Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh bằng mô hình kết hợp sản - nhi tại khoa sản trường Đại học Y Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.41 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ KIỀU NHI





ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CHĂM SÓC SƠ SINH
BẰNG MÔ HÌNH KẾT HỢP SẢN - NHI
TẠI KHOA SẢN
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HUẾ



Chuyên ngành: NHI KHOA
Mã số: 3.01.43



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC






Hà Nội - 2008

Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Lê Nam Trà
2. PGS.TS. Cao Ngọc Thành


Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thu Nhạn
Phản biện 2: PGS.TS. Vương Tiến Hoà
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Đính

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
Họp tại: Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi 14 giờ ngày 23 tháng 6 năm 2008






Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

- Thư viện thông tin Y học trung ương


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tỷ suất tử vong giai đoạn sơ sinh
sớm tại khoa sản Bệnh viện Trung ương Huế, 2005, Tạp chí
nghiên cứu y học, 18 (5), tr. 32- 37.
2. Tìm hiểu bệnh lý tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ, Tạp
chí Nhi Khoa,Tổng hội y học Việt Nam, 2006, 14 (Số đặt biệt),
tr.20 -24.
3. Tìm hiểu một số nét dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm, Tạp
chí Y học thực hành, Kỷ yếu công trình nhi khoa, 2006, (552), tr.
97 - 100.
4. Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp sản -
nhi tại khoa sản bệnh viện Trường đại học Y Huế, Tạp chí Y học
Việt Nam, 2007, 332 (Số đặc biệt, hội nghị nhi khoa miền trung
lần thứ 7), tr. 30-33
5. Hiệu quả việc chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa sản bệnh viện
Trường đại học Y Huế, Tạp chí Nghiên cứu Y Học, 2007, Số đặc
biệt hội nghị nhi khoa Việt - Pháp lần thứ 4, 55(6), tr. 75 - 78
6. Những kinh nghiệm bước đầu triển khai mô hình kết hợp sản - nhi
trong công tác hồi sức và chăm sóc trẻ sơ sinh, 2007, Tạp chí Y
học thực hành, 568 (Số đặc biệt, hội nghị khoa học Y dược), tr.
90-92.
1

MỞ ĐẦU
Tỷ lệ tử vong của trẻ em < 5 tuổi ở nước ta đã giảm một cách đáng kể

còn 28 ‰ năm 2005, nhờ điều kiện kinh tế xã hội đã được cải thiện, sự áp
dụng sâu rộng của các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Theo WHO có hơn 130 triệu trẻ được sinh hàng năm, 8 triệu trẻ chết
trong ngày đầu tiên. Riêng tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam hiện nay
chiếm 1/2 số chết của trẻ em dưới 5 tuổi, 3/4 tổng số chết trẻ em dưới 1
tuổi. Hai phần ba số tử vong sơ sinh xảy ra trong tuần đầu, hai phần ba số
tử vong này chết trong 24 giờ đầu sau đẻ. Chỉ thị 04 Bộ Y Tế về tăng
cường chất lượng chăm sóc sơ sinh đã nêu rõ chính sự thiếu phối hợp giữa
chuyên khoa sản và chuyên khoa nhi trong công tác chăm sóc sơ sinh đã
góp phần làm tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm ở nước ta không giảm trong thời
gian qua. Như vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt tử
vong sơ sinh ở nước ta phải dành ưu tiên cho việc cứu sống sinh mạng trẻ
trong giai đoạn sơ sinh sớm (0 - 6 ngày tuổi). Tại khoa sản bệnh viện
Trường đại học Y Huế, việc chăm sóc sơ sinh sau đẻ theo mô hình kết hợp
sản - nhi đã được thực hiện từ năm 2003. Khoa sản bệnh viện trung ương
Huế cách không xa, tại đây, sơ sinh sau đẻ được chăm sóc bởi các cán bộ
biên chế ngành sản như các bệnh viện đa khoa khác trên toàn quốc.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Điều tra tỷ suất chết, mô hình bệnh tật, nguyên nhân tử vong giai
đoạn sơ sinh sớm năm 2003 tại khoa sản bệnh viện trung ương Huế được
chăm sóc không theo mô hình kết hợp sản - nhi.
2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ về phía con liên quan tử vong giai
đoạn sơ sinh sớm .
3. Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp sản
- nhi tại khoa sản bệnh viện Trường đại học Y Huế.
*Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm, xác định các yếu
tố nguy cơ về loại sơ sinh và các bệnh tật. Nghiên cứu can thiệp bằng cách
chứng minh tính tương đương của hai nhóm nghiên cứu về tỷ lệ loại sơ
sinh và các bệnh tật đã được xác định là yếu tố nguy cơ liên quan tử vong

sơ sinh sớm. Tỷ lệ tử vong giảm ở nhóm can thiệp. Xác định tỷ lệ tử vong
vẫn được làm giảm ở nhóm can thiệp trong những năm kế tiếp.
* Những đóng góp mới của luận án:
1. Xác lập được mô hình bệnh tật, các bệnh tật nguyên phát gây tử
vong theo từng loại sơ sinh trong giai đoạn sơ sinh sớm (0 - 6 ngày).
2. Đánh giá được hiệu quả các can thiệp lâm sàng của khoa nhi tiến
2

hành ngay tại khoa sản bệnh viện để chăm sóc các loại trẻ sơ sinh ngay từ
khi cắt rốn dựa trên mô hình bệnh tật đã xác lập.
3. Đề tài đề cập đến một vấn đề mà ngành y tế đang quan tâm là làm
giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm nhưng không cần những trang thiết bị cầu kỳ,
đắt tiền, giảm chi phí điều trị cho gia đình, tạo an tâm cho bà mẹ, gia đình.
4. Đề xuất được những phác đồ xử trí, chăm sóc, điều trị các bệnh tật
phổ biến giai đoạn sơ sinh sớm và các loại sơ sinh nguy cơ đặc biệt sơ sinh
đẻ non.
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 125 trang, gồm 4 chương được
bố cục như sau:
- Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu: 3 trang
- Chương 1. Tổng quan: 35 trang
- Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 trang
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 26 trang
- Chương 4. Bàn luận: 36 trang
- Kết luận: 2 trang
- Kiến nghị: 1 trang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học các loại sơ sinh nguy cơ và biện pháp phòng chống, xử trí:
Phân loại trẻ sơ sinh của WHO theo tuổi thai và cân nặng:
Sơ sinh đủ tháng (SSĐT) 38 - 42 tuần Cân nặng tương ứng tuổi thai

Sơ sinh đẻ non (SSĐN) < 37 tuần Cân nặng thấp so tuổi thai
Sơ sinh già tháng (SSGT) ≥ 42 tuần Cân nặng lớn so tuổi thai
1.1.1. Loại sơ sinh đẻ non:
- Các mức độ đẻ non: < 28 tuần, 28 - 33 tuần, > 33 - 37 tuần.
- Các biện pháp phòng chống đẻ non:
+ Biện pháp phòng chống đẻ non cấp 2: chăm sóc phụ nữ nguy cơ sinh non.
+ Biện pháp phòng chống đẻ non cấp 3: vận chuyển sản phụ có nguy cơ
sinh non vào các trung tâm được trang bị đặc biệt đáp ứng yêu cầu chăm
sóc phức tạp trẻ sinh non. Corticoit tiêm trước sinh cho sản phụ nguy cơ
sinh non < 34 tuần thai làm giảm nguy cơ suy hô hấp do bệnh màng trong.
+ Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng sơ sinh đẻ non: là trách nhiệm chính
của chuyên ngành nhi. Chăm sóc đẻ non gồm: những can thiệp hồi sức kịp
thời lúc lọt lòng mẹ, việc nuôi dưỡng bằng phác đồ của WHO (2003)
trong đó cho sữa mẹ thật sớm, giảm nhanh lượng dịch truyền để cung cấp
năng lượng, điều trị kháng sinh NTSS sớm theo hướng vi khuẩn gram âm.
3

1.1.2. Loại sơ sinh đẻ cân nặng thấp/suy dinh dưỡng (SDD) bào thai:
Sơ sinh đẻ cân nặng thấp: 10%, SDD bào thai: 3 - 7%. Sơ sinh cân
nặng < 2500g: 6 - 8 % (nước đã phát triển), 24% (nước đang phát triển).
- Biện pháp phòng sơ sinh đẻ yêú, suy dinh dưỡng (SDD) bào thai: giải
quyết những yếu tố nguyên nhân thời kỳ mẹ còn con gái (giai đoạn trước
sinh) và giai đoạn mang thai.
- Biện pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đẻ cân nặng thấp so với tuổi thai/ SDD
bào thai: A. Lapillonne (Lyon, Pháp) khuyên truyền dịch nuôi dưỡng trong
ngày đầu tiên để cung cấp nhu cầu glucide, lipide, chống hiện tượng dị hoá.
Sữa mẹ thay dần. Chú ý bệnh đa hồng cầu, tăng đường máu khi đang chuyền
dịch vì rối loạn insuline.
1.1.3. Loại sơ sinh già tháng:
Chẩn đoán SSGT (chuyên ngành nhi) dựa vào phân độ già tháng của

Cliffort có 3 mức tuỳ theo độ: da bong, rốn héo, móng tay móng chân dài.
Già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần. Mẹ không nhớ rõ ngày kinh cuối cùng
hoặc chu kỳ kinh nguyệt ngắn, tuổi thai theo ngày đầu kỳ kinh cuối chưa
đến 42 tuần, nếu có các triệu chứng lâm sàng của phân độ già tháng Cliffort,
các bác sĩ sản khoa không xếp loại SSGT. 5%/ năm (các nước Châu Âu).
Theo dõi sát thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối có thể tránh được sinh
già thàng vì khởi phát chuyển dạ trước khi qua tuổi thai 42 tuần.
- Biện pháp phòng SSGT: theo dõi chỉ số ối, chỉ số Manning.
- Biện pháp xử trí SSGT: gồm hồi sức sơ sinh trong phòng sinh để giảm tối
thiểu nguy cơ ngạt, SHH hít nước ối nhuộm phân su. Nghiên cứu thực
nghiệm ở SSGT cho thấy có hiện tượng giảm kho dự trữ glycogen, insulin
huyết tương khi thai kéo dài thời gian trong tử cung. Mức đường máu giảm
nhanh trong vòng 6 giờ sau sinh do giảm insuline huyết tương. Trường hợp
chết lâm sàng vì hít phân su đặc quánh cần được hồi sức kịp thời với thao
tác chuẩn xác, bác sĩ nhi sơ sinh chịu trách nhiệm hồi sức chính.
1.2. Dịch tễ học các bệnh lý thường gặp giai đoạn sơ sinh sớm và biện
pháp phòng chống:
1.2.1. Nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ - thai (NTSS sớm):
1.2.1.1. Dịch tễ học: 1% trẻ sơ sinh sinh ra bị nhiễm trùng. Nhờ áp dụng
chương trình tầm soát phát hiện vi khuẩn gây bệnh từ mẹ qua con những
tháng cuối thai nghén, tỷ lệ NTSS sớm thấp (5 -7 ‰) ở các nước đã phát
triển. Nước ta chưa áp dụng chương trình tầm soát bệnh lý này ở phụ nữ
mang thai, tỷ lệ bệnh 5,3% (miền trung, 2003). Bệnh nguy hiểm giai đoạn
sơ sinh sớm vì gây tử vong 10 - 20 %, cho trẻ đẻ rất non 28 - 33 tuần
(54%), 33 - 37 tuần (52%), SSGT (40%), SSĐN cân nặng thấp (25%),
SSĐT cân nặng thấp suy dinh dưỡng bào thai (18%).
4

1.2.1.2. Biện pháp phòng chống:
Những tiêu chuẩn chính (hiệp hội sơ sinh học quốc tế) cho phép điều

trị kháng sinh ngay sau sinh dù chưa có biểu hiện lâm sàng: viêm ối, ối vỡ
sớm ≥ 18 giờ, mẹ sốt trước, trong và 3 ngày sau chuyển dạ, đẻ non tự
nhiên < 35 tuần thai, ối vỡ tự nhiên < 37 tuần thai, mẹ bị nhiễm trùng
đường tiểu chưa được điều trị kháng sinh, 1 trong 2 con sinh đôi bị NTSS
sớm. Chỉ định kháng sinh ngay sau sinh ở SSĐN tự nhiên < 35 tuần thai
theo hướng vi khuẩn gram âm. Chẩn đoán sớm, điều trị sớm bệnh ở SSGT,
SSĐT góp phần giảm tử vong. Bệnh giảm ở Mỹ nhờ thực hiện chiến lược
dự phòng NTSS sớm do Liên cầu khuẩn nhóm B. Ở Pháp hiệp hội nhi
khoa Pháp tháng 9/ 2001 đã công bố nội dung hướng dẫn thực hành lâm
sàng kiểm soát NTSS sớm qua đường mẹ - thai mang tên “ Dự phòng
trước sinh nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sớm” gồm 7 nội dung. Hướng dẫn
lâm sàng này được áp dụng cho các bác sĩ sản phụ khoa, nữ hộ sinh, bác sĩ
vi sinh, những bác sĩ đa khoa, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ sơ sinh, những
chuyên gia chăm sóc những sơ sinh đặc biệt.
1.2.2. Dị tật bẩm sinh(DTBS):
Bệnh viện phụ sản trung ương 1991-1995, 64/ 28.834 (0,34%), 30/64
trường hợp này thuộc về những DTBS nặng, chết ngay sau đẻ (đa dị tật, vô
sọ, bệnh tim bẩm sinh nặng, não úng thủy).
1.2.3. Hội chứng đa hồng cầu:
Triệu chứng lâm sàng thường nhầm lẫn với các bệnh khác như thiếu
khí não, NTSS sớm Cần có kế hoạch chủ động tầm soát bệnh trên lâm
sàng. 0,3% (BVTƯ Huế, 2003). 0, 4 - 12 % giai đoạn sơ sinh (Karen J), 2-
5% ở SSĐT (EM Dempsey). Hội chứng thường xảy ở trẻ sơ sinh đẻ yếu,
SDD bào thai, SSGT. Xử trí bằng truyền loãng máu (NaCl 9‰) hiệu quả hơn
hẳn các biện pháp truyền thay máu, truyền plasma tươi hoặc Albumine 5%.
1.2.4. Vàng da tăng bilirubin tự do:
Vàng da sinh lý thường gặp: 100% ở SSĐN, 8 - 20% SSĐT.
1.2.5. Ngạt: chiếm 0,7% (BVTƯ Huế, 2003). Nghiên cứu bệnh viện phụ
sản trung ương Hà Nội: 15,9 % Apgar vẫn thấp ở phút thứ 10 tương ứng
ngạt nặng. Ngạt nặng thuộc bệnh não thiếu máu cục bộ do thiếu oxy.

Nguyên nhân ghi nhận do đẻ khó hoặc NTSS sớm qua đường mẹ - thai
khi thai còn ở trong tử cung gây rối loạn huyết động làm giảm tưới máu
não bộ dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu cục bộ gây tổn thương não.
Biện pháp phòng chống: Trước sinh: theo dõi nhịp tim thai trong
chuyển dạ; Trong phòng sinh: hồi sức tức thì sau sinh để tránh thiếu oxy
thiếu máu cục bộ; Sau đó: điều trị tránh những di chứng do giảm thông khí
tăng tiêu thụ oxy. Người ta đang nghiên cứu chất bảo vệ thần kinh.
5

1.2.6. Suy hô hấp (SHH) không do nhiễm trùng: gồm SHH do bệnh màng
trong, hội chứng hít phân su. Trường hợp SHH là triệu chứng lâm sàng của
bệnh NTSS như viêm phổi, không được xếp vào nhóm này. Biện pháp dự
phòng hữu hiệu bệnh màng trong là tiêm Corticoit cho phụ nữ có nguy cơ
sinh non giữa 24 - 34 tuần thai. Biện pháp điều trị: nhỏ Surfactan qua nội
khí quản và thở máy với áp lực dương liên tục (CPAP). Biện pháp dự
phòng và xử trí SHH do hít phân su: sự hiện diện kíp sản nhi để hồi sức
tức thì, điều trị nối tiếp mới có nguy cơ tránh được tử vong. Dự phòng hữu
hiệu nhất là theo dõi tốt thai nghén để khởi phát chuyển dạ khi thai chưa bị
già tháng
1.3. Một số mô hình kết hợp sản – nhi trong chăm sóc sơ sinh trong và
ngoài nước:
1.3.1. Cơ sở lý luận của việc tiến hành chăm sóc sơ sinh theo kết hợp
sản - nhi:
Laugier J. (Pháp) đã khẳng định việc chăm sóc sơ sinh giai đoạn sau
sinh muốn làm tốt phải có sự kết hợp sản - nhi.
Lequien P. tổng thư ký hội sơ sinh học của Pháp, những năm trước
1980 tranh cãi giữa nhi khoa và sản khoa. Sự phát triển của ngành sơ sinh
học đã khẳng định: bác sĩ sản khoa và nhi khoa phải cùng làm việc chung
với nhau, mang những thông tin chung ra trao đổi cùng nhau với mục
đích cuối cùng “mẹ tròn con vuông”.

Thomas Hoehn (Đức): khoa sản và khoa nhi phải xây trên cùng một
khu vực địa lý gọi là khu sản - nhi. Sự kết hợp này không chỉ về mặt địa
lý tạo thuận lợi cho hồi sức tức thì, chuyển bệnh gần mà còn để thông tin,
giao tiếp chặt chẽ, đều đặn giữa khoa sản và nhi sơ sinh về những cháu bé
sơ sinh được chăm sóc cùng nhau.
Papiernick Emile và Galiban Jean – Claude: tử vong sơ sinh sớm
(0 - 6 ngày) giảm đáng kể từ 7,7 ‰ (1970) còn 6,7 ‰ (1974) nhờ áp dụng
những cải tiến về y tế ở 2 thời điểm khác nhau lúc sinh: theo dõi cuộc
sinh, chăm sóc sơ sinh ngay tức thì bởi kíp sản - nhi.
1.3.2. Nội dung các loại hình can thiệp sản - nhi giai đoạn sau sinh:
1.3.2.1. Loại hình can thiệp tại cộng đồng
1.3.2.2. Loại hình can thiệp tại bệnh viện:
Mô hình kết hợp sản – nhi trong chăm sóc sơ sinh tại trung tâm bệnh
viện đại học Rennes - Pháp:
+ Quy ước của phòng sinh: gồm các mục quy định cụ thể về người chịu
trách nhiệm bảo dưỡng dụng cụ, người chịu trách nhiệm thực hiện chuyên
môn, thời khóa biểu nhận xử trí sơ sinh trong phòng sinh
6

+ Hồi sức tức thì tại phòng sinh:
*Quy định những tình huống cụ thể khoa sản gọi bác sĩ nhi khoa:
*Kiểm tra các dụng cụ trang bị cho việc hồi sức tức thì tại phòng sinh:
* Hồi sức sơ sinh theo phác đồ 4 bước:
1. Bước 1 hồi sức sơ sinh (30 giây thứ 1)
2. Bước 2 hồi sức sơ sinh (30 giây thứ 2)
3. Bước 3 hồi sức sơ sinh (30 giây thứ 3)
4. Bước 4 hồi sức sơ sinh (30 giây thứ 4)
* Những trường hợp đặc biệt: đẻ non, dịch ối xanh…
* Sơ sinh cần chuyển khoa sơ sinh: sơ sinh đang đặt nội khí quản; Apgar ≤
3; cân nặng lúc sinh < 2400 g; sơ sinh con mẹ đái tháo đường…

+ Chăm sóc tiếp tục sau sinh: các phác đồ xử trí cụ thể từng trường hợp.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện theo các phương pháp được minh họa qua sơ đồ sau:
Nghiên cứu dọc mô tả + Mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh s
ớm:
tỷ lệ các loại sơ sinh, tỷ lệ các bệnh tật
+ Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm
+ Nguyên nhân tử vong sơ sinh sớm tại khoa
sản BVTƯHuế
Nghiên cứu bệnh - chứng Các yếu tố nguy cơ về phía con của tử
vong sơ sinh sớm tại BVTƯHuế
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng: Lúc sinh và sau sinh tại Khoa sản
BVĐHYHuế
- Nhóm chứng: khoa sản BVTƯ Huế
- Nhóm can thiệp: khoa sản BVĐHYHuế
- Chứng minh tính tương đương của 2 nhóm qua tỷ lệ các loại sơ sinh
nguy cơ và tỷ lệ các bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm (2003).
- Đánh giá hiệu quả can thiệp:

+ Giảm tỷ lệ TVSS sớm: SSĐN < 37 tuần, SSĐT cân nặng thấp,
SSGT, giảm tử vong do các bệnh tật nguyên nhân
+ Xác định tính bình ổn tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm qua các năm 2003,
2004, 2005, 2006 của nhóm can thiệp.
2.1. Nghiên cứu mô tả mô hình bệnh tật, tỷ lệ và nguyên nhân tử vong
sơ sinh sớm (2003):
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Theo dõi trẻ sinh sống sau đẻ qua hồ sơ
bệnh án mẹ kèm hồ sơ con tại khoa sản BVTƯ Huế trong 12 tháng
7


(01/01/2003 đến 31/12/2003). BVTƯ Huế là bệnh viện đa khoa thuộc
tuyến trung ương, khoa sản có 100 giường cho cả bệnh nhân điều trị phụ
khoa và sản khoa. Xác định được mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm
tại đây sẽ có tính đại diện cho cả vùng địa lý Thừa Thiên Huế và các huyện
lân cận.
- Đối tượng nghiên cứu tại đây được theo dõi dọc theo sơ đồ :


Error!
















2.1.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả theo dõi dọc theo sơ
đồ trên nhằm xác định tỷ lệ các loại sơ sinh (theo phân loại sơ sinh của
WHO), tỷ lệ bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm (mô hình bệnh tật giai đoạn sơ
sinh sớm). Ghi nhận sống, tử vong. Phân tích nguyên nhân gây tử vong
cho từng loại sơ sinh theo bệnh lý nguyên phát từ 0 - 6 ngày tuổi. Phân tích

bệnh lý đầu tiên so với thời điểm sinh, không ghi nhận nhận bệnh lý giai đoạn
cuối gây tử vong vì đó chỉ là biến chứng của bệnh lý nguyên phát sau sinh.
- Các biến số nghiên cứu về con:
+ Các biến số để phân loại sơ sinh: Tuổi thai theo tiêu chuẩn sản khoa;
Tuổi thai theo hình thái nhi khoa; Loại sơ sinh theo tuổi thai: SSĐN ≤ 32
tuần, SSĐN 33 - 37 tuần, SSĐT 38 - 42 tuần, SSGT ≥ 42 tuần; Loại sơ
sinh theo cân nặng so với tuổi thai (biểu đồ Lubchenco): SSĐTcân nặng
tương ứng tuổi thai 38 - 42 tuần, SSĐT cân nặng thấp so tuổi thai 38 - 42
tuần, SSĐT cân nặng lớn so tuổi thai 38 - 42 tuần.
+ Các biến số để chẩn đoán bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm:
APGAR/1phút; Tần số thở / phút từ phút thứ 10 sau sinh; Bú kém hơn so
Không hồi sức
sau sinh
Có hồi sức sau
sinh
BS khoa sản
hoặc BS gây mê
Nằm theo mẹ tại
khoa sản: ghi
nhận bệnh lý 0-6
ngày

Điều trị ở dưỡng
nhi sơ sinh tại khoa
sản: ghi nhận bệnh
lý 0-6 ngày
Nằm theo mẹ tại
khoa sản: ghi nhận
bệnh lý 0-6 ngày
Điều trị tại khoa

nhi: ghi nhận
bệnh lý 0-6 ngày
Kết quả
điều trị
Sống
Tử vong

KHOA SẢN
Sơ sinh sinh sống
tuổi thai ≥ 25 tuần tại
phòng sinh hoặc
phòng m


8

với trước; Nôn mửa; Bụng chướng; Vàng da; Rối loạn thân nhiệt: > 37
0
8
hoặc < 36
0
5; Cử động ít hơn so với trước; Kém thức tỉnh so với trước;
Bất thường các bộ phận cơ thể (dị tật); Số lượng bạch cầu trong xét
nghiệm máu ngoại vi (CTM); CRP lần 1, 2; Đường máu; Nồng độ
Bilirubine máu toàn phần, trực tiếp, gián tiếp; Các bệnh lý: DTBS, NTSS
sớm, Ngạt nhẹ, trung bình hoặc nặng; Vàng da tăng bilirubine tự do; Đa
hồng cầu; SHH không nhiễm trùng (SHH bệnh màng trong hoặc hít phân
su); Hạ đường máu; Bệnh khác.
* Số sống: từ 0 - 6 ngày * Số tử vong: 0- 6 ngày
- Các biến số nghiên cứu về mẹ: Thời gian chuyển dạ; Thời gian vỡ ối;

Mùi, màu sắc ối; Mẹ sốt ≥ 38 độ trước/trong chuyển dạ/ 3 ngày sau sinh;
Viêm bộ phận sinh dục trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Các bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
bệnh chuyên ngành sơ sinh học (hiệp hội sơ sinh quốc tế) và WHO/ 2003.
- Cách thu thập số liệu: thu thập hàng ngày dựa vào tổng số các cuộc sinh
ở phòng sinh hoặc phòng mổ, trường hợp chuyển nhi sơ sinh số liệu được
ghi nhận tiếp tại khoa nhi. Nạp số liệu vào chương trình Epi.info 6.0.
2.2. Nghiên cứu phân tích các yếu tố nguy cơ bằng nghiên cứu bệnh - chứng:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: từ mẫu nghiên cứu mô tả trên chọn: Nhóm
bệnh: các trường hợp sinh sống nhưng tử vong 0 - 6 ngày tuổi trong 12
tháng/2003 (khoa sản BVTƯ Huế). Nhóm chứng: gấp 4 lần nhóm bệnh
gồm trẻ sống cho đến sau 7 ngày tuổi cùng địa điểm.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng (khi
một trường hợp tử vong sơ sinh sớm, ngay sau đó chọn 4 trẻ sống giai
đoạn sơ sinh sớm trong cùng thời điểm làm nhóm chứng). Tính các yếu tố
nguy cơ từ phía con gồm: phân loại sơ sinh, bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm.
Mục đích để tìm ra tử vong cao nhất ở những phân loại trẻ sơ sinh nào và ở
những phân loại trẻ sơ sinh này nguyên nhân tử vong nhiều nhất do các
bệnh lý nào. Để sau này chứng minh được rằng khi can thiệp chăm sóc các
phân loại sơ sinh nguy cơ và xử trí , điều trị được các bệnh lý gây tử vong
này thì hạ thấp được tỷ lệ tử vong ở nhóm can thiệp. Chọn mẫu nghiên
cứu nhóm bệnh và nhóm chứng ở khoa sản bệnh viện trung ương Huế.
- Cách ghi nhận các yếu tố phơi nhiễm: Chọn nhóm trẻ sơ sinh tử vong.
Các yếu tố nguy cơ từ bản thân các trẻ này được xem là các yếu tố phơi
nhiễm bao gồm: Tuổi thai đẻ non < 33 tuần; Tuổi thai già tháng ≥ 42 tuần;
Loại sơ sinh cân nặng thấp so tuổi thai; Các bệnh lý: NTSSsớm qua đường
mẹ - thai; Ngạt; Đa hồng cầu; DTBS; SHH không nhiễm trùng; Bệnh khác.
2.3. Nghiên cứu can thiệp (2003 – 2006): nghiên cứu can thiệp lâm sàng
có đối chứng.
2.3.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Nhóm chứng: tổng số trẻ sinh sống ≥ 25 tuần thai diễn biến bình thường
hoặc bệnh lý, kết quả sống hoặc tử vong được chăm sóc thông thường bởi
9

các cán bộ biên chế chuyên ngành sản tại khoa sản BVTƯ Huế năm 2003
giai đọan sơ sinh sớm. Chọn nhóm chứng là khoa sản BVTƯ Huế vì nhà
hộ sinh lớn nhất khu vực miền trung.
- Nhóm can thiệp: các trẻ sinh sống có tuổi thai ≥ 25 tuần sinh tại khoa
sản, BV Trường đại học Y Huế năm 2003. Theo dõi bệnh lý từ 0 - 6 ngày,
kết quả sống hoặc tử vong được chăm sóc bởi cả khoa sản và khoa nhi (kíp
sản - nhi). Chọn nhóm can thiệp tại đây vì ban giám đốc, ban chủ nhiệm
khoa sản, khoa nhi, bộ môn nhi đồng ý cho khoa nhi tham gia can thiệp
chăm sóc sơ sinh từ khi cắt rốn tại khoa sản.
2.3.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối
chứng. Đưa những biện pháp can thiệp trên lâm sàng, đánh giá kết quả qua
so sánh với nhóm chứng. Nhóm can thiệp và nhóm chứng được lấy trên 2
địa điểm khác nhau nhưng cùng thời gian, thành phố, cùng vùng, chỉ cách
nhau 200 mét, tiêu chuẩn nhận bệnh vào giống nhau, đội ngũ bác sĩ sản
khoa giống nhau. Điểm khác nhau là ở nhóm can thiệp có sự tham gia trực
tiếp chăm sóc của khoa nhi cùng bệnh viện ngay từ thời điểm trẻ sơ sinh
được cắt rốn bằng những phác đồ xử trí - chăm sóc sơ sinh theo chuyên
ngành nhi sơ sinh và nhân lực của khoa nhi bệnh viện Trường đại học Y
Huế ít hơn 20 lần, số giường bệnh ít hơn 10 lần vào năm 2003.
Những can thiệp lâm sàng được khoa nhi thực hiện cùng khoa sản
tại bệnh viện trường Đại học Y Huế vào những giai đoạn:







Sử dụng những phác đồ xử trí trẻ sơ sinh bệnh lý của WHO - 2003 có bổ
sung phù hợp mô hình bệnh tật đã nghiên cứu
Trách nhiệm của Khoa Sản: thông báo trước cho khoa nhi mọi trường hợp
sản phụ sắp sinh, đặc biệt cuộc sinh nguy cơ: thai non tháng, thai già
tháng, mẹ đái đường hoặc bướu giáp độc hoặc bị suy tim hay nhiễm độc
thai nghén cần thông báo sớm cho khoa nhi để BS khoa nhi chuẩn bị sẵn
phương tiện, nhân lực cùng phối hợp đón nhận trẻ. Khi sản phụ đang cùng
trẻ sơ sinh nằm tại khoa sản, trẻ có dấu hiệu bất thường báo ngay cho khoa
nhi để BS khoa nhi cùng thăm khám đánh giá trẻ.
Trách nhiệm của khoa nhi :
-Thiết kế, đề xuất mua sắm các trang thiết bị cơ bản cần thiết cho công tác
hồi sức sơ sinh tại khoa sản và khoa nhi.
- Xây dựng các phác đồ xử trí: hồi sức tức thì tại phòng sinh, xử trí nối
tiếp, chuyển nhi sơ sinh. Dựa trên những phác đồ của WHO có bổ sung
phù hợp mô hình bệnh tật cụ thể tại địa phương (phụ lục): phác đồ hồi sức
Hồi sức tức thì
tại phòng sinh
Xử trí nối
tiếp sau sinh
Chuyển nhi
sơ sinh
10

sơ sinh tại phòng sinh-điều trị tiếp nối tại khoa nhi; phân loại sơ sinh;
chăm sóc SSĐN và /hoặc thấp cân: nuôi dưỡng hoàn toàn sữa mẹ sớm
bằng truyền nhỏ giọt qua ống thông dạ dày bởi bơm tiêm điện, kháng sinh
kết hợp liều cao điều trị NTSS sớm qua đường mẹ - thai, thay kháng sinh
theo hướng vi khuẩn gram âm sau 3 ngày nếu biến đổi giá trị CRP theo
hướng dương tính; chăm sóc SSGT; phác đồ sàng lọc, xử trí sớm NTSS

sớm, NTSS mắc phải đặc biệt khi chăm sóc loại SSĐN và / hoặc thấp cân;
phác đồ xử trí nối tiếp ngạt nặng, ngạt trung bình, phương pháp làm lạnh
đầu 6 giờ đầu sau đẻ; phác đồ xử trí khó thở và /hoặc SHH; phác đồ xử trí
hội chứng đa hồng cầu - cô đặc máu.
- Huấn luyện các bác sĩ nhi, nội trú chuyên nhi tham gia đón nhận, chăm
sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp sản- nhi về: cách giao tiếp với các đồng
nghiệp, nữ hộ sinh khoa sản; Các kỹ năng hồi sức sơ sinh ngạt; Thực hành
vận dụng thành thạo các phác đồ đã xây dựng ở trên; Báo cáo giao ban
buổi sáng bàn giao theo dõi những trường hợp đẻ bình thường, bất thường
trong phiên trực.
- Chuẩn bị sẳn sàng các phương tiện hồi sức sơ sinh cần thiết trước mỗi
cuộc đẻ tránh tình trạng khi chuẩn bị thì không cần xử dụng, khi cần hồi
sức lại không có sẵn dụng cụ.
- Đánh giá, phân loại tiến hành điều trị lập tức các trẻ bệnh lý hoặc nguy
cơ cao theo tiêu chuẩn và phác đồ đã xây dựng.
- Các trẻ mới sinh, nguy cơ thấp, trẻ trông bình thường được nằm cùng mẹ
tại khoa sản, BS khoa nhi lập bệnh án sơ sinh, hàng ngày chủ động đến
khoa sản thăm khám trẻ kịp thời điều trị khi cần thiết
- Các trẻ sơ sinh mới sinh không có nguy cơ, hoàn toàn bình thường, nằm
cùng mẹ tại khoa sản. Sau đó, bác sĩ sản hay NHS sản phát hiện trẻ có bất
kỳ triệu chứng bất thường: bú kém, nôn, vàng da… thông báo cho khoa
nhi, BS khoa nhi lập tức đến khoa sản để thăm khám, đánh giá trẻ cho chỉ
định điều trị kịp thời. Tùy trường hợp: hoặc y lệnh được thực hiện tại
khoa nhi, trẻ có thể nằm cùng mẹ tại khoa sản, hoặc trẻ được chuyển nhi
điều trị, chăm sóc trực tiếp.
Trao đổi thông tin giữa 2 khoa: trong quá trình kết hợp công tác, nếu có
vướng mắc, ban chủ nhiệm 2 khoa cùng nhau bàn bạc giải quyết ngay hoặc đưa ra
thảo luận trong buổi giao ban toàn bệnh viện sáng thứ bảy hàng tuần.
Các bước tiến hành nghiên cứu: Nhóm chứng: không can thiệp, quan sát
theo dõi dọc để mô tả tỷ lệ: các loại sơ sinh, các bệnh tật giai đoạn sơ sinh

sớm, tử vong theo loại sơ sinh, tử vong theo các bệnh tật giai đoạn sơ sinh
sớm. Nhóm can thiệp: đưa các biện pháp can thiệp vào lâm sàng, theo dõi
dọc mô tả các tỷ lệ như ở nhóm chứng. Chứng minh tính tương đương của
2 nhóm nghiên cứu qua so sánh tỷ lệ: các loại sơ sinh, các bệnh tật nguyên
phát giai đoạn sơ sinh sớm. Đánh giá hiệu quả nhóm can thiệp qua so sánh
giữa 2 nhóm nghiên cứu năm 2003 tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm của
loại sơ sinh nguy cơ, các bệnh tật nguy cơ. Xác định tính bình ổn của các
tỷ lệ tử vong này ở nhóm can thiệp trong những năm kế tiếp 2003 - 2006.
11

Các biến số nghiên cứu: như đã trình bày ở trên.
Kỹ thuật thu thấp số liệu: theo dõi ghi nhận hàng ngày ở nhóm chứng và
nhóm can thiệp, xử lý bằng chương trình EPI info 6.0. Kiểm định các tỷ lệ
bằng phép kiểm định χ
2
: bậc tự do m: Xác định giá trị χ2 (α, m) qua tra
bảng χ
2
. So sánh: nếu χ
2 ≤
χ2 (α, m): chấp nhận giả thuyết H0; nếu χ
2 >
χ2 (α, m): bác bỏ giả thuyết H0
Nếu χ 2 < χ 2(0,05; 1) = 3,84 → Chấp nhận H0: không có sự khác biệt giữa
2 tỷ lệ so sánh với độ tin cậy 95%.
Nếu χ 2 > χ 2(0,05; 1) = 3,84 → Bác bỏ H0: có sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ,
tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ khác với độ tin cậy 95%.
Nếu χ 2 > χ 2(0,01; 1) = 6,63 → Bác bỏ H0: có sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ,
tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ khác với độ tin cậy 99%.
Nếu χ 2 > χ 2(0,001; 1) = 10,83 → Bác bỏ H0: có sự khác biệt giữa 2 tỷ

lệ, tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ khác với độ tin cậy 99,999%.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ

3.1. Mô hình bệnh tật, tỷ lệ tử vong, nguyên nhân tử vong năm 2003
tại khoa sản bệnh viện trung ương Huế:
3.1.1. Mô hình bệnh tật:
3.1.1.1. Theo loại sơ sinh:
- Phân loại sơ sinh theo tuổi thai:
Tỷ lệ các loại sơ sinh theo tuổi thai
SSĐN< 33 tuần 49 /4700 1,1%
SSĐN 33 - 37 tuần 189/4700 4%
SSĐT 38 - 42 tuần 4409/4700 93,8%
SSGT≥ 42 tuần 53/4700 1,1%

- Phân loại sơ sinh đủ tháng theo tuổi thai và cân nặng:

Bảng 3.1.Tỷ lệ các loại SSĐT theo tuổi thai và cân nặng
SSĐT 38 - 42 tuần cân nặng tương ứng tuổi thai 4109/4409
93,2%
SSĐT 38 - 42 tuần cân nặng thấp so tuổi thai 263/4409 6%

SSĐT 38 - 42 tuần cân nặng lớn so tuổi thai 37/4409
0,8%
12

3.1.1.2.Theo tỷ lệ bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm:
Bảng 3.2. Sự phân bố các bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm
Không bệnh 4212/4700 89,6%

NTSS sớm 256/4700 5,5%
Vàng da tăng Bilirubine tự do 94/4700 2%
Dị tật bẩm sinh 50/4700 1,1%
Ngạt 34/4700 0,7%
SHH không do nhiễm trùng 35/4700 0,7%
Đa hồng cầu 14/4700 0,3%
Hạ đường máu 5/4700 0,1%

3.1.1.3. Phân bố tỷ lệ bệnh tật theo từng loại sơ sinh:
- Tỷ lệ bệnh tật của loại SSĐT phân loại theo tuổi thai và cân nặng:
Bảng 3.3. Phân bố bệnh tật của loại SSĐT
SSĐT
cân nặng
tương ứng
tuổi thai
SSĐT
cân nặng
thấp so
tuổi thai
SSĐT
cân nặng lớn
so tuổi thai


Bệnh tật
n % n % n %

p
Không bệnh 3828 93,2 211 80,2 29 78,4 < 0,001
NTSS sớm 153 3,72 20 7,6 2 5,4 < 0,001

DTBS 27 0,7 9 3,4 1 2,7 < 0,01
Đa hồng cầu 1 0,0 9 3,4 0 0
SHH 7 0,2 5 0,9 0 0
Ngạt 26 0,6 3 1,1 0 0 > 0,05
Hạ đường
máu
1 0,0 0 0 4 10,8

13

- Tỷ lệ bệnh tật của loại sơ sinh đẻ non:
Bảng 3.4. Phân bố bệnh tật của loại sơ sinh đẻ non
SSĐN
< 33 tuần
SSĐN
33 - 37 tuần
Bệnh tật

n % n %

p
Không bệnh 1 2 109 57,7 < 0,001
NTSS sớm 28 57,1 44 23,3 < 0,001
SHH
không nhiễm trùng

14 28,6 7 3,7 < 0,001
DTBS 4 8,2 8 4,2 > 0,05
Vàng da 2 4,08 18 9 > 0,05
Ngạt 0 0 2 2

Đa hồng cầu 0 0 2 1
- Tỷ lệ bệnh tật của loại SSGT:
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ bệnh tật của loại SSGT với SSĐT

Bệnh tật
SSGT
n %
SSĐT
n %
p
Không bệnh 34 64,2 4068 92,3 < 0,001
NTSS sớm 9 17 175 3,96 < 0,001
Ngạt 3 5,7 29 0,65 < 0,001
Đa hồng cầu 2 3,8 10 0,22 < 0,001
SHH 2 3,8 12 0,27 < 0,001
DTBS 1 1,9 37 0,83 > 0,05
Vàng da 2 3,8 73 1,65 > 0,05
Hạ đường máu

0 0 5 0,1

3.1.2. Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm:
3.1.2.1. Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm:
Bảng 3.6. Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm
Sống 4580/4700 974‰
Tử vong 120/4700 25,5‰

14

3.1.2.2. Tỷ lệ tử vong chung theo bệnh tật cho mọi loại sơ sinh:

Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ tử vong theo bệnh tật cho mọi loại sơ sinh
Sống Tử vong p
SHH không nhiễm trùng 13 - 36,1% 23 - 63,9% > 0,05
Dị tật bẩm sinh 23 - 46% 27 - 54% > 0,05
Ngạt 16 - 47,1% 18 - 52,9% >0,05
Cô đặc máu 10 - 71,4% 4 - 28,6% >0,05
NTSS sớm 208 - 81,25% 48 - 18,8% < 0,05

3.1.2.3. Tỷ lệ tử vong các loại sơ sinh theo tuổi thai:
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ tử vong theo tuổi thai
Sống Tử vong
Loại sơ sinh
n ‰ n ‰
p
SSĐN < 37 tuần 169 210 69 290 < 0,001
SSGT ≥ 42 tuần 48 906 5 94 < 0,001
SSĐT 38-42 tuần 4363 989,6 46 10,4 < 0,001
3.1.2.4. Tỷ lệ tử vong các loại sơ sinh đẻ non theo các mức độ tuổi thai:
SSĐN < 33 tuần tử vong 857‰ - sống 143‰
SSĐN 33-37 tuần tử vong 143‰ - sống 857‰
3.1.2.5. Tỷ lệ tử vong của các loại SSĐT theo tuổi thai và cân nặng:
Bảng 3.9. Tỷ lệ tử vong của loại SSĐT theo tuổi thai và cân nặng
SSĐT Sống Tử vong
Cân nặng thấp so tuổi thai: 246/263 - 935,4‰ 17/263 - 64,6‰
Cân nặng tương ứng : 4080/4109 - 992,9‰ 29/4109 - 7,1‰
Cân nặng lớn so tuổi thai: 37/37 - 1000‰ 0/37 - 0 ‰

3.1.3. Các nguyên nhân bệnh tật gây tử vong ở các loại sơ sinh:
3.1.3.1. Các nguyên nhân tử vong của loại sơ sinh đẻ non < 37 tuần:
Các nguyên nhân gây tử vong SSĐN < 37 tuần

Tử vong %
NTSS sớm 38/69 55,1
SHH không nhiễm trùng 19/69 27,5
DTBS 8/69 11,6
Ngạt 3/69 4,4
Đa hồng cầu 1/69 1,5
15

3.1.3.2. Các nguyên nhân tử vong của loại SSĐT 38 - 42 tuần:
Các nguyên nhân tử vong SSĐT 38 - 42 tuần
Tử vong %
DTBS 18/46 39,1
Ngạt: 13/46 28,3
NTSS sớm 8/46 17,4
SHH 4/46 8,7
Đa hồng cầu 3/46 6,5
3.1.3.2. Các nguyên nhân tử vong của SSGT ≥ 42 tuần :
Ngạt 3/5 tử vong 60%
NTSS sớm 2/5 tử vong 40%
3. 2. Các yếu tố nguy cơ về phía con :
3.2.1. Các yếu tố nguy cơ về loại sơ sinh theo tuổi thai:
Bảng 3.10. Các yếu tố nguy cơ về loại sơ sinh theo tuổi thai
Tử vong Sống OR (Khoảng tin cậy 95%)
SSĐN < 37 tuần: 69/120 13/480 48,6(24,13-99,6) p = 0,0001
SSGT ≥ 42 tuần: 5/120 6/480 3,43(0,89-12,97) p = 0,04
SSĐT38 - 42 tuần: 46/120 461/480 0,03(0,01-0,05) p = 0,0001

3.2.2. Các yếu tố nguy cơ về loại sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng:
Bảng 3.11. Yếu tố nguy cơ của loại SSĐT theo tuổi thai và cân n
ặng

Tử vong Sống OR (Khoảng tin cậy 95%)
SSĐT 38 - 42 tuần
cân nặng thấp
so với tuổi thai 17/120 21/480 3,6 (1,75-7,43) p = 0,0008
3.2.3. Các yếu tố nguy cơ về bệnh tật :
Bảng 3.12. Các yếu tố nguy cơ về bệnh tật
Tử vong Sống OR (Khoảng tin cậy 95%)
SHH 22/120 1/480 107,53(15,16-2186,16) p= 0,001
DTBS 27/120 3/480 46,16(13-195,17) p= 0,001
Ngạt 18/120 3/480 28.06(28,06-122,12) p= 0,001
Đa hồng cầu 4/120 1/480 16,5(1,73-391,68) p= 0,006
NTSS sớm 41/120 24/480 9,86(5,46-17,9) p= 0,001
3.3. Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp
sản - nhi tại khoa sản bệnh viện trường đại học Y Huế :
3.3.1. Tỷ lệ các loại sơ sinh và tỷ lệ bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm 2
nhóm nghiên cứu năm 2003:
16

3.3.1.1. Tỷ lệ các loại sơ sinh 2 nhóm nghiên cứu :
Bảng 3.13. Tỷ lệ các loại sơ sinh của 2 nhóm nghiên cứu năm 2003 :
Nhóm chứng Nhóm
can thiệp

Loại sơ sinh
n % n %

p
SSĐN < 33 tuần 49 1,1 4 0,9 > 0,05
SSĐN 33 - 37 tuần 189 4, 18 3,9 > 0,05
SSĐT cân nặng

tương ứng tuổi thai
4109 87,4 397 84,8 > 0,05
SSĐT cân nặng thấp
so tuổi thai
263 5,6 28 6 > 0,05
SSĐT cân nặng lớn
so tuổi thai
37 0,8 6 1,3 > 0,05
SSGT ≥ 42 tuần 53 1,1 17 3,7 < 0,01
3.3.1.2. Tỷ lệ các bệnh tật 2 nhóm nghiên cứu:
Bảng 3.14. Tỷ lệ các bệnh tật 2 nhóm nghiên cứu năm 2003
Các bệnh tật Nhóm chứng Nhóm can thiệp p
n % n %
Không bệnh 4212 89,6 345 73,7 < 0,001
NTSS sớm 256 5,5 41 8,8 < 0,01
Ngạt 34 0,7 38 8,2 < 0,001
SHH 35 02 12 2,6 > 0,05
DTBS 50 1,1 6 1,3 > 0,05
Đa hồng cầu 14 0,3 1 0,2
Hạ đường máu 5 0,1 0 0
3.3.2. Tỷ lệ các loại sơ sinh và tỷ lệ bệnh tật nhóm can thiệp (khoa sản
bệnh viện đại học Y Huế ) từ 2003 - 2006:
3.3.2.1. Tỷ lệ các loại sơ sinh:
Bảng 3.15. Tỷ lệ các loại sơ sinh ở nhóm can thiệp từ 2003 - 2006
2003 2004 2005 2006
SSĐN< 33 tuần 0,9% 1,7% 1,0% 1,9%
SSĐN33-37 tuần 3,9% 4,3% 5,4% 6,9%
SSĐT cân nặng tương ứng tuổi thai 84,8% 86,4% 87,3% 79,3%
SSĐT cân nặng thấp so tuổi thai 6% 3,8% 3,1% 0,7%
SSĐT cân nặng lớn so tuổi thai 1,3% 0,5% 0,6% 9,3%

SSGT ≥ 42 tuần 3,7% 3,3% 2,6% 1,8%
17

3.3.2.2. Tỷ lệ các loại bệnh tật :
Bảng 3.16. Tỷ lệ các bệnh tật nhóm can thiệp từ 2003 - 2006
+ Tỷ lệ bệnh tật không thay đổi theo năm.
+ Tỷ lệ ngạt, SHH cao năm 2003, giảm và bình ổn những năm sau đó
+ Các bệnh lý khác chiếm tỷ lệ tương đương trong tất cả các năm,
không có sự khác biệt về tỷ lệ có ý nghĩa thống kê.
3.3.3. Chứng minh tính hiệu quả của nhóm can thiệp qua so sánh tỷ lệ
tử vong theo loại sơ sinh và theo bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm của 2
nhóm nghiên cứu.
3.3.3.1. Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm của 2 nhóm nghiên cứu
năm 2003:
Bảng 3.17. Tỷ lệ tử vong 2 nhóm nghiên cứu năm 2003
Tỷ lệ Nhóm chứng
n ‰
Nhóm can thiệp
n ‰
p
Tử vong 120 25,5 4 8,5 < 0,05
Sống 4580 974,5 464 991,5 < 0,05
3.3.3.2. Tỷ lệ tử vong của nhóm can thiệp theo các năm 2003- 2006:
Bảng 3.18.Tỷ lệ tử vong của nhóm can thiệp theo các năm 2003 - 2006
Х
2 < 3,84
, p< 0,05
+ Tỷ lệ tử vong qua các năm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
+ Tỷ lệ tử vong khoảng < 9 ‰
3.3.3.3. Tỷ lệ tử vong theo loại sơ sinh 2 nhóm nghiên cứu năm 2003:

Bảng 3.19.Tỷ lệ tử vong theo loại sơ sinh 2 nhóm nghiên cứu năm 2003
BV TƯ Huế
Nhóm chứng
BV ĐHY Huế
Nhóm can thiệp

Loại sơ sinh
n ‰ n ‰

p
SSĐN < 37 tuần 189/238 290 1/22 45 < 0,05
SSĐT cân nặng
tương ứng tuổi thai
29/4109 7 1/397 2,5 > 0,05
SSĐT cân nặng
thấp so tuổi thai
17/268 63,4 1/28 35,7 > 0,05
SSĐT cân nặng lớn
so tuổi thai
0/37 0 0/6 0 > 0,05
SSGT ≥ 42 tuần 5/53 94 1/17 58,8 > 0,05

18

3.3.3.4. Tỷ lệ tử vong các loại sơ sinh của nhóm can thiệp(2003-2006)
Bảng 3.20. Tỷ lệ tử vong các loại sơ sinh nhóm can thiệp
từ 2003- 2006
p > 0,05
+ Tỷ lệ tử vong sơ sinh đẻ non thấp gần như nhau qua các năm.
+ Có sự giảm tỷ lệ tử vong loại SSĐT cân nặng thấp so với tuổi thai và

SSGT qua các năm
3.3.3.5. Tỷ lệ tử vong theo bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm của 2 nhóm
nghiên cứu năm 2003:
Bảng 3.21. Tỷ lệ tử vong theo bệnh tật 2 nhóm nghiên cứu năm 2003
+ Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm do DTBS không khác biệt giữa 2 nhóm có
ý nghĩa thống kê.
+ Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm do ngạt, SHH không do nhiễm trùng,
NTSS sớm, đa hồng cầu thấp hơn ở nhóm can thiệp so nhóm chứng, sự
khác biệt tỷ lệ có ý nghĩa thống kê.
3.3.3.6. Tỷ lệ tử vong của nhóm can thiệp theo bệnh tật qua các năm
2003- 2006:
Bảng 3.22.Tỷ lệ tử vong của nhóm can thiệp theo bệnh tật qua các năm
2003- 2006
+ Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm theo bệnh tật không thay đổi qua các năm, chủ
yếu do các bệnh: Ngạt, NTSS sớm, DTBS.
+ Suy hô hấp không do nhiễm trùng không gây tử vong các năm sau
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Mô hình bệnh tật, tỷ lệ tử vong, nguyên nhân tử vong sơ sinh sớm
năm 2003 tại khoa sản bệnh viện Trung Ương Huế:
4.1.1. Mô hình bệnh tật: Theo loại sơ sinh: tỷ lệ các loại SSĐN < 37 tuần,
SSGT thấp hơn SSĐT. Kết quả tương tự nghiên cứu của BV Phụ sản TƯ
Hà Nội, nhà hộ sinh tại Pháp. Đánh giá trẻ sơ sinh ở mức độ trưởng thành
theo tuổi thai sẽ không vạch được kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng loại
sơ sinh. WHO đưa ra cách phân loại sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng đã
giúp các nhà lâm sàng sơ sinh soạn thảo các phác đồ chăm sóc nuôi dưỡng
các loại trẻ sơ sinh có nguy cơ hợp lý hơn dựa trên mô hình bệnh tật của
từng loại. Loại SSĐT cân nặng tương ứng tuổi thai chiếm tỷ lệ cao nhất.
Theo tỷ lệ bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm: nghiên cứu tỷ lệ bệnh tật giai
đoạn sơ sinh sớm trên một quần thể sơ sinh sinh sống tại khoa sản BV TƯ

Huế có tính đại diện cho cả vùng miền trung vì số lượng trường hợp sinh
sống trong năm nhiều. Chỉ phát hiện được bệnh tật nguyên phát sớm mới
đề ra được chiến lược tầm soát điều trị sớm, phòng được biến chứng bệnh,
cơ may cứu sống trẻ nhiều hơn. Có 10,6% bệnh tật nguyên phát giai đoạn
sơ sinh sớm, khi bệnh chưa có biến chứng. Nổi bật là bệnh NTSS sớm
(5,3%). Bệnh được mẹ truyền qua con khi nằm trong bào thai hay trong
19

quá trình lọt lòng mẹ. Nếu không nắm vững một cách có hệ thống những
yếu tố nguy cơ của mẹ trong quá trình mang thai, bệnh dễ bỏ sót, phát hiện
giai đoạn đã có biến chứng, điều trị khó, tử vong cao tùy theo đơn vị sản
khoa. Ở các nước không áp dụng chương trình tầm soát phát hịên vi khuẩn
đường sinh dục mẹ gây bệnh cho con (qua soi kính phết âm đạo), tỷ lệ
bệnh cao hơn: nhà hộ sinh Belfelatanana, Madagascar tỷ lệ 13%, gây tử
vong 81% giai đoạn chu sinh. Tử vong 10-20% (khoa sản BVTƯ Huế).
Các bệnh lý khác tỷ lệ thấp hơn: Vàng da tăng bilirubine tự do, DTBS,
Ngạt, Đa hồng cầu. Chẩn đoán loại sơ sinh theo WHO là cần thiết để
khoanh vùng các đối tượng sơ sinh đẻ cân nặng thấp, SSĐT SDD bào thai
nhằm theo dõi phát hiện sớm bệnh: Đa hồng cầu, SHH không do nhiễm
trùng: bệnh màng trong ở SSĐN, hội chứng hít phân su SSĐT hoặc già
tháng. SHH bệnh màng trong chiếm tỷ lệ thấp do hiệu quả phác đồ điều trị
corticoit kích thích phổi thai trưởng thành cho những sản phụ sinh non tại
khoa sản, BVTƯ Huế. Hội chứng hít phân su gặp ở SSGT, SSĐT suy dinh
dưỡng bào thai. Phân bố tỷ lệ bệnh tật theo loại sơ sinh: Tỷ lệ bệnh tật
các loại SSĐT phân loại theo cân nặng và tuổi thai cho thấy: Loại SSĐT
cân nặng lớn so tuổi thai có 21,6% bệnh tật tuần đầu sau đẻ. Hạ đường
máu là bệnh phổ biến. Tử vong do SHH vì hạ đường máu vẫn xảy ra trong
6 ngày đầu sau đẻ ở một cháu sơ sinh bụ bẫm, cân nặng ≥ 4000g nếu
không có chiến lược điều trị một cách hệ thống. Loại SSĐT cân nặng thấp
có 10,8 % bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm. NTSS sớm cao nhất, các bệnh

khác tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ bệnh tật của SSĐN < 33 tuần cho thấy: 98% có
bệnh tật 0-6 ngày. NTSS sớm hay gặp nhất, SHH không do nhiễm trùng ít
gặp hơn. Tỷ lệ bệnh tật của SSGT ≥ 42 tuần cho thấy: 35,8% bệnh tật tuần
đầu sau đẻ. NTSS sớm hay gặp nhất. Ngạt, Đa hồng cầu tỷ lệ thấp hơn,
thường gặp trong quá trình nuôi dưỡng loại SSGT hơn SSĐT. Thiết lập
phác đồ chăm sóc loại SSGT cần cho kháng sinh điều trị NTSS sớm vì có
thể tử vong do bệnh tật này. Sự thiếu chính xác trong phân loại SSĐT,
SSGT đã gây sai lầm trong kế hoạch chăm sóc, nguyên nhân dẫn đến tử
vong.
4.1.2. Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm: tại khoa sản BVTƯ Huế
(2003): 25,5‰; 27 ‰ (BV Phụ sản TƯ Hà Nội ). Những năm gần đây, tỷ
lệ tử vong sơ sinh sớm tại các khoa sản BV ít thay đổi, ở mức trên 20‰.
Kết quả của tôi (25‰) gần với số liệu WHO (2006) ở các nước châu Á
(24‰) hoặc các nước ít phát triển (25‰). Điều này khẳng định tỷ lệ tử
vong sơ sinh sớm ít có sự thay đổi trong những năm qua ở các nước ít hoặc
đang phát triển như nước ta. Phân bố tỷ lệ tử vong theo các bệnh tật: tỷ lệ
tử vong sơ sinh sớm cao nhất do: DTBS (5,7 ‰ tính trên tổng các cuộc
sinh sống).Theo WHO (2006) 1% trẻ dị tật nặng, thường xảy các nước
đang phát triển hơn nước đã phát triển, nguyên nhân tử vong liền sau đẻ.
Chỉ định phá thai liệu pháp kịp thời sẽ làm giảm tử vong do DTBS nặng.
Ngạt: gây tử vong 3,8‰. Theo WHO ở các nước đang phát triển ngạt
chiếm 7‰ nguyên nhân tử vong sơ sinh sớm thay vì chỉ 1‰ ở các nước
20

đã phát triển. Tôi ghi nhận một nguyên nhân khác của ngạt là NTSS sớm
qua đường mẹ - thai. NTSS sớm xảy ra khi thai còn nằm trong tử cung gây
giảm tưới máu não do rối loạn huyết động học dẫn đến tổn thương não
không hồi phục làm ngạt nặng lúc sinh, nguyên nhân gây tử vong. Trong
nghiên cứu này, tôi phân biệt 2 trường hợp: ngạt do tai biến sản khoa được
xếp loại bệnh lý ngạt, ngạt do NTSS sớm được xếp vào nguyên nhân tử

vong do NTSS sớm qua đường mẹ - thai. Không thấy có những nghiên
cứu khác trong nước đề cập mối liên quan này. Đa hồng cầu: không trực
tiếp gây tử vong lúc sinh nhưng trẻ có thể tử vong sau đó vì biến chứng:
ngạt do thiếu khí não thứ phát, SHH, hạ đường máu, viêm ruột hoại
tử…Loại sơ sinh cân nặng thấp, SDD bào thai, SSGT thường bị bệnh này.
NTSS sớm qua đường mẹ - thai: là bệnh phổ biến nhất trong mô hình bệnh
tật giai đoạn sơ sinh sớm ở khoa sản, BVTƯ Huế, nhưng không là nguyên
nhân tử vong hàng đầu. Đó là do các bác sĩ sản khoa đã có chỉ định tiêp
bắp kháng sinh: Ampicilline và Gentamycine rộng rãi ở sơ sinh có các yếu
tố nguy cơ mẹ trong quá trình chuyển dạ đã làm hạn chế khả năng bệnh
nặng trong những ngày sau. Phân loại nguyên nhân tử vong sơ sinh khác
nhau tuỳ nơi. Cần đưa ra những chiến lược dự phòng, điều trị sớm bệnh
tật nguyên phát. Muốn vậy phải nghiên cứu những bệnh lý nguyên phát
dẫn đến tử vong. Tôi đã tập trung tìm kiếm những bệnh lý nguyên phát gây
tử vong theo từng loại sơ sinh trong một nhà hộ sinh lớn nhất khu vực
miền Trung (khoa sản,BVYƯHuế) có tính đại diện cho vùng địa lý. Phân
bố tỷ lệ tử vong theo tuổi thai: sơ sinh đẻ càng non càng tử vong cao. < 33
tuần tử vong 857 ‰, 33 - 37 tuần: 143 ‰. Tỷ lệ tử vong cao ở loại sơ sinh
đẻ càng non, giảm dần khi tuổi thai tăng lên, cao trở lại ở SSGT. Tỷ lệ
sống theo chiều ngược lại. SSĐT cân nặng thấp so tuổi thai tử vong cao
hơn hẳn các loại SSĐT còn lại, phần lớn nằm trong loại rất nhẹ cân. Tử
vong sơ sinh sớm tập trung vào các loại SSĐN, SSGT, SSĐT cân nặng
thấp so với tuổi thai.
4.1.3. Các nguyên nhân bệnh tật gây tử vong sơ sinh sớm ở các loại sơ
sinh: Các nguyên nhân tử vong của SSĐN < 37 tuần: NTSS sớm nguyên
nhân tử vong cao nhất. Ở SSĐN có nguy cơ tăng cao cùng một lúc tần suất
và tính nghiêm trọng của NTSS sớm do E. Coli. Khi cơ thể mẹ mang thai
bị nhiễm E.Coli có sự tăng sản xuất Prostaglandine E2 gấp 6 lần bởi các tế
bào của buồng ối làm khởi phát chuyển dạ đẻ non. SSĐN chỉ chiếm 5,1%
các truờng hợp sinh sống hàng năm nhưng tỷ lệ tử vong luôn chiếm ưu thế

giai đoạn sơ sinh sớm. Các nhà sản khoa chịu trách nhiệm dự phòng đẻ
non cấp 2 và cấp 3 khi sản phụ nguy cơ chuyển dạ đẻ non. Trách nhiệm
của nhi khoa vẫn còn quá lớn trong việc cứu sống SSĐN bằng những phác
đồ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Làm như vậy, mới giảm được tử vong
SSĐN, giảm tử vong sơ sinh sớm; Bệnh SHH không nhiễm trùng gây tử
vong thường do bệnh màng trong. Tại khoa sản BVTƯ Huế tiêm
Corticoit một cách hệ thống những chuyển dạ đẻ non đã làm giảm đáng kể
tỷ lệ SHH do bệnh màng trong; DTBS gây tử vong là những dị tật nặng đe
21

doạ sự sống ngay sau đẻ. Các nguyên nhân tử vong của trẻ SSĐT 38 - 42
tuần: DTBS chủ yếu gây tử vong ở loaị SSĐT cân nặng thấp so tuổi thai.
Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây SDD bào thai;
Ngạt cũng là nguyên nhân phổ biến gây tử vong. Sự có mặt của bác sĩ
chuyên nhi thành thạo những thao tác hồi sức tức thì trong 30 giây đầu
tiên của đời sống sẽ góp phần đáng kể giảm tử vong sơ sinh sớm do ngạt.
NTSS sớm vẫn là nguyên nhân gây tử vong những ngày sau cho SSĐT
hồng hào, khóc to trong những phút đầu sau đẻ nếu thiếu chiến lược
khoanh vùng tầm soát sớm những dấu hiệu của bệnh lý này trên trẻ có yếu
tố nguy cơ từ mẹ trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Bệnh diễn
biến phức tạp tuỳ từng cá thể sơ sinh, biểu hiện không rõ hôm nay, nhưng
ngày mai đã đi vào giai đoạn cuối; SHH không nhiễm trùng thường xảy ở
loại SSĐT cân nặng thấp so với tuổi thai; Đa hồng cầu gây tử vong do
biến chứng ở loại SSĐT cân nặng thấp so với tuổi thai, không xảy ra ở
SSĐT cân nặng tương ứng với tuổi thai. Các nghiên cứu trong nước về tử
vong sơ sinh đã chỉ nguyên nhân tử vong là biến chứng bệnh mà không ghi
nhận bệnh nguyên phát, đã không thấy các tác giả đề cập đến nguyên nhân
tử vong này. Các nguyên nhân tử vong của SSGT ≥ 42 tuần: Ngạt nguyên
nhân hàng đầu. Khó để xác định tuổi thai chính xác của sản phụ. Những
tình huống này đã làm cho các bác sĩ sản khoa chẩn đoán tuổi thai đủ

tháng (theo ngày đầu kỳ kinh cuối) nhưng sinh ra lại có đầy đủ triệu chứng
của loại SSGT, một số biểu hiện gần như chết lâm sàng vì ngạt do hít phân
su. Cuộc đẻ trong hoàn cảnh bất ngờ về chẩn đoán loại sơ sinh như vậy
thường nguy cơ cao vì không chuẩn bị sẵn phương tiện, con người hồi sức.
Ngạt nặng xảy ra, bệnh não thiếu khí là biến chứng thường gặp, tử vong
khó tránh khỏi; NTSS sớm cũng gây tử vong. Hiểu biết này hữu ích để soạn
thảo phác đồ chăm sóc nuôi dưỡng loại SSGT hợp lý hơn.
4.2. Các yếu tố nguy cơ về phía con: trên góc độ chuyên ngành nhi, tôi
xác lập các yếu tố nguy cơ về phía con để tìm cách can thiệp đã cho thấy:
SSĐN, SSGT, SSĐT cân nặng thấp so với tuổi thai là 3 yếu tố nguy cơ về
loại sơ sinh liên quan đến tử vong giai đoạn sơ sinh sớm. Các yếu tố nguy
cơ về bệnh tật: SHH không do nhiễm trùng, DTBS, Ngạt, Đa hồng cầu,
NTSS sớm qua đường mẹ - thai.
4.3. Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh theo mô hình kết hợp
sản - nhi tại khoa sản bệnh viện trường đại học Y Huế :
Về phương diện chuyên ngành nhi khoa, cùng một địa phương là thành
phố Huế, tính tương đương của 2 nhóm nghiên cứu được chứng minh qua
tỷ lệ các loại sơ sinh có nguy cơ đã được chăm sóc và tỷ lệ các bệnh tật
nguyên phát giai đoạn sơ sinh sớm của các loại sơ sinh có nguy cơ đã được
xử trí.
4.3.1. Tỷ lệ các loại sơ sinh và tỷ lệ bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm 2
nhóm nghiên cứu năm 2003 đã cho thấy ở 2 nhóm nghiên cứu đều đã
phải chăm sóc SSĐN < 33 tuần và 33 - 37 tuần với tỷ lệ không khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Tại BV Trường đại học Y Huế với tổng số giường
22

bệnh, đội ngũ bác sĩ điều trị, điều dưỡng ít hơn 20 lần, số cháu SSĐN ra
đời cần chăm sóc đặc biệt có tỷ lệ không khác biệt nhóm chứng. Cũng kết
luận tương tự với loại SSĐT cân nặng tương ứng tuổi thai, cân nặng thấp
với tuổi thai, cân nặng lớn so với tuổi thai. Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ loại

SSGT cao hơn nhóm chứng. Tỷ lệ các bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm:
vàng da tăng bilirubine tự do, đa hồng cầu, DTBS, hạ đường máu có tỷ lệ
không khác biệt giữa 2 nhóm, nhưng các bệnh tật có nguy cơ gây tử vong:
ngạt, NTSS sớm, SHH chiếm tỷ lệ cao ở nhóm can thiệp.
4.3.2. Tỷ lệ các loại sơ sinh và tỷ lệ bệnh tật nhóm can thiệp (khoa sản
bệnh viện đại học Y Huế ) từ 2004 - 2006 đã cho thấy sự ít thay đổi theo
năm về tỷ lệ các loại SSĐN < 33 tuần, SSĐN 33 - 37 tuần, SSĐT cân nặng
tương ứng tuổi thai, SSGT, SSĐT cân nặng thấp. Nhưng loại SSĐT cân
nặng lớn so với tuổi thai cao hơn năm 2006. Phải chăng liên quan tỷ lệ đái
tháo đường có chiều hướng tăng ở mẹ? Tỷ lệ các bệnh Ngạt, SHH cao năm
2003, giảm và bình ổn những năm sau đó. Tỷ lệ NTSS sớm, DTBS ít thay
đổi theo năm. Số các trường hợp vào sinh tại khoa sản bệnh viện trường
đại học Y Huế tăng dần theo thời gian đã giải thích điều này.
4.3.3. Chứng minh tính hiệu quả của nhóm can thiệp qua so sánh tỷ lệ
tử vong theo loại sơ sinh và bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm 2 nhóm
nghiên cứu: Tỷ lệ tử vong giai đoạn sơ sinh sớm của 2 nhóm nghiên cứu
năm 2003: 8,5‰ (nhóm can thiệp); 25,5‰(nhóm chứng).WHO thống kê
trong từng cụm dân cư: tử vong sơ sinh sớm 25 ‰ (nước ít phát triển);
31‰ (nước kém phát triển).Theo BV phụ sản trung ương Hà Nội (1991-
1995) 27‰. Khi can thiệp lâm sàng trong thực hành chăm sóc sơ sinh theo
mô hình kết hợp sản - nhi tại khoa sản BV Trường đại học Y Huế, đã đạt
tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm thấp hơn. Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm của nhóm
can thiệp theo các năm 2003- 2006: đã cho thấy vẫn được hạ thấp
khoảng<9‰, phù hợp với số liệu WHO (2006) công bố cho các nước đã
phát triển (3 - 12‰). Tỷ lệ tử vong theo loại sơ sinh của 2 nhóm nghiên
cứu năm 2003: đã giảm một cách có ý nghĩa thống kê ở loại SSĐN < 37
tuần (45‰) so với nhóm chứng (290‰); Tất cả các loại sơ sinh còn lại, tỷ
lệ tử vong ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt tỷ lệ
không có ý nghĩa thống kê. Phân loại thiếu chính xác SSĐT và SSGT đã
phần nào giải thích điều này. Tỷ lệ tử vong các loại sơ sinh của nhóm can

thiệp theo các năm từ 2003 - 2006: cao hơn ở loại SSĐN so với các loại sơ
sinh khác và không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong SSĐN và các loại sơ
sinh khác của các năm. Vẫn đạt được tỷ lệ tử vong thấp là nhờ việc nuôi
dưỡng SSĐN, SSGT, SSĐT cân nặng thấp theo những phác đồ soạn thảo
dựa trên đặc điểm sinh lý bệnh của từng loại. Tỷ lệ tử vong của 2 nhóm
nghiên cứu theo bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm năm 2003 đã cho thấy tử
vong do DTBS không khác biệt tỷ lệ giữa 2 nhóm. Chỉ định phá thai liệu
pháp dựa vào chẩn đoán tiền sản tốt mới có thể hạ thấp tỷ lệ tử vong sơ
sinh sớm do DTBS. Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm do ngạt, SHH không nhiễm

×