Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.78 KB, 155 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÙI KHẮC HUY
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA 1
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ DƯỢC
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2011
2
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Căn cứ quyết định số 92/2007/QĐ-UBND ngày 12/07/2007 của UBND Tp.HCM
[31] về việc thành lập bệnh viện Quận 3 trực thuộc UBND Quận 3 trên cơ sở sắp
xếp lại TTYT Quận 3 thành 3 đơn vị: Phòng Y Tế, Bệnh Viện và TTYT Dự Phòng.
Bệnh viện Quận 3 chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND Quận 3 và hướng
dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế Tp.HCM. Bệnh viện Quận 3 là đơn vị sự
nghiệp y tế, cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng chức năng và 14 khoa, với chức năng cấp
cứu – khám bệnh – chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học,
chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý
kinh tế y tế.
Sau khi thành lập bệnh viện Quận 3 có nhiều thay đổi do sắp xếp lại các khoa phòng
và bố trí nhân sự. Khoa Dược bệnh viện Quận 3 cũng có nhiều thay đổi về nhân lực
và cơ cấu tổ chức – quản lý.
Mặt khác trong năm 2007 Bộ Y tế mở rộng chính sách bảo hiểm y tế [5][6] tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia bảo hiểm y tế nên lượng bệnh nhân đăng
ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại bệnh viện Quận 3 tăng vọt trong năm 2007
(trung bình 400 – 500 lượt khám/ ngày). Trước tình hình bệnh viện vừa được thành
lập chưa đi vào ổn định mà lượng bệnh nhân tăng gần như quá tải, công tác tổ chức
– quản lý dược tại Khoa Dược bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng
chồng chéo trong công việc giữa các bộ phận Khoa Dược và chậm trễ trong công


tác dự trù, cung ứng thuốc, báo cáo tháng, quý không kịp tiến độ … chất lượng
phục vụ bệnh nhân chưa đạt yêu cầu.
Từ thực trạng trên đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt
động của Khoa Dược bệnh viện Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động của Khoa Dược bệnh viện Quận 3. Với các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng hoạt động Khoa Dược bệnh viện Quận 3 từ khi có quyết định
thành lập bệnh viện.
- Khảo sát hoạt động Khoa Dược một số bệnh viện.
3
- Đề xuất một số giải pháp tổ chức – quản lý dược và áp dụng thực hiện tại Khoa
Dược bệnh viện Quận 3.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp tổ chức – quản lý dược đề xuất áp dụng
tại Khoa Dược bệnh viện Quận 3.
4
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÔNG TÁC DƯỢC BỆNH VIỆN [1]
Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, là nơi tập hợp nhiều nhóm xã hội, nơi tồn tại và
phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội chồng chéo như:
- Thầy thuốc với người bệnh;
- Điều dưỡng với người bệnh;
- Thầy thuốc, điều dưỡng với người nhà người bệnh.
Trước đây, Khoa Dược bệnh viện tương đối tách biệt với các bộ phận khác trong
bệnh viện vì chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các khoa phòng,
nhưng hiện nay công tác dược bệnh viện ngày càng được chú ý, người cán bộ dược
ngày càng tiếp cận với các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, thậm chí với cả
người bệnh và người nhà người bệnh, do đó công tác dược bệnh viện ngày càng
mang tính cộng đồng hơn.
2.1.1. Vị trí
- Tổ chức dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc Giám đốc bệnh

viện.
- Trong một bệnh viện chỉ có một Khoa Dược, là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi
công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn
mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu toàn bộ công tác về
dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn
trong khám, chữa bệnh nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Vì vậy
Khoa Dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
2.1.2. Chức năng
Căn cứ vào vị trí được xác định ở trên, Khoa Dược bệnh viện có các chức năng:
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học, tham gia
huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
5
- Quản lý thuốc men, y dụng cụ, hóa chất và các chế độ chuyên môn về dược trong
toàn bệnh viện.
- Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện
đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý giúp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược
theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
Ba chức năng trên đều phải thực hiện đầy đủ nhưng chức năng thực hiện công tác
chuyên môn là trọng tâm.
2.1.3. Nhiệm vụ
2.1.3.1. Đảm bảo cung cấp thuốc men, hóa chất, y cụ đầy đủ kịp thời đáp ứng
yêu cầu điều trị
- Căn cứ vào nhu cầu và định mức của bệnh viện, Khoa Dược lập kế hoạch hàng
năm theo đúng quy định, chuyển sang “Hội đồng thuốc và điều trị” của bệnh viện
xem xét tư vấn, sau đó Giám đốc bệnh viện ký duyệt. Trong trường hợp nhu cầu
thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung.
- Khoa Dược mua thuốc chủ yếu tại các doanh nghiệp dược nhà nước. Đặc biệt đối
với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc chuyên khoa do các công ty dược
phẩm trung ương hoặc địa phương cung ứng theo đúng kế hoạch, ưu tiên mua thuốc

sản xuất trong nước có chất lượng đảm bảo. Việc mua bán thuốc phải được thực
hiện theo thể thức đấu thầu, chọn thầu chỉ định thầu công khai theo quy định của
nhà nước.
2.1.3.2. Tổ chức, quản lý cấp phát thuốc, y dụng cụ, hóa chất
- Thuốc theo y lệnh lãnh và phải được dùng trong ngày, riêng ngày nghỉ (lễ, thứ
bảy, chủ nhật.…) khoa phòng điều trị được lãnh vào ngày hôm trước ngày nghỉ,
Khoa Dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.
- Xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc, theo dõi việc sử
dụng thuốc, đồng thời giúp Giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi quy trình trên
được phê duyệt.
6
- Kiểm tra quy trình cấp phát thuốc chặt chẽ (từ Khoa Dược đến các khoa phòng và
người bệnh). Hướng dẫn các khoa phòng thực hiện đúng quy chế thuốc gây nghiện,
hướng tâm thần. Việc sử dụng đơn thuốc, phiếu lãnh thuốc và các mẫu sổ xuất nhập
thuốc phải theo đúng quy định hiện hành (đơn thuốc gây nghiện …).
- Hóa chất sử dụng trong các chuyên khoa (xét nghiệm, X quang, …) Khoa Dược
chịu trách nhiệm cấp phát hàng tháng và có theo dõi việc sử dụng sao cho hợp lý.
Lưu ý đối với hóa chất tinh khiết dùng trong xét nghiệm, Khoa Dược không ra lẻ.
- Khoa Dược chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng thuốc, hóa chất do mình cấp
phát. Khi giao thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra (thể thức đơn hoặc phiếu lãnh thuốc,
liều dùng, cách dùng; nhãn thuốc; chất lượng thuốc), 3 đối chiếu (tên thuốc ở đơn,
phiếu và nhãn; nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao; hàm
lượng; số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao).
2.1.3.3. Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của
Bộ Y tế
Khoa Dược phải tổ chức pha chế một số thuốc phục vụ theo yêu cầu của điều trị,
nhanh và tại chỗ:
- Thuốc pha chế theo đơn của bác sĩ
- Thuốc sản xuất không phù hợp với qui mô công nghiệp (không có trên thị trường.
- Pha chế những thuốc sử dụng ngay, khó bảo quản.

- Thuốc Đông y (bào chế, chế biến một số thang thuốc).
Phòng pha chế theo dây chuyền một chiều, đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, môi trường
xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
2.1.3.4. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm
Đối với thuốc Khoa Dược tự pha chế phải kiểm tra chặt chẽ nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2.1.3.5. Bảo quản thuốc men, y dụng cụ, hóa chất
Khoa Dược không những làm tốt bảo quản thuốc men, y dụng cụ, hóa chất trong
khoa mà còn hướng dẫn các khoa khác làm tốt công tác này.
7
Lưu ý đối với những thuốc và hóa chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt, theo dõi hạn
dùng của thuốc và sắp xếp các loại thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần theo
đúng quy định của qui chế hiện hành.
Thực hiện 5 chống: chống nóng, ẩm; chống mối mọt, côn trùng; chống cháy nổ;
chống quá hạn dùng; chống thất thoát, nhầm lẫn.
Làm tốt công tác kiểm soát, kiểm kiểm kê theo định kỳ hoặc đột xuất.
Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc 3 dễ : dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
2.1.3.6. Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về dược trong khoa và
hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó trong toàn bệnh viện
Trưởng Khoa Dược xây dựng nội dung kiểm tra, tổ chức kiểm tra và lên lịch kiểm
tra đối với các khoa phòng, đi kiểm tra cần phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tổng
hợp và khi cần thiết thì có sự chủ trì của Giám đốc bệnh viện. Kiểm tra việc thực
hiện các qui chế hiện hành (qui chế quản lý chất lượng thuốc, qui chế kê đơn và bán
thuốc theo đơn, qui chế thuốc độc, thuốc gây nghiện, …).
2.1.3.7. Hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc an toàn,
thông tin tư vấn về thuốc
“Hội đồng thuốc và điều trị” [7] có chức năng tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về
các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc
gia về thuốc …
Hiện nay hầu hết các bệnh viện trong cả nước đã thành lập “Hội đồng thuốc và điều

trị”, nhiệm vụ của dược sĩ Trưởng Khoa Dược phải là Phó Chủ tịch kiêm Ủy viện
thường trực của Hội đồng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Khoa Dược và
các khoa điều trị phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ – bác sĩ
kê đơn – điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh.
Dược sĩ được gọi là chuyên gia về thuốc, có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về
thuốc cho bác sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho
từng người bệnh. Giới thiệu thuốc mới, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
8
dược sĩ lâm sàng giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra y tá, điều dưỡng cách dùng thuốc và
theo dõi hiệu quả dùng thuốc.
2.1.3.8. Chỉ đạo tuyến
Khoa Dược chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật và nghiệp vụ về công tác dược đối
với tuyến trước.
2.1.3.9. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo
Khoa Dược bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược và các
trường trung học y tế.
dược sĩ của Khoa Dược cũng tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đưa khoa học vào
việc quản lý, tổ chức Khoa Dược góp phần đạt hiệu quả cao trong phục vụ người
bệnh.
2.1.3.10. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, thống kê, quyết toán về mặt số
lượng đúng quy định và đúng thời gian.
- Dự trù thuốc
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập, lưu trữ các chứng từ theo đúng quy định.
- Thanh toán thuốc : thống kê, tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, y dụng
cụ, hóa chất đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập sau đó
chuyển sang phòng Tài chính – Kế toán để quyết toán. Việc báo cáo phải đúng kỳ
hạn quy định 3, 6, 9, 12 tháng hoặc báo cáo đột xuất khi cần thiết.
2.1.4. Tổ chức Khoa Dược và mối quan hệ giữa các bộ phận
2.1.4.1. Tổ chức
Khoa Dược bệnh viện là tổ chức duy nhất đảm nhiệm công tác dược, là nơi chỉ đạo

tập trung thống nhất các mặt tổ chức, kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý (bao gồm cả
thuốc tân dược và đông dược).
Hiện nay, Khoa Dược tại các bệnh viện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện thường bao gồm các bộ phận như sau:
+ Bộ phận kho:
9
- Kho chẵn (kho chính).
- Kho lẻ (kho cấp phát).
+ Bộ phận pha chế.
+ Bộ phận hành chính:
- Dược chính, thống kê tổng hợp.
- Bộ phận tiếp nhận hàng.
- Bộ phận tiếp liệu.
- Bộ phận đấu thầu.
+ Bộ phận chuyên môn:
- Thông tin thuốc, theo dõi ADR.
- Nghiên cứu khoa học.
- Hướng dẫn thực tập.
2.1.4.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận
Giữa các bộ phận trong Khoa Dược bệnh viện có mối quan hệ chặt chẽ với nhan
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và tham mưu toàn bộ công tác về dược trong cơ
sở điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh
nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Kho chẵn: lập dự trù thuốc dựa vào mức sử dụng kho lẻ. Thủ kho là thành viên
trong ban kiểm nhận thuốc.
- Thuốc ở tủ trực dược thuộc cơ số thuốc kho lẻ, mỗi ngày kho lẻ bổ sung thuốc mà
phòng trực đã xuất trong ca trực.
- Phòng pha chế thuốc lãnh thuốc pha chế từ kho lẻ, lãnh hoá chất pha chế, sát
khuẩn từ kho hóa chất.
- Tổ dược chính, thống kê tổng hợp cung cấp số liệu thống kê cho trưởng khoa báo

cáo tổng kết hoạt động hàng năm, là thành viên trong ban tiếp quản nhận hàng, cung
cấp số liệu cho bộ phận đấu thầu, xây dựng hồ sơ mời thầu.
- Hướng dẫn thực tập: dược sĩ Trưởng khoa, Phó khoa, phụ trách pha chế, phụ trách
tiếp liệu, đấu thầu, thông tin thuốc, nghiên cứu khoa học đều tham gia hướng dẫn
thực tập.
10
2.1.5. Biên chế
Khoa Dược bệnh viện có vai trò rất lớn trong cung ứng, tham vấn sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế vì vậy trong chính sách quốc gia về thuốc đã nói “cần
có đội ngũ cán bộ dược chất lượng, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý về nhân lực dược
ở các trình độ”. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có quy định về cơ cấu dược trong bệnh
viện ở các tuyến. Thực tế biên chế Khoa Dược tùy theo đặc điểm của từng bệnh
viện có thể chiếm từ 8 – 11% so với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn bệnh
viện. Ở các khâu công tác sau đây cần bố trí dược sĩ đại học :
- Phụ trách Khoa Dược.
- Pha chế thuốc.
- Phụ trách kho.
- Phụ trách cấp phát.
- Kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học . …
2.1.6. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dược sĩ Trưởng khoa
2.1.6.1. Vị trí
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, Trưởng Khoa Dược
chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa và nhiệm
vụ được giao.
2.1.6.2. Chức năng
Tổ chức thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiện cứu khoa học,
tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc men, y dụng cụ, hóa chất và sinh phẩm, các chế độ chuyên môn về
dược.
Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện,

đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý trong toàn bệnh viện, giúp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát
triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
11
2.1.6.3. Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác Khoa Dược.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung
ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong toàn bệnh viện.
- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn,
kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất, sinh phậm đảm bảo chính xác theo đúng các quy
định hiện hành.
- Kiểm tra việc bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chất
lượng theo đúng quy chế công tác Khoa Dược và quy định của nhà nước.
- Thông báo kịp thời các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm mới. Hướng dẫn sử dụng
an toàn, hợp lý, có hiệu quả các loại thuốc, hoá chất và sinh phẩm cho các khoa
trong bệnh viện.
2.1.7. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dược sĩ Phó trưởng khoa
2.1.7.1. Vị trí
Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, Phó Khoa Dược còn chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Trưởng Khoa Dược.
- Chức danh: Phó Khoa Dược do Giám đốc bệnh viện ra quyết định.
- Phân công nhiệm vụ: do Trưởng Khoa Dược bố trí và phân công.
Phó Khoa Dược giúp Trưởng Khoa Dược thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ
của Khoa Dược.
Thừa lệnh Trưởng khoa kiểm tra giám sát một số công việc mà Trưởng khoa giao
lại, báo cáo kết quả cho trưởng khoa.
2.1.7.2. Chức năng
Thực hiện tốt công tác chuyên môn về dược, trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật, tham gia nhiện cứu khoa học tại Khoa Dược cũng như tại
bệnh viện.

12
Cùng với trưởng khoa quản lý thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế dụng cụ trong bệnh
viện, không để thất thoát xảy ra.
Thực hiện tốt quy chế chuyên môn về dược như quy chế quản lý thuốc gây nhiện,
thuốc hướng tâm thần.
Thông tin tư vấn sử dụng thuốc trong bệnh viện và cho bệnh nhân.
Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc việc sử dùng thuốc nhằm đảm bảo an
toàn, hiệu quả, tiết kiệm cho bệnh nhân.
Tham gia tập huấn và bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chỉ đạo tuyến về công tác dược ở
tuyến y tế cơ sở.
2.1.7.3. Nhiệm vụ
Tùy theo từng bệnh viện, phó Khoa Dược được trưởng Khoa Dược phân công cụ
thể từng công việc khác nhau, hiện chưa thấy quy định về nhiệm vụ của phó Khoa
Dược trong quy chế bệnh viện. Nhiệm vụ của phó Khoa Dược cũng rất cao nhưng
chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện là trưởng Khoa Dược.
2.1.8. Nhiệm vụ và quyền hạn của dược sĩ phụ trách kho cấp phát
Dược sĩ phụ trách kho và cấp phát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1.8.1. Nhiệm vụ
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế
công tác Khoa Dược và quy chế sử dụng thuốc.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công. Trực tiếp giữ
và cấp phát các thuốc, thuốc gây nghiệm, hướng tâm thần theo quy chế công tác
Khoa Dược.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho nắm vững nội dung công
việc, quy chế công tác Khoa Dược.
- Kiểm tra chặt chẽ xuất, nhập theo quy chế công tác Khoa Dược, đảm bảo kho an
toàn tuyệt đối.
- Tham gia và hướng dẫn cho kỹ thuật viên dược, dược sĩ trung học, dược tá học tập
nâng cao nghiệp vụ.
13

- Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt
dược, hóa chất và y dụng cụ có trong khoa để phục vụ công tác điều trị.
- Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành
viên trong khoa và học viên theo sự phân công.
2.1.8.2. Quyền hạn
- Bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và y dụng cụ theo quy định.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên được giao nhiệm vụ về công tác bảo quản,
sắp xếp, trong kho.
2.2. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ [7]
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, tình hình sử dụng thuốc ở nước ta còn rất nhiều bất
cập, những vấn đề chưa tốt nếu khắc phục được thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn
mang lại lợi ích to lớn cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó “Hội đồng
thuốc và điều trị” có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, kinh tế tại bệnh viện.
2.2.1. Chức năng
Tư vấn thường xuyên cho Ban giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
và hiệu quả.
Thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện, cụ thể hóa các phác đồ
điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
2.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện dựa vào hai yếu tố:
+ Mô hình bệnh tật: dựa vào số liệu thống kê hàng năm về mô hình bệnh tật và số
lượng bệnh nhân nội, ngoại trú của bệnh viện, “Hội đồng thuốc và điều trị” chọn ra
những thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện.
14
+ Chi phí điều trị: căn cứ tính hiệu quả – an toàn – chi phí. Thực tế 3 thông số này
thường mâu thuẩn nhau, nhưng vẫn phải xét chúng cùng với nhau và tùy vào đặc
điểm từng bệnh, mục tiêu điều trị để có được thông số nào quan trọng hơn:

- Đối với bệnh nhân mãn tính có thời gian điều trị lâu dài thì mức độ quan trọng của
sự an toàn được nâng lên.
- Đối với bệnh nặng thì tính hiệu qủa đáng quan tâm hơn độ an toàn.
- Đối với bệnh nhân cấp cứu có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị thì tác
dụng phụ của thuốc là chấp nhận được và được coi là ít quan trọng hơn hiệu qủa của
nó.
Chi phí cho thuốc là một yếu tố trong lựa chọn thuốc hợp lý. Tính hiệu quả của
thuốc phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với giá cả, mức độ nặng nhẹ của mỗi
bệnh và trong mối quan hệ với tổng số bệnh nhân cần điều trị.
Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án (định kỳ mỗi
qúy tham gia công tác bình bệnh án góp phần cho công tác kê đơn điều trị được phù
hợp), kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác Khoa Dược.
Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
Thông tin về thuốc, theo dõi việc ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá – điều dưỡng.
Trong đó, dược sĩ tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định, y tá – điều dưỡng là
người thực hiện y lệnh.
2.2.3. Tổ chức “Hội đồng thuốc và điều trị”
“Hội đồng thuốc và điều trị” gồm từ 5 đến 15 người do Giám đốc bệnh viện ra
quyết định thành lập.
Thành phần “Hội đồng thuốc và điều trị” gồm:
- Chủ tịch “Hội đồng thuốc và điều trị” là Giám đốc hay Phó Giám đốc phụ trách
chuyên môn.
- Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Ủy viên thường trực là dược sĩ đại học, kiêm trưởng
Khoa Dược bệnh viện.
- Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp.
15
- Ủy viên gồm một số Trưởng khoa điều trị chủ chốt và Trưởng phòng Y tá (Điều
dưỡng).
- Trưởng Phòng Tài chính Kế toán là Ủy viên không thường xuyên.

- Bệnh viện hạng I và hạng II có thêm Ủy viên dược lý.
2.2.4. Cách thức làm việc
“Hội đồng thuốc và điều trị” họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường do
Ban giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng triệu tập.
Chuẩn bị nội dung:
- Phó chủ tịch kiêm ủy viên thường trực “Hội đồng thuốc và điều trị” chuẩn bị tài
liệu liên quan cho các buổi họp của hội đồng.
- Tài liệu được gửi cho các thành viên trong hội đồng nghiên cứu trước.
- Hội đồng thảo luận, phân tích và ý kiến đề xuất ghi biên bản, ủy viên thường trực
tổng hợp trình Ban giám đốc bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện, tổng kết
và báo cáo định kỳ.
Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3, 6, 9, và 12 tháng.
2.3. CUNG ỨNG THUỐC ĐẢM BẢO HỢP LÝ, AN TOÀN, HIỆU QUẢ
VÀ KINH TẾ CHO NGƯỜI BỆNH [1][18]
Thuốc có vai trò quyết định trong việc điều trị bệnh nhân. Về kinh tế, trong tổng
kinh phí điều trị tại bệnh viện, tiền thuốc chiếm từ 40 – 60%, nếu quản lý sử dụng
thuốc không an toàn, hợp lý sẽ tác động tiêu cực vào các mục tiêu chung của bệnh
viện. Quản lý sử dụng thuốc tốt, hợp lý, an toàn là một trong những công tác chính
trong quản lý chất lượng bệnh viện.
Do đó cung ứng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cần phải được hiểu như là cách dùng
thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, liều lượng thích hợp với yêu cầu cá nhân,
thời gian điều trị thích hợp và giá cả phù hợp cho bệnh nhân và cộng đồng.
Để phân bố chi phí thuốc hợp lý và sát thực tế, “Hội đồng thuốc và điều trị” phải
làm việc khách quan, dựa vào y học chứng cứ và thảo luận có định kì, nghiêm túc
nhằm có sự thay đổi sử dụng thích hợp với thực tế. Phải có thống kê thường xuyên
16
để nắm bắt được các vấn đề về thuốc, nhằm điều chỉnh kịp thời đối với các khoa
hay các cá nhân chưa thực hiện đúng quy định này.
2.3.1. Chu trình quản lý thuốc
“Hội đồng thuốc và điều trị” dựa trên chính sách về thuốc của nhà nước, của ngành,

của cơ quan đưa vào các hoạt động cụ thể, quan trọng nhất là hai khâu của chu trình
quản lý thuốc:
- Chọn lựa xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng cho bệnh viện.
- Sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
Sơ đồ 2.1. Chu kì quản lý thuốc trong bệnh viện
Mục tiêu chu trình quản lý thuốc:
- Đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ và có chất lượng cho bệnh nhân.
- Sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
- Cân bằng chi phí cho dùng thuốc trong bệnh viện.
Đạt được những mục tiêu trên sẽ cho những kết quả sau :
- Tính hiệu quả : chữa hết bệnh
- Tính hiệu năng : chi phí thấp nhất trong hoàn cảnh nguồn lực bệnh viện còn hạn
chế.
- Tính công bằng : tất cả các bệnh nhân không phân biệt giàu nghèo được hưởng
chất lượng điều trị như nhau.
2.3.2. Quy trình thực hiện quản lý thuốc
Sử dụng
Cung ứng
Chọn lựa
Phân phối
17
Chọn lựa danh mục thống nhất trong bệnh viện: cần thu thập thông tin về thuốc, xác
định tình hình bệnh tật, dự thảo Danh mục thuốc, chọn lựa, áp dụng và điều chỉnh.
Cung ứng thuốc: xác định nhu cầu về dùng thuốc, chọn nhà cung cấp, kiểm tra và
bảo quản lưu kho.
Phân phối thuốc: có kế hoạch và phương pháp cụ thể về phân phối thuốc cấp cứu,
thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc thường sử dụng, thuốc ít sử dụng, …
Sử dụng thuốc :
+ Huấn luyện: ngắn hạn và dài hạn cho bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ dược …
+ Quản lý: xây dựng phác đồ điều trị, giám sát việc thực hiện và phản hồi.

+ Giám sát tình hình sử dụng thuốc: khâu quan trọng trong các nhiệm vụ của “Hội
đồng thuốc và điều trị”, qua việc giám sát biết được những khó khăn, thuận lợi,
những tồn tại cần giải quyết, chỉnh sửa, cải tiến, cần tập trung vào:
- Giám sát kê đơn tại khoa khám bệnh.
- Giám sát sử dụng thuốc trong các khoa nội trú.
- Giám sát thực hiện các quy chế dược tại Khoa Dược.
2.4. THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN [16]
Để giúp “Hội đồng thuốc và điều trị” thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của
mình trong việc quản lý và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế, là vai trò không
thể thiếu của đơn vị “Thông tin thuốc” như là cầu nối giữa người thầy thuốc và
bệnh nhân:
- Cung cấp các thông tin đầy đủ cho các hoạt động kê đơn, sử dụng thuốc của bác
sĩ, điều dưỡng nhằm đảm bảo tính hợp lý, an toàn và ít tốn kém.
- Giúp bệnh nhân hiểu biết nắm bắt các thông tin về thuốc, sử dụng thuốc đúng liều,
đúng lúc, đúng cách, chấp hành y lệnh của thầy thuốc và chế độ điều trị của bệnh
viện.
2.4.1. Mục tiêu hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện
- Đảm bảo sử dụng thuốc được hợp lý, an toàn, có hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng điều trị.
18
- Đảm bảo liên hệ giữa các hoạt động quy chế, điều hành với thực hành điều trị giữa
y và dược.
- Giáo dục bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc men và tránh tự chữa bệnh bằng thuốc
thiếu khoa học.
2.4.2. Tổ chức
Đơn vị thông tin thuốc là một bộ phận gắn liền với Khoa Dược.
Người phụ trách thông tin thuốc ở bệnh viện tốt nhất là dược sĩ đại học (hoặc bác sĩ
nếu bệnh viện chưa có dược sĩ đại học) và một số bác sĩ lâm sàng trong “Hội đồng
thuốc và điều trị” tham gia kiêm nhiệm.
Người phụ trách công tác thông tin cần :

- Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm và say mê nghề nghiệp.
- Biết ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh), có kỹ năng giao tiếp.
- Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin, biết cách làm thông tin thuốc.
- Có kiến thức dược lý lâm sàng, dược lâm sàng.
- Có kiến thức sử dụng thuốc trong lâm sàng.
2.4.3. Chức năng - Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
- Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy
thuốc trong việc điều trị, kê đơn. Tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc cho người bệnh trong một số trường hợp nếu được yêu cầu.
- Cung cấp thông tin về thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” của bệnh viện trong
việc lựa chọn thuốc.
- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và ngoại
trú (chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn cho người bệnh nội trú và ngoại trú).
Đối với thuốc kê đơn cần trao đổi và được sự đồng ý của thầy thuốc điều trị mới trả
lời yêu cầu từ người bệnh.
- Tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng thuốc.
- Quản lý thông tin về thuốc.
- Thông tin về đánh giá hiệu quả của thuốc.
19
- Cung cấp, tập hợp thông tin về thuốc cho các bệnh viện tuyến dưới.
- Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện và cho
bệnh viện tuyến dưới.
- Báo cáo phản hồi thông tin thuốc lên tuyến trên.
2.4.4. Điều kiện cần cho đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện
2.4.4.1. Cơ sở vật chất
Thiết bị ở các đơn vị thông tin tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở và mức
độ công tác thông tin, tận dụng trang thiết bị hiện có của bệnh viện và của Khoa
Dược. Thông thường cần có giá sách, kẹp báo, bảng, tủ đựng tài liệu. …
2.4.4.2 Nguồn tài liệu
Dựa trên yêu cầu thực tế của bệnh viện để chuẩn bị tài liệu cho công tác thông tin

thuốc. Tài liệu cần đầy đủ, chính xác, trung thực. Tài liệu được sắp xếp theo vần
ABC hoặc theo nhóm thuốc sao cho thuận lợi khi cần tra cứu. Hình thức lưu trữ tài
liệu phổ biến hiện nay là thư viện (tủ sách) và máy vi tính. Nguồn tài liệu bao gồm :
+ Tài liệu gốc : là tất cả các tài liệu phản ánh bản chất của thuốc do nhà sản xuất
cung cấp được kiểm chứng và được Bộ Y tế công nhận.
+ Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện tối thiểu cần có: dược điển, dược thư, quy
chế chuyên môn, các quy chế về dược, tập san dược lâm sàng, tập san dược học, tập
san Y học thực hành. …
+ Tài liệu về thuốc từ nguồn INRUD, WHO.
+ Tài liệu từ Trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR), Trung tâm
thông tin thuốc quốc gia, Trung tâm chống độc quốc gia.
+ Tài liệu từ Cục quản lý dược Việt nam: danh mục thuốc cho phép sản xuất và lưu
hành đã được Bộ Y tế Việt nam hoặc nước sở tại chấp nhận. Tài liệu này do các nhà
cung cấp thuốc hoặc thông tin tuyến trên cung cấp.
+ Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế (Vụ Điều trị).
+ Tài liệu tham khảo: Là các tài liệu phản ánh quan điểm riêng về thuốc đó mà chưa
có kết luận của Bộ Y tế:
20
- Các sách, báo, tạp chí trong nước và nước ngoài.
- Kinh nghiệm sử dụng thuốc do “Hội đồng thuốc và điều trị” của bệnh viện xây
dựng.
- Kinh nghiệm sử dụng thuốc của các đơn vị khác được đúc kết.
- Tài liệu cập nhật: nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thông tin thuốc là cập nhật
thông tin, nhờ có cập nhật thông tin mà nguồn cung cấp thông tin luôn đảm bảo tính
đầy đủ, chính xác.
- Thông tin phản hồi: Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thu thập, xử lý thông
tin thuốc từ thầy thuốc điều trị và người bệnh trong quá trình điều trị, sau đó chuyển
lên đơn vị cung cấp thông tin tuyến trên.
2.4.5. Nội dung các thông tin thuốc
+ Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc.

+ Các khuyến cáo về liều dùng (dưới liều, quá liều điều trị), dược động học và sinh
khả dụng so sánh giữa các thuốc dưới các tên biệt dược khác nhau.
+ Các thông tin:
- Điều trị: cách xử lý, điều trị trong các trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ độc
do dùng thuốc.
- Tương tác thuốc: thông tin cho bác sĩ những tương tác thuốc có lợi để tăng hiệu
lực của thuốc, giảm độc tính hoặc giải độc, tránh tương tác bất lợi của thuốc.
- Chống chỉ định của thuốc, đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ mang thai, cho
con bú, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận, người cao tuổi. …
- Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các “Hội đồng thuốc và điều trị”
tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.
- Các báo cáo thẩm định về thuốc.
+ Các thông báo :
- Những thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và ở các nước khác.
2.4.6. Phương pháp thông tin
21
- Dùng điện thoại để nhận và trả lời yêu cầu trực tiếp từ thầy thuốc và y tá.
- Với thông tin không cần ngay lập tức: Dùng thùng thư để tại các khoa phòng,
người có nhu cầu (bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế khác hoặc người bệnh) viết câu hỏi
lên giấy, bỏ vào thùng thư, cứ 1/2 ngày cán bộ thông tin mở thùng thư để chuẩn bị
trả lời người có nhu cầu thông tin.
- Tất cả mọi thông tin đều được ghi chép lưu trữ và tra cứu lại.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đơn vị thông tin thuốc là đáp ứng
nhu cầu thông tin của người sử dụng thuốc.
2.4.7. Đối tượng của thông tin thuốc
2.4.7.1. Thông tin thuốc cho thầy thuốc kê đơn
Lời lẻ và hình ảnh trong thông tin thuốc phải đúng với các dữ liệu khoa học đã được
thừa nhận, dễ đọc, dễ hiểu giúp cho thầy thuốc lựa chọn thuốc đúng bệnh, đúng
người, đúng cách dùng để có hiệu quả tối ưu.

Nội dung cơ bản gồm có:
- Tên các hoạt chất theo tên quốc tế (INN), tên gốc, tên thương mại.
- Nồng độ, hàm lượng hoạt chất trong một đơn vị thành phẩm.
- Dạng bào chế.
- Cơ chế tác dụng của thuốc.
- dược động học của thuốc: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.
- Các chỉ định và chống chỉ định.
- Các phản ứng phụ có thể xảy ra.
- Độc tính, biểu hiện ngộ độc, cách xử trí.
- Tương tác của thuốc (thuốc với thuốc, thực phẩm, nước uống).
- Tương kỵ của thuốc.
- Cách dùng, liều dùng.
- Thang bậc, giá cả.
2.4.7.2. Thông tin thuốc cho bệnh nhân
22
Bệnh nhân là khâu cuối cùng thực hiện các ý đồ sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao
và an toàn. Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng y lệnh thì mọi cố gắng của thầy
thuốc đều không có hiệu quả và trở thành vô ích. Vì vậy, việc thông tin, giáo dục,
truyền thông về thuốc đến người bệnh là rất quan trọng cần được các thầy thuốc
quan tâm hướng dẫn.
Nội dung thông tin cho bệnh nhân bao gồm:
- Tên thuốc (tên gốc, tên biệt dược).
- Tác dụng mong muốn.
- Dạng dùng, liều dùng, cách dùng.
- Hướng dẫn sử dụng các dạng bào chế đặc biệt.
- Hướng dẫn quan sát, theo dõi các triệu chứng khác lạ trong khi dùng thuốc.
- Những triệu chứng của phản ứng không mong muốn, cách xử trí
- Kỹ năng theo dõi tác dụng thuốc trong quá trình điều trị.
- Tương tác thuốc (thuốc – thuốc, thực phẩm, nước uống).
- Cách bảo quản lượng thuốc đã mua, được cấp.

2.4.8. Vai trò của dược sĩ trong thông tin thuốc tại bệnh viện
- Sắp xếp từng loại thông tin, cập nhật thông tin.
- Tư vấn dùng thuốc cho thầy thuốc.
- Đưa thông tin thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” lựa chọn thuốc.
- Tư vấn dùng thuốc cho người bệnh: chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn. Đối
với thuốc kê đơn cần có sự đồng ý của thầy thuốc điều trị.
- Tham gia giáo dục, đào tạo, huấn luyện kiến thức thông tin thuốc trong bệnh viện
và các bệnh viện tuyến dưới.
2.5. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ
THUỐC” [21]
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ
bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất
trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp qua
23
hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc. Do vậy việc xây dựng nhà thuốc bệnh viện
theo chuẩn GPP theo đúng lộ trình [21] và áp dụng nguyên tắc GPP vào kho lẽ cấp
phát tại Khoa Dược bệnh viện Quận 3 là trách nhiệm của Khoa Dược.
2.5.1. Nguyên tắc của “Thực hành tốt nhà thuốc”
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa
ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của
dược sĩ và nhân lực dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và
chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
“Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp
cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc,
tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý, có hiệu quả.

2.5.2. Tiêu chuẩn nhân lực
+ Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ hành nghề
dược theo quy định hiện hành.
+ Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề
nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
+ Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất
lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với
công việc được giao;
- Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm;
- Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan
đến chuyên môn y, dược.
24
2.5.3. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc
2.5.3.1. Xây dựng và thiết kế
- Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa
nguồn ô nhiễm;
- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ
ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
2.5.3.2. Diện tích
+ Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m
2
, phải có khu
vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao
đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với Người bán lẻ;
+ Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
- Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;
- Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực
tiếp cho người bệnh;
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc;

- Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
- Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc
trong thời gian chờ đợi.
+ Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì
phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến
thuốc;
+ Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp
xúc trực tiếp với thuốc ;
+ Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc thuốc không còn bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau
rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;
+ Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế.
+ Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
25
2.5.3.3. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
+ Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ thống
chiếu sáng, quạt thông gió.
+ Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều
kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30
O
C, độ ẩm không vượt quá
75%.
+ Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao
gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng
đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để trẻ nhỏ

không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên của
nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy
trình xử lý bao bì;
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để
làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong
bao bì dễ phân biệt;
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh
hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc -
như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
+ Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải
ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có
đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

×