Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo tham luận về thực trang công tác giống mía và lai tạo giống ở Việt Nam tại hội nghị Mía đường toàn Quốc năm 2013 (TS. Cao Anh Đương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.95 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG MÍA VÀ LAI TẠO GIỐNG
Ở VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Giống cây trồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Nhờ có tiến bộ về giống, chúng ta đã chủ động về thâm canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng
như lúa, ngô, lạc, cây ăn quả,… trong đó có cây mía.
Hiện nay, do ngành công nghiệp chế biến đường phát triển mạnh, nhu cầu nguyên
liệu ngày càng lớn, sức ép vì giá đường thấp càng tăng thì yêu cầu về giống mía tốt, năng
suất cao, chín rải vụ ngày càng bức xúc. Giống mía đã và đang đòi hỏi được tuyển chọn,
lai tạo, khuyến cáo cụ thể cho từng vùng, từng chân đất của vùng nguyên liệu các nhà
máy.
Giống mía hiện có ở nước ta khá phong phú, từ các giống mía hoang dại còn tồn tại
ở một số vùng như mía lau, mía gie, mía đế,… đến các giống mía được lai tạo tại Việt
Nam hoặc có nguồn gốc từ nhiều nước khác trên thế giới.
Dưới thời Pháp thuộc, ngoài những giống mía dại, giống địa phương được tuyển
chọn, trồng để ăn tươi và ép đường mật, bắt đầu xuất hiện một số giống nhập nội từ nước
ngoài như POJ (Indonesia), Co (Ấn Độ) và F (Đài Loan) trong vùng nguyên liệu mía.
Từ thập kỷ 1960 đến trước ngày giải phóng miền Nam (1975), bộ giống mía trong
nước đã được bổ sung thêm nhiều các giống nhập nội. Ngoài các giống mía dại, giống địa
phương như mía vàng, mía đỏ, mía tre,… chủ yếu dùng để ép đường mật, các giống mía
1
nhập nội như: POJ3016, POJ2878, Co290, Co300, Co421, Co419, CP49/50, F108, F134,
NCo310,… đã được trồng rộng rãi ở các vùng nguyên liệu mía và sử dụng chủ yếu để sản
xuất đường ăn tại các nhà máy đường công nghiệp hiện đại.
Từ năm 1975 đến hết thập kỷ 1980, ngành mía đường trong nước được khuyến
khích phát triển, các Viện, Trung tâm nghiên cứu trong nước đã nhập nội và tuyển chọn
thêm được nhiều giống mía từ nguồn nhập nội, trong đó đáng chú ý nhất là các giống như:
My55-14, C819-67, Ja60-5 từ Cuba, F156, F154 từ Đài Loan, Co715, Co775 từ Ấn Độ,…
Từ năm 1990 đến nay, đặc biệt là sau khi Chương trình 1 triệu tấn đường được
chính thức phê duyệt năm 1995, hàng chục giống mía mới có nguồn gốc từ Đài Loan,
Trung Quốc, Thái Lan, Pháp,… được nhập nội, bổ sung vào cơ cấu giống và được trồng


rộng rãi, đều khắp các vùng mía của các nhà máy đường trên cả nước. Một số giống mía
có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với điều kiện canh tác ở một số vùng mía như
My55-14, F156, ROC10, ROC16, VĐ86-368, QĐ11, R570, K84-200, K88-92,
Suphanburi 7, LK92-11… đã được công nhận giống và cho phép phổ biến rộng rãi ra sản
xuất. Bên cạnh đó, công tác lai tạo giống mía trong nước, vốn được khởi động từ năm
1965, sau đó được Cuba giúp đỡ khôi phục và phát triển thêm từ năm 1982 cũng bắt đầu
thu được kết quả, một số giống mía lai Việt Nam tốt như VN84-4137, VN84-422, VN85-
1427, VN85-1859,… đã được công nhận và cho phép phổ biến rộng.
Theo quy luật phát triển chung về giống mía ở một quốc gia, từ chỗ ban đầu sử
dụng chủ yếu các giống mía dại và giống mía địa phương, chuyển dần sang sử dụng chủ
yếu các giống mía nhập nội, rồi sử dụng hỗn hợp cả giống nhập nội và giống lai tạo trong
nước như ở Việt Nam hiện nay. Trong thời tới, các giống mía lai tạo trong nước cần đóng
vai trò lớn hơn nữa để dần dần thay thế cho các giống nhập nội và tiến tới thay thế hoàn
toàn nguồn giống nhập nội, trở thành nguồn giống duy nhất của ngành mía đường. Chỉ khi
nào chúng ta có bộ giống mía riêng của Việt Nam, do Việt Nam lai tạo, phù hợp với từng
vùng đất thì ngành sản xuất mía đường mới hội đủ điều kiện đi vào thế phát triển ổn định.
Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi có đề cập đến thực trạng công tác giống
mía và lai tạo giống ở Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp khắc phục trong thời
gian tới.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG MÍA
So sánh năng suất và chất lượng mía của Việt Nam và Thái Lan
2
Hình trên cho thấy năng suất mía bình quân của ta tuy còn thấp hơn nhiều so với
Thái Lan nhưng cũng đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Năng suất mía đã
được nâng từ bình quân 53,5 tấn/ha ở vụ 2002-2003 lên đạt 63,9 tấn/ha ở vụ 2012-2013,
bình quân đạt gần 1 tấn/ha/năm. Tuy nhiên chất lượng mía nguyên liệu của ta vẫn còn ở
mức khá thấp, thấp hơn từ 1,2 – 2,4 CCS so với Thái Lan (Hình 1).
Cơ cấu bộ giống mía
Kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp trong năm 2009 ở
một số tỉnh trồng mía trọng điểm trên địa bàn toàn quốc ở Bảng 1 cho thấy các giống cũ

như My55-14 vẫn chiếm tỷ lệ khoảng 25%, ROC10 chiếm 23,3% ở các tỉnh phía Bắc. Ở
phía Nam các giống R570, R579, K84-200, ROC16 chiếm tỷ lệ khá cao (34%). Các giống
mới và những giống đưa ra sản xuất trong khoảng thời gian từ 2000-2008 chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng trên 40% trong sản xuất.
Bảng 1. Cơ cấu giống mía các tỉnh điều tra
Đơn vị: %
TT Tên giống
Bình
quân
Tuyên
Quang
Thanh
Hóa
Nghệ
An
Phú
Yên
Hậu
Giang
Sóc
Trăng
Tây
Ninh
1 ROC1 1,26 5,00 3,00 2,10
2 ROC16 10,65 15,00 1,25 10,00 3,00 30,00 15,00 15,00
3 ROC10 13,34 17,00 17,61 47,39 1,50
4 ROC20 0,29 2,10
5 ROC22 3,82 3,00 6,35 22,00
6 ROC23 0,25 1,03
7 ROC27 0,14 0,60

8 R570 5,77 21,10 30,00
3
9 R579 5,95 43,80
10 F134 1,60 7,00 7,30
11 F156 1,17 5,21 2,10
12 K84-200 16,96 18,40 70,00
13 K88-200 1,46 15,00
14 My55-14 10,72 27,00 22,93 20,00 3,30
15 QĐ94-116 5,13 16,91 3,54 5,00
16 QĐ11 3,53 10,00 15,00 16,00
17 QĐ13 0,97 10,00
18 VL3 1,68 4,49 3,56
19 VL6 0,27 1,12
20 LT 0,19 0,78
21 VĐ95-168 0,08 0,36
22 VĐ93-159 4,05 16,96
23 VĐ00-236 1,16 0,79 10,00
24 VĐ86-368 2,15 22,00
25 VĐ79-177 0,10 2,00
26 VĐ86-368 0,26 5,00
27 VN84-4137 1,24 6,00
28 Khác 5,81 14,00 5,82 3,00 2,60 5,00 5,00 9,00
Cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2009)
Còn cơ cấu giống mía theo vùng cụ thể là:
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc sử dụng các giống chủ lực như: My55-14,
ROC16, ROC10, QD911,
- Vùng Bắc Trung Bộ sử dụng các giống chủ lực như: My55-14, ROC10, QĐ94-
116, ROC16,
- Vùng Đông Nam Bộ sử dụng các giống chủ lực như: K84-200, ROC16, VN84-

4137,
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ sử dụng các giống chủ lực như: R579, R570
My55-14,
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng các giống chủ lực như ROC16, VĐ86-
368, QĐ11, QĐ13, ROC22, R570, K88-200, VĐ00-236,
4
Mặc dù đến thời điểm hiện nay, cơ cấu giống mía nêu trên đã có nhiều thay đổi, đặc
biệt là ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên từ Hình 1 chúng ta có thể thấy rằng các giống mía
nhập nội từ nước ngoài vẫn đang chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu bộ giống mía ở Việt
Nam. Trong đó các giống mía có nguồn gốc từ Đài Loan (ROC, F) chiếm tỷ lệ cao nhất
(32,52%), tiếp đến là các giống mía có nguồn gốc từ Trung Quốc (VĐ, QĐ, VL, LT)
chiếm 19,57%; từ Thái Lan (K) chiếm 18,42%, từ Pháp (R) chiếm 11,72%, từ Cuba (My)
chiếm 10,72% và từ các nguồn khác chiếm 5,81%. Giống mía do Việt Nam lai tạo mới chỉ
chiếm 1,24% trong cơ cấu bộ giống mía ở Việt Nam. Số liệu này đã chỉ rõ rằng ngành mía
đường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển theo quy luật phát triển
thông thường.
Bên cạnh bất cập về sự phụ thuộc quá đáng vào nguồn giống mía nhập nội từ nước
ngoài, cơ cấu bộ giống mía ở hầu hết các vùng sinh thái ở nước ta cũng còn nhiều bất cập
khác như: chưa cân đối giữa các nhóm giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn;
đang thiếu trầm trọng các giống mía chịu hạn; trong khi đó ở một số vùng mía đặc thù
cũng đang thiếu một số nhóm giống chịu ngập, úng, phèn, mặn hoặc chống chịu sâu, bệnh
và các điều kiện bất thuận khác. Chính vì không chủ động được khâu giống nên các khâu
khác đi theo sau như bón phân, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hiện đang rất thụ động, không
theo kịp yêu cầu thâm canh của giống dẫn tới hiệu quả sử dụng giống chưa cao. Ngoài ra,
do phương thức đầu tư, thu mua mía nguyên liệu của đa số các nhà máy đường hiện chưa
hợp lý, việc xác định chữ đường chưa thật sự minh bạch nên cũng dẫn đến một số tập quán
sử dụng giống bất hợp lý, gây thiệt hại đáng kể cho cả người trồng mía và nhà máy đường.
Nhận xét về ảnh hưởng của tình trạng nêu trên đến ngành mía đường, tại Hội nghị
tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2011-2012 ở Hà Nội ngày 10/08/2012), Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã cho rằng: công nghệ chế biến lạc hậu; phương thức tổ chức thu mua

chưa hợp lý; và cơ cấu giống mía chưa phù hợp là 3 nguyên nhân chính làm tăng mức tiêu
5
hao nguyên liệu trong chế biến đường ở Việt Nam lên 11,2 mía/1 đường ở vụ 2011-2012
(trong khi các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc hiện chỉ khoảng 8 mía/1 đường).
Quản lý Nhà nước về giống mía
Cũng như các cây trồng khác, hiện nay ở Việt Nam, công tác quản lý Nhà nước về
giống mía được giao chủ yếu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, từ
khâu nghiên cứu, lai tạo giống, khảo nghiệm, khu vực hoá giống, sản xuất, phân phối
giống, kiểm tra, kiểm nghiệm giống từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc quản
lý Nhà nước về công tác giống cây trồng nói chung, giống mía nói riêng thời gian qua còn
thiếu thống nhất về chủ trương, chính sách và chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả trong tổ
chức thực hiện.
Nhập nội giống mía từ nước ngoài
Thời gian qua, do yêu cầu phát triển quá nhanh của ngành mía đường, chúng ta đã
quá chú trọng tới việc nhập nội giống từ nước ngoài mà gần như “bỏ quên” công tác
nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống mía trong nước. Việc nhập nội giống mía từ
nước ngoài là một yêu cầu tất yếu đối với một ngành mía đường non trẻ như Việt Nam.
Tuy nhiên việc nhập khẩu giống và quản lý giống mía sau nhập khẩu trong thời gian qua
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập và cần phải xem xét lại như khối lượng từng giống nhập về
quá nhiều là không cần thiết và quá lãng phí vì mía chủ yếu được nhân bằng phương pháp
vô tính, chỉ cần sau 1 năm, với phương pháp nhân giống 1 năm 2 vụ đơn giản có thể đạt hệ
số nhân từ 10 – 15 lần, còn nếu áp dụng phương pháp nuôi cấy mô có thể đạt được hệ số
nhân gấp hàng trăm lần. Trong khi đó việc kiểm dịch, kiểm soát sâu bệnh hại tại cửa khẩu
và sau nhập khẩu rất khó thực hiện, do mía giống nhập khẩu thường được vận chuyển qua
các cửa khẩu đường bộ bằng các xe tải cỡ lớn, sau khi nhập khẩu, mía giống được đưa đi
trồng ở nhiều nơi, thậm chí ở ngay trong các vùng mía nguyên liệu tập trung có diện tích
lớn mà không hề được cách ly chặt chẽ. Do đó, nếu để xảy ra các dịch bệnh mới phát sinh
như bệnh chồi cỏ mía ở Nghệ An sẽ rất khó kiểm soát.
Khảo nghiệm, công nhận giống
Từ năm 1997 chúng ta đã ban hành quy phạm khảo nghiệm giống mía số 10 TCN

298-97, sau đó các quy định về khảo nghiệm, đặt tên và công nhận giống cây trồng nông
nghiệp mới như các quyết định số 52/2003/QĐ/BNN, số 19/2006/QĐ-BNN, số
95/2007/QĐ-BNN), và cao nhất là Pháp lệnh giống cây trồng (2004) cũng lần lượt được
ban hành và áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên việc áp dụng thực hiện các quy định trong
các văn bản nêu trên trong thời gian qua đối với công tác giống mía cũng còn nhiều vấn đề
bất cập. Nhiều giống mía mới sau khi được nhập nội từ nước ngoài, chưa hề thông qua
khảo, kiểm nghiệm, công nhận giống và cho phép kinh doanh đã được nông dân và các
doanh nghiệp đưa ngày vào trồng trọt, nhân giống, mua bán, phố biến nhanh ra sản xuất
đại trà và liên tục sử dụng trên diện tích rộng, nhưng hầu như ít bị các cơ quan quản lý
Nhà nước xử phạt hay “tuýt còi” cảnh báo. Trong khi đó, các giống mía mới lai tạo trong
nước hoặc được nhập khẩu chính thức với khối lượng ít thông qua con đường trao đổi
nguồn gen từ nước ngoài, cách nhập nội giống mía phổ biến nhất trên thế giới, theo quy
định hiện hành, sau đó đều phải trải qua quá trình sơ tuyển ít nhất là 1 năm, chọn dòng từ
3-5 năm, khảo nghiệm cơ bản từ 2-3 năm, khảo nghiệm sản xuất từ 2-3 năm (đối với các
giống mía lai trong nước); hoặc qua giai đoạn kiểm dịch và giám định giống từ 1-2 năm,
sơ tuyển 1 năm, khảo nghiệm cơ bản từ 2-3 năm, khảo nghiệm sản xuất từ 2-3 năm (đối
với các giống mía nhập nội). Sau đó nếu được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho
phép sản xuất thử mới tiếp tục được đưa đi sản xuất thử nghiệm trong khoảng 3 năm. Cuối
6
cùng, nếu giống mía đó được công nhận giống cây trồng mới và được đưa vào danh mục
giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh thì mới được phép phổ biến rộng rãi ra sản
xuất. So sánh 2 cách làm nêu trên (có và không qua khảo nghiệm, công nhận giống),
chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nếu thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về quản
lý giống cây trồng, các giống mía lai tạo trong nước sẽ cần phải mất trung bình từ 11-15
năm, còn các giống nhập nội phải mất từ 8-11 năm kế từ khi lai tạo, nhập nội mới được
công nhận giống cây trồng mới và được phép phổ biến rộng rãi vào sản xuất. Điều này đã
hạn chế đáng kể tốc độ đưa các giống mía mới có qua khảo nghiệm, công nhận giống vào
sản xuất. Nhiều giống mía mới đi theo con đường khảo nghiệm, công nhận giống chính
quy như trên khi ra được đến sản xuất đại trà đôi khi đã bị coi là giống mía cũ. Trong khi
một đề tài, dự án nghiên cứu giống mới có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước hiện

nay ở nước ta chỉ giới hạn thời gian thực hiện trong vòng từ 3-5 năm, nên để thực hiện
được các đề tài, dự án này, các đơn vị chủ trì thực hiện đành phải phải nhập giống mới về
đưa ngay đi khảo nghiệm để có sản phẩm báo cáo, nghiệm thu và công nhận giống, dẫn tới
tình trạng giống ngoại lấn át giống nội như trên đã trình bày.
Bảng 2. Danh sách giống mía được công nhận sản xuất thử và chính thức
ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
TT Tên giống
Nguồn gốc,
xuất xứ
Năm công nhận
cho sản xuất thử
Năm công nhận
chính thức
1 C819-67 Cuba 1989
2 F154 Đài Loan 1989
3 Ja60-5 Cuba 1989
4 My5514 Cuba 1990 1992
5 F156 Đài Loan 1991
6 Co6806 Ấn Độ 1994
7 VN84-4137 Việt Nam 1994 1998
8 CP34-79 Mỹ 1995
9 VĐ81-3254 Trung Quốc 1995
10 ROC1 Đài Loan 1995 1998
11 ROC10 Đài Loan 1995 1998
12 VĐ63-237 Trung Quốc 1995 1998
13 VN72-77 Việt Nam 1995
14 VN84-196 Việt Nam 1995
15 VN84-2611 Việt Nam 1995
16 ROC16 Đài Loan 1997 1998
17 K84-200 Thái Lan 1998

18 QĐ11 Trung Quốc 1998
19 R570 Pháp 1998
20 R579 Pháp 1998
21 VĐ79-177 Trung Quốc 1998
22 VN84-422 Việt Nam 2000 2007
23 VN85-1427 Việt Nam 2000 2007
24 VN85-1859 Việt Nam 2000, 2006
25 DLM24 Mỹ lai tạo, Việt Nam
chọn dòng
2002, 2004, 2006
7
TT Tên giống
Nguồn gốc,
xuất xứ
Năm công nhận
cho sản xuất thử
Năm công nhận
chính thức
26 ROC9 Đài Loan 2002
27 VĐ86-368 Trung Quốc 2004
28 QĐ15 Trung Quốc 2004
29 ROC22 Đài Loan 2004, 2006
30 C85-212 Cuba 2006
31 C85-391 Cuba 2006
32 C85-284 Cuba 2006
33 C111-79 Cuba 2006
34 C1324-74 Cuba 2006
35 CR74-250 R. Dominica 2006
36 C86-456 Cuba 2006
37 VĐ85-192 Trung Quốc 2006

38 ROC23 Đài Loan 2006
39 VĐ93-159 Trung Quốc 2006
40 ROC15 Đài Loan 2006
41 VĐ85-192 Trung Quốc 2006
42 KK2 Thái Lan 2011
43 Suphanburi7 Thái Lan 2011 Đang sản xuất thử
44 K95-156 Thái Lan 2011 Đang sản xuất thử
45 K95-84 Thái Lan 2011
46 K88-92 Thái Lan 2011, 2013
47 K88-200 Thái Lan 2011, 2013
48 LK92-11 Thái Lan 2011
49 KU00-1-61 Thái Lan 2011
50 KU60-1 Thái Lan 2011
51 K93-219 Thái Lan 2011
Từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã công nhận sản xuất thử được 51 giống, nhưng
chỉ có 10 giống (chiếm 19,6%) sau đó được công nhận chính thức và cho phép phổ biến
rộng rãi vào sản xuất (Bảng 2).
Mặc dù được đưa vào sản xuất chậm hơn so với các giống mía không qua khảo
nghiệm, công nhận giống nhưng thực tiễn sản xuất mía đường thời gian qua đã chứng
minh rằng nhiều giống mía có qua khảo nghiệm, công nhận giống bài bản như My55-14,
VN84-4137, ROC10, có sức sống, tính ổn định và thời gian tồn tại trong sản xuất kéo
dài hơn nhiều so với đa số các giống mía không qua khảo nghiệm, công nhận giống. Chưa
kể tên của các giống mía nhập nội, do không qua khâu giám định giống nên bị trùng lặp
với các giống cũ đã nhập, hoặc bị cố tình ghi sai thành tên các giống mía tốt mới nhưng
không hoặc chưa được nhập (chủ yếu do nước ngoài không cho phép xuất khẩu), gây nên
thiệt hại khá lớn cho người mua và sử dụng giống. Ví dụ: Viện Nghiên cứu Mía Đường
Đài Loan đã ngừng nghiên cứu về mía đường từ năm 2007 và dừng lại ở giống mía cuối
cùng được phóng thích vào sản xuất là ROC27. Tuy nhiên, gần đây ta vẫn thấy xuất hiện
các thông tin kiểu như: tỉnh Nghệ An đã nhập khẩu và đang khảo nghiệm các giống kháng
bệnh chồi cỏ ROC28, ROC32,… thậm chí cùng 1 giống mía nhập nội từ Trung Quốc lúc

thì có tên là GM18, lúc thì có tên là VĐ55, nhưng thực chất đó chắc chắn không phải là
8
giống mía VĐ55, còn là giống gì thì đến nay vẫn chưa thể xác định được (đơn giản vì
Trung Quốc không cho phép xuất khẩu chính thức giống mía VĐ55 ra nước ngoài).
Sản xuất và cung ứng hom giống
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Đề án: "Phát triển giống mía cho
vùng nguyên liệu các nhà máy đường giai đoạn 2003 - 2008" tại Quyết định số 5335
QĐ/BNN-KH ngày 02/12/2003 nhằm xây dựng hệ thống nhân giống mía 3 cấp. Tuy
nhiên, cho đến nay hầu như nguồn hom giống mía cung cấp cho việc trồng mới khoảng
1/5 - 1/4 diện tích mía hàng năm đều lấy từ nguồn mía “thịt”, mía nguyên liệu tại chính
các vùng nguyên liệu mía. Cách làm này là điều kiện rất thuận lợi cho các dịch hại mía
nguy hiểm như sâu xén tóc, bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, bệnh thối đỏ, bệnh cằn mía gốc,
lây truyền, phát sinh và gây hại tràn lan, dẫn tới năng suất, đặc biệt là chất lượng mía
nguyên liệu ở nước ta trong thời gian qua chưa được cải thiện nhiều. Một số cơ quan
nghiên cứu và doanh nghiệp Nhà nước đã và đang được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc nhân giống và cung cấp giống đầu dòng (cấp 1), giống
xác nhận (cấp 2) để nhân giống thương phẩm (cấp 3) cung ứng cho nông dân trồng mía.
Tuy nhiên do hạn chế về nguồn kinh phí đầu tư, tiến độ cấp vốn không kịp thời (vì nền
kinh tế đất nước gặp khó khăn) và danh mục đầu chưa đồng bộ nên các cơ sở nhân giống
này hầu như chưa hoàn thiện, khả năng nhân giống và cung ứng giống cho sản xuất còn
hết sức hạn chế, đáp ứng chưa tới 1% nhu cầu về hom giống chất lượng cao của sản xuất
mía đường trong cả nước hàng năm.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAI TẠO GIỐNG MÍA
Tập đoàn quỹ gen giống mía
Tập đoàn quỹ gen giống cây trồng nói chung, giống mía nói riêng là nguồn vật liệu
khởi đầu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống mía cho sản xuất. Đối với các nước
trồng mía trên thế giới, việc xây dựng tập đoàn quỹ gen giống mía rất được quan tâm vì đó
là nguồn vật liệu khởi đầu quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống
mía mới ở mỗi nước.
So với các nước khác, tập đoàn quỹ gen giống mía của ta số lượng chưa nhiều. Tính

đến năm 2011, sau gần 40 năm sưu tập chúng ta mới có 917 mẫu giống mía (Bảng 3). Tuy
nhiên các mẫu giống mía ở nước ta lại tương đối đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều nước
khác nhau trên thế giới, trong đó có một số dòng thương phẩm tốt của các nước như Cuba,
Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Đặc biệt là trong tập đoàn quỹ gen giống
mía của ta có rất nhiều mẫu gen của các loài mía hoang dại được thu thập từ nhiều vùng
núi, rừng, vùng nguyên sản khắp nơi trên cả nước trong 5 năm gân đây. Đây là các mẫu
gen quý hiếm và rất cần thiết cho công tác tạo giống mía mới có ưu thế lai cao như các
loài Saccharum officinarum, Saccharum spontaneum, Saccharum sinense, Erianthus
arundinaceus,
Hiện nay, vườn tập đoàn quỹ gen giống mía Quốc gia này đang được bảo tồn, lưu
giữ duy nhất tại Viện Nghiên cứu Mía đường. Trong thời gian tới, với nhu cầu của sản
xuất về giống mía mới không ngừng tăng cao, sự quan tâm, đầu tư cho công tác nghiên
cứu, lai tạo và phát triển giống mía nội ngày càng lớn thì vai trò của tập đoàn quỹ gen
giống mía sẽ ngày càng được coi trọng. Do đó chắc chắn nó sẽ tiếp tục được bổ sung, đánh
giá, khai thác và phát huy hiệu quả hơn.
9
Hình 3. Vườn lưu giữ mẫu gen giống mía hoang dại quý hiếm
Bảng 3. Diễn biến số lượng mẫu giống mía được sưu tập và bảo tồn
tại Viện Nghiên cứu Mía đường từ 2006-2011
TT Loài lưu giữ
Đơn
vị
Số lượng lưu giữ
2006 2008 2010 2011
1 Mía quý (Saccharum officinarum) Mẫu 10 10 24 24
2 Mía hoang dại (Saccharum
spontaneum)
" 2 2 12 12
3 Mía gie (Saccharum sinense) " 3 3 3 3
4 Erianthus arundinaceus " 0 0 34 34

5 Miscanthus sp " 0 0 15 15
6 Saccharum Robustum " 0 0 2 2
7 Sclerostachya " 0 0 1 1
8 Balida " 0 0 3 3
9 Dòng giống lai tạo trong nước " 185 185 185 185
10 Dòng giống nhập nội " 470 548 587 587
11 Thu thập không rõ nguồn gốc " 80 63 51 71
Tổng số 750 821 917 917
Lai tạo giống mía
10
Trước giải phóng miền Nam (1975), ở miền Nam có tiến hành một số tổ hợp lai
bằng phương pháp lai hưu tính đầu tiên, từ đó đã chọn được một số giống mía lai như Việt
Nam đầu tiên như VN65-65, VN72-77,
Sau giải phóng miền Nam, Trại Nghiên cứu cây mía được thành lập (1977), sau đó
được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Mía đường (1982). Từ đây công tác lai tạo giống mía
ở Việt Nam chủ yếu được giao cho Viện thực hiện. Trước 2007 Viện chỉ thực hiện việc lai
tạo mía duy nhất tại trụ sở Viện ở xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ cuối
năm 2007 đến nay, ngoài địa điểm trên, Viện còn tiến hành lai tạo tại xã Đạ Ròn, huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành địa điểm lai tạo giống
mía chính của Viện nói riêng, của Việt Nam nói chung.
Trong giai đoạn từ 1980 đến 1988, Viện đã thực hiện được trên 100 tổ hợp lai và
thu được trên 10.000 cây con lai. Qua tuyển chọn đã thu được một số giống mía lai tốt bổ
sung vào cơ cấu giống mía trong sản xuất, trong đó nổi bật nhất là giống VN84-4137, hiện
là một trong những giống mía chín sớm, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và có chữ
đường cao nhất ở Việt Nam. Đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, với sự giúp đỡ của các
chuyên gia Cuba, lần đầu tiên trong lịch sử, Viện đã thực hiện thành công 12 tổ hợp lai xa
(lai khác loài) giữa các giống mía thương phẩm (Saccharum sp.) với loài mía hoang dại
(S. spontaneum) và đã thu được 84 cây con lai, trong đó có 8 cặp lai F1 và 4 cặp hồi giao
BC1.
Bảng 4. So sánh kết quả lai tạo và chọn dòng mía lai Việt Nam 5 năm gần đây

và bình quân 20 năm trước (1988–2007)
TT Nội dung
Đơn vị
tính
BQ 20 năm
trước
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Tỷ lệ giống bố mẹ trổ cờ % 15,3 93,7 81,2 87,5 78,54 80,30
2 Số tổ hợp lai thực hiện
hàng năm
cặp 12 22 33 43 101 97
3 Tỷ lệ tổ hợp lai thành công % 41,67 81,82 84,85 88,37 86,14 96,91
4 Số cây con lai (dòng lai)
hàng năm đưa vào sơ
tuyển
cây 500 16.000 8.000 14.000 43.000 80.000
Trong giai đoạn từ 1988 đến 2007, bình quân hàng năm Viện chỉ thực hiện được 12
tổ hợp lai và thu được khoảng 500 cây con lai.
Nhận thức được sự yếu kém và tụt hậu khá xa của mình trong công tác lai tạo giống
mía so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
về yêu cầu vĩ độ và cao độ nơi thực hiện các tổ hợp lai, kết hợp với việc tư vấn, tham khảo

kinh nghiệm và kết quả lai tạo giống mía mới của các nước sản xuất mía đường hàng đầu
trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Cuba, Úc, kể từ cuối năm 2007 Viện đã có một quyết
định đột phá là thuê đất và chuyển tập đoàn giống bố mẹ lên trồng ở xã Đạ Ròn, huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi có cao độ > 800 m so với mực nước biển, song song với
việc tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống nhà xử lý ra hoa nhân tạo – lai tạo – dưỡng cờ thu
hạt tại huyện Bến Cát. Đến nay, sau 5 vụ lai tạo (2008 – 2012), có thể khẳng định được
rằng đó là một quyết định hết sức đúng đắn, bởi số lượng tổ hợp lai thực hiện được hàng
năm của Viện đã tăng lên nhiều lần so với bình quân 20 năm trước đó khi còn lai tạo duy
11
nhất tại Bến Cát. Tỷ lệ giống bố mẹ trổ cờ hàng năm đều đạt trên 80% (so với điểm Bến Cát
có nhiều năm tỷ lệ này không đáng kể). Tỷ lệ tổ hợp lai thành công cao, đạt từ 81,82 –
96,91% so với bình quân 41,67% của 20 năm trước, dẫn tới số lượng cây con lai (hay dòng
lai mới) thu được hàng năm đã tăng lên hàng chục lần. Đặc biệt, trong điều kiện tự nhiên ở
vùng Đơn Dương, Viện đã thực hiện được các tổ hợp lai xa giữa các giống mía thương
phẩm với các loài mía hoang dại Erianthus và Miscanthus để tạo các giống mía có ưu thế lai
cao. Đây là một xu hướng lai tạo mới của thế giới đang được nhiều nước triển khai thực
hiện và bước đầu đã thu được một số kết quả rất khả quan.
Hiện nay Viện Nghiên cứu Mía đường đang thực hiện chương trình lai tạo giống mía
mới chủ yếu vẫn bằng phương pháp lai hữu tính và qua 2 bước chọn dòng (trước đây là 4
bước chọn dòng), với tổng thời gian từ 7-8 năm tính từ khi thu hoạch hạt lai đến khi giống
hoàn thành khảo nghiệm sản xuất, chờ công nhận giống cho phép sản xuất thử. Thời gian
này đã rút ngắn đáng kể so với trước đây và gần tương đương với các nước khác trong khu
vực và trên thế giới.
Sơ tuyển và chọn dòng
Việc sơ tuyển và chọn dòng bước 1, bước 2 hiện nay được Viện Nghiên cứu Mía
đường thực hiện chủ yếu trên khu ruộng thí nghiệm của Viện tại xã Phú An, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương.
Hạt lai sau khi thu hoạch, phơi khô được bao gói đưa vào bảo quản trong tủ lạnh
hoặc mang đi gieo hạt ngay. Việc gieo hạt lai được thực hiện trong nhà kính, trên nền đất đã
được xử lý, khử trùng và trộn với chất hữu cơ hoai mục theo tỷ lệ 1:1. Sau khi hạt mía nảy

mầm từ 10-15 ngay, tiến hành gây nhiễm bệnh cho cây con lai. Sau đó chọn các cây con lai
không bị nhiễm bệnh chuyển sang trong trong các bầu đất nylon. Sau 2-4 tháng chăm sóc,
ươm bầu cây con lai trong vườn ươm, cây con lai được đem trồng ra đồng ruộng với khoảng
cách cây cách cây là 50 cm x 50 cm, hàng cách hàng 1,2 m. Theo dõi, đánh giá trong thời
gian từ 10-12 tháng sau khi trồng cây con lai ra ngoài đồng ruộng. Các dòng lai đã chọn
được ở bước sơ tuyển được chuyển sang ruộng chọn dòng bước 1, mỗi giống được trồng
thành 1 hàng dài khoảng 2 m và cứ cách 10-20 hàng thì trồng 1 hàng đối chứng là giống
đang trồng phổ biến trong sản xuất. Theo dõi, đánh giá trong thời gian 2 vụ (1 vụ mía tơ và
1 vụ mía gốc). Những dòng lai đạt tiêu chuẩn chọn sẽ được chuyển sang bước 2 kế tiếp, còn
những dòng không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Ở bước 2, các dòng lai được bố trí trồng thí
nghiệm theo kiểu ô vuông latin (lattice) 5 x 5 hoặc 7 x 7. Mỗi ô thí nghiệm có 4 hàng, mỗi
hàng dài 7,5-10 m và lấy giống mía tiêu biểu trong sản xuất làm đối chứng. Cũng tiến hành
theo dõi, đánh giá trong thời gian 2 vụ (1 vụ mía tơ và 1 vụ mía gốc).
Sau bước 2, những dòng ưu tú sẽ được đem trồng nhân giống ở một khu vực khác để
có đủ khối lượng hom giống mang đi khảo nghiệm cơ bản, sau đó là khảo nghiệm sản xuất,
sản xuất thử và công nhận giống ở các vùng sinh thái trồng mía khác nhau trên toàn quốc.
Kinh phí cho lai tạo, chọn dòng
Hiện nay nguồn kinh phí phục vụ cho công tác lai tạo và chọn dòng mía lai của Viện
Nghiên cứu Mía đường chủ yếu lấy từ nguồn tự có của Viện. Nguồn kinh phí của Nhà nước
cấp thông qua các đề tài, dự án chỉ đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu về kinh phí hàng
năm phục vụ cho công tác lai tạo và chọn dòng, nhưng không phải năm nào cũng được cấp,
do thời hạn thực hiện 1 đề tài, dự án nghiên cứu có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước
hiện nay thường chỉ kéo dài từ 3-5 năm. Chính vì vậy việc duy trì thường xuyên công tác lai
tạo và chọn dòng của Viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn về nguồn
12
kinh phí là lớn nhất. Trong thời gian tới, để duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác lai tạo,
tuyển chọn dòng, giống mía lai trong nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành mía
đường Việt Nam, Viện rất cần được hỗ trợ thêm kinh phí từ các nguồn khác thông qua các
chương trình hợp tác trực tiếp và lâu dài với các doanh nghiệp mía đường hoặc thông qua
Hiệp hội mía đường Việt Nam.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Giống mía là tiền đề rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành mía đường.
Công tác giống mía và lai tạo giống ở Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu của
quá trình phát triển theo quy luật phát triển thông thường. Chỉ khi nào chúng ta có bộ
giống mía riêng của Việt Nam, do Việt Nam lai tạo, phù hợp với từng vùng đất thì ngành
sản xuất mía đường mới hội đủ điều kiện đi vào thế phát triển ổn định. Để sớm đạt được
điều đó, trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị Nhà nước, Hiệp hội mía đường và các
doanh nghiệp thành viên cần xem xét và thực hiện một số giải pháp chính như sau:
1. Nhà nước cần sớm ban hành “Luật Mía Đường” hay một văn bản dưới Luật (như
Pháp lệnh, Nghị định) cho riêng ngành mía đường. Đây là yêu cầu tất yếu đối với sự phát
triển của một ngành kinh tế - xã hội hết sức đặc thù như ngành mía đường, mà hầu hết các
nước sản xuất mía đường trên thế giới đều đã thực hiện và đã thu được hiệu quả rất cao.
Trong đó, cần có một quy định rõ ràng về việc trích nộp trên đầu tấn mía, hình thành nên
Quỹ nghiên cứu và phát triển mía đường nhằm đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ mía đường, của cả khối Nhà nước (như Viện Nghiên cứu Mía
đường) và tư nhân (như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành
Công), với tổng mức trích nộp phải đạt từ 0,5% tổng lợi nhuận của ngành trở lên. Có như
vậy công tác nghiên cứu và phát triển giống mía trong nước mới thực sự có đủ điều kiện
để phát triển và cơ hội chiến thắng, tạo tiền đề cho ngành mía đường phát triển và có thể
cạnh tranh bình đẳng với các nước sản xuất mía đường khác trong khu vực, nhất là ở giai
đoạn sau năm 2015 (chậm nhật là 2018) khi hàng rào thuế quan và mậu dịch về mía đường
sẽ hoàn toàn bị dỡ bỏ theo cam kết thực hiện AFTA.
2. Sản xuất mía đường là hoạt động rất đặc thù, gắn kết chặt chẽ lợi ích giữa người
trồng mía và nhà máy đường. Do vậy trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa vai trò đầu
tàu của các nhà máy đường (công nghiệp nâng nông nghiệp đi lên) trong việc bỏ vốn đầu
tư và đảm nhận các dịch vụ, trong đó có dịch vụ nhân giống, sản xuất và cung ứng hom
giống chất lượng cao cho nông dân, bởi chỉ có các nhà máy đường mới có điều kiện để
đảm nhận dịch vụ này, còn đa số nông dân là không thể, trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước
là hết sức hạn chế so với nhu cầu và thường không kịp thời.
3. Công tác nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống trong nước cần được tiến hành

thường xuyên và liên tục vì đây là việc làm tuy phải đầu tư tương đối cao, đòi hỏi kỹ thuật
tốt và tốn nhiều thời gian, nhưng có hiệu quả cao vì giống thích nghi với điều kiện môi
trường dễ hơn các giống mía nhập nội và tạo ra được các kiểu gen mong muốn. Trong đó
cấp thiết nhất là việc đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện để không ngừng nâng cao
năng lực lai tạo giống của Trung tâm lai tạo giống mía thuộc Viện Nghiên cứu Mía đường
tại tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, cũng cần tăng cường ứng dụng các công nghệ và thiết bị sinh
học, công nghệ cao vào công tác tạo chọn giống mía mới để nâng cao hiệu suất lai tạo,
giảm chi phí tạo chọn giống và đáp ứng kịp thời nhu cầu giống mía mới ngày càng cao của
sản xuất.
4. Trước mắt, trong khi công tác nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống mía trong
nước chưa thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu về giống mới cho sản xuất thì việc nhập nội
13
giống mía mới từ nước ngoài vẫn rất cần thiết và nên tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên
việc nhập nội và trao đổi giống trong thời gian tới nên quy về một đầu mối duy nhất là
Viện Nghiên cứu Mía đường để quản lý, sử dụng được hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng tôi
cũng đề nghị Nhà nước chỉ nên cho nhập nội giống mía với khối lượng ít thông qua con
đường trao đổi hoặc thu thập nguồn gen để bổ sung và đa dạng hóa nguồn gen giống bố
mẹ trong nước, phục vụ cho công tác lai tạo, cải tạo giống về sau. Chỉ khi thấy thật cần
thiết mới cho nhập khối lượng nhiều đối với các giống mía mới thực sự tốt và đã được
chính quyền nước đó công nhận, cho phép phóng thích ra sản xuất đại trà, để đưa ngay vào
các khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau (trong
trường hợp này, theo quy phạm khảo nghiệm giống hiện hành, khối lượng mỗi giống nhập
cũng chỉ giới hạn ở mức dưới 0,4 tấn/khảo nghiệm cơ bản/điểm và 4 tấn/khảo nghiệm sản
xuất/điểm). Đồng thời cũng cần nghiêm cấm việc các tổ chức, cá nhân tổ chức nhập nội
giống mía tùy tiện từ nước ngoài với khối lượng quá nhiều, sau đó tiến hành nhân nhanh,
kinh doanh và đưa ngay vào sản xuất mà chưa thông qua khâu khảo nghiệm, đánh giá và
kết luận theo đúng quy phạm khảo nghiệm giống mía hiện hành của Nhà nước. Làm được
như vậy chúng ta mới có thể quản lý chặt chẽ, an toàn và phát huy được hiệu quả của các
giống mía nhập nội.
5. Để giống mía mới sau khi được phóng thích vào sản xuất có thể tồn tại lâu và

phát triển hiệu quả hơn, trong thời gian tới chúng ta cần chú ý và tăng cường hơn nữa công
tác tuyển chọn giống mía mới cho các vùng mía nguyên liệu dựa trên kiểu khí hậu và kiểu
đất theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, rải vụ, chống chịu và thích ứng tốt với các
điều kiện bất lợi của môi trường.
6. Phương châm quan trọng nhất trong sản xuất mía ở Việt Nam hiện nay là:
“Giống là tiền đề; nước, phân là cơ sở; chăm sóc là quyết định”. Do vậy, để các giống mía
mới có thể phát huy được tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với
điều kiện bất lợi của môi trường, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu nhằm tối ưu hóa về
mặt kinh tế các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho phù hợp với từng giống mía và từng tiểu
vùng sinh thái trồng mía.
7. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước sản xuất mía đường trong khu vực
và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi, nhập nội giống, vật liệu di truyền, công
nghệ sinh học áp dụng cho việc chọn tạo và nhân nhanh giống cũng như nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
8. Xã hội hóa việc đầu tư vốn, từng bước thiết lập hệ thống sản xuất và cung ứng
hom giống mía chất lượng cao 3 cấp tới từng vùng mía nguyên liệu nhằm tiến tới có thể
đáp ứng được 100% nhu cầu về hom giống trồng mới hàng năm, thay thế cho nguồn hom
giống chất lượng kém đang chủ yếu được lấy từ nguồn mía nguyên liệu hiện nay.
9. Thường xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về
công tác quản lý giống cây trồng nói chung, giống mía nói riêng. Đồng thời cần tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nghị
định, chế độ và chính sách về công tác giống mía do Nhà nước ban hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2011-2012. Hà Nội,
ngày 10/08/2012.
14
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013). Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012-2013. Hậu Giang,
ngày 25/07/2013.
FAOSTAT (2013). Vietnam sugarcane production statistics from 2002– 2011 at link:


Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2009). Kết quả điều tra sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sắn, mía, ngô. Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài cấp Bộ.
The Office of the Cane and Sugar Board - OCSB (2013). Thailand’s sugarcane production 2002-
2013 at link: /> TS. Cao Anh Đương
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI)
15

×