Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng tiêu thụ và một số giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả công tác quản lý các sản phẩm có nhãn sinh thái tại các siêu thị, đại lý trên
địa bàn Hà Nội"
2. Tính cấp thiết của vấn đề và lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi
trường đang là mối quan tâm chung của mỗi cá nhân, mỗi cộng động, mỗi quốc gia
và toàn thể nhân loại. Những thách thức về các vấn đề môi trường có tính chất địa
phương, vùng và toàn cầu đã buộc con người phải tìm ra những biện pháp khác nhau
để nhằm quản lý và bảo vệ môi trường. Nếu như, công cụ mệnh lệnh kiểm soát được
sử dụng vào những năm 70 khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường
thì hiện nay, công cụ kinh tế với nhiều ưu điểm hơn đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi
tại nhiều nước trên thế giới. Và nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế khá mềm dẻo
trong các công cụ quản lý môi trường hiện đang được rất nhiều cá nhân, tổ chức,
quốc gia quan tâm và tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng của công cụ này.
Tại Việt Nam trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình
công nghiệp hoá nhanh chóng, môi trường cũng đã bị biến đổi tại nhiều vùng trên cả
nước và nếu như không có biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp vấn đề ô nhiễm sẽ
ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc xây dựng và sử dụng những chính sách,
công cụ quản lý môi trường thích hợp là hết sức cấp thiết nhằm đạt được mục tiêu
phát triển bền vững một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Trong nhóm những công cụ
kinh tế quan trọng nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi
trường, chúng ta phải kể đến “Nhãn sinh thái”. Thông qua việc khuyến khích và tiêu
dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái sẽ là một công cụ đắc
lực hỗ trợ quản lý môi trường ở nước ta, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền
vững. Tuy nhiên, nhãn sinh thái là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam cũng
như những nước đang phát triển vì vậy việc quản lý và sử dụng nhãn sinh thái ở Việt
Nam như thế nào cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo.
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuất phát từ những lý do trên, chuyên đề thực tập do tôi nghiên cứu nhằm
mục đích:
- Xác định rõ cở sở lý luận và các vấn đề xoay quanh việc áp nhãn sinh thái.
- Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thành công công cụ nhãn sinh thái của các
nước trên thế giới.
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường sản phẩm sinh thái ở Hà Nội thông qua việc
phân tích thực trạng tiêu dùng các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái tại các siêu thị đại
lý lớn ở Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý việc sử dụng nhãn
mác sinh thái trên sản phẩm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng các nhóm các sản phẩm có mặt
trong nhiều chương trình cấp nhãn sinh thái trên thế giới hiện đang được tiêu thụ
rộng rãi ở Hà Nội, bao gồm: sản phẩm dệt may, sản phẩm tủ lạnh, đèn, sản phẩm làm
từ gỗ, sản phẩm giầy, dép, bao gói thực phẩm, sơn, chất tẩy, bột giặt, bình xịt, máy
giặt… kết hợp với kinh nghiệm sử dụng nhãn sinh thái trên thế giới nhằm rút ra bài
học cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các sản phẩm áp nhãn sinh thái.
• Phạm vi nghiên cứu
Tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, cụ thể:
Siêu thị: BigC (222 Trần Duy Hưng), Fivimart (163A Đại La), siêu thị Sao
Hà Nội (36 Cát Linh), siêu thị Unimart (8 Phạm Ngọc Thạch), Intimex (27 Huỳnh
Thúc Kháng)
Đại lý, cửa hàng lớn: Hapromat (C12 Thanh Xuân), đại lý sữa Sữa Huy Nga
(Sơn Tây), cửa hàng điện tử Kinh Đô (27 Cửa Nam), cửa hàng điện lạnh (61 Đội
Cấn),…
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cửa hàng tạp phẩm: đường Trần Duy Hưng, phố Hàng Mã, cửa hàng đồ chơi
bằng gỗ (Phạm Ngọc Thạch), cửa hàng văn phòng phẩm (Phố Chùa Láng, Tôn Thất
Tùng), cửa hàng tạp hóa (phố Quan Hoa),…
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp điều tra
Điều tra thị trường thông qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn người tiêu dung
các thông tin về vấn đề nghiện cứu. Việc khảo sát được thực hiện thông qua phiếu
khảo sát phỏng vấn trực tíêp.
• Phương pháp thu thập số liệu
a) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Quan sát trực tiếp tại các siêu thị đại lý.
+ Phỏng vấn đại diện các siêu thị đại lý để thu thập các thông tin về các sản
phẩm gán nhãn sinh thái.
+ Phỏng vấn hộ gia đình:
Lựa chọn các nhóm hộ đến mua hàng tại các siêu thị, đại lý tại địa bàn nghiên
cứu
b) Phương pháp thu thập số liệu thức cấp:
Thu thập các tài liệu nghiên cứu đã có về đề tài.
• Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel.
5. Cấu trúc nội dung của chuyên đề
Ngòai các phần: mở đầu, kết luận, danh sách các từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, danh sách tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm các phần như sau:
Chương I: Tổng quan về Nhãn sinh thái và các chương trình nhãn sinh thái trên
thế giới
Chương II: Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm có nhãn sinh thái tại Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các sản
phẩm có nhãn sinh thái trên địa bàn Hà Nội
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài của mình, tôi xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và những ý kiến đóng ghóp nhiệt tình của
PGS.TS Lê Thu Hoa, Trưởng khoa Môi trường và Đô thị cùng các thầy cô
giáo trong khoa.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Chú Hoàng Danh Sơn, Vụ trưởng Vụ
Pháp chế và Chính sách, Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong quá trình tôi thực tập tại cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt
trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Minh Phương

Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của bản
thân tôi. Tất cả các tài liệu và số liệu được sử dụng trong đề tài là hòan tòan
trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo, đề tài hoặc luận văn của
người khác. Nếu cam kết trên là sai thì tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của
nhà trường.
Hà Nội ngày 21 tháng 4 năm 2009.
Hà Thị Minh Phương
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
ÁP NHÃN SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về nhãn sinh thái và các vấn đề liên quan
1.1.1. Sản phẩm sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm sinh thái
Cho dù còn có những quan niệm chưa thống nhất về sản phẩm sinh thái (eco-
product), nhưng theo nghĩa rộng nhất có thể hiểu: “sản phẩm sinh thái là những sản
phẩm có tác dụng tích cực đối với môi trường, được thiết kế dựa theo các khái niệm
và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi
trường.”
1
Các khái niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng
trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm.
1.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm sinh thái
Sản phầm sinh thái có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật
liệu sinh khối. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất và sử dụng, sản phẩm sinh thái
có thể giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu
cầu về xử lý chất thải sau đó. Loại sản phẩm này cũng được thiết kế nhằm đảm bảo
khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
1.1.1.3. Phân loại sản phẩm sinh thái
Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu loại I, loại II, hoặc loại III
theo bộ tiêu chuẩn ISO -14000. Bên cạnh đó, những sản phẩm được đưa vào cơ sở dữ
liệu của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) cũng được coi là sản phẩm sinh
thái. Sản phẩm sinh thái thường được phân loại theo nhóm: Thiết bị điện, điện tử, gia
dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, máy móc, cơ
1

Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khí, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao gói, bao bì,
sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản, thiết bị an ninh, an toàn, y tế,
năng lượng, dịch vụ sinh thái, du lịch, các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và
phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường.v.v.
Hình 1.1: Những vấn đề xoay quanh sản phẩm sinh thái
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
Chất
lượng
Sức khoẻ/
An toàn
Môi
trường
Chức
năng
Năng lực
sản xuất
Giá cả/
hình thức
Sản phẩm
sinh thái
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Nhãn sinh thái
Xuất phát từ nhu cầu thực tế là phân biệt sản phẩm sinh thái với các sản phẩm
thông thường cùng loại khác và giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm
sạch và thân thiện với môi trường nhãn sinh thái (ecolable) đã ra đời nhằm giúp
người tiêu dùng dễ dàng phân biệt và lựa chọn đúng sản phẩm có lợi cho môi trường
cũng như sức khỏe con người.
1.1.2.1. Khái niệm nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi
trường sinh thái của hàng hoá dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu
tương đối phổ biến như sau:
- Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB:
”Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số
tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ
nhiệm đề ra.”
2
Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi
trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế,
chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có
trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm,
ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…
- Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN – Globel Eco-labelling):
”Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản
phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng
đời sản phẩm”
3

- Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO:
”Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản
phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên
2

3

Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo
các hình thức khác.”
4
- Theo diễn đàn về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) năm
1992, nhãn sinh thái được ghi nhận:
“cung cấp thông tin về môi trường có liên quan luôn sẵn có tới người tiêu
dùng”
5
Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái cũng đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác
động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai
đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá
trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó.
Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất
so với các sản phẩm khác có cùng chức năng.
Do đó về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối
với môi trường của sản phẩm.
Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể dưới dạng một bản công bố, hay cụ
thể hơn là dưới dạng một biểu tượng, biểu đồ gắn trên sản phẩm hoặc bao gói, trong
tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác và mang
những tên gọi khác nhau ở từng nước. Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga
trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh.
1.1.2.2. Phân loại nhãn sinh thái
Hiện nay, trên thế giới có bốn loại nhãn sinh thái, nhãn sinh thái của một khu
vực, nhãn sinh thái của một quốc gia, nhãn sinh thái của tổ chức và nhãn sinh thái của
doanh nghiệp.
 Nhãn sinh thái của một khu vực:
Là nhãn sinh thái do một nhóm các quốc gia thuộc một liên kết về kinh tế,
chính trị hoặc văn hóa,… xây dựng. Kiểu nhãn sinh thái này gồm của Liên Minh
4
/>5

/>Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Châu Âu (EU – European Union) – the Flower, có biểu tượng hình bông hoa
là biểu tượng nhãn sinh thái đại diện cho 27 nước thuộc EU và nhãn sinh thái của Bắc
Âu (Nodic Swan), có biểu tượng là nhãn sinh thái của 5 nước Na Uy, Thụy
Điển, Iceland, Đan Mạch, Phần Lan. Các sản phẩm có gắn những biểu tượng ở trên
cho biết những tác động đến môi trường của sản phẩm được làm giảm hơn so với
những sản phẩm cùng loại và những sản phẩm đã đáp ứng được tập hợp các tiêu chí
về cấp nhãn hiệu do các quốc gia thuộc EU và Bắc Âu công bố
 Nhãn sinh thái quốc gia:
Là nhãn hiệu được quốc gia đó xây dựng. Dựa trên hàng loạt các tiêu chí khác
nhau để cấp nhãn, các thủ tục và quy trình cấp nhãn, những sản phẩm mang nhãn
hiệu này cũng chứng minh được tính năng làm giảm tác động xấu đến môi trường,
đồng thời cũng là nhãn hiệu về tính thân thiện môi trường của quốc gia đó. Dưới đây
là biểu tượng nhãn sinh thái của Đức , của Thái Lan , Trung Quốc
.
 Nhãn sinh thái của tổ chức độc lập:
Là nhãn hiệu được một tổ chức xây dựng dựa trên các thủ tục, quy trình kiểm
tra và chứng nhận tính thân thiện với môi trường của sản phẩm. Việc người tiêu dùng
có tin tưởng vào những sản phẩm cấp nhãn sinh thái này không phụ thuộc rất lớn vào
uy tín của tổ chức này như nhãn sinh thái của Mỹ do công ty trách nhiệm
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hữu hạn con dấu xanh cấp, hay nhãn sinh thái của Canada do Phòng môi
trường của Chính phủ Canada và Công ty dịch vụ môi trường TerraChoice, nhãn
sinht thái do Eco-tex: Viện sinh thái ứng dụng cấp.
 Nhãn sinh thái của doanh nghiệp:
Là những dấu hiệu chứng minh đặc tính môi trường của sản phẩm do doanh

nghiệp tự công bố trên sản phẩm và giới thiệu đến người tiêu dùng. Sự tin tưởng của
người tiêu dùng vào những công bố như vậy rất ít. Để tăng độ tin cậy cho những
công bố này, doanh nghiệp thông qua một tổ chức kiểm định độc lập chứng nhận về
tính thân thiện môi trường của sản phẩm. Nhãn sinh thái kiểu này hiện nay có rất
nhiều, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về khả năng thân thiện với môi trường thật
sự được công bố trên sản phẩm.
Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, có thể chia nhãn
sinh thái thành 3 loại sau:
 Loại I (ISO 14024):
Là chương trình tự nguyện, dựa trên đa tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấp
chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự
thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chu
trình sống của sản phẩm.
 Loại II (ISO 14021):
Là sự tự công bố về môi trường mang tính chất thông tin.
 Loại III (ISO 14025):
Là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các dữ liệu về sản phẩm với
các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về sản phẩm định trước và
dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và đợc một bên thứ ba có trình độ
chuyên môn khác xác nhận.
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2.3. Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái
Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường bao gồm:
 Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh
được:
Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín
nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi

khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực
bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những
phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp
được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem
xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những
phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác
định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.
 Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều:
Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công
bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO
thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ
dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái
cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có
nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu
dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.
 Nhãn sinh thái có thể so sánh:
Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh,
ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%, nhưng có những nhãn sinh thái không được
xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả
năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản
phẩm có cùng chức năng.
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt
động thương mại:
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về
phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực
hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng
nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh

hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.
 Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên
những định hướng thị trường:
Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những
người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ
mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày
càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi
ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ
thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó
liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.
1.1.2.4. Lợi ích của việc sử dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm tiêu dùng
 Lợi ích đối với môi trường
Việc áp dụng nhãn sinh thái đã phản ánh những lợi ích đối với môi trường gắn
với quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, và loại bỏ sản phẩm.
Khi mà người mua bắt đầu lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các đặc
tính liên quan đến môi trường của sản phẩm như có thể tái chế, tiết kiệm điện, không
chứa CFC (Cloro Fluoro Carbon) làm phá hủy tâng ôzôn,.. hoặc dựa vào những cân
nhắc khác như giá cả, chất lượng, mẫu mã, mầu sắc,… Nếu yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng thì những nhà cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường có thể sẽ thu được lợi ích từ những người tiêu
dùng có ý thức và có hành động bảo vệ môi trường. Thông qua quyết định mua sắm
của người tiêu dùng và quá trình sản xuất được giảm nhẹ hoặc loại bỏ những ảnh
hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, môi trường của con người đã được
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giữ gìn và bảo vệ. Đồng thời, khi đặc tính môi trường của sản phẩm/dịch vụ là yếu tố
thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả, thị phần của sản phẩm/dịch vụ tăng lên,
điều này thu hút những doanh nghiệp khác cũng thực hiện những hoạt động nhằm
bảo vệ môi trường cho sản phẩm của mình, tức là họ có thể cải tiến lại sản phẩm sao

sao cho có ít chất thải, cải tiến công nghệ sản xuất với việc sử dụng ít nguyên, nhiên
liệu được lấy từ môi trường,... sao cho sản phẩm của họ sẽ gây tổn hại đến môi
trường nhất so với sản phẩm cùng loại. Do vậy, sử dụng nhãn sinh thái dựa trên các
thông tin chính xác, trung thực, có thể xác minh, đảm bảo độ tin cậy cho người tiêu
dùng về tính thân thiện với môi trường của sản phẩm sẽ kích thích tiềm năng cho việc
cải thiện môi trường liên tục dựa trên thị trường.
Ví dụ trong ngành sản xuất giấy ở Australia, việc áp dung nhãn sinh thái đã
giúp giảm được 11% lượng khí thải SO
2
6

. Cũng đối với ngành sản xuất giấy, việc áp
dụng nhãn sinh thái ở Thuỵ Điển đã giúp làm giảm 11% lượng khí thải SO2, 21% khí
CO và 50% các chất thải Clo
7
. Các sản phẩm có chứa thành phần độc hại cho môi
trường được sử dụng ít hơn. Việc áp nhãn sinh thái cho phép tạo điều kiện phát triển
các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những số liệu trên mới chỉ
mang tính biểu thị ban đầu chứ chưa hẳn là những chỉ dẫn tin cậy về những lợi ích
tiềm tàng do việc áp dụng nhãn sinh thái trên diện rộng mang lại.
Quá trình phân phối, tiêu dùng sẽ tự loại bỏ những sản phẩm chưa dán nhãn,
điều này góp phần làm cho môi trường ngày càng cải thiện hơn. Nhãn sinh thái chính
là một thông điệp môi trường. Tuy vẫn quan điểm cho rằng đó cũng là hàng rào phi
thuế quan gây nên sự khó khăn trong việc thâm nhập thị trường của những sản phẩm
chưa dán nhãn nhưng xét trên khía cạnh bảo vệ môi trường thì lại là một biện pháp có
thể chấp nhận được.
 Lợi ích đối với Chính phủ
6
Sasha Courville: Thế nào là áp nhãn sinh thải ở quốc tế thông dụng nhất, tổ chức áp nhãn sinh thái
Australia, 2002

7
R. W. Hazell: Nhãn môi trường, đánh giá tác động theo vòng đời sản phẩm, Uỷ ban Môi trường, Sức khoẻ
và An toàn, Anh quốc, tháng 12 năm 1998.
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chính phủ, với tư cách là một chủ thể tiêu dùng đặc biệt trong nền kinh tế
cũng có được những lợi ích do nhãn sinh thái mang lại. Đối với quy định mua sắm
của chính phủ phải đáp ứng yêu cầu “xanh”, thì việc áp nhãn sinh thái đối với sản
phẩm sẽ giúp cho việc thực hiện các chương trình mua sắm của chính phủ được thực
hiện hữu hiệu và dễ dàng hơn. Ở Canada, trong ngành quản lý môi trường, việc mua
sắm cá nhân của công chức trong ngành môi trường đều phải sử dụng các sản phẩm
có đăng ký nhãn sinh thái. Ở Nhật Bản, hệ thống mạng lưới mua sắm xanh (GEN)
được hình thành. Tại đó, Nhà nước khuyến khích mua sắm những sản phẩm phù hợp
vè thân thiện với môi trường, bao gồm cả những sản phẩm có đăng ký nhãn sinh thái.
Ở Australia, Chính phủ có nghĩa vụ khi tiến hành mua sắm, phải xem xét một cách
đúng mức tới những quy định về nhãn sinh thái của sản phẩm.
Trường hợp khác, khi chính phủ, với tư cách là một cơ quan hành pháp hay là
một cơ quan quản lý nhà nước thì việc dán nhãn có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp cho
chính phủ quản lý tốt hơn vấn đề môi trường quốc gia, quản lý tình hình lưu thông
phân phối hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, theo dõi việc chăm sóc sức khoẻ của
nhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu mà nhà nước đề ra.
 Lợi ích đối với các ngành
Khi áp nhãn sinh thái, các doanh nghiệp có được uy tín và hình ảnh tốt về việc
thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với môi trường. Thông qua việc áp nhãn
sinh thái, doanh nghiệp có thể quảng cáo được những khía cạnh, lợi ích môi trường
của sản phẩm. Do vậy, với những nhóm khách hàng ngày càng quan tâm và có nhiều
hiểu biết tới môi trường, các sản phẩm này sẽ được ưu tiên lựa chọn so với những sản
phẩm cùng loại mà không đáp ứng hay không có nhãn sinh thái. Ở những quốc gia
mà nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và sự phát triển

bền vững của quốc gia được nâng cao, những khiếu kiện của người tiêu dùng hay
những nhóm bảo vệ môi trường đối với những vi phạm về môi trường của doanh
nghiệp sản xuất ngày càng nhiều. Do vậy, khi sản phẩm của doanh nghiệp đã được áp
nhãn sinh thái thì rõ ràng những rủi ro bị khiếu kiện về việc làm nguy hại, ảnh hưởng
đến môi trường đã giảm xuống đáng kể. Khi nhiều doanh nghiệp sản xuất trong cùng
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
một ngành đều sử dụng nhãn sinh thái cho các sản phẩm của mình, thì các quy định
về sản phẩm liên quan tới môi trường sẽ chính là những chuẩn mực, quy định chung
cho ngành đó. Do đó, việc áp nhãn sinh thái phổ biến trong một ngành sẽ làm tăng
tính hiệu quả trong quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được với những
quy định chung đó.
Đối với những ngành mà việc áp nhãn chưa phổ biến thì việc một công ty đi
tiên phong áp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình lại chính là một chiến lược
nhằm thu được lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ của mình.
+ Lợi ích đối với các doanh nghiệp sản xuất
Theo kết quả điều tra 286 công ty có áp nhãn sinh thái của Australia
8
, các
công ty này đều cho rằng những tác động quan trọng nhất khi áp nhãn sinh thái, đó là:
giúp bảo vệ môi trường, đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm, cải
thiện được cơ hội thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí do
giảm thời gian chế biến, giảm nguyên liệu đầu vào, giảm tỷ trọng sai sót và hỏng hóc,
khai thác được những lợi thế cạnh tranh, nâng cao được hình ảnh, uy tín của cong ty,
thoả mãn được các yêu cầu của đối tác và giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả
hơn.
Các doanh nghiệp có thể đưa ra các hình thức và tiêu chuẩn môi trường khác
nhau. Chính sự khác nhau này sẽ giúp các doanh nghiệp khác biệt hoá, giúp phân
biệt, so sánh những đổi mới và sang tạo của các doanh nghiệp.

Một lợi ích khác của việc quy định sử dụng nhãn sinh thái là các doanh nghiệp
trong cùng một ngành hoàn toàn có thể tham gia vào quy trình áo nhãn sinh thái của
ngành mình.
Muốn áp nhãn sinh thái, doanh nghiệp phải bỏ một khoản chi phí để cải tiến
công nghệ, sau một thời gian nhất đính, hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm sạch sẽ mang
lại lợi ích gấp bội cho họ.
8
Sasha Courville: Thế nào là áp nhãn sinh thái ở quốc tế thông dụng nhất, Tổ chức áp nhãn sinh thái
Australia. 2002.
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Áp nhãn cũng chính là hình thức nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất ra với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở trong nước
hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài mà chưa áp nhãn.
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp phân phối
Khi các sản phẩm có nhãn sinh thái được bán ra trên thị trường, đối với các
nhà bán lẻ, lúc này họ có khả năng dành cho khách hang những lựa chọn tối ưu giúp
vừa bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Theo báo cáo
của bộ Môi trường Thuỷ Điển, thị trường đối với những sản phẩm và dịch vụ áp nhãn
sinh thái đã tăng 10 lần kể từ năm 1995.
Đối với các doanh nghiệp tham gia và quá trình phân phối sản phẩm, các quy
định về tiêu chuẩn môi trường trong mua sắm hang hoá của các nhà sản xuất sẽ giúp
cho hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, giá trị văn hoá doanh nghiệp
cũng như vai trò ảnh hưởng của nhân viên trong doanh nghiệp cũng được nâng cao.
 Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hàng
hoá/ dịch vụ đem lại. Lợi ích của người tiêu dùng là một khái niệm trừu tượng. Có
thể nói cái được lớn nhất của người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm thân thiện
với môi trường là sức khoẻ được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến

các sản phẩm mà họ tiêu dùng được loại bỏ. Đồng thời, khi sử dụng các sản phẩm
thân thiện với môi trường, người tiêu dùng đã gián tiếp thực hiện được hành vi bảo
vệ môi trường. Bởi thông qua thói quen tiêu dùng tốt này, người tiêu dùng đưa ra
định hướng về kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm, các yếu tố về môi trường cho
nhà sản xuất, góp phần tác động đến ý thức của nhà sản xuất trong công tác bảo vệ môi
trường.
Tóm lại, mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu
dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nhãn sinh
thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận qua
việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Các chương trình áp nhãn sinh thái trên thế giới
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Lịch sử ra đời sản phẩm áp nhãn sinh thái trên thế giới
Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nước
Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đưa ra quyết định
mua một sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính
"thân thiện với môi trường". Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm
đến việc tạo ra các “sản phẩm xanh” (sản phẩm thân thiện với môi trường) và dấy lên
làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành và hoạt động của chương trình nhãn môi trường trên thế
giới có thể được tóm tắt như sau:
Năm 1978: Nhãn môi trường loại I được khởi xướng áp dụng lần đầu tiên ở
Đức.
Năm 1993: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) bắt đầu quá trình xây
dựng tiêu chuẩn về nhãn môi trường.
Năm 1994: Tổ chức Nhãn sinh thái toàn cầu ra đời.
Năm 1998: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14020 về các nguyên tắc chung của nhãn

môi trường.
Năm 1999: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14024 và ISO 14021 về Nhãn môi
trường loại I và loại II.
Năm 2000: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14025 về Nhãn môi trường loại III.v.v.
Đến nay, nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên 40
quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ở Mỹ...; Sự
lựa chọn Môi trường (Environmental choice), Biểu trưng sinh thái ở Canada,
Ôxtrâylia, Niu Di Lân...; Dấu Sinh thái (Ecomark) ở Nhật, Ấn Độ...; Nhãn Xanh
(Green Mark/Label) ở EU, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan... Tại 4 nước dẫn đầu là
Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản phẩm có hoạt động môi
trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường loại I.
Qua thời gian sản phẩm được cấp nhãn sinh thái ngày càng được nhiều người
tiêu dùng lựa chọn hơn đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thay đổi
quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người tiêu dùng. Hay nói một cách khác là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùng
bền vững.
Cũng cần phải hiểu rõ rằng, bản thân “quan điểm” hay “khái niệm” về sản
xuất xanh hay sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái là phạm trù “động” và “có tính biến
đổi liên tục” tuỳ theo trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và xã hội. Một sản
phẩm có thể được đánh giá là “xanh” trong thập niên 1990s thì có thể bị xem là “gây
ô nhiễm và không có lợi đối với sức khoẻ con người” vào khoảng 15 hay 20 năm sau
đó. Điều này cũng có nghĩa là các chương trình gán nhãn sinh thái cũng cần phải
được “làm mới” và các quy chế, quyết định, quy trình hay thủ tục lựa chọn và đánh
giá sản phẩm sinh thái của các chương trình này cũng cần phải được sửa đổi và cập
nhật liên tục Vì thế việc xem xét cụ thể kinh nghiệm của các nước đi trước đã áp
dụng nhãn sinh thái là cần thiết.
1.2.2. Kinh nghiệm áp dụng nhãn sinh thái của một số nước trên thế giới

1.2.2.1. Kinh nghiệm của các nước khối Bắc Mỹ
Trong những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ đã giới thiệu và tung
ra thị trường một cách thành công các loại sản phẩm “xanh”. Thường các nhóm sản
phẩm này được tiếp thị một cách thành công và có hiệu quả thương mại rất tốt là bởi
vì bên cạnh việc tiết kiệm túi tiền của người sản xuất và người mua hàng, nó còn
giảm đáng kể những rủi ro đối với sức khoẻ con người và tác động xấu tới môi
trường. Điểm mấu chốt chính là vì Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã tập
trung nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tìm ra lời giải nhằm xây dựng các hướng dẫn,
định hướng và chiến lược thực thi các chương trình gán nhãn sinh thái của Mỹ và
thúc đẩy thị trường cho các loại sản phẩm sinh thái ở Mỹ. Để triển khai thành công
các chương trình của mình, đối với từng loại sản phẩm được lựa chọn để đưa vào các
chương trình cấp nhãn sinh thái, EPA cũng đã tập trung nghiên cứu để làm rõ câu hỏi
“Tại sao và vì động cơ gì mà nhà sản xuất chấp nhận thay đổi/cải tiến sản phẩm và
người tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm sinh thái?”. EPA đã nhận thấy rằng “động
lực chính” thúc đẩy các nhà sản xuất quyết định đầu tư theo hướng “sản xuất xanh”
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính là “tăng cao lợi nhuận”. Đây là điểm mấu chốt mà các nhà quản lý môi trường
cấn phải hiểu và nắm bắt được khi thiết kế các chương trình gán nhãn sinh thái cũng
như xây dựng các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất xanh. Ở Mỹ, quan điểm này
đã được các nhà quản lý và điều hành các chương trình nhãn sinh thái hiểu, phân tích
một cách kỹ lưỡng và tận dụng triệt để khi đưa ra các quyết định lựa chọn những loại
hình sản phẩm/dịch vụ mà họ sẽ đưa vào chương trình của mình.
Các nhà sản xuất thường hướng tới yếu tố “nâng cao lợi nhuận” khi họ quyết
định chuyển đổi theo hướng sản xuất xanh. Vậy thì động cơ gì khiến người tiêu dung
quyết định lựa chọn các sản phẩm xanh? Đây cũng là câu hỏi được các nhà quản lý
và điều hành các chương trình cấp nhãn sinh thái của Mỹ tìm hiểu và làm rõ khi
quyết định lựa chọn loại hình sản phẩm đưa vào chương trình của họ. Về phía người
tiêu dùng, có thể nói rằng chính các chương trình mua sắm xanh do Chính phủ phát

động và thực thi là động lực và tạo thị trường cho các “sản phẩm xanh” được chấp
nhận trên thị trường.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của các nước EU và Đông Âu
Trong suốt 10 năm qua, chương trình nhãn bông hoa của EU được xem như
chương trình gán nhãn sinh thái quan trọng nhất ở các nước thuộc khối EU và là một
phần của chiến lược tổng thể của EU nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh ở các
nước EU. Nhãn hiệu sinh thái Châu Âu được quản lí bởi Ủy ban nhãn sinh thái Châu
Âu (EUEB) và nhận được sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, tất cả các nước thành viên
của liên minh Châu Âu và các khu vực kinh tế Châu Âu (EEA).
Việc đạt được các mục tiêu môi trường của chương trình này được thực hiện trên cơ
sở lý thuyết về “đánh giá tác động môi trường theo toàn bộ vòng đời của sản phẩm”
(LCA, life cycle assessment of environmental impacts).
Chương trình nhãn sinh thái bông hoa của EU được triển khai như một công
cụ chính sách dựa vào thị trường nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững thông qua cung cấp và đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ít gây hại cho môi truờng. Đây là chương trình được thiết kế theo quy mô khu vực, có
nghĩa là nhãn này có giá trị về mặt pháp lý và uy tín ở toàn bộ 25 quốc gia thành viên
EU với hơn 450 triệu người tiêu dung. Hiện đang có 23 nhóm sản phẩm khác nhau,
và đã có hơn 250 giấy phép được trao cho hàng trăm sản phẩm. Đây là chương trình
duy nhất được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền và so vậy có độ tin cậy cao.
Thông tin về tác động môi trường của các loại sản phẩm có gán nhãn bông hoa được
chứng thực bởi các cơ quan Chính phủ và do vậy không gây nhầm lẫn hay hiểu lầm
đối với người tiêu dùng như những nhãn sinh thái do các doanh nghiệp tự công bố.
Mặc dù không có số liệu đầy đủ, chính xác về toàn bộ thị trường các sản phẩm
được cấp nhãn sinh thái EU, nhưng hầu hết doanh nghiệp có sản phẩm được cấp nhãn
đều rất lạc quan xác nhận thị phần của những sản phẩm này đã tăng lên. Bên cạnh đó,
cũng có một số sản phẩm có số liệu chứng minh cho sự tăng lên về thị phần. Ví dụ

như thị phần của sản phẩm vải để may áo khoác với hàm lượng chất hoà tan thấp
hoặc không có chất hoà tan có nhãn sinh thái tăng từ 14% lên 22% trong năm 1993.
Ngược lại, thị phần của sản phẩm cùng loại có chứa hàm lượng chất hoà tan giảm từ
86% xuống 77% trong cùng thời gian đó; thị phần của loại sản phẩm có độ ô nhiễm
thấp tăng từ 1-20% đối với việc tiêu thụ sản phẩm thương mại và 40% đối với việc
tiêu thụ sản phẩm dành cho hộ gia đình. Cho đến này chương trình chưa đo lường
chính xác được những tác động xấu đến môi trường được làm giảm. Thêm vào đó, rất
khó xác định được rằng liệu những cải thiện môi trường được làm giảm là do những
sản phẩm thân thiện với môi trường hay do những chính sách, những hành động bảo
vệ môi trường khác. Tuy nhiên, một sản phẩm có nhãn sinh thái EU rõ ràng có một
giá trị quan trọng thông qua việc những tác động xấu đến môi trường được làm giảm
khi tôn trọng những tiêu chuẩn chặt chẽ. Ví dụ năm 1993, việc phát thải chất Clo
trong quá trình làm trắng giấy bột giảm từ 175.000 tấn xuống còn 10.000 tấn, quá
trình sản xuất giấy giảm 11% việc phát thải SO
2
, giảm 21% COD, giảm 50% AOX.
Sản phẩm sơn được dán nhãn sinh giảm 78% việc phát thải khí CO, 58% NO
x
, 64%
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
C
x
H
x
so với sản phẩm sơn cùng loại.
9
1.2.2.3. Kinh nghiệm của các nước thuộc khối ASEAN
Hiện nay, Chính phủ nhiều nước thuộc khối ASEAN đã có nhiều chính

sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển tiêu dùng bền vững và nền kinh tế tái sử
dụng. Dán nhãn sinh thái là một trong những chính sách hiện đang thành công ở
các nước này.
Ở Inđônêxia, Chính phủ đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho 3 loại sản phẩm
là: Giấy in báo, bột giặt, hàng dệt may.
Ở Philipin, chương trình "Sự lựa chọn xanh" là chương trình dán nhãn sinh
thái do chính phủ khởi xướng vào năm 2001, giao cho Hiệp hội Xanh và Sạch, là một
tổ chức độc lập chịu trách nhiệm điêù hành và quản lý chương trình. Chương trình
gán nhãn sinh thái ở Philippin được triển khai tuân theo các quy trình và thủ tục của
ISO 14024.
Ở Thái Lan hệ thống nhãn xanh và nhãn sinh thái cũng đã rất phát triển. Hệ
thống nhãn sinh thái được “Hội đồng Doanh nhân Thái Lan vì sự phát triển bền
vững” khởi xướng từ năm 1993, sau đó được Bộ Công nghiệp và Viện Môi trường
phối hợp phát động vào tháng 8/1994. Năm 2005, Chính phủ ban hành chính sách
yêu cầu các cơ quan Chính phủ đi đầu trong việc thực hiện mua sắm các sản phẩm
sinh thái và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành
các cơ chế thực hiện chính sách này. Cục Kiểm soát ô nhiễm Thái Lan đã tiến hành
các nghiên cứu xây dựng các tiêu chí về sản phẩm sinh thái, trước mắt đối với 5 loại
hình sản phẩm và 2 loại hình dịch vụ. Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành Kế hoạch
hành động quốc gia về mua sắm xanh (mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi
trường), theo đó tất cả các cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan
sẽ thực hiện mua sắm các sản phẩm sinh thái trong năm 2007 và từ năm 2008, tất cả
các Bộ, ngành phải thực hiện chính sách này.
9
Nguyễn Hữu Khải (chủ biên): Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, 2005
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ở Singapor đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho các thiết bị điện, khuyến khích
sử dụng xe cộ xanh và nhãn xanh. Một số sáng kiến được thực hiện ở Singapo là: Kế

hoạch xanh (Chính phủ ưu đãi thuế đối với các ngành công nghiệp tham gia hệ thống
tái chế), hệ thống nhãn xanh đối với 32 loại sản phẩm; Giảm thuế đối với các nhà sản
xuất hoặc nhập khẩu xe cộ thân thiện môi trường).
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1: Một số nhãn sinh thái trên thế giới
Stt Tên chương trình Tên nước Biểu
tượng
Năm thành
lập
Loại nhãn Tự nguyện
hoặc bắt buộc
Cơ quan tổ chức
1.

Thiên thần xanh (Blue
Angel)
Đức 1978 Loại I Tự nguyện Cục môi trường liên bang phối hợp
với Ủy ban nhãn môi trường
2.

Chương trình sự lựa
chọn môi trường
(Enviromental Choice
Program)
Canada 1988 Loại I Tự nguyện Phòng môi trường của Chính phủ
Canada và Công ty dịch vụ môi
trường TerraChoice
3.


Biểu tượng sinh thái
(Eco-mark)
Nhật 1989 Theo ISO
14020 và
14024
Tự nguyện Phòng biểu tượng sinh thái, Hiệp hội
môi trường Nhật bản
4.

Thiên Nga Bắc Âu
( Nordic Swan)
Các nước
thuộc Bắc
Âu
1989 Loại I Tự nguyện Hội đồng nhãn sinh thái Bắc Âu
5.

Biểu tượng xanh
(Green Seal)
Mỹ 1989 Theo tiêu
chuẩn ISO
14024
Tự nguyện Công ty trách nhiệm hữu hạn con
dấu xanh
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6.


Biểu tượng xanh
(green seal)
Mỹ 1997 Cung cấp
thông tin về
môi trường
cho người
tiêu dùng
Công ty trách nhiệm hữu hạn môi
trường con dấu xanh
7.

KRAV Thụy Điển 1990 * Tự nguyện KRAV, Hiệp hội các tổ chức đại
diện cho doanh nghiệp (hữu cơ và
thông thường), người tiêu dùng,
thương mại, công nghiệp thực phẩm,
cuyên gia môi trường và các nhóm
bảo vệ động vật
8.

Sự lựa chọn môi
trường (Good
Environmental
Choice)
Thụy Điển 1988 Loại I Tự nguyện Hội xã hội bảo tồn thiên nhiên Thụy
Điển – tổ chức phi chính phủ
9.

Nhãn sinh thái Áo
(Austrian Ecolabel)
Áo 1991 Loại I Tự nguyện Bộ môi trường liên bang, Ủy ban gia

đình và thanh thiên, Cục môi trường
liên bang, Hiệp hội người tiêu dùng
Áo, Hiệp hội xúc tiến thương mại và
chất lượng Áo
10. Sự lựa chọn môi
trường New Zealand
(Environmental
Choice New Zealand)
New
Zealand
1990 ISO 14024 Tự nguyện Hội đồng nhãn môi trường New
Zealand, dưới sự tài trợ của chính
phủ
Hà Thị Minh Phương Lớp: KTQLTNMT47
25

×