học và đến nay đã có hơn 10.000 người tốt nghiệp. Thế nhưng
do không có việc đích thực cần đến họ, trong khi họ lại có khả năng cơ khí nên họ
đã “đầu quân” cho mọi lĩnh vực cơ khí công nghiệp nhẹ hoặc nặng như: giao
thông, dệt may, dầu khí… Vì ở những nơi này họ có cơ hội chứng tỏ khả năng và
được đãi ngộ tương xứng. Theo tính toán của TS Phan Hiếu Hiền, hiện tại nếu gom
hết các kỹ sư đang nghiên cứu và giảng dạy tại các viện, trường, kỹ sư thiết kế chế
tạo sử dụng máy nông nghiệp trong các nhà máy hoặc cơ sở lớn nhỏ, có lẽ không
quá 5% số tốt nghiệp. Ngược lại với các kỹ sư nông học, đa số họ vẫn làm bên
nông nghiệp, ngay cả một kỹ sư bán vật tư nông nghiệp cũng có cơ hội vận dụng
kiến thức đã học bằng cách tư vấn bán hàng trực tiếp cho nông dân. Trong những
năm qua, số kỹ sư nông học làm trong cơ quan Nhà nước đã có những đóng góp
quan trọng cho nông nghiệp, một số đã trở thành lãnh đạo trong ngành từ trung
ương đến địa phương. Còn ở ngành cơ khí nông nghiệp, vốn dĩ đã ít hiệu quả từ
đầu và nhân sự đầu quân nơi khác, thì nay lại càng không có tiếng nói cũng như
đóng góp.
2.3. Nguyên nhân.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân huy động mọi nguồn lực đầu
tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Từ vùng đồng bằng đến miền núi, nông dân
áp dụng phổ biến các thiết bị cơ giới từ làm đất, gieo giống đến thu hoạch, vận
chuyển nông sản. Đầu tư áp dụng cơ giới nâng cao chất lượng nông sản, giảm giá

thành sản phẩm, nâng cao đời sống nông dân xây dựng nông thôn mới văn minh,
hiện đại.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2015 xác định đẩy mạnh
công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào và công nghệ mới vào sản
xuất, tập trung khâu giống cây trồng, vật nuôi, phương pháp canh tác với tỉ lệ cơ
giới hóa cao từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Một trong những chính sách nhằm đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông
nghiệp là hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi đầu tư mua máy móc phục vụ nông
nghiệp.
2.4. Giải pháp.
Công nghiệp phải ủng hộ và hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực cơ khí nông
nghiệp.
Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị tiên
tiến cho các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước.
Các sở, ban ngành trong tỉnh cần có liên kết vùng với các tỉnh khác để hỗ trợ
với nhau để đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất khi thiếu máy móc trong
sản xuất nông nghiệp của tỉnh này mà thừa ở tỉnh khác.
Cần tập huấn và cấp giấy chứng nhận cho nông dân khi sử dụng máy gặp
đập liên hợp để an tâm trong sử dụng, không để các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Ở địa phương, cần tăng cường hơn nữa các tổ hợp tác như hợp tác xã đứng
ra hợp đồng hỗ trợ cho nhóm nông dân từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Cần có các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu
sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân.
Cần có chính sách đào tạo nghề giúp cho người dân nghèo vùng nông thôn,
sinh kế phụ thuộc vào lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp,
dịch vụ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tốt hơn.
3. Điện khí hóa nông nghiệp nông thôn.
3.1. Thành tựu.
Từ khi nguồn điện về, việc sản xuất làm ăn của nông dân có nhiều thay đổi.

Người nông dân không còn vất vả gánh từng gánh nước, thay vào đó hệ thống máy
bơm, máy tưới được vận hành. Không chỉ thay đổi phương thức canh tác, điện khí
hóa còn giúp nâng cao sản lượng thu hoạch, nhờ bà con biết ứng dụng kỹ thuật, cơ
giới hóa như: máy vắt sữa, máy ấp trứng, máy tạo oxy … Từ đó, nâng cao chất
lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. điện đã đang trở thành một đòn bẩy quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng nông
thôn. Đầu tư cho điện khí hóa nông thôn đến nay đã đạt nhiều thành tựu đáng khích
lệ.
Chương trình điện khí hóa nông thôn mới được bắt đầu từ năm 1996, thực
hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra là đến năm 2015 100%
số xã với hơn 95% số hộ dân nông thôn có điện sử dụng. Trên thực tế, Việt Nam
đã đạt được những kết quả mang tính đột phá về điện khí hóa nông thôn. Đến cuối
năm 2007 đã đạt được chỉ tiêu 100% số huyện trên cả nước có điện lưới quốc gia
và điện tại chỗ. Đến nay, 98% số xã với hơn 95% số hộ có điện lưới quốc gia. Điện
đã làm thay đổi căn bản bức tranh kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi,
đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế tại một số thôn buôn trong chương trình cấp điện cho các thôn buôn
chưa có điện ở 5 tỉnh Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông
và Lâm Đồng mới đây, cuộc sống mới đang thực sự bắt đầu với những cơ hội phát
triển kinh tế đã hiện hữu trên từng bản làng, buôn sóc. Theo người dân ở các địa
phương này, từ bao đời nay, thôn chưa từng có điện. Mọi sinh hoạt của đời sống
đều phụ thuộc vào dầu, vừa thiếu ánh sáng, vừa đắt đỏ. Có điện - có ánh sáng. Tinh
thần, văn hóa được tăng lên rõ rệt nhờ vào chiếc tivi và các thiết bị sử dụng điện.
Đặc biệt, người dân có thể dùng điện thay dầu, phục vụ sản xuất, kinh tế có nhiều
cơ hội phát triển. Có điện, hoạt động sản xuất của người dân nông thôn chuyển dần
sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm
nghèo một cách có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải
thiện. Nhiều công trình được đầu tư, xây dựng mới, nhất là hệ thống giao thông
nông thôn, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế xã, chợ khu vực…
3.2. Giải pháp

Ở nhiều nơi trên cả nước, lưới điện hạ áp nông thôn được đầu tư cách đây
20-30 năm, do không được đầu tư sửa chữa nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu thực
tế nên xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực tế nhiều địa phương có điện lưới quốc
gia nhưng người dân không sử dụng được, hoặc nếu có sử dụng được thì chất
lượng điện không bảo đảm, trả giá cao do lượng tổn thất điện năng lớn, Chính phủ
đã giao cho ngành điện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để quản lý, sửa chữa và
bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn nhằm hưởng chính sách giá điện cũng
như phát triển kinh tế. Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Đặng Hoàng An cho biết, từ tháng 6.2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển
khai chương trình với quy mô tiếp nhận 5.300 xã bao gồm 7,4 triệu hộ dân nông
thôn. Mục tiêu của EVN là trong vòng 3 năm tới, sau khi tiếp nhận xong sẽ đầu tư
khoảng 20.000 tỷ đồng để cải tạo toàn bộ lưới điện và đưa tỷ lệ tổn thất điện năng
trên phần lưới điện mới tiếp nhận này xuống khoảng 10%
4. Hóa học hóa nông nghiệp.
4.1. Thành tựu.
Cùng với cơ giới hóa, thủy lợi hóa trong những năm qua ở nước ta, quá trình
hóa học hoasanr xuất nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc: lượng phân bón và
thuốc trừ sâu, diệt cỏ tăng lên, chủng loại đa dạng, cơ cấu được điều chỉnh phù hợp
với nhu cầu sản xuất. tuy lượng phân bón hóa học bình quân trên 1 ha còn ở mức
thấp (100kg/ha) nhưng cơ cấu các loại NPK đã được điều chỉnh theo hướng giảm
tỷ lệ đạm, tăng tỷ lệ lân và kali để đáp ứng tốt hơn, nhu cầu sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Ngoài phân bón, một số hóa chất khác như thuốc diệt cỏ, thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích cây trồng và vật nuôi cũng khá đa dạng về chủng loại.
Điều đáng mừng là quan hệ giữa giá lúa và giá phân bón đã thay đổi theo
chiều hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp và nông dân, trước đây, giá của 1kg
phân đạm thường ứng với giá của 2kg lúa, nay giảm xuống còn tỷ lệ 1 đến 1,3.
Nhìn chung, giá phân nhập khẩu cũng như giá phân sản xuất trong nước đều có xu
hướng giảm.
Cùng với cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong những năm qua ở nước ta quá trình
hoá học hoá sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc: lượng phân bón và

thuốc trừ sâu, diệt cỏ tăng lên, chủng loại đa dạng, cơ cấu được điều chỉnh phù hợp
với nhu cầu sản xuất. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới hệ số
sử dụng phân hoá học còn rất thấp, bình quân trên 250 kg/ha, so với các nước phát
triển có nền thâm canh cao (như Hàn Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản 403kg/ha, Trung
Quốc 390 kg/ha). Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước ta trong mấy năm
qua cho kết quả nếu bón NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất
bạc màu có thể tăng 100-200%, năng suất bắp cải và cà chua tăng được 10-20%,
nhưng đặc biệt là hàm lượng NO3- tích luỹ trong bắp cải giảm đáng kể, giảm 40-
50% so với chỉ bón phân đạm. Thông qua việc bón phân đạm, lân và các yếu tố
dinh dưỡng khác tích luỹ trong ao, hồ, đập chứa, gây hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước, ở nơi đó rong rêu phát triển tranh chấp o xi O2 với cá và động vật
thuỷ sinh khác gây tắc nghẽn dòng chảy. Khi chết đi chúng để lại một khối lượng
sinh khối lớn, bị vi sinh vật phân huỷ gây mùi hôi, thối rất khó chịu ô nhiễm cả
nguồn nước và không khí. Ngoài ra phân là hỗn hợp có chứa kim loại nặng (KLN),
đặc biệt là Cadmium (Cd) khi được bón vào đất, cây trồng sẽ sử dụng và gây nên
nguy cơ tích luỹ KLN trong nông sản. Ngoài phân bón, một số hoá chất khác như
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cây trồng và vật nuôi cũng khá đa
dạng về chủng loại. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) góp phần quan trọng trọng việc
bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thuốc BVTV cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường sống.
4.2. Hạn chế.
Tuy hóa học hóa trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn
còn rất nhiều khó khăn. Sản phẩm phân bón, hóa chất sản xuất trong nước còn quá
bé, chủng loại đơn điệu, giá thành cao nên chưa được nông dân ưa chuộng(phân
đạm sản xuất trong nước chiếm khoảng 10%, còn 90% còn lại là nhập khẩu). nhìn
chung, công nghiệp sản xuất phân bón ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với
nhu cầu trong khi đó thị trường và giá cả nhập khẩu không ổn định. Tổ chức nhập
khẩu còn phân tán nên thường gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp và

gây thiệt hại cho nông dân. Chính phủ đã tổ chức lại các đầu mối nhập khẩu phân
bón và sản xuất gạo, nên tình trạng lộn xộn trong nhập khẩu phân bón đã bắt đầu
được hạn chế. Song vấn đề hỗ trợ giá của nhà nước đối với các loại vật tư nông
nghiệp quan trọng này lại chưa được đặt ra.
4.3. Giải pháp.
Việc sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp nước ta cũng ngày càng
tăng lên, nhưng so với thế giới vẫn chỉ thuộc nhóm nước trung bình. Mặc dù các
loại hóa chất đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng nông sản nông
phẩm, nhưng cũng đang đặt ra những vấn đề về môi trường, do vậy cần được quản
lý và hướng dẫn chặt chẽ để sử dụng hợp lý.
5. Sinh học hóa nông nghiệp.
5.1. Thành tựu
Việc ứng dụng cách mạng sinh học trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều
giống lúa, ngô, rau, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nhất là các loại giống lai có tính
chống chịu tốt và năng suất cao. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực
chăn nuôi như lợn có tỷ lệ nạc cao, bò sinh hóa có thể trọng lớn và gà công nghiệp
có tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn… cũng đã được áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, trình độ áp dụng thành quả cách mạng sinh học của nước ta còn thấp so
với các nước láng giềng.
Công nghệ sinh học ở nước ta đang được chú trọng và có được bước phát
triển khá nhanh, triển vọng có bước tiến khả quan hơn trong những năm tới. Chúng
ta đã thực hiện hợp tác với các nhà khoa học của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế
và tích cực ứng dụng nhiều thành quả công nghệ sinh học trong sản xuất nông
nghiệp. Từ lâu nông dân ta ở nhiều nơi đã có tập quán ủ và sử dụng phân hữu cơ từ
phân gia súc, cỏ rác, lá xanh, thực hiện "sạch làng tốt ruộng". Đó là phương thức
canh tác văn minh, tiền thân của việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông
nghiệp. Vào những năm 70, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao
được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã được đưa vào sản xuất. Những giống lúa
này đã làm chuyển được vụ lúa chiêm dài ngày, ổn định, góp phần tăng sản lượng
lúa lên nhanh chóng. Kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học nước ta

cũng đạt được kết quả rất tốt trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số
giống cây trồng khác. Một số giống lúa mới của Việt Nam được tạo bằng công
nghệ sinh học như DR1, DR2 có những đặc tính tốt đặc biệt: chịu rét, đẻ nhánh
khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8-9 tấn/ha. Đây là những
giống lúa rất có triển vọng đưa ra sản xuất đại trà. Ở Lâm Đồng, công nghệ sinh
học đã được ứng dụng để nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan, ly bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô và sản xuất một số loại phân hữu cơ vi sinh. Biện pháp phòng trừ dịch
hại tổng hợp (IPM) đang được triển khai rộng khắp những năm gần đây được nông
dân hưởng ứng tích cực. Đây thực sự là một tiến bộ kỹ thuật đưa lại hiệu quả lớn,
giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu bệnh, là biện pháp tích cực hướng tới một nền
nông nghiệp sạch đang là xu thế của nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay. Trong
chăn nuôi, phương pháp truyền giống nhân tạo được áp dụng rộng rãi. Từ việc thực
hiện "lai kinh tế" đến nay đã chuyển sang hướng lai cải tạo giống, thực hiện nạc
hóa đàn heo và sinh hóa đàn bò. Bằng phương pháp thụ tinh bằng viên tinh đông
khô, chúng ta đã có được hàng loạt gia súc thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn
nuôi của nước ta. Một số loại vaccin chế tạo trong nước đã đạt trình độ quốc tế
giúp chúng ta chủ động trong việc phòng dịch cho gia súc. Phần lớn các loại
premix vitamin, đạm, khoáng làm thức ăn bổ sung được sản xuất trong nước và
được sử dụng rộng rãi.Kỹ thuật nuôi cấy phôi bò được các nhà khoa học nước ta
thực hiện thành công từ những năm 1990, tuy mới ở dạng thí nghiệm. Điều này
cho chúng ta có niềm tin ở các nhà sinh học và triển vọng khả quan của CNSH
nước ta.
5.2. Giải pháp
Chính phủ cần có những chính sách công nhận sáng chế, phát minh, tạo điều
kiện cho người dân tìm tòi sáng tạo ra những giống mới.
Nâng cao trình độ dân trí.
Phải gắn liền nghiên cứu với ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công
nghiệp với nông nghiệp.

×