Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

HOÀNG THỊ PHƯỢNG

THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ TÁC HẠI CỦA LẠM DỤNG RƯỢU BIA Ở MỘT SỐ
VÙNG SINH THÁI CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

HOÀNG THỊ PHƯỢNG

THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ TÁC HẠI CỦA LẠM DỤNG RƯỢU BIA Ở MỘT SỐ
VÙNG SINH THÁI CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Y tế cơng cộng
Mã số:



62.72.76.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển

TS. Đàm Viết Cương

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Phượng


Lời cảm ơn
Trong quỏ trỡnh hc tp, nghiờn cu tụi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
cá nhân, tập thể, các Thầy Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn tới các
Thầy hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương; TS Đàm Viết Cương, nguyên Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính
sách Y tế đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình và động viên tơi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Đào tạo SĐH và QLKH, Viện Vệ sinh Dịch

tễ Trung ương – Cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Dương Huy Liệu, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch – Tài Chính, Bộ Y tế, Trưởng Dự án thành phần – Chương trình HTYT Việt
Nam- Thụy Điển và TS Nguyễn Hồng Long, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài
chính, Bộ Y tế đã hỗ trợ kinh phí và điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn ThS Vũ Thị Minh Hạnh, phó Viện trưởng và các bạn
đồng nghiệp Khoa Xã hội học Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tham gia
nghiên cứu cùng tơi và giúp đỡ tơi trong q trình phân tích số liệu và viết luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Lê Quang Cường,Viện trưởng, ThS Trần
Thị Mai Oanh, phó Viện trưởng, ThS Nguyễn Khánh Phương, Trưởng khoa Kinh tế
Y tế và các bạn đồng nghiệp,Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu, học tập. Tôi
xin chân thành cảm ơn và coi đây là thành quả chung đã đạt được trong những
năm qua.
Xin trọng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của Ủy ban Nhân dân các cấp, các
ngành, các đoàn thể xã hội và đặc biệt là ngành y tế tại những địa phương nghiên cứu.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng đối với những người thân
u trong gia đình, bạn bè, ln là nguồn khích lệ to lớn của tơi, đã dành cho tơi sự
động viên, chia sẻ về tinh thần, thời gian và cơng sức giúp tơi vượt qua mọi khó
khăn trong q trình học tập và nghiên cứu.
NCS Hồng Thị Phượng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại
nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Uống rượu bia với mức độ

hợp lý có thể giúp kích thích tiêu hoá, ăn uống ngon miệng, cung cấp dinh
dưỡng, bồi bổ cơ thể, đồng thời tạo được cảm xúc hưng phấn, tinh thần thoải
mái, phấn chấn. Tuy nhiên, rượu bia lại là chất kích thích, gây nghiện, do vậy
người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến
tình trạng lạm dụng rượu bia. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho sức khoẻ cộng đồng và xã hội. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới
đã chứng minh rằng lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ đối với nhiều bệnh tật
và có mối liên quan với hơn 60 loại bệnh khác nhau [129],[130]. Rượu bia đứng
hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên tồn cầu. Tổ chức Y
tế Thế giới ước tính hàng năm rượu bia và các vấn đề sức khoẻ liên quan đến
rượu bia là nguyên nhân làm cho 1,8 triệu người chết, chiếm 3,2% trong tổng số
tử vong toàn cầu, tương đương 58,3 triệu năm sống khỏe mạnh được hiệu chỉnh
do chết non và tàn tật (DALYs) [149]. Lạm dụng rượu bia cịn khiến cho con
người khơng làm chủ được hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã
hội nghiêm trọng như: nghèo đói, tai nạn giao thơng, bạo lực, tội phạm, tự tử...
Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các
nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu bia
(bao gồm cả việc dung nạp và giải quyết hậu quả do rượu bia gây ra) thường
chiếm từ 2% đến 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) [146].
Ở nước ta trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế, xã hội đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, xu hướng sử
dụng rượu bia ngày càng tăng. Tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan ở một số nơi
đã góp phần làm cho trật tự an tồn xã hội, an tồn giao thơng trở thành những
vấn đề đáng báo động.


2

Tuy nhiên, tương tự như nhiều nước đang phát triển, ở Việt Nam các số liệu
liên quan đến mức độ sử dụng, lạm dụng và tác hại của rượu bia vẫn chưa được

quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Gần đây một số nghiên cứu về rượu bia và các vấn đề
liên quan đến rượu bia mới được thực hiện như nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần
Trung ương, Viện Sức khoẻ Tâm thần, Uỷ ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội...
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới được thực hiện với quy mơ nhỏ mang tính chất
thăm dị tại một số địa phương, chưa phản ánh được một cách tồn diện và đầy đủ
về mơ hình sử dụng, lạm dụng rượu bia, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của việc
lạm dụng rượu bia ở nước ta, các giải pháp, chính sách phịng chống lạm dụng rượu
bia cũng chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng,
các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của việc lạm dụng rượu bia ở một số vùng
sinh thái của Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng và lạm dụng rượu bia trong cộng đồng 3 tỉnh
Sơn La, Thanh Hóa và Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2005.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng và tác hại của việc lạm dụng rượu
bia tại 3 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Bà Rịa – Vũng Tàu.


3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan
1.1.1. Khái niệm về rượu
Có nhiều định nghĩa về rượu. Theo thành phần và cấu tạo hố học thì
“Rượu là một hợp chất hữu cơ chứa các bon, hydro và oxy với cơng thức
C2H6O”.
Q trình sinh ra rượu diễn ra phổ biến trong tự nhiên, trong đời sống và
trong công nghiệp. Rượu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp làm dung
môi, chất chống đông, nguyên liệu sản xuất một số hóa chất và nhiên liệu. Trong
đời sống rượu được dùng làm đồ uống, được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên
men tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả và ngũ cốc.

Trong lĩnh vực tâm thần học, rượu được coi là một loại thuốc tác dụng
mạnh, có thể gây nhiễm độc cấp diễn (gây lên say rượu thông thường hoặc say
rượu bệnh lý) hoặc nhiễm độc mãn tính gây hại cho nhiều cơ quan phủ tạng ảnh
hưởng lớn đến sức khoẻ, cả cơ thể lẫn tâm thần, nếu bị lạm dụng [36].
1.1.2. Phân loại về rượu:
Có thể phân loại rượu theo các tiêu chí khác nhau như sau:
• Theo mục đích sử dụng: rượu được chia làm 2 loại:
+ Rượu dùng để sản xuất (dung môi, chất tẩy...) được sản xuất với khối
lượng lớn, giá thành rẻ
+ Rượu dùng để uống
• Theo nguyên liệu và cách thức chế tạo: Đồ uống có cồn được chia theo nồng
độ cồn có bên trong đồ uống, gồm 5 loại như sau:
+ Brandy: chưng cất từ nước hoa quả, có nồng độ từ 40-50%
+ Whisky: chưng cất từ ngũ cốc có nồng độ 40-55%
+ Rum: chưng cất từ các loại hoa quả có hàm lượng đường cao với nồng
độ từ 40-55%


4

+ Rượu vang/vang đỏ/rượu nấu/rượu sâm banh được sản xuất từ quả
nho, đào, sơri có nồng độ từ 10-22%
+ Bia được sản xuất từ ngũ cốc, có nồng độ từ 4-8% [109]
+ Ở Việt Nam có rượu “tự nấu” hay còn gọi là “rượu trắng”, “rượu quốc
lủi”, “rượu nút lá chuối”, được chưng cất thủ công từ gạo, ngô, khoai,
sắn, có nồng độ từ 30-50%
• Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG): Các loại đồ uống có chứa cồn được
chế biến qua quá trình lên men và chưng cất được chia làm 3 loại như sau:
+ Bia: thường có độ cồn 5%
+ Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%

+ Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%
1.1.3. Đơn vị rượu/cốc/chén chuẩn
“Đơn vị rượu” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia
với nồng độ khác nhau. Hiện chưa có một quy ước hay thoả thuận nào về việc
xác định một “đơn vị rượu chuẩn” chung cho mọi quốc gia, tuy nhiên gần đây
các nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn “Đơn vị rượu” thường có từ 8-14
gam rượu nguyên chất chứa trong dung dịch đó [104]. Đơn vị rượu (1 unit of
alcohol) hay được áp dụng nhất là đơn vị tương đương với 10g rượu nguyên chất
chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị rượu (sẽ tương đương: 1 lon bia
330ml 5%, 1 cốc rượu vang 125ml nồng độ 11%, 1 ly rượu vang mạnh 75ml
nồng độ 20%, 1 chén rượu mạnh 40ml nồng độ 40%) [104].
1.1.4. Mức an toàn trong sử dụng rượu bia
Mức độ an toàn trong sử dụng rượu bia được đề ra trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu về các nguy cơ do rượu bia gây ra đối với sức khoẻ. Mức độ được
coi là an tồn là khơng q 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2 đơn
vị rượu/ngày đối với nữ [103]. Với mức độ dung nạp này hậu quả của rượu bia
đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu. Nhiều nước trên thế giới đã tuyên
truyền rộng rãi trong nhân dân những khuyến nghị về mức độ sử dụng rượu bia


5

an tồn. Mức độ này được tính theo ngày hoặc tuần, rất khác nhau giữa các quốc
gia và thường có sự khác biệt đối với nam và nữ: với nam từ 20-24g/ngày (Cộng
hòa Séc, Phần Lan, Nhật Bản...) đến trên 40g/ngày (Australia, Mỹ, New
Zealand), với nữ từ 16-24g/ngày (Cộng hòa Séc, Australia, Italia...) đến 3940g/ngày (Hà Lan, New Zealand). Có hai quốc gia không phân biệt lượng rượu
sử dụng/ngày giữa nam và nữ (Hà Lan,Thụy Điển). Những quốc gia có khuyến
nghị sử dụng lượng rượu cao trong ngày thường hạn chế lượng rượu theo tuần
như New Zealand (60g/ngày hoặc 210g/tuần đối với nam, 40g/ngày hoặc
140g/tuần đối với nữ ) [104].

1.1.5. Sử dụng rượu bia
Sử dụng rượu bia là việc uống rượu bia. Rượu bia được sản xuất nhờ quá
trình lên men tinh bột hoặc đường có nhiều trong hoa quả và ngũ cốc [152].
1.1.6. Lạm dụng rượu bia
Khái niệm về lạm dụng rượu bia: uống rượu dù chưa nghiện vẫn có thể
hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu với mức độ khơng thích hợp dẫn đến sự biến đổi
về chức năng hoặc xuất hiện một số dấu hiệu về lâm sàng thì được coi là lạm
dụng rượu [36]. Tiêu chuẩn xác định lạm dụng rượu bia: theo quy chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới, phụ nữ uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc hơn 2 đơn
vị rượu mỗi ngày; nam giới uống trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc hơn 3 đơn vị
rượu mỗi ngày được coi là lạm dụng rượu bia [35].
1.1.7. Uống rượu bia quá chén
Theo định nghĩa của Viện Nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng rượu bia và
nghiện rượu bia của Hoa Kỳ, uống rượu bia quá chén là: nam uống từ 5 đơn vị
rượu nguyên chất trở lên trong 1 lần uống; nữ uống từ 4 đơn vị rượu trở lên trong
một lần uống, ít nhất một lần trong hai tuần qua [107].
1.1.8. Nghiện/lệ thuộc rượu bia
Nghiện rượu theo ý niệm xã hội là sự thèm muốn (nhu cầu mãnh liệt về
uống rượu), mất kiểm sốt (khơng thể ngừng uống rượu mặc dù rất muốn thế),


6

tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất và xuất hiện dấu hiệu suy thoái
[36]. Năm 1992, trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD-10), TCYTTG đã
liệt kê nghiện rượu nằm trong nhóm bệnh lý nghiện chất Toxicomanie được mã
hóa từ F10-F19 với những tiêu chí nhận diện khá cụ thể như sau:
+ Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu
+ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng: thời gian bắt đầu, thời
gian kết thúc, mức sử dụng

+ Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng sử dụng rượu hoặc giảm liều
+ Tăng mức độ dung nạp
+ Dần dần sao nhãng những thú vui hoặc sở thích trước đây
+ Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rượu đối với cơ thể và
tâm thần.
Khi có từ 3 biểu hiện nêu trên trở lên trong vòng 1 năm sẽ được chẩn đoán
là nghiện rượu bia. Tuy nhiên, q trình nghiện rượu bia diễn ra chậm, khó nhận
biết và qua 4 giai đoạn bao gồm giai đoạn triệu chứng, giai đoạn tiền nghiện, giai
đoạn nguy kịch và giai đoạn mãn tính [34], [147].
1.2. Tình hình sử dụng, lạm dụng rượu bia ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Tình hình sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất rượu bia trên thế giới
Rượu bia là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người.
Việc sản xuất những mặt hàng này đã có q trình phát triển lâu đời trên thế giới,
những sản phẩm lên men từ lúa mạch ở châu Âu, và lúa gạo ở châu Á đã được biết
từ hàng ngàn năm trước đây.
Trong 10 năm cuối của thế kỷ XX, ngành công nghiệp bia trên thế giới đã
tăng trưởng từ 2% đến 8%/năm. Bước sang năm 2001, tổng sản lượng bia đã
vượt qua con số 140 tỷ lít. Hiện nay, châu Mỹ là nơi sản xuất bia nhiều nhất thế
giới, vượt qua sản lượng bia của toàn châu Âu. Tại châu Á, trong những năm gần
đây, thị trường bia cũng đã có những bước phát triển nhảy vọt, sản lượng bia


7

tồn châu lục hiện đã tăng lên gấp đơi so với 10 năm về trước, dẫn đầu là Trung
Quốc - nước sản xuất bia nhiều thứ 2 trên thế giới. Theo dự đốn của các nhà
chun mơn, sản lượng bia của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 21% sản lượng bia
toàn cầu vào năm 2010. Các nước Đông Nam Á hiện cũng đang được các nhà
đầu tư về sản xuất rượu bia đặc biệt quan tâm vì đây là những thị trường giàu

tiềm năng, có mật độ dân số cao, thời tiết nóng ẩm và nền kinh tế đang phát
triển. Đối với ngành công nghiệp rượu, Pháp và các nước Nam Mỹ vẫn luôn
đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ với mức tăng trưởng đạt 3% [45] . Biểu đồ 1.1
dưới đây cho thấy rõ, việc sản xuất và cung cấp rượu bia tồn cầu đã khơng
ngừng gia tăng trong vòng 1 thập kỷ qua, đặc biệt là rượu mạnh, sau đó đến bia.
Rượu vang (rượu nhẹ) cũng có xu hướng tăng mạnh vào những năm đầu của thế
kỷ XXI [148].

100
90

70
60
50
40
30
20
10

20
00

19
97

19
94

19
91


19
88

19
85

19
82

19
79

19
76

19
73

19
70

19
67

19
64

0
19

61

Triệu hectolitres

80

Năm
Bia

Rượu mạnh

Rượu vang

Khác

Biểu đồ 1.1: Tình hình sản xuất và cung ứng rượu bia toàn cầu


8

1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rượu bia trên thế giới
Việc ước tính mức độ tiêu thụ rượu bia thường dựa vào số liệu sản xuất và
lưu thông. Lượng rượu bia tiêu thụ thực tế thường lớn hơn nhiều so với số lượng
được báo cáo vì có một lượng lớn rượu bia không được đăng ký do nhập khẩu
bất hợp pháp (buôn lậu) hoặc do dân tự sản xuất, đặc biệt nhiều ở châu Phi một
số nghiên cứu đã ước tính lượng rượu bia tiêu thụ không đăng ký ở Nam Phi là
khoảng 85%, Tanzania 90% và Kenya 85% [148]...
Các nước ở khu vực châu Âu có mức độ sử dụng rượu bia cao nhất trên thế
giới. Mức độ sử dụng của hầu hết các nước ở khu vực này vượt trội hơn so với các
nước đang phát triển có mức tiêu thụ khoảng 2 lít rượu/đầu người dân/năm. Đối với

38 nước có số liệu báo cáo năm 1998 thì mức độ tiêu thụ bình qn đầu người/năm là
7,3 lít, thấp nhất là 0,9 lít/người/năm (Azerbaijan, Israel), cao nhất là 13,3
lít/người/năm (Luxembourg) [148]. Mức độ sử dụng rượu không đăng ký khá cao ở
một số quốc gia như Macedonia (14,5 lít/người), Ucraina (11,5 lít/người)...
Tại khu vực Đơng Nam Á, mức độ tiêu thụ rượu bia có xu hướng tăng
trong vịng 10 năm (1990-2000). Mức độ tiêu thụ rượu bia trung bình người/năm
ở các nước này là 2 lít. Thái Lan và Trung quốc là hai quốc gia có mức tiêu thụ
rượu bia cao nhất và tăng nhanh nhất so với các quốc gia khác cùng khu vực (lần
lượt là 13,58 lít và 5,16 lít/người/năm). Tuy nhiên, số liệu thực tế cao hơn rất
nhiều so với số báo cáo vì có một số lượng lớn lượng rượu bia tiêu thụ không
đăng ký do rượu tự nấu và rượu nhập lậu. Ví dụ như ở Việt Nam, sản lượng rượu
tự nấu chiếm tới 90% lượng rượu tiêu thụ hàng năm, nhưng loại rượu này hiện
nay khơng ai kiểm sốt [45].
Khi so sánh số liệu rượu tiêu thụ đăng ký được của 32 nước châu Âu trong
vòng 10 năm, Nina Rehn cũng phát hiện ra rằng khuynh hướng sử dụng rượu bia
rất khác nhau giữa các nước. Có những nước số lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên
như Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 175%), Liên Xô cũ (79%), Belarus (67%), Ai Len (56%),
Latvia (45%), và Cộng hòa Séc (26%), các nước thuộc khu vực châu Á- Thái


9

Bình Dương. Một số quốc gia có xu hướng giảm lượng rượu bia tiêu thụ như
Bulgary, Estonia, Italy, Switzerland, Ukraine. Tuy nhiên, ở Estonia và Ukraine
số lượng rượu bia tiêu thụ không đăng ký được lại rất cao. Một số nước có xu
hướng ổn định như: Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Anh, Hà Lan.... Các nước ở khu
vực Trung và Nam Mỹ, khu vực Cận Shahara châu Phi cũng có xu hướng giảm
nhẹ [111]. Các nước châu Âu chủ yếu sử dụng rượu vang và bia được sản xuất
công nghiệp với sản lượng lớn bởi các cơng ty, tập đồn lớn, có truyền thống lâu
đời như rượu vang Pháp, rượu wishky của Anh, các công ty bia xuyên quốc gia

như Heineken, Carlsberg...
Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển chủ yếu sử dụng các loại rượu
bia truyền thống do chính nước họ sản xuất (thường là những loại rượu/bia tự
nấu tại nhà hoặc sản xuất thủ cơng). Ví dụ, người Hàn Quốc thường uống rượu
soju và rượu makkolli, Nhật Bản uống rượu Sake, Việt Nam uống rượu trắng,
Malaysia uống rượu Arak, Toddy hay Samsu… Tuy nhiên, tại các nước đang
phát triển, khuynh hướng sử dụng các đồ uống sản xuất công nghiệp bởi các
công ty đa quốc gia đang dần tăng lên do q trình tồn cầu hố. Chỉ riêng 10
công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới (phần lớn có trụ sở chính tại châu Âu và
Mỹ) đã sản xuất tới 42% lượng bia trên toàn thế giới.
1.2.1.3. Tình hình sử dụng rượu bia trên thế giới
Mơ hình sử dụng rượu bia chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố kinh tế,
xã hội [60], [102]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mơ hình sử dụng rượu
bia rất khác nhau giữa các quốc gia, giữa các nhóm tuổi, giới, và mức độ sử
dụng. Ước tính 1/3 dân số thế giới (hơn 2 tỉ người) có sử dụng rượu bia. 80% số
người trên 15 tuổi ở Tây Âu, Đông Âu và các nước phát triển ở Tây Thái Bình
Dương, 57% dân số ở các nước đang phát triển có sử dụng rượu [65], [74],
[150]. Theo kết quả điều tra quốc gia hộ gia đình ở Mỹ năm 2001, 84% dân số
Mỹ trên 12 tuổi đã từng uống rượu. Tại Scotland, nam sử dụng rượu bia nhiều
hơn nữ ít nhất 1 lần/1 tuần (nam: 73%, nữ 59%), người già sử dụng rượu nhiều


10

hơn đối tượng trẻ, 29% nam giới ở lứa tuổi 65-74 uống rượu trên 5 ngày/tuần, tỷ
lệ này trong nhóm từ 16-24 tuổi chỉ có 9% [51]. Ở Canada, 82% nam giới và
76,8% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu [76], ở New Zealand, tỷ lệ này lần lượt
là 88% và 83% [48]. Tại Nga và Ukraina tỷ lệ sử dụng rượu bia chiếm khá cao ở
cả nam và nữ (90%) [119].
Tại các nước đang phát triển những người uống rượu bia chủ yếu là nam

giới, tỷ lệ nữ giới sử dụng rượu bia thấp hơn, trong khi ở các nước phát triển nữ
giới sử dụng rượu bia gần tương đương với nam giới. Điều này được lý giải rằng
ở các nước phát triển nữ giới bình đẳng hơn so với các nước đang phát triển, văn
hóa (phong tục tập quán, tôn giáo...) của mỗi nước, mỗi dân tộc cũng tác động
đến mơ hình sử dụng rượu bia. Tại khu vực Đơng Nam Á, ước tính khoảng 45%
nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, trong khi ở nữ tỷ lệ này chỉ có 5% [85].
58,3% nam giới ở Ấn Độ có uống rượu, số nữ giới uống rượu chỉ chiếm 1,5%.
Malaysia là một quốc gia phần lớn dân số theo đạo Hồi nhưng số liệu điều tra
cho thấy 12% dân số có uống rượu bia, trong đó chủ yếu là nam giới. Lào,
19,2% nam giới và 5,3% nữ giới uống rượu bia. Bangladesh và Ấn Độ (26% ở
nam và 4% ở nữ) [85]. Một nghiên cứu tiến hành tại 5 tỉnh của Trung Quốc trên
23.842 đối tượng trong độ tuổi từ 15 đến 65 cho kết quả 82,6% nam giới có uống
rượu. Có 16,1% nam giới uống rượu hàng ngày. Lứa tuổi uống rượu nhiều nhất
là 30-49 tuổi, có trình độ học vấn phổ thơng trung học trở lên. Tỷ lệ nghiện rượu
trong nhóm nam giới là 6,6% [145].
1.2.1.4. Tình hình lạm dụng rượu bia trên thế giới
Lạm dụng rượu bia: Theo số liệu báo cáo toàn cầu về rượu bia của
TCYTTG năm 2004 tại 42 nước, tỷ lệ người lạm dụng rượu bia tuổi từ 18 trở lên
rất khác nhau giữa các quốc gia. Tỷ lệ lạm dụng ở nam giới: cao nhất là trên
50% ở Cambodia và Georgia, 5 quốc gia có tỷ lệ từ 22% trở lên (Cộng hòa Séc,
Nhật Bản, Nigenia; Uganda và Vương quốc Anh); 5 nước có mức độ lạm dụng
từ 16,6% đến 20.0% (Áo, Brazil, Bulgaria, Mexico), còn lại 32 quốc gia có mức


11

lạm dụng rượu bia từ 1,1% lên đến 10,8%. Ở hầu hết các nước, tỷ lệ lạm dụng
rượu bia ở nữ đều thấp hơn nam giới rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số nước tỷ
lệ lạm dụng ở nữ giới cao hơn nam giới như ở Anh (nữ 42,0% và nam là 39%);
Nigeria (nữ là 36,1%, nam là 27,8%); Brazil (nữ 18,8%, nam là 17,8%) [143]…

Uống quá chén: Số liệu của một số nước đã cho thấy tỷ lệ người uống quá
nhiều rượu trong một lần uống đến mức say xỉn trong số những người sử dụng
rượu. Những nghiên cứu gần đây nhất đã đưa ra tỷ lệ những người sử dụng rượu
đến say xỉn như là một chuẩn mực đối với đàn ông và cả nữ giới là khoảng 32%
ở Ireland [119]. Tỷ lệ này ở New Zealand năm 2000 là 19% đối với nam và 9%
với nữ ít nhất 1 tuần/lần [72], ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là 63,4%
nam và 57,8% nữ uống quá chén trong số những người uống rượu bia [105]. Tại
châu Phi, một nghiên cứu ở Nigeria cho biết có 52% nam và 40% nữ uống rượu
quá chén trong một năm, trong số những người uống rượu thì việc uống quá
chén được thực hiện thường xuyên [79]. Một cuộc điều tra tương tự được tiến
hành ở Uganda cũng chỉ ra rằng có 46% nam và 17,6% nữ uống rượu bia quá
chén [138].
Nghiện rượu: Dựa theo phân loại quốc tế ICD-10, báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (2004) cũng đã xác định tỷ lệ nghiện rượu của những người trưởng
thành tuổi từ 18 trở lên của một số quốc gia. Mỗi quốc gia có mơ hình nghiện
rượu riêng theo giới và theo nhóm tuổi. Một số quốc gia có tỷ lệ người nghiện
rượu rất cao như ở Nam Phi (27,6% nam và 9,9% nữ); Ba Lan (23,3% nam và
4,1% nữ); Peru (17,8 nam và 4,3% nữ); Pháp (nam 13,3% và nữ là 4,1%) trong
khi tỷ lệ này rất thấp, khoảng 0,1-1% ở Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia, Các
tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập [143].
Thanh niên, vị thành niên với rượu bia cũng là vấn đề đáng báo động ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Uống rượu để say được coi như là “một sở thích”
hoặc để “thể hiện mình” của một số nhóm thanh niên. Ở các nước phương Tây,
những năm gần đây xuất hiện hiện tượng thanh thiếu niên uống một lượng lớn


12

rượu mạnh trong thời gian ngắn để nhanh chóng vào trạng thái say ngày càng
nhiều. Đáng lo ngại hơn, những con “ma men” thời hiện đại ngày càng “trẻ hóa”

[92]. Tại Pháp, tuổi trung bình của thanh thiếu niên uống rượu lần đầu tiên đã
giảm xuống còn 12 tuổi, 57% thiếu niên 17 tuổi thừa nhận đã từng say xỉn, trong
đó 11% cho biết thường xuyên uống rượu và khoảng 10% khẳng định từng say
xỉn ít nhất 10 lần trong năm qua. Trong giai đoạn từ 2004 - 2007, số thanh thiếu
niên người Pháp tuổi 15 - 24 và cả lứa tuổi dưới 15 phải nhập viện do say xỉn
tăng 50%. Tại Australia, cứ 10 thanh thiếu niên tuổi từ 12 - 17, có một người
uống rượu q chén ít nhất một lần/tuần. Khoảng 13% thanh thiếu niên lái xe khi
say rượu và 16% thanh thiếu niên đến trường trong trạng trái say xỉn. Đáng chú
ý “phái yếu” cũng ngày càng tỏ ra không muốn thua kém nam giới trong chuyện
uống rượu. Số liệu thống kê của cảnh sát Anh công bố đầu tháng 5-2008 cho
thấy số phụ nữ nước này bị bắt vì say rượu và gây mất trật tự đã tăng hơn 50%
trong vòng 5 năm qua (2003-2008). Theo báo cáo về tình hình rượu bia tồn cầu
(2004), những nước có tỷ lệ trẻ vị thành niên lạm dụng rượu bia khá cao là Đan
Mạch, Canada, Hà Lan, Hungary, Vương quốc Anh [143]…
1.2.2. Tình hình sử dụng, lạm dụng rượu bia ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ xa xưa người Việt cổ đã biết sử dụng ngũ cốc nấu chín để
làm rượu từ các loại men có sẵn trong tự nhiên (Men lá ở vùng rừng núi, những thứ
nấm và men sẵn có ở vùng đồng bằng) và rượu được sản xuất theo phương pháp thủ
công vẫn tồn tại từ đó cho đến nay. Rượu, bia được sản xuất theo phương pháp
công nghiệp xuất hiện ở Việt Nam từ thời kỳ Pháp đô hộ với sự có mặt của các
cơng ty và tập đồn tư bản Pháp đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Trải qua nhiều thăng
trầm cùng với sự phát triển của đất nước, sản xuất rượu, bia ngày càng phát triển và
trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong ngành
công nghiệp của Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây ngành rượu bia đã phát triển
với tốc độ cao, nhiều cơ sở được xây dựng với trang thiết bị hiện đại, sản xuất ra


13


nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phong phú về chủng loại và về cơ
bản đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Đối với sản xuất bia: Tính đến năm 2008 tồn ngành có 151 cơ sở sản xuất
tại 52 tỉnh thành trên cả nước với tổng năng lực sản xuất là 2.713 triệu lít/năm.
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2008 sản lượng bia tăng bình quân 14%. Năm
2008 sản lượng bia đạt trên 2 tỷ lít/năm, dự báo đến năm 2010 đạt 2,6 tỷ lít/năm.
Đối với sản xuất rượu: Tính đến năm 2008 trên cả nước có 78 cơ sở sản xuất
rượu với quy mô công nghiệp với năng lực sản xuất là 107 triệu lít/năm. Trong giai
đoạn từ năm 2001 đến 2008 sản lượng rượu tăng bình quân 14%, năm 2008 sản
lượng rượu ước đạt 340 triệu lít, dự báo đến năm 2010 đạt 362 triệu l ít/năm [20] .
Bên cạnh rượu sản xuất theo quy mơ cơng nghiệp cịn có rượu tự nấu theo
phương pháp truyền thống với quy mô nhỏ, thiết bị thô sơ, chủ yếu ở vùng nông
thôn Việt Nam với sản lượng ước khoảng từ 250 đến 300 triệu lít/năm.
Sự gia tăng nhanh chóng về mặt hàng rượu bia trên thị trường đã kéo theo
mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người/năm ngày một tăng. Năm 2007, mức tiêu
thụ bình quân đầu người/năm đối với bia là 22 lít, với rượu là 4lít. So với mức
tiêu thụ bình qn đầu người thế giới (6 lít rượu/người/năm) thì mức tiêu thụ
rượu bia bình qn ở nước ta khơng cao nhưng điều đáng lo ngại là phần lớn (8590%) sản lượng tiêu thụ rượu trên thị trường là rượu tự nấu theo phương pháp
truyền thống, thường có hàm lượng độc tố cao có hại cho sức khoẻ. Rượu tự nấu
được sử dụng rất rộng rãi ở nông thôn và những đối tượng có thu nhập thấp. Ngồi
ra cịn một số loại rượu ngoại nhập, khoảng gần 9 triệu lít/năm (2008), loại rượu
này thường được một nhóm nhỏ có thu nhập cao ở những thành phố lớn sử dụng
[20]. Ngoài ra, trên thị trường Việt Nam còn một lượng lớn rượu lậu, rượu giả nhãn
mác nhập khẩu, được lưu hành công khai và rộng rãi, rất khó kiểm sốt.
1.2.2.2. Tình hình sử dụng, lạm dụng rượu bia ở Việt Nam
Sử dụng rượu bia: Tại Việt Nam, từ rất xa xưa việc sử dụng rượu đã phổ
biến, được coi là món “quốc hồn, quốc túy” không thể thiếu, nhất là những dịp


14


lễ, hội, sum họp..... Ở mỗi gia đình, mỗi cộng đồng không thể thiếu rượu – sản
phẩm đã trở thành nét văn hoá sâu đậm của người dân Việt Nam. Theo kết quả
của Điều tra y tế quốc gia năm 2001, 53% hộ gia đình có ít nhất 1 người uống
rượu bia trong tuần qua, tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên uống rượu bia ít nhất 1
lần trong 1 tuần là 46% và nữ giới là 2%. Tỷ lệ nam giới uống rượu trong những
người làm công tác quản lý, lãnh đạo là 69%, nhân viên văn phòng là 67%;
người dân tộc thiểu số uống rượu nhiều hơn dân tộc Kinh; 90% người uống rượu
do tác động của gia đình và bạn bè [7].
Nghiên cứu của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội tiến hành ở 6
tỉnh/thành phố với 700 người được điều tra, cho thấy tỷ lệ người uống rượu bia
là 87,2%, trong đó có 25% bắt đầu uống từ tuổi 18. Khoảng 20% uống hàng
ngày với mức độ khoảng 1/4 lít/lần, 53% rượu được sử dụng chủ yếu là rượu tự
nấu, 2% là rượu quốc doanh và có 80% người được hỏi uống thích uống rượu tự
nấu. Tỷ lệ nơng dân uống rượu cao nhất, chiếm 50%, thất nghiệp 25%, làm dịch
vụ, buôn bán 20% [38]. Nghiên cứu của Kim Bảo Giang tại huyện Ba Vì, Hà
Tây cũng cho kết quả tương tự [90].
Lạm dụng rượu và nghiện rượu: Từ năm 1994, ngành tâm thần đã khởi
xướng việc điều tra dịch tễ lâm sàng rối loạn rượu tại một số địa phương trong cả
nước. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ lạm dụng rượu ở thành phố
cao hơn so với ở nông thôn (5-10,4% so với 0,5-1,2%). Tỷ lệ nghiện rượu cũng
tương tự: 1,1-3,6% so với 0,1-0,4%. Phần lớn những người lạm dụng rượu đã sử
dụng rượu trắng; lứa tuổi bắt đầu uống rượu là từ 21-30 tuổi (53,8-80%). Tỷ lệ
uống rượu hàng ngày từ 50-100% [44]. Nghiên cứu về rượu tại xã Quất Động,
huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây của Trần Văn Cường và các cộng sự [19] cũng
cho biết tỷ lệ lạm dụng rượu là 2,1%; nghiện rượu 0,7%. Tỷ lệ lạm dụng rượu
tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 25-44 tuổi: 51,4%. Lạm dụng rượu và nghiện
rượu nhiều nhất là nhóm thợ mộc: 92,3%; tiếp đến là nhóm thợ nề: 64% và lái xe
là 57,1%; ít nhất là những người làm ruộng. Năm 2002, Bùi Sỹ Khoái và các



15

cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu tình hình lạm dụng rượu tại 1 phường của
thành phố Hải Phòng cho biết tỷ lệ lạm dụng rượu là 4,8% trong đó nam chiếm
93,9%; nữ chiếm 6,1%; Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội cho thấy
6,7% nam giới lạm dụng rượu bia, tập trung cao nhất ở nhóm cơng nhân lái xe
(68% trong số người lạm dụng) trong khi nghiện rượu tập trung ở nhóm lao động
tự do [25]. Mức độ lạm dụng rượu bia ngày càng tăng nhanh. Nghiên cứu về lạm
dụng và nghiện rượu tại xã Quất Động, Thường Tín Hà Tây do Bùi Thế Khanh
và các cộng sự tiến hành cho thấy tỷ lệ lạm dụng rượu là 2,4%, nghiện rượu là
0,4% dân số; trong số những người uống rượu, bia 75,9% bắt đầu sử dụng trong
độ tuổi 15-34 và 99,2% là nam giới. Số người sử dụng rượu trắng (rượu tự nấu)
chiếm 89,9%; chỉ có 1,5% sử dụng bia; 42,3% đối tượng lạm dụng rượu uống
300-500 ml rượu/ngày, trung bình một người lạm dụng rượu sử dụng hết 12 lít
rượu/tháng [24]. Nghiên cứu về lạm dụng rượu trong cán bộ công chức thành
phố Huế do Nguyễn Hữu Kỳ ở Trường Đại học Y Huế thực hiện năm 2001 trên 150
người được chọn từ 256 cán bộ công chức y tế đang làm việc ở thành phố Huế theo
phương pháp chọn mẫu chùm. Thông tin thu thập bằng phát phiếu tự điền. Kết quả
cho thấy tỷ lệ lạm dụng rượu trong cán bộ y tế thành phố là 17,9%; nghiện rượu là
0,78%. 75% uống rượu dù biết rất có hại cho sức khoẻ, 62% có khó khăn về kiểm
soát thời gian bắt đầu và kết thúc uống [26]. Nghiên cứu của Kim Bảo Giang về
các vấn đề sức khỏe liên quan rượu bia tại huyện Ba Vì, khám lâm sàng trên 585
đối tượng từ 18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là
8%. Cũng tại Ba Vì, năm 2004 sử dụng bộ câu hỏi AUDIT trên 3.423 đối tượng
đã phát hiện 25,5% nam có các vấn đề về rượu [90]. Nghiên cứu thực trạng sử
dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia của nam giới
trong độ tuổi lao động xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh năm 2007 cũng cho biết
tỷ lệ lạm dụng rượu trong nhóm nam giới là 10,7% tập trung chủ yếu ở lứa tuổi
45-54 (42,4%), có trình độ học vấn cấp 2 trở lên (78,8%) và là nông dân (45,5%)

[1].


16

Vị thanh niên và thanh niên sử dụng rượu bia (VTN&TN): Một nghiên cứu đã
được tiến hành trên phạm vi toàn quốc về vị thành niên và thanh niên (SAVY) tuổi
từ 14-25 đã và chưa lập gia đình ở các vùng thành thị, nông thôn, dân tộc thiểu
số thuộc 42 tỉnh và thành phố. Kết quả cho thấy 69% nam thanh niên và 28,1%
nữ thanh niên đã từng uống bia, rượu, trong đó ở thành phố chiếm 56,9%, nơng
thơn là 46%. Nhóm thanh niên uống nhiều rượu có xu hướng hút thuốc lá nhiều
hơn nhóm ít uống rượu (78,6% so với 46%), có xu hướng quan hệ tình dục nhiều
hơn (29,4% so với 10,2%) và cũng có xu hướng tham gia vào những hành vi
nguy cơ như đua xe, phá rối trật tự công cộng. Trong số thanh niên đã từng uống
rượu, bia có 58% nam và 30% nữ đã từng say ít nhất một lần, nếu tính theo tổng
cỡ mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ này là 39,7% nam và 8,5% nữ. Số lần say trong số vị
thành niên có uống rượu bia trong tháng trước điều tra là 0,72 lần [6]. Một
nghiên cứu được tiến hành về sử dụng rượu bia trong nhóm VTN&TN ở tại
huyện Chí Linh (Hải Dương) cũng cho biết tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia của
VTN&TN trong toàn mẫu là 43,8%, (độ tuổi 15-24 là 55,6%); nam 57,4%, nữ
30,7%; khu vực thị trấn 47,7%, khu vực xã 40,2%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng
tỷ lệ thuận với sự tăng lên của độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ giàu có của điều
kiện kinh tế gia đình; những người làm nghề tự do, khơng ổn định hay thất
nghiệp có tỷ lệ uống cao hơn. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam đã kết hôn là 84,3%,
chưa kết hôn là 56,6%; ở nữ tương ứng là 29,3% và 30,9%. Trên toàn mẫu có
21,5% đối tượng nghiên cứu đã từng say (nam 33,4%, nữ 10,1%). Trong số đã
từng sử dụng rượu bia 46,3% đã từng say (độ tuổi 15-24 là 48,8%), nam là
55,6%; nữ là 29,6%; khu vực thị trấn 45,6%, khu vực xã 46,9% [23].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng, lạm dụng rượu bia
Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã tìm thấy mối liên quan

chặt chẽ giữa hành vi uống rượu ở các mức độ khác nhau với các yếu tố như
tuổi, giới, trình độ học vấn, ảnh hưởng, sự lơi kéo của bạn bè và người thân trong
gia đình. Nghiên cứu về sử dụng rượu bia và tác hại của rượu bia ở Cận Sahara


17

châu Phi đã cho biết có sự khác biệt rất lớn về giới trong việc sử dụng rượu bia.
Bức tranh về sự khác biệt về giới ở châu Phi trong sử dụng rượu bia cũng giống
như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nam giới được báo cáo uống nhiều
rượu bia hơn nữ giới và nam thường uống với mức độ quá chén (heavy
drinking/binge drinking) hơn so với nữ giới [80]. Một nghiên cứu cắt ngang về
giới trong sử dụng rượu bia tại 16 quần thể nghiên cứu của 10 bang của nước Mỹ
cũng đã phát hiện nam giới uống rượu với mức độ khá nhiều, với tần suất cao và
có khả năng bị các tác động có hại do rượu hơn nữ giới [97], [112], [130], [142],
[50], [58], [61]. Sự khác biệt khá mạnh về khía cạnh giới còn được thể hiện khá
rõ ở các nước khu vực châu Âu, Đông Nam Á, các nước theo đạo Hồi. Và ở Việt
Nam, tỷ lệ nam giới uống rượu, mức độ uống và tần suất uống cao hơn nữ rất
nhiều [23], [38], [86], [95]. Tuy nhiên, ở một vài nước như Nigeria, Nam Phi và
Ethiopia thì ngược lại, nữ giới lại được phản ánh thường xuyên uống rượu bia
với một lượng uống nhiều hơn nam giới [80].
Tuổi cũng ảnh hưởng khá rõ tới mơ hình uống rượu bia. Ở Việt Nam và
các nước khác trên thế giới đã chứng minh ở độ tuổi từ 25-44 mức độ sử dụng
rượu bia cũng như tần suất uống rượu bia tăng lên khá nhanh theo chiều tăng của
tuổi, nhưng đến tuổi từ 45 trở đi thì có xu hướng giảm nhẹ, cho đến tuổi 60 trở đi
thì mức độ giảm rất đáng kể [23], [54], [78], [113], [116], [148].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam về việc sử dụng rượu bia của vị thành niên
và thanh niên cũng cho biết có mối liên quan về trình độ học vấn với hành vi
uống rượu bia, theo hướng trình độ học vấn càng cao thì sử dụng rượu bia càng
nhiều [1], [6], [7], [23]. Điều này được lý giải có thể là do vị thành niên và thanh

niên có học vấn càng cao thì càng lớn tuổi, sống độc lập hơn, quan hệ với bạn bè
nhiều và có khả năng làm ra tiền, do vậy có điều kiện tiếp cận và uống rượu bia
nhiều hơn.
Việc sử dụng rượu cũng bị ảnh hưởng khá lớn bởi người thân trong gia
đình và bạn bè xung quanh. Nghiên cứu SAVY và nghiên cứu về thực trạng và


18

các yếu tố ảnh hưởng về sử dụng rượu bia tại Chí Linh, Hải Dương đã chỉ ra
rằng vị thành niên và thanh niên tuổi từ 10-24 có người thân trong gia định sử
dụng rượu thì sẽ uống rượu nhiều hơn gấp 1,45 lần so với những em khơng có
người thân uống rượu và 2,7 lần nếu có bạn sử dụng rượu bia so với những em
khơng có bạn sử dụng rượu bia [6], [23].
Bên cạnh các yếu tố cá nhân, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và
chuẩn mực hành vi cũng là những nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp tới mức
độ lạm dụng rượu bia của mỗi cá nhân cũng như từng khu vực. Định kiến, quan
niệm của cộng đồng về hành vi sử dụng rượu bia của từng cá nhân có sự khác
biệt rất rõ theo mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo…[127]. Các nghiên cứu
về mơ hình sử dụng rượu bia đã cho một sự hiểu biết khá rõ về sự đa dạng của
các loại văn hóa uống rượu bia tồn tại trên thế giới và vai trò khác nhau của rượu
bia trong xã hội. Từ sự hiểu biết này có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ sự
giống và khác nhau về văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi tôn giáo
[77]. Sự khác biệt về yếu tố văn hóa có ảnh hưởng khá rõ tới cả mức độ sử dụng
rượu và mơ hình sử dụng rượu bia [93]. Uống rượu bia là một hành động được
nhiều xã hội chấp nhận và được coi là một nét văn hoá truyền thống của nhiều
quốc gia. Rượu bia thường hay được sử dụng trong các dịp lễ, hội, các cuộc vui
chơi giải trí, các sự kiện văn hố, thể thao lớn…[133], [144] . Hơn nữa, ở nhiều
quốc gia, mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng mạnh vào những ngày cơng nhân
được nhận lương, cịn được gọi là “pay-day drinking” [135], [153]. Những cá

nhân sinh ra trong gia đình có truyền thống lạm dụng rượu bia và nghiện rượu
bia cũng rất dễ trở thành người nghiện rượu bia. Áp lực nhóm cũng là nguyên
nhân làm gia tăng việc sử dụng rượu bia, đặc biệt là đối với nhóm người trẻ tuổi
[1], [23]. Không chỉ thế, tại các điểm bán rượu như quán bar, quán rượu…,
người uống rượu nhiều khi bị bắt buộc phải sử dụng khơng chỉ vì áp lực trong
nhóm mà cịn vì những quy định mang tính ép buộc của chủ quán [150]. Cùng
với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực; lượng tiêu thụ rượu bia


19

cũng gia tăng do sự gia tăng về mức sống. Giữa mức độ sử dụng rượu bia với điều
kiện kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và từng cộng đồng ln có mối liên quan
chặt chẽ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [133]. Quá trình tồn cầu hố và tự do
hố thương mại đang diễn ra nhanh chóng cùng với quy luật thị trường; các công ty
sản xuất và kinh doanh rượu bia lớn trên thế giới đang hướng tới thị trường giàu tiềm
năng tiêu thụ đó là các quốc gia đang phát triển, nhất là các nước ở châu Á. Các công
ty và tập đoàn xuyên quốc gia trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu bia thông qua
các chiến dịch xúc tiến thương mại trên nhiều phương tiện, kênh truyền thông khác
nhau với mong muốn làm gia tăng mức độ tiêu thụ rượu bia tại các quốc gia này. Vì
vậy, đây cũng là một nhân tố làm gia tăng tình trạng lạm dụng rượu bia tại nhiều
nước đang phát triển [133], [139].
1.4. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia
“Rượu bia” và “thuốc lá” là hai sát thủ đồng hành của sức khoẻ cộng
đồng. Chúng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư và các chứng bệnh nguy
hiểm khác. Cả hai đều rất phổ biến ở mọi nơi và điều đáng nói là cả hai đều có
thể gây nghiện, nếu sử dụng thường xuyên và vượt quá giới hạn an toàn cho
phép sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật và các vấn đề xã hội.
Thực tế hiện nay, trong khi thuốc lá phải mang trên vỏ bao lời cảnh báo về
sức khoẻ và người hút phải ra khỏi nơi làm việc, nơi cơng cộng hay trên máy

bay, xe bt... thì vấn đề lạm dụng rượu bia gây hậu quả vẫn chưa được xã hội
quan tâm và nhìn nhận một cách thấu đáo. Uống rượu/bia vẫn được coi là một
thói quen khơng nguy hại bằng thói quen ăn nhiều – ngun nhân gây béo phì vấn đề mà Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu phải đau đầu.
Một trong những lý do khiến các nhà y tế công cộng chưa chú ý nhiều đến
hậu quả của lạm dụng rượu/bia là do tác hại của chúng khó xác định được rõ
ràng như thuốc lá. Phần đông các nhà nghiên cứu vẫn tin tưởng rằng nếu uống


20

rượu điều độ, vừa phải sẽ có lợi cho sức khoẻ. Nhưng thế nào là ‘vừa phải’ thì
khơng mấy người rõ và người uống không biết sẽ gây hại cho mình ra sao.
Kết luận về lợi ích của rượu đối với sức khỏe dựa trên bằng chứng dịch tễ
học đầu tiên được công bố vào những năm 1970, cho rằng uống rượu vừa phải từ
1 đến 2 ly mỗi ngày sẽ làm giảm khoảng 20-30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở
người già. Và thông điệp này được rất nhiều người biết đến, tuy nhiên, lợi ích mà
rượu mang lại chẳng bù đắp được tác hại của nó.
Một loạt các phát hiện mới dựa trên các cơ sở dịch tễ học về tác hại liên
quan đến rượu bia cho thấy rượu bia làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật và
tai nạn thương tích có chủ định và khơng chủ định. Theo cảnh báo của Tổ chức
Y tế Thế giới, tử vong liên quan đến rượu bia chiếm tới 3,2% số tử vong toàn
cầu hàng năm đồng thời chiếm 4,0% DALYs toàn cầu, thấp hơn một chút so với
thuốc lá và bệnh cao huyết áp (4,1% và 4,4%) [146]. Có sự khác biệt rất lớn về
mức độ và hậu quả của việc lạm dụng rượu bia giữa các nước và các khu vực
trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Room và cộng sự năm 2005 thì gánh
nặng bệnh tật có nguyên nhân do rượu bia chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước Đông
Âu và Trung Á (12,1%) và thấp nhất ở các nước có tỷ lệ tử vong cao và rất cao
(1,3%) [41]. Ở một số quốc gia đang phát triển ở châu Mỹ và khu vực châu Á
Thái Bình Dương tỷ lệ này ước khoảng 6,2%. Rượu bia gây ra nhiều những hậu
quả nghiêm trọng khác mà chưa được phân tích trong gánh nặng bệnh tật toàn

cầu. Việc ước lượng gánh nặng bệnh tật và số năm sống tiềm tàng bị mất mới chỉ
giới hạn ở các tác hại của bệnh tật và tai nạn thương tích, khơng tính đến những
ảnh hưởng đối với tồn xã hội hoặc những vấn đề xã hội đối với chính nạn nhân,
người thân của nạn nhân và cả những người không uống rượu/bia [49], [111].
Các tác hại của lạm dụng rượu bia, nghiện rượu bia ở các khía cạnh sức
khỏe của cá nhân, cộng đồng và các khía cạnh xã hội và kinh tế sẽ được phân
tích dưới đây.


21

1.4.1. Tác hại về mặt sức khỏe
- Tai nạn thương tích do giao thơng liên quan đến rượu/bia
Một trong những hậu quả cấp tính do rượu gây ra là các trường hợp tai nạn
giao thông do say rượu. Số lượng các vụ tai nạn giao thông (cả đường thuỷ, đường
sắt và đường bộ) ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng mức độ sử dụng rượu.
Theo Nina Rehn và cộng sự, rất khó đánh giá mức độ và hậu quả của tai
nạn giao thông (TNGT) liên quan rượu bia [111]. Mặc dù đã có nhiều nghiên
cứu được tiến hành ở các nước ở khu vực châu Âu, nhưng vẫn rất khó có được
một bức tranh tổng thể do có những khác nhau về các khái niệm, nhóm tuổi và
phương pháp nghiên cứu.
Tại Đan Mạch 25,1% tử vong do tai nạn giao thông đường bộ liên quan
đến rượu và 16,3% thương tích do TNGT (năm 1983). Tại Pháp, 40% các trường
hợp tai nạn thương tích (TNTT) và 4.000 trường hợp tử vong do tai nạn giao
thơng có ngun nhân liên quan đến sử dụng rượu (năm 1999). Tại Thụy Điển,
hơn một nửa số người tử vong do tai nạn giao thơng là sử dụng phương tiện cá
nhân và có sử dụng rượu bia [134]. Tại New Zealand, người uống rượu khi tham
gia giao thông gây ra 25% các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường
bộ. Trong số nam giới ở độ tuổi từ 20-24, có 29% trường hợp tử vong tai nạn
giao thông đường bộ, một phần ba trường hợp tử vong do tai nạn ô tô của người

dân vùng nơng thơn có ngun nhân liên quan đến sử dụng rượu. Ở Thái Lan
62% số nạn nhân bị tai nạn giao thơng có ngun nhân liên quan đến sử dụng
rượu. Theo số liệu điều tra của Cục An tồn giao thơng đường bộ quốc gia của
Mỹ, trong năm 2002, số vụ tai nạn giao thông do xe mơ tơ gây ra có liên quan
đến rượu bia chiếm 41% tổng số tử vong do tai nạn giao thông với tất cả các loại
phương tiện. Số liệu của Trung tâm Kiểm sốt và phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ
cũng cho biết trong khoảng thời gian từ năm 1997-2002, 68% số trẻ tử vong
được chở bởi những người lái xe có sử dụng rượu.


×