Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển của nông trại tổng hợp mường tè ở xã vàng san, huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỲ HỪ XÓ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG TRẠI TỔNG HỢP
MƯỜNG TÈ TẠI XÃ VÀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG TÈ,
TỈNH LAI CHÂU”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K49 – KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học



: 2017 - 2021

Thái Nguyên – 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỲ HỪ XÓ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG TRẠI TỔNG HỢP
MƯỜNG TÈ TẠI XÃ VÀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG TÈ,
TỈNH LAI CHÂU”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp


: K49 – KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2017 - 2021

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên – 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn và với sự hướng dẫn trực tiếp cô giáo
ThS. Đặng Thị Bích Huệ, em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh
giá thực trạng phát triển của nông trại tổng hợp Mường Tè ở xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”.
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng
dẫn ThS. Đặng Thị Bích Huệ đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa cùng với các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã hướng dẫn,

giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, cháu xin chân thành cảm ơn đến chú Nguyễn Anh Tuấn chủ
nông trại tổng hợp Mường Tè và quản lý nông trại anh Chu Tư Phạ, đã tạo cơ hội
được thực tập ở nông trại và luôn giúp đỡ, tạo điều kiện để em thực hiện và hoàn
thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp. Và cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các cô chú,
anh chị và các bạn đang làm việc tại cơ sở đã đã quan tâm, yêu quý, chỉ bảo giúp đỡ
trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Bản thân em đã cố gắng thực hiện đề tài để hoàn thiện được khóa luận một
cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu được
tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như là hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân em chưa nhận thấy được.
Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của các thầy, cô giáo và các
bạn để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vàng San, ngày 01 tháng 6 năm 2022
Sinh viên

Lỳ Hừ Xó


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập .......................................................................1
1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.2.1.Về chuyên môn ..................................................................................................2
1.2.2.Về thái độ, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc ..................................................3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ....................................................................4
1.3.1. Nội dung ............................................................................................................4
1.3.2. Phương pháp thực hiện......................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập.............................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................7
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................7
2.1.2. Phân loại trang trại ..........................................................................................11
2.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại .................................................................11
2.1.4. Hệ thớng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................12
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ...........................................................13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác .................................................18
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................................19
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................................19
3.1.1. Đặc điểm chung của cơ sở thực tập ................................................................19
3.1.2. Những thành tựu đạt được của cơ sở thực tập ................................................24


iii

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của cơ sở thực tập ............................................26
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................................27
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ..........27
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập..................................................................................33
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .............................................................52

3.2.4. Đề xuất giải pháp ............................................................................................54
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................58
4.1. Kết luận ..............................................................................................................58
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hoạt động sản xuất của nông trại trong 3 năm từ 2019-2021 ........ 25
Bảng 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của nông trại Mường Tè..................... 33
Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi lợn của nông trại Mường Tè
giai đoạn 2019-2021 ........................................................................................ 35
Bảng 3.4. Diện tích chăn ni lợn và các cơng trình phục vụ
chăn ni lợn của nông trại năm 2022 ............................................................ 36
Bảng 3.5. Một số loại vaccine và thuốc thú y được sử dụng ở nông trại ....... 39
Bảng 3.6: Nguồn vốn chăn nuôi lợn của nơng trại ......................................... 40
Bảng 3.7. chi phí đầu tư cho xây dựng cơ bản ban đầu của nông trại ............ 41
Bảng 3.8. Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc của nơng trại ...................... 43
Bảng 3.9. Chi phí tài sản cố định của nông trại .............................................. 45
Bảng 3.10. Chi phí đầu tư thiết bị cơng cụ hoạt đợng sản x́t
chăn ni lợn của trại ...................................................................................... 46
Bảng 3.11. Chi phí thường xuyên hàng năm của nông trại ............................ 47
Bảng 3.12. Giá bán thịt lợn của nông trại Mường Tè ..................................... 48
Bảng 3.13. Doanh thu của nông trại năm 2021............................................... 50
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông trại năm 2021 .............. 51
Bảng 3.15. Phân tích SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ
hội và thách thức của chăn nuôi lợn của nông trại tổng hợp Mường Tè ........ 54



v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nuôi lợn của nông trại tổng hợp Mường Tè ........... 22
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trại nuôi lợn nông trại
tổng hợp Mường Tè......................................................................................... 23
Hình 3.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của nông trại ................................... 49


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ và cụm từ

STT

Nghĩa

viết tắt

1

ATSH

An toàn sinh học

2

ATTP


An toàn thực phẩm

3

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

4

BQ

Bình quân

5

CCS

Chuồng cai sữa

6

ĐD

Đồ dùng

7

ĐVT


Đơn vị tính

8

GO

Tởng giá trị sản x́t

9

HQKT

Hiệu quả kinh tế

10

HTX

Hợp tác xã

11

IC

Chi phí trung gian

12

KH&CN


Khoa hoc – cơng nghệ

13

KTTT

Kinh tế trang trại

14

KV

Khu vực

15

NQ-CP

Nghị qút – chính phủ

16

P

Phòng

17

STT


Sớ thứ tự

18

TB

Trung bình

19

TC

Tởng chi phí

20

TCTK

Tởng cục thống kê

21

THCS

Trung học cơ sở

22

THPT


Trung học phổ thông

23

TSCĐ

Tài sản cố định


vii

24

UBND

Ủy ban nhân dân

25

VA

Giá trị gia tăng

26

XD

Xây dựng



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập
Hiện nay, kinh tế trang trại (KTTT) đã góp phần to lớn vào việc phát
triển nhanh sản xuất nông nghiệp tại nước ta. KTTT giúp khai thác và sử dụng
có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững. Đặc biệt khi phát triển KTTT với các khu trang trại tập trung sẽ khơi
dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Tại tỉnh Lai Châu những năm gần đây, việc đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp theo hướng phát triển KTTT thành các khu trang trại tập trung, mô
hình nông trại tổng hợp, gia trại gia súc,.. là hướng đi phù hợp với yêu cầu tái
cơ cấu nông nghiệp, phát triển hàng hóa tập trung.
Những năm qua, triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của tỉnh Lai Châu, tại huyện Mường Tè bước đầu đã hình thành, thu
hút đầu tư của những doanh nghiệp vào chăn nuôi trang trại, gia trại gia súc,
gia cầm tập trung, chăn nuôi có chuồng trại nhằm giải quyết nhu cầu tiêu
dùng, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 trang trại
chăn nuôi, 13 trang trại tổng hợp có hoạt động chăn nuôi, 7 Hợp tác xã hoạt
động chăn nuôi. Có 117 HTX nông nghiệp, 91 tổ hợp tác, 33 trang trại [4]. Và
tại huyện Mường Tè hiện có những mô hình kinh tế trang trại với quy mô vừa
và nhỏ được các hộ gia đình tại địa phương mở rộng khá nhiều và có thành
công. Điển hình như là mô hình nông trại tởng hợp Mường Tè của Ơng
Ngũn Anh T́n với quy mô làm kinh tế trang trại khá lớn.
Nông trại tổng hợp Mường Tè của ông Nguyễn Anh Tuấn là mô hình
kinh tế trang trại: chăn nuôi lợn tập trung khép kín kết hợp trờng cây ăn quả.
Nơng trại hiện có 30ha đất, trong đó: 10 ha đất trồng cây mắc ca, 5 ha trồng



2

q́, 5 ha trờng mít, bưởi,.. điểm nhấn chính là khu chăn ni lợn tập trung
khép kín với quy mơ 400 lợn nái, 5.000 lợn thịt. Nông trại thành lập vào năm
2016, vào những năm đầu mở rộng nông trại tập trung đẩy mạnh phát triển
mô hình chăn nuôi lợn là chủ yếu, sau đó bắt đầu tiến hành mở rộng thêm
trồng cây ăn quả về các năm sau. Đối với mô hình trồng cây ăn quả đòi hỏi
quá trình phát triển và do nhiều yếu tố khác nữa, nên cho đến nay mô hình
trồng cây ăn quả vẫn chưa đem lại thu nhập cho nông trại.
Từ thực tế người dân ở Mường Tè phải vận chuyển thịt lợn từ xuôi để
tiêu dùng, do nguồn cung thịt lợn trên địa bàn hụn vẫn còn ít, chủ ́u là các
hợ dân ở các địa phương tự nuôi lợn với số lượng vài con, giống lợn địa
phương không đem lại năng suất cao, việc nhập từ nơi khác để tiêu thụ dẫn tới
giá cả thịt lợn cũng đắt hơn so với những nơi khác, chưa kể đến khó đảm bảo
chất lượng và an toàn của thịt lợn. Chính vì vậy, nơng trại tổng hợp Mường
Tè đã phát triển và mở rộng chăn nuôi lợn, hướng phát triển cụ thể là chăn
nuôi lợn thương phẩm khép kín. Việc ra đời nơng trại tởng hợp đã giải quyết
được một lượng lớn về nhu cầu thịt lợn, đảm bảo thịt sạch, an toàn cho người
dân Mường Tè và mong muốn của nông trại trong tương lai sẽ cung cấp thực
phẩm này cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng và cả
nước nói chung.
Xuất phát từ thực tiên trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực
trạng phát triển của nông trại tổng hợp Mường Tè tại xã Vàng San, huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu” , để có cái nhìn tổng quát nhất về nông trại cũng
như có một số định hướng giúp nông trại đạt được mục tiêu trong tương lai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
+ Tìm hiểu q trình hình thành và tở chức sản xuất kinh doanh chăn
nuôi của nông trại tổng hợp Mường Tè.



3

+ Đánh giá được thực trạng về các nguồn lực chủ yếu sản xuất cho việc
tổ chức thực hiện hoạt đợng sản x́t kinh doanh của nơng trại.
+ Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và
đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho nông trại.
1.2.2.Về thái độ, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
* Về thái độ
- Tạo được cho người học có thái đợ tích cực, tiếp cận được những điều
mới mẻ, có mối quan hệ hòa đồng giúp bản thân từng bước hoàn thiện tốt
hơn, phát triển hơn.
- Nghiêm túc trong công việc, học hỏi và thực hành chi tiết các công
việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên cần nắm bắt được. Sẵn sàng đóng góp và
chia sẻ công việc với mọi người xung quanh.
* Kỹ năng sống
- Chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người nơi thực tập,
biết cư xử hòa nhã, nghiệt tình, nghiêm túc trong công việc
- Ln lắng nghe những góp ý từ người khác, để học hỏi và hoàn thiện
bản thân hơn
* Về kỹ năng làm việc
- Giúp cho bản thân chủ động hơn trong công việc, biết cách sắp xếp và
thực hiện công việc được giao theo kế hoạch của trang trại một cách khoa học
và đúng trình tự. Tuân thủ những quy định giờ giấc, trong nông trại.
- Qua trải nghiệm thực tế tại nơng trại, rèn được cho bản thân tính chịu
khó về những áp lực trong công việc, làm việc tác phong nhanh nhẹn và
nghiêm túc.
- Học hỏi và thực hành những công việc kỹ thuật được giao, sinh viên
nắm bắt được kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật chăm sóc trong

chăn nuôi, cách phòng trừ dịch bệnh cho trang trại chăn nuôi.


4

- Biết cách thực hiện theo dõi và quan sát những vấn đề phát sinh hàng
ngày để can thiệp kịp thời và tìm hướng giải quyết tốt nhất vấn đề đó cùng
mọi người. Qua đó giúp rèn luyện cách làm việc nhóm hiệu quả hơn.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung
- Khái quát về cơ sở thực tập.
- Thực trạng phát triển của nông trại Mường Tè.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại Mường Tè.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nông
trại Mường Tè.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Từ internet, gặp trực tiếp các cán
bộ Phòng hành chính kế toán của nơng trại, xin sớ liệu và tài liệu có liên quan
về hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại qua các năm.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ chủ trang trại và cán bộ quản
lý. Những phương pháp chủ yếu được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp gồm:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại và cán bộ quản lý:
Điều tra các thông tin cơ bản như: Kết quả hoạt đợng sản x́t kinh
doanh (các khoản chi phí, các khoản thu), các yếu tố sản xuất (vốn, kỹ thuật,
công tác tổ chức, giá cả thị trường), loại hình trang trại, sớ lượng lao đợng,
diện tích đất đai,..
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:

Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tại nông trại: chăm sóc lợn,
và vệ sinh chuồng nuôi ; vệ sinh, dọn dẹp xung quanh nông trại; tìm hiểu tất


5

cả hoạt đợng nơng trại,.. từ đó phân tích và đánh giá thực trạng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của nông trại.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp khi tham gia vào hoạt động
sản xuất như: cách chăm sóc lợn con mới đẻ, lợn con cai sữa, công tác phòng
dịch của nông trại,..; điều tra lấy thông tin tư liệu của nông trại.
+ Phương pháp thảo luận:
Tham gia bàn bạc, thảo luận với cán bộ kỹ thuật, chủ trang trại về
những vấn đề khó khăn mà nông trại gặp phải: vốn, lao động, thị trường, công
tác phòng dịch. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với nông trại giúp
hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại hiệu quả hơn.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin và số liệu thu thập được tổng hợp, được xử lý thông
qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin sẽ làm cơ sở cho việc phân tích.
Các sớ liệu, thông tin sau khi được xử lý và phân tích sẽ tởng hợp lại thành
những nợi dung, sơ đờ, bảng biểu trong khóa luận.
* Phương pháp phân tích thông tin
Những thông tin, những số liệu thu thập được thì sẽ tiến hành kiểm tra,
rà soát và chuẩn hóa lại, loại bỏ đi những thơng tin khơng chính xác, sai lệch
trong điều tra. Toàn bộ những số liệu thu thập được sẽ tởng hợp lại, tính toán
và phân tích.
1.4. Đới tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Đánh giá thực trạng phát triển của mơ hình chăn ni lợn
tập trung khép kín của nông trại tổng hợp Mường Tè ở xã Vàng San, huyện

Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Nông trại tổng hợp Mường Tè là mô hình kinh tế trang trại: trồng cây
ăn quả kết hợp chăn nuôi lợn tập trung khép kín. Hiện tại mơ hình trờng cây


6

ăn quả chưa đem lại thu nhập cho nông trại và hoạt đợng sản x́t kinh doanh
chính của nơng trại là mô hình chăn nuôi lợn. Nên trong khóa luận chỉ tìm
hiểu và làm rõ thực trạng phát triển của mô hình chăn nuôi lợn của nông trại.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tâp: 27/1/2022 - 3/6/2022
- Địa điểm thực tập: Nông trại tổng hợp Mường Tè ở xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.


7

Phần 2
TỞNG QUAN
2.1. Cơ sở lý ḷn
2.1.1. Một sớ khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm trang trại
Ở nước ta hiện nay, trang trại được quan điểm và có nhận thức khác
nhau về trang trại như sau:
Ban kinh tế Trung ương cho rằng “Trang trại là mợt hình thức tở chức
kinh tế trong nông-lâm-ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở phát
triển kinh tế hợ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt”. [3]
Tác giả Nguyễn Thế Nhã cho rằng “Trang trại là mợt loại hình tở chức
sản x́t cơ sở trong nơng, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng

hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ
độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản
xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị
trường”. [3]
2.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại.
Theo nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ban hành vào ngày 02/2/2000 về
“Kinh tế trang trại” được hiểu như sau:
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy
sản”.[2]
Về mục đích của trang trại, theo nghị quyết là: phát triển kinh tế trang
trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm


8

quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu
nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao
động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.[2]
2.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nơng sản hàng hố là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia
cầm…Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt
động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kì công nghiệp
hóa, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình
cơng nghiệp hố từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hố từ thấp đến cao cũng như
trình đợ sản x́t, qui mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản

phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát
triển kinh tế thị trường hiện nay.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống
kinh tế trang trại nói chung, là mợt bợ phận của nền sản xuất trong nông
nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay Thủy sản phụ
thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết như đới với chăn
nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật ni, nó phụ chính vào điều
kiện chăm sóc, ni dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó
phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của qui luật sản
xuất hàng hoá , trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị
trường, do vậy các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công
nghệ, cũng như các sản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa đều là hàng hố.
Vậy có thể đúc kết lại khái niệm về kinh tế trang trại chăn ni nó là
mợt hình thức tở chức sản x́t cơ sở trong nơng nghiệp với mục đích chủ yếu


9

là sản xuất hàng hoá như: thịt, trứng, sữa…Với qui mô đất đai, các yếu tố sản
xuất đủ lớn, có trình đợ kỹ tḥt cao, có tở chức và quản lý tiến bợ, có hạch
tốn kinh tế như các doanh nghiệp.[14]
2.1.1.4. Khái niệm hiệu quả kinh tế và các quan điểm của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp
các đầu vào nhân tớ cho phép tới thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản
lượng nhất định.
Hiệu quả kinh tế bao gồm: hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ là khi mọi hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra đến
mức mà một đơn vị khác mang lại lợi ích cận biên cho người tiêu dùng ít hơn

chi phí biên của việc sản xuất nó. Bởi vì nguồn lực sản xuất khan hiếm, các
nguồn lực phải được phân bổ cho các ngành công nghiệp khác nhau chỉ với số
lượng phù hợp, nếu không quá nhiều hoặc quá ít sản lượng được sản xuất.
+ Hiệu quả sản xuất xảy ra khi các đơn vị hàng hóa đang được cung
cấp với tởng chi phí trung bình thấp nhất có thể.[15]
* Các quan điểm của hiệu quả kinh tế
Hiện nay, có nhiều tác giả đưa ra quan điểm về hiệu quả kinh tế theo
quan điểm nghiên cứu của cá nhân. Theo Phạm Thị Thanh Xuân, quan điểm
về hiệu quả kinh tế như sau [7]:
* Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của
kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí
bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Quan điểm trùn thớng chưa thật sự tồn diện khi xem xét HQKT. Sự
thiếu toàn diện được thể hiện:
Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong
trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất.


10

Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá
trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
Thứ hai, quan điểm trùn thớng khơng tính đến ́u tớ thời gian khi
tính tốn các khoản thu và chi cho mợt hoạt đợng kinh doanh. Do đó, thu và
chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt
đợng có chu kỳ sản x́t dài thì việc tính đến ́u tớ thời gian trong phân tích
HQKT có ý nghĩa quan trọng.
Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được

và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong mợt sớ
trường hợp khơng phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hợ nơng dân có
quy mơ sản x́t khác nhau, hợ có quy mơ ng̀n lực lớn sẽ tạo ra lợi nḥn
lớn hơn hợ có quy mơ nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hợ có
quy mơ ng̀n lực lớn đều hoạt đợng có hiệu quả hơn hợ có quy mơ nhỏ. Như
vậy, HQKT khơng cho biết mức đợ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các ́u
tớ ng̀n lực.
* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính tốn
HQKT. Cùng mợt lượng vớn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt đợng có chu kỳ sản x́t dài, việc
tính đến ́u tớ thời gian của dịng tiền là rất quan trọng.


11

- Hiệu quả tài chính, xã hợi và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải
phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển
bền vững của các quốc gia. [7]
2.1.2 Phân loại trang trại
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
02/2020/TT-BNNPTNT về việc “Quy định tiêu chí kinh tế trang trại”, được
cơng bớ ngày 28/2/2020 thì trang trại được phân loại như sau [1] :
1. Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng

giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất trang trại
trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
a) Trang trại trồng trọt;
b) Trang trại chăn nuôi;
c) Trang trại lâm nghiệp;
d) Trang trại nuôi trồng thủy sản;
đ) Trang trại sản xuất muối.
2. Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất
nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của
trang trại trong năm.
2.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
1. Đới với trang trại chuyên ngành [1]:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở
lên và tởng diện tích đất sản x́t từ 1,0ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ
đồng/năm trở lên và tởng diện tích đất sản x́t từ 1,0ha;
c) Chăn ni: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở
lên và và đạt quy mô trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật chăn nuôi và
văn bản hướng dẫn;


12

d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đờng/năm
trở lên và tởng diện tích đất sản xuất từ 10,0ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 0,35 tỷ
đờng/năm trở lên và tởng diện tích đất sản x́t từ 1,0ha trở lên;
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0
tỷ đờng/năm trở lên và tởng diện tích đất sản x́t từ 1,0ha trở lên.
2.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là tồn bợ giá trị của cải vật chất
dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định.
GO = QiPi (với i= 1,2,3….n)
Trong đó: Pi là đơn giá/ sản phẩm
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Đề tăng GO: + tăng Qi với điều kiện Pi không đổi
+ Điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật
cung cầu và giá cả thị trường.
- Tởng chi phí (TC): là tởng chi phí vật chất, dịch vụ và lao động đã
tiến hành đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.
TC = IC + FC + CL
Ta có: FC là khấu hao TSCĐ
CL là công lao động gia đình và các vật chất tự có
IC là chi phí trung gian
- Chi phí trung gian (IC): là bợ phận cấu thành của tởng giá trị sản x́t
bao gờm tồn bợ cho chi phí thường xun về tồn bợ chi phí sản xuất và chi
phí dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nơng nghiệp. Về chi phí trung gian cho
hoạt đợng sản x́t bao gờm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.
IC = Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ
Để giảm IC có thể giảm phần chi phí dịch vụ thuê


13

- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng(VA): Là chỉ tiêu phản ánh những
phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là
mợt bợ phận của mợt giá trị sản x́t cịn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC
VA tăng khi GO tăng và IC giảm
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công

lao động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – FC – Thuế
- Lợi nhuận(Pr):
Pr = VA – Lãi vay – Gía trị khấu hao TSCĐ
Pr tăng khi giá trị gia tăng (VA) của sản phẩm tăng.
- Giá trị sản xuất tính cho mợt đờng chi phí trung gian bỏ ra (GO/IC):
Với chỉ tiêu này cho biết trên mỗi một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ tạo
ra được bao nhiêu giá trị sản x́t.
- Giá trị tăng tính cho mợt đờng chi phí trung gian bỏ ra (VA/IC): Ta
có trên mỗi mợt đờng chi phí trung gian bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu giá trị
gia tăng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
2.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta
Theo số liệu từ tổng cục thống kê tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có
20.611 trang trại; bao gồm: 5.910 trang trại trồng trọt; 11.688 trang trại chăn
nuôi (56,71%); 2.782 trang trại nuôi trồng thủy sản; 139 trang trại lâm nghiệp
và 53 trang trại tổng hợp[ 5]. Như vậy, KTTT ở nước ta đang được phát triển
và mở rộng về cả số lượng và cả quy mô, điều này cho thấy hiệu quả khá cao
của mô hình này và cũng cho thấy tiềm năng phát triển của KTTT là khá lớn.


14

* Tình hình về phát triển chăn nuôi thời gian qua
- Số lượng vật nuôi:
“Theo thông tin từ Cục Chăn ni, cả nước có khoảng 13.752 trang trại
chăn ni/23.662 trang trại nông nghiệp (chiếm 58,1%).
Cụ thể, đối với các cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn, cả nước có
1.627 cơ sở ni lợn từ 1.500 con trở lên, tổng số lợn là 6,8 triệu con (chiếm

25,9% tổng đàn lợn cả nước); có 61 cơ sở ni bị từ 300 con trở lên, tổng số
lợn là gần 260 ngàn con (chiếm 4,4% tổng đàn bò cả nước).
Với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa, nước ta có 10.687 cơ sở chăn nuôi
lợn từ 100 con trở lên/2,05 triệu cơ sở chăn nuôi lợn của cả nước, chiếm
0,52% tổng số cơ sở chăn nuôi lợn; 33.593 cơ sở nuôi gà từ 100 con trở
lên/8,03 triệu cơ sở chăn nuôi gà của cả nước, chiếm 0,42% tổng số cơ sở
chăn nuôi gà; 452 cơ sở nuôi từ 30 con trâu trở lên; 1881 cơ sở ni từ 30 con
bị trở lên; Có 2.357 cơ sở ni từ 20 con bị sữa trở lên.”[10]
- Số lượng sản phẩm:
Theo đánh giá Tổng cục Thống kê, vào năm 2021, tình hình sản xuất
chăn nuôi của cả nước được duy trì tốt, hầu hết các đối tượng vật nuôi đều
tăng trưởng và phát triển. Cụ thể là:
“Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặc với nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia
súc tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng sản lượng sản phẩm chăn ni vẫn tăng.
Ước tởng sớ lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm
2021 tăng khoảng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020, sản lượng thịt lợn
hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm
2020, tăng 13,9% so với kế hoạch.
Tởng sớ gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai
năm 2021 tăng khoảng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt


15

gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3,2% so với
năm 2020 và 25,9% so với kế hoạch; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt
17,5 tỷ quả, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng ước đạt 39 triệu USD,
đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng

2,1% so với năm 2020.
Sản lượng thịt xuất chuồng các loại: theo sớ liệu tính toán của TCTK,
sản lượng thịt xuất chuồng các loại cả năm 2021 như sau: Sản lượng thịt trâu
hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,9 nghìn tấn, sản lượng thịt bò hơi xuất
chuồng ước đạt 458,3 nghìn tấn, sản lượng sữa bò tươi ước đạt 1.159,3 nghìn
tấn, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4.180,2 nghìn tấn, sản lượng thịt
gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 1.940,9, sản lượng trứng gia cầm ước đạt
17,5 tỷ quả”. [9]
Có thể thấy, hoạt đợng sản x́t chăn ni thời gian qua đạt được thành
quả tích cực là do có sự chung tay Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành, của
nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn xây dựng được các chuỗi liên kết khép kín,
sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), giết mở an tồn
thực phẩm (ATTP). Ngành chăn ni đã có đóng góp lớn cho an sinh xã hợi
và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Ðồng thời đã tái cơ cấu sản xuất ngành khá hiệu quả, theo chuỗi
giá trị liên kết, ngành hàng, bao gồm các chuỗi: Doanh nghiệp - trại chăn nuôi
gia công, doanh nghiệp - HTX - nông hộ, trong đó ưu tiên phát triển chăn
nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, chú trọng khâu giết mổ,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của các địa phương khác
* Kinh nghiệm chăn nuôi lợn khép kín, theo hướng sinh học và an toàn
của HTX Minh Thuận (xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu)


16

HTX Minh Thuận được thành lập năm 2009. HTX hoạt động trong lĩnh
vực chăn nuôi theo hướng tập trung với các loại hình: Chăn nuôi trâu bò; chăn
nuôi lợn; chăn nuôi gia cầm; chăn nuôi khác; sản xuất thức ăn gia súc, gia
cầm, thủy sản; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động

vật tươi sống.[11]
Năm 2017, từ dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào mô hình chăn nuôi
lợn thương phẩm năng suất, chất lượng cao được Sở KH&CN hỗ trợ với kinh
phí trên 1 tỷ đồng, HTX Minh Thuận đã phát triển chăn ni cơng nghệ cao
theo quy trình khép kín, hiện đại. Các thành viên bắt đầu cải tạo chuồng trại,
thay mới hệ thớng cung cấp nước ́ng, vừa giảm chi phí vừa hạn chế dịch
bệnh. Khu nuôi của HTX được xây dựng bài bản, các ơ ch̀ng sắp xếp, bớ trí
phù hợp với từng độ tuổi của vật nuôi; hệ thống đèn, quạt điều hành khơng
khí hoạt đợng 24/24 giờ. Hiện, HTX đã xây dựng thành công mô hình sản
xuất lợn giống quy mô 700-800 con giống/năm, lợn thương phẩm đạt 20
tấn/năm với tỷ lệ bao tiêu đầu ra cho các thành viên chiếm 80-90% sản phẩm.
Nhờ có công tác phòng dịch bệnh tốt và xây dựng hệ thống chuồng trại
bài bản giúp đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế rủi ro đã đem lại hiệu quả
kinh tế từ việc chăn nuôi cho HTX:
“Năm 2019, nhiều hộ nuôi lợn trong xã bị dịch tả lợn châu Phi, song
đàn lợn 32 nái và 160 lợn thịt của ông Điêu Văn Huân vẫn ln an tồn. Thời
điểm này, gia đình ơng ch̉n bị xuất chuồng 40 con lợn thịt với tổng trọng
lượng gần 4 tấn.”
“Bà Tô Thị Bắc thuộc một trong những hộ chăn nuôi của HTX, cũng là
giám đốc tại HTX Minh Thuận cho biết, mỗi tháng, HTX chi hàng triệu đờng
để mua vắc-xin phịng bệnh và đầu tư hệ thớng xử lý môi trường. Nhờ đó, 3
con lợn đực, 80 con lợn nái sinh sản, hơn 1.700 lợn giống và thương phẩm
của HTX đều phát triển tốt.”


×