Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tìm hiểu v ề hệ thống phân phối hàng hoá hapro mart thuộc Cty siêu thị Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.8 KB, 68 trang )

Đề án chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh siêu thị một khái niệm cũng không còn là mới mẻ ở Việt Nam
trong một vài thập niên gần đây. Nói tới kinh doanh siêu thị , người ta nói tới
hoạt động bán lẻ theo phương thức chuyên nghiệp, trong bối cảnh Công Nghiệp
Hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay
đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện
đại và tiện nghi cho mua sắm.
Trên thế giới, siêu thị đã có từ lâu, lần đầu tiên suất hiện ở Mỹ năm 1930.
Nhưng ở nước ta siêu thị đầu tiên suất hiện vào năm 1993, mang tên
MINIMART của công ty Vũng Tàu SinhanCo. Sau hơn 10 năm hình thành và
phát triển, chúng ta đã có một hệ thông siêu thị tương đối hoàn chỉnh, siêu thị
đã trở lên quen thuộc với người dân ở các thành phố lớn, các khu đô thị lớn. hệ
thống siêu thị từ siêu thị nhỏ tới đại siêu thị ngày càng đóng vai trò quan trọng
vào việc phân phối hàng hoá, quảng bá tiếp thị thương hiệu, thay đổi thói quen
mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế
trong thời kỳ hội nhập và phát triển.Trong đó phải kể đến hệ thống chuỗi siêu thị
Hapro Mart thuộc công ty siêu thị HÀ Nội đã đóng góp một phần không nhỏ vào
công cuộc phát triển ngành kinh doanh siêu thị của Việt Nam.. Công Ty siêu thị
Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà
Nội. Công Ty siêu thị Hà Nội chính thức công bố nhận diện thương hiệu Hapro
Mart vào ngày 11- 11- 2006, đến nay thương hiệu Hapro Mart đã có mặt rộng
rãi trên khắp thành phố Hà Nội và rất nhiều tỉnh thành trên khắp miền Bắc.
Để tìm hi ểu rõ hơn về kinh doanh chuỗi siêu thị em xin trình bày đề án
“ TÌM HIỂU V Ề HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HOÁ
HAPRO MART THUỘC CÔNG TY SI ÊU THỊ HÀ N ỘI”
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan1
Đề án chuyên ngành
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ & HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ.
I.KHÁI NIỆM VỀ SIÊU THỊ VÀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ:


1. Định nghĩa siêu thị :
Theo định nghĩa của Bộ Thương Mại, siêu thị “là loại cửa hàng hiện đại,
kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong
phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh
doanh, có phương thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cấu mua
sắm hàng hoá của khác hàng”.
Tuy nhi ên ,hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về siêu thị tuỳ
theo từng quốc gia.
Ví dụ như:
Ơ Mỹ, siêu thị là cửa hàng phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ
suất lợi nhuận không cao, khối lượng hàng hoá bán ra tương đối lớn, đảm bảo
thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất
tẩy rửa và các mặt hàng chăm sóc nhà cửa. Hoặc có định nghĩ khác: siêu thị là
cửa hàng bày bán nhiều mặt hàng tiêu dùng phổ biến của người dân như thực
phẩm, đồ uống, dung cụ gia đình khác.
Ở Anh, siêu thị là cửa hàng bách hoá thực phẩm, đồ uống và các loại hàng
hoá khác. Siêu thị thường có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông, đặt
ở các thành phố hoặc dọc đường cao tốc
Tóm lại, ta có thể thấy một số đặc điểm của siêu thị sau:
+ Dạng cửa hàng bán lẻ
+ Phương thức tự phục vụ.
+ Hàng hoá tiêu dùng phổ biến.

Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan2
Đề án chuyên ngành
2. Chuỗi siêu thị :
A,Khái niệm : Chuỗi siêu thị là một tập hợp các siêu thị của một nhà phân
phối được đặt ở các địa điểm khác nhau nhưng có cùng phương thức kinh doanh
thống nhất về: Hàng hoá, giá cả, quản lý, biển hiệu hoặc biểu hiện bề ngoài và
thường có một tên thống nhất.

3. Hệ thống siêu thị:
Hệ thống siêu thị dùng để chỉ mạng lưới của hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng
phương pháp bán hàng tự phục vụ, các hàng hoá tiêu dùng phổ biến các người
dân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối, khái niệm siêu thị
và hệ thống siêu thị cũng có nhiều thay đổi. Do đó để tìm hiểu sâu hơn về siêu
thị và một số phương thức phân phối văn minh hiện đại khác, chúng ta tìm hiểu
và tiếp cận một số lĩnh vực và khái niệm khác .
II. PHÂN LOẠI SIÊU THỊ VÀ VAI TRÒ CỦA SIÊU THỊ TRONG HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI.
1. Phân loại siêu thị
a. Phân loại theo quy mô:
Tiêu chí này được sự dụng khá phổ biến ở hầu hết các nước, nó chủ yếu
dựa vào diện tích mặt bằng và tập hợp hàng hoá của siêu thị.
dựa vào quy mô có thể chia: siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị. Thồng thường
các siêu thị nhỏ, và đại siêu thị đặt ở các khu dân cư đô thị và các thành phố nhỏ
thì đại siêu thị lại tập trung thành phố lớn.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan3
Đề án chuyên ngành
Theo quy chế siêu thị của bộ thương mại thì chia siêu thị thành 3 loại:
hạng loại hình diện tích
(m2)
số lượng tên
hàng
Siêu thị
hạng I
Siêu thị kinh doanh tổng hợp 5.000 20.000
Siêu thị chuyên doanh 1.000 2.000
Siêu thị
hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng hợp 2.000 10.000

Siêu thị chuyên doanh 500 1.000
Siêu thị
hạng III
Siêu thị kinh doanh tổng hợp 500 4.000
Siêu thị chuyên doanh 200 500
( Phân hạng siêu thị theo quy chế siêu thị hiện hành của Bộ Thương Mại)
b . Phân loại theo hàng hoá kinh doanh.
Theo như các hiểu truyền thống siêu thị chủ yếu kinh doanh hàng thực
phẩm. Nhưng ngày nay siêu thị đã kinh doanh nhiều loại hàng hoá đủ chủng
loại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể chia làm hai loại :
Siêu thị tổng hợp: bán nhiều loại hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Siêu thị này ngày càng phát triển mạnh mẽ. tập hợp hàng hoá co các chục
ngàn loại hàng. hầu hết các siêu thị ở Việt Nam là các siêu thị lớn, tập trung ở
các thạn phố lớn trung tâm lớn. người tiêu dùng có thể mua hầu hết hàng hóa
phục vụ cho sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày mà không phải ra các siêu thị.
Siêu thị chuyên doanh: cung cấp tập hợp hàng hoá hẹp nhưng sâu như: siêu
thị giày, siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại di động … Loại siêu thị này có
nhiều đặc điểm ưu việt hơn, do đó về tương lai loại siêu thị này sẽ phát triển
nhiều hơn. Thực tế trên thế giới cho thấy ở các nước Mỹ, Pháp, Nhật, loại siêu
thị chuyên doanh chiếm số lượng lớn.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan4
Đề án chuyên ngành
2. Vai trò của siêu thị:
Ngay nay, c ù ng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của khoa học công
nghệ, các phương thức bán lẻ hiện đại ngày càng chứng tỏ vai tr ò lớn góp phần
vào thúc đẩy mạnh mẽ qua trình Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá.
Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng hoá hiện
người sản xuất
đại lý, môi giới
người bán buôn người bán buôn

người bán lẻ
cửa
hàng
tiện
dụn
g
Siêu
thị
đại siêu
thị
của
hàng
bách
hoá
của
hàng
đại hạ
giá
cửa
hàng
bách
hoá
thông
thường
TTTM cửa
hàng
chuyên
doanh
người tiêu dùng
Kênh

trực
tiếp
Kênh ngắn Kênh
trung
bình
Kênh dài
Siêu thị nằm trong hệ thống bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa doanh
nghiệp sản xuất và tiêu dùng. đồng thời cũng giải quyết nhiều những mâu thuận
người sản xuất và tiêu dùng. Người tiêu dùng thì cần một số lượng hàng hoá nhỏ
và đa dạng chủng loại. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu con người cũng
tăng lên về chất lượng về chủng loại và các yếu tố tâm lý xã hội khác. Trong khi
đó doanh nghiệp sản xuất lại sản xuất với số lượng lớn và đi sâu vào một số
chủng loại nhất định. Hệ thống siếu thị đã góp phần giải quyết sự khác biệt giữa
quy mô sản xuất lớn với tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ. Bên cạnh đó, hệ
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan5
Đề án chuyên ngành
thống siêu thị giúp giải quyết sự khác biệt về không gian và thời gian giữa người
sản xuất và người tiêu dùng. Siêu thị đóng góp vào quá trình phân phối hàng
hoá, là cầu nối giữa nhiều người sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau với nhiều
người tiêu dùng ở nhiều nơi khác nhau. Hơn nữa sản xuất thường không đồng
thời sảy ra cùng với nhu cầu tiêu dung sản phẩm. Do đó cần phải có dự trữ và
siêu thị giúp tạo nên sự ăn khớp giữa tiêu d ù ng xảy ra quoanh năm trong khi đó
có nhiều loại hàng hoá sản xuất mang tính chất thời vụ.
Siêu thị đảm bảo một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất là khâu
tiêu thụ. Với nhiều loại hàng hoá khác nhau, siêu thị cung cấp cho người tiêu
dùng đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian, tại một địa điểm với mức giá mà
người tiêu dùng chấp nhận được. Khi nhu cầu người dân thay đổi, siêu thị có các
thông tin phản hồi tời người sản xuất. Đông thời cũng góp phần tạo lên nhu cầu
mới cho người tiêu dùng bằng cách bổ sung vào tập hợp các hàng hoá của mình
các hàng hoá mới. Siêu thị giúp cho nhà sản xuất nắm bắt nhu cầu của thị trường

về hàng hoá: số lượng, chủng loại, giá cả, thời gian....và cũng là một điểm mạnh
để các nhà sản xuất quảng bá, tiếp thị thương hiệu và mở rộng thị trường.
Do đó,siêu thị cũng dẫn dắt người sản xuất định hướng theo nhu cầu của
khách hàng.
Siêu thị giúp giảm thiểu các tầng lớp trung gian trong hệ thống phân phối và
hình thành một hệ thồng phân phối vưng chắc. Theo như hình trên siêu thị thuộc
mắt xich trung gian gần với người tiêu dùng nhất( kênh ngắn nhất).
3. Các chức năng chính của siêu thị:
a. Chức năng mua và bán: tim kiếm nguồn hàng, đánh giá giá trị của hàng
hoá và dịch vụ. Tiêu thụ sản phẩm, sử dụng lực lượng bán hàng, áp dụng công
cụ Marketing vào bán hàng và quảng cáo.
b. Tiêu chuẩn hàng hoá và phân loại sản phẩm: tập trung thành khối lượng
lớn các hàng hoá đồng nhất từ các nhà sản xuất, ở một gian hàng hay quầy hàng
nhất định để người mua dễ so sánh, chọn lựa hàng hoá. hoặc có thể nhóm các
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan6
Đề án chuyên ngành
hàng hoá giống hoặc có liên quan với nhau. Tuy vào mức độ hiện đại, cũng như
quy mô của siêu thị mà việc phân loại hàng hoá có các mức độ khác nhau.
c. Chức năng vận tải: vận tải từ nhà sản xuất tới siêu thị, từ siêu thị tới
khách hàng.
d. Chức năng lưu kho: đảm bảo sự ăn khớp giữa người sản xuất với người
tiêu dùng, đáp ứng các nhu cầu với số lượng lớn hay sản phẩm có giá trị cao.
e. Chức năng tài chính: cung cấp tiền cho nhà sản xuất thông qua hoạt động
mua hàng và áp dụng nhiều phương thức thanh toán cho người tiêu dùng.
f. Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất: nhà sản xuất chịu rủi ro hàng hoá mình
làm ra. Siêu thị thường mua lại hàng hoá đó với giá dẻ, số lượng trung
bình( hoặc lớn, thưòng xuyên) và phải chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm,dịch
vụ đó.
g. Gung cấp thông tin thị trường: do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu
dùng nên nắm bắt được những thay đổi, yêu cầu mới về sản phẩm.

h. Một số siêu thị còn giữ vai trò gia công, đóng gói, chế biến sản phẩm....
nhất là với sản phẩm là lương thực thực phẩm.
Nhìn chung, siêu thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân
phối hàng hoá , đảm nhiệm chức năng của hệ thống phân phối và là mắt xích
quan trọng trong quá trình tái sản xuất và đảm bảo cho quá trình đó diễn ra
thông suốt.
III. KINH NGHIÊM QUẢN LÝ SIÊU THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
KHÁC:
1. kinh nghiệm quản lý siêu thị của Trung Quốc:
Trung Quốc với dân số hơn 1 tỉ dân, đây là thị trường bán lẻ lớn nhất thế
giới với quy mô hơn 550 tỷ USD. Dự kiến khoảng 20 năm nữa đạt 2.4ngàn tỷ
USD. Siêu thị ở Trung Quốc phát triển mạnh những năm đầu thập kỷ 90,tốc độ
tăng trưởng đạt 70%, chủ yếu ở các thành phố lớn. Nhiều nhà bán lẻ lớn thế giới
đầu tư vào Trung Quốc, họ với lợi thế mạnh về tài chính, có kinh nghiệm quản
lý, có phương pháp quản lý hiện đại, có mạng lưới phân phối rộng... Do đó, cạnh
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan7
Đề án chuyên ngành
tranh giữa các siêu thị trong nước với các siêu thị của các nhà đầu tư nước ngoài
rất gay gắt. Khi Trung Quốc mở cửa hội nhập thế giới và khu vực đã có 40 tập
đoàn phân phối nước ngoài đầu tư vào. 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ,
chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ các doanh
nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế
hoạch 5 năm phát triển siêu thị ở các khu vực nông thôn và các thành phố nhỏ.
Đông thời chính phủ Trung Quốc cũng có các chính sách làm gảm sự phát triển
của siêu thị nước ngoài .
Chuỗi siêu thị ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ họ xây dựng hệ thống
thông tin về phân phối và lưu thông hàng hoá, hệ thống khách hàng. Việc liên
kết mạnh mẽ này làm tăng khả năng cạnh tranh của siêu thị nội, đồng thời cùng
với quá trình tích tụ và tập trung, họ cũng học hỏi kinh nghiệm và phương pháp
quản lý hiện đại.

Tuy nhiên khách hàng tới siêu thị chủ yếu là mua thực phẩm, đồ đông lạnh,
và các vật phẩm gia đình. Chợ truyền thống vẫn là lựa chọn của nhiều người
mua khi đi mua hàng. Ngưòi dân Trung Quốc có nhiều đặc điểm tương đồng với
người Việt: Đi chợ là thói quen khó thay đổi được của người dân, đi chợ được
coi như nét văn hoá đặc trưng của dân tộc. Nhất là đối với thói quen ăn uống cầu
kỳ, cần thực phẩm tươi sống( dạng sơ chế, hoặc chủ yếu là chưa qua chế biến)
và mua về tự chế biến theo kỹ thuật của riêng minh
Vai trò của chính phủ trong việc điều tiết, phát triển thị trường nội, các
chính sách khuyến kích đầu tư thích hợp góp phần quan trọng tăng khả năng
cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc và phát triển siêu thị nội.
2. Kinh nghiêm quản lý siêu thị ở Thái Lan:
Thái Lan có hệ thống bán lẻ hiện đại khá hoàn chỉnh và chiếm hơn 60% thị
phần bán lẻ của cả nước. Số lượng của hàng hiện đại chiếm ít khoảng 1.62%
nhưng lại đóng góp hơn 60% doanh thu bán lẻ. Một đặc điểm nổi bật ở Thái Lan
là sự cạnh tranh khốc liệt giữa siêu thị nội và siêu thị của các nhà đầu tư nước
ngoài; và số lượng các siêu thị tập trung chủ yếu ở Băng Cốc.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan8
Đề án chuyên ngành
Chính phủ Thái Lan có các biện pháp và chính sách thúc đẩy phát triển siêu thị :
+ Thông qua dự thoả luật về bán lẻ( tăng khả năng cạnh tranh của thị
trường nội)
+ Kiểm soát khu vực mở siêu thị mới
+ Quy định về khu vực bán lẻ ở 75 tỉnh
+ Quy định về thương mại công bằng
+ Thành lập liên minh bán lẻ
+ Quy định về không gian và quy hoạch đất đa
Một số bài học áp dụng vào Việt Nam:
Sự phát triển siêu thị là một tất yếu song không phải là vô hạn, phát triển
tới một mức nào đó sẽ bão hoà và bị thay thế bởi nhiều phương thức bán hàng
chuyên doanh và hiện đại khác

Siêu thị ra đời và phát triển khi trình độ Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá
và đô thị hoá đạt tới một mức độ nhất định.
Xu thế quốc tế và toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sự hình thành
và phát triển các tổ chức xuyên quốc gia và thương hiệu nhà phân phối thay thế
thương hiệu nhà sản xuất.
Siêu thị ra đời và chuỗi siêu thị có vai trò to lớn trong thương mại và phát
triển hàng hoá trong nước.
quản lý nhà nước về kinh doanh siêu thị và phát triển siêu thị nội:
+ Hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh siêu thị.
+ Xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động điều phối
+ Xây dựng quy chế liên doanh liên kết phù hợp với hoạt động kinh
doanh siêu thị
+ Kết hợp quản lý siêu thị với quy hoạch đất đai và quản lý đất đai.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hệ thống siêu thị
trong nước.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan9
Đề án chuyên ngành
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI
I) SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM
Do đặc trưng lịch sử phát triển kinh tế, siêu thị tại Việt Nam ra đời khá
muộn. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Việt Nam qua các thời kỳ:
Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Thời kỳ 1995 - 1997: Mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước: Trong
thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội vào đầu năm 1995.
Từ năm 1998 đến nay: Cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn: Do sự
xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và phải
cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong
và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua

lỗ và có nguy cơ phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những
nhà quản lý tỉnh táo hơn, có hướng phát triển phù hợp.
Ðáng chú ý là, trên thị trường trong nước đang có sự phát triển nhanh
chóng các loại hình phân phối hiện đại, cả bán buôn và bán lẻ, cung ứng chủ yếu
hàng thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng. Ðến cuối năm 2007, cả nước có
khoảng 70 trung tâm thương mại, 350 siêu thị các loại, gần 1.200 cửa hàng tiện
ích... chiếm hơn 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội,
khoảng 20% số cơ sở có vốn Nhà nước. Bên cạnh các DN lớn có vốn nước
ngoài như Metro, Big C,còn có các đơn vị thương hiệu nổi tiếng trong nước như
Phú Thái, Hapro, Satra, Saigon Coop... Một số chợ và hầu hết cửa hàng bách
hóa cũ đã được cải tạo, nâng cấp cơ sở và thiết bị, thay đổi cách thức bày hàng
và phương thức bán hàng; gia nhập các chuỗi cửa hàng, từng bước chuyển hóa
thành các cơ sở bán lẻ.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan10
Đề án chuyên ngành
II) KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty siêu thị Hà Nội
Công ty siêu thị Hà Nội được thành lập dựa trên cơ sở tiền thân là Cửa
hàng Bách Hoá số 5 Nam Bộ, là một cơ sở kinh doanh tổng hợp trực thuộc Sở
Thương Mại Hà Nội – Nay là Tổng công ty thương mại Hà Nội, được thành lập
vào 07/1956 theo : Quyết định thành lập số 1229 / QĐUB của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội. Công ty có vị trí kinh doanh giữa trung tâm thành phố, nơi
hội tụ của các đầu mối giao thông nên có những thuận lợi đáng kể trong quá
trình phát triển kinh doanh của mình. Là đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư
các pháp nhân và chịu trách nhiệm về kết quả tài chính, có con dấu riêng do nhà
nước quy định, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Ba Đình Hà Nội.
Ngày 02/03/1993 cửa hàng Bách Hoá số 5 Nam Bộ được tách ra thành
Công Ty Bách Hoá Hà Nội – Là công ty kinh doanh độc lập, cửa hàng đổi tên
thành : “ Công ty Bách Hoá số 5 Nam Bộ ”
Theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp của Nhà Nước, của chính phủ và

Thành Phố theo : Quyết định 3670/QĐ – UBND ngày 01/06/2005 của UBND
Thành Phố Hà Nội và quyết định 224/TCT – TCCB ngày 30/06/2006 của Tổng
Công Ty Thương Mại Hà Nội, Công ty Bách Hoá Số 5 Nam Bộ chính thức được
đổi tên thành “ Công Ty Siêu Thị Hà Nội” trực thuộc Tổng Công Ty Thương
Mại Hà Nội.
Ngày 11/11/2006 Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức công bố
nhận diện thương hiệu Hapro Mart và khai trương đồng loạt các siêu thị cửa
hàng thuộc chuỗi Hapro Mart.
- Tên giao dịch : HAPRO MART
- Địa chỉ : Số 5 Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại : (04) 8.452.314
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan11
Đề án chuyên ngành
- Email:
-Website : www.Haprogroup.vn
2. Hoạt động kinh doanh của Công Ty siêu thị Hà Nội
a) Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty siêu thị Hà Nội là một doanh nghiệp
Nhà Nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Công ty siêu thị Hà Nội là một
trong những công ty con trực thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội và chịu
sự quản lý trực tiếp của Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội.
- Lĩnh vực hoạt động : Công ty siêu thị Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ - kinh doanh siêu thị, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm hàng tiêu
dùng, tạo sự tiện lợi cho khách hàng, giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian
trong việc mua sắm phục vụ cho sinh hoạt gia đình bằng việc cung cấp đầy đủ,
phong phú các mặt hàng thiết yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhà cung cấp : Công Ty siêu thị Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh siêu thị, cửa hàng tự chọn nên các nhà cung cấp của công ty phải đảm bảo
về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Nhà cung cấp các sản phẩm cho
công ty chủ yếu là cung cấp các ngành hàng : hàng gia dụng, thực phẩm, đồ

uống, mỹ phẩm, tạp phẩm, mặt hàng thời trang …..
- Các đối tác : Đối tác của công ty siêu thị Hà Nội chủ yếu là những công
ty quảng cáo, công ty tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng bá và
truyền thông thương hiệu Hapro Mart. Công Ty siêu thị Hà Nội hợp tác với các
công ty quảng cáo chủ yếu là Công ty TNHH Quảng cáo bao bì sp Hà Dương,
Công ty Quảng cáo Hương Việt, Công ty Hoàng Phương, Công ty CP Xúc tiến
đầu tư Thương mại Việt Nam; hợp tác với các công ty tư vấn chủ yếu : Công ty
Smart (sự kiện), Công ty Haki (nhận diện thương hiệu), Công ty Hà Dương
(catalogue, banner..), Công ty New future (bảng biển)…
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan12
Đề án chuyên ngành
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại : Công ty siêu thị Hà Nội hiện đang kinh
doanh các siêu thị vừa, siêu thị nhỏ và các cửa hàng tiện ích nên đối thủ cạnh
tranh hiện tại của công ty là các siêu thị vừa và nhỏ như siêu thị Fivimart, siêu
thị citimart, siêu thị Intimex, siêu thị Unimart… Hiện nay, các siêu thị vừa và
nhỏ này cũng đang dần dần phát triển mạng lưới sâu rộng trên địa bàn Hà Nội và
một số tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh của công ty còn là
các cửa hàng bách hoá vừa và nhỏ len lỏi khắp các khu vực dân cư, những cửa
hàng này đã rất quen thuộc với những người tiêu dùng ở khu vực đó nên cũng là
những đối thủ cạnh tranh cần chú ý tới.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : Việt Nam đã gia nhập WTO, trong thời
gian tới sẽ có rất nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới tham gia vào kinh doanh
tại thị trường bán lẻ của Việt Nam, do đó mà những tập đoàn bán lẻ lớn như
Walmart hay Park Son cũng là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty
trong thời gian tới. Mặt khác, Công ty siêu thị Hà Nội đang có dự kiến sẽ mở
thêm 3 đại siêu thị trong thời gian tới với diện tích mỗi đại siêu thị khoảng trên
3000 m2. Đối thủ canh tranh của công ty khi đó sẽ là các đại siêu thị như BigC,
đại siêu thị Metro… Cũng trong thời gian tới, công ty siêu thị Hà Nội định
hướng sẽ mở rộng thêm 800 siêu thị mini trong năm 2008 do đó mà những đối
thủ cạnh tranh của công ty sẽ là những cửa hàng, bách hoá nhỏ, những cửa hàng

nhỏ này đã quen với khách hàng tại khu vực lân cận đó và ít nhiều khách hàng
mục tiêu mà công ty muốn hướng tới cũng đã quen với việc mua sắm hàng hoá,
thực phẩm thiết yếu tại cửa hàng đó rồi. Để có thể thu hút được khách hàng mục
tiêu của những cửa hàng bán lẻ này, công ty cần có những phương hướng chiến
lược đúng đắn, bước đầu phải xây dựng được ấn tượng tốt về thương hiệu Hapro
Mart đến với khách hàng mục tiêu của công ty.
b) Năng lực và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp
1.b- Khả năng tài chính và nguồn nhân lực của công ty
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan13
Đề án chuyên ngành
Nguồn Vốn : Tổng số vốn của doanh nghiệp hiện có là 50 tỷ VNĐ, trong
đó bao gồm 30 tỷ là vốn cố định và 20 tỷ là vốn lưu động.
Nguồn nhân lực : Do mạng lưới siêu thị Hapro Mart ngày càng được mở
sâu rộng trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh, thành trên miền Bắc nên nguồn
lao động của công ty siêu thị Hà Nội cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Đến cuối năm 2007 nguồn nhân lực của công ty siêu thị Hà Nội là khoảng 7000
người, trình độ nguồn nhân lực ngày càng cao, số lượng nhân viên có trình độ
đại học làm việc tại các phòng, ban trong công ty ngày càng lớn. Bên cạnh đó thì
số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cũng tăng lên như nhân viên bán
hàng, nhân viên thu ngân, thủ kho, thủ quỹ….
-2.b Điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Công ty siêu thị Hà Nội có đầy đủ cơ sở vật chất cơ bản phục vụ cho các
nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Các phòng ban trong công
ty đều được lắp đặt đầy đủ các dụng cụ văn phòng như bàn, ghế, máy vi tính,
máy in, điện thoại, máy fax…, các dụng cụ văn phòng (giấy A4, cặp tài liệu, dập
ghim…) và máy photocopy rất hiện đại, đồng thời các phòng ban đều được lắp
đặt máy điều hoà, quạt phục vụ cho nhân viên vào mùa hè. Mặt khác, trong công
ty còn có nhà ăn phục vụ nước nóng và phục vụ nhân viên bữa cơm trưa với giá
rất bình dân.
Năm 2007, Công ty Siêu thị đã triển khai được gần 30 Siêu thị, Cửa

hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro Mart (bao gồm cả Siêu thị, Cửa
hàng tiện ích theo hệ thống nhượng quyền) tại Hà Nội và các tỉnh khu
vực phía Bắc: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Sơn La, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình... định hướng
phát triển và mở rộng hệ thống Siêu thị, Siêu thị, Cửa hàng tiện ích
mang thương hiệu HAPRO MART tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc
năm 2008 và kế hoạch đến 2010
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan14
Đề án chuyên ngành
3.b .Mạng lưới kinh doanh của công ty
Hệ thống
Hapromart
Chuỗi bán lẻ Hapromart, Haprofood Công ty Siêu thị Hà Nội
• Tại Hà Nội
1. Hapromrt Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân (Tel:04.5542508)
2. Hapromart Hoàng Hoa Thám, phường Bưởi, Quận Tây Hồ
(Tel:04.2129761)
3. Hapromart 5 Lê Duẩn, Quận Ba Đình (Tel: 04.7333941)
4. Hapromart D2 Giảng Võ, Quận Ba Đình (Tel: 04.8344103)
5. Haprofood D2 Giảng Võ, Quận Ba Đình (Tel: 04.8344103)
6. CHTI Hapromart G3 Vĩnh phúc 1, quận cầu giấy (Tel: 7615794
7. CHTI Hapromart B3A Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy (Tel: 04.2810213)
8. CHTI Haprofood E6 Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng ( Tel 04.6368323)
• Tại các tỉnh miền Bắc
9. Hapromart Thái Nguyên, 66 Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên
(Tel: 0280.656579)
10. Hapromart Tiên Sơn, Thị trấn Sao đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
(Tel:0281.810268)
11. Hapromart Bắc Kạn, tổ 8B, Phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
(Tel:0320.266288)

12. Hapromart Thái Bình Km3 + 500 Đường Hùng Vương Thành Phố Thái
Bình. (Tel:036.642600)
13. Hapromart Ninh Bình, số 1 Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, Tp.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan15
Đề án chuyên ngành
Ninh Bình (036.885258)
14. Hapromart Hưng Yên, Thị Xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
15 .Hapromart Cẩm Phả, Quảng Ninh.
16.Hapromart Tiểu khu bệnh viện 2, Nông trường Mộc Châu.
: Tại mỗi siêu thị Hapro Mart cũng được trang bị rất đầy đủ các thiết bị
phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại siêu thị đó (máy vi tính, thiết bị theo dõi,
điều hoà nhiệt độ, và các thiết bị cần thiết) cũng như các thiết bị văn phòng phục
vụ cho nhu cầu liên lạc, cập nhật thông tin, quyết định, chỉ thị mà công ty siêu
thị Hà Nội quyết định như máy vi tính, điện thoại, máy fax…
Công ty siêu thị Hà Nội hiện còn sở hữu kho Tựu Liệt chuyên chịu trách
nhiệm trung chuyển hàng hoá cho toàn bộ các siêu thị, cửa hàng tiện ích thuộc
hệ thống chuỗi siêu thị, của hàng tiện ích do công ty quản lý. Đây là một kho rất
lớn và có khả năng đáp ứng các nhu cầu cũng như các đơn đặt hàng của các siêu
thị. Kho Tựu Liệt luôn quan hệ mật thiết với phòng điều phối để có thể cân bằng
giữa các đơn đặt hàng của các siêu thị Hapro Mart, các mặt hàng trong kho có
thể đáp ứng đơn đặt hàng từ các siêu thị Hapro Mart mà các mặt hàng không quá
nhiều và cũng không quá ít mà phải vừa đủ.
Công ty siêu thị Hà Nội đang tiến hành khảo sát thêm các địa điểm trên
địa bàn thành phố Hà Nội (Quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng
Mai ) và một số tỉnh thành như : Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Hà
Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ …
Công việc khảo sát các địa điểm chủ yếu là các công việc thu thập thông tin
tại địa bàn, khu vực tiềm năng trong hoạt động bán lẻ. Những thông tin này bao
gồm thông tin về vị trí địa điểm, đặc điểm vị trí, chủ sở hữu, giá cả thuê vị trí,
hợp đồng thuê vị trí, hình thức thanh toán, các điều kiện cơ sở vật chất hiện có

Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan16
Đề án chuyên ngành
của địa điểm đó, các điều kiện pháp luật về chuyển giao sở hữu và kinh doanh
tại địa bàn đó….
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan17
Đề án chuyên ngành
Hình 1.2.3 Một số dự án đã triển khai và đang khảo sát phát triển mạng lưới
Hapro Mart
Công việc phát triển mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện ích thuộc hệ thống
chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart là một công việc rất quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới sự thành công của thương hiệu Hapro Mart. Việc khảo sát
các địa điểm có thể mở siêu thị hoặc cửa hàng tiện ích ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả hoạt động kinh doanh của siêu thị, cửa hàng tiện ích tại khu vực đó do vậy
công việc khảo sát các địa điểm được phòng Marketing rất quan tâm và quản lý
chặt chẽ các thông tin thu được.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan18
Đề án chuyên ngành
c) Các hoạt động Marketing - mix của Công Ty siêu thị Hà Nội.
c.1 .Sản phẩm
Công ty siêu thị Hà Nội kinh doanh trong thị trường bán lẻ, cung cấp không
chỉ các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng nhu cung cấp
các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà mà còn cung
cấp thêm những dịch vụ tại mỗi siêu thị, nhằm đưa thêm giá trị vào các sản
phẩm trong siêu thị. Việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng
sử dụng hàng ngày thì bất kì một cửa hàng bách hoá hay một cửa hàng bán lẻ
nào cũng có thể đảm nhận được. Tuy nhiên, để cung cấp cho khách hàng một
không gian mua sắm thật sự thoải mái, thuận tiện trong việc gửi xe, tự do trong
việc chọn lựa các mặt hàng với những thương hiệu khác nhau, việc sử dụng các
sản phẩm mà hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ
của mặt hàng đó thì chỉ có siêu thị hay những cửa hàng tiện ích mới có thể đáp

ứng được những yêu cầu đó.
Công Ty siêu thị Hà Nội kinh doanh chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích
mang thương hiệu Hapro Mart và đó là trong lĩnh vực ngành dịch vụ. Sản phẩm
cốt lõi mà công ty siêu thị Hà Nội đem đến cho khách hàng mục tiêu của mình
đó là sự tiện lợi. Sự tiện lợi ở đây có thể được hiểu là sự tiện lợi trong tất cả các
hoạt động liên quan đến việc khách hàng mua sắm tại siêu thị, từ khi bắt đầu vào
siêu thị đến khi việc mua sắm hoàn thành và cảm thấy được đáp ứng nhu cầu.
Công ty đang ngày càng hoàn thiện hệ thống chuỗi siêu thị Hapro Mart
trong việc cung cấp các tiện ích tối đa cho các khách hàng của mình. Bước đầu,
công ty đang xây dựng một số siêu thị ở những khu vực trung tâm thủ đô Hà
Nội, cũng như các trung tâm của một số tỉnh, thành khu vực miền Bắc để khách
hàng có thể dễ dàng mua sắm nhất. Mặt khác, tại những siêu thị thuộc chuỗi
Hapro Mart đều cung cấp cho khách hàng một chỗ gửi xe không thu phí, và một
khu để đồ dùng cá nhân khi đến mua sắm tại siêu thị. Bên cạnh đó là những dịch
vụ khác rất tiện lợi như khách hàng vào mua sắm tại siêu thị có một không gian
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan19
Đề án chuyên ngành
rộng rãi để tự do chọn lựa và mua sắm sản phẩm mình ưng ý nhất, với một
không gian ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè mà một cửa hàng hay
một khu chợ nào có thể đem lại cho khách hàng. Một lợi ích nữa mà một siêu thị
đem lại cho khách hàng chính là sự đa dạng về mặt hàng và chủng loại hàng
hoá, khi đến mua sắm tại siêu thị thuộc chuỗi Hapro Mart khách hàng có thể
mua được giỏ hàng hoá như ý muốn với tất cả những thứ thiết yếu mà khách
hàng cần mua, để mua được với bằng đó sản phẩm, hàng hoá thì khách hàng
phải đi cả khu chợ và phải mất rất nhiều thời gian cho việc chọn lựa, hỏi giá và
bỏ tiền ra mua. Tất cả những điều đó là những lợi ích cơ bản nhất mà một siêu
thị đem đến cho khách hàng mục tiêu của mình. Hiện nay, do mức sống của
người dân ngày càng tăng lên nên ngày càng nhiều những người muốn mua sắm
ở các siêu thị để có thể được hưởng những lợi ích tăng thêm từ việc mua sắm tại
siêu thị.

c.2. Giá cả
Việc định giá cho các mặt hàng, chủng loại sản phẩm có bán tại chuỗi siêu
thị Hapro Mart là do phòng thu mua đảm nhận và dưới sự quản lý trực tiếp của
Giám Đốc công ty. Thông thường việc định giá cho sản phẩm dựa trên giá gốc
sản phẩm cộng với một số phần trăm lãi suất nào đó và dựa trên những phân tích
về giá cả của các đối thủ cạnh tranh mà đưa ra giá cuối cùng cho sản phẩm đó.
Việc định giá cho các sản phẩm, hàng hoá trong siêu thị do phải phụ thuộc nhiều
vào giá nhập nên có những mặt hàng, chủng loại sản phẩm có thể định giá cao
hơn hoặc thấp hơn các siêu thị có cùng quy mô khác. Điều này là do công ty
siêu thị Hà Nội có thể đàm phán với các nhà cung cấp cho phép công ty nhập
hàng hoá với giá thấp hơn thì sản phẩm đó sẽ được định giá thấp hơn so với các
siêu thị khác có cùng quy mô như fivimart, cũng như vậy đối với những nhà
cung cấp mà các siêu thị khác có cùng quy mô như fivimart mà có quan hệ tốt
hơn với nhà cung cấp thì họ có thể mua được mặt hàng đó có giá nhập thấp hơn
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan20
Đề án chuyên ngành
so với Hapro Mart do đó mà siêu thị Hapro Mart sẽ định giá cao hơn so với các
siêu thị cùng quy mô khác.
Giá cả của các sản phẩm trong siêu thị Hapro Mart nói chung là cao hơn so
với các cửa hàng bán lẻ ở bên ngoài cũng như các siêu thị khác. Nhưng khách
hàng vẫn chấp nhận mua sắm tại siêu thị là do họ có thể yên tâm và tin tưởng
vào nguồn gốc của các sản phẩm đó.
c.3. Phân phối
Hệ thống phân phối của Công Ty siêu thị Hà Nội chính là chuỗi các siêu
thị, cửa hàng tiện ích thuộc hệ thống Hapro Mart. Hiện nay, công ty siêu thị Hà
Nội trực tiếp quản lý 13 siêu thị và 2 cửa hàng tiện ích trong tổng số 21 siêu thị
và 15 cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro Mart trên khắp tỉnh, thành
miền Bắc. Hệ thống phân phối của Công Ty siêu thị Hà Nội chủ yếu làm nhiệm
vụ nâng cao uy tín hình ảnh công ty, quảng bá hình ảnh, trong mắt khách hàng
mục tiêu bằng cách cung cấp cho khách hàng một cách đầy đủ và tận tình nhất

các sản phẩm mà khách hàng mong muốn được đáp ứng, cung cấp cho khách
hàng cả những giá trị lợi ích tăng thêm cho khách hàng. Là một công ty cung
cấp dịch vụ mua sắm hàng tiêu dùng cho khách hàng nên nhiệm vụ quan trọng
trong phân phối đó là quảng bá hình ảnh thương hiệu, tạo uy tín cho thương hiệu
đến khách hàng mục tiêu.
Quy trình tiến hành mở một siêu thị, cửa hàng tiện ích thuộc chuỗi hệ thống
Hapro Mart thường theo một quy trình dưới đây. Bước đầu tiên bao giờ cũng là
tìm địa điểm và khảo sát địa điểm có thể mở siêu thị Hapro Mart. Trong bước
đầu tiên này, những công việc chủ yếu thường là ban quản lý công ty sẽ tìm hiểu
qua về các địa phương có tiềm năng trong việc kinh doanh siêu thị. Sau khi tìm
hiểu các thông tin về vị trí, địa điểm, đặc điểm dân cư, mức sống trung bình của
người dân ở khu vực đó. Sau những đánh giá sơ bộ về địa điểm tại địa phương
đó, công ty sẽ cử đại diện các phòng, ban xuống trực tiếp cơ sở để xem xét các
yếu tố chi tiết hơn về các yếu tố như chủ sở hữu địa điểm, chi phí cho việc thuê
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan21
Đề án chuyên ngành
địa điểm, hợp đồng thanh toán và các điều khoản có liên quan… thông qua
những yếu tố đó các phòng ban hạch toán các chi phí cần thiết, thời gian cũng
như tiến độ của việc mở siêu thị tại khu vực đó. Khi việc tính toán các chi phí và
các yếu tố khác như hợp đồng thuê mặt bằng, vị trí, các điều kiện ảnh hưởng đến
việc mở siêu thị đã phần nào hoàn thành và thấy khả thi thì các phòng ban sẽ
được bàn giao các công việc cụ thể để chuẩn bị khai trương cho siêu thị mới. Về
khâu nhân sự, đối với siêu thị mini với diện tích dưới 500 m2 thì cần tới 100
nhân viên làm việc tại đó với những vị trí khác nhau như bán hàng, thu ngân, thủ
quỹ, kế toán, trưởng quầy, quản lý, bảo vệ… Việc tuyển nhân sự sẽ được mở ra
tại khu vực chuẩn bị mở siêu thị mới, sau đó các nhân viên mới này sẽ được đưa
đến các siêu thị lớn, lâu năm (Hapro Mart Giảng Võ, Hapro Mart Lê Duẩn,
Hapro Mart Thanh Xuân) để đào tạo dưới sự hướng dẫn của các nhân viên lâu
năm giàu kinh nghiệm. Khi siêu thị mới bắt đầu đi vào hoạt động sẽ có các nhân
viên cứng (nhiều kinh nghiệm) làm việc và chịu trách nhiệm chính trong khoảng

thời gian từ 1 – 2 tuần để hướng dẫn nhân viên mới quen với công việc. Những
nhân viên quản lý sẽ thường được điều chuyển từ phòng thu mua xuống, hoặc
những giám đốc, phó giám đốc từ các siêu thị khác đưa sang. Công việc chính
của phòng Marketing khi chuẩn bị khai trương siêu thị mới đó là chuẩn bị lên
chương trình và thực hiện các chươngtrình xúc tiến bán ( khuyến mại ) cho siêu
thị chuẩn bị khai trương, chuẩn bị thiết kế tờ rơi, tờ gấp, banner, pano… chào
mừng khai trương siêu thị mới.
c.4. Xúc tiến hỗn hợp
Công tác xúc tiến hỗn hợp luôn được phòng Marketing của công ty siêu thị
Hà Nội rất quan tâm và chú trọng vì đây là công việc mà nhanh chóng đưa hình
ảnh thương hiệu Hapro Mart đến với tâm trí khách hàng mục tiêu. Phòng
Marketing đã sử dụng công cụ xúc tiến hỗn hợp như một công cụ chủ đạo cho
các hoạt động Marketing của mình với những hoạt động trong các mảng nhỏ
như : Xúc tiến bán, PR và khai thác tài nguyên quảng cáo.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan22
Đề án chuyên ngành
Về mảng xúc tiến bán : Phòng Marketing luôn xây dựng các chương trình
khuyến mãi giành cho khách hàng mục tiêu của mình. Không những xây dựng
các chương trình xúc tiến bán cho những siêu thị mới khai trương, mà còn
thường xuyên xây dựng các chương trình khuyến mại cho tất cả các siêu thị, cửa
hàng tiện ích trong hệ thống chuỗi Hapro Mart do Công Ty siêu thị Hà Nội quản
lý. Trong thời gian tới, phòng Marketing đưa ra chỉ tiêu mỗi tháng sẽ mở một
chương trình khuyến mãi tại tất cả các siêu thị, cửa hàng tiện ích do công ty
quản lý. Các chương trình khuyến mãi luôn được khách hàng quan tâm, chú ý và
điều quan trọng là luôn kích thích khách hàng mua sắm mặc dù chưa thực sự có
nhu cầu đối với loại sản phẩm đó. Mặt khác, các chương trình khuyến mãi còn
đưa đến cho siêu thị lợi ích phi vật chất đó là gây được sự chú ý, tăng thêm tình
cảm mà khách hàng dành cho siêu thị và làm tăng sự trung thành của khách
hàng đối với siêu thị Hapro Mart.
Về mảng Quảng cáo : Phòng Marketing chủ chương không sử dụng các

phương tiện quảng cáo phổ biến như : Báo, tạp chí, truyền hình, Radio.. mà
thường chỉ quảng cáo qua panô, áp phích, qua catalog, tờ rơi, banner… Loại
phương tiện này sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty do nguồn ngân sách giành cho
quảng cáo của công ty không được nhiều. Tuy nhiên, những phương tiện này lại
phát huy hiệu quả trong những thời điểm khi chuẩn bị khai trương một siêu thị
mới thuộc hệ thống chuỗi siêu thị Hapro Mart vì những phương tiện đó với mật
độ dày đặc nhanh chóng đưa thông tin đến với người tiêu dùng tại khu vực đó.
Điều này làm cho những người tiêu dùng ở khu vực đó sự tò mò, muốn tìm hiểu
xem tại đó có những mặt hàng gì và họ rất dễ ra quyết định mua sắm trong ngày
khai trương vì ở đó có không khí mua sắm rất rầm rộ.
Về mảng PR : Phòng Marketing không chú trọng tới quảng cáo là do chi
phí quá cao mà không chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn. Mặt khác,
phòng Marketing rất quan tâm và chú trọng đặc biệt với công tác PR, công cụ
PR có thể đem lại hiệu quả cao hơn quảng cáo mà chi phí cho PR cũng không
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan23
Đề án chuyên ngành
cao. Do đó, công việc PR là một mảng quan trọng trong các công việc thường
ngày của phòng Marketing, công việc này do một phó phòng phụ trách chính
cùng với 3 chuyên viên Marketing khác cùng phối hợp hoàn thành công việc
trong mảng PR này. Công việc chính trong mảng PR này là tổ chức sự kiện,
truyền thông và chăm sóc khách hàng thân thiết. Trong hơn một năm thành lập
cho đến nay, phòng Marketing đã tổ chức được một số sự kiện lớn, nhỏ rất được
sự chú ý đặc biệt là chương trình chúc mừng sinh nhật Hapro Mart tròn 1 tuổi.
Một công việc cũng rất quan trọng đó là xây dựng phóng sự, viết bài đăng báo
trên một số tờ báo có lượng phát hành tương đối lớn.
Về mảng khai thác tài nguyên quảng cáo : Đây là mảng duy nhất của phòng
Marketing – Công Ty siêu thị Hà Nội thu được lợi nhuận. Bằng việc tìm kiếm
các nhà sản xuất sản phẩm, các đối tác trong việc cho thuê các vị trí đầu kệ, các
khoảng trống trong các siêu thị thuộc chuỗi Hapro Mart. Công việc trong mảng
này là tìm kiếm các đối tác, cho thuê các vị trí, mặt bằng, các khoảng trống trong

các siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart, đồng thời có thể mời những nhà sản
xuất thực hiện các chương trình ăn thử sản phẩm hay các chương trình giới thiệu
dịch vụ mới của đối tác. Công việc này không chỉ đem lại thu nhập cho công ty
mà còn tạo được mối quan hệ tốt với các công ty, nhà sản xuất mà công ty siêu
thị Hà Nội đã hợp tác, điều này sẽ giúp công ty rất nhiều trong những lần hợp
tác sau này ví dụ như công ty siêu thị Hà Nội đặt hàng với những đối tác đó sẽ
có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.
c..5 Quản lý con người cung cấp dịch vụ
Với việc cung cấp sản phẩm cốt lõi là cung cấp dịch vụ mua sắm với những
giá trị tinh thần đi kèm tạo cảm giác thoải mái, thoả mãn nhất đối với dịch vụ đó
cho khách hàng mua sắm tại siêu thị. Bên cạnh đó là sản phẩm bổ sung, đó
chính là những sản phẩm hàng tiêu dùng, những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng.
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan24
Đề án chuyên ngành
Bên cạnh việc cung cấp những mặt hàng phù hợp với nhu cầu, mong muốn
và đảm bảo về chất lượng cho khách hàng mục tiêu thì việc quản lý những con
người, những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là rất quan trọng vì
những nhân viên đó là hiện thân của công ty trong việc cung cấp dịch vụ cốt lõi
cho khách hàng của mình. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng
tạo cho khách hàng cảm giác như là cách thức hay những gì mà nhân viên tiếp
xúc với họ ra sao thì đó chính là những gì mà công ty cung cấp cho mỗi khách
hàng về chất lượng dịch vụ cũng như các sản phẩm bổ sung khác. Nếu như nhân
viên không gây được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng thì họ sẽ dễ dàng kết
luận rằng công ty này không phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình làm cho
khách hàng không thiện cảm với công ty.
Hiện nay, do đặc thù công ty là kinh doanh siêu thị nên mỗi một siêu thị sẽ
có một ban quản lý riêng dưới sự lãnh đạo của công ty siêu thị Hà Nội. Mặt
khác, những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng lại hầu hết là những
nhân viên của siêu thị như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên

bảo vệ, nhân viên vệ sinh… Công ty luôn quản lý các nhân viên này sát .Các
nhân viên này được được quản lý bởi ban quản lý siêu thị Hapro Mart, những
nhân viên bán hàng sẽ có tổ trưởng và tổ phó phụ trách chính, mỗi nhân viên
bán hàng đến ca trực của mình sẽ phải trông và phụ trách 4 kệ (8 khung hàng)
với nhiệm vụ giao nhận hàng, xếp hàng lên kệ và khi khách hàng có thắc mắc
phải giải đáp thắc mắc đó cho khách hàng. Những siêu thị mới khai trương chưa
có những nhân viên giàu kinh nghiệm nên lúc đầu bao giờ cũng đưa các nhân
viên đã có kinh nghiệm từ các siêu thị lớn về làm trong vòng 1 – 2 tuần đầu, đặc
biệt là nhân viên thu ngân.
Khách hàng khi vào mua sắm tại siêu thị sẽ tiếp xúc với các nhân viên
trong siêu thị do đó việc tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân viên trong từng
siêu thị là một công việc rất quan trọng và phải được tuyển chọn một cách kỹ
lưỡng. Những nhân viên này chính là hình ảnh của công ty trong mắt khách
Thương mại 48C SV: Nguyễn Phương Lan25

×