Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thiết kế bài dạy theo định hướng stem vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 30 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
***********

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
“THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 11”

Lĩnh vực/ Môn: Vật lý
Tên tác giả:
GV môn:
Vật lý
Tổ:
Vật lý - CNCN
Năm học:
2021-2022
Thời gian nghiên cứu, thực hiện: từ 01/10/2021 đến 28/02/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................1
3. Giả thuyết khoa học...........................................................................................1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................1
5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................2
8. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO


ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM.....................................................................3
1.1. Giáo dục STEM là gì?....................................................................................3
1.2. Giáo dục STEM trong trường trung học........................................................3
1.2.1. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM..................3
1.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học.................4
1.3. Thực trạng việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường
THPT Lê Lợi.........................................................................................................4
1.4. Kết luận chương 1..........................................................................................5
Chương 2. THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 11.....................................................5
2.1. Một số nội dung trong chương trình Vật lý lớp 11 có thể áp dụng dạy học
theo định hướng giáo dục STEM..........................................................................5
2.2. Quy trình thiết kế bài dạy theo định hướng giáo dục STEM.........................6
2.3. Thiết kế một số bài dạy theo định hướng giáo dục STEM trong chương trình
Vật lý lớp 11 hiện hành.........................................................................................8
2.3.1. Thiết kế và lắp ghép mơ hình mạch điện cầu thang....................................8
2.3.2. Thiết kế và lắp ghép mơ hình trang trí Tết sử dụng đèn led và pin...........13
2.3.3. Chế tạo máy phát điện đơn giản................................................................19
2.4. Kết luận chương 2........................................................................................23
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................24
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................24
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................24
3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..............................................................24
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm.......................................24
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm...............................................................24
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................................24
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.......................................................24
3.3.1. Khảo sát hứng thú của học sinh.................................................................24
3.3.2. Một số hình ảnh thực nghiệm....................................................................25



3.4. Kết luận chương 3........................................................................................25
3.4.1. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến.....................................25
3.4.2. Lợi ích, hiệu quả kinh tế- xã hội................................................................26
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................26
1. Điều kiện áp dụng giải pháp............................................................................26
2. Đề xuất, khuyến nghị.......................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................28


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
STEM là một cách tổ chức chương trình giảng dạy thực tế; trong đó, có
tích hợp Khoa học (Science), Cơng nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering)
và Toán học (Math) (Wang và cộng sự , 2011). Dạy học định hướng STEM
quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng
lực cho người học.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các lĩnh vực Khoa học,
Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) là động lực mạnh mẽ để các quốc gia
phát triển. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang
tập trung đầu tư vào giáo dục STEM với mục tiêu phát triển nền nhân lực trình
độ cao. Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thơng mới nói chung, chương trình
mơn vật lí ở trường phổ thơng nói riêng hướng vào dạy học tích hợp theo các
chủ đề nhằm phát triển năng lực của học sinh. Do đó, việc sử dụng các chủ đề
dạy học STEM trong dạy học Vật lí sẽ phù hợp với chương trình mới đồng thời
nâng cao chất lượng dạy học. Việc xây dựng các chủ để STEM sẽ giúp GV Vật
lí phổ thơng có thêm tài liệu dạy học cũng như áp dụng các phương pháp, hình

thức dạy học mới đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng.  Từ
năm 2018, chương trình giáo dục nói chung, chương trình mơn Vật lí ở trường
phổ thơng nói riêng đã được thiết kế theo định hướng phân hóa và tích hợp
nhằm phát triển năng lực của học sinh. Theo đó, triển khai dạy học Vật lí theo
định hướng giáo dục STEM là một trong những biện pháp triển khai tốt chương
trình giáo dục phổ thơng tại Việt Nam nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục
phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, lựa chọn
các vấn đề thực tiễn gắn chặt với kiến thức vật lý phổ thông của HS lớp 11 còn
hạn chế. Việc giáo dục STEM trong chương trình Vật lý lớp 11 tại trường THPT
Lê Lợi vẫn cịn nhiều bất cập. Vì vậy cần đầu tư thiết kế bài dạy theo định
hướng giáo dục STEM trong chương trình VL lớp 11. Trước thực trạng đó tơi
chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế bài dạy theo định hướng giáo dục STEM trong
chương trình VL lớp 11” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo
thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong dạy học.
2. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế được một số bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong
chương trình vật lý lớp 11 tại trường THPT Lê Lợi.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một số bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM
trong chương trình vật lý lớp 11 và áp dụng vào việc dạy học thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, tăng mức độ hứng thú của học sinh với môn Vật
lý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu tài liệu xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM.
- Nghiên cứu các chủ đề trong chương trình Vật lý lớp 11 có thể thực hiện
giáo dục STEM.


2


- Thiết kế một số bài dạy theo định hướng giáo dục STEM trong chương
trình Vật lý lớp 11.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết và tính khả thi của đề tài.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 11 hiện hành.
- Tài liệu về giáo dục STEM.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và thiết kế một số bài dạy theo định hướng
giáo dục STEM trong chương trình Vật lý lớp 11; tiến hành thực nghiệm sư
phạm tại trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp hồi cứu tài liệu:
+ Phân tích các tài liệu hiện hành về giáo dục STEM.
+ Phân tích chương trình Vật lý lớp 11 hiện hành.
- Phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc của đề tài
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng
giáo dục STEM.
Chương 2. Thiết kế bài dạy theo định hướng giáo dục STEM trong chương
trình Vật lý lớp 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



3

NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
1.1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được
sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật
và Toán học của mỗi quốc gia. Sự phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật
và Tốn học được mơ tả bởi chu trình STEM (Hình 1), trong đó Science là quy
trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức
khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Tốn là cơng cụ
được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác.

Giáo dục STEM được sử dụng theo mô tả trong Chương trình giáo dục phổ
thơng năm 2018 như sau: Giáo dục STEM là mơ hình giáo dục dựa trên cách
tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, cơng nghệ,
kĩ thuật và tốn học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ
thể.
1.2. Giáo dục STEM trong trường trung học
1.2.1. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM
Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đề cập đến một
vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc
các mơn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Tiến trình
mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật (Hình 2), trong
đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" (background research) trong tiến trình dạy
học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong
chương trình giáo dục phổ thơng tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài
học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ

trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn
của giáo viên; vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải
quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; chia sẻ, thảo luận,
điều chỉnh thiết kế. Thơng qua q trình học tập đó, học sinh được rèn luyện
nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực.


4
Xác định vấn đề

Nghiên cứu kiến thức nền
Tốn



Hóa

Sinh

Tin

CN

(Nội dung dạy học theo chương trình được sắp xếp lại phù hợp)

Đề xuất các giải pháp/bản thiết kế
Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế
Chế tạo mơ hình (ngun mẫu)
Thử nghiệm và đánh giá
Chia sẻ và thảo luận

Điều chỉnh thiết kế

Hình 2: Tiến trình bài học STEM
1.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học
Trên cơ sở các bài học STEM cho tất cả học sinh nêu trên, trong quá trình
thực hiện sẽ có một số học sinh có sở trường, hứng thú (là những học sinh có vai
trị chủ chốt của nhóm trong việc chế tạo, thử nghiệm mẫu) cần được khuyến
khích và tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng, đi sâu. Nhà trường cần có những
hình thức tổ chức phù hợp tạo môi trường để các học sinh này được phát huy
năng lực, sở trường của mình; cũng từ đó phát hiện và hướng dẫn những học
sinh say mê nghiên cứu thực hiện các dự án khoa học, kĩ thuật để tham gia
"Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học". Đây là mức độ cao
của giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông.
1.3. Thực trạng việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong
trường THPT Lê Lợi
Tại trường THPT Lê Lợi, dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã
được nhà trường chú trọng tổ chức từ ba năm học trở lại đây( 2019-2020, 20202021 và 2021-2022). Hai năm đầu chủ yếu nhà trường khuyến khích các tổ
chun mơn tổ chức dạy học STEM, đến năm nay mỗi tổ được yêu cầu bắt buộc
phải thực hiện 01 chủ đề STEM trên một năm học. Nhà trường cũng chú trọng
khuyến khích học sinh tham gia thi khoa học kỹ thuật cấp trường và cấp tỉnh.
Đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã ban hành công văn Số: 405/KH-THPT
về KẾ HOẠCH Triển khai giáo dục STEM, hoạt động NCKH và thi KHKT cấp
tỉnh học sinh trung học năm học 2021 – 2022, đây là văn bản pháp lý quan trọng


5

khuyến khích tăng cường giáo dục theo định hướng STEM trong nhà trường.
Tuy nhiên, hiện nay, đa số giáo viên chưa có tinh thần tích cực dạy học STEM,
hệ thống bài dạy STEM chưa được xây dựng nên gây khó khăn nhiều cho việc

phát triển mơ hình này trong nhà trường. Mặt khác, trong điều kiện mới hiện nay
rất cần sự đổi mới, sáng tạo của mỗi giáo viên để tăng cường hứng thú học tập
cũng như nâng cao chất lượng dạy học mà dạy học định hướng STEM là một
trong những giải pháp tuyệt vời. Vậy nên rất cần những ý tưởng, những bằng
chứng thực nghiệm về giáo dục STEM trong trường THPT là khơng q khó để
thực hiện, do đó tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế bài dạy theo định
hướng giáo dục STEM trong chương trình VL lớp 11” với mong muốn nâng cao
chất lượng dạy học, tăng cường hứng thú cho học sinh cũng như san sẻ những
khó khăn, lo lắng của giáo viên trong việc dạy học STEM.
1.4. Kết luận chương 1
Tổ chức dạy học theo định hướng STEM là giải pháp và là xu thế trong dạy
học hiện nay. Trường THPT Lê Lợi đã triển khai thực hiện dạy học STEM trong
các năm qua nhưng vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết để nâng cao chất
lượng cho các bài dạy STEM cũng như nhân rộng mơ hình này trong dạy học.
Chương 2. THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
STEM TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 11
2.1. Một số nội dung trong chương trình Vật lý lớp 11 có thể áp dụng
dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Nội dung
Gợi ý chủ đề
Chương I – Điện tích. Điện trường
- Máy lọc bụi tĩnh điện;
- Điện nghiệm;
Chương II – Dịng điện khơng đổi
- Nguồn điện bằng củ, quả;
- Mơ hình mạch điện cầu thang
dùng pin;
- Mơ hình trang trí Tết bằng đèn
led;
Chương III – Dịng điện trong các môi Mạch chỉnh lưu dùng đi-ốt;

trường
Chương IV – Từ trường
Nam châm điện;
Chương V – Cảm ứng điện từ
Máy phát điện;
Chương VI – Khúc xạ ánh sáng
Kính tiềm vọng;
Chương VII – Mắt. Các dụng cụ - Ống nhịm;
quang
- Kính thiên văn;
....


6

2.2. Quy trình thiết kế bài dạy theo định hướng giáo dục STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn
đề
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các hiện
tượng, q trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị
cơng nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của
bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để
giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học
được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa

chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết
(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản
phẩm.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 hoạt động học sau đây. Mỗi hoạt động học
được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh,
phải hồn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngồi
lớp học ở trường, ở nhà và cộng đồng.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa
đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hồn thành một sản phẩm học tập cụ thể với
các tiêu chí địi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề
xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hồn thành.
Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới"
của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí
đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết
kế cho sản phẩm cần làm.
– Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.
- Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện
tượng, sản phẩm, công nghệ...


7

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hồn thành nội

dung (Bài ghi chép thơng tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt
câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương
tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện
nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận
(thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề Giáo viên hỗ trợ).
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực
dưới sự hướng dẫn của Giáo viên. Trong bài học STEM sẽ khơng cịn các "tiết
học" thơng thường mà ở đó Giáo viên giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh.
Thay vào đó, học sinh phải tự tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề
xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hồn thành bạn kế
thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình, học
tương ứng.
- Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp,
- Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm đi
nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành 3
dung (Xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới,
pháp/thiết kế).
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thi
mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân
nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ
HỌC SINH đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo
vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức
đã có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi,
góp ý của các bạn và Giáo viên, học sinh tiếp tục hồn thiện (có thể phải thay
đổi để bảo đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm,

- Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế.
- Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn
thiện.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được
lựa chọn/hoàn thiện.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu
HỌC SINH trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh
báo cáo
thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HỌC SINH lựa
chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã


8

hồn thiện sau bước 3; trong q trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử
nghiệm và đánh giá. Trong q trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh
thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi.
– Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.
- Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm, chế tạo mẫu theo thiết
kế, | thử nghiệm và điều chỉnh.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ
vật... đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng
cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạo, lắp ráp...); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp
và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập
đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hồn thiện.

- Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
- Nội dung: Trình bày và thảo luận.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ
vật... đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu
và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu,
video, dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật đã chế tạo...) theo các hình thức phù hợp
(trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và
định hướng tiếp tục hoàn thiện.
2.3. Thiết kế một số bài dạy theo định hướng giáo dục STEM trong
chương trình Vật lý lớp 11 hiện hành
2.3.1. Thiết kế và lắp ghép mơ hình mạch điện cầu thang
2.3.1.1. Mơ tả chủ đề
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức khái niệm toàn mạch, định
luật Ôm cho toàn mạch, vật dẫn điện và cách điện trong chương trình vật lý và
kiến thức nghề lớp 9 và 11 để thiết kế và chế tạo ra những mạch điện cầu thang
với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hồn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm mơ
hình của mình và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.3.1.2. Mục tiêu
a. Kiến thức
Vật lí
Kĩ thuật/ cơng nghệ
Tốn học
Định luật Ơm cho tồn
- Học sinh làm quen với - Tính tốn xác định
mạch và cách lắp ghép
nguồn điện 1 chiều, đèn hiệu điện thế phù
mạch điện.
led, điện trở...
hợp.

- Thiết kế, lắp đặt thiết bị - vẽ được bản thiết
đẹp bền.
kế khoa học
b. Kĩ năng
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế mơ hình mạch điện cầu thang đảm bảo các
tiêu chí đề ra.


9

- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được q trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Thái độ
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- u thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào
giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ vệ sinh chung khi  thực
nghiệm.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của định luật Ơm cho tồn
mạch.
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế mơ hình mạch điện cầu thang.
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân
công thực hiện.
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nhiệm và
đánh giá.
2.3.1.3. Thiết bị

- Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, ...
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Mơ hình mạch
điện cầu thang”: đèn led, cầu chì, pin vuông 9V, dây nối pin vuông 9V, công tắc
3 chấu, điện trở, dây điện, gỗ ép hoặc bìa cát tơng, keo nến, băng dính…..
2.3.1.4. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH U CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP GHÉP
MƠ HÌNH MẠCH ĐIỆN CẦU THANG
a. Mục đích
- Học sinh nắm vững u cầu "Thiết kế và lắp ghép mơ hình mạch điện cầu
thang” theo các tiêu chí: đóng tắt được ở đầu, cuối cầu thang, đèn LED sáng ổn
định, mơ hình đẹp mắt.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về tồn mạch, định luật Ơm
cho tồn mạch và cách lắp ghép mạch điện cầu thang, thuyết minh thiết kế trước
khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về một số mạch điện cầu thang và vận dụng kiến thức của bài
học để lắp ghép mạng điện cho phù hợp với tình hình thực tiễn
- Xác định nhiệm vụ lắp ghép mạch điện cầu thang với các tiêu chí:

Đèn led sáng ổn định;

Đóng và ngắt được ở đầu cầu thang và cuối cầu thang;
- Xác định nhiệm vụ chế tạo thiết bị với các tiêu chí:


10

Phiếu ánh giá sản phẩm mơ hình mạch điện cầu thang
Tiêu chí
Điểm tối đa

Vẽ được bản thiết kế mạch điện cầu
thang

10 điểm

Lắp được mạch điện

20 điểm

Trình bày được nguyên lý hoạt động
của mạch điện

20 điểm

Mơ hình mạch điện đẹp, chi phí thấp

20 điểm

Mạch điện hoạt động ổn định: đèn led
sáng ổn định; đóng và ngắt được ở đầu
và cuối cầu thang.

30 điểm

Tổng

100 điểm

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về ngun lí chế tạo mơ hình mạch

điện cầu thang.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo mơ hình theo
các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên chia nhóm học sinh và u cầu các nhóm tìm hiểu trước về
mạch điện cầu thang
→ Học sinh trình bày theo nhóm về đặc điểm và cơng dụng của mạch điện
cầu thang, sơ đồ mạch điện cầu thang cơ bản, giải thích nguyên tắc hoạt động
của mạch điện cầu thang.
→ Các nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Giáo viên dẫn dắt để học sinh biết được các kiến thức cần sử dụng: định
luật Ơm cho tồn mạch; tính tốn các thơng số của mạch điện để lắp cầu chì,
điện trở,... đảm bảo mạch điện hoạt động tốt.
Hoạt động 2. NGIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích
- Học sinh hình thành kiến thức mới về định luật Ơm đối với tồn mạch.
- Học sinh xây dựng được bản thiết kế mạch điện cầu thang phù hợp với
tiêu chí đề ra.
b. Nội dung
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến
thức trọng tâm sau:
+ Định luật Ôm cho toàn mạch (Vật lý 11);
+ Hiện tượng đoản mạch, cách bảo vệ mạch điện để tránh đoản mạch (Vật lý
11);
+ Mạch điện cầu thang (Nghề điện 9, 11).


11


- Học sinh xây dựng phương án thiết kế thuyền và chuẩn bị cho buổi trình
bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hồn thành
bản thiết kế và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
● Bản thiết kế chi tiết: sơ đồ mạch điện, các nguyên vật liệu sẽ sử dụng…
● Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra, chỉ rõ
đèn đóng ngắt được ở đầu và cuối cầu thang.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Vở ghi chép của học sinh.
- Bản thiết kế mạch điện cầu thang của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo nhóm:
+ Tồn mạch là gì ?
+ Điều kiện để có dịng điện trong mạch là gì?
+ Biểu thức định luật Ơm cho đoạn mạch?
+ Định luật Ơm cho tồn mạch?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi ý kiến và tổng kết kiến
thức.
- Giáo viên trình chiếu video thí nghiệm hiện tượng đoản mạch
→ Biện pháp bảo vệ mạch điện tránh đoản mạch là gì?
- Học sinh thảo luận theo nhóm về:
+ Điều kiện nào để bóng sáng bình thường? Để đèn led hoạt động tốt khi
nối vào nguồn 9V thì cần điều kiện gì?
+ Bố trí mạng điện như thế nào để đóng và tắt đèn ở đầu và cuối cầu thang
mà không phải đi lên hay xuống để thực hiện;
+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
→ Các nhóm thảo luận và thống nhất bản thiết kế mạch điện cầu thang.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích

- Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế mạch điện cầu thang.
- Hồn thành bản phân cơng nhiệm vụ của các thành viên trong mỗi nhóm.
b. Nội dung
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và chỉnh sửa bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản thiết kế hồn chỉnh của mơ hình mạch điện cầu thang.
- Bản phân công nhiệm vụ của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Giáo viên đưa ra yêu cầu về:


12

- Nội dung trình bày theo bản đánh giá bản báo cáo: Nêu các ưu điểm của
mạch điện cầu thang; trình bày bản thiết kế của nhóm, cách thức hoạt động, giải
thích các thiết bị dự định sử dụng trong mạch,....
- Thời lượng báo cáo tối đa 5 phút, trả lời thắc mắc, tư vấn 3 phút.
Học sinh báo cáo và thảo luận, ghi nhận góp ý chỉnh sửa nếu cần.
Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.

Một bản thiết kế sơ đồ mạch điện, phân công nhiệm vụ của học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
MƠ HÌNH MẠCH ĐIỆN CẦU THANG (1 tuần)
a. Mục đích
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo mơ hình mạch điện
cầu thang theo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.

b. Nội dung
Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ chuẩn bị trước (đèn led,
cầu chì, pin vng 9V, dây nối pin vuông 9V, công tắc 3 chấu, điện trở, dây
điện, gỗ ép hoặc bìa cát tơng, keo nến, băng dính…).
Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh sao
cho kết quả thu được cao nhất.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phẩm đã hồn thiện và được thử nghiệm.
d. Cách tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm học sinh sử dụng các ngun liệu đã chuẩn bị để chế tạo mơ hình
mạch điện cầu thang.
+ Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
+ Nhóm trưởng báo cáo tiến độ sau mỗi 3 ngày.
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hồn thành sản phẩm theo nhóm.
- Giáo viên tư vấn hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
a. Mục đích
Các nhóm học sinh giới thiệu mơ hình của nhóm trước lớp, chia sẻ về kết
quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm.


13

b. Nội dung
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
+ Đèn sáng ổn định;
+ Khả năng đóng, ngắt của mạch điện;
+ Đẹp, rẻ.

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả của nóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận
xét từ giáo viên và các bạn.
- Sau khi chia sẻ, đề xuất các phương án chỉnh sửa, cải tiến.
- Chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ
thiết kế và chế tạo thiết bị lọc khói hương.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Mơ hình các nhóm chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và
tiến hành thảo luận, chia sẻ.
- Học sinh trình diễn sản phẩm của nhóm.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến
thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo
mơ hình mạch điện cầu thang.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.

pin

Một hình ảnh sản phẩm mơ hình mạch điện cầu thang của học sinh.
2.3.2. Thiết kế và lắp ghép mơ hình trang trí Tết sử dụng đèn led và

2.3.2.1. Mơ tả chủ đề
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức khái niệm tồn mạch, định luật
Ơm cho toàn mạch, vật dẫn điện và cách điện trong chương trình vật lý 11 để
thiết kế và chế tạo mơ hình trang trí Tết với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn
thành, học sinh sẽ được thử nghiệm mơ hình của mình và tiến hành đánh giá
chất lượng sản phẩm.



14

2.3.2.2. Mục tiêu
a. Kiến thức
Vật lí
Kĩ thuật/ cơng nghệ
Định luật Ôm cho toàn - Học sinh làm quen với nguồn
mạch và cách lắp ghép điện 1 chiều, đèn led, điện trở...
mạch điện.
- Thiết kế, lắp đặt thiết bị đẹp
bền.

Toán học
- Tính tốn xác định
hiệu điện thế phù
hợp.
- vẽ được bản thiết
kế khoa học

b. Kĩ năng
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế mơ hình mạch điện trang trí đảm bảo các
tiêu chí đề ra.
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Thái độ
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- Yêu thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào
giải quyết nhiệm vụ được giao.

- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ vệ sinh chung khi thực
nghiệm.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của định luật Ơm cho tồn
mạch.
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế mơ hình mạch điện trang trí.
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân
công thực hiện.
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nhiệm và
đánh giá.
2.3.2.3. Thiết bị
- Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, ...
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Mơ hình trang trí
Tết sử dụng đèn led và pin”: đèn led, cầu chì, pin vng 9V, dây nối pin vuông
9V, công tắc, điện trở, dây điện, gỗ ép hoặc bìa cát tơng, keo nến, băng dính,
giấy màu, xốp màu, thanh tre,...


15

2.3.2.4. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP GHÉP
MƠ HÌNH TRANG TRÍ TẾT SỬ DỤNG ĐÈN LED VÀ PIN
a. Mục đích
- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và lắp ghép mô hình trang trí Tết sử
dụng đèn led và pin” theo các tiêu chí: mạch hoạt động tốt, đèn LED sáng ổn
định, mơ hình đẹp mắt, phù hợp để trang trí Tết.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về tồn mạch, định luật Ơm
cho tồn mạch và cách lắp ghép mạch điện có sử dụng pin và LED, thuyết minh

thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử
nghiệm.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về một số mạch điện cầu thang và vận dụng kiến thức của bài
học để lắp ghép mạng điện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Xác định nhiệm vụ lắp ghép mạch điện trang với các tiêu chí:

Đèn led sáng ổn định;

Đóng và ngắt được mạch;

Mơ hình đẹp mắt, sáng tạo, phù hợp chủ đề trang trí Tết.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo thiết bị với các tiêu chí:
Phiếu đánh giá sản phẩm mơ hình mạch điện trang trí
Tiêu chí
Điểm tối đa
Vẽ được bản thiết kế mạch điện trang
trí

10 điểm

Lắp được mạch điện

20 điểm

Trình bày được ngun lý hoạt động
của mạch điện

20 điểm


Mơ hình mạch điện đẹp, chi phí thấp

30 điểm

Mạch điện hoạt động ổn định: đèn led
sáng ổn định; đóng và ngắt được.

20 điểm

Tổng

100 điểm

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về ngun lí chế tạo mơ hình mạch
điện trang trí.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo mơ hình theo
các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên chia nhóm học sinh và u cầu các nhóm tìm hiểu trước về các
mạch điện trang trí, các cách trang trí Tết có sử dụng đèn.


16

→ Học sinh trình bày theo nhóm về đặc điểm và cơng dụng của mạch điện
trang trí, sơ đồ mạch điện cơ bản, giải thích nguyên tắc hoạt động của mạch điện
đó.
→ Các nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Giáo viên dẫn dắt để học sinh biết được các kiến thức cần sử dụng: định

luật Ơm cho tồn mạch; tính tốn các thơng số của mạch điện để lắp cầu chì,
điện trở,... đảm bảo mạch điện hoạt động tốt.
Hoạt động 2. NGIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích
- Học sinh hình thành kiến thức mới về định luật Ơm đối với tồn mạch.
- Học sinh xây dựng được bản thiết kế mạch điện trang trí phù hợp với tiêu chí
đề ra.
b. Nội dung
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến
thức trọng tâm sau:
+ Định luật Ôm cho toàn mạch (Vật lý 11);
+ Hiện tượng đoản mạch, cách bảo vệ mạch điện để tránh đoản mạch (Vật lý
11);
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế thuyền và chuẩn bị cho buổi trình bày
trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hồn thành bản
thiết kế và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
● Bản thiết kế chi tiết: sơ đồ mạch điện, các nguyên vật liệu sẽ sử dụng…
● Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra, chỉ rõ
đèn đóng ngắt được ở đâu.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Vở ghi chép của học sinh.
- Bản thiết kế mạch điện cầu thang của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo nhóm:
+ Tồn mạch là gì ?
+ Điều kiện để có dịng điện trong mạch là gì?
+ Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch?
+ Định luật Ôm cho tồn mạch?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi ý kiến và tổng kết kiến
thức.
- Giáo viên trình chiếu video thí nghiệm hiện tượng đoản mạch
→ Biện pháp bảo vệ mạch điện tránh đoản mạch là gì?
- Học sinh thảo luận theo nhóm về:
+ Điều kiện nào để bóng sáng bình thường? Để đèn led hoạt động tốt khi
nối vào nguồn 9V thì cần điều kiện gì?
+ Bố trí các cơng tắc như thế nào để đóng, ngắt mạch;


17

+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
Bố trí vị trí các đèn như thế nào cho phù hợp, đẹp mắt?
→ Các nhóm thảo luận và thống nhất bản thiết kế.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích
- Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế mạch điện và thiết kế mơ hình
trang trí.
- Hồn thành bản phân cơng nhiệm vụ của các thành viên trong mỗi
nhóm.
b. Nội dung
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và chỉnh sửa bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản thiết kế hoàn chỉnh của mơ hình mạch điện trang trí, mơ hình bố trí các
vật phẩm trang trí Tết.

- Bản phân cơng nhiệm vụ của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
- Nội dung trình bày theo bản đánh giá bản báo cáo: Trình bày bản thiết kế
của nhóm, cách thức hoạt động, giải thích các thiết bị dự định sử dụng trong
mạch,....
- Thời lượng báo cáo tối đa 5 phút, trả lời thắc mắc, tư vấn 3 phút.
Học sinh báo cáo và thảo luận, ghi nhận góp ý chỉnh sửa nếu cần.
Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
a. Mục đích
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo mơ hình mạch điện
trang trí Tết sử dụng đèn led và pin theo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung
Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ chuẩn bị trước đèn led,
cầu chì, pin vuông 9V, dây nối pin vuông 9V, công tắc, điện trở, dây điện, gỗ ép
hoặc bìa cát tơng, keo nến, băng dính, giấy màu, xốp màu, thanh tre,... và các vật
liệu khác tùy vào sự sáng tạo của từng nhóm).
Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh sao
cho kết quả thu được cao nhất.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phẩm đã hồn thiện và được thử nghiệm.
d. Cách tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ:



×