Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI - MỐI QUAN HỆ CŨNG NHƯ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.6 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH CÔNG
CHỦ ĐỀ 1:
HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Lớp : K26.TNH.ĐN2
Đà Nẵng, tháng 02, năm 2014
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
DANH SÁCH NHÓM 1:
1. Nguyễn Quốc Toàn
2. Lê Thị Lan Hương
3. Phan Thị Phương Dung
4. Lê Thị Thanh Thủy
5. Hoàng Thị Thắm
6. Đỗ Lê Quỳnh Thu
7. Lô Trần Ngọc Bích
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
1. Đặc điểm tài chính công hiện đại, bản chất và chức năng tài chính công
1.1. Đặc điểm tài chính công hiện đại
Tài chính công được xem là các hoạt động tài chính của Nhà nước và mang một số
đặc điểm cơ bản sau:
- Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước: Nhà nước là chủ
thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công đặc biệt là quỹ ngân


sách nhà nước. Các quyết định của nhà nước được thể chế bằng luật do cơ quan quyền lực
cao nhất phê chuẩn. Việc tạo lập và sử dụng quỹ công phụ thuộc vào quan điểm của nhà
nước và các mục tiêu kinh tế-xã hội quốc gia đặt ra trong từng thời kì.
- Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng: Tài chính công phản ánh quan hệ
kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế trong việc phân phối
nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản ánh các quan hệ lợi ích giữa
nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, trong đó lợi ích tổng thể được đặt
lên hàng đầu và chi phối các quan hệ lợi ích khác
- Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
- Chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả
một cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, hiệu quả của tài chính công có thể xác định một
cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế-xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ
thất nghiệp, hộ nghèo, tỷ lệ thất học
- Phạm vi hoạt động rộng: Tài chính công gắn liền với các việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá,
giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Hoạt động thu chi tài chính công có tác
động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu
dùng. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động tuỳ thuộc vào chính sách tài chính công,
bối cảnh kinh tế-xã hội quốc gia trong từng thời kì và tuỳ thuộc vào từng chủ thể.
Ngoài những đặc điểm trên, tài chính công hiện đại còn mang một số đặc điểm
như:
- Tài chính công hiện đại hoạt động trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các
quốc gia có sự liên kết và hội nhập kinh tế, hoạt động của tài chính công có sự can thiệp
sâu sắc của Chính phủ.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 1
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
- Tài chính công hiện đại có thể đa dạng hóa các nguồn tài trợ.
1.2. Bản chất tài chính công
- Bản chất kinh tế: thu chi tài chính công được thực hiện trong bối cảnh nguồn lực
bị giới hạn , Vì vậy mà phải có sự lựa chọn giữa lợi ích và chi phí.

- Bản chất chính trị: tài chính công thể hiện quyền lực chính trị của Nhà nước là
chủ thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công đặc biệt là quỹ
ngân sách nhà nước. Các quyết định của nhà nước được thể chế bằng luật do cơ quan
quyền lực cao nhất phê chuẩn. Việc tạo lập và sử dụng quỹ công phụ thuộc vào quan điểm
của nhà nước và các mục tiêu kinh tế-xã hội quốc gia đặt ra trong từng thời kì.
1.3. Chức năng tài chính công
1.3.1. Chức năng tạo lập vốn
Trong nền kinh tế thị trường, vốn tiền tệ là điều kiện và tiền đề cho mọi hoạt động
kinh tế-xã hội. Thực ra, chức năng tạo lập vốn là một khâu tất yếu của quá trình phân
phối, nên khi nói về chức năng của tài chính nói chung, người ta thường không tách riêng
ra thành một chức năng. Tuy nhiên, đối với tài chính công, vấn đề tạo lập vốn có sự khác
biệt với tạo lập của các khâu tài chính khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết
định đối với toàn bộ quá trình phân phối, vì vậy, có thể tách ra thành một chức năng riêng
biệt.
Chủ thể của quá trình tạo lập vốn là Nhà nước. Đối tượng của quá trình này là các
nguồn tài chính trong xã hội do Nhà nước tham gia điều tiết. Đặc thù của chức năng tạo
lập vốn của tài chính công là quá trình này gắn với quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà
nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ tiền tệ của mình thông
qua việc thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh tế xã hội.
1.3.2. Chức năng phân phối lại và phân bổ
Chủ thể phân phối và phân bổ là nhà nước với tư cách là người nắm giữ quyền lực
chính trị. Đối tượng phân phối và phân bổ là các nguồn tài chính công tập trung trong
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 2
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
ngân sách Nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước, cũng như thu nhập của các
pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà nhà nước tham gia điều tiết.
Thông qua chức năng phân phối, tài chính công thực hiện sự phân chia nguồn lực
tài chính công giữa các chủ thể thuộc Nhà nước, các chủ thể tham gia vào các quan hệ
kinh tế với Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước, chức năng
phân phối của tài chính công nhằm mục tiêu công bằng xã hội. Tài chính công, đặc biệt

ngân sách nhà nước, được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh thu nhập của các chủ thể
trong xã hội thông qua thuế và chi tiêu công.
Cùng với phân phối, tài chính công còn thực hiện chức năng phân bổ. Thông qua
chức năng này, các nguồn nhân lực tài chính công được phân bổ một cách có chủ đích
theo ý chí của Nhà nước nhằm thực hiện sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động
kinh tế-xã hội. Trong điều kiện chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chức năng phân bổ của tài chính công
được vận dụng có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt
hiệu quả phân bổ cao.
1.3.3. Chức năng giám đốc và điều chỉnh
Với tư cách là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước, Nhà nước vận dụng chức
năng giám đốc và điều chỉnh của tài chính công để kiểm tra bằng tiền đối với quá trình
vận động của các nguồn tài chính công và điều chỉnh quá trình đó theo các mục tiêu mà
Nhà nước đề ra. Chủ thể của quá trình giám đốc và điều chỉnh là Nhà nước. Đối tượng
của sự giám sát đốc và điều chỉnh là quá trình vận động của các nguồn tài chính công tròn
sự hình thành vừa sử dụng các quỹ tiền tệ.
Giám đốc bằng đồng tiền là vai trò khách quan của tài chính nói chung. Tài chính
công cũng thực hiện sự giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi sự vận động cả các nguồn
tài chính công, thông qua đó biểu hiện các hoạt động của các chủ thể thuộc Nhà nước.
Còn chức năng điều chỉnh của tài chính công được thực hiện trên cơ sở các kết quả của
giám đốc, là sự tác động có ý chí của Nhà nước nhằm điều chỉnh các bất hợp lý trong quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 3
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2. Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực (hiệu quả Pareto), điều
kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất
Khái niệm: Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện
đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo
Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.
Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quả

Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho
một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất
cũng không bị thiệt hại gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto,
người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá
giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.
Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 1, mô tả các giới hạn
phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong xã hội có hai nhóm người X và Y.
Đường giới hạn AB cho biết số lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra được
cho một nhóm khi một số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ cho
nhóm kia. Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả Pareto.
Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB. Từ E, chúng ta không thể
dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không giảm số hàng hóa dành cho Y và ngược lại.
Trong khi đó, những điểm nằm phía trong đường giới hạn lại không phải là điểm hiệu
quả. Từ một điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng cách dịch chuyển lên
trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi ra ngoài đường giới hạn,
ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) mà không buộc Y (hoặc X) phải
nghèo đi.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 4
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Có thể mở rộng cách hiểu "khá giả hơn", hoặc "nghèo đi". Chẳng hạn, trong phân
bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi sản lượng X tăng lên ta coi điều
đó tương đương với X trở nên "khá giả hơn", còn nếu sản lượng X giảm được coi tương
đương với X trở nên "nghèo đi". Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàng thấy các
điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà chúng ta đã biết từ chương 1 cũng là
những điểm hiệu quả Pareto.
Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể không phải là một
điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa nêu, tồn tại cùng một lúc một loạt
điểm hiệu quả - những điểm nằm trên đường giới hạn. Mặt khác, hiệu quả và công bằng là
những khái niệm khác nhau. Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quả song đó có thể
không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. Một điểm nằm trên đường giới

hạn AB ở hình 1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là điểm D có hoành độ gần sát 0, thì
đó là một trạng thái mà X được phân phối quá ít hàng hóa, trong khi Y lại có quá nhiều
hàng hóa. Một điểm khác như điểm M chẳng hạn lại được xem là công bằng hơn.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 5
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
3. Tối đa hóa hiệu quả xã hội trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo (định lý thứ
nhất kinh tế học phúc lợi) và sự thất bại thị trường
3.1. Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả các bên tham gia sản xuất và trao đổi
sẽ khai thác tối đa mọi lợi ích chung do thương mại đem lại. Kết quả là sự phân bổ nguồn
lực ở trạng thái cân bằng sẽ đạt hiệu quả kinh tế.
Kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng các điểm cân bằng thị trường là hiệu quả
Pareto. Trong một nền kinh tế trao đổi, điều kiện đủ để định lý thứ nhất đúng đó là ý thích
được thỏa mãn với mọi mức độ. Định lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cũng đúng đối
với mọi nền kinh tế sản xuất với những hàm sản xuất có tính chất khác nhau. Định lý
cũng giả sử thị trường và thông tin hoàn hảo. Đối với các thị trường chịu ảnh hưởng bởi
ngoại tác, vẫn đạt điểm cân bằng nhưng điểm này không hiệu quả.
Định lý này mang đến thông tin hữu ích cho các tác nhân kinh tế vì nó chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả của các thị trường. Với các giả thiết ở trên, bất cứ
điểm cân bằng thị trường nào cũng hiệu quả. Điểm cân bằng nào không hiệu quả là do
thất bại thị trường.
Giả sử rằng:
1) Tất cả các nhà sản xuất và tiêu dùng đều hành động như những người cạnh
tranh hoàn hảo, nghĩa là không có ai có được sức mạnh thị trường.
2) Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hàng hóa.
Với các giả thiết trên, Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng sẽ xuất
hiện một phân bổ hiệu quả Pareto. Do vậy, kết quả ấn tượng này cho rằng một nền kinh tế
cạnh tranh “tự động” phân phối các nguồn lực hiệu quả, không cần bất cứ một sự chỉ đạo
tập trung nào (theo quan điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith). Trong một phương
diện nào đó, Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi chỉ đơn thuần hình thức hóa một nhận

thức từ lâu đã được công nhận: khi nói đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thì các hệ
thống doanh nghiệp tự do tỏ ra rất năng suất và hiệu quả.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 6
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Bản chất của cạnh tranh là tất cả mọi người cùng có chung các mức giá hàng hóa –
nghĩa là mỗi người sản xuất và người mua hàng là tương đối bé so với thị trường, do đó
hành động đơn lẻ của họ không thể tác động lên giá.
Kết quả cơ bản từ lý thuyết kinh tế cho biết rằng một công ty cạnh tranh tối đa hóa
lợi nhuận sản xuất sản phẩm đầu ra cho tới khi chi phí biên tế và giá bằng nhau.
Như vậy, cạnh tranh cùng với hành vi tối đa hóa của các cá nhân dẫn đến sự hiệu
quả.
Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng các mức giá phải có cùng tỷ lệ như chi phí biên tế, và
cạnh tranh bảo đảm thỏa mãn điều kiện này. Chi phí biên tế của một hàng hóa là chi phí
gia tăng đối với xã hội để cung cấp hàng hóa đó. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia
tăng của mỗi hàng hóa được thể hiện trong giá của nó.
3.2. Sự thất bại thị trường
Bất kỳ lúc nào thị trường thất bại trong việc phân phối nguồn lực hiệu quả, các nhà
kinh tế học sẽ bao vây các nhóm nguyên nhân có thể gây ra sự thất bại này. Như ta đã nói
đến từ trước, một nền kinh tế có thể không hiệu quả theo hai nguyên nhân lớn – sức mạnh
thị trường và sự không tồn tại của các thị trường.
Sức mạnh thị trường:
Định lý phúc lợi thứ nhất chỉ đúng khi nào tất cả mọi người tiêu dùng và các công
ty là người chấp nhận các mức giá. Nếu một vài cá nhân hay công ty là những người làm
giá (người đặt giá cho hàng hóa hay họ có sức mạnh tác động lên giá), thì phân phối
nguồn lực về tổng thể sẽ không hiệu quả. Tại sao? Một công ty với sức mạnh thị trường
có thể tăng giá cao hơn mức chi phí biên tế bằng cách cung cấp ít hàng hóa đầu ra hơn
một công ty cạnh tranh có thể cung cấp. Do vậy, một trong các điều kiện cần cho hiệu quả
Pareto bị vi phạm. Điều này có nghĩa là một số lượng không đầy đủ các nguồn lực được
dành cho hàng hóa.
Hành vi làm giá có thể phát sinh trong nhiều bối cảnh khác nhau. Trường hợp nổi

bật cực đoan nhất là Độc quyền, trong đó chỉ có một công ty trong thị trường, và các lối
tham gia vào thị trường bị chặn lại. Ngay cả trong trường hợp kém cực đoan hơn của độc
quyền không đầy đủ - ít người bán – các công ty trong các ngành như vậy sẽ tăng giá lên
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 7
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
cao hơn chi phí biên tế. Cuối cùng, một số ngành có nhiều công ty, nhưng mỗi công ty lại
có sức mạnh thị trường riêng của mình bởi vì các công ty sản xuất hàng hóa khác nhau.
Ví dụ, rất nhiều công ty sản xuất giày thể thao, nhưng giày Reebok hay giày Nike lại được
người tiêu dùng xem như là các hàng hóa khác nhau.
Sự không tồn tại các thị trường
Định lý phúc lợi thứ nhất giả sử rằng một thị trường tồn tại cho tất cả các loại hàng
hóa. Sau hết, nếu không tồn tại thị trường cho một loại hàng hóa thì chúng ta rất khó dự
tính rằng thị trường sẽ phân phối chúng hiệu quả. Trong thực tế có nhiều thị trường cho
các hàng hóa nào đó lại không thể xuất hiện. Ví dụ, bảo hiểm là một hàng hóa rất quan
trọng trong thế giới không ổn định này. Mặc dù có sự tồn tại của các công ty, ta vẫn có
những sự kiện cụ thể nào đó mà bảo hiểm cho chúng không thể mua được trên thị trường
tư nhân. Ví dụ, giả sử bạn muốn mua bảo hiểm cho khả năng trở thành nghèo khổ. Vậy có
công ty nào trong thị trường cạnh tranh có thể thấy có lợi nhuận khi cung cấp dạng “bảo
hiểm cho nghèo khó” không? Câu trả lời là không, bởi vì nếu bạn mua dạng bảo hiểm này
rồi, bạn có thể quyết định không cần làm việc quá nhiều nữa. Để ngăn chặn những hành
vi như vậy, công ty bảo hiểm phải theo dõi hành vi hoạt động của bạn để xác định việc
bạn có thu nhập thấp là do không may mắn hay do kém năng lực. Do vậy, không có thị
trường cho bảo hiểm nghèo khó – nó đơn giản là không thể mua được.
Về cơ bản, vấn đề ở đây là sự chênh lệch thông tin – là một bên tham gia giao dịch
có được thông tin mà phía bên kia không có được. Một giải thích hợp lý cho sự tồn tại của
các chương trình hỗ trợ thu nhập của chính phủ là chúng cung cấp bảo hiểm cho sự nghèo
khổ mà không thể cung cấp được từ tư nhân. Khoản phí cho “chính sách bảo hiểm” này là
các loại thuế mà bạn phải trả khi bạn có được thu nhập. Trong trường hợp nghèo khó, lợi
ích của bạn có được từ các hình thức chi trả phúc lợi.
Một hình thức khác của tính bất hiệu quả có thể nảy sinh do sự không tồn tại thị

trường là một ngoại tác, là trường hợp trong đó hành vi của một người tác động lên phúc
lợi của người khác theo các phương pháp ngoài thị trường hiện hành. Ví dụ, giả sử người
bạn sinh viên sống cùng phòng với bạn bắt đầu hút thuốc xì gà, làm ô nhiễm không khí và
làm cho bạn bị thiệt hại. Tại sao đây là một vấn đề hiệu quả? Người bạn cùng phòng đã
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 8
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
tiêu dùng một loại hàng hóa khan hiếm là không khí sạch khi anh ta hút thuốc. Dù vậy,
không có tồn tại thị trường không khí sạch để buộc anh ta phải chi trả cho điều này. Do
đó, anh ta chi trả với mức giá là bằng không cho không khí sạch và đã “lạm dụng” nó. Hệ
thống giá đã thất bại trong việc cung cấp các dấu hiệu chính xác về chi phí cơ hội của
hàng hóa.
Kinh tế học phúc lợi cung cấp một khuôn khổ lý thuyết hữu ích để sy nghĩ về các
ngoại tác. Hoàn toàn giả thiết rằng chi phí biên tế có nghĩa là chi phí biên tế xã hội – nó
bao hàm trong giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực sử dụng trong sản xuất. Trong ví dụ
hút thuốc trên, dù vậy, chi phí biên tế của anh bạn cùng phòng hút thuốc trên là bé hơn chi
phí biên tế xã hội bởi vì anh ta không phải trả tiền cho không khí sạch mà anh ta đã sử
dụng. Giá của một điếu thuốc, trong đó thể hiện chi phí biên tế cá nhân hút thuốc, không
thể hiện chính xác chi phí biên tế xã hội của nó. Do vậy, phân phối các nguồn lực là
không hiệu quả. Ngẫu nhiên, một tác động ngoại vi có thể tích cực (mang lại lợi ích) và
có thể tiêu cực. Chúng ta nghĩ về ví dụ nhà sinh học phân tử công bố một nghiên cứu về
kỹ thuật kết nối gen có thể được các công ty dược phẩm sử dụng. Trong trường hợp một
ngoại tác tích cực, số lượng của hoạt động có ích do thị trường tạo ra là nhỏ về tính không
hiệu quả.
Liên quan rất gần với tác động ngoại vi là trường hợp của hàng hóa công, một loại
hàng hóa có tính không loại trừ trong tiêu dùng – nghĩa là một người tiêu dùng hàng hóa
này không ngăn cản bất cứ ai khác cũng làm như thế. Một ví dụ cổ điển của hàng hóa
công là ngọn hải đăng. Khi các ngọn đèn hiệu bật sáng, tất cả các tàu bè trong cả vùng lân
cận đều được hưởng lợi. Sự thật là một người sử dụng trước các dịch vụ của ngọn hải
đăng không thể ngăn người khác đồng thời cũng làm như vậy.
Trong việc sử dụng hải đăng, người ta có thể có động lực giấu đi sở thích thực của

mình. Giả sử rằng ngọn hải đăng là có ích cho tôi. Tôi biết rằng, dù vậy, khi đèn hải đăng
thắp sáng, tôi có thể hưởng thụ dịch vụ của nó cho dù tôi có trả tiền cho nó hay không trả.
Do vậy, tôi có thể nói rằng ngọn hải đăng không có ý nghĩa gì đối với tôi cả, hy vọng rằng
tôi có thể được “đi xe không trả tiền” sau khi có người khác đã trả tiền cho ngọn hải đăng.
Thật không may, tất cả mọi người đều có cùng động cơ như trên, cho nên ngọn hải đăng
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 9
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
có lẽ không bao giờ được xây cả mặc dù nó mang lại lợi ích rất lớn. Cơ chế thị trường có
thể thất bại trong việc buộc người ta thú nhận sở thích thực sự của họ đối với hàng hóa
công, và kết quả có thể là không đủ nguồn lực dành cho chúng.
Định lý phúc lợi thứ nhất cho rằng một nền kinh tế cạnh tranh hoạt động tốt tạo ra
phân phối nguồn lực hiệu quả Pareto không cần bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ.
Dù vậy, vẫn chưa rõ ràng thật sự một phân bổ hiệu quả các nguồn lực về thực chất có
được xã hội mong đợi hay không. Một số người tranh luận rằng tính công bằng của phân
phối cũng phải được xét đến. Hơn thế, chúng ta đã chỉ ra rằng trong thế giới thực tế, cạnh
tranh có thể không có và không phải tất cả mọi thị trường đều có thể tồn tại. Do vậy, sự
phân phối nguồn lực xác định theo thị trường thường không được hiệu quả. Do đó có
những cơ hội cho chính phủ can thiệp và thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phải nhấn mạnh rằng trong khi các vấn đề hiệu quả cung cấp cơ hội cho sự can
thiệp của chính phủ trong nền kinh tế, nhưng nó cũng không yêu cầu phải can thiệp. Thực
tế rằng các phân phối nguồn lực do thị trường tạo ra là không hoàn hảo không có nghĩa là
chính phủ có khả năng làm tốt hơn. Ví dụ, trong một số trường hợp cụ thể, chi phí lập ra
các cơ quan chính phủ để giải quyết các vấn đề ngoại tác có thể còn cao hơn chi phí của
chính các ngoại tác đó. Hơn thế, chính phủ cũng như con người, có thể sai lầm. Một số
người tranh luận rằng chính phủ về bản chất là không có khả năng hoạt động hiệu quả, do
vậy về lý thuyết thì nó có thể cải thiện tình hình hiện trạng, nhưng trong thực tế thì không
bao giờ làm được. Trong khi lý luận này khá cực đoan, nó làm sáng tỏ một thực tế là định
lý nền tảng chỉ hữu ích trong việc xác định các trường hợp trong đó sự can thiệp (của
chính phủ) có thể dẫn đến hiệu quả cao hơn.
4. Công bằng, sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng

Hiệu quả: Tối đa hóa giá trị với nguồn lực cho trước, hay tối thiểu hóa nguồn lực
để đạt giá trị cho trước.
Công bằng: Phân phối của cải một cách hài hòa giữa các thành viên trong xã hội.
“Đánh đổi”: Để tăng tính công bằng, xã hội phải thực hiện phân phối lại thu nhập,
dẫn đến giảm động cơ làm việc, do đó giảm hiệu quả.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 10
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Xã hội có thể phải đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng. Hiệu quả ám chỉ quy mô
của chiếc bánh kinh tế, còn công bằng nói lên chiếc bánh đó được chia như thế nào.
Người ta càng cố gắng cắt chiếc bánh đó thành nhiều phần bằng nhau thì những miếng
bánh đó ngày càng nhỏ lại.
Ví dụ thực tế: Giữa 2 công ty cung cấp bia, công ty bia rượu Hà Nội và công ty bia
rượu Sài Gòn. Giữa 2 công ty có sự thoả thuận về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Lấy Quảng Bình làm điểm giới hạn, từ Quảng Bình trở ra phía Bắc là thị trường độc
quyền bán hàng của công ty bia rượu Hà Nội, từ Quảng Bình trở vào phía Nam là thị
trường độc quyền bán hàng của công ty bia rượu Sài Gòn. Ngoài thị trường của mình ra,
công ty bia rượu Hà Nội không tiêu thụ hàng của mình ở thị trường của công ty bia rượu
Sài Gòn và ngược lại để đảm bảo quyền lợi cho cả hai.
Đối với chính phủ: mục đích của họ là tối đa hoá lợi ích xã hội, chính phủ lựa chọn
chính sách nào để đem lại lợi ích phúc lợi cho xã hội, sử dụng chính sách như thế nào để
đạt được mục đích tốt nhất, hiệu quả nhất đòi hỏi chính phủ phải đối mặt với sự đánh
đổi…
Ví dụ: để bảo trợ các nhà sản xuất ôtô trong nước phát triển, chính phủ đã đánh
thuế nhập khẩu rất cao đối với các công ty ôtô của nước ngoài, hòng nhằm giảm bớt sức
mạnh cạnh tranh về giá cả của những công ty này, nhưng những mức thuế được đánh vào
những chiếc ôtô nhập khẩu lại đựoc những nhà cung cấp ôtô nước ngoài chuyển vào giá
bán của từng chiếc ôtô khiến người tiêu dùng trong nước muốn mua những chiếc ôtô đó
phải mua với giá cao hơn ở trên thế giới rất nhiều lần.
Trong nhiều chương trình chi tiêu, luôn có sự lựa chọn (đánh đổi) giữa các mục
tiêu hiệu quả và công bằng (phân phối lại thu nhập cho những người cần thiết). Có thể

xây dựng chương trình chi tiêu tiến bộ hơn nhưng phải tốn kém. Việc tăng trợ cấp bảo trợ
xã hội có thể rất đáng ao ước xét từ giác độ mục tiêu phân phối nhất định, nhưng tăng trợ
cấp có thể dẫn đến việc nghỉ hưu sớm và thuế cao hơn để tài trợ cho những trợ cấp đó có
thể làm giảm hứng thú làm việc. Trợ cấp thất nghiệp cao hơn có thể tăng thu nhập của
một số người trong số những người đang rất cần, nhưng bảo hiểm thất nghiệp có thể làm
cho cá nhân cảm thấy không thích đi tìm việc làm khác.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 11
Bài tập nhóm Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Những bất đồng ý kiến về mục đích của các chương trình thường xuất phát từ
những bất nhất không chỉ về giá trị, tức là tầm quan trọng tương ứng của những cân nhắc
công bằng so với hiệu quả, mà còn về bản chất của sự đánh đổi: sẽ bị giảm bao nhiêu hiệu
quả do cố gắng thay đổi cơ cấu lợi ích của một số chương trình nào đó nhằm làm cho tác
động phân phối của nó tiến bộ hơn.
Ví dụ, nếu lý do chính của việc người thất nghiệp không kiếm được việc làm do
không có việc làm thì mức độ trợ cấp thất nghiệp sẽ có ít tác động lên việc tìm kiếm việc
làm. Nhưng nếu bảo hiểm thất nghiệp có ít ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm thì
không có nhiều đánh đổi lắm giữa hiệu quả và công bằng; nếu tìm công việc rất nhạy bén
với bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ có sự đánh đổi đáng kể.
Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đánh đổi giữa hiệu quả công bằng rất hay
gặp phải trong quá trình đánh giá những điều kiện cụ thể của các chương trình chính phủ.
Quyết định thu lệ phí qua cầu có nghĩa là ai được hưởng lợi qua cầu đều phải chịu chi phí.
Đối với nhiều người, điều đó là tốt vì các lý do công bằng. Thật ra không công bằng nếu
bắt tất cả những người không đi qua cầu cũng phải trả tiền. Nhưng lại có chi phí hiệu quả
bằng tiền và bằng thời gian: tiền lương của người thu lệ phí và thời gian của người đi mô
tô. Hơn nữa, nếu một số lái xe không được khuyến khích sử dụng cầu thì sẽ có những mất
mát khác về hiệu quả do sử dụng không hết công suất.
Nhóm 1 – Lớp: K26.TNH.ĐN2 Trang 12

×