Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

Phương pháp giáo dục nâng cao sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 61 trang )

Bài 6
MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN
THÔNG VÀ KỸ NĂNG TRUYỀN
THÔNG GIAO TIẾP TRONG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
PHẠM VĂN CHÍNH
MỤC TIÊU
Sau bài học này học viên có khả năng:

Phân tích được một số mô hình TT-GDSK

Phân tích được các yêu cầu làm cho TT -
GDSK có hiệu quả.

Trình bày được các kỹ năng TT - GDSK
cơ bản.

Ứng dụng được các kỹ năng TT - GDSK
trong công việc hàng ngày để GDSK cho
cá nhân, cho nhóm, cho cộng đồng.
1.Mô hình TT-GDSK

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi nói chung và hành vi sức khỏe nói
riêng.

Mô hình giải thích về hành vi là sự đúc kết
các loại yếu tố và cách thức các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe ứng với
một hoàn cảnh nhất định nào đó.



Có rất nhiều mô hình giải thích về hành vi
và hành vi sức khỏe.
1.Mô hình TT-GDSK (tt)
1.1. Mô hình Niềm tin Sức khỏe
1.2. Lý thuyết về Hành động có lý do
1.3. Mô hình Triandis

Ðây là một mô hình thuộc trường
phái Tâm lý học nhận thức với
quan niệm các quá trình nhận thức
của con người đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành hành
vi.

Theo mô hình này con người quyết
định thực hiện một hành vi sức
khỏe hay không tùy thuộc vào
nhận thức về hai nhóm yếu tố:
Mô hình này dẫn đến một cách tiếp cận giáo
dục sức khỏe dựa trên việc thông tin về mối
đe dọa của bệnh và phân tích những lợi ích
và những trở ngại trong việc thực hiện hành
vi kết hợp việc thường xuyên nhắc nhở.
• Hoàn cảnh áp dụng: Dành cho đối tượng có trình
độ học vấn khá, có khả năng suy nghĩ, lý luận.
1.2. Lý thuyết về Hành động có lý do


Đại đa số hành vi của con người là có
dự định trước.

Dự định bản thân nó lại do nhiều yếu tố
ảnh hưởng mà đơn giản nhất là Thái độ
đối với hành vi và Chuẩn mực chủ
quan.

Ðối tượng càng có thái độ tích cực đối
với hành vi và chuẩn mực chủ quan phù
hợp thì càng có nhiều khả năng thực
hiện hành vi trong tương lai.

Khi bị tai nạn gây nên vết thương và sau khi
săn sóc vết thương tại chỗ ta cần phải làm gì?
(Hỏi về hành vi)

Bạn nghĩ làm việc đó có lợi ích hay không và
nếu có thì ở mức độ nào đối với bạn? Không
lợi gì/Lợi ít/Lợi vừa/Lợi nhiều (Hỏi về niềm tin)

Bạn biết về thông tin này từ
ai? (Hỏi về nguồn thông tin)

Bạn tin tưởng người này
đến mức độ nào? Không
tin/Tin ít/Tin vừa/Tin nhiều
(Hỏi về mức độ tin tưởng).

CAN THIỆP GDSK VÀ NCSK LÊN
CÁC BƯỚC THAY ĐỔI HÀNH VI
Hoàn cảnh áp dụng:

Dự báo chiều hướng phát triển của
hành vi cũng như để lượng giá những
hành vi xảy ra có điều kiện.
• Đối tượng đã có những định kiến, thói
quen hoặc tập quán lâu đời về những
hành vi có hại cho sức khỏe vì mô hình
này đặc biệt quan tâm đến áp lực xã
hội trong việc tác động đến hành vi.
1.3. Mô hình Triandis
( Mô hình mở rộng mô hìnhNiềm tin Sức khỏe)
Theo mô hình này, hành vi đại đa số trường
hợp xuất phát từ ý định còn ý định là kết
quả của 2 nhóm yếu tố:
- Cảm xúc tình cảm gọi đơn giản là Tình
- Nhận thức gọi đơn giản là Lý.
Tình ở đây là những cảm xúc, tình
cảm thúc đẩy hoặc cản trở ý định
thực hiện hành vi.
Lý bên trong hay là sự suy xét, cân nhắc
lợi hại cũng là nhóm yếu tố quan trọng.
Nhận thức về kết quả của hành vi bao
gồm cả lợi và bất lợi có thể có được do
kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm tiếp
xúc hoặc kiến thức. Đây là kết quả mà
mỗi cá nhân nhận thức được.
Lý bên ngoài hay Yếu tố Xã hội chủ quan

là cảm nhận chủ quan của một người
rằng họ nên hay không nên thực hiện
hành vi, bắt nguồn từ yếu tố xã hội
khách quan. Ðó có thể là những chuẩn
mực của xã hội. “Các chuẩn mực xã hội
điều tiết hành vi của các cá nhân thông
qua những giá trị mà cá nhân đã nội
tâm hóa, chứ không tác động lên cá
nhân như những hình thức cưỡng chế
bên ngoài.”
- Tác động vào Tình đòi hỏi một thái độ
đúng, một quan hệ có tình hơn là một
quan hệ kẻ cao người thấp hoặc đổi chác.
-
Tác động vào cái Lý bên ngoài đòi hỏi ta
phải khơi dậy và liên hệ những yếu tố xã
hội chủ quan sẳn có với những hành vi
sức khỏe ta muốn nhắm đến.
-
Tác động vào cái Lý bên trong đòi hỏi một
kỹ năng truyền thông tốt, cách tiếp cận
chia sẻ, thảo luận, giúp nhận thức đầy đủ
hơn về lợi, hại dựa trên cách suy nghĩ của
chính từng cá nhân.
- Bước chuyển tiếp từ Ý định đến Hành
vi cũng rất quan trọng đòi hỏi nhiều
điều kiện hỗ trợ cần thiết như:
+ Ðiều kiện bên trong:
- Tình trạng thể chất
- Trạng thái cảm xúc: căng thẳng, vui,

buồn
- Xu hướng, động cơ, ý chí, nhận thức
về khả năng của bản thân
+ Ðiều kiện bên ngoài:
- Nguồn lực: tài lực (tiền), vật lực
(phương tiện), nhân lực, thời gian.
- Ðiều kiện tự nhiên: môi trường sinh
thái.
- Ðiều kiện xã hội: môi trường pháp lý,
văn hóa.
Việc tạo những điều kiện bên ngoài
thuận lợi để biến Ý định thành Hành
động chính là một phần trong hoạt
động Nâng cao Sức khỏe.
Hoàn cảnh áp dụng:

Đây là một mô hình mang tính tổng hợp
nên phạm vi ứng dụng của nó rất rộng.
• Tùy từng loại hành vi và nhóm đối tượng
mà ta có thể đi sâu tác động vào từng
nhóm yếu tố chuyên biệt, khi đó có thể
phối hợp thêm với các mô hình khác.

×