Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bài giảng chuyên đề về Kế hoạch đấu thầu theo quy định mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.43 KB, 26 trang )

Chuyên đề.
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
I. NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HỌACH
ĐẤU THẦU
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
III.TRÌNH, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
IV.MẪU TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ
HOẠCH ĐẤU THẦU
NGUYÊN TẮC
LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu thầu
2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu thầu
Khi lập KHĐT phải tuân thủ ba nguyên tắc sau đây ( Luật Đấu
thầu Điều 6)
1.KHĐT phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn
bản
2.KHĐT phải lập ra cho tòan bộ dự án, trừ trường hợp chưa
đủ điều kiện lập cho tòan bộ dự án và thật cần thiết thì được
phép lập KHĐT cho một số gói thầu để thực hiện trước
3.Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo
tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ
của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu thầu (tt)
KHĐT phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản
KHĐT phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng
văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt
đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện
để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu,


trừ gói thầu cần được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư.
Người phê duyệt KHĐT phải có trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định của mình.
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu thầu (tt)
KHĐT phải lập ra cho tòan bộ dự án, trừ trường hợp chưa đủ
điều kiện lập cho tòan bộ dự án và thật cần thiết thì được
phép lập KHĐT cho một số gói thầu để thực hiện trước
KHĐT phải được lập cho tòan bộ dự án để việc quản
lý được dễ dàng, việc thực hiện dự án được đồng bộ, thống
nhất. Tuy nhiên, trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần
thiết thì có thể lập KHĐT cho một hoặc một số gói thầu để
thực hiện trước.Ví dụ đối với một số dự án lớn và phức tạp,
nhất là đối với những dự án sử dụng vốn ODA, chủ đầu tư/bên
mời thầu thường thực hiện gói thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật
– dự tóan trước. Khi đó, chủ đầu tư cần lập KHĐT cho gói
thầu dịch vụ tư vấn nêu trên trước khi lập KHĐT cho tòan bộ
dự án.
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu thầu (tt)
Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ
thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy
mô gói thầu hợp lý

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ vào nội dung dự
án, tính chất công việc, trình tự thực hiện theo thời gian và theo các
nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ của dự án, không được chia
những công việc của dự án thành những gói thầu quá nhỏ, làm mất sự thống
nhất, đồng bộ yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ;


Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án;

Đảm bảo quy mô hợp lý ( phù hợp với điều kiện hòan cảnh của dự án, năng
lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với thị trường trong nước )

Mỗi gói thầu chỉ có một HSMT hoặc HSYC và được tiến hành tổ chức lựa
chọn nhà thầu một lần.

Việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định để thực hiện chỉ
định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít các nhà thầu tham gia là không
phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu

Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên
quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư (ví dụ
các công việc chuẩn bị dự án) thì căn cứ theo quyết định của người
đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án để lập KHĐT.

Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn ODA.

Thiết kế và dự toán được duyệt (nếu có); Nguồn vốn cho dự án;

Xác định rõ nguồn vốn để thành tóan cho nhà thầu là căn cứ và yêu
cầu bắt buộc khi lập KHĐT. Đối vời trường hợp dự án sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước, thì cần phải dựa vào kế hoạch phân bổ vốn
hàng năm để xem xét lập KHĐT. Ngòai ra, một số trường hợp gói
thầu sử dụng vốn vay của nhà thầu thì trong KHĐT phải nêu rõ

phương thức vay vốn. Khi đó, trong HSMT cần yêu cầu các nhà thầu
cung cấp hàng hóa, công trình… đồng thời chào phương án cho vay
vốn.

Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
1. Tên gói thầu
2. Giá gói thầu
3. Nguồn vốn
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức
đấu thầu
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
6. Hình thức hợp đồng
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Tên gói thầu

Tên gói thầu trong KHĐT phải thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi
công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường
hợp có đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm
nội dung công việc lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT và thiết kế kỹ
thuật. Trường hợp gói thầu nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong KHĐT
cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
Giá gói thầu

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư,
dự tóan được duyệt ( nếu có) và các quy định có liên quan. Giá gói thầu không
bao gồm dự phòng.

Đối với gói thầu DVTV lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT giá gói thầu được

xác định trên cơ sở thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực
hiện liên quan của ngành trong khỏan thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu
tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành;
sơ bộ tổng mức đầu tư;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì phải nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần
trong giá gói thầu.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu trong KHĐT phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức
thu xếp vốn để thanh tóan cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì
phải nêu rõ nhà tài trợ vốn và các cơ cấu vốn (ngoài nước, trong nước).
Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

KHĐT phải nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (7 hình thức quy định tại
chuyên đề 2) và ghi rõ là đấu thầu trong nước hay quốc tế, sơ tuyển, mời
quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có;

Phương thức đấu thầu (một giai đọan, hai giai đọan; một túi hồ sơ, hai túi hồ
sơ như trình bày tại chuyên đề 2) cũng phải được ghi rõ trong KHĐT.
Thời gian lựa chọn nhà thầu

KHĐT phải ghi rõ thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực
hiện gói thầu để đảm bảo tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu
phải tính từ ngày phát hành HSMT, HSYC đến ngày ký kết hợp đồng.
Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn,
thời gian lựa chọn nhà thầu được tính kể từ ngày phát hành HSMST,
HSMQT đến ngày ký kết hợp đồng.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Hình thức hợp đồng

Các tính chất của gói thầu, xác định hình thức hợp đồng áp dụng
đối với hợp đồng cho gói thầu khi lập KHĐT. Trường hợp trong
một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức
hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều
hình thức hợp đồng.
Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có
hiệu lực đến ngày các bên hòan thành nghĩa vụ theo quy định
trong hợp đồng đảm bảo việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến
độ dự án.
TRÌNH, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
1. Trình duyệt kế hoạch đầu thầu

Trách nhiệm trình duyệt KHĐT

Hồ sơ trình duyệt

Văn bản trình duyệt KHĐT

Tài liệu kèm văn bản trình duyệt
2. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Thẩm định KHĐT

Quy trình thẩm định KHĐT


Thời gian thẩm định

Báo cáo kết quả thẩm định

Phê duyệt KHĐT
Trình duyệt kế hoạch đầu thầu

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình duyệt KHĐT lên người có thẩm
quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư để xem xét,
phê duyệt đồng thời gởi cho các cơ quan tổ chức thẩm định để các
cơ quan, tổ chức này nghiên cứu, lập báo cáo thẩm định về KHĐT
trình người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trình KHĐT lên
Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư phải gửi cho Bộ quản lý ngành
để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
phê duyệt.

Đối với các gói thầu DVTV được thực hiện trước khi có quyết
định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc
chủ đầu tư có trách nhiệm trình KHĐT lên người đứng đầu cơ
quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định
được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có
trách nhiệm trình KHĐT lên người đứng đầu đơn vị của mình xem
xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng
đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn
vị trực thuộc tổ chức thẩm định KHĐT trước khi phê duyệt.
Văn bản trình duyệt KHĐT
Để quản lý được tổng thể và tòan bộ dự án, văn bản trình KHĐT
không chỉ đề cặp phần KHĐT mà còn phải nêu rõ các phần công việc
để thực hiện dự án. Văn bản trình phê duyệt KHĐT phải bao gồm:


Phần công việc đã thực hiện, bao gồm những công việc liên quan
đến việc chuẩn bị dự án các gói thầu đựơc thực hiện trước với giá trị
tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa
chọn nhà thầu;

Phần công việc thuộc KHĐT bao gồm nội dung công việc và giá trị
phần công việc tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện
theo một trong bảy hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi,
đầu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắn trực
tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt) kể cả
các công việc như rà, phá bom, mìn , vật nổ, xây dựng khu tái định
cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình, đào tạo, cơ sở
của việc chia dự án thành các gói thầu.
Văn bản trình duyệt KHĐT

Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi, trong
văn bản trình KHĐT, chủ đầu tư nêu rõ lý do áp dụng hình thức
lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu,
Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP. Đối với gói
thầu có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc
biệt áp dụng hình thức chỉ định thầu còn phải bảo đảm việc chỉ
định thầu hiệu quả hơn so với việc đấu thầu rộng rãi bằng cách
lượng hóa tính hiệu quả các yếu tố về kinh tế-xã hội và các yếu tố
khác.

Phần công việc chưa đủ điều kiện lập KHĐT (nếu có): phải nêu
nội dung và phần giá trị công việc còn lại của dự án.


Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc
không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc
KHĐT và phần công việc chưa đủ điều kiện lập KHĐT (nếu có)
không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp cần thiết phải lập KHĐT cho một hoặc một số gói
thầu để thực hiện trước thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao
gồm các nội dung như quy định nêu trên.
Tài liệu kèm văn bản trình duyệt

Khi trình duyệt để thẩm định và duyệt KHĐT, chủ đầu tư phải gửi
kèm các bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập KHĐT để cơ quan tổ
chức thẩm định, người có thẩm quyền có cơ sở xem xét, quyết
định.

Tài liệu bao gồm:

Quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư;

Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các
dự án sử dụng vốn ODA;

Thiết kế dự tóan, tổng dự tóan được duyệt (nếu có);

Nguồn vốn cho dự án;

Các văn bản pháp lý có liên quan (nếu có).
Quy trình thẩm định KHĐT

Sau khi nhận được văn bản trình duyệt KHĐT và đầy đủ các tài

liệu trình duyệt KHĐT của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức thẩm định
được phân công tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung như:
căn cứ lập KHĐT, phần công việc của dự án, đặc biệt là những
phần công việc phải được tổ chức lựa chọn nhà thầu (KHĐT) xem
xét về tổng giá trị của các phần công việc để đảm bảo việc thực
hiện dự án không vượt tổng mức đầu tư dự án; kiểm tra nội dung
KHĐT như phân chia gói thầu, giá gói thầu và đặc biệt là việc đề
nghị các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh ( ngòai hình
thức đấu thầu rộng rãi)….

Cơ quan tổ chức thẩm định phải lập báo cáo kết quả thẩm định để
trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Thời gian thẩm định

Thời gian đối với việc thẩm định KHĐT tối đa là 20 ngày, đối
với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng chính
phủ, thời gian thẩm định KHĐT tối đa là 30 ngày ( Luật Đấu
thầu Điều 31 khỏan 6).
Báo cáo kết quả thẩm định
Bao gồm những nội dung chính:

Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý

Tóm tắt nội dung KHĐT do chủ đầu tư (khi chưa xác định được
chủ đầu tư thì cơ quan được giao chuẩn bị dự án) trình;

Nhận xét về mặt pháp lý, về mặt nội dung của KHĐT;

Ý kiến về KHĐT, góp ý về những nội dung chưa đủ cơ sở…
Phê duyệt KHĐT


Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu
tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn
vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu
được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê
duyệt KHĐT trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận
được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Trường hợp Thủ tướng chính phủ phê duyệt KHĐT thì thực hiện
theo Quy Chế làm việc của Thủ tướng Chính phủ.
MẪU TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
1. Đối tượng áp dụng
2. Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Mô tả tóm tắt dự án

Phần công việc đã thực hiện

Phần công việc không áp dụng được một trong các
hình thức lựa chọn nhà thầu

Phần công việc thuộc KHĐT

Phần công việc chưa đủ điều kiện lập KHĐT

Kiến nghị
Đối tượng áp dụng

Phụ lục 1 của Nghị định 85/CP quy định về mẫu tờ trình phê duyệt

KHĐT. Đối tượng áp dụng mẫu này là cơ quan tổ chức có trách
nhiệm trình duyệt KHĐT đối với các dự án đã được phê duyệt
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Trường hợp gói thầu
DVTV được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì
khi lập tờ trình phê duyệt KHĐT có thể tham khảo mẫu này.
Mô tả tóm tắt dự án

Tên dự án

Tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư

Tên chủ đầu tư hoặc chủ dự án

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện dự án

Địa điểm, quy mô dự án

Các thông tin khác (nếu có)
Phần công việc đã thực hiện

Phần này liệt kê các công việc đã thực hiện, tổng giá trị thực hiện,
giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu.

Với mỗi công việc đã thực hiện cần nêu các thông tin sau:

Nội dung công việc hoặc tên gói thầu đã thực hiện;

Đơn vị thực hiện


Giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu;

Hình thức hợp đồng;

Thời gian thực hiện hợp đồng

Văn bản phê duyệt (nếu có)
Phần công việc không áp dụng được một trong
các hình thức lựa chọn nhà thầu
Phần này bao gồm nội dung và giá trị các công việc không thể tiến
hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu như:
chi phí cho ban quản lý dự án, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
(nếu có), dự phòng phí và những khỏan chi phí khác.
Phần công việc thuộc KHĐT

Biểu KHĐT: KHĐT bao gồm việc xác định số lượng các gói thầu
và nội dung của từng gói thầu, KHĐT được lập thành biểu tổng
hợp KHĐT.

Giải trình nội dung KHĐT:

Tên gói thầu và cơ sở phân chia gói thầu;

Giá gói thầu;

Nguồn vốn;

Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;


Thời gian lựa chọn nhà thầu;

Hình thức hợp đồng;

Thời gian thực hiện hợp đồng
Phần công việc chưa đủ điều kiện lập KHĐT
Kiến nghị: Phần này nêu kiến nghị của chủ đầu tư đề nghị
người có thẩm quyền xem xét phê duyệt KHĐT.

×