v1.0
BÀI 5
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
PPGS.TS.Phan Kim Chiến
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Chìa khoá thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công
Ông Bắc trưởng phòng Quản trị thiêt bị luôn miệng quở trách các nhân viên về số lượng và chất lượng các thiết bị thí nghiệm ngày càng sút kém. Trong
cuộc họp ông đã hỏi anh Thanh, một nhân viên mới vốn là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp: “Nếu một đội bóng không thể chiến thắng, thì điều gì sẽ
xảy ra? Các cầu thủ sẽ bị thay ra khỏi sân. Đúng vậy chứ?”. Vài giây phút nặng nề trôi qua, anh Thanh trả lời: “Thưa ngài, nếu toàn đội đang có vấn đề thì
chúng tôi thường đi tìm một huấn luyện viên mới”.
2
1. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của anh Thanh hay không?
2. Theo anh/chị, lãnh đạo là gì?
3. Những yếu tố cấu thành sự lãnh đạo là những yếu tố gì?
v1.0
MỤC TIÊU
•
Hiểu bản chất của lãnh đạo, phân biệt được sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý.
•
Nắm được các tiền đề để lãnh đạo thành công.
•
Hiểu các cách tiếp cận chủ yếu về lãnh đạo và một số lý thuyết lãnh đạo.
•
Hiểu các loại quyền lực và việc sử dụng quyền lực.
•
Nắm được những nội dung cơ bản của chức năng lãnh đạo.
•
Hiểu được thế nào là động lực, Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới động lực.
•
Hiểu rõ quy trình tạo động lực và thực hành tốt các kỹ năng cần thiết trong quy trình tạo động lực.
3
v1.0
4
NỘI DUNG
Tổng quan về lãnh đạo
Tạo động lực
v1.0
5
1.2. Các cách tiếp cận chủ yếu về lãnh đạo
1. TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO
1.1. Bản chất của lãnh đạo
1.3. Quyền lực và sự ảnh hưởng của người lãnh đạo
1.4. Nội dung cơ bản của chức năng lãnh đạo
v1.0
1.1. BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO
1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành lãnh đạo
1.1.2. Phân biệt lãnh đạo và quản lý
1.1.3. Tiền đề để lãnh đạo thành công
6
v1.0
1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LÃNH ĐẠO
Khái niệm
•
Theo nghĩa rộng, lãnh đạo là lôi cuốn người khác đi theo mình.
→ Xác định và truyền đạt được tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra môi trường trong đó các
mục tiêu có thể đạt được.
•
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội.
→ Bất kì ai cũng có thể lãnh đạo.
•
Theo nghĩa hẹp, lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu chung.
→ Lãnh đạo là nghệ thuật.
•
Lãnh đạo là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động lực của con người để họ
làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.
→ Lãnh đạo là một chức năng của nhà quản lý.
7
v1.0
1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LÃNH ĐẠO
Các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo
Lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu thành chính:
•
Khả năng hiểu được con người với những động cơ thúc đẩy khác nhau ở những thời
gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau;
•
Khả năng khích lệ, lôi cuốn;
•
Khả năng thiết kế và duy trì môi trường để thực hiện nhiệm vụ.
8
v1.0
1.1.2. PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
Lãnh đạo Quản lý
1 Định hướng
Xây dựng tầm nhìn (viễn cảnh tương lai) và chiến lược tạo ra
sự thay đổi cần thiết để đạt được tầm nhìn đó
Lập kế hoạch nhằm đạt được kết quả cụ thể và phân bổ nguồn lực
để thực hiện kế hoạch đó
2 Sắp đặt
•
Xây dựng văn hóa và giá trị
•
Giúp mọi người phát triển
•
Giảm bớt các rào cản, hạn chế
•
Tổ chức cơ cấu bộ máy và bố trí nhân sự
•
Chỉ đạo và kiểm soát
•
Đề ra chính sách, quy trình, thủ tục
3 Mối quan hệ
•
Tập trung vào con người - khuyến khích và tạo động lực
•
Sử dụng quyền lực cá nhân
•
Hành động với tư cách là huấn luyện viên, người ủng hộ,
người phục vụ
•
Tập trung vào mục tiêu - tạo ra sản phẩm/dịch vụ
•
Sử dụng quyền lực chính thức
•
Hành động với tư cách là “sếp”
9
v1.0
1.1.2. PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ (tiếp theo)
Lãnh đạo Quản lý
4
Phẩm chất cá
nhân
•
Tạo mối quan hệ tình cảm (Heart)
•
Tư duy cởi mở (Mindfulness)
•
Lắng nghe (Communication)
•
Không có sự phục tùng (Courage)
•
Đi sâu vào bản thân (Integrity)
•
Tạo khoảng cách về tình cảm
•
Tư duy chuyên gia
•
Nói
•
Sự tuân thủ
•
Đi sâu vào tổ chức
5 Kết quả
Tạo ra sự thay đổi, thường là những thay đổi căn bản Duy trì sự ổn định
10
v1.0
1.1.2. PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ (tiếp theo)
Phân biệt người lãnh đạo và người quản lý
11
Người lãnh đạo Người quản lý
1. Làm đúng công việc
2. Có tầm nhìn, xác định được tương lai cho tổ chức
3. Gây cảm hứng và tạo động cơ
4. Thực hiện ảnh hưởng (chiều dọc và chiều ngang)
5. Có tính đổi mới
6. Tập trung vào sự thay đổi
7. Hướng vào con người
1. Làm việc theo đúng cách
2. Xác định được các mục tiêu đúng
3. Chỉ đạo và kiểm soát
4. Thực hiện quyền lực (từ trên xuống dưới)
5. Có tính phân tích
6. Tập trung vào việc duy trì, hoàn thiện
7. Hướng vào nhiệm vụ
v1.0
1.1.3. TIỀN ĐỀ ĐỂ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
a. Xác định được chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức
•.
Suy cho cùng tất cả các hoạt động lãnh đạo đều nhằm hỗ trợ việc thực thi
chiến lược → phải xác định được chiến lược.
•.
Cơ cấu tổ chức tạo cơ sở quyền lực để lãnh đạo.
•.
Đây cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh
đạo và lựa chọn phương pháp lãnh đạo hiệu quả.
12
v1.0
1.1.3. TIỀN ĐỀ ĐỂ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG (tiếp theo)
b. Hiểu biết con người
•.
Do thực chất của quản lý hệ thống xã hội là quản lý con người.
•.
Con người có nhiều vai trò khác nhau trong các hệ thống.
•.
Không có con người theo nghĩa chung chung mà mỗi người đều có nhu cầu, tham
vọng, quan điểm khác nhau, trình độ hiểu biết và các kỹ năng khác nhau, tiềm năng
cũng khác nhau.
•.
Cần xem xét con người một cách toàn diện.
•.
Nhân cách con người là một điều quan trọng.
•.
Lãnh đạo cần tìm hiểu con người một cách thận trọng thông qua nhiều nguồn thông
tin.
13
v1.0
1.1.3. TIỀN ĐỀ ĐỂ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG (tiếp theo)
c. Có quyền lực và uy tín
•.
Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận nhờ đó có khả năng chi phối, khống
chế người khác và giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho phép.
•.
Uy tín là sự ảnh hưởng của một người tới cấp dưới và được cấp dưới tôn
trọng nhờ những phẩm chất cá nhân và kết quả công việc của họ.
14
v1.0
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO UY TÍN
•
Tự tin;
•
Có tầm nhìn - Họ có một mục tiêu lý tưởng cho tương lai tốt hơn;
•
Khả năng tuyên bố tầm nhìn;
•
Tính nhất quán;
•
Hành vi khác thường - Khi thành công, những hành vi này gợi lên sự ngạc nhiên
và khâm phục ở cấp dưới;
•
Thể hiện như là tác nhân của sự thay đổi và nhạy cảm với môi trường.
15
v1.0
NGUYÊN TẮC TẠO LẬP UY TÍN
•
Nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho hệ thống và tạo thắng lợi liên tục;
•
Nhất quán trong lời nói và hành động;
•
Mẫu mực về đạo đức;
•
Thành thạo chuyên môn và biết ủy quyền.
16
v1.0
1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN CHỦ YẾU VỀ LÃNH ĐẠO
•
Cách tiếp cận theo đặc điểm/ phẩm chất của người lãnh đạo.
•
Cách tiếp cận theo hành vi/phong cách của người lãnh đạo.
•
Cách tiếp cận theo tình huống lãnh đạo.
17
v1.0
1.3. QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Các loại quyền lực
1. Quyền lực pháp lý - Khả năng tác động đến hành vi người khác nhờ những thẩm quyền gắn với vị trí chính thức trong hệ thống.
2. Quyền lực ép buộc - Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua hình phạt hoặc đe dọa trừng phạt.
3. Quyền lực chuyên môn - Khả năng gây ảnh hưởng dựa trên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn vượt trội được người khác đánh giá cao.
4. Quyền lực khen thưởng - Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua việc cung cấp cho họ những thứ mà họ mong muốn .
5. Quyền lực thu hút - Khả năng ảnh hưởng có thể có được dựa trên sự mê hoặc, cảm phục, hâm mộ bởi uy tín, tính cách, đạo đức, sức hút, sức hấp
dẫn riêng hay một giá trị cá nhân của một người, được người khác cảm nhận và tôn trọng.
18
v1.0
1.3. QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO (tiếp theo)
Nguyên tắc sử dụng quyền lực
•
Quyền lực là phương tiện để đạt mục đích tốt đẹp và phải được sử dụng đúng mục đích.
•
Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả khi nó phù hợp với phong cách của người lãnh
đạo và tình huống.
•
Quyền lực được thực hiện thông qua việc gây ảnh hưởng, do vậy sử dụng quyền lực
trên thực tế đòi hỏi các chiến thuật gây ảnh hưởng cụ thể.
•
Tiêu chí đánh giá thành công của việc sử dụng quyền lực là:
1) Sự thoả mãn của người dưới quyền;
2) Sự hoàn thành nhiệm vụ của người dưới quyền.
19
v1.0
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
•
Tạo động lực làm việc;
•
Lãnh đạo nhóm làm việc;
•
Truyền thông;
•
Giải quyết xung đột;
•
Tư vấn nội bộ.
20
v1.0
21
2.2. Một số học thuyết tạo động lực
2. TẠO ĐỘNG LỰC
2.1. Động lực và tạo động lực
2.3. Quy trình tạo động lực
v1.0
2.1. ĐỘNG LỰC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực
22
v1.0
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
•
Nhu cầu: Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thỏa mãn
về một cái gì đó và mong được đáp ứng nó.
•
Động lực:
Là sự sẵn sàng nỗ lực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và thỏa mãn
nhu cầu của bản thân người lao động.
Là những nhân tố bên trong kích thích con người làm việc tạo ra năng suất, hiệu
quả cao.
Là lý do hành động cho con người và thúc đẩy con người hành động một cách có
kết quả và hiệu quả cao, là mục đích chủ quan mà con người muốn đạt được
thông qua quá trình hoạt động của mình.
23
v1.0
2.1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC
•
Các đặc điểm của cá nhân: giá trị, thái độ, nhu cầu, sở thích…
•
Các đặc trưng của công việc: trình độ kĩ năng cần thiết, tầm quan trọng, mức độ biệt lập của công việc…
•
Các đặc điểm của tổ chức: chính sách nhân lực, chính sách phúc lợi, quy chế, văn hóa tổ chức…
24
v1.0
2.2. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC
25
2.2.1. Thuyết phân cấp nhu cầu (A. Maslow)
2.2.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberz
2.2.3. Học thuyết kỳ vọng của V.H.Room (Expectancy Theory)