Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Phát triển nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

............    ............

ĐĂNG THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

............    ............

ĐĂNG THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8.34.01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI NĂM 2022

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng./.

Tác giả luận văn

Đăng Thị Thanh Huyền

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
Mục lục..................................................................................................................... ii
Danh mục từ viết tắt................................................................................................v
Danh mục bảng......................................................................................................vii
Danh mục hình.....................................................................................................viii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
6. Kết cấu luận văn..................................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG TỔ
CHỨC .................................................................................................................... 10
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển nhân lực trong tổ chức............10
1.1.1. Khái niệm nhân lực.......................................................................................10
1.1.2. Khái niệm phát triển nhân lực.......................................................................11
1.2. Tiêu chí đánh giá và nội dung phát triển nhân lực trong tổ chức...............11
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực trong tổ chức...............................11
1.2.2. Quy trình phát triển nhân lực trong tổ chức..................................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong tổ chức..................23
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài tổ chức......................................................................23
1.3.2. Các nhân tố bên trong tổ chức......................................................................25
1.4. Kinh nghiệm phát triển nhân lực tại một số Ngân hàng tại Việt Nam và bài
học cho phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam........................................................................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực tại một số ngân hàng tại Việt Nam............27

iii

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM......................36
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 36
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam....36
2.1.2. Kết quả hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam giai đoạn 2019- 2021.......................................................................41

2.2. Phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực của Agribank.............44
2.2.1. Về số lượng nhân lực.....................................................................................44
2.2.2. Cơ cấu nhân lực............................................................................................45
2.2.3. Về chất lượng nhân lực.................................................................................47
2.3. Thực trạng phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam..............................................................................................50
2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực................50
2.3.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực....................................54
2.3.3. Đánh giá sự phát triển nhân lực....................................................................79
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nhân lực của
Agribank................................................................................................................ 80
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài...................................................................................80
2.4.2. Các nhân tố bên trong...................................................................................82
2.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.......................................................................84
2.5.1. Thành công....................................................................................................84
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................................85
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.............

88

iv

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và quan điểm mục tiêu phát triển nhân
lực của Agribank giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến 2030.........................88
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2021- 2025 và
tầm nhìn đến 2030...................................................................................................88
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực của Agribank............................89
3.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực tại

Agribank................................................................................................................ 90
3.2.1. Giải pháp về phát triển số lượng và cơ cấu nhân lực....................................90
3.2.2. Giải pháp phát triển chất lượng nhân lực.....................................................92
3.3. Đề xuất giải pháp phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.....................................................................................94
3.3.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực
tại Agribank............................................................................................................. 95
3.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực tại
Agribank.................................................................................................................. 96
3.3.3. Giải pháp về đánh giá sự phát triển nhân lực tại Agribank.........................103
3.4. Một số kiến nghị............................................................................................103
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước...............................................................................103
3.4.2. Kiến nghị với Bộ, ngành liên quan..............................................................105
KẾT LUẬN..........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Việt Nguyên nghĩa tiếng Anh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát Vietnam Bank for Agriculture
Agribank triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng (thương mại cổ phần) and Rural Development
BIDV đầu tư và phát triển Việt Nam Bank for Investment and
Bảo hiểm xã hội
BHXH Bảo hiểm y tế Development of Viet Nam
BHYT Hệ thống bảng điểm cân bằng
BSC Cán bộ nhân viên Human Resource Business

CBNV Chi nhánh Partner
Đại học quốc gia
CN Đào tạo cán bộ Key Performance Indicator
ĐHQG Hành chính nhân sự
ĐTCB Hội đồng quản trị International Labour
HCNS Hội đồng thành viên
HĐQT Organization
HĐTV Đối tác nhân sự Interbank Payment and

HRBP Hệ số đánh giá hiệu quả công Customer Accounting System
việc
KPI
Tổ chức lao động quốc tế
ILO
Hệ thống thanh toán nội bộ và kế
IPCAS toán khách hàng
Khách hàng
KH Ngân hàng Nhà nước
NHNN Ngân hàng thương mại
NHTM Nghị quyết
Tập đồn dầu khí Việt Nam
NQ Quyết định
PVN Ngân hàng thương mại cổ phần
QĐ Ngoại thương Việt Nam
Tổ chức cán bộ
Vietcombank

TCCB

vi


TMCP Thương mại cổ phần United Nations Development
Techcomban Ngân hàng thương mại cổ phần Programme

k Kỹ thương Việt Nam
Chương trình Phát triển Liên hợp
UNDP
quốc
VNĐ Việt Nam đồng

vii

DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1. Bảng 1.1 Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo.....................................22
CHƯƠNG 2. Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh Agribank theo hạng chi
nhánh....................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. Bảng 2.2 Một số kết quả hoạt động của Agribank giai đoạn 2019- 202142
CHƯƠNG 4. Bảng 2.3 Đóng góp của người lao động vào doanh thu và lợi nhuận
Agribank giai đoạn 2019- 2021...............................................................................50
CHƯƠNG 5. Bảng 2.4 Quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Agribank giai đoạn
2025- 2030..............................................................................................................52
CHƯƠNG 6. Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển nhân lực của Agribank
................................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 7. Bảng 2.6 Phân chia trách nhiệm của các cấp quản lý trong....................56
CHƯƠNG 8. Bảng 2.7 Mẫu thơng báo tuyển dụng tồn quốc của Agribank...............60
CHƯƠNG 9. Bảng 2.8 Số lao động tuyển dụng Agribank giai đoạn 2019- 2021.........63
CHƯƠNG 10. Bảng 2.9 Số giảng viên tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo của
Agribank giai đoạn 2019- 2021...............................................................................69
CHƯƠNG 11. Bảng 2.10 Tình hình tổ chức đào tạo của Agribank giai đoạn 2020-
2021......................................................................................................................... 70

CHƯƠNG 12. Bảng 2.11 Chi phí đào tạo của Agribank giai đoạn 2019- 2020............71
CHƯƠNG 13. Bảng 2.12 Thang điểm đánh giá cán bộ nhân viên Agribank................73
CHƯƠNG 14. Bảng 2.13 Bộ tiêu chí đánh giá đối với cán bộ nhân viên Agribank.....74
CHƯƠNG 15. Bảng 2.14 Kết quả đánh giá nhân lực hàng năm của Agribank.............75
CHƯƠNG 16. Bảng 2.15 Quỹ lương, thưởng và phúc lợi của Agribank giai đoạn 2019-
2021......................................................................................................................... 78
CHƯƠNG 17. Bảng 3.1 Chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực...................................103

viii

CHƯƠNG 18. DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 19. Hình 1.1 Tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực trong tổ chức...............11
CHƯƠNG 20. Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank..................................38
CHƯƠNG 21. Hình 2.2 Cơ cấu nợ của Agribank giai đoạn 2019- 2021......................43
CHƯƠNG 22. Hình 2.3 Số lượng nhân lực của Agribank giai đoạn 2019- 2021.........45
CHƯƠNG 23. Hình 2.4 Số nhân lực của Agribank theo giới tính giai đoạn 2019- 2021
................................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 24. Hình 2.5 Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của Agribank giai đoạn 2019-
2021......................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 25. Hình 2.6 Trình độ của đội ngũ nhân lực tại Agribank giai đoạn 2019-
2021......................................................................................................................... 49
CHƯƠNG 26. Hình 2.7 Chiến lược phát triển nhân lực tại Agribank..........................51
CHƯƠNG 27. Hình 2.8 Quy trình công tác tuyển dụng của Agribank.........................55
CHƯƠNG 28. Hình 2.9 Nhu cầu tuyển dụng của Agribank giai đoạn 2019 -2021......59
CHƯƠNG 29. Hình 2.10 Kết quả khảo sát đánh giá công tác tuyển dụng của Agribank
................................................................................................................................. 64
CHƯƠNG 30. Hình 2.11 Kết quả khảo sát đánh giá của nhân viên Agribank về mức độ
phù hợp của việc bố trí cơng việc............................................................................65
CHƯƠNG 31. Hình 2.12 Kết quả khảo sát mục đích chính của việc tham gia các khóa
đào tạo của nhân viên Agribank..............................................................................68

CHƯƠNG 32. Hình 2.13 Kết quả khảo sát nhân viên Agribank về đánh giá tính cần
thiết và mức độ sẵn sàng tham gia các khoá đào tạo................................................71
CHƯƠNG 33. Hình 2.14 Kết quả khảo sát đánh giá chương trình đào tạo của Agribank
................................................................................................................................. 72
CHƯƠNG 34. Hình 2.15 Kết quả khảo sát về mức độ đánh giá nhân lực hàng năm của
Agribank.................................................................................................................. 76
CHƯƠNG 35. Hình 2.16 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên về
chế độ đãi ngộ, kỷ luật của Agribank......................................................................79

ix

CHƯƠNG 36. Hình 2.17 Kết quả khảo sát đánh giá của nhân viên Agribank về công
tác đánh giá phát triển nhân lực của Agribank.........................................................80

1

CHƯƠNG 37. CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân hàng được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn quan
trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, bảo đảm an
sinh xã hội và là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trình độ
phát triển của hệ thống các ngân hàng có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong bốn ngân hàng lớn nhất
cả nước, có vai trò xương sống trong hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt
trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nông thôn- một bộ phận vô cùng quan trọng của
kinh tế Việt Nam. Do đó, để phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và phát triển
kinh tế nơng thơn của Việt Nam nói riêng trong những năm tới, việc phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank là nhiệm vụ vô cùng cần thiết.


Hiện nay, thế giới đang bước vào tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với những thành tựu của cách mạng khoa học cơng
nghệ 4.0. Q trình này mang lại cơ hội phát triển lớn cho các quốc gia với việc tự
do hóa dịng chảy vốn- tài chính tồn cầu, kết nối các quốc gia vào thị trường chung
rộng lớn, năng suất lao động tăng…; song đồng thời cũng mang lại những thách
thức vô cùng lớn, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Đặc biệt,
đại dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối năm 2019 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới
đã trở thành thách thức lớn nhất trong thập kỷ vừa qua đối với nền kinh tế thế giới.
Đại dịch Covid- 19 đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế của
các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh mới này, trọng trách của hệ
thống ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng ngày càng nặng nề,
với nhiệm vụ tạo sức đẩy “gồng gánh” nền kinh tế Việt Nam trải qua đại dịch và tạo
đà phát triển, “cất cánh” trở lại sau khi đại dịch dần được kiểm soát.

Đối với Agribank, để hoàn thành nhiệm vụ trên, bên cạnh việc nâng cao hiệu
quả các hoạt động kinh doanh, một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần ưu tiên thực
hiện là phát triển nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất
mang đến sự thành cơng của mỗi tổ chức nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Cơng tác phát triển nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân lực có
chất lượng, đóng góp trực tiếp vào hoạt động của tổ chức; vì vậy, việc phát triển
nhân lực giúp cho tổ chức nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cơng việc; từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho tổ chức. Cũng giống

2

như mọi tổ chức khác, để hoạt động hiệu quả, chiến lược phát triển của Agribank
không thể tách rời với công tác phát triển nhân lực. Những năm gần đây, công tác
phát triển nhân lực của Agribank đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên cũng vẫn
còn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn như tình hình nhân sự cịn nhiều biến động,

cơng tác đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả, công tác đánh giá sự phát triển
nhân lực cịn mang tính hình thức… Do đó, việc thực hiện những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả phát triển nhân lực tại Agribank là việc làm cần thiết nhằm phát
triển Agribank trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt và những khó khăn mà Agribank hiện đang gặp phải do những tác động của
đại dịch Covid-19.

Xuất phát từ những vấn đề này, việc nghiên cứu “Phát triển nhân lực tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)” là cần thiết và có
tính cấp bách.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu về phát triển nhân lực
Công tác phát triển nhân lực là một trong những cơng tác có vai trị quan trọng nhất
đối với sự phát triển của các tổ chức nói chung và các ngân hàng thương mại nói
riêng. Nhận thức được điều này, tại Việt Nam có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
phát triển nhân lực.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực tại các ngân hàng, các tác giả Đặng Hồi Linh và
Nguyễn Đức Tuấn có nghiên cứu “Nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng và
một số khuyến nghị” (2019). Bài viết đã phân tích vai trị của nguồn nhân lực trong
ngân hàng thương mại và đánh giá nguồn nhân lực là động lực, là mục tiêu cho sự
phát triển trong ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những
nội dung liên quan đến quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại: hoạch
định nhân lực, tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển
nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ tuyển dụng. Cuối cùng, trên cơ sở
đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam,
các tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị về công tác quản trị nguồn nhân lực tại
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Vũ Văn Thực có nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành ngân hàng” (2015). Tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng nguồn nhân lực
làm việc trong ngành ngân hàng và thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành

ngân hàng trong giai đoạn vừa qua. Trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân hạn

3

chế của thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng, tác giả đã đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong giai đoạn tới.
Nghiên cứu về nhân lực chất lượng cao, có luận án tiến sỹ của Nguyễn Phan Thi
Hằng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tập đồn dầu khí Việt Nam đến
năm 2025. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao; phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN); tác động của phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao tới hiệu năng của PVN; các yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao tại PVN; từ đó đề xuất các giải pháp làm cơ sở cho việc
hoạch định và nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại
PVN hiện nay và định hướng đến năm 2025.
Công tác phát triển nhân lực tại các ngân hàng cũng được nhiều tác giả lựa chọn
làm luận văn, luận án, có thể kể đến như:
Lê Kiều Minh (2018), Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương ại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng: Luận văn đã Nghiên cứu và làm sáng
tỏ những lý luận cơ bản về nguồn 2 nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống
hoá vấn đề cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực. - Phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk
Lắk; tìm ra những nguyên nhân và hạn chế. - Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk.
Dương Văn Hùng (2018), Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ Quản lý Kinh tế tại Trường
Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội: luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát
triển nhân lực tại các ngân hàng thương mại; trên cơ sở phân tích đánh giá thực
trạng phát triển nhân lực tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, luận văn đã đề xuất giải pháp

nhằm thúc đẩy công tác phát triển nhân lực tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh. Các nội
dung phát triển nhân lực được nghiên cứu trong luận văn bao gồm: xây dựng kế
hoạch phát triển nhân lực, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực (thu hút và
tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, chính sách động viên và duy trì,
cơng tác đào tạo và phát triển ), kiểm tra giám sát công tác phát triển nhân lực. Các
giải pháp nhằm phát triển nhân lực được đề xuất trong luận văn khơng chỉ có giá trị
tham khảo đối với BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, mà cịn có giá trị tham khảo cao đối
với những ngân hàng thương mại khác.

4

2.2 Các nghiên cứu về Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt
Nam
Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Đỗ Đức Trung có nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” (2018). Tác giả đã phân tích tình hình
phát triển của Agribank trong bối cảnh hiện nay. Tác giả đánh giá, mặc dù Agribank
đã có những đột phá trong cho vay phát triển kinh tế hộ, ổn định kinh tế vĩ mô, phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng hiện nay Agribank vẫn gặp phải một
số khó khăn và hạn chế. Trên cơ sở phân tích những hạn chế này, tác giả đề xuất
một số giải pháp mà Agribank cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
giữ vững thị phần trong bối cảnh hội nhập.
Nguyễn Đình Thiện có bài viết “Giải pháp phát triển dịch vụ, nâng cao năng lực
cạnh tranh của Agribank” (2020). Bài viết đã phân tích thực trạng hoạt động phát
triển dịch vụ của Agribank và đưa ra những đánh giá về thực trạng trên, bao gồm
đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của
Agribank. Trong những giải pháp này, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một trong những giải pháp quan trọng cần ưu tiên thực hiện.

Bên cạnh đó, một số tác giả đã thực hiện đề tài luận văn liên quan đến phát triển
nhân lực tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh của Agribank. Một số đề tài có thể kể
đến như:
Nguyễn Đức Thuận (2017), Tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh
doanh tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội: Luận văn đã hệ thống hóa vấn
đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực; Phân tích, đánh giá thực trạng tuyển
dụng và đào tạo nhân lực của Agribank Ninh Bình, đánh giá những bất cập cịn tồn
tại trong q trình tuyển dụng và đào tạo, tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác quản trị nguồn nhân lực tại Agribank Ninh Bình; trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trên và hồn thiện cơng tác quản trị nhân
lực tại Agribank Ninh Bình. Những nội dung phát triển nhân lực liên quan đến
tuyển dụng và đào tạo của Agribank Ninh Bình đã được tác giả nghiên cứu sâu, tuy
nhiên, luận văn không phản ảnh được các công tác phát triển nhân lực khác tại

5

Agribank Ninh Bình như việc bố trí và sử dụng nhân lực, chế độ đãi ngộ, đánh giá
nhân lực hàng năm…
Nguyễn Thị Bích Nga (2015), Phát triển nhân lực của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Lạng Giang, Bắc Giang, Luận văn Thạc
sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Luận văn đã hệ
thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nhân lực trong
doanh nghiệp; phân tích thực trạng phát triển nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn huyện Lạng Giang – Bắc Giang, xác định những kết quả đạt
được bên cạnh những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân; đồng thời phân tích dự báo
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân lực của Ngân hàng trong thời gian tới;
cuối cùng, xác định quan điểm, mục tiêu, đề xuất giải pháp cho việc phát triển nhân
lực của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Lạng Giang – Bắc
Giang.

Có thể nói, số lượng cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nhân lực
tại tổ chức nói chung và phát triển nhân lực tại các ngân hàng thương mại nói riêng
khá đồ sộ. Các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nhân lực nói
chung và phát triển nhân lực tại các ngân hàng thương mại nói riêng, đi sâu phân
tích thực trạng phát triển nhân lực của một số ngân hàng tại Việt Nam và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nhân lực tại các ngân hàng đó.
Tuy nhiên, hiện nay có rất ít cơng trình nghiên cứu trực diện vào công tác phát triển
nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện chỉ
có một số cơng trình nghiên cứu về một số hoạt động cụ thể của công tác phát triển
nhân lực như công tác tuyển dụng, công tác đào tạo nhân lực… tại một số chi nhánh
cụ thể của Agribank, do đó chưa đưa ra cái nhìn sâu rộng về cơng tác phát triển
nhân lực nói chung của hệ thống Agribank, quy mô nghiên cứu chưa cao và chưa có
tính ứng dụng rộng rãi đối với cơng tác phát triển nhân lực của tồn hệ thống. Bên
cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu từ giai đoạn trước năm 2020- trước khi
đại dịch Covid bùng phát, do đó, nhiều yếu tố môi trường đã thay đổi, tác động đến
công tác phát triển nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu “Phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là mới, không trùng lặp với các cơng trình
nghiên cứu trước đó.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

6

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp phát triển nhân lực tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể bao
gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nhân lực trong tổ chức.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển nhân lực tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá thành
cơng, hạn chế và ngun nhân của những hạn chế trong công tác phát triển nhân lực
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất 2 nhóm giải pháp: giải pháp hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá phát triển
nhân lực (về số lượng, về cơ cấu và về chất lượng nhân lực) và giải pháp phát triển
nhân lực (tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực, bố trí sử dụng nhân lực, đánh giá
nhân lực và chính sách đãi ngộ nhân lực) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian:
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu thực trạng phát triển nhân lực tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong 3 năm gần đây từ 2019
– 2021; dữ liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả điều tra khảo sát từ tháng 2/ 2022
đến tháng 4/ 2022 và đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2025.
Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu về phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.

Phạm vi nội dung:
Phát triển nhân lực trong tổ chức là một chủ đề rộng với nội hàm phức tạp và có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với đề tài này, khi phân tích thực trạng phát triển
nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, học viên

7


tập trung vào nghiên cứu các hoạt động tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân
lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, tạo động lực cho phát triển nhân lực…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Khung nghiên cứu của đề tài:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhân lực trong tổ chức

Thực trạng phát triển nhân lực tại Ngân Các yếu tố ảnh hưởng đến
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát triển nhân lực tại
Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam và Phát triển Nơng thơn
- Tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực (số Việt Nam
lượng và cơ cấu, chất lượng) - Các yếu tố môi trường
- Quy trình phát triển nhân lực trong tổ chức bên ngoài
(xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển nhân lực; tổ chức thực hiện và - Các yếu tố môi trường
đánh giá phát triển nhân lực) bên trong

Đánh giá chung thực trạng phát triển Giải pháp phát triển nhân
nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và lực tại Ngân hàng Nông
Phát triển Nông thôn Việt Nam: nghiệp và Phát triển Nơng
Thành cơng đạt được
Hạn chế cịn tồn tại và ngun nhân thôn Việt Nam

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận văn
(Nguồn: Học viên đề xuất)

Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện khung nghiên cứu nói trên, đề tài thực hiện theo quy trình nghiên cứu
cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển nhân lực trong tổ chức. Đề tài tổng
hợp các kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu trước đây liên quan đến
phát triển nhân lực trong tổ chức. Trên cơ sở đó, xác lập khung lý thuyết về phát
triển nhân lực trong tổ chức.

8

Thứ hai, đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo, bao gồm Báo cáo về kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo về tình hình nhân lực, phát triển số lượng và cơ cấu
nhân lực, chất lượng nhân lực, số liệu về tuyển dụng, đào tạo nhân lực… tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong 3 năm gần đây (từ
2019- 2021).
Thứ ba, để thu thập dữ liệu sơ cấp, sau khi thiết kế phiếu điều tra, đề tài tiến hành
điều tra, khảo sát nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam; tổng hợp và xử lý các thông tin thu được.
Thứ tư, xử lý số liệu về phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam để đánh giá, phân tích thực trạng phát triển nhân lực. Từ đó
đánh giá những thành cơng, hạn chế và ngun nhân; trên cơ sở đó, đề xuất giải
pháp phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam trong thời gian tới.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ giáo trình, các luận án, luận văn…
thành khung lý luận về phát triển nhân lực trong tổ chức; Sử dụng các dữ liệu thứ
cấp về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình nhân lực, phát triển số lượng và cơ
cấu nhân lực, chất lượng nhân lực, số liệu về tuyển dụng, đào tạo nhân lực… tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Dữ liệu sơ cấp: Để phân tích, đánh giá về phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp điều tra,

khảo sát. Đề tài tiến hành thu thập phiếu điều tra, khảo sát đối với đối tượng là
những cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam nhằm thu thập những ý kiến thực tế của họ về công tác
phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Nội dung điều tra: về quy trình phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, từ hoạt động tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao
động, đào tạo, đánh giá nhân lực hàng năm và đãi ngộ nhân lực. Tổng số phiếu phát
ra là 100, thu về 84 phiếu, trong đó có 80 phiếu hợp lệ. Phương pháp chọn mẫu phi
xác xuất; các đối tượng là CBNV Agribank làm việc tại các phòng làm việc, chi
nhánh, hội sở… tại các địa phương trên cả nước.
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, bao gồm thống kê kết quả hoạt động kinh

9

doanh, tình hình nhân lực, phát triển số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực, thống
kê số liệu về tuyển dụng, đào tạo nhân lực, đãi ngộ nhân lực…
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu số liệu liên quan
về phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (công tác đào tạo, công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động và chế độ đãi
ngộ...) qua các năm, số liệu về phát triển nhân lực trong kế hoạch và thực tế thực
hiện.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích báo cáo số liệu, tổng hợp số liệu liên
quan đến tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và về phát triển nhân lực nói
riêng (cơng tác đào tạo, cơng tác tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động và chế độ đãi
ngộ...) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngoài ra, để xử lý thông tin dữ liệu, đề tài sử dụng các bảng biểu, hình vẽ, hộp
làm cho kết quả nghiên cứu rõ ràng hơn, vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận văn
được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nhân lực trong tổ chức.
Chương 2: Thực trạng phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp đối với phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.


×