Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại với thương nhân trung quốc và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.2 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI
VỚI THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ THÙY DUNG

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI
VỚI THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Đỗ Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga


TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Yếu tố văn hóa trong đàm phán
thương mại với thương nhân Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho doanh
nghiệp Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các
số liệu sử dụng, phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2019
Học viên thực hiện

Đỗ Thị Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và tìm hiểu để thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình. Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới
quý thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy để truyền đạt kiến
thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời
cám ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong thời gian viết luận văn tốt nghiệp.
Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, luận
văn khơng thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô cũng như người đọc để luận văn này được hồn thiện.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2019

Học viên thực hiện
Đỗ Thị Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VĂN
HÓA ĐẾN ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ............................................ 7
1.1 Tổng quan về đàm phán thương mại quốc tế ............................................... 7
1.1.1

Khái niệm đàm phán ................................................................................... 7

1.1.2

Các đặc điểm chung của đàm phán ........................................................... 9

1.1.3 Các phương thức đàm phán chủ yếu.......................................................... 11
1.1.4 Quy trình đàm phán..................................................................................... 12
1.1.5 Đàm phán thương mại quốc tế .................................................................... 13
1.2 Tổng quan về văn hóa ................................................................................... 14
1.2.1


Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 14

1.2.2

Các yếu tố của văn hóa .............................................................................. 16

1.2.2.1 Ngôn ngữ ..................................................................................................... 16
1.2.2.2 Tôn giáo ....................................................................................................... 17
1.2.2.3 Giá trị và thái độ .......................................................................................... 17
1.2.2.4 Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức ................................................. 18
1.2.2.5 Yếu tố vật chất của văn hóa ......................................................................... 19
1.2.2.6 Thẩm mỹ ...................................................................................................... 19
1.2.2.7 Giáo dục ....................................................................................................... 20
1.3 Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại quốc tế .................... 21
1.3.1

Giai đoạn chuẩn bị trước khi đàm phán ................................................. 21

1.3.1.1 Văn hóa ảnh hưởng đến mục tiêu đàm phán ............................................... 21
1.3.1.2 Thái độ khi đàm phán .................................................................................. 22
1.3.2

Giai đoạn giao tiếp trong khi đàm phán .................................................. 23

1.3.2.1 Mở đầu đàm phán ........................................................................................ 23
1.3.2.2 Quá trình đàm phán ..................................................................................... 25


1.3.3 Giai đoạn ký kết hợp đồng ........................................................................ 28
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA ĐẾN ĐÀM PHÁN

THƯƠNG MẠI VỚI THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC .................................. 30
2.1 Tổng quan về Trung Quốc và các đặc điểm văn hóa đặc trưng ............... 30
2.1.1

Trung Quốc và đặc điểm chung ............................................................... 30

2.1.1.1 Vị trí địa lý và hành chính ........................................................................... 30
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 30
2.1.1.4 Con người .................................................................................................... 31
2.1.1.5 Điều kiện kinh tế .......................................................................................... 33
2.1.2

Đặc điểm nổi bật của văn hóa của Trung Quốc ...................................... 36

2.1.2.3 Giá trị và thái độ .......................................................................................... 40
2.1.2.4 Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức ................................................... 41
2.1.2.5 Giáo dục ....................................................................................................... 41
2.1.3

Những điểm cần lưu ý trong văn hóa kinh doanh của người Trung

Quốc 42
2.1.3.1 Mối quan hệ ................................................................................................. 42
2.1.3.2 Qua người trung gian ................................................................................... 43
2.1.3.3 Đẳng cấp xã hội ........................................................................................... 43
2.1.3.4 Tư duy tổng hợp .......................................................................................... 43
2.1.3.5 Thể diện ....................................................................................................... 44
2.2 Tổng quan tình hình thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ........... 45
2.3 Phân tích yếu tố văn hóa trong hoạt động đàm phán thương mại với
thương nhân Trung Quốc ....................................................................................... 49

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị trước khi đàm phán ................................................. 49
2.3.1.1 Thiết lập mối quan hệ .................................................................................. 49
2.3.1.2 Mục tiêu và thái độ khi đàm phán của thương nhân Trung Quốc ............... 50
2.3.1.3 Hình thức đàm phán .................................................................................... 51
2.3.2

Giai đoạn đàm phán .................................................................................. 51

2.3.2.1 Giai đoạn gặp gỡ, chào hỏi khi bắt đầu cuộc đàm phán .............................. 51
2.3.2.2 Ngôn ngữ và phương thức giao tiếp trong quá trình đàm phán................... 53
2.3.2.3 Những chiến thuật, thủ thuật thường được người Trung Quốc áp dụng ..... 57
2.3.3

Việc ký kết hợp đồng và kết thúc cuộc đàm phán .................................. 60

2.3.3.1 Vấn đề ra quyết định .................................................................................... 60
2.3.3.2 Hình thức hợp đồng ..................................................................................... 61


2.3.3.3 Nội dung của hợp đồng............................................................................... 61
2.3.3.4 Văn hóa chiêu đãi sau đàm phán................................................................. 62
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN VỚI THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC
64
3.1
3.1.1

Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc.........................64
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023............64


3.1.1.1 Sự phát triển trong quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam –
Trung Quốc............................................................................................................... 64
3.1.1.2 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho một số ngành hàng....65
3.1.1.3 Các cam kết trong Hiệp định Thương mại chung giữa hai nước................66
3.1.1.4 Những hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa được phát triển và phổ biến .. 68
3.1.2

Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam................................................. 69

3.2 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán với
thương nhân Trung Quốc...................................................................................... 71
3.2.1 Những lưu ý mà doanh nghiệp cần trang bị trước khi xâm nhập thị
trường Trung Quốc................................................................................................ 71
3.2.2

Những cử chỉ, hành động cần lưu ý khi gặp mặt....................................76

3.2.3

Những lưu ý trong khi đàm phán............................................................ 77

3.2.3.1 Chuẩn bị và lựa chọn phiên dịch viên......................................................... 77
3.2.3.2 Kỹ năng truyền đạt thông tin....................................................................... 79
3.2.3.3 Phương pháp đối phó với những chiến thuật của người Trung Quốc.........81
3.2.3.4 Những chiến thuật có thể chủ động sử dụng............................................... 83
3.2.4

Sau khi kết thúc đàm phán....................................................................... 84

3.2.4.1 Lưu ý khi ra quyết định............................................................................... 84

3.2.4.2 Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng..................................................................... 84
3.2.4.3 Nghi thức kết thúc buổi đàm phán.............................................................. 86
3.3

Những kiến nghị đề xuất cho Nhà nước và các cơ quan ban ngành........86

3.3.1 Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan
trọng của văn hóa đến hoạt động đàm phán thương mại quốc tế......................86
3.3.2 Tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam –
Trung Quốc............................................................................................................. 87
KẾT LUẬN............................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACFTA

ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc

APEC


Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á

BRI

China’s Belt and Road Initiative

Sáng kiến “Vành đai và Con
đường”

BRICS

Brasil, Russia, India, China,
South Africa

Nhóm các nền kinh tế mới nổi
hàng đầu thế giới

CHNDTH


Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

CIIE

China International Import
Expo

Hội chợ nhập khẩu quốc tế
Trung Quốc

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

EPC

Hợp đồng thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi cơng

Engineering Procurement

xây dựng cơng trình
FDI

Foreign Direct Investment

and Construction

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Diễn đàn của 20 nền kinh
tế lớn gồm 19 quốc gia có nền

G-20

kinh tế lớn nhất (tính
theo GDP, PPP) và Liên minh
châu Âu (EU)

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội hay
Tổng sản phẩm nội địa


GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Sông Mekong Mở
rộng

ITC

International Trade Center

Trung tâm Thương mại Quốc

tế

MOC

Bộ Thương mại Trung Quốc

Ministry of Commerce

NCIF

Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia

NK

Nhập khẩu

PPP

Purchasing power parity

Sức mua tương đương

SCO

Shanghai Cooperation
Organization

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải


SWOT

Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats

Mơ hình trong phân tích kinh
doanh của doanh nghiệp

TCHQ

Tổng cục Hải quan

TCN

Trước Công nguyên

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc

USD


United States dollar

Đồng Đơ-la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
STT

Tên bảng biểu, biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 2.1 Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc

giai đoạn 2013 – 2017

34

2

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai
đoạn 2130 – 2018

35

3

Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất nhâp khẩu Việt Nam – Trung
Quốc giai đoạn

45

4

Bảng 2.1 Tần suất sử dụng các hành vi ngôn ngữ của các nhà
giao dịch, đàm phán ở Trung Quốc

56


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: Yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại với thương nhân Trung Quốc
và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả luận văn: Đỗ Thị Thùy Dung

Khóa: 24
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Luận văn đặt mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hoạt động đàm phán
thương mại quốc tế; văn hóa và các yếu tố của nó cũng như những tác động lên hoạt
động đàm phán. Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu sâu tìm hiểu văn hóa Trung Quốc và
những ảnh hưởng của nó lên hoạt động đàm phán thương mại với thương nhân
Trung Quốc. Cuối cùng, tổng kết triển vọng của hoạt động đàm phán với thương
nhân Trung Quốc và rút ra những lưu ý, bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt
Nam về khía cạnh văn hóa khi chuẩn bị cũng như tiến hành đàm phán thương mại
với thương nhân Trung Quốc.
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết gồm khái niệm, những đặc điểm của đàm
phán thương mại nói chung và đàm phán thương mại quốc tế nói riêng. Đàm phán là
quá trình đi đến thỏa thuận chung giữa hai hay nhiều bên, trong đó hoạt động đàm phán
thương mại quốc tế khá phức tạp do chịu ảnh hưởng bởi nền tảng văn hóa khác nhau
giữa các thành viên trên bàn đàm phán. Văn hóa do con người tạo ra, theo thời gian
hình thành và tích lũy, ảnh hưởng ngược lại lối sống, quan điểm và thái độ của người
chịu ảnh hưởng. Do đó, văn hóa có ảnh hưởng đến hoạt động đàm phán thương mại
quốc tế, cụ thể là trong các giai đoạn trước, trong và cả khi ký kết hợp đồng.

Mở đầu chương 2 tìm hiểu Trung Quốc với những nét đặc trưng văn hóa
phong phú và khác biệt của một quốc gia phương Đông. Trong kinh doanh, họ xem
trọng mối quan hệ, thể diện và đánh giá cao những thương vụ có người trung gian.
Trong giai đoạn trước khi đàm phán, những đặc trưng văn hóa Trung Hoa thể hiện
rõ nét lên mục tiêu và mối quan hệ cần thiết lập. Trong khi đàm phán, văn hóa có
ảnh hưởng từ nghi thức như trang phục, chào hỏi, xưng hô đến cách giao tiếp, diễn
đạt ý tưởng và thủ thuật sử dụng trong đàm phán. Văn hóa cũng góp phần quyết
định cách thức xây dựng hợp đồng và những hoạt động sau đàm phán.


Chương 3 cho thấy hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc những năm

qua luôn tăng trưởng với kim ngạch cao. Triển vọng hợp tác thương mại giữa hai nước
cũng cho thấy nhiều cơ hội từ những Hiệp định thương mại ký kết và sự tạo điều kiện
từ phía chính phủ trong chính sách và những hoạt động hỗ trợ giao lưu, tiếp xúc; bên
cạnh đó vẫn cịn nhiều thách thức chủ yếu từ kinh tế thế giới và tình hình chính trị.
Những bài học và lưu ý rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam theo từng giai đoạn. Khi
chuẩn bị đàm phán cần tìm hiểu đối tác và tự trang bị về kiến thức và đội ngũ. Trong
khi đàm phán cần có những tác phong, hành vi và ứng xử phù hợp, kiên nhẫn và bình
tĩnh ứng phó những thủ thuật của đối tác cũng như chủ động tìm cơ hội. Kỹ năng xây
dựng hợp đồng và tái thương lượng cũng như nghi thức sau ký kết cũng là những lưu ý
quan trọng góp phần làm cho buổi đàm phán thành công.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế
nói chung hay tầm nhìn của các doanh nghiệp trong nước tất yếu phải đi theo xu hướng
vươn ra thế giới. Mọi giao dịch, hợp tác hay thương vụ trong kinh doanh quốc tế đều
phải trải qua một quá trình đàm phán thương mại. Hoạt động đàm phán trong thương
mại quốc tế đóng vai trị rất quan trọng và ngày càng cần được quan tâm nhiều hơn bởi
các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngoài nước. Đàm phán không chỉ giải quyết
những quyết những mâu thuẫn và xung đột để đi đến một thỏa thuận mang lại lợi ích
chung mà cịn là một q trình tìm hiểu, tiếp xúc, cũng như xây dựng một mối quan hệ
kinh doanh vững chắc, tạo tiền đề cho những thương vụ tiếp theo.

Một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cũng như
kết quả của hoạt động đàm phán thương mại là văn hóa. Đặc trưng văn hóa của
quốc gia, tập thể tác động sâu sắc và đa dạng lên tính cách cá nhân, tác phong giao
tiếp và phong cách đàm phán của các nhà đàm phán đến từ nước ngoài. Mỗi dân tộc
với những nét đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức, phong tục tập quán

khác nhau sẽ có những qaun niệm, thái độ, tác phong khác nhau thể hiện rất rõ nét
trên bàn đàm phán. Nói cách khác, văn hóa là một trong những chìa khóa đạt được
một thỏa thuận hợp lí và xây dựng một mối quan hệ làm ăn từ hoạt động đàm phán.
Để có được một buổi đàm phán thành công với những đối tác khơng cùng quốc tịch,
việc nghiên cứu đặc trưng văn hóa quốc gia và phong cách đàm phán của đối
phương để có những lí giải và ứng xử phù hợp trong những tình huống đàm phán
phát sinh là rất cần thiết. Như vậy, hiểu được những phương diện mà văn hóa ảnh
hưởng lên q trình đàm phán với đối tác chính là một trong những nhân tố tạo ra
thắng lợi trong thương lượng quốc tế.
Hiệp định ACFTA chính thức ký kết vào tháng 11 năm 2002 tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho Trung Quốc và khối nước ASEAN có cơ hội hợp tác sâu rộng hơn trong
các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,
láng giềng lâu năm, và là quốc gia của những đối tác đầy tiềm năng trong nhiều lĩnh
vực kinh doanh. Nằm trong khối ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có


2
động lực nhiều hơn để xâm nhập và hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp đến từ quốc
gia đầy tiềm năng này. Trung Quốc là một trong những đất nước đông dân nhất thế giới
với nguồn lao động rẻ và dồi dào. Khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự
do, đất nước này đã có những thay đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị.

Trong cả hiện tại và tương lai, nhu cầu đàm phán với doanh nghiệp Trung
Quốc để ký kết những hợp đồng hợp tác trong kinh doanh rất thường xảy ra. Tuy
nhiên thực trạng cho thấy, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán
thương mại với đối tác Trung Quốc đều gặp nhiều khó khăn dẫn tới kết quả khơng
mong muốn do khơng nắm rõ văn hóa thương lượng của họ. Ở quốc gia này vẫn còn
tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của một đất
nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn
hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là

một điều quan trọng khi hợp tác với các doanh nhân người Hoa.
Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại
quốc tế nói chung và với thương nhân Trung Quốc nói riêng, cùng với nhu cầu về
kinh nghiệm và lưu ý cho doanh nghiệp nước nhà trước những cuộc thương lượng
phức tạp này, tác giả thực hiện luận văn với đề tài “Yếu tố văn hóa trong đàm phán
thương mại với thương nhân Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho doanh
nghiệp Việt Nam” với nội dung chính là tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, tập trung
vào nghiên cứu những yếu tố văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
đàm phán thương mại với thương nhân nước này. Từ đó, tác giả rút ra một số kinh
nghiệm và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán thương mại với đối
tác Trung Quốc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Trong nước:
“Tìm hiểu phong cách đàm phán Trung Quốc”, Vũ Dương Huân, Nghiên cứu
Quốc tế số 1-3/2012, nghiên cứu phong cách dân tộc trong đàm phán bị ảnh hưởng
bới ba nhón nhân tố gồm thành phần đồn đàm phán, định hướng giá trị khác nhau
như hệ tư tưởng, đạo đức, tơn giáo và nhóm nhân tố chiến thuật, thủ thuật đặc thù
trong ứng xử. Những nhóm nhân tố này tùy thuộc nền văn hóa mà có ảnh hưởng


3
mạnh hay yếu đến văn cảnh trong đàm phán. Những đặc điểm về lịch sử hình thành
quốc gia, tính cách con người và đặc điểm văn hóa về tơn giáo với những Học
thuyết, tư tưởng như Lợi ích và thực lực, Hợp tung và Liên hồnh, Viễn giao cận
đơng tác động đến phong cách đàm phán, ngoại giao của Trung Quốc. Đồng thời,
một số đặc điểm đặc trưng trong phong cách đàm phán Trung Quốc được phân tích.
“Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại với đối tác Trung Quốc
và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam” năm 2010 của tác giả Châu Thế Hữu tập
trung vào những vấn đề tổng quan về đất nức Trung Quốc, tìm hiểu và phân tích
những tiến triển trong quan hệ thương mại Việt - Trung, đồng thời khai thác các ảnh

hưởng của văn hóa đến q trình đàm phán thương mại với đối tác Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nghiên cứu hướng đến đánh giá ý thức doanh nghiệp đối với ảnh
hưởng của văn hóa trong đàm phán qua đó đề xuất một số kiến nghị đối với nhà
nước và bài học về mặt văn hóa giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện hiệu quả
trong quá trình đàm phán với Trung Quốc.
Giáo trình “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế” của PGS.TS Đoàn Thị
Hồng Vân, NXB Thống kê Hà Nội, năm 2006 và “Nghệ thuật đàm phán” của PGS
Nguyễn Văn Hồng năm 2005 là giáo trình đàm phán với nội dung chính gồm những
vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh quốc tế; kỹ năng
giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh quốc tế; đàm phán kinh doanh quốc tế giữa
các nền văn hoá khác nhau; và rút ra những bài học kinh nghiệm về đàm phán trong
kinh doanh. “Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh” của cùng tác giả
còn nhằm cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về đàm phán trong kinh doanh, kỹ
thuật đàm phán trong kinh doanh, đàm phán kinh doanh quốc tế giữa các nền văn
hoá khác nhau, các kiểu đàm phán, quá trình đàm phán trong kinh doanh, những
nguyên tắc và sai lầm trong đàm phán,…
* Ngoài nước:
“The Chinese Negotiation”, John L.Graham & N. Mark Lam, 2003, Harvard
Business Review nghiên cứu 8 nhân tố đặc trưng và ảnh hưởng đến đàm phán với
người Trung Quốc bao gồm mối quan hệ, người trung gian, địa vị xã hội, sự hòa hợp
giữa các cá nhân, tư tưởng tổng thể, sự tính tốn, mặc cả, thể diện và tính kiên trì


4
nhẫn nại. Nghiên cứu đề cập đến nguồn gốc của văn hóa Trung Hoa với những đặc
điểm đặc trưng về tổ chức xã hội và tính cách con người; bên cạnh đó cịn so sánh
phong cách đàm phán, quan điểm về giá trị và cách tiếp cận quy trình đàm phán
khác nhau giữa người Trung Quốc và người Mỹ.
“Negotiation: The Chinese style”, Tony Fang, 2006, Journal of Business and
Industrial Marketing. Trọng tâm của nghiên cứu này là phong cách đàm phán của

Trung Quốc thể hiện trong các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp lớn nước ngoài
với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Nghiên cứu này tiết lộ rằng phong
cách đàm phán của nhà đàm phán Trung Quốc là tổ hợp của: đường lối chỉ đạo của
Mao Trạch Đông, Nho giáo và chiến lược binh pháp Tôn Tử. Chiến lược đàm phán
của Trung Quốc về cơ bản là một sự kết hợp giữa hợp tác và cạnh tranh (được gọi là
chiến lược đàm phán coop-comp). Lòng tin là yếu tố quan trọng trong xu hướng
đàm phán và lựa chọn vai trò của họ. Khác với các nghiên cứu trước về phong cách
đàm phán của Trung Quốc có xu hướng mơ tả nhà đàm phán Trung Quốc là chân
thành hoặc lừa dối, nghiên cứu này chỉ ra rằng tồn tại một nghịch lý nội tại trong
phong cách đàm phán Trung Quốc; nhà đàm phán Trung Quốc có thể đàm phán vừa
chân thành vừa quyết đoán và họ thay đổi chiến lược đối phó tùy theo tình huống và
bối cảnh, tất cả phụ thuộc vào mức độ tin cậy giữa các đối tác với nhau.
“The importance of cultural differences in international business”, Marzena
Adamczyk, University in Wrocław, Poland, 2017, nghiên cứu này là hệ thống hóa
kiến thức về các đặc điểm và phân loại các nền văn hóa, xác định những quốc gia có
phong cách đàm phán chuẩn mực điển hình cho nền văn hóa mà họ đại diện. Tác giả
khẳng định sự khác biệt trong văn hóa trong nền kinh tế tồn cầu hóa ngày nay có
ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp trong bối cảnh quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro,
những doanh nhân muốn tham gia kinh doanh trên thị trừng mới cần cân nhắc đến
yếu tố văn hóa để có những chiến lược phát triển khác nhau.
Đề tài của tác giả nghiên cứu yếu tố văn hóa trong hoạt động đàm phán thương
mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh những năm gần đây,
cập nhật một số thay đổi trong bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội trong nước và quốc
tế; mục tiêu rút ra những lưu ý, kỹ thuật cần thiết để đàm phán thành công đứng từ


5
góc độ thương nhân Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố văn hóa trong hoạt động đàm phán vì mục

đích thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc.
4. Mục tiêu nghiên cứu
-

Khái quát lý thuyết về đàm phán thương mại, những yếu tố của văn hóa và tác

động của chúng lên hoạt động đàm phán với thương nhân Trung Quốc.
-

Đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam những lưu ý, biện pháp ứng xử và chủ
động để đàm phán thành công với đối tác người Trung Quốc.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu, trình bày các khái niệm, quy trình đàm phán thương mại; các nhân
tố tác động đến hoạt động đàm phán thương mại với đối tác là thương nhân
Trung Quốc.

-

Tìm hiểu đất nước Trung Quốc và những đặc trưng văn hóa; phân tích tác
động của những yếu tố văn hóa lên phong cách và quy trình đàm phán của
thương nhân Trung Quốc.

-

Đưa ra đánh giá về cơ hội và thách thức của hoạt động đàm phán thương mại
Việt Nam – Trung Quốc; rút ra những lưu ý, quy tắc ứng xử, chiến thuật cơ
bản có thể áp dụng cho thương nhân Việt Nam trên bàn đàm phán với đối tác

Trung Quốc.

6. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: 2013 - 2018

-

Đối tượng: giới hạn ở hoạt động đàm phán giữa thương nhân Việt Nam và
Thương nhân Trung Quốc, đàm phán vì mục đích thương mại, khơng bao
gồm Chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ, hoạt động đàm phán ngoại giao…

-

Khơng gian: nghiên cứu hoạt động đàm phán thương mại trong giới hạn ở
hai nước Việt Nam và Trung Quốc.


6
7. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện bài viết này là phân tích thơng
qua thu thập, tổng hợp thơng tin từ sách, tạp chí, nghiên cứu khoa học, tài liệu mạng
trong và ngoài nước nhằm tổng kết các khái niệm và rút ra những đặc điểm văn hóa
đặc trưng của Trung Quốc và tác động của nó lên các giai đoạn, phương diện của
hoạt động đàm phán, những kinh nghiệm rút ra khi đàm phán với thương nhân
Trung Quốc. Đồng thời, người viết tiến hành thống kê dữ liệu thứ cấp từ báo cáo
của Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới và các chuyên trang thống kê quốc tế
khác…; từ đó tiến hành xử lý và phân tích, tổng hợp lại thành dữ liệu dạng bảng,
biểu đồ để đưa ra so sánh, đánh giá về điều kiện kinh tế Trung Quốc và tình hình

quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và phụ lục, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán
thương mại quốc tế.
Chương 2: Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán thương mại với
thương nhân Trung Quốc.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động đàm phán với thương nhân Trung Quốc.


7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VĂN
HÓA ĐẾN ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1

Tổng quan về đàm phán thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm đàm phán
Đàm phán xuất hiện thường xuyên và phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng
ta, dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Những mâu thuẫn, xung đột phát sinh,
nhu cầu lợi ích cần đảm bảo hoặc đạt được, mong muốn hợp tác, kết hợp với bên khác
để đạt được lợi ích chung… là những tiền đề làm phát sinh đàm phán. Hoạt động đàm
phán được nghiên cứu từ lâu đời và định nghĩa bằng nhiều cách thức như sau.

Ởphương Tây, đàm phán xuất phát từ tiếng Latinh neg (khơng) và otsia (giải
trí) đề cập đến các thương gia, khơng giống như các q tộc, khơng có thời gian
rảnh rỗi với sự siêng năng của họ; ban đầu, nó mang ý nghĩa của kinh doanh (le
négoce bằng tiếng Pháp). Cho đến thế kỷ 17, nó mang ý nghĩa ngoại giao như một

cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người hoặc các bên nhằm đạt được kết quả có lợi,
nơi xung đột tồn tại đối với ít nhất một trong những vấn đề này. Do đó, đàm phán là
một quá trình kết hợp các vị thế khác nhau vào một thỏa thuận chung theo một quy
tắc quyết định nhất trí.
Từ điển Cambridge định nghĩa khái niệm đàm phán - negotiation: the process of
discussing something with someone in order to reach an agreement with them, or the
discussions themselves (đàm phán là q trình thảo luận một điều gì đó với những
người nào đó để đạt được một thỏa thuận với họ, hoặc là chính các cuộc thảo luận).
Đàm phán cịn được định nghĩa là hành vi và quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên
tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng,
để đi đến một thỏa thuận thống nhất (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009).

Như vậy, đàm phán là một quá trình giữa hai hay nhiều bên nhằm giải quyết
một vấn đề mà giữa các bên đang tồn tại những quyền lợi có thể chia sẻ hoặc những
quyền lợi đối kháng nhau; mục tiêu của đàm phán là một thỏa thuận giúp mỗi bên
đạt được điều mình mong muốn.
Trong kinh doanh, vấn đề đàm phán được xem xét và thực hiện với yêu cầu


8
cao hơn, họ cho rằng kết quả là việc đạt được một thỏa thuận rất quan trọng nên
không quá cố chấp bác bỏ hay nhượng bộ hoàn toàn những điều mà đối tác đàm
phán đưa ra. Do đó, đàm phán trong kinh doanh là một quá trình cho và nhận tự
nguyện, trong đó cả hai bên đều điều chỉnh các đề xuất và kỳ vọng của mình để tiến
đến gần nhau hơn.
Có ba kiểu đàm phán được phân loại dựa trên cách thức, phương hướng mà
một bên lựa chọn thực hiện để đạt được mục tiêu đàm phán của mình; từ đó đạt
được kết quả mong muốn.
Kiểu đàm phán Thắng - Thắng (Win - Win) là kiểu đàm phán mà các bên có
xu hướng hợp tác với nhau để đạt được lợi ích lớn nhất bằng cách phân tích cơng

việc và mối quan hệ để trao đổi, nhượng bộ, cố gắng tạo ra nhiều lợi ích cho các
bên. Thơng tin được trao đổi mở giữa các bên, không che giấu hoặc tung tin sai sự
thật những thông tin quan trọng. Việc bày tỏ quan điểm, mục tiêu của mình và lắng
nghe, xem xét mục tiêu của đối phương là rất quan trọng nhằm tìm ra giải pháp giúp
thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Các bên hiểu rằng giữa họ có những điểm chung
nhưng cũng có sự khác biệt, mâu thuẫn cần được thảo luận, thu hẹp khoảng cách để
tiến đến một sự đồng thuận chung mà hai bên có thể chấp nhận được bằng sự chân
thành, thấu hiểu và nỗ lực. Kết quả đàm phán thiên về việc lợi ích các bên sẽ ít
nhiều được đảm bảo, xuất phát từ thiện chí tìm ra giải pháp giải quyết mối quan tâm
chung, vì cùng mục tiêu hợp tác tạo lợi nhuận.
Đàm phán Thắng – Thua (Win – Lose) là kiểu đàm phán mà người đàm phán
đưa ra lập trường rất cứng rắn, và tìm mọi cách bảo vệ lập trường của mình và đàn
áp đối phương. Người đàm phán tập trung bảo vệ bằng được lập trường đưa ra, tạo
sức ép, cương quyết không chịu nhượng bộ. Nhà đàm phán với quan điểm phải
thắng có thể thành cơng một cách nhanh chóng bằng ưu thế và sự kiên quyết của
mình. Ngược lại, kiểu đàm phán này dễ khiến cho mối quan hệ giữa hai bên chỉ
mang tính đơn phương, tạm thời. Khi đối tác cảm thấy bị thiệt thòi, dù có đàm phán
thành cơng hay khơng thì đối tác cũng không muốn quay trở lại hợp tác lần thứ hai,
nên rất dễ mất mối quan hệ và gây ấn tượng không tốt.
Kiểu đàm phán Thua – Thua (Lose - Lose) là kiểu đàm phán mà người đàm phán



×