BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LÊ NHẤT VŨ
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH
VIÊM BAO GÂN CƠ DẠNG DÀI VÀ CƠ DUỖI NGẮN
NGÓN CÁI
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Cần Thơ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LÊ NHẤT VŨ
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM
BAO GÂN CƠ DẠNG DÀI VÀ CƠ DUỖI NGẮN NGĨN CÁI
Chun ngành: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Mã số: 8720119.CK
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
BSCKII. LƯU VĂN HUỀ
Cần Thơ - 2021
Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn
Lê Nhất Vũ
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
Tập thể nhân viên khoa Y.
Tập thể nhân viên bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình.
Ban Giám Đốc bệnh viện Đa Khoa Tâm Minh Đức Cần Thơ.
Tiến sĩ – Bác Sĩ Nguyễn Văn Dương, Phó Giám Đốc Sở Y Tế Tiền Giang.
Bác Sĩ CK2 Lưu Văn Huề, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Nhất Vũ
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1. Giải phẫu vùng cổ bàn tay. .......... ..................................................................3
1.2. Dịch tễ học lâm sàng ......................................................................................9
1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh ....................................................11
1.4. Cơ chế bệnh sinh ...........................................................................................12
1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng ................................................................................12
1.6. Các phương pháp điều trị ..............................................................................13
1.7. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................33
3.1. Các đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, tìm hiểu nguyên nhân ..........................33
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị .............................................................39
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................51
KẾT LUẬN ..........................................................................................................69
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh án minh họa
Phiếu thu thập số liệu
Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về mức độ đau theo VAS ....................................................34
Bảng 3.2. Đặc điểm về số lần mắc bệnh ..............................................................36
Bảng 3.3. Đặc điểm các phương pháp điều trị đã được sử dụng .........................37
Bảng 3.4. Các bệnh lý đi kèm ..............................................................................38
Bảng 3.5. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc dạng ngón cái sau 07 ngày .......41
Bảng 3.6. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc duỗi ngón cái sau 07 ngày ........41
Bảng 3.7. Kết quả điều trị đối với triệu chứng sưng kèm đau sau 07 ngày .........42
Bảng 3.8. Biến chứng do phẫu thuật sau 07 ngày ................................................43
Bảng 3.9. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc dạng ngón cái sau 30 ngày .......44
Bảng 3.10. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc duỗi ngón cái sau 30 ngày ......44
Bảng 3.11. Kết quả điều trị đối với triệu chứng sưng kèm đau sau 30 ngày .......45
Bảng 3.12. Biến chứng do phẫu thuật sau 30 ngày ..............................................46
Bảng 3.13. Kết quả điều trị đối với mức độ đau theo VAS sau 03 tháng ............47
Bảng 3.14. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc dạng ngón cái sau 03 tháng ....47
Bảng 3.15. Kết quả điều trị đối với thay đổi góc duỗi ngón cái sau 03 tháng .....48
Bảng 3.16. Kết quả điều trị đối với các triệu chứng bệnh lý sau 03 tháng ..........48
Bảng 3.17. Biến chứng do phẫu thuật sau 03 tháng .............................................49
Bảng 3.18. Các hình thái giải phẫu trong ngăn gân duỗi số 1 .............................49
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tuổi ..............................................................................33
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới..............................................................................34
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về các triệu chứng trên người bệnh .................................35
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh .....................................................36
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về vị trí tay bị bệnh .........................................................38
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm về nghề nghiệp ................................................................39
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị đối với mức độ đau theo VAS sau 07 ngày ...........40
Biểu đồ 3.8. Kết quả điều trị đối với các triệu chứng bệnh lý sau 07 ngày .........42
Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị đối với mức độ đau theo VAS sau 30 ngày ...........43
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị đối với các triệu chứng bệnh lý sau 30 ngày .......45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Xương vùng cổ tay (nhìn trước) ............................................................3
Hình 1.2. Xương vùng cổ tay (nhìn sau) ................................................................4
Hình 1.3. Hệ thống bao hoạt dịch gân ở cổ tay và bàn ngón tay ...........................6
Hình 1.4. Các ngăn gân duỗi cổ tay .......................................................................7
Hình 1.5. Các ngăn gân duỗi cổ tay .......................................................................7
Hình 1.6. Gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn .................................. 8
Hình 1.7. Kỹ thuật tiêm corticosteroid vào ngăn gân duỗi số 1 cổ tay ................16
Hình 1.8. Biến chứng của tiêm corticosteroid tại chỗ..........................................17
Hình 2.1. Test Finkelstein ....................................................................................25
Hình 2.2. Đo góc dạng ngón tay cái .....................................................................27
Hình 2.3. Đo góc duỗi ngón tay cái .....................................................................28
Hình 2.4. Phẫu thuật giải phóng ngăn gân duỗi số 1 tại BV Tâm Minh Đức ......30
Hình 2.5. Biến đổi giải phẫu trong khoang gân duỗi số 1 ...................................31
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm bao gân cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái cịn được gọi là
bệnh De Quervain. Bệnh được đặt theo tên của bác sĩ người Thụy Sỹ Fritz de
Quervain (1895), người đã tìm ra bệnh này [18]. Bệnh De Quervain là một bệnh
lý rất thường gặp trong nhóm các bệnh lý về phần mềm quanh khớp. Bệnh có thể
gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn trong độ tuổi 30-50 tuổi. Nữ
mắc bệnh cao gấp 6-10 lần so với nam giới [43], cũng gặp ở phụ nữ mang thai và
chăm sóc trẻ nhỏ [2]. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng với các triệu chứng rất
thường gặp như sưng đau vùng mỏm trâm quay, hạn chế vận động ngón cái do
đau, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, từ đó làm
giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đến nay, cơ chế chính xác của bệnh De Quervain vẫn chưa được xác định rõ
ràng[8], tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh De Quervain
có thể do những chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần vùng cổ tay [2],[52], cấu trúc
cơ và gân bị căng thường xuyên và lâu dài, vượt quá giới hạn của gân và màng
hoạt dịch, hay liên quan đến các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, gout,
viêm cột sống dính khớp[48]…
Ngày nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh De Quervain như mang nẹp
bất động cổ tay, dùng thuốc kháng viêm không steroid, tiêm corticoid tại chỗ và
phẫu thuật [55]. Trong đó điều trị bằng thuốc kháng viêm khơng steroid đường
tồn thân thường là lựa chọn đầu tiên, tiếp đến là tiêm corticoid tại chỗ. Tuy nhiên
điều trị bằng thuốc uống hay tiêm corticoid tại chỗ không giải quyết triệt để được
tất cả các trường hợp [29],[47],[41]. Do đó, điều trị phẫu thuật là một lựa chọn cho
những bệnh nhân thất bại trong điều trị bảo tồn[18],[34],[55]. Ngồi ra trong q
trình phẫu thuật ta có thể quan sát được rõ ràng các hình thái giải phẫu khác nhau
2
trong ngăn gân duỗi số một, có thể là nguyên nhân gây ra thất bại trong điều trị
bảo tồn lẫn phẫu thuật [22],[36],[49].
Vì những lý do trên chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu dịch
tễ học lâm sàng, nguyên nhân và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh viêm
bao gân cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát dịch tễ học lâm sàng và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm bao
gân cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Minh Đức
Cần Thơ từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2021.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh viêm bao gân cơ dạng dài và cơ
duỗi ngắn ngón cái tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Minh Đức Cần Thơ từ tháng
06/2020 đến tháng 06/2021.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU VÙNG CỔ BÀN TAY
1.1.1. Các xương cổ tay
Ở cổ tay có tám xương nhỏ xếp thành hai hàng trên và dưới:
Hàng trên: có bốn xương từ ngoài vào trong là xương thuyền, xương nguyệt,
xương tháp, xương đậu.
Hàng dưới: có bốn xương từ ngồi vào trong là xương thang, xương thê,
xương cả, xương móc.
Nhìn chung các xương ở cổ tay, mỗi xương có sáu mặt, trong đó có bốn mặt
là diện khớp (trên - dưới – trong - ngồi) và hai diện khơng tiếp khớp (trước - sau),
hai diện trong ngoài của hai xương đầu hàng khơng tiếp khớp [4].
Hình 1.1 Xương vùng cổ tay (nhìn trước)
(Nguồn: Frank H Netter, Nguyễn Quang Quyền (1996), Atlas Giải Phẫu Người,
Nhà Xuất Bản Y Học)[5]
4
Hình 1.2 Xương vùng cổ tay (nhìn sau)
(Nguồn: Frank H Netter, Nguyễn Quang Quyền (1996), Atlas Giải Phẫu Người,
Nhà Xuất Bản Y Học)[5]
1.1.2. Các xương đốt bàn tay
Có năm xương đốt bàn tay đều thuộc loại xương dài, kể từ ngoài vào trong
đánh số la mã từ I – V, mỗi xương đốt bàn tay có một thân và hai đầu. Thân xương
cong ra trước, hình lăng trụ tam giác, có ba mặt (mặt sau, mặt trong và mặt ngồi).
Đầu xương: đầu gần có ba diện khớp với các xương cổ tay và xương bên cạnh
(trừ xương đốt bàn tay I, II và V chỉ có một diện khớp bên), đầu xa là chỏm để
tiếp khớp với xương đốt I của các ngón tay tương ứng[4].
5
1.1.3. Các xương đốt ngón tay
Có mười bốn xương đốt ngón tay, mỗi ngón tay có ba đốt, trừ ngón tay cái
có hai đốt, mỗi xương đốt ngón tay có một thân dẹt gồm có hai mặt (trước và sau),
có hai đầu: đầu gần lõm, đầu xa là ròng rọc[4],[21].
1.1.4. Phần mềm quanh khớp
Phần mềm quanh khớp gồm có: gân, bao gân, dây chằng, túi hoạt dịch.
- Gân là tổ chức liên kết tiếp nối giữa cơ và xương, quanh vùng bám tận của
gân vào nền xương thường có các túi thanh dịch.
- Túi hoạch dịch là một túi kín chứa chất nhờn, nằm đệm giữa hai cơ, giữa cơ
và xương, hoặc giữa gân và xương.
- Bao hoạt dịch gân (gọi tắt là bao gân) là túi thanh mạc bao quanh gân trong
đó chứa chất dịch nhờn giúp cho gân dễ vận động.
- Một số gân dài khi đi qua một số vùng, nhất là khi phải đổi hướng thường
có một bao hoạt dịch bao bọc, và có rịng rọc cố định hướng đi của gân[4],[5].
1.1.5. Hệ thống bao hoạt dịch gân ở cổ tay và bàn tay
- Phía gan tay có bao gân của cơ gấp ngón cái dài còn gọi là bao hoạt dịch
quay. Bao hoạt dịch trụ bao bọc các gân gấp nơng và sâu các ngón tay. Các bao
hoạt dịch ngón tay bọc gân gấp ngón II, III và IV.
- Phía ngồi mỏm trâm quay có bao hoạt dịch bao bọc gân cơ dạng dài và gân
cơ duỗi ngắn ngón cái.
- Mặt mu tay có các bao gân bọc gân cơ duỗi cổ tay quay dài, duỗi cổ tay
quay ngắn, bao gân bao bọc chung các gân cơ duỗi ngón II, III, IV, bao gân cơ
duỗi ngón út và bao gân cơ duỗi cổ tay trụ[4],[5],[7].
6
Hình 1.3. Hệ thống bao hoạt dịch gân ở cổ tay và bàn ngón tay
(Nguồn: Frank H Netter, Nguyễn Quang Quyền (1996), “Atlas Giải Phẫu
Người”. Nhà Xuất Bản Y Học)[5]
1.1.6. Các ngăn gân duỗi
Có sáu ngăn riêng biệt của các gân duỗi ở mặt lưng cẳng tay và cổ tay. Các
mạc giữ gân duỗi giữ gân gần với xương khi đi từ cẳng tay đến bàn tay. Các gân
trượt trơn tru thông qua các kênh sợi xơ[4],[5].
- Ngăn 1: gân cơ duỗi ngắn ngón cái, gân cơ dạng dài ngón cái.
- Ngăn 2: gân cơ duỗi cổ tay quay dài, gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn.
- Ngăn 3: gân cơ duỗi ngón cái dài.
- Ngăn 4: gân cơ duỗi ngón trỏ, gân cơ duỗi chung các ngón, thần kinh gian
cốt sau.
- Ngăn 5: gân cơ duỗi ngón út.
- Ngăn 6: gân cơ duỗi cổ tay trụ
7
Hình 1.4 Các ngăn gân duỗi cổ tay
(Nguồn: Frank H Netter, Nguyễn Quang Quyền (1996), Atlas Giải Phẫu Người,
Nhà Xuất Bản Y Học)[5]
Hình 1.5 Các ngăn gân duỗi cổ tay
(Nguồn: Frank H Netter, Nguyễn Quang Quyền (1996), Atlas Giải Phẫu Người,
Nhà Xuất Bản Y Học)[5]
8
1.1.7. Gân cơ dạng dài ngón cái
Nguyên ủy: mặt sau xương quay, xương trụ và màng liên cốt.
Bám tận: nền của xương bàn I.
Hoạt động: dạng ngón cái và duỗi ngón cái tại khớp bàn cổ tay.
Thần kinh chi phối: thần kinh liên cốt sau (C7, C8), nhánh sâu của thần kinh
quay (C7, C8).
Máu nuôi: động mạch gian cốt sau[4],[7].
1.1.8. Gân cơ duỗi ngắn ngón cái
Nguyên ủy: mặt sau xương quay, xương trụ và màng liên cốt.
Bám tận: nền của xương đốt gần ngón cái.
Hoạt động: duỗi đốt gần ngón I tại khớp bàn ngón.
Thần kinh chi phối: thần kinh liên cốt sau (C7, C8), nhánh sâu của thần kinh
quay (C7, C8).
Máu ni: động mạch gian cốt sau[4],[7].
Hình 1.6 Gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn
(Nguồn Wolfi W Scott (2016), "Tendopathy", Green's Operative Hand
Surgery, Elsevier)[55]
9
1.2. DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
Bệnh De Quervain thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm bao gân vùng cổ
tay. Tỷ lệ trong dân số ở mức 0,5% cho giới nam, 1,3 % cho giới nữ. Phụ nữ tuổi
lớn hơn 40 là đối tượng thường dễ mắc bệnh viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn
ngón tay cái[41],[50].
Wolf J. M [57]và cộng sự đã báo cáo trong dân số 12.117.749 người có yếu
tố nguy cơ về bệnh viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, ghi nhận
được 11.332 trường hợp mắc bệnh/ năm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng
kể là 2,8 trường hợp trên 1000 người năm, so với nam giới là 0,6 trường hợp trên
1000 người năm. Tuổi trên 40 cũng là một yếu tố nguy cơ đáng kể, với tỷ lệ là 2,0
trên 1000 người-năm so với 0,6 trên 1000 ở người dưới 20 tuổi. Cũng có sự khác
biệt về chủng tộc, với người da đen bị ảnh hưởng ở mức 1,3 trên 1000 người-năm
so với người da trắng là 0,8.
Điều trị bảo tồn bao gồm uống thuốc kháng viêm không steroid đường toàn
thân, bất động, tập vật lý trị liệu, tiêm corticoid vào khoang gân duỗi số một. Các
phương pháp trên thường có hiệu quả nhất khi bệnh mới khởi phát [26],[28].
Harvey[26] cùng cộng sự, báo cáo 63 cổ tay bị bệnh De Quervain được tiêm
corticoid và thuốc tê vào khoang gân duỗi số một để điều trị, kết quả có 45 trường
hợp giảm đau hồn tồn, chỉ có 11 trường hợp không cải thiện triệu chứng cần
phải phẫu thuật điều trị, nhóm nghiên cứu của ơng cho rằng, các trường hợp khơng
hiệu quả với tiêm corticoid rất có thể do gân dạng ngón cái dài nằm trong một
khoang riêng biệt, hiện diện vách ngăn trong khoang gân duỗi số một.
Tác giả Carlton A. Richie[47] cùng cộng sự, hồi cứu trên y văn và so sánh
kết quả các phương pháp điều trị bảo tồn, ơng cùng cộng sự ghi nhận có 83% trong
226 cổ tay chỉ sử dụng một phương pháp là tiêm corticoid cho kết quả hết đau,
10
61% trong số 101 cổ tay được tiêm corticoid kèm nẹp cố định cho kết quả hết đau,
14% những bệnh nhân chỉ cần sử dụng phương pháp là mang nẹp bất động cũng
cho kết quả giảm đau. Nghỉ ngơi đơn thuần (n = 17) hoặc chỉ dùng thuốc chống
viêm không steroid (n =39) được ghi nhận khơng có sự thay đổi về triệu chứng,
thời gian đánh giá kết quả sau 2 tuần điều trị.
Huisstede[28] và cộng sự, thành viên của European HANDGUIDE đưa ra sự
đồng thuận về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh De Quervain. Các
chuyên gia đã đồng thuận rằng, những bệnh nhân bị bệnh lý này nên nhận được
sự hướng dẫn về sinh hoạt, kết hợp nhiều phương pháp điều trị, không nên sử dụng
một liệu pháp đơn lẻ, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, nẹp bất động cổ
tay, thuốc kháng viêm không steroid và nẹp bất động cổ tay, tiêm corticoid, tiêm
corticoid cộng với nẹp, hoặc phẫu thuật được coi là lựa chọn điều trị thích hợp khi
các kết hợp trên khơng hiệu quả, yếu tố chủ chốt để lựa chọn một trong những
điều trị nói trên phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thời gian mắc bệnh và các
điều trị đã được áp dụng trước đó.
Xiao-hui Gu[24] cùng cộng sự tiến hành phẫu thuật cho những bệnh nhân
bệnh De Quervain, bệnh nhân được chia làm hai nhóm, với hai phương pháp phẫu
thuật khác nhau. Nhóm 1 (n=20) được phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi, nhóm 2
(n=21) được phẫu thuật hở bằng phương pháp kinh điển, kết quả cả hai nhóm đều
có kết quả tuyệt vời và khơng có sự khác nhau về kết quả phẫu thuật.
Kent T[53] và cộng sự đánh giá yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến biến chứng
và sự hài lịng của người bệnh sau phẫu thuật, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận khơng
có sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian
mắc bệnh đến kết quả phẫu thuật.
11
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ ràng, cơ chế sinh bệnh được nghĩ
là do sự dày lên của mạc giữ gân duỗi ở khoang gân duỗi số một, gây chít hẹp ống
sợi xơ đưa đến vận động khó khăn của các gân dạng duỗi[12], một số tác giả ghi
nhận một vài yếu tố nguy cơ dễ đưa đến mắc bệnh là nữ tuổi cao, có hoạt động cổ
tay có tính chất lặp đi lặp lại[11].
Tác giả Piligian[46] cùng cộng sự ghi nhận các động tác vận động cổ tay lặp
đi lặp lại lớn hơn 10 lần/phút là yếu tố nguy cơ cao đưa đến bệnh, nếu hoạt động
kéo dài sẽ gây ra nguy cơ rất cao đưa đến bệnh De Quervain. Nhóm tác giả cũng
ghi nhận, các ngành nghề và những hoạt động liên quan đến bệnh viêm bao gân
cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bao gồm: đan đát, vận hành tổng đài, nghệ
sĩ piano, vận động viên chơi gôn, câu cá và những công việc có tính chất lặp đi lặp
lại ở cổ tay hoặc bắt đầu nối lại công việc tương tự sau một kỳ nghỉ, nghiên cứu
dịch tể học này cũng đã cho thấy người lao động trong các ngành chế biến và sản
xuất thịt có nguy cơ cao phát triển bệnh lý viêm gân ở bàn tay và cổ tay trong đó
có bệnh viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái ở cổ tay.
Yếu tố bên ngoài: chấn thương hoặc các vi chấn thương do các hoạt động
quá mức kéo dài, lặp đi lặp lại trong nghề nghiệp, thể thao, thói quen như làm nghề
thủ cơng, thợ cơ khí, vận động viên điền kinh, tennis...
Yếu tố bên trong: tuổi cao, giới nữ là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao hơn
so với những đối tượng khác.
Một số dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải gây lệch trục của chi như di chứng can
lệch sau gãy xương, u tế bào khổng lồ ở bao gân.
Viêm bao gân De Quervain có thể cùng tồn tại với hội chứng ống cổ tay và
viêm bao gân gấp ngón tay [44].
12
1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Bệnh viêm bao gân cơ De Quervain liên quan đến bao gân cơ dạng dài và
duỗi ngắn ngón cái. Mức độ vững chắc của cấu trúc và không gian hạn chế trong
ngăn thứ nhất cổ tay tạo thuận lợi cho sự phát triển của viêm bao gân [43].
Viêm bao gân có thể do chấn thương hoặc do ma sát quá mức giữa các gân
và mô xung quanh trong q trình chuyển động của ngón một và cổ tay. Độ dày
của màng hoạt dịch là dấu hiệu của các giai đoạn viêm gân. Khi viêm tiến triển,
mạc giữ gân có xu hướng mỏng và trở nên dễ đứt rách hơn và hẹp tăng. Trong giai
đoạn cuối cùng, vỏ của khoang thứ nhất dày, trở nên xơ và chèn ép vào không gian
của ống sợi – xương. Điều này có thể dẫn đến chèn ép, một hình thức kinh niên
của viêm bao gân trong bệnh De Quervain. Hầu hết các bệnh lý của gân và bao
gân ít khi do một yếu tố đơn độc gây ra mà do nhiều yếu tố tác động cùng với
nhiều cơ chế bệnh sinh [51].
1.5. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM BAO GÂN CƠ
DẠNG DÀI VÀ CƠ DUỖI NGẮN NGÓN CÁI
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Đau, có thể kèm sưng cổ tay vùng mỏm trâm quay, có thể khởi phát đột ngột
hoặc từ từ, đau tăng khi vận động ngón cái, đau liên tục nhất là về đêm. Đau có
thể lan ra ngón cái và lan lên cẳng tay[19].
Sờ thấy bao gân dầy lên, có khi có nóng, đỏ, ấn vào đau hơn[2].
Hạn chế vận động ngón cái do đau, bình thường ngón cái dạng 600, duỗi
200[38].
Test Finkelstein: tay bệnh nhân để trên bàn, nghiêng cổ tay về phía trụ, sau
đó gấp ngón tay cái vào lịng bàn tay, bệnh nhân thấy đau chói vùng gân dạng dài
và gân duỗi ngắn ngón cái tại mỏm trâm quay là test dương tính [55],[58]
13
1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Các xét nghiệm máu không có thay đổi gì đặc biệt trừ khi có bệnh lý toàn
thân.
Chụp X-quang cổ tay giúp phân biệt với các bệnh lý khác hoặc bệnh lý kèm
theo có tổn thương tại khớp như viêm khớp dạng thấp, gút, thối hóa khớp, tổn
thương cũ… Trên X quang có thể phát hiện hình ảnh canxi hóa ở đầu gân, thay
đổi cấu trúc xương vùng mỏm trâm quay do quá trình viêm diễn tiến kéo dài[13].
Chụp cộng hưởng từ vùng cổ tay cho thấy hình ảnh của gân, cơ, xương, khớp
vùng cổ tay, giúp khảo sát bước đầu có hay khơng những biến đổi giải phẫu trong
khoang gân duỗi số một[20].
1.5.3. Chẩn đoán phân biệt
Viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay: sưng đau tồn bộ cổ tay.
Thối hóa khớp giữa xương thang và xương bàn I: thường gặp ở phụ nữ 5070 tuổi, biến dạng tại chỗ, tiếng kêu lụp cụp khi vận động ngón 1. Test chẩn đốn:
đồng thời nén dọc trục và xoay ngón tay cái sẽ gợi ra đau ở khớp thang-bàn I[39].
Viêm bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn và duỗi cổ tay quay dài:
sưng đau phía trong bao gân dạng dài, duỗi ngắn ngón I, đau tăng khi duỗi cổ tay
có đối lực, test Finkelstein đau ít[44].
Chèn ép nhánh nơng thần kinh quay: đau mặt ngoài đầu dưới xương quay,
kèm theo tê, rối loạn cảm giác mặt mu các ngón I, II và nửa dọc ngón III[55].
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM BAO GÂN CƠ DẠNG
DÀI VÀ CƠ DUỖI NGẮN NGÓN CÁI
1.6.1. Điều trị khơng phẫu thuật:
Bất động nẹp: nẹp có thể được sử dụng để bất động ngón cái và cổ tay.
Tránh các hoạt động gây đau và sưng. Băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục 3-6
14
tuần ở tư thế: cổ tay trung tính, ơm ngón cái dạng 45 0 so với trục xương
quay[2],[10].
Tập vật lý trị liệu[8],[14],[42]
- Tập đối ngón: đối ngón 1 và 5, giữ yên trong 06 giây và sau đó mở ra, lặp
lại 10 lần.
- Căng cổ tay: duỗi bàn tay về phía mu tay, giữ trong vịng 15-30 giây, sau
đó làm theo hướng ngược lại, giữ trong vòng 15 - 30 giây, làm ba lần.
- Gấp cổ tay: giữ một lon hoặc búa cầm trong tay, lòng bàn tay ngữa, gấp cổ
tay lên, từ từ hạ thấp và trở lại vị trí bắt đầu, làm 15 lần, tăng dần trọng lượng của
lon.
- Tập nghiêng quay: đặt cổ tay ở vị trí ngang với ngón tay cái, giữ một lon
hoặc búa và nhẹ nhàng uốn cong cổ tay lên, với ngón cái vươn lên trần nhà, từ từ
hạ xuống vị trí bắt đầu, không di chuyển cánh tay trong suốt bài tập này, làm 02
lần, mỗi lần 15 cái.
- Tập tăng sức nắm bàn tay: bóp một quả bóng cao su mềm mại và giữ trong
05 giây, làm 02 lần, mỗi lần 15 cái
- Tập xịe các ngón: đặt một băng thun xung quanh bên ngồi các ngón tay,
mở các ngón tay để căng các sợi dây cao su, làm 02 lần, mỗi lần 15 cái.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): dùng đường uống hoặc tại
chỗ 01-02 tuần. Là nhóm thuốc có hoạt tính kháng viêm và khơng chứa nhân
steroid, có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ nhiệt. Cơ chế tác dụng chủ yếu
là ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm, nhất là prostaglandine, ngồi ra
thuốc kháng viêm khơng steroid cịn ức chế di chuyển bạch cầu, làm bền vững
màng lysosome làm ngăn cản giải phóng các chất phân giải[3].
15
Biến chứng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: viêm lt dạ dày tá
tràng, xuất huyết tiêu hóa, buồn nơn, dị ứng, viêm gan[1],[3].
Tiêm Corticoid: tiêm corticoid vào bao gân có thể giúp làm giảm sưng và
đau. Corticoid có tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm,
không phụ thuộc nguyên nhân gây viêm. Tiêm corticoid tại chỗ là phương pháp
điều trị thông dụng trong bệnh lý phần mềm quanh khớp, song vẫn chưa có bằng
chứng rõ ràng về hiệu quả lâu dài cũng như chưa có phác đồ cụ thể được khuyến
cáo[6],[10].
Các chế phẩm corticoid thường dùng là:
- Hydrocortison acetat: là loại tác dụng nhanh, thời gian bán hủy ngắn
- Methylprednisolon acetat: là loại tác dụng kéo dài
- Betamethasone dipropioate: tác dụng kéo dài
Kỹ thuật tiêm: cổ tay trung tính, sát khuẩn, trải khăn vơ khuẩn, điểm tiêm
cách mỏm trâm quay khoảng 01cm, kim hướng dọc lên trên gần như tiếp tuyến
với mặt da, vào khoang gân duỗi số 1, cảm nhận sức cản khi bơm thuốc. Sau đó
từ từ lui kim ra trong khi áp lực bơm vẫn được duy trì, người tiêm cảm nhận thuốc
lắp đầy trong bao gân khi sờ vào khoang gân duỗi. Ngày nay để tăng độ chính xác,
thủ thuật tiêm có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm[55].
Chống chỉ định tiêm corticoid tại chỗ[18],[10],[16] bao gồm các tổn thương
do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ nhiễm khuẩn, tổn thương nhiễm trùng
trên hoặc gần vị trí tiêm.
Thận trọng khi tiêm corticoid tại chỗ: đang dùng thuốc chống đơng hoặc có
rối loạn đơng máu.
16
Hình 1.7: Kỹ thuật tiêm corticoid vào ngăn gân duỗi số 1 cổ tay
(Nguồn: Canale and Beauty (2013), " Stenosis tenosynovitis", Campbell's
Operative Orthopaedics, Chapter 76, Elsevier, pp. 3650-3657)[18]
Các biến chứng do tiêm corticoid tại chỗ: [18],[40]
- Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày.
- Nhiễm trùng.
- Đứt gân do tiêm vào trong gân.
- Thiểu dưỡng da tại chỗ tiêm
- Teo dây thần kinh do tiêm vào dây thần kinh.
- Thay đổi sắc tố da: biểu hiện mảng da méo mó, tối màu. Tình trạng này sẽ
hết trong vài tháng đến hai năm.