Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

10 Bc Tham Luan Về Tinh Trạng Pr, Lcđr Và Giải Pháp (Cty Dak Ntao).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.41 KB, 4 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
Về Kết quả và giải pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm
đất rừng trái phép, trên lâm phần quản lý
I. Kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2022
1. Tình hình chung về công tác quản lý bảo vệ rừng
a) Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đơn vị quản lý
- Theo kết quả cập nhật diễn biến, tính đến thời điểm 31/12/2021. Tổng diện
tích Cơng ty đang quản lý là: 11.176,95 ha; trong đó:
+ Đất có rừng: 7.978,64 ha (rừng tự nhiên là 7.818,39 ha; rừng trồng là
160,25 ha).
+ Diện tích chưa có rừng: 3.198,31 ha.
- Lâm phần Công ty quản lý: gồm 13 tiểu khu, nằm trên địa giới hành chính
xã Nâm N’jang, huyện Đăk Song và xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long.
b) Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Cơng ty hiện có tổng số cán bộ, cơng nhân viên, người lao động: 37 người;
trong đó:
- Ban lãnh đạo công ty: 03 người, gồm (Chủ tịch kiêm Giám đốc, 01 Phó
Giám đốc, 01 Kế tốn trường).
- Phịng Tổ chức hành chính: 04 người.
- Phịng Tài vụ: 02 người.
- Đội Nông lâm: 01 người.
- Tổng số Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách: 28 người, được bố trí bao
gồm: 01 Phòng kỹ thuật-QLBVR; 02 Đội và 05 chốt QLBVR.
c) Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
- Trong năm 2022 (tính đến thời điểm 31/12/2022), Cơng ty đã phối hợp với
các cơ quan chức năng tra tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 158 vụ vi phạm, cụ thể
là:
+ Phá rừng trái pháp luật: 58 vụ/10,0400 ha, (Giảm 0 vụ và giảm 1,564 ha so
với cùng kì năm 2021).
+ Lấn chiếm đã lập hồ sơ xử lý: 16 vụ/7,2980 ha, phát hiện được 13 đối
tượng. Hình thức xử lý: Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 16 vụ/7,298 ha. (Tăng


05 vụ và tăng diện tích 4,9078 ha so với cùng kì năm 2021).
+ Dựng nhà trái pháp luật: 59 vị trí/0,1173 m 2. (Tăng 05 vụ so với cùng kì
năm 2021).
1


+Khai thác rừng trái phép: 08 vụ/16,302. (Tăng 01 vụ và tăng khối lượng
10,7170 m3 gỗ so với cùng kì năm 2021).
+ Tàng trữ lâm sản trái pháp luật: 04 vụ/10,53 m3. (Tăng 02 vụ và tăng 9,680
m3 gỗ so với cùng kì năm 2021).
+ Vận chuyển và khai thác lâm sản trái pháp luật: 02 vụ/0,32 m3 và 50 cây
dương xỉ. (Giảm 05 vụ và giảm 1,507 m3 gỗ, tăng 50 cây dương xỉ so với cùng kì
năm 2021).
+ Phát luỗng trái pháp luật: 07 vụ/5,875 ha (đã phối hợp với Kiểm lâm địa
bàn kiểm tra, lập biên bản ghi nhận hiện trường) (Không tăng về số vụ nhưng tăng
về diện tích 5,242 so với cùng kì năm 2021).
+ Cháy rừng: 01 vụ/0,48 ha.
2. Đánh giá chung về công tác quản lý bảo vệ rừng
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của tỉnh ủy,
UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh về công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, lực
lượng kiểm lâm trên địa bàn đã hỗ trợ thường xuyên trong công tác tuần tra, truy
quét, mật phục nhằm phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm,
đặc biệt là các vụ vi phạm về phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái pháp luật
được phát hiện và xử lý kịp thời. Kết quả số vụ, diện tích rừng bị phá của năm sau
luôn giảm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái
pháp luật trên địa bàn vẫn diễn biến rất phức tạp, ngày một tinh vi hơn. Tình hình
lấn chiếm đất rừng, dựng nhà trái pháp luật đang có chiều hướng ra tăng.
II. Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm

rừng trái phép trên lâm phần quản lý
1. Nguyên nhân
- Địa bàn Công ty quản lý trải rộng trên nhiều địa phương (nằm trên hai
huyện Đắk Song và Đắk Glong), quy mô diện tích lớn, nhưng lực lượng quản
lý bảo vệ rừng cịn mỏng, nguồn nhân lực chưa đảm bảo cả về trình độ chun
mơn và số lượng, cứ bình qn 1 người quản lý, bảo vệ hơn 400 ha rừng và đất
lâm nghiệp nên việc phát hiện kịp thời các vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm
nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.
- Việc tuyển dụng lao động phục vụ cho công tác QLBVR những năm
qua cũng gặp nhiều khó khăn, số lao động tuyển mới vào làm việc luôn luôn
thấp hơn so với số lao động xin nghỉ việc hàng năm (cụ thể năm 2022: tuyển
mới được 5 lao động, trong khi đó số người xin nghỉ việc và nghỉ theo chế độ
mất 9 lao động). Việc thiếu hụt lực lượng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ
rừng, đặc biệt là lực lượng có trình độ, có chun mơn và có kinh nghiệm gây
khó rất lớn cho cơng tác quản lý, bảo vệ rừng.
2


- Về cơ chế chính sách: Hiện Nhà nước chưa có cơ chế đặc thù, chế độ ưu
đãi đối với lực QLBVR chuyên trách, mức thu nhập hiện nay chưa tương xứng
với công việc gian khổ, nguy hiểm của lực lượng này, nên lực lượng bảo vệ rừng
hiện nay chưa thực sự yên tâm công tác, một số người lao động có tưởng giao
động; bên canh đó rất ít người mặn mà với ngành lâm nghiệp trong giai đoạn này,
dẫn đến công tác tuyển dụng lao động phục vụ QLBVR những năm qua gặp nhiều
khó khăn.
- Tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép, lấn,
chiếm đất rừng vẫn thường xuyên xảy ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Nhu
cầu về gỗ, đất sản xuất của người dân địa phương ngày càng tăng, gây áp lực lớn
đến tài nguyên rừng Công ty đang quản lý.
- Nhiều diện tích rừng Cơng ty quản lý nằm xen kẽ, liền kề với nương rẫy của

người dân gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng.
- Người dân lợi dụng vào diện tích canh tác trước đây để cơi nới, lấn chiếm,
mở rộng diện tích canh tác bằng rất nhiều hình thức tinh vi như: cưa nửa thân cây
chờ gió đổ, cưa hạ rừng có người cảnh giới, lợi dụng vào sáng sớm, đêm tối để cưa
hạ cây rừng, cắt dọn, gom đống và đổ dầu đốt; lợi dụng vào thời tiết khô hanh phát
luỗng cây con để đốt dọn gây cháy rừng, cưa hạ tỉa thưa một số cây lớn để làm suy
giảm trữ lượng rừng lâu dần thành mất rừng. Công cụ thực hiện hành vi chủ yếu sử
dụng bằng cưa điện, cưa tay, khi thực hiện hành vi vi phạm luôn luôn có người
cảnh giới, dùng bộ đàm hoặc điện thoại để báo tin.
- Tình trạng di dân tự do trên địa bàn Cơng ty quản lý ngày càng phức tạp,
khó kiểm sốt (chủ yếu là người đồng bào phía Bắc như: H’Mông, Dao, Tày,..),
dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất sản xuất tăng cao, gây ra áp lực rất lớn đến diện
tích rừng và đất rừng, tạo sức ép không nhỏ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Chưa có biện pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng dân di cư tự do từ các
địa phương khác đến, nhiều hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số sốt (chủ yếu
là người đồng bào phía Bắc như: H’Mông, Dao, Tày,..)do thiếu đất ở và sản xuất
nên vào phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất sản xuất, việc xử lý các đối tượng
này hết sức khó khăn và phức tạp.
2. Giải pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng
- Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thực hiện các biện pháp
bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng và chống người thi hành công vụ theo Chỉ thị số
1685/CT-TT ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung mọi nguồn lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời,
trang bị thêm một số công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho lực lượng QLBVR thực hiện
nhiệm vụ được tốt hơn.

3


- Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng

trong công tác tuần tra, truy quét tại các điểm nóng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các
đối tượng vi phạm pháp luật.
- Tuyên truyền vận động các hộ dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát
triển rừng, tổ chức ký cam kết không vi phạm luật Lâm nghiệp.
- Thực hiện nghiêm Quyết định 06/2020/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của
UBND tỉnh và quy chế làm việc của lực lượng QLBVR chuyên trách bằng hình
thức thưởng, phạt nghiêm minh.
- Tiếp tục thực hiện Phương án số 13 ngày 13/12/2018 của tổ tư vấn pháp
luật 1617 về việc giải quyết các tồn đọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và
diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông và đã được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định 2159/QĐ-UBND ngày 26/12/2018.
- Đối với diện tích người dân lấn chiếm, cần có cơ chế xây dựng các mơ hình
nơng lâm kết hợp, có chính sách hưởng lợi rõ ràng để tạo sự gắn kết giữa người dân
với rừng, vừa nâng cao đời sống người dân vừa bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
- Cần có chế độ, phụ cấp đặc thù cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
nhằm đảo bảo cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
để họ yên tâm công tác;
- Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách cần được đào tạo, tập huấn để nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đặc biệt cần được tập huấn để nâng cao năng
lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ cháy rừng, mất rừng, tổ chức phát hiện sớm và
thông báo kịp thời về cháy rừng, mất rừng.
Đơn vị tham luận: Công ty TNHH MTV Đắk N’tao

4



×