Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá khả năng nguồn nước trên lưu vực sông vu giang thu bồn và đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước trong mùa kiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 178 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá khả năng
nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất giải pháp khai thác bền
vững nguồn nước trong mùa kiệt” được hoàn thành tại Khoa Kỹ thuật tài nguyên
nước trường Đại học Thủy Lợi. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu
nỗ lực của bản thân, học viên đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy
giáo, cơ giáo, của bạn bè và đồng nghiệp.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Nguyễn
Văn Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, người thầy đã luôn cổ vũ, động viên,
tận tình hướng dẫn và góp ý chỉ bảo trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cơ
giáo Phịng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy, cô giáo trong Khoa Kỹ
thuật Tài nguyên nước, các thầy, cô giáo các bộ môn trong Trường Đại học Thủy
lợi, những người đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt
quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ và tạo
điều kiện thuận lợi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm còn hạn chế, cũng như thời gian và tài liệu thu thập chưa
thực sự đầy đủ, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót, vì vậy rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề
này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

/

/2016

Học viên

Nguyễn Thị Dung




BẢN CAM KẾT
Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Học viên cao học 22Q11
Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Văn Tuấn
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá
khả năng nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất giải
pháp khai thác bền vững nguồn nước trong mùa kiệt”.
Tôi xin cam kết: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân và được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tuấn và PGS.TS.
Nguyễn Tuấn Anh.
Các số liệu và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Thị Dung


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
BẢN CAM KẾT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU


....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu ................. 5
1.1.1.Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 5
1.1.2.Nghiên cứu trong nước ........................................................................ 8
1.1.3.Nhận xét chung về các nghiên cứu đã thực hiện ............................... 10
1.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu .............................................................. 10
1.2.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 10
1.2.2.Đặc điểm khí tượng thủy văn ............................................................. 16
1.2.3.Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội ..................... 23
1.3. Đánh giá khả năng nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn . 33
1.3.1.Tài nguyên nước mặt .......................................................................... 33
1.3.2.Tài ngun nước dưới đất .................................................................. 34
1.4. Hiện trạng cơng trình cấp nước vùng hạ du ........................................... 36
1.4.1.Hiện trạng cơng trình khai thác, sử dụng nước theo vùng ................ 36
1.4.2.Hiện trạng các cơng trình cấp nước khác.......................................... 39
1.5. Hiện trạng các cơng trình thủy điện ....................................................... 40
1.6. Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ............ 42
1.6.1.Hiện trạng sử dụng nước mặt cho nông nghiệp................................. 42
1.6.2.Hiện trạng sử dụng nước mặt cho dân sinh và công nghiệp ............. 43


1.6.3.Hiện trạng sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản. ........................... 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG NGUỒN NƯỚC, CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
THỦY ĐIỆN ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÙNG HẠ DU TRONG MÙA KIỆT47
2.1. Lựa chọn mơ hình tính tốn cân bằng nước........................................... 47

2.1.1.Công thức tổng quát về cân bằng nước ............................................. 47
2.1.2.Phân tích lựa chọn mơ hình cân bằng nước ...................................... 47
2.1.3.Cơ sở và kết quả phân chia tiểu lưu vực để tính tốn cân bằng nước
lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn .................................................................. 54
2.2. Tính tốn nhu cầu sử dụng nước cho các ngành .................................... 56
2.2.1.Tiêu chuẩn tính tốn nhu cầu sử dụng nước ...................................... 56
2.2.2.Tính tốn nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại .......................... 60
2.2.3.Tính tốn nhu cầu sử dụng nước trong tương lai năm 2020 ............. 65
2.3. Tính tốn lượng nước đến trên lưu vực ................................................. 69
2.3.1.Tình hình mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn ........................... 69
2.3.2.Phân vùng tính tốn mơ số dịng chảy ............................................... 70
2.3.3.Phân chia tiểu lưu vực để tính lượng nước đến trong mơ hình MIKE
BASIN .......................................................................................................... 71
2.4. Thiết lập mơ hình tính tốn cân bằng nước MIKE BASIN ................... 71
2.4.1.Xây dựng sơ đồ mạng lưới sông suối sử dụng trong mơ hình MIKE
BASIN .......................................................................................................... 71
2.4.2.Phân chia hệ thống khu sử dụng nước trong nơng nghiệp ................ 72
2.4.3.Xây dựng mơ hình MIKE BASIN cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn74
2.4.4.Xác định số liệu đầu vào của mơ hình ............................................... 81
2.4.5.Kiểm định mơ hình ............................................................................. 81
2.5. Tính tốn cân bằng nước giai đoạn hiện tại ........................................... 88
2.5.1.Kết quả tính tốn cân bằng nước sơ bộ tần suất 85% nhu cầu nước
2012 ............................................................................................................ 89


2.5.2.Kết quả tính tốn cân bằng nước bằng mơ hình MIKE BASIN 1978 –
2012 với nhu cầu sử dụng nước ở hiện tại .................................................. 91
2.6. Tính tốn cân bằng nước trong tương lai ............................................... 95
2.6.1.Kết quả tính tốn cân bằng nước sơ bộ tần suất 85%, nhu cầu sử
dụng nước 2020 ........................................................................................... 96

2.6.2.Kết quả tính tốn cân bằng nước mơ hình MIKE BASIN 1978-2012
với nhu cầu sử dụng nước đến 2020 ........................................................... 98
2.7. Phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nguồn nước trên
lưu vực ......................................................................................................... 102
2.8. Tác động của các cơng trình thủy điện ................................................ 109
2.8.1.Tính tốn cân bằng nước xác định sự thay đổi khả năng nguồn nước
trong trường hợp có hoặc khơng có các tác động của các cơng trình thủy
điện .......................................................................................................... 109
2.8.2.Tác động của việc chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn115
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG
NGUỒN NƯỚC TRONG MÙA KIỆT ...................................................... 125
3.1. Nguyên tắc và cơ sở khoa học đề xuất giải pháp ................................. 125
3.2. Nghiên cứu đề xuất lượng nước hợp lý cấp cho hạ du từ các cơng trình
thủy điện ...................................................................................................... 126
3.3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khác nhằm khai thác bền vững nguồn
nước trong mùa kiệt ..................................................................................... 129
3.3.1.Đề xuất các giải pháp cơng trình đáp ứng nhu cầu cấp nước và khai
thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước .......................................................... 129
3.3.2.Đề xuất các giải pháp phi cơng trình quản lý, khai thác và sử dụng
hiệu quả, bền vững nguồn nước trên lưu vực............................................ 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 139
PHỤ LỤC ................................................................................................... 141


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn [6] ......................................................10
Hình 1.2: Bản đồ đất lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn [6] ................................................12
Hình 2.1: Phác họa mơ hình lưu vực sơng trong sơ đồ MIKE BASIN ..............................54
Hình 2.2: Sơ đồ lưới trạm thủy văn trên lưu vực ...............................................................70

Hình 2.3: Sơ đồ mạng lưới sơng xây dựng trong mơ hình MIKE BASIN ........................72
Hình 2.4: Sơ

đồ

cơng

trình

thủy

điện

trong



hình

MIKE

BASIN

lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn ...........................................................................................78
Hình 2.5: Sơ đồ tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn ......................79
Hình 2.6: Sơ đồ tính cân bằng nước MIKE BASIN lưu vực sông Vu Gia – .....................80
Thu Bồn

............................................................................................................................80


Hình 2.7: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM trạm Nơng Sơn ...........................................82
Hình 2.8: Kết quả kiểm định mơ hình NAM trạm Nơng Sơn ............................................83
Hình 2.9: Kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM trạm Thành Mỹ...........................................84
Hình 2.10: Kết quả kiểm định mơ hình NAM trạm Thành Mỹ ...........................................85
Hình 2.11: Kết quả kiểm định MIKE BASIN tại trạm Thành Mỹ.......................................88
Hình 2.12: Kết quả kiểm định MIKE BASIN tại trạm Nơng Sơn .......................................88
Hình 2.13: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (1978-1982) ...........................................109
Hình 2.14: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (1982-1987) ...........................................110
Hình 2.15: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (1987-1991) ...........................................110
Hình 2.16: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (1992-1996) ...........................................110
Hình 2.17: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (1997-2001) ...........................................111
Hình 2.18: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (2001-2006) ...........................................111
Hình 2.19: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (2006-2011) ...........................................111
Hình 2.20: Dịng chảy mùa kiệt trạm Nơng Sơn (2011-2012) ...........................................112
Hình 2.21: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (1978-1982) ..........................................112
Hình 2.22: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (1982-1987) ..........................................112
Hình 2.23: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (1987-1991) ..........................................113
Hình 2.24: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (1992-1996) ..........................................113
Hình 2.25: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (1997-2001) ..........................................113
Hình 2.26: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (2002-2006) ..........................................114


Hình 2.27: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (2006-2010) ..........................................114
Hình 2.28: Dịng chảy mùa kiệt trạm Thành Mỹ (2011-2012) ..........................................114


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Đặc trưng hình thái sơng Vu Gia – Thu Bồn ..................................................16


Bảng 1.2:

Nhiệt độ khơng khí bình qn tháng trung bình nhiều năm ...........................17

Bảng 1.3:

Tổng số giờ nắng tháng, năm trung bình nhiều năm ......................................17

Bảng 1.4:

Độ ẩm trung bình quân tháng trung bình nhiều năm ......................................17

Bảng 1.5:

Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm ...................................18

Bảng 1.6:

Lượng mưa bình quân năm, mùa các trạm .....................................................20

Bảng 1.7:

Tỷ lệ phân phối nước ......................................................................................21

Bảng 1.8:

Dòng chảy kiệt nhỏ nhất các trạm ..................................................................23

Bảng 1.9:


Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2012 vùng nghiên cứu ..........................24

Bảng 1.10:

Dân số trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn 2012 ......................................25

Bảng 1.11:

Diện tích các loại cây trồng chính thống kê theo tiểu lưu vực .......................25

Bảng 1.12:

Số lượng gia súc, gia cầm năm 2012 tồn lưu vực .........................................25

Bảng 1.13:

Diện tích các khu cơng nghiệp thống kê theo tiểu lưu vực năm 2012 ............26

Bảng 1.14:

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 ................................................................26

Bảng 1.15:

Diện tích ni trồng thủy sản năm 2012 tồn lưu vực ....................................27

Bảng 1.16:

Dự báo dân số trong lưu vực đến năm 2020 ...................................................28


Bảng 1.17:

Số lượng gia súc, gia cầm năm 2020 toàn lưu vực .........................................30

Bảng 1.18:

Diện tích các khu cơng nghiệp thống kê theo tiểu lưu vực năm 2020 ............30

Bảng 1.19:

Diện tích ni trồng thủy sản năm 2020 tồn lưu vực ....................................33

Bảng 1.20:

Nguồn nước các sông trong lưu vực [14] .......................................................34

Bảng 1.21:

Các cơng trình khai thác, sử dụng nước ở hạ du .............................................40

Bảng 1.22:

Hiện trạng cơng trình thủy điện năm 2014 .....................................................41

Bảng 1.23:

Lượng nước sử dụng trong mùa kiệt ở hạ lưu ................................................45

Bảng 1.24:


Lưu lượng nước sử dụng trong mùa kiệt ........................................................46

Bảng 2.1:

Phân chia tiểu lưu vực trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .........................55

Bảng 2.2:

Mức tưới cho cây trồng tại mặt ruộng P = 85%..............................................57

Bảng 2.3:

Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.................................................................58

Bảng 2.4:

Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt giai đoạn hiện tại ứng với ...................60

tần suất 85% ..........................................................................................................................60
Bảng 2.5:

Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi giai đoạn hiện tại ................................61


Bảng 2.6:

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt giai đoạn hiện tại .................................61

Bảng 2.7:


Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp giai đoạn hiện tại ............................62

Bảng 2.8:

Nhu cầu sử dụng nước cho thủy sản giai đoạn hiện tại ..................................63

Bảng 2.9:

Kết quả tính tốn nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại ............................64

Bảng 2.10:

Cơ cấu sử dụng nước giai đoạn hiện tại ..........................................................64

Bảng 2.11:

Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt 2020 ....................................................65

Bảng 2.12:

Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi 2020 ....................................................65

Bảng 2.13:

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt 2020 .....................................................66

Bảng 2.14:

Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp 2020 ................................................67


Bảng 2.15:

Nhu cầu sử dụng nước cho thủy sản 2020 ......................................................67

Bảng 2.16:

Kết quả tính tốn nhu cầu sử dụng nước 2020 ...............................................68

Bảng 2.17:

Cơ cấu nhu cầu sử dụng nước 2020 ................................................................68

Bảng 2.18:

Lưới trạm khí tượng và đo mưa trong lưu vực ...............................................69

Bảng 2.19:

Lưới trạm thủy văn trong lưu vực ...................................................................69

Bảng 2.20:

Phân vùng tính tốn mơ số dịng chảy ............................................................70

Bảng 2.21:

Phân chia hệ thống nút tưới lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ........................72

Bảng 2.22:


Phân chia hệ thống nút tưới lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ........................74

Bảng 2.23:

Phân chia hệ thống nút cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản .........76

Bảng 2.24:

Phân chia hệ thống hồ chứa trong sơ đồ MIKE BASIN của lưu vực Vu Gia –

Thu Bồn

........................................................................................................................77

Bảng 2.25:

Hiệu chỉnh và kiểm định cho 2 trạm Nông Sơn và Thành Mỹ .......................81

Bảng 2.26:

Kết quả cân bằng nước sơ bộ tần suất 85% - Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn

hiện tại

........................................................................................................................89

Bảng 2.27:

Kết quả tính mức bảo đảm cấp nước tưới giai đoạn hiện tại ..........................91


Bảng 2.28:

Kết quả tính mức bảo đảm cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, thủy

sản giai đoạn hiện tại ............................................................................................................94
Bảng 2.29:

Kết quả cân bằng nước sơ bộ tần suất 85% - Nhu cầu sử dụng nước 2020 ....96

Bảng 2.30:

Kết quả tính mức bảo đảm cấp nước tưới 2020 ..............................................98

Bảng 2.31:

Kết quả tính mức bảo đảm cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, thủy

sản năm 2020 ......................................................................................................................101
Bảng 2.32:

Thống kê độ mặn lớn nhất (S max ) và nhỏ nhất (S min ) trong cùng ngày tại một

số điểm dọc các sông ..........................................................................................................105


Bảng 2.33:

Độ mặn lớn nhất bình quân thủy vực trong mùa khơ tại một số vị trí dọc sơng


Vĩnh Điện

......................................................................................................................107

Bảng 2.34:

Độ mặn lớn nhất bình quân thủy trực trong mùa khơ tại một số vị trí dọc sơng

Thu Bồn

......................................................................................................................107

Bảng 3.1:

So sánh dịng chảy khi có và khơng có bậc thang cơng trình thủy điện [14]127

Bảng 3.2:

Đề xuất lưu lượng u cầu xả từ các cơng trình thủy điện [14] ...................128

Bảng 3.3:

Sản lượng điện theo mục tiêu và theo yêu cầu xả [14] .................................129


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNN

Tài nguyên nước


PTBV

Phát triển bền vững

LVS

Lưu vực sơng

HST

Hệ sinh thái

NTTS

Ni trồng thủy sản

BĐKH

Biến đổi khí hậu

NBD

Nước biển dâng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn ở

miền duyên hải Trung Bộ Việt Nam với tổng diện tích lưu vực 10.350 km2 nằm trên
địa phận 3 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Kon Tum. Sông bắt nguồn từ địa bàn tỉnh
Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đổ ra biển Đông ở hai cửa
biển là Cửa Đại và Cửa Hàn. Tiềm năng phát triển nguồn nước của lưu vực rất đa
dạng: phát điện, cấp nước nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp, dịch vụ du lịch, đẩy
mặn, chống lũ ... Vì vậy, việc quản lý, khai thác tài nguyên nước của hệ thống này
có một vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Lưu vực nằm ở miền Trung của đất nước, có Đà Nẵng là thành phố trực
thuộc Trung ương, là đầu mối quan trọng của vùng có mạng lưới giao thơng hàng
khơng, đường sắt, đường bộ Bắc – Nam, hệ thống giao thông lên Tây Nguyên, sang
Lào, có cảng biển thuận tiện giao lưu quốc tế. Trong vùng có nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp như bán đảo Sơn Trà, Đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, có di tích văn hóa thế
giới như Hội An, Mỹ Sơn… Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là tỉnh nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được Đảng và Nhà nước quan tâm, tập
trung đầu tư cao nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Các khu công nghiệp Liên Chiểu – Hòa Khánh – Đà Nẵng – Điện Ngọc – Điện
Nam đã và đang đi vào sử dụng và khai thác thu hút đầu tư trong, ngoài nước là
những thuận lợi và cơ hội rất lớn cho phát triển nền kinh tế lưu vực.
Tuy nhiên, do những đặc thù của miền Trung, điều kiện tự nhiên của lưu vực
sông Vu Gia – Thu Bồn cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Địa hình lưu vực khá phức tạp, phần lớn là núi cao, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn,
khó xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông thủy lợi. Thời tiết khắc nghiệt, chất
lượng thảm thực vật bị suy giảm, thiên tai bão lũ ln xảy ra và có xu hướng ngày
càng ác liệt. Mưa lũ lớn gây xói mịn đất, xói lở bờ và cắt dịng sơng, gây úng ngập
và lũ lụt nghiêm trọng, trong khi mùa khơ ít mưa gây khô hạn nặng.
Theo các Kịch bản BĐKH và NBD, 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
tại lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thì lượng mưa mùa khơ giảm rõ rệt. Các tháng
mùa lũ lượng mưa đều tăng. Lượng mưa tăng mạnh nhất vào tháng 9, tháng 10 và



2
giảm mạnh các tháng 1, 4. Tại các trạm thủy văn trên lưu vực sông Thu Bồn, đến
cuối thế kỷ 21, lượng mưa tháng trung bình có thể tăng từ 2.2 đến 11.4 % (theo kịch
bản A2), 9.6% (kịch bản B2) và 6.9% (kịch bản B1). Các trạm khí tượng trên lưu
vực thuộc sông Vu Gia, lượng mưa các tháng mùa lũ tăng nhỏ hơn, chỉ từ 6.2 đến
13%, trong khi các tháng mùa cạn giảm mạnh đến -26.1% với kịch bản A2. Lượng
mưa tháng tăng từ tháng 6 đến tháng 11, còn lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 5
giảm. Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), cuối mùa mưa thì lượng
mưa giảm; cịn các tháng cuối mùa khơ thì lượng mưa tăng.
Trong tương lai sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển đô
thị, khu công nghiệp, du lịch… đã và sẽ tạo ra những áp lực ngày càng gia tăng về
nguồn nước cho toàn bộ hệ thống lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn. Q trình đơ thị
hóa, sản xuất công nghiệp, khai thác du lịch và dịch vụ ở hạ du phát triển nhanh
chóng địi hỏi lượng nước cấp tăng lên nhưng kéo theo đó khả năng ô nhiễm nguồn
nước cũng tăng lên. Mâu thuẫn sử dụng nước giữa việc phát triển thủy điện (sản
xuất điện năng) với việc đáp ứng nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước ở
hạ du trên lưu vực sông ngày càng lớn.
Ngoài ra, sau khi xây dựng hệ thống các hồ chứa lớn, các cơng trình thủy
điện cũng được xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành, đặc biệt việc chuyển nước
của thủy điện Đăk Mi 4 đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho hạ du. Nước
chuyển nhiều hơn về phía Thu Bồn đã làm cho phía Vu Gia dịng chảy kiệt suy
giảm mạnh, mực nước giảm sút nghiêm trọng đặt biệt vào mùa kiệt, xâm nhập mặn
lấn sâu hơn, uy hiếp đến nguồn nước cấp cho các nhà máy cấp nước chính cho TP.
Đà Nẵng như nhà máy nước Cầu Đỏ, gây hậu quả đến sinh hoạt, nơng nghiệp, cơng
nghiệp… là rất lớn.
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước trên lưu vực sông Vu
Gia – Thu Bồn và đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước về mùa kiệt
trong tương lai nhằm đảm bảo nước cho lưu vực, đẩy mặn, không gây thiếu nước và
ô nhiễm môi trường là rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn. Nghiên cứu, đánh giá tác động của thủy điện và chuyển nước


3
đến nguồn nước vùng hạ du và đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước
trong mùa kiệt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nằm trên địa phận 3
tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Kon Tum.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp:
Dựa trên hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế các ngành vùng lưu vực
sông Vu Gia – Thu Bồn để đánh giá nhu cầu dùng nước cho các ngành từ đó đề giải
pháp khai thác bền vững nguồn nước trên lưu vực.
- Tiếp cận kế thừa:
Trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn cũng đã có một số các dự án quy hoạch
tài nguyên nước, quy hoạch thủy lợi, các đề tài nghiên cứu, đánh giá khả năng và
hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực. Việc kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên
cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.
- Tiếp cận thực tiễn:
Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng khai thác
sử dụng nước, hiện trạng cơng trình thủy điện, các ảnh hưởng của cơng trình thủy
điện và việc chuyển nước đến nguồn nước cấp cho hạ du trên lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn.
- Tiếp cận theo hướng sử dụng các phương pháp mơ hình tốn, thuỷ văn,

thuỷ lực và các công cụ hiện đại trong nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính tốn của các nghiên
cứu đã thực hiện trên địa bàn vùng nghiên cứu. Áp dụng trong đánh giá điều kiện
nguồn nước, tính tốn cân bằng nước.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu: điều kiện tự nhiên, địa hình, thủy văn, hiện
trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng nguồn nước, cơng trình


4
thủy điện và tình hình sử dụng nước. Áp dụng trong phân tích, đánh giá nguồn
nước, sử dụng nước, tác động của thủy điện…
- Phương pháp ứng dụng các mô hình hiện đại: Ứng dụng các mơ hình, cơng
cụ tiên tiến phục vụ tính tốn bao gồm mơ hình MIKE NAM tính tốn dịng chảy từ
mưa; mơ hình MIKE BASIN tính tốn cân bằng nước, các phần mềm thơng tin địa
lý và bản đồ. Áp dụng trong tính tốn nhu cầu nước, cân bằng nước, xác định hiệu
quả của các phương án tính tốn…
- Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá: Thống kê các số liệu, dữ liệu
liên quan, phân tích kết quả tính tốn… Áp dụng trong đánh giá nhu cầu nước, khả
năng đáp ứng của nguồn nước, tác động của việc khai thác nguồn nước…
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia giúp
nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của đề tài luận văn nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn có 3 chương cùng với mở đầu, kết luận và kiến nghị
Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và vùng nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá khả năng nguồn nước, cân
bằng nước và tác động của thủy điện đến nguồn nước vùng hạ du trong mùa kiệt;
Chương 3: Đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước trong mùa kiệt.



5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan như mức khai thác bền vững, chỉ số
khai thác nước, dịng chảy mơi trường… đã được tiến hành khá lâu tại một số quốc
gia và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, điển hình như Úc, Mỹ, Canda, Nam
Phi, Anh, Pháp…
Tại Úc, việc xem xét, thiết lập mức khai thác tài nguyên nước bền vững đã
được thực hiện ở hầu hết các lưu vực sơng lớn và quan trọng. Trong đó phải kể đến
các nghiên cứu và việc áp dụng thành công trong phát triển tài nguyên nước lưu vực
sông Murray – Darling [16] khi LVS này phải đương đầu với những vấn đề khá
nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái thủy sinh
bị suy thối. Một Ủy ban liên Chính phủ và các bang có sơng Murray – Darling đi
qua đã được thành lập và thơng qua một khái niệm ngưỡng, cịn gọi là “CAP”, nó
chính là cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường hợp nguồn
nước khan hiếm như dịch vụ thương mại nước, dịng chảy mơi trường và đảm bảo
quyền sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo năm khác tùy thuộc vào
nguồn nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 bang thuộc lưu vực sông
trong thời đoạn khan hiếm nước.
Tại Canada, việc nghiên cứu xác lập mức khai thác tài ngun nước đảm bảo
dịng chảy mơi trường được tiến hành trên các lưu vực sông Grand, Mihallven, sông
Big năm 2005…Bang British Columbia đã xây dựng hướng dẫn về ngưỡng dòng
chảy trong sông cho cá và môi trường sống của cá, theo đó đã đưa ra khái niệm về
ngưỡng dịng chảy trong sơng đảm bảo mơi trường sống cho các lồi cá và các bước
tính tốn ngưỡng dịng chảy theo các bước: Xác định hiện trạng sinh trưởng của các
loài cá; sử dụng chuỗi dòng chảy ngày tự nhiên liên tục tối thiểu 20 năm liên tiếp;
tính tốn tỷ lệ chuyển đổi dịng chảy lớn nhất, tính tốn dịng chảy nhỏ nhất, thiết

lập ngưỡng dòng chảy nhỏ nhất.
Tại Mỹ, các nhà khoa học Mỹ là một trong những người tiên phong trong
lĩnh vực nghiên cứu về dịng chảy mơi trường. Các phương pháp phát triển từ rất
sớm và chiếm tới 37% trên tổng số phương pháp được phát minh [17]. Ví như


6
phương pháp chỉ số Tenant (1976) đã được sử dụng để đánh giá dịng chảy mơi
trường cho nhiều bang ở nước Mỹ bằng việc đưa ra các mức dòng chảy như bằng
10%, 30% dịng chảy trung bình năm, phương pháp mô phỏng môi tường cư ngụ
PHASIM (Physical Habitat Simulation) và phương pháp này hiện nay được sử dụng
ở nhiều nước như Pháp, Na Uy và Newzealand.
Tại Anh, chỉ số dòng chảy kiệt tự nhiên đã được sử dụng để xác định dịng
chảy mơi trường trong q trình điều tiết khai thác nước. Chỉ số thường được dùng
nhất là Q95 % là dịng chảy có thời gian duy trì bằng hoặc lớn hơn 95%, chỉ số này
được lựa chọn hoàn toàn dựa trên cơ sở thủy văn; phương pháp LIFE (Lotic
Invertebrate Index for Flow Evaluation), phương pháp này dựa trên các số liệu giám
sát định kỳ động vật không sương sống kích thước lớn.
Tại Nam Phi, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển nhiều phương pháp
tính tốn dịng chảy môi trường. Phương pháp được biết đến nhiều là phương pháp
luận khối dựng (Building Block Methdology, gọi tắt là BBM), tiền đề cơ sở của
BBM là các loài sinh vật sống trong sông phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản (các khối
dựng) của chế độ dòng chảy, bao gồm dòng chảy kiệt và lũ, là những yếu tố ảnh
hưởng tới việc duy trì động lực học bùn cát và cấu trúc địa mạo của sơng, vì vậy
thiết lập một chế độ dịng chảy thuận lợi cho việc duy trì hệ sinh thái bằng cách kết
hợp các khối dựng này. Ngồi ra, cịn một phương pháp khá nổi tiếng đó là phương
pháp đáp ứng hạ lưu đối với biến đổi dòng chảy bắt buộc (DRIFT – Downstream
Response to Imposed Flow Transformation), phương pháp này hình thành hướng
nghiên cứu tổng hợp vì nó đề cập đến tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái sông.
Nhật Bản cũng đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và áp

dụng các kết quả nghiên cứu để PTBV tài nguyên, môi trường nước của 5 lưu vực
sông chảy qua vùng Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km2 và dân số
trên 27 triệu người. Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu
nhằm bảo vệ mơi trường nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông. Giám sát HST
nước và quản lý các rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ơ nhiễm, phục hồi hệ
sinh thái vốn rất phong phú và đa dạng của vùng này.
Thái Lan cũng có nhiều kết quả trong nghiên cứu giải pháp bảo vệ tài nguyên
môi trường nước LVS Chao Phraya là một trung tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái
Lan và cũng là nơi đóng đơ của thủ đơ BangKok với tổng dân số trong lưu vực lên


7
tới 23 triệu người khi dịng sơng này phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do
nhu cầu ngày càng tăng lên của các hộ dùng nước ở hạ du [18]. Vấn đề cạn kiệt
nguồn nước cũng như xung đột về nước ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu
sông ngày càng bị ô nhiễm do nước thải hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông.
Một nghiên cứu tổng thể về chia sẻ, phân bổ một cách công bằng nguồn nước trong
LVS cho các hộ dùng nước mà vẫn đảm bảo nhu cầu nước cho HST hạ du đã được
thực hiện, song chưa thực sự kết thúc vì cịn gặp một số rào cản trong q trình đo
lường các điều kiện của lưu vực bằng hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS
Chao Phraya. Trên lưu vực sông Runhana – Srilanka của nước này [19] tình trạng
nguồn nước ngày càng suy kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất
lắp máy 120MW và cung cấp nước tưới cho 52.000 ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt.
Một kế hoạch quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho LVS Ruhuna đã được tiến
hành bao gồm phân bổ nước tưới với những giải pháp sử dụng nước tối ưu, triệt để
tiết kiệm để giảm cơng suất phát điện. Bên cạnh đó, một chiến dịch vận động sự
tham gia của cộng đồng, đặc biệt là của phụ nữ vào chương trình trên đã được thực
hiện khá hiệu quả.
Cùng với đó ở nhiều nước và khu vực trên thế giới cũng đã có những nghiên
cứu về việc đảm bảo duy trì dịng chảy mơi trường cho dịng sơng. Các u cầu và ý

kiến của các cộng đồng thường đóng vai trị là động lực thúc đẩy việc duy trì dịng
chảy mơi trường. Thí dụ trong trường hợp quản lý hồ Mono lake (California, Hoa
Kỳ), tòa án đã có những phán quyết buộc chính quyền phải xả lượng nước để duy trì
dịng chảy mơi trường nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đánh bắt cá. Ý chí
và hành động của cộng đồng đã đóng vai trị then chốt và tạo điều kiện cho nững
thay đổi đó.
Kêu gọi hành động để duy trì dịng chảy mơi trường không chỉ từ cấp địa
phương. Cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức tõ về tầm quan trọng của tài
nguyên nước và tính cần thiết của cơng tác quản lý nước đảm bảo tính bền vững
trong khai thác và đảm bảo các nhu cầu về môi trường. Trong báo cáo của Ủy ban
thế giới về đập [20] đã coi sự bền vững của các dịng sơng và cuộc sống cũng như
nhận thức về quyền và chia sẻ lợi ích là những vấn đề cần được ưu tiên. Từ đó, yêu
cầu các hồ chứa phải xả nước để duy trì dịng chảy mơi trường và điều đó phải được
thiết kế, điều chỉnh và vận hành để đáp ứng được yêu cầu này. Tương tự như vậy,


8
trong văn kiện “Tầm nhìn về nước và tự nhiên” [21] đã kêu gọi “dành nước trong hệ
thống để phục vụ các công tác môi trường như hạn chế lũ lụt và làm sạch nguồn
nước”. Văn kiện này đã đóng góp một khn khổ chung gồm sáu phần cho hành
động bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, trong đó bao gồm cả việc quan tâm và
quản lý nguồn nước ngọt trong sông và lưu vực sông.
Do ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề
này luôn được quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các cơ quan nghiên
cứu trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. Việc phối hợp quốc tế trong nghiên
cứu và xác định chiến lược đúng đắn để khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ bền
vững tài nguyên nước nhằm khai thác và đáp ứng bền vững nguồn nước trong tương
lai là việc làm có ý nghĩa và cần thiết.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc đánh giá khả

năng nguồn nước trên lưu vực, đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước
như:
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn
cho đồng bằng sông Hồng”, Đại học Thủy Lợi, 2007. Đề tài đã nghiên cứu chế độ
làm việc và vận hành hệ thống hồ chứa, hệ thống các cơng trình lấy nước ở hạ lưu
đồng bằng Sông Hồng, nghiên cứu giải quyết bài toán tổng hợp sử dụng nguồn
nước trên lưu vực trong mối quan hệ tương tác giữa bài toán điều hành mùa lũ và
mùa kiệt với các nội dung, điều hành phòng lũ, trữ nước và phát điện trong mùa lũ,
với cân bằng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau trong mùa cạn.
Đề tài “Khả năng đáp ứng nguồn nước và cơ sở khoa học vận hành các hồ
chứa, trạm thủy điện trên lưu vực sông Hương” của PGS.TS. Vũ Đình Hùng. Đề tài
đã sử dụng mơ hình Nam để mơ phỏng mưa – dịng chảy mặt và MIKE BASIN để
tính tốn cân bằng nước và vận hành các hồ chứa, từ đó có cơ sở khoa học trong
việc đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước và cơ sở khoa học đề xuất quy
trình vận hành hệ thống hồ chứa ở thượng lưu lưu vực sông Hương.
Đề tài “Nghiên cứu xác định dịng chảy mơi trường của hệ thống sơng Hồng
– sơng Thái Bình và đề xuất các giải pháp duy trì dịng chảy mơi trường phù hợp
với các yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam, 2010. Đề tài đã đưa ra được cơ sở khoa học cho việc xây dựng khung thể chế


9
về dịng chảy mơi trường trên đồng bằng hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình, đề
xuất các giải pháp về quản lý và sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhằm đóng góp
cho việc sử dụng hợp lý, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong việc chia sẻ
nguồn nước giữa các ngành kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng
bền vững.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sơ lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên
nước lưu vực sông Ba”, Đại học Thủy lợi Hà Nội, 2003. Đề tài đã đề xuất việc cần
thiết nghiên cứu về dịng chảy mơi trường và nghiên cứu cải tiến và phát triển thể

chế, chính sách đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Đề tài đã xây dựng được
thư viện thông tin về tài nguyên nước lưu vực sông Ba, cũng như ngân hàng dữ liệu
khí tượng thủy văn. Trên cơ sở đó đề tài đã tính tốn cân bằng nước và phân chia
nguồn nước sử dụng trên lưu vực sông Ba sử dụng mơ hình tốn MIKE – BASIN và
đề xuất các mơ hình quản lý lưu vực sơng này. Đề tài có một số nhận xét chung về
tình hình khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông khi chuyển nước từ hồ An Khê
– Kanak sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường khu vực hạ du sông Ba.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ tài nguyên nước, môi trường
nước hạ lưu sông Trà Khúc theo hướng phát triển bền vững”, của TS. Phạm Thị
Ngọc Lan, Trường Đại học Thủy lợi”. Nghiên cứu này đã đưa ra các giải pháp tổng
thể cho việc quản lý bảo vệ và khắc phục suy thối mơi trường nước và hệ sinh thái
thủy sinh hạ lưu sông Trà Khúc đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững.
Phương pháp cân bằng nước đã được sử dụng để giải quyết bài toán chia sẻ, phân
bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ du và được tính
tốn với các phương án cơng trình bổ sung nguồn nước khác nhau.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các công trình thủy điện trên hệ thống
sơng Vu Gia – Thu Bồn đến nhu cầu dùng nước ở hạ lưu: thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2010 – 2020”, Đại học Đà Nẵng, 2011. Đề tài sử dụng mơ hình MITSIM
nhằm đánh giá khả năng cung cấp nguồn nước mặt của sông Vu Gia – Thu Bồn,
đưa ra nhận xét tổng quan về khả năng cung cấp nước của sông Vu Gia – Thu Bồn
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, khả năng
điều tiết dịng chảy của các cơng trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn ở hiện tại và năm 2020.


10
1.1.3. Nhận xét chung về các nghiên cứu đã thực hiện
Từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu thấy rằng
việc tính tốn cân bằng nước nên sử dụng mơ hình tốn. Hiện nay một số mơ hình
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới như: Hệ thống mơ hình GIBSI, mơ hình

BASINS, mơ hình WEAP, mơ hình MIKE BASIN…
1.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Sơng Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở miền Duyên hải Trung Bộ
Việt Nam. Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đơng của dãy Trường Sơn có diện tích lưu
vực: 10.350 km2, trong đó diện tích nằm ở tỉnh Kon Tum: 301,74 km2, còn lại chủ
yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.
Lưu vực có vị trí toạ độ:
16o03’ - 14o55’ vĩ độ Bắc
107o15’ - 108o24’ kinh độ Đơng.
Có ranh giới lưu vực:
Phía Bắc giáp lưu vực sơng Cu Đê;
Phía Nam giáp lưu vực sơng Trà Bồng và Sê San;
Phía Tây giáp Lào;
Phía Đơng giáp biển Đơng và lưu vực sơng Tam Kỳ.

Hình 1.1:

Bản đồ lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn [6]


11
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bao gồm đất đai của 17 huyện, thành phố
của 3 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, đó là Bắc Trà My, Nam
Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang,
Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Thành phố Hội An, thành
phố Đà Nẵng, Hoà Vang và một phần của huyện Thăng Bình, Đăk Glei (Kon Tum).
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đổi khá phức tạp và bị chia cắt mạnh.

Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông đã tạo cho lưu vực có 4 dạng
địa hình chính sau:

a) Địa hình vùng núi
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của lưu vực, dãy núi Trường Sơn có độ
cao phổ biến từ 500 ÷ 2.000 m. Đường phân thuỷ của lưu vực là những đỉnh núi có
độ cao từ 1.000 m ÷ 2.000 m, được kéo dài từ đèo Hải Vân ở phía Bắc có cao độ
1.700 m sang phía Tây rồi Tây Nam và phía Nam lưu vực hình thành một cánh cung
bao lấy lưu vực. Điều kiện địa hình này rất thuận lợi đón gió mùa Đơng Bắc và các
hình thái thời tiết từ biển Đơng đưa lại hình thành các vùng mưa lớn gây lũ quét cho
miền núi và ngập lụt cho vùng hạ du.

b) Địa hình vùng gị đồi
Tiếp theo vùng núi về phía Đơng là vùng đồi có địa hình lượn sóng độ cao
thấp dần từ Tây sang Đơng. Đỉnh đồi trịn, nhiều nơi khá bằng phẳng, sườn đồi có
độ dốc 20 ÷ 300.

c) Địa hình vùng đồng bằng
Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, tập trung chủ yếu là phía
Đơng lưu vực, hình thành từ sản phẩm tích tụ của phù sa cổ, trầm tích và phù sa bồi
đắp của biển, sơng, suối... Do đặc điểm đồi núi ăn sát biển nên đồng bằng thường
nhỏ hẹp chạy dọc theo hướng Bắc - Nam.

d) Địa hình vùng cát ven biển
Vùng ven biển là các cồn cát có nguồn gốc biển. Cát được sóng gió đưa lên
bờ và nhờ tác dụng của gió, cát được đưa đi xa bờ về phía Tây tạo nên các đồi cát
có dạng lượn sóng chạy dài hàng trăm km dọc bờ biển.
1.2.1.3. Thổ nhưỡng
Trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có các nhóm đất chính sau:



12
- Nhóm đất cồn cát và đất cát biển: Nhóm đất này có diện tích khoảng 9.779
ha được hình thành ở ven biển cửa sông Thu Bồn từ Đà Nẵng đến Duy Nghĩa với
những dải cát rộng hẹp khác nhau tùy theo tương tác giữa sơng biển và dịng chảy
sơng.
- Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 3.058 ha, phân bố ở vùng phía đơng
huyện Duy Xun, Hội An.
- Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng đông huyện Điện Bàn, chiếm diện tích
khoảng 629 ha;
- Nhóm đất phù sa phân bố ở hạ lưu sông Thu Bồn và một số vùng ở trung
lưu;
- Nhóm đất xám bạc màu phân bố ở hầu hết các huyện vùng trung du sông
Thu Bồn, diện tích 12.910 ha;
- Nhóm đất vàng phân bố chủ yếu ở các huyện trung du và miền núi như Trà
My, Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức…, chiếm diện tích 275.041 ha;
- Nhóm đất mùn đỏ trên núi phân bố chủ yếu ở vùng núi cao Trà My;
- Nhóm đất thung lung dốc tụ phân bố ở vùng trung du và núi cao Trà My,
Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn…, chiếm diện tích 3.997 ha.

Hình 1.2:

Bản đồ đất lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn [6]


13
1.2.1.4. Thực vật
Thực vật trong lưu vực khá phong phú và đa dạng, gồm có kiểu rừng kín
thường xanh ẩm á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1.000 m; kiểu rừng kín lá rụng
hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rừng cây thưa, lá rộng hơi khô nhiệt đới và kiểu rừng cây lá

kim hơi khơ nhiệt đới. Ngồi ra, cịn có các trảng cỏ, cây bụi.
Rừng bị tàn phá, khai thác thiếu quy hoạch. Tính đến năm 2006, diện tích
rừng trong tỉnh Quảng Nam khoảng 457,7.103 ha, trong đó rừng tự nhiên 396,3.103
ha, rừng trồng 61,4.103 ha, tỷ lệ rừng che phủ khoảng 43,9%.
1.2.1.5. Địa chất thủy văn
Trong phạm vi lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, nước dưới đất được chia
thành nước lỗ hổng và nước khe nứt.
1. Nước lỗ hổng
Nước lỗ hổng tồn tại vận động trong lỗ hổng của các đất đá bở rời theo 3
tầng chứa nước.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Halozen (Q IV )
Tầng chứa nước này bao gồm các thành tạo bở rời nguồn gốc sông, biển gốc
và hỗn hợp phân bố rộng rãi trên khắp đồng bằng. Thành phần thạch học chủ yếu là
cát, cát pha, sét, sét pha, cuội sỏi có chiều dày biến đổi từ 10 đến 40m.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (Q I - III )
Tầng chứa nước này lộ ra chủ yếu ở ven rìa đồng bằng, Tây, Nam Thăng
Bình, Duy Xun, ở thềm sơng n, sơng Q Giáng. Phần cịn lại bị phủ dưới
trầm tích halocen. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát pha, sét pha, cuội sỏi,
có chiều dầy 10 ÷ 38m.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ khơng phân chia (Q)
Tầng này bao gồm các trầm tích, sườn tích phát triển trên đá gốc trước
Kanozoi ở ven rìa tây Hịa Vang, Đại Lộc, Thăng Bình. Thượng nguồn các sơng
suối nhỏ thành phần gồm sét, sét pha, cát pha, cuội sỏi, dăm sạn.
Độ chứa nước của đất đá thay đổi, nhìn chung nghèo vào mùa khơ nhiều
giếng đào cạn nước.
Tầng chứa nước này khơng có ý nghĩa đối với cấp nước tập trung.
2. Nước khe nứt


14

Các thành tạo đá cứng nứt nẻ trong vùng bao gồm các đất đá tuổi Neogen,
Jura, Camlori- ocdooc, Proterozoi và các đá xâm nhập nứt nẻ.
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích hệ tầng Ái Nghĩa (N)
Các trầm tích Neogen của hệ tầng ái Nghĩa phân bố trong trũng địa hào Hội
An, trũng có dạng tam giác đỉnh ở Đại Lộc Đáy mở rộng về phía Đơng. Thành phần
thạch học là cuội kết, sạn kết chiều dày 110 ÷ 320m .
Nước trong trầm tích Neogen thuộc loại có áp, mực nước nằm dưới mặt đất
khoảng 3 ÷ 5m. Độ chứa nước của đất đá từ nghèo đến trung bình.
Nguồn cung cấp chủ yếu từ các tầng trên xuống, nguồn thấm từ nước mưa
không đáng kể.
Khả năng khai thác kém nhất là ở rìa ven biển nước bị mặn.
- Tầng chứa nước khe nứt trong những thành tạo Proterozoi, Mesozoi,
Paleozoi.
Trong số các thành tạo Proterozoi, Mesozoi, Paleozoi phân bố trong lưu vực
Vu Gia -Thu Bồn chỉ có các trầm tích lục nguyên - Carbonat phân hệ tầng trên của
hệ tầng A Vương (C-O 1 av3) và hệ tầng Ngũ Hành Sơn là có ý nghĩa về mặt địa chất
thuỷ văn. Chúng phân bố ở Tây bắc Đại Lộc và ở Ngũ Hành Sơn. Thành phần chủ
yếu là đá vôi bị hoa hóa, đá phiến thạch anh Sercot, đá phiến dạng quazit chiều dày
500 ÷ 700 m.
Các tầng chứa nước có áp cục bộ, mực nước tĩnh biến đổi từ 1,2 ÷ 4,5 m thay
đổi theo mùa, tổng lưu lượng q = 0,12 ÷ 16,08 l/s/m.
Độ chứa nước của đất đá thay đổi rất lớn tùy thuộc vào độ nứt nẻ karst hóa.
Độ tổng khống hóa của nước M = 0,1 ÷ 1,99 l/s, nguồn cung cấp là nước mưa,
nước thấm từ trên xuống. Các tầng chứa nước có triển vọng cung cấp nhỏ và vừa ở
phần không bị nhiễm mặn phía Tây.
1.2.1.6. Đặc điểm sơng ngịi
Lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía
Đơng của dãy Trường Sơn, có độ dài của sơng ngắn và độ dốc lịng sơng lớn. Vùng
núi lịng sơng hẹp, bờ sơng dốc đứng, sơng có nhiều ghềnh thác, độ uốn khúc từ 1 ÷
2 lần. Phần giáp ranh giữa trung lưu và hạ lưu lịng sơng tương đối rộng và nơng, có

nhiều cồn bãi giữa dịng, về phía hạ lưu lịng sơng thường thay đổi, bờ sông thấp


×