Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Triết học Mác Lênin: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, hãy liên hệ với quá trình phòng, chống dịch Covid 19 ở Việt Nam hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.69 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài: “Phân tích vai trị của thực tiễn đối với nhận thức? Từ vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức, hãy liên hệ với q trình phịng, chống dịch
Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay?”

Mã đề: 21
Sinh viên

: PHẠM THỊ QUỲNH

Lớp

: K15-NNTQ1

Mã SV

: 21010205

HÀ NỘI, THÁNG 1/2022

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
NỘI DUNG .................................................................................................. 3
Chương 1: Lý luận về thực tiễn và nhận thức ........................................... 3


1.

2.

Thực tiễn ............................................................................................... 3
1.1.

Khái niệm, đặc trưng .................................................................. 3

1.2.

Phân loại hoạt động thực tiễn ..................................................... 3

Nhận thức .............................................................................................. 4
2.1.

Nguồn gốc, bản chất của nhận thức ............................................ 4

2.2.

Phân loại nhận thức.................................................................... 4

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ................................................... 4
3.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức .................................. 4
3.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức ............................................ 5
3.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý .................................. 5
Chương 2: Liên hệ q trình phịng chống Covid – 19 tại Việt Nam ....... 6
1.

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức ......................................... 7


2.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức................................................... 8

3.

Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý ........................................ 9

KẾT LUẬN................................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 11

1


MỞ ĐẦU

Trong luận cương về Phoi-ơ-bắc, Các Mác đã viết: “Khuyết điểm chủ
yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật
của Phoi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức
dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận
thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận
thức về mặt chủ quan”. Các Mác đã chỉ ra tính phiến diện của cách tiếp cận
trực quan, giản đơn khi tách rời quan hệ cảm giác, nhận thức về thế giới
khách quan khỏi hoạt động thực tiễn, trong khi nhận thức, cảm giác về thế
giới là một phần tất yếu của hoạt động thực tiễn.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, Các Mác đã đề ra quan niệm của
thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của con người. Những lý
luận về thực tiễn và vai trò của thực tiễn và nhận thức của ông đã trở thành
cơ sở, phương pháp nhận thức và hành động, được Đảng, Nhà nước và nhân

dân Việt Nam vận dụng một cách hiệu quả và triệt để trong cơng cuộc phịng
chống đại dịch tồn cầu Covid – 19, từ đó chứng tỏ những giá trị và ý nghĩa
sâu sắc, bền vững của triết học Mác – Lê-nin cần được bảo vệ trước những
luận điệu tấn công, xuyên tạc.
Với những lí do trên, tơi quyết định chọn “Phân tích vai trị của thực
tiễn đối với nhận thức? Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, hãy liên
hệ với q trình phịng, chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay?” là chủ
đề bài tiểu luận kết thúc môn học.

2


NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận về thực tiễn và nhận thức
1. Thực tiễn
1.1.

Khái niệm, đặc trưng

Triết học Mác – Lênin phát biểu, toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ nhân loại tiến bộ là thực tiễn.
Từ khái niệm trên nhận thấy 3 đặc trưng cơ bản của thực tiễn là:
- Chỉ những hoạt động vật chất – cảm tính, tức những hoạt động vật
chất con người có thể quan sát trực quan hay cảm giác được mới là thực tiễn.
- Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử và xã hội. Thực tiễn chỉ diễn ra
trong xã hội với sự tham gia của con người. Điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể
sẽ giới hạn và chi phối thực tiễn. Đồng thời, thực tiễn cũng trải qua các giai
đoạn lịch sử phát triển cụ thể của chính nó.
- Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích, cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người, phân biệt với bản năng thụ động thích nghi của động vật.

1.2.

Phân loại hoạt động thực tiễn

Thực tiễn biểu hiện phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau trong
những lĩnh vực của đời sống. Trong đó bao gồm ba hình thức cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất: hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của nông
dân, hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp,...
- Hoạt động chính trị - xã hội: các hội nghị Cơng đồn, hoạt động bầu
cử đại biểu Quốc hội, các cuộc đấu tranh giai cấp,...
- Hoạt động thực nghiêm khoa học: hoạt động nghiên cứu các quy luật
tự nhiên, chế tạo vật liệu mới, điều chế thuốc/ vắc-xin phòng dịch bệnh,...

3


2. Nhận thức
2.1.

Nguồn gốc, bản chất của nhận thức

Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, thế giới vật chất tồn tại khách
quan độc lập với ý thức của con người, vừa là đối tượng nhận thức, vừa là
nguồn gốc của nhận thức.
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan, tạo thành tri
thức về thế giới khách quan trong bộ óc con người. Về bản chất:
- Nhận thức là một q trình biện chứng có vận động và phát triển, trải
qua 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. Con người

là chủ thể của nhận thức nhưng nhận thức vẫn bị chi phối bởi khách thể là
các hoàn cảnh lịch sử - xã hội, tính cách, nhu cầu, tình cảm riêng.
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử
cụ thể, thơng qua cầu nối giữa chủ thể và khách thể là hoạt động thực tiễn.
2.2.

Phân loại nhận thức

Dựa trên trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng, có thể phân
loại thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự
vật, có thể phân loại thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
3.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Triết học Mác – Lênin chỉ rõ: “vật chất quyết định ý thức”. Bởi lẽ đó
sẽ khơng có nhận thức khi thực tiễn không tồn tại. Thông qua các hoạt động
thực tiễn, con người nhận thức được những thuộc tính, những quy luật và
4


mối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng.
Thực tiễn thay đổi yêu cầu sự biến đổi và phát triển của nhận thức,
thúc đẩy các ngành khoa học mới ra đời. Giác quan của con người phát triển
tinh tế hơn qua thực tiễn, giúp quá trình nhận thức của con người hiệu quả
hơn, đúng đắn hơn. Vô số công cụ, phương tiện, máy móc mới ra đời từ hoạt
động thực tiễn đã tăng cường khả năng nhận thức của khí quan con người.
Ví dụ: thơng qua đo đạc thực tiễn ta biết nước sôi và bay hơi ở 100 độ
C, đóng băng ở nhiệt độ 0 độ C; qua nhìn nhận thực tiễn: rót dầu vào nước,
dầu nổi lên trên để kết luận khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng

riêng của nước.
3.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn
ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất, vì để sống, để tồn tại, con
người phải sáng tạo và biến đổi tự nhiên, xã hội cho phù hợp với nhu cầu bản
thân. Sự cải biến của tự nhiên và xã hội buộc con người phải nhận thức thế
giới xung quanh. Nhận thức sẽ mất phương hướng nếu khơng có thực tiễn
soi đường. Mọi tri thức khoa học hình thành từ nhận thức chỉ có ý nghĩa khi
được vận dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào đời sống để phục vụ con người.
Ví dụ: con người phát minh ra máy móc để nâng cao năng suất lao
động, cải thiện đời sống vật chất; để bảo vệ môi trường, nhiều người chuyển
sang sử dụng túi đựng làm từ các vật liệu thân thiện hơn với mơi trường
(giấy, thuỷ tinh,...) thay vì túi nhựa, túi nilon khó tiêu huỷ.
3.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức có thể phản ánh đúng hoặc
khơng đúng hiện thực khách quan. Tri thức không thể được kiểm nghiệm
đúng, sai bằng tri thức, sự đồng thuận của số đơng hay niềm tin, ý chí. Theo
5


triết học Mác - Lênin, tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý,
bác bỏ những nhận thức sai lầm là thực tiễn vì chỉ có thơng qua thực tiễn,
con người mới có thể vật chất hố, hiện thực hố được tri thức, tư tưởng, qua
đó mới khẳng định được tri thức đó là đúng đắn hay sai lầm.
Tuy nhiên, tri thức có thể đúng đắn trong thời điểm này nhưng theo
quá trình vận động, biến đổi của thực tiễn mà trở thành lạc hậu, sai lầm. Vì
vậy, muốn phân biệt rõ chân lí và sai lầm, cần đặt tri thức trong một quá
trình biến đổi rộng dài của thực tiễn.
Ví dụ: người xưa cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, các vì sao
đều quay quanh trái đất, tuy nhiên các hoạt động nghiên cứu khoa học đã chỉ

rõ nhận thức này là sai, không phải là chân lý trong thực tiễn.
Chương 2: Liên hệ q trình phịng chống Covid – 19 tại Việt Nam
Sau hơn 2 năm kể từ khi SARS – CoV 2 xuất hiện lần đầu vào tháng
12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, thế giới vẫn đang phải gồng mình
gánh chịu những hậu quả nặng nề của Covid – 19. Tính đến thời điểm 3h00
ngày 16 tháng 01 năm 2022, trên thế giới có tổng cộng hơn 324 triệu ca mắc,
trong đó hơn 5,53 triệu người đã tử vong1. Kinh tế bị ảnh hưởng, GDP toàn
cầu giảm 5,2%2 trong năm 2020, năm 2021 có dấu hiệu phục hồi (dự báo
tăng trưởng 5,6%) nhưng năm 2022 đối mặt với nhiều nguy cơ khi Omicron
– biến thể có tốc độ lây lan cao gấp 50 lần biến thể Delta – đang lây lan
mạnh, trở thành biến thể chủ đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ý thức sâu sắc thực tiễn Covid – 19 đang diễn biến ngày càng phức

1

Theo Our world in Data - JHU CSSE Covid 19 Data

6


tạp, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đoàn kết, đồng lòng, vận dụng triệt
để lý luận về nhận thức, vai trò của thực tiễn với nhận thức vào cơng cuộc
phịng chống dịch bệnh Covid – 19 ở Việt Nam. Cụ thể:
1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhận thức được mối nguy hại của
virus SARS – CoV 2 khi tại Trung Quốc, số ca nhiễm và số ca tử vong tăng
nhanh, ý thức được phải triển khai nhanh chóng các hành động quyết liệt để
ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào nước ta (trang bị thiết bị cảm biến thân
nhiệt để sàng lọc, cách li hành khách, tài xế nước ngoài ngay tại sân bay, cửa
khẩu; bắt buộc khai báo ý tế với người nhập cảnh).

- Thực tiễn virus SARS – CoV 2 lây truyền qua đường hô hấp/ tiếp xúc
gần đã dẫn tới nhân dân Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc
tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K của Bộ Y tế để đảm bảo sức khoẻ cá
nhân, bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh.
- Thông qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn cấu trúc virus, các nhà
khoa học Việt Nam xây dựng được các phác đồ điều trị, phát minh các loại
vắc-xin phòng chống Covid – 19 (Nano Covac và Covivac)
- Tính đến 16h00 ngày 16/01/2022 Việt Nam ghi nhận hơn 2,007,862 ca
mắc Covid – 19, 35820 ca tử vong kể từ đầu dịch. Số liệu cho thấy những
hậu quả nghiêm trọng của đại dịch đến đời sống nhân dân, địi hỏi tồn xã
hội tiếp tục triển khai các cơng tác phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt,
“chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, nới lỏng cảnh giác.
- Sự đình trệ các hoạt động sản xuất, ngoại thương, giáo dục, đặt ra yêu
cầu thay đổi nhận thức về tư duy sản xuất, sáng tạo giải pháp duy trì hệ
thống giáo dục (dạy học trực tuyến, làm việc từ xa, chuyển đổi mơ hình sản
xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh,...)
7


- Căn cứ vào thực tiễn tỉ lệ diễn biến nặng, tử vong ở những người lớn
tuổi, mắc bệnh nền cao hơn so với người trẻ để nhận thức đây là đối tượng
cần ưu tiên tiêm chủng.
- Báo Sức Khỏe Đời Sống trích dẫn nghiên cứu chỉ ra người mắc COVID19 biến chủng Delta đã tiêm đủ 2 mũi có nguy cơ tử vong giảm khoảng 12 lần,
tạo cơ sở để các F0 đã tiêm đủ 2 mũi chuyển sang tự cách li, điều trị tại nhà
theo chỉ dẫn của bác sĩ, giảm áp lực cho hệ thống y tế tuyến đầu, củng cố
nhận thức của người dân về mức độ quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ.
- Thực tiễn dịch bệnh kéo dài, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt đã dẫn đến
nhận thức: khơng thể loại bỏ hồn tồn, chỉ có thể sống chung với dịch, từ đó
Đảng và Nhà nước chỉ đạo từng bước bình thường mới, chuyển đổi biện
pháp cách li, phòng chống dịch,...

- Thực tiễn dịch bệnh khiến người dân Việt Nam nhận thức sâu sắc về
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về tầm quan trọng của giáo dục, chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, về sự cần thiết, cấp bách đẩy mạnh công cuộc chuyển
đổi số, chuyển đổi mơ hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để
linh hoạt hơn, tồn tại và thích nghi tốt trong những trường hợp tương tự.
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức được tính cấp thiết của vắc-xin, Việt Nam tiến hành nghiên
cứu hai loại vắc-xin Covivac và Nano Covac nhằm mục đích tự chủ được
nguồn vắc-xin, đáp ứng được nhu cầu vắc-xin trong nước sau này.
- Người dân có ý thức thực hiện 5K, cách ly đúng quy định, tiêm chủng
đầy đủ góp phần kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh.
- Những sáng tạo từ nhận thức như: các tấm chắn giọt bắn, máy rửa tay
tự động không tiếp xúc, máy lọc không khi khử khuẩn, robot vận chuyển đồ
dùng trong khu cách li, điều trị, mũ cách ly di động phòng dịch Covid – 19
8


Vihelm,... đều hướng tới đáp ứng những nhu cầu cải thiện thực tiễn là phịng
chống và kiểm sốt dịch bệnh hiệu quả.
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Việt Nam kiểm sốt được tình hình dịch bệnh tương đối tốt, cho thấy
tính đúng đắn của các biện pháp phòng chống dịch (5K, tiêm chủng,...)
- Trong bối cảnh dịch bệnh và yêu cầu về phục hồi và phát triển kinh tế
hiện tại, các biện pháp khoanh vùng, phong toả rộng khơng cịn phù hợp
được thay thế dần bằng khoanh vùng nhỏ lẻ, linh hoạt hơn.
- Thực tiễn nhiều người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn có thể nhiễm
Covid – 19 với ít triệu chứng, tình trạng bệnh nhẹ vẫn phải hứng chịu những
di chứng nặng nề cả về thể chất và tinh thần đã đập tan lầm tưởng của nhiều
người dân rằng: tiêm đủ hai mũi vắc-xin thì có thể bỏ khẩu trang, hay cứ
nhiễm đi, khi khỏi bệnh rồi thì sẽ “bất tử”, khơng để lại vấn đề gì đáng kể.

- Theo báo cáo ngày 15/12/2021 của WHO, nhiều loại vắc-xin hiện tại
khơng có tác dụng đáng kể với biến thể Omicron, điều đó có nghĩa việc tiêm
chủng 2 mũi vắc-xin khơng cịn là đủ trong bối cảnh Omicron đe doạ trở
thành biến thể chủ yếu trên thế giới, và cần thiết tạo ra một loại vắc-xin hiệu
quả hơn khi việc tiêm chủng bổ sung mũi 3 chỉ có tác dụng ngắn hạn.

9


KẾT LUẬN
Từ đề tài trên, có thể kết luận:
- Thực tiễn và nhận thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thực tiễn
vừa là nguồn gốc hình thành nhận thức, là cơ sở, động lực để nhận thức phát
triển, vừa là mục đích của nhận thức.
- Nhận thức phải hướng tới cải tạo được thế giới khách quan, các điều
kiện tự nhiên, xã hội, khi đó nhận thức mới thực sự có ý nghĩa.
- Khơng thể phán đốn sự đúng, sai của nhận thức khi tách rời nhận
thức khỏi thực tiễn, khỏi thế giới khách quan.
Do đó, mỗi người trong xã hội hiện đại cần thiết phải:
- Nhìn nhận thực tiễn trong một q trình biến đổi khơng ngừng, nhìn
vào thực tiễn để nhận ra những địi hỏi mới của thực tiễn, từ đó khơng ngừng
mở rộng và nâng cao tri thức để thích nghi và làm chủ thực tiễn, để khơng bị
bỏ lại phía sau.
- Khi tiếp thu tri thức, nhận thức cần phải có tư duy phản biện, biện
chứng, tìm hiểu thực tiễn để khơng nhận thức sai lệch, dẫn đến những hậu
quả đáng tiếc về sau.
Đại dịch Covid – 19 vẫn sẽ còn kéo dài với những hậu quả không
lường trước được. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần tiếp tục quyết
tâm, kiên định, vận dụng hiệu quả lý luận triết học Mác – Lênin về thực tiễn
và vai trò của thực tiễn với nhận thức để giữ vững những thành quả đã đạt

được trong hơn hai năm chiến đấu với đại dịch, quyết tâm hướng tới đẩy lùi
Covid – 19 trong tương lai không xa.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 01/12/2021, “Mũ cách ly di
động” của bạn trẻ Việt Nam được vinh danh tại Thụy Sĩ, Website
/> />2. Nguyễn Đức Bình, năm 1995, C.Mác và Ph.Ăng-ghen Tồn tập tập 3
(1845-1847), NXB Chính trị quốc gia
3. Lê Hải Bình, ngày 01/10/2020, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản trị quốc gia trong phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam,
Website , Báo Tuyên giáo,
/>4. Diệp Chi, ngày 10/09/2021, Sáng chế khoa học cơng nghệ góp phần
phịng, chống dịch COVID-19, Website Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, />5. Phạm Văn Đức, năm 2019, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (khơng
chun), NXB Chính trị quốc gia
6. Thanh Lâm, ngày 30/12/2021, Thế giới chao đảo trong 2 năm đại dịch
COVID-19, Website />
11


/>7. WHO, ngày 15/12/2021, WHO Global Consultation - What evidence
do we have that omicron is evading immunity and what are the
implications?, Website who.int, trang thơng tin chính thức của Tổ
chức Y tế thế giới WHO,
/>8. Website Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại
dịch Covid – 19


12



×