Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
6
Chương 1
9
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 9
1. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẺ
9
1. 1. 1. Một số vấn đề có bản về Ngân hàng thương mại
9
1. 1. 2. Sự ra đời và phát triển của thẻ
12
1. 1. 3. Khái niệm thẻ thanh toán
14
1. 1. 4. Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán
14
1. 1. 5. Phân loại thẻ thanh toán
14
1. 2. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN
18
1. 2. 1. Đối với kinh tế xã hội
18
1. 2. 2. Đối với ngân hàng
18
1. 2. 3. Đối với người sử dụng
19
1. 2. 4. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
20
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
1. 3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA THẺ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
21
1. 3. 1. Hoạt động phát hành thẻ
21
1. 3. 2. Hoạt động sử dụng thẻ
23
1. 3. 3. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
24
1. 4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
26
1. 4. 1. Các nhân tố nội bộ ngân hàng
26
1. 4. 2. Các nhân tố từ bên ngoài
26
1. 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thẻ
27
1. 5. 1. Số lượng thẻ phát hành
27
1. 5. 2. Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ
27
1. 5. 3. Doanh số thanh toán thẻ
27
1. 5. 4. Thu nhập từ thanh toán thẻ
27
Chương 2
29
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI
NHÁNH HƯNG YÊN
29
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
2. 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG
YÊN 29
2. 1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hưng Yên
29
2. 1. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Hưng Yên
30
2. 1. 3. Hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
40
2. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU -
CHI NHÁNH HƯNG YÊN
44
2. 2. 1. Chính sách thẻ
44
2. 2. 2. Các loại thẻ do Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên phát
hành 44
2. 2. 3. Nội dung hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi
nhánh Hưng Yên
48
2. 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN
55
2. 3. 1. Những kết quả đạt được
55
2. 3. 2. Những hạn chế và nguyên nhân
56
Chương 3
60
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN
60
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
3. 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN
60
3. 1. 1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á
Châu - Chi nhánh Hưng Yên
60
3. 1. 2. Định hướng về giải pháp phát triển hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP
Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên
61
3. 2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI
62
3. 2. 1. Nâng cao tiện ích thẻ
62
3. 2. 2. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng và các liên minh thẻ
63
3. 2. 3. Chính sách chăm sóc khách hàng
63
3. 2. 4. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
64
3. 2. 5. Tăng số lượng máy rút tiền tự động
65
3. 2. 6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
65
3. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG
YÊN 66
3. 3. 1. Kiến nghị đối với Chính Phủ
66
3. 3. 2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước
68
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
3. 3. 3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên
68
KẾT LUẬN
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
NH Ngân hàng
CSCNT Cơ sở chấp nhận thẻ
ATM (Automated Teller Machine) :thẻ thanh toán không
dùng tiền mặt
POS (Point of Sales hoặc Poin of Service):nơi thực hiện giao
dịch/giao tác(transaction) mua bán lẻ.
NHTM Ngân hàng thương mại
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Sơ đồ phân loại thẻ 17
Hình 1. 2. Quy trình phát hành thẻ 21
Hình 1. 3. Quy trình sử dụng thẻ thanh toán 23
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức điều hành của Ngân hàng TMCP Á Châu -
Chi nhánh Hưng Yên
31
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh NH TMCP Á Châu -
Chi nhánh Hưng Yên
40
Bảng 2. 3. Tình hình hoạt động tín dụng của ACB Chi nhánh Hưng 42
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Yên giai đoạn 2010-1012
Bảng 2. 4. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á
Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012
48
Bảng 2. 5. Tình hình thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu -
Chi nhánh Hưng Yên từ năm 2010-2012
51
Bảng 2. 6. Tình hình thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu giai đoạn 2010- 2012
52
Bảng 2. 7. Danh sách các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng
TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên
54
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi
hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi
phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng hiệu
quả. Thêm vào đó, Thế kỷ XXI là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến
vượt bậc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng
thưong mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệ
quản lý ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán
thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh
toán hoàn hảo:
-Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh
toán nhanh, chính xác.
-Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy
động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tănglợi nhuậnnhờ khỏan
chi phí sử dụng thẻ.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành
một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng
nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất
hiện của một phương thức thanh toán mới là rất cần thiết, Chi nhánh ngân hàng TMCP
Á Châu Hưng Yên là chi nhánh của ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam. Ngay từ khi
thành lập, ngân hàng đã không ngừng từng bước lớn mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển
của nền kinh tế Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ
thẻ tại Việt Nam cũng như những khó khăn mà các ngân hàng hiện nay đang gặp phải
trong hoạt động dịch vụ này, em đã chọn đề tài : “Giải pháp phát triển hoạt động thẻ
của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên” giai đoạn 2010-2012 làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Thông qua qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tế phát hành và
thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên, các văn bản pháp
luật liên quan…để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình phát
hành và thanh toán thẻ, từ đó đưa ra một số ý kiến để mở rộng dịch vụ thẻ của chi
nhánh hiện nay và trong thời gian tới. Cụ thể là Phân tích thực trạng về hoạt động kinh
doanh thẻ của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán tại NH TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên.
Đối tượng nghiên cứu
Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh
Hưng Yên và các yếu tác động đến hoạt động này.
Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Phố Nối – Hưng yên, cụ thể là
thông tin được thu thập từ Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên.
-Phạm vi thời gian:
+Thời gian của số liệu là từ năm 2010-2012.
+Thời gian nghiên cứu là từ 03/2/2010 đến ngày 16/1/2013.
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu như tình hình nhân
sự, hoạt động kinh doanh, số lượng thẻ phát hành và thanh toán, số lượng máy rút tiền
từ phòng nhân sự và phòng kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi
nhánh Hưng Yên. Và đồng thời cũng thu thập số liệu thừ đài báo, internet, kết hợp với
quan sát thực tế.
-Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: phương pháp so sánh số tuyệt đối và
số tương đối trên số liệu thứ cấp thu thập được từ phòng kinh doanh của ngân hàng.
Kết cấu chuyên đề
Tên chuyên đề : “Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của Ngân hàng TMCP Á
Châu - Chi nhánh Hưng Yên”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục chuyên đề thực tập được trình bày gồm
3 chương:
Chương 1:Lý luận cơ bản về hoạt động thẻ tại Ngân hàng thương mại.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Chương 2:Thực trạng hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh
Hưng Yên.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu -
Chi nhánh Hưng Yên trong giai đoạn 2012-2015
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những vấn đề
trình bày trong chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận
được những đóng góp bổ ích từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ trong NH để em có
thể bổ sung, hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo: ths- Đỗ Hoài Linh đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các
cô chú, anh chị cán bộ trong NH đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng khách
hàng, phòng kinh doanh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẺ
1. 1. 1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại(NHTM)
1. 1. 1. 1. Khái niệm
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển
của nền sản xuất hàng hoá. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và
phát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng
hoá. Nó được coi sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá, là một bộ phận không thể tách
rời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại.
Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Chức năng của nó là gì? Ở nước ta
xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên điểm chung đều
coi NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tế
thị trường.
Theo các tổ chức tín dụng : “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Chức năng của NHTM
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ
yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại tổ chức và cá
nhân trong nền kinh tế: (1)Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi
tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ
sung vốn;(2)Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại
của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết
kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. u tất
yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi.
NHTM đã thực hiện chức năng này, do vậy nó đã làm tăng tiết kiệm cho việc đầu ttư
ngoài ra nó vòn cung cấp những thong tin cụ thể quan trọng chính xác và đối xứng.
- NHTM là phương tiện thanh toán: Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ
bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất tiền là giấy trong lưu thông(Mo). Thứ hai tiền là số
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng. Thứ ba là tiền gửi
trên các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn do vậy không phải như ngân
hàng của người thợ vàng - tạo phương tiện thanh toán thông qua việc phát hành các
giấy nợ với khách hàng hay in tiền kim loại, ngân hàng ngày nay khi mà điều kiện
thanh toán qua ngân hàng phát triển ngày càng nhanh, ngân hàng và khách hàng nhận
thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên,
khách hàng có thể mua hàng hoá và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín
dụng), các ngân hàng đã cũng đã tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi
đựơc mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách
hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì tạo nên khoản thu (tức
làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các
khoản vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn
dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo
phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).
-NHTM là trung gian thanh toán :Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán
lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện
thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán được nhanh chóng, thuận
tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán
như:thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, các loại thẻ…cung cấp mạng
lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các
ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Nhà Nước hoặc trung
tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy
mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy những kĩ thuật thanh toán tiên
tiến hiện đại qua ngân hàng được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều
hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán
không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn
thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh
toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có
hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
1. 1. 1. 2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
*Huy động vốn
Đây là nghiệp vụ đầu tiên là sự khởi tạo cho hoạt động của ngân hàng. Cho
vay được coi là hoạt dộng sinh lời cao do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để
huy động vốn cho vay với chức năng này ngân hàng đóng vai trò là nhân tố tập hợp
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thông qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn tiền
chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Nguồn đi vay: Trong quá trình kinh doanh, đôi khi NHTM có thể cũng lâm
vào tình tranh thiếu hụt vốn tạm thời, để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả hay vay
vốn của khách hàng, NHTM có thể vay ngân hàng Nhà Nước, vay các tổ chức tín dụng
khác, vay trên thị trường liên ngân hàng…đây là mguồn vốn rất cần thiết và quan
trọng, vì nó đáp ứng được kịp thời và đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra
một cách liên tục.
*Hoạt động sử dụng vốn
Vốn huy động được sẽ được ngân hàng đầu tư vào các khoản mục tài sản khác
nhau, nhằm đạt được mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Nhìn chung sẽ được sử dụng vào
các hoạt động sau:
- Hoạt động tín dụng: hoạt động này đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân
hàng, nó chiếm tỷ trọng chủ yếu và là hoạt động cơ bản của một ngân hàng. Tuy
nhiên nó lại chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của ngân
hàng.
- Các hoạt động đầu tư khác: Hoạt động này rất đa dạng và góp phần tăng thêm
thu nhập cho các ngân hàng. Đó là hình thức ngân hàng tham gia vào hoạt động góp
vốn, mua cổ phần của cấc công ty, liên doanh liên kết, mua bán chứng khoán, cổ
phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro, đem lại nhiều
lợi nhuận cho các ngân hàng.
*Các hoạt động khác
NHTM thực hiện các uỷ nhiệm của khách hàng trong giao dịch thanh toán,
chuyển tiền, thu hộ, tư vấn, môi giới và nhận một khoản thu nhập về việc làm đó.
1. 1. 2. Sự ra đời và phát triển của thẻ
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu
cầu tiêu dùng cũng vì thế mà tăng mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh chóng và
thuận tiện trở thành một yêu cầu tất yếu của khách hàng đối với ngân hàng. Điều này
gây áp lực lên các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ
thanh toán của mình nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Cũng
trong thời gian đó khoa học kỹ thuật trên thế giới có những bước tiến vượt bậc, tạo
điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát triển và hoàn thiện
phương thức thanh toán của mình. Trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của
hình thức thanh toán bằng thẻ.
Năm 1928, hãng Farrington Manufacturing Co tại Boston bắt đầu sản xuất loại
thẻ có tên là Charge-Plate một tấm kim loại hình chữ nhật có kích thước 65mm x
35mm. Trên thẻ được dập sẵn tên chủ sở hữu, tên thành phố, bang và một số thông tin
khác, nhưng lại không ghi địa chỉ. Những tấm thẻ này được các cửa hàng cung cấp cho
khách hàng quen biết của mình: khi trả tiền hàng hóa, người bán hàng ép thẻ qua một
thiết bị đặc biệt, những chữ cái và con số trên thẻ được in lên hóa đơn tính tiền sau đó
gửi tới ngân hàng khấu trừ trong tài khoản. Thẻ ra đời năm 1949 là ý tưởng của một
doanh nhân người Mỹ là Frank MCNammara. Có một lần ông đi ăn ở nhà hàng và
quên không mang ví, ông đã phải điện cho vợ mình mang tiền đến thanh toán. Chính
vì tinh huống đó mà ông đã nghĩ ra một phương tiện chi trả không dùng tiền mặt đó là
thẻ thanh toán. Ông sáng lập ra công ty Diners Club International và loạt thẻ đầu tiên
được 27 nhà hàng lớn tại New York thỏa thuận tiếp nhận đã được Mc Namars cung
cấp cho khoảng 200 người thân và bạn bè. Tín dụng nhanh chóng trở lên phổ biến.
Đến năm 1951, hơn 1 triệu đôla được ghi nợ, doanh số phát hành thẻ ngày càng gia
tăng và công ty Dinners Club bắt dầu có lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra ngay
sau đó đã nhanh chóng đưa thẻ trở thành một phương tiện thanh toán mang tính toàn
cầu. Tiếp nối thành công của Dinners Club, hàng loạt các công ty thẻ như Trip
Change, Glden Key…ra đời. Phần lớn các thẻ này được phát hành phục vụ giới doanh
nhân, nhưng sau đó các ngân hàng nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng sử
dụng thẻ trong tương lai.
Năm 1960, Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là
BANKAMERICARD. Thẻ này phát triển rộng khắp và ngày càng nhiều các tổ chức
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
tài chính ngân hàng trở thành thành viên của BankAmericard. Năm 1966, 14 ngân
hàng Mỹ thành lập InterBank - một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi
thông tin về giao dịch thẻ. Ngay sau đó, vào năm 1967, 4 ngân hàng bang California
đổi tên từ Bank Card Association thành Western State Bank Card Association và tổ
chức này liên kết với Interbank cho ra đời thẻ Master Charge, loại thẻ này nhanh
chóng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của Bankmericard. Đến năm 1977, tổ chức
Bankamericard đổi tên thành Visa USD và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế Visa. Năm
1979, tổ chức thẻ Master Charge đổi tên thành Master Card. Hiện nay, 2 tổ chức này
vẫn đang là 2 tổ chức thẻ lớn mạnh và phát triển trên thế giới.
Hình thức thanh toán thẻ nhanh chóng phát triển ra các châu lục ngoài nước Mỹ,
năm 1960 thẻ nhựa đầu tiên có mặt tại Nhật Bản, ở Anh năm 1966. Tại Việt Nam
chiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi VCB ký hợp đồng làm đại lý
chi trả thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE và đây đã là bước khởi đầu cho dịch vụ này
phát triển ở Việt Nam.
Ngày nay, hệ thống thẻ đã phát triển rộng khắp với những hình thức và chủng
loại hết sức đa dạng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Cùng với sự phát triển của
Visa và Master một loạt các tổ chức thẻ khác cũng xuất hiện như Eurocard, JCP…
đang cùng nhau cạnh tranh để giành lầy thị trường cho mình.
1. 1. 3. Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân
hàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có
thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy tự động(ATM) hoặc
thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
1. 1. 4. Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán
Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ tín dụng đã có rất nhiều thay đổi
nhằm tăng cường độ an toàn và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thẻ
thường được thiết kế với kích thước hình chữ nhật tiêu chuẩn phù hợp với khe đọc thẻ,
được làm bằng nhựa cứng, có kích thước thông thường là 8. 5cm x 5. 5 cm. Trên thẻ
thường có những thông tin sau:
*Mặt trước của thẻ bao gồm:
- Loại thẻ, tên và biều tượng của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
- Số thẻ:là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số náy được in nổi trên thẻ.
- Họ và tên của chủ thẻ.
- Ngày hiệu lực của thẻ:là thời hạn mà thẻ được lưu hành.
*Mặt sau của thẻ bao gồm:
- Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như:số thẻ, ngày hiệu lực, tên
chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số Pin.
- Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ.
1. 1. 5. Phân loại thẻ thanh toán
Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành :
1. 1. 5. 1. Phân loại theo đặc tính kỹ thuật
- Thẻ thông minh(Smart Card):đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán. Là loại
thẻ có đặt một chíp điện tử tương tự như một máy tính cực nhỏ trên thẻ trong đó lưu
trữ tất cả các thông tin về thẻ hoặc hạn mức tín dụng của chủ thẻ. Ưu điểm của loại thẻ
này là tính an toàn và bảo mật cao.
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe ): được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một
băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong
20 năm qua, nhưng cũng bộ lộ một số nhược điểm:do thông tin ghi trên thẻ không tự
mã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp
dụng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin…
- Thẻ khắc chữ nối (Embossing Card) :tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công
nghệ này là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nối thông tin cần thiết : số thẻ, tên
chủ thẻ, thời hạn sử dụng…Ngày nay, người ta không sử dụng loại thẻ này nữa vì
không đáp ứng được các yêu cầu cao về kỹ thuật.
1. 1. 5. 2. Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành:là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh động
tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng,
loại thẻ này hiện nay khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành riêng lẻ ở 1 quốc gia mà còn
có thể lưu hành trên toàn thế giới như:thẻ Visa, Master.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch hoặc giải trí do các
tập đoàn lớn phát hành : Dinners Club, Amex và được lưu hành trên khắp các châu
lục.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
1. 1. 5. 3. Phân loại theo tính chất thanh toán
- Thẻ tín dụng (Credit Card ):đây là loại thẻ mà khi sử dụng, chủ thẻ được ngân
hàng phát hành cấp một hạn mức tín dụng theo quy định và không phải trả lãi nếu chủ
thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những
cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn chấp nhận loại thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card ):đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị giao
dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị
điện tử đặt tại các cửa hàng, khách sạn…Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc
vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
+ Thẻ online là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức
vào tài khoản của chủ thẻ khi xuất hiện giao dịch.
+ Thẻ offline là thẻ ghi nợ mà giá trị những lần giao dịch sẽ được khấu trừ vào
tài khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày.
- Thẻ tiền mặt (Cash Card):là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, là loại
thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở các ngân hàng. Với chức năng
chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký
quỹ.
1. 1. 5. 4. Phân loại thẻ theo hạn mức tín dụng
- Thẻ thường (Standard Card) : đây là loại thẻ cơ bản nhất, mang tính chất phổ
biến. Hạn mức tối thiểu tùy theo ngân hàng phát hành quy định.
- Thẻ vàng: (Gold card) : là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng “cao
cấp”, những khách hàng có mức sống , thu nhập và nhu cầu tài chính cao. Loại thẻ này
có những điểm khác nhau tùy thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng ,
điểm đặc biệt là thẻ có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ thường.
1. 1. 5. 5. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ trong nước:là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia,
do vậy đồng tiền được sử dụng trong giao dịch là đồng tiền bản tệ của quốc gia đó.
Các Ngân hàng và các đơn vị chấp nhận loại thẻ này cũng được đặt trong nước, loại
thẻ này cũng chỉ được lưu hành tại nước đó.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
- Thẻ quốc tế (International Card) : là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nơi nó
được phát hành mà còn dùng trên phạm vi toàn thế giới. Để có thể phát hành loại thẻ
này thì ngân hàng phát hành phải là thành viên của một tổ chức thẻ quốc
Để thấy rõ hơn cách phân loại thẻ thanh toán sẽ được minh họa cụ thể thông qua
hình sau:
Hình 1. 1 Sơ đồ phân loại thẻ
1. 2. VAI TRÒ CỦA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN
1. 2. 1. Đối với kinh tế, xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ có vai trò và ý nghĩa rất
lớn đối nền kinh tế xã hội. Đặc biệt khi nhà nước đang khuyến khích các tầng lớp dân
cư tăng cường tiêu dùng thì thẻ là một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện các biện
pháp “kích cầu” của nhà nước. Thẻ thanh toán thu hút tiền gửi cỉa các tầng lớp dân cư
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
18
Thẻ thanh toán
Theo đặc
tính kỹ
thuật
Theo tính
chất
thanh
Theo chủ
thể phát
hành
Theo
phạm vi
sử dụng
Theo hạn
mức tín
dụng
Thẻ thông
minh
Thẻ khắc chữ
nổi
Thẻ băng từ
Thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ
Thẻ rút tiền
mặt
Thẻ ngân
hàng phát
hành
Thẻ do tổ
chức phi
ngân hàng
phát hành
Thẻ vàngThẻ thường
Thẻ quốc tế
Thẻ trong
nước
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
vào Ngân hàng và giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, góp phần giảm chi phí phát
hành tiền giấy, vận chuyển, lưu trữ.
Thẻ thanh toán làm tăng nhanh chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế do
hầu hết mọi giao dịch trong phạm vi quốc gia cũng như phạm vi toàn cầu đều được
thực hiện và thanh toán trực tuyến. Chấp nhận thanh toán thẻ đã tạo môi trường thu
hút khách du lịch và các nhà đầu tư vào Việt Nam, cải thiện môi trường thương mại
và thanh toán , nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong
phục vụ đời sống.
Thẻ thanh toán còn tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối
và tạo nền tảng để tăng cường quản lý thuế của ca nhân cũng như của doanh nghiệp
đối với nhà nước. Nhà nước cũng như Ngân hàng có thể kiểm soát mọi hoạt động giao
dịch của bất cứ thẻ nào do bất cứ Ngân hàng thương mại trong nước phát hành.
1. 2. 2. Đối với Ngân hàng
Với khoản lệ phí hàng năm mà chủ thể phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán
mà ngân hàng cung cấp, chủ thể đã tạo nên cho ngân hàng một nguồn thu đều đặn.
Mặt khác, để sử dụng thẻ thanh toán thì các khách hàng sẽ phải có một khoản tiền nhất
định trong tài khoản của họ tạo Ngân hàng, Số tiền này có thể tạm thời được ngân
hàng sử dụng để đầu tư hoặc cho vay kiếm lời trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh
toán của ngân hàng.
Đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của người dân. Bên
cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thông của ngành Ngân hàng như: nhận gửi, cho vay,
thanh toán…môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt do nhiều nguyên
nhân khác nhau khiến các nhà quản trị Ngân hàng đi đến sự cách tân trong khái niệm
về sản phẩm và phương thức kinh doanh của các ngân hàng, theo đó sản phẩm ngân
hàng còn bao gồm các dịch vụ khác (ủy thác, tư vấn, môi giới…)đi liền với các dịch
vụ truyền thông trong đó có dịch vụ thẻ. Việc Ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ thanh
toán giúp cho khách hàng có điều kiện được tiếp cận với một loại hình thanh toán hiện
đại, đa tiện ích, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Cải thiện các mối quan hệ:thông qua hoạt động phát hành và thanh toán thẻ,
các ngân hàng thương mại vừa có thể lôi kéo, thu hút khách hàng sử dụng thẻ do
Ngân hàng mình phát hành vừa biến họ thành các khách hàng truyền thống trung
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
thành. Bên cạnh đó, quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ cũng rất có lợi , giúp cho
các Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng với các chủ thể kinh doanh này. Hơn nữa
việc gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế như: Visa, Master cũng góp phần giúp các ngân
hàng thương mại thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính trong nước cũng như trên
thế giới và nhờ vậy tạo điều kiện cải thiện hoạt động kinh doanh và hội nhập vào thị
trường tài chính quốc tế.
Giảm chi phí bảo quản vận chuyển tiền mặt:việc các Ngân hàng thương mại
triển khai dịch vụ thẻ thanh toán sẽ giúp khách hàng làm quen với việc sử dụng thẻ
trong các giao dịch hàng ngày, từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán vốn đã
là truyền thống của người Việt Nam. Nhờ đó, các Ngân hàng cũng phần nào giảm
được việc dự trữ tiền mặt để phục vụ cho mục đích thanh toán của khách hàng, qua đó
sẽ giảm được chi phí để xây dựng kho quỹ bảo quản, kiểm đếm và vận chuyển tiền
mặt.
1. 2. 3. Đối với người sử dụng
Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cung cấp một dịch vụ thanh toán
có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn. Ngày nay. , khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển, việc làm thẻ giả trở nên khó khăn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ
có thể yên tâm hơn về tiền của mình. Thêm nữa, khi những cơ sở thanh toán thẻ ngày
càng nhiều, các máy ATM ngày càng trở nên phổ biến, thẻ sẽ là một công cụ thanh
toán lý tưởng cho các chủ thẻ.
Các chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp
nhận thẻ, được dùng để chi tiêu trước trả tiền sau (đối với thẻ tín dụng ) mà không cần
trả một khoản tiền lãi nào.
Thuận tiện trong tiêu dùng, tranh được những chi phí và rủi ro của việc thanh
toán tiền mặt , tiện cất giữ, bảo quản , bảo mật và an toàn (vì khi mất hoặc thất lạc
thẻ, tiền trong thẻ vẫn được đảm bảo).
Được thực hiện rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức Tài chính hay ngân
hàng trên thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động với loại tiền phù hợp với nước sở
tại. Giúp chủ tài khoản quản lý được tiền và kiểm soát được các giao dịch của mình…
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
1. 2. 4. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Chấp nhận thanh toán thẻ cũng có nghĩa là cung cấp cho khách hàng một
phương tiện thanh toán nhanh chóng và thuận tiện, góp phần lôi kéo thu hút khách
hàng nhất là các khách du lịch nước ngoài , tăng doanh số cung ứng hàng hóa dịch vụ,
và kết quả tất yếu là lợi nhuận sẽ tăng lên.
Chấp nhận thanh toán thẻ cũng giúp các đơn vị chấp nhận thẻ có được sự ưu
đãi trong hoạt động tín dụng với các ngân hàng thương mại như: lãi suất vay thấp, thủ
tục vay đơn giản, thuận tiện hơn…
Tạo môi trường tiêu dùng và thanh toán văn minh, hiện đại cho khách hàng.
Khi chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi
phí về quản lý tiền mặt như bảo quản. kiểm đếm, nộp vào tài khoản ở ngân hàng…
Được trang bị miễn phí thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ điện tử hiện đại, được
đào tạo, hướng dẫn sử dụng thành thạo thiết bị thanh toán thẻ và luôn nhận được hỗ
trợ kỹ thuật , bảo trì thiết bị miễn phí…
1. 3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA THẺ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. 3. 1. Hoạt động phát hành thẻ
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
Tại chi nhánh Tại trung tâm thẻ
(3) (4)
(5)
(2) (6)
(1) (7)
(8)
Hình 1. 2. Quy trình phát hành thẻ thanh toán
(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, Ngân hàng hướng dẫn khách hàng
làm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng.
(2) Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ:cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định
hồ sơ yêu cầu phat hành thẻ và phân loại khách hàng theo các hạng đặc biệt, hạng 1
hoặc thường trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
22
Ngân hàng phát hành
Chuyển về
trung tâm
Nhận yêu cầu
Khách hàng
Thẩm địnhquyết
định, yêu cầu
Nhận yêu cầu
Chạy Batch
Mã hóa, in nổi
Mailing
Nhập dữ liệu
phát hành
Nhận từ trung tâm
thẻ
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
(3) Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì
Ngân hàng gửi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ (phải có xác nhận của giám đốc hoặc
trưởng phòng nghiệp vụ).
(4), (5), (6), (7), (8) Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng sẽ được cá nhân
hóa, sau đó gửi kèm theo số pin cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành.
(9) Nhận được thẻ từ trung tâm, ngân hàng phát hành xác nhận bằng văn bản có
chữ ký của trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được ủy quyền cho trung tâm thẻ.
Khi được trrao quyền sở hữu thẻ, khách hàng được gọi là chủ thẻ, Ngân hàng
đươc gọi là ngân hàng phát hành trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sử
dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
(ATM), yêu cầu được giải trình khi có thắc mắc đối với bảng kê giao dịch do ngân
hàng phát hành gửi. Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải giải quyết thấu đáo các
thắc mắc của khách hàng, phải kịp thời thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ, ngân
hàng thanh toán, hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong thanh toán
thẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng.
1. 3. 2. Hoạt động sử dụng thẻ
(4)
(3)
(1) (2)
(5) (6)
(7)
Hình 1. 3. Quy trình sử dụng thẻ thanh toán
(1) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát
hành thẻ thanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm ủy nhiệm chi
trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ
thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ thanh toán).
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
23
Chủ thẻ
NHphát hành
NH thanh toán
Đơn vị chấp nhận
thẻ(Điểm ứng tiền
mặt)
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
(2) Ngân hàng căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi
kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điều
kiện ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫn
khách hàng sử dụng khi thanh toán.
(3) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ để kiểm tra, đưa vào
máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán (3
liên).
(4) Đơn vị chấp nhận thẻ đưa biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(5) Đơn vị chấp nhận thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân
hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(6) Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán do
đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, Ngân hàng đại
lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ.
(7) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán tiền gửi với ngân hàng đại lý thanh
toán qua thủ tục thanh tón giữa các ngân hàng.
1. 3. 3. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
Trong bất cứ hoạt động kinh daonh nào thuộc bất cứ ngành nghề nào cũng
hàm chứa rủi ro. Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy
luật này. Theo thống kê của tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh toán thẻ toàn cầu bao
gồm (thẻ ViSA, Mastercard, JCB…) năm 1996 đạt 1800 tỷ USD , năm 1997 đạt 2500
tỷ USD. Trong đó mỗi năm các tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên phải chi không
dưới 1% doanh số cho rủi ro và phòng ngừa rủi ro. Điều đó chứng tỏ việc quản lý và
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các
thành viên là nhiệm vụ quan trọng.
1. 3. 3. 1. Rủi ro trong phát hành
- Đơn xin phát hành thẻ giả: do không thẩm định kỹ thông tin của khách hàng,
ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng ký với những thông tin giả mạo.
Và như vậy, ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh
toán. Tuy vậy trên thực tế, điều này rất hiếm khi xảy ra vì hợp đồng thẻ rất dễ kiểm tra
và có đảm bảo cao do có thế chấp hoặc tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân
hàng.
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính
- Chủ thẻ thật không nhận được thẻ đã phát hành : Ngân hàng gửi thẻ qua
đường bưu điện nhưng trên đường vận chuyển thẻ bị đánh cắp và bị sử dụng mà chủ
thẻ không hề hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này rủi
ro do ngân hàng phát hành chịu.
- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng : Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng phát
hành nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác
thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ
đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện
khi chủ thẻ hỏi ngân hàng phát hành về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê
thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và ngân
hàng phát hành cùng phải chịu.
1. 3. 3. 2. Rủi trong thanh toán
Đây là khâu thường xảy ra rủi ro trong kinh doanh thẻ. Rất nhiều rủi ro đã xảy ra
cho các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ trong khâu này.
- Thẻ mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử
dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành để có biện pháp hạn
chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi
và mã hóa lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại rủi ro này có thể dẫn đến
tổn thất cho cả chủ thẻ và ngân hàng và chiếm tỷ lệ xấp xỉ 59% trong tất cả các loại rủi
ro.
- Thẻ giả :Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được
từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các
giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng phát hành vì
theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn trách
nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của ngân hàng phát hành. Đây là loại
rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin nằm ngoài
khả năng kiểm soát của ngân hàng phát hành.
- Thẻ được tạo băng từ giả:Các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng
thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ, sử dụng phần mềm
riêng để mã hóa, in và tạo băng từ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại thẻ
SV:Vũ Thị Tuyết Đại học Kinh Tế Quốc Dân
25