Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.63 KB, 75 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Uỷ viên
không thường trực Liên hợp quốc, thành viên chính thức ASEAN, APEC,… và ngày
càng khẳng định đựợc vai trò vị trí uy tín của mình trên thế giới! Năm 2009 là năm
Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết của mình khi trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn ý thức được
những trọng trách và sứ mệnh của mình để góp phần thực hiện các mục tiêu phát
triển nền kinh tế Việt Nam… Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ & Xây
dựng Việt Nam (Gọi tắt là TECHCONVINA) cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam
( TECHCONVINA) với tầm nhìn sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt
Nam và nằm trong top 10 các tập đoàn cùng ngành trong 5 năm tới thông qua việc
cung cấp gói dịch vụ xây dựng với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo từ tư vấn thiết kế
đến hoàn thiện thi công các công trình dân dụng. Không nằm ngoài guồng quay của
sự vận động phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển về quy mô của thị
trường xây dựng nói riêng, TECHCONVINA đang từng bước khẳng định vị thế và
tầm vóc của mình trên thị trường.
Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại những cơ
hội mới và nhiều thách thức to lớn cho sự phát triển của thị trường xây dựng nước ta
trong giai đoạn sắp tới. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trên thị trường
xây dựng đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng và khẳng định vị thế
của mình. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đã trở thành
vấn đề cấp thiết và được các nhà quản trị nghiên cứu, quan tâm .Với mong muốn vận
dụng những kiến thức Marketing nói chung và quản trị thương hiệu nói riêng. Tôi đã
lựa chọn đề tài:
“ Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát
triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)”
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing


Mục tiêu nghiên cứu: Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng
Việt Nam TECHCONVINA với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho
công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 Chương:
Chương I:
Tổng quan về thị trường xây dựng và doanh nghiệp TECHCONVINA
Chương II:
Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại
TECHCONVINA
Chương III:
Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu
TECHCONVINA
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn là
Giáo sư_ Tiến sỹ Trần Minh Đạo trong giai đoạn thực tập vừa qua. Em cũng xin gửi
lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Tâm- Giảng viên khoa Marketing và các anh chị
trong phòng Marketing của TECHCONVINA. Được sự chỉ bảo tận tình và hướng
dẫn của thầy cô đã cho em những kiến thức và nguồn thông tin phong phú về
Marketing. Từ đó giúp em có được những suy nghĩ và thực hiện tốt Chuyên đề tốt
nghiệp này.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường xây dựng và
doanh nghiệp TECHCONVINA.
1.1.Tổng quan về thị trường xây dựng:
1.1.1.Đặc điểm của thị trường xây dựng
Hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng là
hoạt động sản xuất hàng hoá đặc biệt vì thế các hoạt động diễn ra trên thị trường xây
dựng vừa có các đặc điểm chung của thị trường hàng hoá khác, vừa có những đặc
điểm riêng đó là: đấu thầu xây dựng, thương thảo kí kết hợp đồng xây dựng giữa

doanh nghiệp trúng thầu với chủ đầu tư...(do các sản phẩm xây dựng được sản xuất
theo đơn đặt hàng). Do đó thị trường xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Trên thị trường xây dựng, các chủ thể kinh doanh, chính là các doanh nghiệp
xây dựng, phải có tính tự chủ cao, tự bù đắp chi phí, tự do liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp khác.
- Trên thị trường xây dựng, người mua nói chung không thể chọn những sản
phẩm khác để mua vì sản phẩm xây dựng là hàng hoá đặc biệt, có tính đơn chiếc, giá
trị cao và gắn liền với địa điểm sử dụng.
- Trên thị trường xây dựng, chủ đầu tư tự chọn người nhận thầu. Hợp đồng
xây dựng thì đa dạng về hình thức, nội dung và giá cả. Kí kết hợp đồng xây dựng
chính là biểu hiện của sự gặp nhau giữa cung và cầu, và là kết quả của sự thương
lượng, thoả thuận giữa một bên là chủ đầu tư và một bên là các doanh nghiệp nhận
thầu xây dựng.
- Trên thị trường xây dựng, cạnh tranh có thể được coi là đặc điểm quan trọng.
Cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng đó là việc tạo uy
tín cho doanh nghiệp. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng, tìm tòi những biện pháp thi công tiên tiến, những dây chuyền sản xuất, những
công nghệ mới... Đây là hai vấn đề có tác động tương hỗ cho nhau: cạnh tranh sẽ kích
thích nâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm làm ra ngày càng tốt hơn sẽ tạo ra
sự cạnh tranh gay gắt.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
-Trên thị trường xây dựng, mối quan hệ trao đổi mua bán giữa chủ đầu tư và
các đơn vị nhận thầu diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, đàm phán, kí kết hợp đồng,
thi công xây lắp, bàn giao công trình và thanh quyết toán.
Tóm lại, từ những đặc điểm trên của thị trường xây dựng, nên trọng tâm của
Marketing trong lĩnh vực xây dựng là tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chủ đầu tư,
các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm... Sản phẩm xây dựng thuộc nhóm” hàng hoá giao
sau” nên Marketing trong lĩnh vực xây dựng cần tăng cường hoạt động quảng cáo,

thuyết phục chủ đầu tư thấy được rằng giá cả mà nhà thầu đưa ra là hợp lý, biện pháp
thi công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian qui định, ưu điểm của nhà thầu hơn so
với các doanh nghiệp khác (về mặt công nghệ, chất lượng một số công trình đã thi
công, đội ngũ công nhân lành nghề...). Và khi nhận hợp đồng, Marketing còn có
nhiệm vụ lựa chọn các phương thức thanh quyết toán để bàn giao công trình nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.2.Khái quát về sự tăng trưởng và phát triển của thị trường xây dựng.
Thời kỳ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 1991 – 2000, thông qua
việc thực hiện các dự án ODA và tiếp thu các dự án FDI, đối với “dự án” đầu tư xây
dựng như báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, giám sát
và tuyển chọn nhà thầu... , thông qua việc hợp tác với tư vấn và nhà thầu nước ngoài
mà lực lượng khảo sát, thiết kế, thi công nước ta làm quen với cách quản lý dự án,
quản lý thi công và tiếp nhận được nhiều công nghệ xây dựng hiện đại như cọc khoan
nhồi, vải địa chất, nhà cao tầng, giàn khoan dầu khí, kết cấu kim loại nhà công
nghiệp, máy xây dựng hiện đại, bê tông thương phẩm...
Thông qua sắp xếp tổ chức lại, lực lượng xây dựng của nhà nước được trao
quyền tự chủ quản lý kinh doanh nhiều hơn và thực hiện cạnh tranh thị trường. Lực
lượng xây dựng tư nhân bắt đầu hình thành, một số trở thành nhà thầu xây dựng
chung, còn một số khác là nhà thầu chuyên môn hoá như làm nền móng, san ủi, hoàn
thiện nội ngoại thất, điện nước, nhôm kính.... nhận làm thầu phụ cho nhà thầu chính.
Thị trường bất động sản bắt đầu hình thành với thị trường đất đai và thị trường
nhà ở không chính thức, dần dần lớn lên với các dự án khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
TP.Hồ Chí Minh và Linh Đàm Hà Nội, các dự án khách sạn cao tầng 4, 5 sao và nhà
nghỉ, sân gôn hiện đại.... Các nhà phát triển tạo lập bất động sản dần dần trở thành
người đặt hàng lớn cho thị trường xây dựng.
Việc nâng cấp hệ thống cầu đường, cảng, sân bay, việc phát triển hệ thống
điện lực, kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi đã đem lại nhiều công việc cho thị

trường xây dựng thông qua các dự án đầu tư công. Thị trường xây dựng phát triển
kéo theo sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất như vật liệu xây dựng, máy xây
dựng, công nghệ xây dựng.... Thị trường vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tiến
lên hiện đại hoá, cung ứng cho thị trường xây dựng các vật liệu cần thiết như sắt
thép, xi măng, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh, gạch men kính, kính nổi, tấm lợp kim loại,
kết cấu thép, sơn nước... Thị trường máy xây dựng cũng trở nên nhộn nhịp. Đã xuất
hiện nhiều công ty, thậm chí cả tư nhân cho thuê máy xây dựng.
Khuôn khổ pháp lý điều tiết thị trường xây dựng bắt đầu hình thành khá sớm
để kịp thời đón nhận đầu tư nước ngoài và vốn ODA, nhưng đối với hoạt động đầu tư
xây dựng trong nước vẫn còn mang nặng ảnh hưởng cơ chế kế hoạch hoá, chỉ quan
tâm chủ yếu điều tiết quan hệ cạnh tranh thông qua cơ chế đấu thầu
Tóm lại, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 là giai đoạn hình thành và phát triển
bước đầu của thị trường xây dựng nước ta. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư và nhà
thầu đến từ mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ là chủ đầu tư và nhà thầu nhà
nước; Thị trường xây dựng trở thành điều kiện sinh tồn và phát triển của doanh
nghiệp xây dựng; thị trường xây dựng thúc đẩy sự phát triển của ngành Xây dựng,
sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, rút ngắn tiến độ thi công, nâng cao
chất lượng và mức độ hoàn thiện của công trình xây dựng, hạ giá thành xây dựng.Tuy
thế, thị trường xây dựng nước ta còn nặng tính tự phát nên trật tự rối loạn, quan hệ
cạnh tranh thiếu lành mạnh, quan hệ cung cầu không cân đối, cơ chế giá cả chậm
chuyển sang quỹ đạo thị trường.
Với những bước tiến và kinh nghiệm ban đầu như vậy, thị trường xây dựng
nước ta tiến vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Sang giai đoạn này thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh hơn. Nếu giả thiết
giá trị giao dịch trong thị trường xây dựng chiếm tỷ lệ cố định trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội thì quy mô thị trường xây dựng của năm 2000 bằng 2,1 lần năm 1995,
còn của năm 2005 thì bằng 2,27 lần năm 2000 và bằng 4,7 lần năm 1995, tức là cứ

cách nhau 5 năm thì tăng hơn gấp đôi! Nói chung, tốc độ tăng trưởng của thị trường
xây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, các
Tổng Công ty xây dựng nhà nước lớn mạnh không ngừng, thực hiện cổ phần hoá,
phát triển theo hướng Công ty mẹ – Công ty con và tiến tới tập đoàn kinh tế. Phần
lớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng để
phân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy
thuỷ điện và kinh doanh bất động sản. Một số doanh nghiệp đã có năng lực tổng nhận
thầu EPC những dự án tầm cỡ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhân cũng
lớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đa ngành.
Các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào hoạt động
ngày càng đông hơn, nhiều quốc tịch hơn, không chỉ dự thầu dự án có vốn ODA và
FDI mà cả các dự án khác có vốn nhà nước hay vốn tư nhân trong nước, khiến quan
hệ cạnh tranh trong thị trường càng thêm sôi nổi.
Để thích ứng linh hoạt với quan hệ cung cầu trên thị trường, các doanh nghiệp
xây dựng không còn phân chia theo ngành giao thông, dân dụng và công nghiệp và
thuỷ lợi nữa, mà trở thành nhà thầu xây dựng chung. Các nhà thầu chuyên môn hoá
như cung ứng bê tông tươi, làm nền móng, kết cấu kim loại, hoàn thiện nội ngoại
thất... cũng phát triển nhanh, ngoài ra đã bắt đầu hình thành nhà thầu cung ứng nhân
lực cho các nhà thầu chính, phụ.
Thị trường các yếu tố sản xuất vật liệu, xe máy, nhân lực, công nghệ, vốn
được phát triển tương ứng cùng với thị trường xây dựng. Thị trường tư vấn, khảo sát
thiết kế xây dựng cũng tăng trưởng nhanh chóng và phục vụ kịp thời nhu cầu của các
dự án đầu tư xây dựng.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Bước vào thế kỷ 21, khuôn khổ pháp lý đầu tư và xây dựng dần dần được
đồng bộ và hoàn chỉnh hơn, tuy vẫn còn cách xa mức độ hoàn thiện. Hai chủ thể
chính trong thị trường xây dựng là các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Điều tiết

hoạt động của chủ đầu tư là các pháp quy về đầu tư.
Trải qua 20 năm từ lúc hình thành đến nay, thị trường xây dựng nước ta ngày
càng lớn mạnh, vận hành ngày càng có quy tắc, đóng góp lớn vào quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở vật chất để nước ta tiến
lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thị trường xây dựng lớn lên cả về qui mô và năng
lực, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hoà nhập quốc tế. Cơ chế cạnh tranh và cơ
chế cung cầu ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự vận hành của thị trường. Khuôn
khổ pháp lý đã được hình thành về cơ bản.
1.1.3.Mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng
Việt Nam gia nhập WTO sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới, nghĩa là sẽ có
nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường mở ra. Đây là cơ hội lớn cho lĩnh vực hoạt
động xây dựng nói chung. Tuy nhiên thách thức cũng đặt ra đối với những doanh
nghiệp xây dựng vừa và nhỏ là có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắc khe của nhà
đầu tư hay không ? Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy nguồn vốn
FDI đầu tư mạnh mẽ vào nước ta, trong đó có những dự án vốn đầu tư hàng tỷ đôla
Mỹ, từ đó sẽ kéo theo sự xâm nhập sâu rộng hơn và sự tham gia của các doanh
nghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào thị trường nước ta. Vài năm
gần đây trên thị trường đã xuất hiện dấu hiệu cung không theo kịp cầu, ngược với
thời kỳ trước đây.
Thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu của thế
kỷ 21. Tốc độ tăng trưởng của thị trường xây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, phần
lớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng để
phân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy
thuỷ điện và kinh doanh bất động sản. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhân cũng
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
lớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đa ngành.
Quan hệ cạnh tranh trong thị trường diễn ra sôi động.

Trước sự phát triển không ngừng của thị trường xây dựng trong nước, cùng
với đó là sự gia tăng số lượng các công ty xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu
ngắn hạn và dài hạn của thị trường. Hiện nay, trên thị trường xây dựng, tên tuổi của
các công ty xây dựng được các nhà đầu tư, chủ đầu tư và đông đảo công chúng biết
đến đó là: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam –
VINACONEX, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD), Tổng công ty
Sông Đà, Licogi 9, Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty xây dựng 36- Bộ Quốc
phòng, Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, VICOMAX, Công ty xây dựng
TECHCONVINA, Công ty xây dựng CDC, CBRE, Công ty cổ phần Xây dựng Sông
Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng số 18 (Viết tắt : LICOGI - 18),…
Những tiêu chuẩn của chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn thi công, thiết kế ngày
càng nâng lên so với giai đoạn trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào đi tắt, đón đầu,
doanh nghiệp nào nhạy bén với các thời cơ của thị trường. Doanh nghiệp nào có
những lợi thế cạnh tranh và những công nghệ vượt trội, tiên tiến, khẳng định chỗ
đứng trên thị trường hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Thị trường ngày
càng phát triển, đem lại những cơ hội không nhỏ đối với các công ty xây dựng.
Nhưng bên cạnh đó, những thách thức và rủi ro cũng được nhắc đến ở các thị trường
mới. Mức độ cạnh tranh gia tăng giữa các công ty xây dựng, đòi hỏi các công ty phải
phấn đấu và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường này,
đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là
những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng khi tham gia vào thị trường
sẽ phải đối mặt!
1.2.Tổng quan về TECHCONVINA:
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
( TECHCONVINA) được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103006547 của

Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội lập ngày 20 tháng 01 năm 2005. Từ khi
thành lập đến nay, Công ty đã tuyển dụng nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân đã thi
công nhiều công trình phức tạp nhóm A và B trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc. Công
ty đã xây dựng được tập thể đội ngũ cán bộ trẻ có tri thức, có chung một phương
châm hợp tác và cùng phát triển. Thực hiện được những hợp đồng có qui mô lớn và
yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mỹ thuật công trình, cũng như tiến độ thi công ngặt
nghèo. Đặc biệt những dự án khu công nghiệp mà Công ty làm Tổng thầu cho doanh
nghiệp người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty hiện đã có
tiềm năng cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ
chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công
những công trình lớn.
Thời gian hình thành và phát triển, TECHCONVINA đã không ngừng mở
rộng thị trường, phát triển thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Ngoài những lĩnh
vực mà công ty đang hoạt động thì trong năm 2009 tới, công ty sẽ tiến mạnh hơn tới
nhiều lĩnh vực trọng điểm mà bất cứ một tập đoàn kinh tế lớn nào cũng nghĩ tới :
“ Tư vấn đầu tư, đầu tư bất động sản”.
* Sứ mệnh của công ty:
Sứ mệnh của TECHCONVINA là xây dựng một công ty vững mạnh, bền
vững và đa dạng hóa ngành nghề.
Công ty sẽ đạt được mục đích này bằng cách trở thành một công ty dẫn đầu
trong ngành xây dựng, xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn, cung cấp các dịch vụ xây dựng
với chất lượng tốt nhất bằng trách nhiệm, cách thức an toàn và hiệu quả kinh tế cao.
* Phương châm hoạt động của TECHCONVINA :
Công ty luôn tâm niệm rằng: “Sự thành công của khách hàng cũng chính là sự
thành công của TECHCONVINA”. Với phương châm đồng bộ và trọn gói, công ty
luôn chủ động giới thiệu với khách hàng các công nghệ thi công mới nhất, nhanh
chóng làm khách hàng cảm nhận được những ưu điểm trong việc ứng dụng kỹ thuật
mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tiếp
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
9

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
xúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi, nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu của khách
hàng từ đó, cùng khách hàng thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết và bền lâu.
Sự thành tín trong hợp tác và một TECHCONVINA có chỗ đứng vững chắc
trong lòng khách hàng, là nguyện vọng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty.
TECHCONVINA dựa trên những giá trị cốt lõi, luôn cố gắng để trở thành một
trong những tập đoàn hoạt động đa ngành và là một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại
Việt Nam.
1.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
*) Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh:
(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự)
* Công ty Kỹ nghệ và Xây dựng TECHCONVINA:
Lĩnh vực hoạt động của công ty kỹ nghệ và xây dựng TECHCONVINA:
- Khảo sát địa chất;
- Quy hoạch & San lấp mặt bằng;
- Tư vấn;
- Thiết kế;
- Thi công;
- Giám sát thi công;
- Quản lý dự án.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
Hội đồng quản trị
Công ty kỹ nghệ và xây dựng
TECHCONVINA
Công ty dịch vụ
chăm sóc nhà máy

TECHCONVINA
Công ty giải pháp
nhà thông minh
TECHCONVINA
Công ty thương
vận
TECHCONVINA
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Các công ty thành viên:
Công ty dịch vụ Chăm sóc nhà máy TECHCONVINA ( TECHCONVINA
Factory Care) với lĩnh vực hoạt động chính là: bảo dưỡng dự phòng; tư vấn; xây lắp
điện; xây lắp cơ khí; tự động hóa; di dời nhà máy; cung cấp nhân công kỹ thuật.
Công ty Giải pháp nhà thông minh TECHCONVINA ( TECHCONVINA
Smart Home) với lĩnh vực hoạt động chính là: sản phẩm nhà thông minh; hệ thống
chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời; hệ thống camera giám sát; hệ thống thiết bị an
ninh; hệ thống điện nước; hệ thống viễn thông; hệ thống phòng cháy chữa cháy; xây
lắp cơ điện.
Công ty Thương vận TECHCONVINA với lĩnh vực hoạt động chính là: vận
tải container nội địa & quốc tế; vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng; đại lý tàu
biển; dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác; khai báo hải quan; cho thuê container; xuất
nhập khẩu xe ô tô mới và đã qua sử dụng; xuất nhập khẩu máy móc thi công xây
dựng.
*) Kết quả kinh doanh qua 3 năm của công ty:
Tổng vốn điều lệ
30.000.000.000 VNĐ
Theo số liệu từ phòng tài chính kế toán sẽ thu được báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty qua ba năm hoạt động( từ 2006-2007-2008) như sau:
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
12

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2006
STT Chỉ tiêu Năm nay Lũy kế
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 626,090,067,725 626,090,067,725
2 Các khoản giảm trừ 1,025,980 1,025,980
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
626,089,041,745 626,089,041,745
4 Giá vốn hàng bán 596,980,235,921 596,980,235,921
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
29,108,805,824 29,108,805,824
6 Doanh thu hoạt động tài chính 2,547,678,161 2,547,678,161
7 Chi phí tài chính 354,698,204 354,698,204
8 Chi phí bán hàng 2,894,723,988 2,894,723,988
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,947,589,478 10,947,589,478
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 17,459,472,315 17,459,472,315
11 Thu nhập khác 1,985,094,098 1,985,094,098
12 Chi phí khác 393,859,094 393,859,094
13 Lợi nhuận khác 1,591,235,004 1,591,235,004
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19,050,707,319 19,050,707,319
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5,334,198,049 5,334,198,049
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 13,716,509,270 13,716,509,270
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2007
ST
T Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 922,985,811,036 626,090,067,725
2 Các khoản giảm trừ 17,435,275,908 1,025,980
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 905,550,535,128 626,089,041,745
4 Giá vốn hàng bán 793,872,112,046 596,980,235,921
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 111,678,423,082 29,108,805,824
6 Doanh thu hoạt động tài chính 3,639,540,230 2,547,678,161
7 Chi phí tài chính 5,841,882,648 354,698,204
8 Chi phí bán hàng 6,518,337,756 2,894,723,988
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,061,105,604 10,947,589,478
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 83,896,637,304 17,459,472,315
11 Thu nhập khác 2,467,282,404 1,985,094,098
12 Chi phí khác 91,459,224 393,859,094
13 Lợi nhuận khác 2,375,823,180 1,591,235,004
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 86,272,460,484 19,050,707,319
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 24,156,288,936 5,334,198,049
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 62,116,171,548 13,716,509,270
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008
STT Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,213,987,342,536 922,985,811,036
2 Các khoản giảm trừ 18,245,758,912 17,435,275,908
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 1,195,741,583,624 905,550,535,128
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B

14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán 814,578,257,134 793,872,112,046
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 381,163,326,490 111,678,423,082
6 Doanh thu hoạt động tài chính 4,123,531,214 3,639,540,230
7 Chi phí tài chính 6,214,552,634 5,841,882,648
8 Chi phí bán hàng 8,613,214,342 6,518,337,756
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 21,102,362,734 19,061,105,604
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 351,447,749,414 83,896,637,304
11 Thu nhập khác 5,314,263,424 2,467,282,404
12 Chi phí khác 1,275,346,852 91,459,224
13 Lợi nhuận khác 4,038,916,572 2,375,823,180
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 355,476,665,986 86,272,460,484
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 101,124,531,399 24,156,288,936
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 254,352,134,587 62,116,171,548
 Nhận xét:
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua ba năm tăng lên nhanh chóng;
tăng từ 626.090.067.725 VND (năm 2006)lên 1.213.987.342.536 VND (năm 2008).
Từ năm 2006-2008: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty tăng qua các năm. Năm 2006, Doanh thu thuần của công ty đạt từ
626.089.041.745 VND thì đến năm 2008 con số này đã là 1.195.741.583.624 VND.
Điều này chứng tỏ được thành công của công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, bán hàng và cung cấp dịch vụ và khai thác hiệu quả nhu cầu khách
hàng.
Những năm phát triển tiếp theo, TechconVina mở rộng hoạt động sang lĩnh

vực tài chính, vì vậy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng tăng lên đáng
kể. TechconVina đã gia tăng chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, từ
10.947.589.478 VND trong năm 2006 tăng lên 21.102.362.734 VND trong năm 2008,
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
do chú trọng đến công tác quản lý nhân sự và không ngừng chiêu mộ người tài, đưa
ra các chính sách và chương trình hoạt động hiệu quả để quản lý công ty.
Với những biến động của nền kinh tế trong thời gian qua, những chi phí cho
hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên như chi phí bán hàng, chi phí tài
chính, chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, cũng như các chi phí khác
đều gia tăng.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn không ngừng gia tăng: Nếu
như Lợi nhuận sau thuế cua công ty vào năm 2006 mới chỉ là 13.716.509.270 VND,
thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên là 254.352.134.587 VND), đây là một dấu
hiệu vui đối với một công ty với tuổi còn khá trẻ như TechconVina.
Doanh thu và lợi nhuận qua mỗi năm tăng lên thì lượng tiền công ty nộp vào
ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể.

*) Nguyên nhân:
Công ty có bộ máy quản lý tốt, tối giản, hiệu quả với chi phí thấp nhất. Từ lực
lượng gián tiếp tham gia thi công là khối văn phòng đến các ban chỉ huy, tổ, đội thi
công tại các công trường, tất cả đều tinh nhuệ. Quân số luôn duy trì ở mức hợp lý
nhưng hiệu quả thì được đẩy lên tối đa, thực hành tiết kiệm ở mọi cấp độ công việc,
mọi Phòng, Ban. Mặt khác vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, một số
trường hợp được tăng lương ngay giữa thời kỳ “Đại cắt giảm chi phí”.
Công ty có những chuyên gia tài chính giỏi. Khả năng xoay xở tốt nguồn vốn
tự có, sự hỗ trợ của nhà đầu tư, nhà cung cấp cho phép doanh nghiệp tránh được áp
lực chi phí tài chính phát sinh từ lãi suất của các khoản vay ngân hàng. Song song với
nguồn vốn cung cấp cho thi công các dự án vẫn được triển khai đúng tiến độ. Đây là

kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố như: điều kiện tạm ứng tốt, lộ trình thanh toán hợp
lý, tiến độ công trình đảm bảo do nguồn vật tư được mua và cung cấp hợp lý, các nhà
cung cấp luôn hỗ trợ hết mình để giúp nhà thầu, cùng với nhà thầu có những chiến
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
lược mua, gom, tích trữ vật tư đúng lúc, đúng số lượng, đúng chủng loại. Tiết kiệm
chi phí thi công nhờ nguồn nhân sự tốt, biện pháp thi công hợp lý của phòng điều
hành thi công, của khối văn phòng…
Một trong những phương án được thực hiện là giãn tiến độ các dự án. Nhờ
kéo chậm tiến độ và dừng các phương án chưa triển khai, chủ thầu không phải chi phí
trả cho ngân hàng sẽ bớt căng thẳng, bởi lãi suất chỉ được tính từ thời điểm vốn được
giải ngân cho công trình.
Bên cạnh đó phải kể đến mối quan hệ hợp tác tốt với các khách hàng chủ đầu
tư từ khâu thiết kế, báo giá đến ký hợp đồng cũng như suốt quá trình triển khai hợp
đồng
Công ty có những chuyên viên thu mua vật tư giỏi, những người lập kế hoạch
vật tư giỏi. Nhờ nguồn vốn tự có, nhờ sự hỗ trợ của nhà đầu tư và nhà cung cấp, hầu
hết số lượng vật tư phục vụ cho dự án được thương lượng và mua ở thời điểm hơp lý
gần với thời điểm ký hợp đồng, sau đó được lưu kho và bảo quản chu đáo.
Tiếp đến công ty có một mạng lưới các nhà cung cấp tốt, uy tín, tôn trọng
cam kết. Hầu hết các hợp đồng mua với các nhà cung cấp được đảm bảo tôn trọng
một cách tuyệt đối nhờ việc ứng tiền cho nhà cung cấp hợp lý, tôn trọng việc lấy
hàng và thanh toán đúng hạn.
Nhờ đó mà công ty vẫn đứng vững trước những biến động lớn của cơn bão giá
và lạm phát, duy trì tốc độ phát triển doanh số.
1.2.3. Thực trạng hoạt động Marketing
*) Phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu của
TECHCONVINA:
+ Phân đoạn thị trường:

Dựa trên tiêu thức nhân khẩu học phân đoạn thị trường khách hàng tổ chức, ta
có các đoạn thị trường sau:
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư, kinh doanh ở
Việt Nam:
Họ đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới và là những nhà đầu tư có
100% vốn nước ngoài, đang và muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nguồn vốn FDI đang hoạt động tại Việt
Nam, có nhu cầu mở rộng kinh doanh:
Họ là những nhà đầu tư, các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI( Đầu tư trực tiếp
nước ngoài) hoạt động ơ Việt Nam được một thời gian và có những mối quan hệ nhất
định với các cơ quan, khu công nghiệp và những tổ chức tại Việt Nam
- Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu thu hút đầu tư,
kinh doanh hàng hóa, vận tải:
Đây là các doanh nghiệp Việt, các nhà đầu tư của Việt Nam, họ đã quen thuộc
với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có nhu cầu mở rộng kinh doanh, thu hút
đầu tư.
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Phân đoạn thị trường đã giúp công ty nhận diện được những đoạn thị trường
khác nhau. Từ đó TECHCONVINA đã nhắm đến đoạn thị trường các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp có nguồn vốn FDI( Đầu tư trực tiếp nước ngoài) đang hoạt động tại
Việt Nam, có nhu cầu mở rộng kinh doanh, tăng cường đầu tư là đoạn thị trường mục
tiêu của công ty.
*) Cơ cấu tổ chức phòng Marketing:
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing


( Nguồn: Phòng marketing)
Quan hệ phối hợp liên kết giữa bộ phận marketing và các bộ phận khác
trong doanh nghiệp:
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
Trưởng phòng Marketing
Nhân viên
marketing
Biên tập viên
báo nội bộ
Nhân viên
truyền thông
và PR
Trợ lý tổng
hợp
Cán bộ đối
nội
Cán bộ đối
ngoại
Nhân viên
thiết kế
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Bộ phận Marketing có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong công
ty. Đó là mối liên hệ, gắn kết giữa các Phòng, Ban, giữa các cấp với nhau. Mối quan
hệ chức năng bao gồm:
Trao đổi thông tin, phối hợp, hỗ trợ tiếp xúc khách hàng; hỗ trợ chăm sóc
khách hàng; chia sẻ kinh nghiệm quản lý; giúp nhau hoàn thiện năng lực quản lý;
chuyên môn; xây dựng nguồn nhân lực thông qua liên doanh, liên kết, đào tạo, giao
lưu; tạo sự gắn kết giữa các phòng ban với nhau.
Những nhà quản lý phải hiểu công việc của nhau, hỗ trợ nhau về chuyên môn

và tác nghiệp. Bộ phận Marketing sẽ có sự hỗ trợ đắc lực cho Ban lãnh đạo cao cấp
trong các hoạch định chiến lược, sách lược hoạt động, phát triển và đối phó với các
tình huống khẩn cấp…Đồng thời bộ phận Marketing làm nhiệm vụ thu thập và truyền
thông tin, dữ liệu giữa các cấp trong công ty với nhau, giữa công ty với đối tác và
chính quyền. Hoạt động truyền thông nội bộ, tạo ra mối liên kết giữa các Phòng, Ban
được được bộ phận marketing làm việc nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽ với các bộ
phận khác trong toàn công ty.
*) Hoạt động của phòng Marketing:
Hoạt động 1: Thực hiện các hoạt động Marketing của công ty :
Xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch Marketing;
Xây dựng chương trình Marketing- Mix ;
Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động Marketing;
Hoạt động 2 : Thực hiện các hoạt động truyền thông, PR về hình ảnh và thương
hiệu của công ty; xây dựng các mối liên kết nội bộ
Xây dựng và tư vấn chiến lược truyền thông và xây dựng thương hiệu công ty;
triển khai chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch từng phần
cụ thể.
Tận dụng mọi cơ hội giao lưu, tiếp xúc mọi nơi, mọi lúc để quảngb á thương
hiệu công ty
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Biến mọi cá nhân thành một hình ảnh thực tế, sinh động về doanh nghiệp( từ
tư duy, đẳng cấp, phong cách…)
Gắn kết các thành viên công ty, giữa các Phòng, Ban, Cấp…
Hoạt động 3 : Tạo nguồn ảnh hưởng về kinh tế và chính trị có lợi cho hoạt động
kinh doanh của công ty.
Thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế trên cơ sở hợp tác bền vững đôi
bên cùng có lợi với chính quyền các cấp Bộ, Ngành, các hiệp hội, các tổ chức phi

chính phủ, các đại sứ quán, các lãnh sự quán, các công ty, khách hàng, các nhà cung
cấp…trên lãnh thổ Việt Nam và trên trường quốc tế.
Xây dựng mới và tận dụng các mối quan hệ cá nhân của tất cả các thành viên
hiện có của công ty
Hoạt động 4: Tìm kiếm thông tin dự án và các cơ hội kinh doanh mới.
Chăm sóc, khai thác các mối quan hệ đã có hoặc thiết lập mới để lấy thông tin
phục vụ bộ phận dự án và phòng khai thác khi cần;
Sáng suốt nắm bắt các cơ hội hợp tác kinh doanh trong quá trình giao lưu, liên
kết, đánh giá tiền khả thi và cung cấp cho Ban lãnh đạo xem xét, ra quyết định.
Hoạt động 5 : Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên của phòng, xác lập mục tiêu,
giao việc, giám sát thực hiện.
Hoạt động 6: Xây dựng mối quan hệ và khai thác mối quan hệ từ các đối tác
nước ngoài
Thiết lập, khai thác các mối quan hệ với các tổ chức, hiệp hội, công ty, các cá
nhân sử dụng tiếng Anh, Pháp…: EUROCHAM, WAIPA, OECD,…
Hoạt động 7: Quản lý chi phí Marketing trong hoạt động Marketing của công ty,
chịu trách nhiệm trước công ty về các khoản chi phí, đảm bảo chính xác, minh bạch,
hiệu quả.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
*) Các yếu tố của môi trường vi mô cần nghiên cứu:
+ Khách hàng:
4năm hình thành và phát triển là khoảng thời gian chưa dài, để xây dựng thành
một tập đoàn vững mạnh như ngày hôm nay từ những số vốn và dự án bé nhỏ. Nhưng
bằng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty. Đến nay,
công ty đã có một ngân hàng các khách hàng đang chăm sóc và đã thi công.
TechconVina đã và đang được đánh giá là một doanh nghiệp uy tín và có trình độ
chuyên sâu về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm, thi công, kinh nghiệm về tư vấn, kinh
nghiệm về chăm sóc khách hàng…

Các khách hàng chính của TechconVina :
- Các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào khu vực (Việt Nam): hoạt động trong
mọi lãnh vực; họ đến từ các quốc gia trên thế giới.
- Các nhà đầu tư đã có mặt ở Việt Nam có nhu cầu mở rộng kinh doanh,
tăng vốn: vốn FDI, VDI.
- Các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu chuyển nhượng,
cho thuê, thanh lý.
- Các nhà đầu tư Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài
- Các nhà đầu tư tại Việt Nam có nhu cầu thu hút đầu tư: chủ đầu tư các
KCN, KCX, hạ tầng v.v…
+ Công chúng:
Các công ty trực tiếp tác động đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp bao
gồm:
Các cơ quan nhà nước có khả năng tác động đến các hoạt động marketing
như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài, Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam, Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội…Theo đó các cơ quan
sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo
chí, …Nhóm này sẽ đưa những thông tin có lợi hoặc bất lợi cho công ty.
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
Giới tài chính như: Ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính, các công ty môi
giới của Sở giao dịch chứng khoán, …Giới này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
đảm bảo nguồn vốn cho công ty.
Các tổ chức quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác động tới
hoạt động marketing của công ty. Những tổ chức này là các hiệp hội doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hiệp hội xây dựng…
+ Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TechconVina là Vinaconex2, Tổng công ty

xây dựng sông Đà, Licogi, công ty xây dựng Delta, công ty xây dựng 26-Bộ Quốc
Phòng…
Đây là các công ty đều hoạt động trong lĩnh vực khảo sát địa chất,quy hoạch
san lấp mặt bằng, tư vấn, thiết kế, thi công và giám sát, quản lý các dự án.
Do lĩnh vực hoạt động của các công ty thành viên bao gồm hoạt động cung
cấp các giải pháp nhà thông minh và thương vận nên các công ty hoạt động trong lĩnh
vực này như: Melinh Plaza, Austnam…và các công ty thương vận tại Hải Phòng,
Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là những đối thủ luôn được quan tâm.
+) Nhà cung ứng:
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ nhằm cung
cấp và đáp ứng nhu cầu thị trường, TechconVina cũng cần được được cung cấp các
yếu tố đầu vào như: Nguyên, nhiên, vật liệu, các phụ tùng, chi tiết, máy móc, thiết
bị…Đồng thời công ty cũng cần phải thuê, tuyển dụng lao động, thuê đất,…
Đối với TechconVina, nhà cung ứng ở đây là các công ty chuyên cung cấp
máy móc xây dựng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Ban quản lý các
khu công nghiệp cho thuê đất để TechconVina có thể tiến hành thiết kế, quy hoạch và
xây dựng nhà xưởng, các công trình, hạ tầng kỹ thuật. Cảng nội địa, quốc tế cho thuê
bến bãi để công ty có thể tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Trung gian Marketing:
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
- Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: Công ty quảng cáo, các phương
tiện truyền thông đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Hà Nội,
…Đài tiếng nói Việt Nam, các tạp chí kinh tế, xây dựng, vận tải…
- Các tổ chức tài chính, tín dụng:
Các ngân hàng( Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam…), các công ty bảo hiểm( Công ty bảo hiểm Prudential, bảo hiểm
AIA…)
- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa như công ty vận tải,…

Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: Marketing
1.3. Các thương hiệu hiện có trên thị trường dịch vụ xây dựng và vị thế của
TECHCONVINA
Sự phát triển đang ngày càng nóng lên của thị trường xây dựng đã ghi dấu ấn
của sự ra đời và phát triển của rất nhiều công ty xây dựng, cũng như các tập đoàn xây
dựng lớn. Thị trường xây dựng Việt Nam trong năm 2009 được đánh giá là sẽ còn
nóng lên, cơn khát nhiệt của thị trường cũng là nhân tố khiến các doanh nghiệp đang
hoạt động đẩy mạnh đầu tư và thu hút không ngừng các doanh nghiệp mới bước chân
vào đây.
TECHCONVINA là một doanh nghiệp có tuổi đời tương đối trẻ, 5 năm là một
con số không nhiều nhưng cũng đủ để công ty tạo dựng tên tuổi và uy tín trên thị
trường. Hiện nay, trên thị trường xây dựng, tên tuổi của các công ty xây dựng được
các nhà đầu tư, chủ đầu tư và đông đảo công chúng biết đến đó là: Tổng công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX, Tổng công ty đầu tư
phát triển nhà và đô thị ( HUD), Tổng công ty Sông Đà, Licogi 9, Công ty xây dựng
Trường Sơn, Công ty xây dựng 36- Bộ Quốc phòng, Công ty đầu tư xây dựng Hà
Nội, VICOMAX, Công ty xây dựng CDC, CBRE,…,Và không thể không nhắc Công
ty TECHCONVINA_một công ty hoạt động khá hiệu quả trong thời gian qua.
Khi nhắc đến những cái tên như VINACONEX hay HUD, Tổng công ty Sông
Đà,…Đây là những cây đại thụ trên thị trường xây dựng Việt Nam, với sự ra đời và
phát triển trong một thời gian dài, cùng với đó là những hỗ trợ hỗ trợ đắc lực từ công
nghệ, kỹ thuật các nước tiên tiến trên thế giới và nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Khó có
một công ty tư nhân nào có thể đánh bại được vị trí dẫn đầu hay những lợi thế không
thể không nhắc đến của các tổng công ty nhà nước này. Tuy nhiên, thị trường xây
dựng là một mảnh đất màu mỡ, và những khoản doanh thu và lợi nhuận trên thị
trường này rất hứa hẹn và rộng mở đối với các doanh nghiệp biết chớp lấy những cơ
hội, đi tắt đón đầu. Đặc biệt khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cùng
với đó là những văn bản, hiệp định thương mại thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xúc

tiến. Khi giới đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt nam với số lượng gia tăng nhanh
chóng. Những doanh nghiệp tư nhân như TECHCONVINA, Công ty xây dựng CDC,
Tõ Hång HuÖ – Marketing 47B
25

×