Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Báo cáo dự án đường cao tốc hà nội - hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 220 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6
1. 1. TÊN DỰ ÁN 6
1. 2. CHỦ DỰ ÁN 6
1. 3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 6
1. 4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7
1.4.1. Hướng tuyến 7
1.4.2. Các điểm khống chế chính trên tuyến 12
1.4.3. Thiết kế tuyến 12
1.4.4. Các công trình an toàn giao thông 16
1.4.5. Giải pháp thiết kế cầu 17
1.4.6. Các mỏ cung cấp vật liệu 21
1.4.7. Tổng hợp khối lượng xây dựng Dự án 23
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI 29

2. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 29
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 29
2.1.2. Điều kiện khí hậu 31
2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn 34
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường 42
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 63
2. 2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 77
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc Thành Phố Hà Nội 77
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc Tỉnh Hưng Yên 78
2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc Tỉnh Hải Dương 81
2.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội của các xã thuộc TP. Hải Phòng 86
CHƯƠNG 3 . ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 91
3. 1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 91
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng


2
3. 2. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN XÂY DỰNG 91
3.2.1. Tác động tới chiếm dụng đất thổ cư, di dời tái định cư không tự nguyện.91
3.2.2. Tác động đến kinh tế nông nghiệp 94
3.2.3. Tác động đến cơ sở hạ tầng công cộng 96
3.2.4. Tác động do lấn chiếm các giá trị văn hoá tâm linh 97
3.2.5. Tác động tới sự biến động giá cả đất đai 98
3.2.6. Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 99
3. 3. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 99
3.3.1. Tác động đến chất lượng không khí 109
3.3.2. Tác động đến tiếng ồn và độ rung 113
3.3.3. Tác động đến môi trường nước mặt 115
3.3.4. Tác động tới môi trường nước ngầm 118
3.3.5. Tác động do xây dựng cầu ……………………………………………… 119
3.3.6.
Tác động tới môi trường đất 119
3.3.7. Đánh giá các sự có môi trường 120
3.3.8. Tác động của dự án đến ngập úng 120
3.3.9. Ảnh hưởng đến kinh tế và chất lượng sống 121
3.3.10. Tác động đến các di tích văn hoá lịch sử 122
3.3.11. Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 122
3. 4. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 122
3.4.1. Tác động đến chất lượng không khí 123
3.4.2. Tác động bởi mức ồn 147
3.4.3. Tác động đến chất lượng nước mặt 150
3.4.4. Tác động đến chất lượng nước ngầm 150
3.4.5. Tác động đến kinh tế - xã hội 150
3.4.6. Tác động đối với di tích lịch sử, văn hoá 151
3.4.7. Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 152
3.4.8. Tác động làm tăng các tai nạn giao thông 152

CHƯƠNG 4 . CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 153

4. 1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN XÂY DỰNG 153
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
3
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội và di dân 153
4.1.2. Chính sách và kế hoạch hành động tái định cư của TP.Hà Nội, Hưng
Yên, Hải Dương, Hải Phòng 155

4.1.3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động an ninh -xã hội 158
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 159
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 159
4.2.2. Các biện pháp thiểu tiếng ồn và độ rung 160
4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước 161
4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 162
4.2.5.
Các biện pháp giảm thiểu tác động tới di tích văn hóa lịch sử 163
4.2.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và tài nguyên
sinh vật 163

4.2.7. Các biện pháp giảm thiểu sụt lở và xói mòn đất 163
4.2.8. Các biện pháp giảm thiểu ngập úng 165
4.2.9. Các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông 167
4. 3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN VẬN
HÀNH 170
4.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí 170
4.3.2. Các biện pháp thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 171
4.3.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước 173
4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông 173

CHƯƠNG 5 . CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 174

5. 1. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VIỆC CHIẾM DỤNG ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 174
5. 2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ VÀ ỒN 175
5. 3. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN 175
5. 4. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC 175
5. 5. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG, GIAO
THÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC 175
CHƯƠNG 6 . CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
4
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 176
6. 1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 176
6.1.1. Các công trình xử lý chất thải . 176
6.1.2. Các công trình xử lý môi trường khác 176
6. 2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯƠNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 177
6.2.1. Nguyên tắc chung của chương trình quản lý và giám sát môi trường 177
6.2.2. Chương trình quản lý môi trường 178
6. 3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 178
6.3.1. Cơ chế phản hồi, sửa đổi và bổ sung 178
6.3.2. Chương trình giám sát môi trường 179
CHƯƠNG 7 . DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI
TRƯỜNG 197

CHƯƠNG 8 . THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 200
CHƯƠNG 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 204


9. 1. NGUỒN CUNG CẤP TÀI LIỆU 204
9. 2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU LẬP BÁO
CÁO 207
9.2.1. Phương pháp luận 207
9.2.2. Phương pháp đánh giá 207
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 209
TÀI LIỆU THAM KHẢO 211
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp quy mô mặt cắt ngang hai giai đoạn 12

Bảng 1.2. Giải pháp thiết kế nút giao 14
Bảng 1.3. Kết quả thiết kế các cầu lớn 18
Bảng 1.4. Kết quả thiết kế cầu trung 20
Bảng 1.5. Tổng hợp khối lượng chiếm dụng của Dự án 23
Bảng 1.6: Tổng hợp khối lượng xây dựng Dự án 24
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp đất yếu 30
Bảng 2.2: Tổng hợp chiều dày của các lớp đất yếu (PA II) 30
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (
0
C) 31
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình tháng và năm (%) 32
Bảng 2.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 32
Bảng 2.6. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) 33
Bảng 2.7. Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) 33
Bảng 2.8. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (h) 33
Bảng 2.9: Các giá trị thống kê của cụm 1. (cực đại (CĐ), cực tiểu (CT), trung
bình (TB), độ lệch chuẩn (ĐLC) 44


Bảng 2.10: Các giá trị thống kê của Cụm2 45
Bảng 2.11: Các giá trị thống kê của Cụm3 46
Bảng 2.12: Các giá trị thống kê của Cụm4 47
Bảng 2.13: Các giá trị thống kê của Cụm 5 48
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả đo ồn tháng 10 năm 2005 52
Bảng 2.15: Kết quả phân tích mẫu nước mặt, tháng 10/2005 54
Bảng 2.16: Kết quả phân tích nước ngầm, tháng 10 năm 2005 58
Bảng 2.17: Kết quả phân tích mẫu đất, tháng 10 năm 2005 60
Bảng 2.18: Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong đất 61
Bảng 2.19. Thành phần hệ thực vật tại khu vực thuộc địa phận dự án 64
Bảng 2.20. Cấu trúc thành phần loài thú của các điạ phận thuộc dự án 66
Bảng 2.21. Cấu trúc thành phần loài chim ở khu vực dự án 67
Bảng 2.22. Cấu trúc thành phần loài Bò sát, ếch nhái ở khu vực dự án 67
Bảng 2.23. Cấu trúc thành phần các bộ côn trùng 69
Bảng 2.24. Phân tích các nhóm loài côn trùng trong khu vực dự án 69
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
6
Bảng 2.25. Thành phân loài cá khu vực dự án 75
Bảng 2.26. Thống kê kinh tế - xã hội các xã có dự án đi qua 78
Bảng 2.27: Tổng hợp các chỉ tiêu KH-XH các xã 87
Bảng 3.1. Khối lượng chiếm dụng đất thổ cư và nhà ở qua thành phố Hà Nội 92
Bảng 3.2. Khối lượng giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Hưng Yên 92
Bảng 3.3. Khối lượng giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Hải Dương 93
Bảng 3.4. Khối lượng chiếm dụng đất thổ cư và nhà ở đoạn qua thành phố Hải
Phòng theo phương án 1 94

Bảng 3.5. Khối lượng chiếm dụng đất thổ cư và nhà ở đoạn qua thành phố Hải
Phòng theo PA 2 94

Bảng 3.6: Diện tích chiếm dụng đất nông nghiệp của Dự án 95

Bảng 3.7: Khối lượng chiếm dụng các công trình công cộng 97
Bảng 3.8: Khối lượng mồ mả phải di dời 98
Bảng 3.9. Tổng kết các tác động trong giai đoạn xây dựng 100
Bảng 3.10. Mức ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng 113
Bảng 3.11. Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động xây dựng 115
Bảng 3.12. Quan hệ giữa nguồn ô nhiễm tiềm tàng và các dạng ô nhiễm môi
trường nước trong giai đoạn thi công 115

Bảng 3.13: Khối lượng chất ô nhiễm người/ngày 116
Bảng 3.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 117
Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 118
Bảng 3.16. Tóm tắt tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành123
Bảng 3.17: Đặc tính kỹ thuật dầu FO 125
Bảng 3.18: Đặc tính kỹ thuật dầu DO: 126
Bảng 3.19: Đặc tính kỹ thuật xăng ô tô : 126
Bảng 3.20: Hệ số tính lượng khí thải từ các phương tiện giao thông: 127
Bảng 3.21. Kết quả tính toán dự báo mức tiếng ồn tương đương Leq(dBA) cho
các đoạn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 148

Bảng 3.22. Mức ồn theo khoảng cách 149
Bảng 4.1. tổng hợp kết quả tính toán thuỷ văn cầu 165
Bảng 4.2. tổng hợp kết quả tính toán thuỷ văn cầu (đoạn Km75-Km102 PAII).167
Bảng 6.1: Hạng mục các công trình xử lý môi trường 176
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
7
Bảng 9.1. Các chỉ tiêu và thiết bị sử dụng quan trắc, phân tích chất lượng không
khí 204

Bảng 9.2. Thiết bị phân tích các thông số môi trường nước 205


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hướng tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 11

Hình 1.2. Mặt cắt ngang điển hình đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 13
Hình 1.3. Nút giao liên thông với đường vành đai 3 (thành phố Hà Nội) 16
Hình 1.4. Nút giao liên thông với quốc lộ 10 16
Hình 1.5. Sơ đồ bố trí cầu Thái Bình 19
Hình 1.6. Sơ đồ bố trí cầu Thanh Hà 19
Hình 2.1. Các vị trí lấy mẫu và sự phân thành các cụm 43
Hình 2.2. Sự biến thiên của nồng độ CO và độ rung theo thời gian của Cụm 1 43
Hình 2.3. Sự biến thiên nồng độ NO2, SO2, SPM tại Cụm 1 44
Hình 2.4. Sự biến thiên độ ồn tại Cụm 1 44
Hình 2.5. Sự biến thiên độ ồn tại Cụm 2 45
Hình 2.6. Biến thiên của nồng độ CO và độ rung theo thời gian của Cụm 2 45
Hình 2.7. Sự biến thiên nồng độ NO2, SO2, SPM tại Cụm 2 45
Hình 2.8. Sự biến thiên độ ồn tại Cụm 3 46
Hình 2.9. Biến thiên của nồng độ CO và độ rung theo thời gian của Cụm 3 46
Hình 2.10. Sự biến thiên nồng độ NO2, SO2, SPM tại Cụm 3 46
Hình 2.11. Biến thiên của nồng độ CO và độ rung theo thời gian của Cụm 4 47
Hình 2.12. Sự biến thiên độ ồn tại Cụm 4 47
Hình 2.13. Sự biến thiên nồng độ NO2, SO2, SPM tại Cụm 4 47
Hình 2.14. Sự biến thiên độ ồn tại Cụm 5 48
Hình 2.15. Biến thiên của nồng độ CO và độ rung theo thời gian của Cụm 5 48
Hình 2.16. Sự biến thiên nồng độ NO2, SO2, SPM tại Cụm 5 48
Hình 2.17. Sơ đồ lấy mẫu đất, nước và đo đạc chất lượng không khí 51
Hình 2.18. Thành phần hệ thực vật tại khu vực thuộc địa phận dự án 64
Hình 3.1: Bản đồ phân bố hàm lượng NO
x

dự báo 2010 138

Hình 3.2: Bản đồ phân bố hàm lượng NO
x

dự báo 2020 139
Hình 3.3: Bản đồ dự báo hàm lượng CO; SO
2
2010 và 2020 140
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
8
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo tường chống ồn 171
Hình 4.2. Vị trí tường chống ồn đoạn tuyến qua thôn Hòa Mục 172
Hình 4.3. Vị trí tường chống ồn đoạn tuyến qua thôn Vực 173
Hình 6.1. Sơ đồ các bước trong cơ chế phản hồi, điều chỉnh sửa đổi 179
Hình 6.2. Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường tự nhiên 188

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
1
MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH VÀ XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Mục đích lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
− Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 (có hiệu lực từ ngày
1/7/2006)
− Cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội của vùng
Dự án;
− Xác định các tác động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế -
xã hộ
i, các khu vực nhạy cảm trong phạm vi khu vực nghiên cứu;
− Dự báo những tác động có thể xảy ra đối với môi trường khu vực tiếp nhận

dự án trong các giai đoạn triển khai dự án và sau khi dự án hoàn thành;
− Phân tích lựa chọn phương án công nghệ tối ưu trên cơ sở đánh giá tổng hợp
các yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội và môi trường;
− Đề xuất các biện pháp giảm thi
ểu những tác động tiêu cực đến môi trường
trong quá trình thi công và vận hành dự án đảm bảo phù hợp với các quy
định về bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam.
Kết quả trong báo cáo ĐTM sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương, các cơ quan
quản lý Dự án những thông tin về khía cạnh môi trường để xác định các phương án
thi công hợp lý, nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của Dự án tớ
i môi trường
khu vực, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án.
1.2. Xuất xứ của Dự án
Tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh nằm ở trung tâm của vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ đang từng bước vươn lên mạnh mẽ khẳng định tầm quan
trọng trong sự phát triển kinh tế khu vực. Với sự phát triển các Khu công nghiệp tập
trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Qu
ảng Ninh và các Khu công nghiệp mới hình thành
dọc theo QL5 sẽ là động lực cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó,
quần thể thắng cảnh du lịch Móng Cái - Hạ Long - Cát Bà - Đình Vũ - Bạch Long
Vỹ - Đồ Sơn ngày càng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế, tạo đà cho
nền kinh tế phát triển. Để khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có của khu vực
mạng lưới giao thông cần được hoàn thiện
để đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu
vực.
Trong các năm vừa qua Quốc lộ 5 được đầu tư xây dựng, nâng cấp từ 2 làn xe lên 4-
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
2
6 làn xe, theo tiêu chuẩn đường cấp I (đồng bằng). Đây là trục đường chính nối Hà

Nội với Hải Phòng, cùng với đường sắt nó đảm nhận vận chuyển một khối lượng
hàng hoá, hành khách rất lớn. Tuy nhiên, QL5 đến nay đã có những dấu hiệu mãn
tải, hơn nữa sự hình thành của các khu công nghiệp cùng với sự tập trung sinh sống
của một số cụm dân cư dọc theo hai bên QL5 là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn
giao thông, làm ả
nh hưởng đến q uá trình khai thác và vận hành của tuyến đường
hiện tại.
Trong chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 206/2004/QĐ-TTG và quyết định số
162/2002/QĐ-TTg, Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ cùng các đường
cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội –
Lạng Sơn trở thành mạng lưới
đường cao tốc xuyên suốt các vùng kinh tế trọng
điểm khu vực phía Bắc, có ý nghĩa thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển các địa phương
trong khu vực và các tỉnh lân cận. Mặt khác nó có tác dụng thu hút một lượng khách
rất lớn đến với quần thể du lịch thuộc Hải Phòng và Quảng Ninh.
Nhận rõ được tầm quan trọng đó, Chính phủ đã có văn bản số 1393/CPCN ngày
24/9/2004 phê duyệt Báo cáo NCTKT Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nộ
i - Hải
Phòng bằng hình thức BOT, chấp thuận về phương án tuyến và quy mô đầu tư trong
báo cáo NCTKT. Ngày 12/10/2004, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép lập Dự án
đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo quyết định số
3026/QĐ-BGTVT.
Căn cứ Công văn số 75/TB-VPCP ngày 17/4/2007 thông báo kết luận của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng và Công v
ăn số 227/BGTVT-KHĐT ngày 27/4/2007 của Bộ Trưởng Bộ
GTVT v/v bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Chủ đầu tư mới là Ngân hàng Phát triển Việt
Nam.
Dự án được phê duyệt bởi Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt

Nam.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) DỰ ÁN
Dự án“Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng” đi qua
địa phận của 4 tỉnh, thành
phố, do vậy Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án sẽ được thẩm định và
phê duyệt tại Bộ Tài nguyên và môi trường.
Báo cáo ĐTM của Dự án tuân thủ theo những căn cứ pháp luật sau:
− Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (có hiệu lực từ ngày 01 / 07 / 2006);
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
3
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
− Thông tư số 08/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ TN và MT về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
− Luật Xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính
ph
ủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
− Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thi hành
Nghị định 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
− Luật Đê điều và Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính
phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đê điều.
− Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999
của Chính Phủ qui định việc thi hành Luật Tài nguyên nước
− Chương trình hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững,

được Thủ tướng chính ph
ủ phê duyệt năm 2005;
− Nghị định số 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư
116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định
197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
− Quyết định số 255/GTVT-KHĐT ngày 14/01/2005 của Bộ GTVT v/v giao
nhi
ệm vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đường ôtô cao tốc
Hà Nội – Hải Phòng cho Viện Khí tượng Thủy văn –Bộ Tài nguyên và Môi
trường
− Hợp đồng kinh tế số 06/HĐKT-ĐMT ký ngày 10/05/2005 giữa Ban QLDA
Biển Đông và Viện Khí tượng – Thủy Văn.
− Phụ lục hợp đồng kinh tế số 01/ HĐKT ký ngày 31/7/2007 giữa Ngân Hàng
Phát triển Việt Nam và Viện Khí Tượng Thủy văn.
Căn c
ứ các văn bản kỹ thuật
− Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập Dự án khả thi và thiết kế xây
dựng các công trình giao thông 22TCN 242-98 của Bộ Giao thông Vận tải;
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
4
− Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM Dự án công trình giao thông (đường bộ, đường
sắt, cầu) của Bộ KHCN&MT. 1999;
− Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ban hành các năm TCVN- 1995, 1998, 2000, 2001, 2005
− Các Quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và đầu tư của Chính phủ, Bộ Giao
thông Vận tải.


3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG

quan lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Ngân hàng Phát triển
Việt Nam với sự tư vấn của Viện Khí tượng Thuỷ văn - Bộ TN&MT. Cùng với sự
tham gia của các chuyên gia, cộng tác viên chuyên ngành môi trường thuộc các
Viện nghiên cứu như: Viện Địa chất, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện
Công nghệ môi trường –Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên đoàn Khảo
sát Khí tượng, Thủy văn, Trung tâm Phát Triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên.
Danh sách thành viên chính tham gia lập báo cáo
ĐTM
Họ và tên Cơ quan chuyên môn
Ông Nguyễn Đức Minh
TS.Đinh Văn Thuận (Chủ nhiệm)
KS. Phạm Hồng Phương
ThS. Phạm Thanh Hương
ThS. Đinh Xuân Trường
TS Dương Hồng Sơn
ThS. Trần Thanh Thủy
KS. Nguyễn Trọng Tấn
KS. Vũ Văn Hà
KS. Nguyễn Linh Giang
CN. Nguyễn Thị Hương Linh
ThS. Mai Thành Tân
TS. Đỗ Văn Tự
KS. Trần Văn
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Địa chất Môi trường – Viện Địa chất
Viện Khí tượ
ng – Thủy văn

Viện Khí tượng – Thủy văn
Viện Khí tượng – Thủy văn
Viện Khí tượng – Thủy văn
Viện Khí tượng – Thủy văn
Địa chất Môi trường – Viện Địa chất
Địa chất Môi trường – Viện Địa chất
Địa chất Môi trường – Viện Địa chất
Địa chất Môi trường – Viện Địa chất
Viện Địa chất – Viện KH & CN Việt Nam
Vi
ện Địa chất – Viện KH & CN Việt Nam
Viện Địa chất – Viện KH & CN Việt Nam
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
5
KS. Phạm Đình
TS. Đàm Quang Thọ
TS. Lê Đình Thủy
ThS. Lê Quang Hải
KS. Nguyễn Nguyên Cương
Viện Công nghệ môi trường Viện KH&CN Việt Nam
Viện Công nghệ Môi trường Viện KH&CN Việt Nam
Viện Sinh thái và TNSV – Viện KH & CN Việt Nam
Liên đoàn khảo sát KTTV và Môi trường
Trung tâm Phát triển CN và điều tra Tài nguyên

4. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo gồm các chương mục sau:
Mở đầu
Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường
Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường
Chương 5: Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Chương 6: Các công trình x
ử lý môi trường, chương trình quản lý giám sát môi
trường
Chương 7: Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường
Chương 8 : Tham vấn ý kiến cộng đồng
Chương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Kết luận
Để hoàn thành báo cáo “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Đường ô tô
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng”, Chúng tôi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ Dự án và tiến
hành khảo sát thực địa bổ sung d
ọc theo hành lang tuyến Dự án, lấy mẫu và phân
tích các yếu tố môi trường cơ sở, xử lý số liệu, phân tích và lập báo cáo.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
6
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
1.2 CHỦ DỰ ÁN
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Đại diện: Ông Đào Văn Chiến – Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc
Địa chỉ: Tầng 4+5 Toà nhà DMC, số 535 Kim Mã, Quận Ba Đình TP. Hà Nội
Điện thoại: (04) 2209668 ; (04) 2209669 Fax: (04) 2209666
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Điểm đầu: Nằm trên đường vành đai III của thành phố Hà Nội cách mố cầu Thanh

Trì 1025m, cách đê sông Hồng 1420m về phía Bắc Ninh, thuộc địa phận thôn
Thượng Hội- phường Thạch Bàn – quận Long Biên – thành phố Hà N
ội.
Điểm đầu sẽ nối trực tiếp vào đường Long Biên -Thạch Bàn .
Điểm cuối: Đập Đình Vũ - quận Hải An thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu của Dự án được xác định là mặt bằng chiếm dụng và khu vực
ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của Đường
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối từ Thủ
đô Hà Nội tới thành phố cảng Hải Phòng,
tuyến đường đi qua 4 tỉnh thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, bao
gồm các thôn, xã, quân huyện sau :
Từ điểm bắt đầu tại Thôn Thượng Hội - Phường Thạch Bàn – Quận Long Biên
tuyến đi qua các thôn Đào Xuyên - xã Đa Tốn; xã Kiêu Kỵ, Huyện Gia Lâm –TP.
Hà Nội. Điểm đầu Dự án trên đường vành đai III ( Km 0 đến Km 6,1)
;
Các xã Cửu cao, Long Hưng, Tân Tiến huyện Văn Giang, xã Hoàng Long, Yên
Phú. Việt Cường, Minh Châu, Thường Kiệt, Tân Việt thuộc Huyện Yên Mỹ và xã
Vân Du huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (Km 6,1 đến Km 25)
;
Các xã Thái Dương , Thái Hoà, Thái Học, Cổ Bi thuộc Huyện Bình Giang, các xã
Yết Kiêu, Phương Hưng, Gia Khánh, Gia Xuyên, Thị trấn Gia Lộc thuộc huỵện Gia
Lộc và các xã Ngọc Kỳ, Đông Kỳ, Tứ Xuyên thuộc Huỵện Tứ Kỳ; các xã Thanh
Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập thuộc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương (Km 25 –

Km82)
;
Các xã Quang Trung, Quốc Tuấn, Mỹ Đức, An Thái thuộc Huyện An Lão, xã Hữu
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
7

Bằng, Hoà Nghĩa thuộc huyện Kiến Thuỵ, phường Tràng Cát Quận Hải An - Thành
phố Hải Phòng (Km82 đến điểm cuối Km105 +500
).
Trong bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Tư vấn thiết kế đã nghiên cứu 3 phương
án tuyến và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tuyến đi về phía
Nam đường QL5 hiện tại.
Chiều dài đoạn tuyến nghiên cứu theo phương án chọn: 105,5 km. Trong đó:
− Tuyến đi qua địa phận Thành phố Hà Nội: 6,1 km (3 xã, phường)
− Tuyến đi qua địa phận tỉnh H
ưng Yên : 26,4 km (10 xã)
− Tuyến đi qua địa phận tỉnh Hải Dương: 40 km (15xã, )
− Tuyến đi qua địa phận thành phố Hải Phòng : 33 km (7 xã, phường)
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Hướng tuyến
Điểm đầu: nằm trên đường Vành đai III của thành phố Hà Nội, cách mố Bắc cầu
Thanh Trì 1025m, cách đê sông Hồng 1420m về phía Bắc Ninh, thuộc địa phận
thôn Thượng H
ội - xã Thạch Bàn - huyện Gia Lâm - Hà Nội. Điểm đầu nối trực tiếp
vào đường Long Biên – Thạch Bàn rộng 40m, tuyến đi qua chủ yếu là khu dân cư
và đất canh tác nông nghiệp.
Tuyến cắt giữa khu đất sau Viện nghiên cứu rau quả thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, tránh khu đất quân đội thuộc sư đoàn 361, chiều dài chiếm dụng
qua Viện nghiên cứu rau quả khoảng 10ha. Tuyến cắt qua góc sau trường Đại học
Nông nghiệp 1 khoảng 1,6 ha, chủ yếu là khu ruộng lúa thực nghiệm, sau đó đi qua
cánh đồng của thôn Đào Xuyên - xã Đa Tốn và cắt một phần bên phía dưới của bãi
rác Kiêu Kỵ tại Km 4+300, phạm vi chiếm dụng qua bãi rác Kiêu Kỵ khoảng 1 ha,
sau đó vượt sông Bắc Hưng Hải tại Km 5+800.
Từ Km6+100 tuyến đi sang địa phận tỉnh Hưng Yên, vượt sông đào Bắc Hưng Hải
và TL179 (Km6+600) tại khu vực cầu Báo Đ
áp và đi sang cánh đồng các xã Cửu

Cao, Long Hưng thuộc huyện Văn Giang, xã Tân Tiến, Hoàn Long, Yên Phú, Việt
Cường thuộc huyện Yên Mỹ. Tuyến giao TL206 tại Km14+839, giao TL199 tại Km
15+273 sau đó đi tránh bên dưới làng Hoà Mục – xã Hoàn Long, đi qua cánh đồng
các xã Minh Châu, Thường Kiệt, Tân Việt thuộc huyện Yên Mỹ và cắt QL 39 tại
Km20+275, cách cầu Lực Điền 600m về hướng Nam, đồng thời tránh khu vực Nhà
máy giày Hưng Yên.
Từ Km 22, tuyến rẽ trái đi theo hướng Đông, Đ
ông Nam qua cánh đồng xã Tân Việt,
Vân Du huyện Ân Thi, sau đó giao với TL 200 tại Km10+900 (TL200) và đi qua
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
8
sân bóng xã Vân Du giữa khu vực giáp ranh làng Cao Trai và Du Mỹ. Tuyến đi sát
làng Thị Tân xã Thái Dương huyện Ân Thi, cắt đường QL38 tại Km42+500(QL38)
cách ngã ba giao giữa TL206 và QL38 50m và vượt nhánh sông Sặt bằng cầu Bãi
Sậy tại Km32+900 (Đồng thời đây là ranh giới giữa hai tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên).
Tuyến tiếp tục đi qua địa phận huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương, cắt qua cánh
đồng của thôn Hà Đông, Hà Chợ - xã Thái Dương, thôn Nhữ Thị, Mao Trạch xã
Thái Hoà, thôn An Đông, S
ồi Tó - xã Thái Học sau đó đi ven làng Tó giao cắt
đường TL20 tại Km8+400 (TL20). Tuyến tránh khu dân cư thôn Dương Xá, Bình
Dương xã Cổ Bì, triển sang phải trạm bơm xã Cổ Bì và cắt qua góc làng Cam Xá tại
Km43+600. Tuyến vượt sông Đình Đào bằng cầu Khuông Phu tại Km44+800, sau
đó đi qua cánh đồng các thôn Khuông, thôn Gạch xã Yết Kiêu, đi bên phải khu dân
cư thôn Chằm xã Phương Hưng và giao cắt với QL38B tại Km12+200 (QL38B).
Tuyến tiếp tục đi thẳng giao với đường TL17A tại Km2+700 (TL17A).
T
ừ Km50, tuyến đi qua khu vực trồng hoa màu của các thôn Đức Đại, Hội Xuyên
thị trấn Gia Lộc, thôn Bình Đê, Đại Tinh xã Gia Khánh sau đó vượt sông Đò Đáy

bằng cầu Ngọc Kỳ sang địa phận của Huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Tuyến triển
sang bên trái tránh khu dân cư thôn Cờ, đồng thời đi qua khu ruộng các thôn Đại
Đình, Chung Sơn xã Ngọc Kỳ và giao cắt TL191 tại Km10 (TL191), tuyến đi bên
trái chùa An L
ạc dọc theo sông Thái Bình và đi qua khu vực ruộng thuộc các thôn
Toại An, Hiền Sỹ xã Đông Kỳ cắt qua khu vực dân cư đông đúc thuộc thôn Vực, xã
Tứ Xuyên (Khu vực dân cư này phân bố khá rộng từ tim tuyến ra mỗi bên hơn
500m).
Tuyến đi thẳng vượt sông Thái Bình tại Km64+926 cắt qua khu vực trồng cây các
thôn Bàu, Tiên Kiều xã Thanh Hồng sau đó vượt qua sông Thanh Hồng tại
Km68+639. Tuyến đi qua khu vực trồng màu thuộc các thôn Vĩnh Linh xã Thanh
C
ường, thôn Kiên, xã Vĩnh Lập, giao cắt đường TL190B tại Km69+391 và vượt
sông Văn úc tại Km72+900 cách bến đò Sòi khoảng 1km về phía hạ lưu (đây là
ranh giới giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng).
Từ KM 75 tuyến đi theo hai phương án:
a) Phương án 1 (từ KM 75)
Từ Km75 thuộc địa phận làng Cẩm Văn xã Quốc Tuấn huyện An Lão - Hải Phòng,
đường cao tốc được triển sang trái phương án II, cắt HL306 tại khu vực thôn Trực
Đào xã Quốc Tuấn, sau đó vượt sông Đa Độ bằng cầu Tân Viên tại thôn Lương Câu
rồi chuyển hướng rẽ trái đi men sườn núi cột cờ, cắt đường vào Kho xăng dầu Sư
đoàn 363 thuộc Quân chủng Phòng không không quân tại Km83+788. Tuyến tiếp
tục đi giữa Bệnh viện Lao và Bệnh viện chỉnh hình Thụy Điển rồi cắt đường Trần
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
9
Tất Văn (TL354) của Quận Kiến An tại Km84+170.
Tuyến đi sát Nghĩa trang Kiến Thụy chạy song song bên phải đường TL355 vừa
được nâng cấp cải tạo, qua các xã Thái Sơn Huyện An Lão, Phường Tràng Minh,
Phường Phù Liễn, Phường Văn Đẩu - Quận Kiến An và xã Đa Phúc, xã Hưng Đạo -

Huyện Kiến Thụy rồi cắt TL353 tại Km93+841 và vượt sông Lạch Tray sang địa
phận quận Hải An.
Sau khi vượt sông Lạch Tray, tuyến đ
i theo quy hoạch đường 35m của quận Hải An
qua khu vực đầm nuôi thuỷ sản và chập vào phương án II tại Km 99+010.
Chiều dài phương án I: 102,5 Km
b). Phương án 2: Phương án đi về phía Nam Sông Đa Độ (PA 2).
Từ Km75+500 thuộc địa phận làng Cẩm Văn xã Quốc Tuấn huyện An Lão - Hải
Phòng, Tuyến được triển sang phải Phương án I, đi song song và kẹp giữa đường
TL190B và khúc sông cong của Sông Đa Độ, qua các khu ruộng ven làng Du Viễn,
Ly Câu xã Quốc Tuấn và vượ
t nhánh Sông Đa Độ tại Km80+300 cách ngã ba sông
700m.
Tuyến tiếp tục đi song song TL190B qua khu ruộng của các thôn Biểu Đa, Kim
Trâm, Sai Nghi, Minh Khai của xã Mỹ Đức Huyện Kiến Thụy và giao cắt với
đường TL354 (đường Trần Tất Văn kéo dài) tại Km84+050. Tại đây TVTK nghiên
cứu bố trí nút giao trực thông, đường TL354 sẽ vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
bằng cầu vượt.
Tuyến đi xuống phía Nam Sông Đa Độ cách đoạn sông cong trung bình từ
0,3 -
1Km qua khu ruộng của các thôn Quán Rẽ, úc Gián, Xuân úc xã An Thái và Thôn
Văn Cao, Kim Đới, Tam Kiệt xã Hữu Bằng Huyện Kiến Thụy, sau đó vượt sông Đa
Độ và đường TL210 bằng cầu lớn (phía sau cách công ty liên doanh may Việt Hàn
150m). Tuyến đi qua khu ruộng xã Đại Đồng, xã Hòa Nghĩa Huyện Kiến Thụy và
giao cắt với đường TL353 đi Đồ Sơn tại Km96+650. Tại đây tư vấn nghiên cứu đề
xuất phương án cầu cạn kết hợ
p với cầu vượt sông Lạch Tray với tổng chiều dài dự
kiến 1.144,80m.
Sau khi đi vượt qua sông Lạch Tray, tuyến đi sang địa phận Quận Hải An qua khu
vực đầm lầy trồng sú vẹt và nuôi trồng thủy sản của Phường Tràng Cát, chiều dài

đoạn đi qua khu vực đầm lầy là 4,5Km và nhập vào phương án I tại Km 99+100.
Tổng chiều dài phương án II : 105,5km.
c) So sánh và kiến nghị chọn phương án tuyến :

u điểm:
Phương án I: Chiều dài tuyến ngắn hơn 3Km, địa chất ổn định hơn phương án II, số
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
10
lượng cầu vượt sông ít hơn 1 cầu.
Phương án II: Tuyến đi về phía Nam sông Đa Độ tránh phá vỡ quy hoạch các khu
đô thị quận Kiến An, Hải An, Khu đô thị 533 hạn chế việc di chuyển đền bù các
công trình xây dựng cũng như các khu dân cư. Tổ chức giao thông tại Nút giao
TL353 đơn giản thuận tiện, chiều dài cầu cạn ngắn hơn phương án I. Hướng tuyến
đã được UBND các tỉnh thành chấp thu
ận bằng văn bản.
+ Nhược điểm:
Phương án I: Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng lớn, đi qua quy hoạch của các
quận Kiến An, Hải An, Khu đô thị 533. Chiều dài cầu cạn lớn (3,6Km), việc tổ chức
nút giao tại TL353 rất khó khăn do mật độ dân cư lớn.
Phương án II: Chiều dài tuyến lớn hơn phương án I 3 km, đoạn qua Hải Phòng
tuyến đi vào khu vực địa chất đất yếu, số lượng cầu vượt sông lớn hơn 1 cầu.
Ưu điểm của PA2:
− Xây dựng được một tuyến đường đạt tiêu chuẩn cao tốc hoàn chỉnh.
− Phương án đi tránh hẳn về phía Nam của QL5 và đi tránh các khu công
nghiệp, các khu dân cư, khối lượng đền bù GPMB là ít nhất.
− Đi cách QL5 cũ khoảng 3-15Km, đây là một khoảng cách hợ
p lý giữa 2 con
đường lớn chạy song song.
− Đi mới hoàn toàn, khối lượng đi trùng với đường đô thị so với 2 phương án

còn lại là ít nhất.
− Khối lượng công trình xây dựng vừa phải so với ba phương án.
− Kích thích sự phát triển kinh tế dân sinh một số huyện, xã nơi phương án
tuyến đi qua.
− Phù hợp với quy hoạch phát triển của các địa phương.
− Hướng tuy
ến đã được sự đồng ý, thống nhất của các địa phương (Hà Nội,
Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng).
+ Kiến nghị
: Theo đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng tại công văn số
2712/UBND-GT về việc điều chỉnh đường cao tốc đi theo phương án II. Căn cứ
theo hiện trạng mật độ dân cư tại các khu đô thị quận Kiến An, Hải An đã phát triển
tương đối đông dẫn đến việc khối lượng GPMB phương án I quá lớn. Phương án II
là phương án chọn để làm cơ sở tính toán, thiết kế và lập Tổng mức đầu tư.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
11
Hình 1.1. Bản đồ hướng tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng


NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
12
1.4.2 Các điểm khống chế chính trên tuyến
 Cắt qua sông đào Bắc Hưng Hải và TL179 tại khu vực cầu Báo Đáp
(Km6+600, TL179).
 Vị trí vượt sông Thái Bình - cầu Tứ Xuyên tại xã Thanh Hồng, Thanh Hà,
Hải Dương (Km65+100).
 Vị trí cầu Thanh Hà vượt qua sông Văn úc, xã Quang Trung, huyện An Lão,
Hải Phòng (Km72+900).

 Giao đường quy hoạch khu đô thị 353 và sông Lạch Tray tại Km96+700.
 Nút giao Tân Vũ tại Km 101+500.
 Điểm cuối tuy
ến kết thúc tại đập Đình Vũ quận Hải An Thành phố Hải
Phòng.
1.4.3 Thiết kế tuyến
1.4.3.1 Quy mô mặt cắt ngang đường cao tốc :
Qui mô mặt cắt ngang của toàn Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được thiết
kế theo 2 giai đoạn như sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp quy mô mặt cắt ngang hai giai đoạn
Thông số mặt cắt ngang Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Chiều rộng mặt đường 4x3,75m =15,00m 6 x 3,75m = 22,50m
Chiều rộng giải phân cách 10,50m 3,00m
Chiều rộng giải an toàn 2x0,75m = 1,50m 2x0,75m = 1,50m
Chiều rộng làn đổ xe khẩn cấp 2x3,00m = 6,00m 2x3,00m = 6,00m
Chiều rộng lề đường trồng cỏ 2x1,00m = 2,00m 2x20,00m = 40,00m
Tổng chiều rộng nền đường 35,00m 45,00m
1.4.3.2 Quy mô mặt cắt ngang các đường gom
Mặt cắt ngang đường gom đoạn thông thường, quy mô Bnền=5,5m, Bmặt=3,5m.
Riêng các đoạn đi qua địa phận Quận Long Biên thành phố Hà Nội và Quận Hải An
thành phố Hải Phòng các đường gom sẽ được mở rộng thành các đường nội đô theo
quy hoạch đã được phê duyệt của địa phương.
Các đoạn đường gom khu công nghiệp, thiết kế theo quy mô đường cấp IV đồ
ng
bằng: Bnền=7,5m, Bm=5,5m.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13
1.4.3.3 Thiết kế Mặt đường cao tốc
Căn cứ vào lưu lượng xe tính toán cho năm tương lai thì cường độ kết cấu áo đường

đến năm 2025 đạt Eyc

≥ 237,5MPa.
Việc thi công lớp BTN tạo nhám có thể chậm lại sau kết cấu mặt đường chính 2-3
năm để đảm bảo cho nền đường đạt đến độ ổn định cho phép.

Hình 1.2. Mặt cắt ngang điển hình đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
1.4.3.4 Hệ thống thoát nước trên đường
a) Cống thoát nước ngang
Cống thoát nước ngang được bố trí theo tính toán thuỷ văn khu vực, các hệ thống
kênh mương tuyến đường cao tốc đi qua. Cống được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT
với tổng số cống trên tuyến dự kiến làm mới: 341cống/18642m dài .
b) Rãnh dọc thoát nướ
c, rãnh biên, cống thoát nước dọc
Thiết kế rãnh thoát nước ở tim đường và hai bên lề đường kết hợp với hố ga thu tại
các đoạn có bố trí siêu cao để giải quyết vấn đề thoát nước mặt.
Hai bên lề đất của đường cao tốc bố trí rãnh chữ U thoát nước mặt đường và bố trí
các vị trí bậc nước để bảo vệ chống sói taluy nền đường với khoảng cách
40m/1đ
iểm.
c) Thiết kế cải mương
Để giảm thiểu các cống ngang đường, cần thiết cải các vị trí mương tưới tiêu để phù
hợp với địa hình khi xây dựng tuyến đường cao tốc. Vị trí cải mương được thể hiện
trên bình đồ.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
14
1.4.3.5 Thiết kế đường gom, cống chui dân sinh
Qui mô đường gom :
Bề rộng mặt đường Bm = 3,5m, Bề rộng nền đường Bn = 5,5m

Kết cấu mặt đường cấp cao A2 với Eyc = 980daN/cm
2
.
Độ dốc dọc tối đa idmax = 4%.
Công trình vĩnh cửu theo đường cao tốc.
Đối với các đoạn đi trùng với quy hoạch của Hà Nội và của thành phố Hải Phòng,
quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt.
Có tổng cộng 124 cống chui /4848md.
1.4.3.6 Nút giao
Trên toàn tuyến có 7 vị trí nút giao liên thông tại VĐ3, QL39, QL38B, QL10,
TL353, Tân Vũ, Đình Vũ còn lại là giao cắt trực thông, chi tiết như sau :
Bảng 1.2. Giải pháp thiết kế
nút giao
TT Tên cầu – Lý trình Kết cấu nhịp
Chiềudài
cầu (m)
Phương án
1
Nút giao 3 tầng (nhánh
1)- Km0
9x38,6+38,65+9x38,69 742,35 2 phương án
2
Nút giao 3 tầng (nhánh
2)- Km0
6x38,6+38,65+6x38,6 510,45 2 phương án
3 Cầu Km4+121,9 2x21; 4x33 186,35 2 phương án
4
Nút giao TL179 –
Km6+609,7
5x33 179,3 2 phương án

5
Nút giao TL207B–
Km8+321,25
2x21+4x33 184,4 2 phương án
6
Nút giao TL207C –
Km12+007
12x21 264,65 2 phương án
7
Nút giao TL206 –
Km14+839,.25
12x21 264,65 2 phương án
8
Nút giao TL199-
KM15+273
10x21 220,55 2 phương án
9
Nút giao liên thông QL
39 Thường Kiệt –
Km20+264
12x21 264,65 2 phương án
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
15
10
Nút giao - Cầu vượt
TL200 – Km26+76,8
27+4x33+27 198,2 2 phương án
11
Nút giao - Cầu vượt

QL38(số 1) – Km29+296
27+4x33+27 196,0 2 phương án
12
Nút giao - Cầu vượt
QL38(số 2) – Km29+820
27+4x33+27 198,2 2 phương án
13
Nút giao - Cầu vượt
TL20 – Km39+600
27+4x33+27 198,2 2 phương án
14
Nút giao liên thông -Cầu
Vượt QL38B –
Km48+744
27+4x33+27 198,2 2 phương án
15
Nút giao - Cầu Vượt
TL17A – km50+190
27+4x33+27 198,2 2 phương án
16
Nút giao -Cầu Vượt
TL191 – Km58+100
27+4x33+27 198,2 2 phương án
17
Nút giao - Cầu Vượt
TL190B – Km69+342
12x21 266,7 2 phương án
18
Nút giao liên thông QL
10 Cầu Cát Tiên –

Km74+431.5
6x21 139,35 2 phương án
19
Nút giao - Cầu Vượt
HL306 –Km82+334.16
10x24 252,55 Phương án I
20
Nút giao –Cầu Phù Liễn
– Km84+170.2
25+6x35+25 273,9 Phương án I
21
Nút giao Cầu Vượt
TL401 – km88+241
10x24 250,55 Phương án I
22
Nút giao -Cầu vượt
TL302 – Km78+230
27+6x33+27 264.2 Phương án II
23
Nút giao -Cầu vượt Trần
Tất Văn – Km84+45
27+4x33+27 198.2 Phương án II
24
Nút giao liên thông Cầu
vượt TL353 –
Km96+700 - nhánh 1
10x30 306,6 Phương án II
25
Nút giao - Cầu dẫn Lạch
Tray – Km96+700-

nhánh 4
7x30 214,2 Phương án II
Các nút giao với đường Vành Đai IV của Hà Nội được quy hoạch cho tương lai.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
16

Hình 1.3. Nút giao liên thông với đường vành đai 3 (thành phố Hà Nội)


Hình 1.4. Nút giao liên thông với quốc lộ 10

1.4.4 Các công trình an toàn giao thông
Các công trình an toàn giao thông được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
17
1.4.5 Giải pháp thiết kế cầu
- Cầu lớn vượt sông: 09cầu/4531m.
- Cầu trung: 21cầu/1068,4m.
- Cầu vượt tại các nút giao: 22 cầu/5589m.
- Cống chui dân sinh: 124 cái/4848m.
. Nguyên tắc thiết kế cầu
- Bảo đảm các tiêu chuẩn hình học phù hợp qui mô của tuyến.
- Bảm đảm các yêu cầu về địa hình, địa chất, thuỷ văn.
- Bảm đả
m về thông thuyền, đường chui dưới cầu.
- áp dụng công nghệ hiện đại, thi công thuận tiện, kinh phí xây dựng thấp.
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCTƯST và BTCT.

- Tải trọng thiết kế: HL93, người 300 Kg/m2.
- Tần suất thiết kế cầu P=1%.
- Động đất cấp 7, cấp 8
- Bề rộng cầu:
+ Bc=16,5 + 2,0 + 16,5 = 35,0m (đối v
ới các cầu lớn, cầu trung trên đường cao
tốc).
+ Bc=0,5 + 8(11) + 0,5 = 9 (12)m (đối với các cầu lớn vượt đường cao tốc).
Giải pháp kết cấu nhịp
- Các nhịp L = 25m, L=33m, L=38,6, L=40m, L=42m Dầm “I” và dầm Super
–T bằng BTCTDƯL, bản mặt cầu đổ tại chỗ.
- Các nhịp L=18m, L=21m, L=24m dầm bản giản đơn bằng BTCTDƯL, có lớp
liên kết bản.
- Các nhịp dầm bản rỗng liên tục s
ơ đồ: (27+4x33+27)m; (27+6x33+27)m;
7x30m; 10x30m.

×