Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học_Bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo – nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.89 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

Phần mở đầu..............................................................................................................2
Phần nội dung............................................................................................................4
I) Những vấn đề lý luận chung về căn bệnh hình thức trong giáo dục đào tạo
hiện nay......................................................................................................................4
1. Khái niệm bệnh hình thức.................................................................................4
2. Biểu hiện và thực trạng của bệnh hình thức trong giáo dục..........................5
3. Hậu quả của bệnh hình thức trong giáo dục...................................................7
II) Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh hình thức trong giáo dục.........................7
1. Nguyên nhân khách quan..................................................................................7
2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................8
III)

Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục bệnh hình thức trong

giáo dục....................................................................................................................10
Phần kết luận...........................................................................................................13
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................................14


Phần mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài

Từ xưa đã có câu “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đặc biệt là trong
thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, chúng ta đang rất cần
đến những thế hệ giỏi giang, tài đức để dựng xây đất nước. Chính vì vậy, học
sinh - được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc
phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng bên


cạnh đó, lại có một số học sinh đang học tập với khơng đúng năng lực của
mình, một số giáo viên và cơ sở đào tạo lại mong muốn có được một bộ mặt
đẹp, những thành tích tốt mà bỏ qua việc đánh giá đúng năng lực của học
sinh. Và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học
đường đang hoành hoành, gây xơn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói
chung. Đó chính là bệnh hình thức trong giáo dục.
Bác Hồ đã từng nói “ Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay khơng đó là nhờ phần lớn ở công học tập của
các cháu”. Công học tập mà Bác nói thể hiện ở sự trung thực, cố gắng trong
quá trình dạy học và kết quả học tập của người học. Là một người học sinh
trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, em đã lựa chọn đề tài “Bệnh hình
thức trong giáo dục và đào tạo – nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp khắc
phục” để tìm hiểu và đề xuất các giải pháp nhằm xóa bỏ căn bệnh hình thức
trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo.
3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận của bệnh hình thức trong giáo dục.
1


Tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu:
-


Tìm hiểu khái niệm về bệnh hình thức.

-

Một số biểu hiện và thực trạng của bệnh hình thức.

-

Hậu quả của bệnh hình thức trong giáo dục để lại.

-

Xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh hình thức trong giáo dục Việt

-

Đề xuất một số giải pháp khắc phục.

4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.


-

Phương pháp quan sát…

Nam.

2


Phần nội dung

I)

Những vấn đề lý luận chung về căn bệnh hình thức trong giáo

dục đào tạo hiện nay.
1.

Khái niệm bệnh hình thức.

Chủ nghĩa hình thức là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực triết học, mỹ học, văn học, nghệ thuật… dùng để chỉ hiện tượng chú
trọng đến cái bên ngoài hơn nội dung bên trong. Khi quá chú trọng đến hình
thức, coi thường nội dung thì gọi đó là "căn bệnh hình thức".
Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được
ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi
về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước
đến vinh quang mà tin xổi ở thì, khơng chăm lo cho thực tế chỉ cố tơ vẽ bề
ngồi để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến

và trở thành một căn bệnh xã hội.
Bệnh hình thức trong giáo dục là căn bệnh đang diễn ra rất phổ biến
hiện nay, nó xuất hiện ngay trong các cơ sở giáo dục đào tạo khi quá để tâm
tới hình thức bên ngồi, chạy theo các thành tích danh hiệu mang tính phơ
trương, phù phiếm mà coi thường, bỏ mặc nội dung bên trong khơng cân
xứng với bên ngồi.
Bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam gắn liền với căn
bệnh thành tích - là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao nên tạo ra
những thành tích khơng có thật hoặc chạy theo thành tích bên ngồi mà khơng
chú trọng đến thực chất và các mặt lợi, hại của nó khi giá trị thực bên trong
không được đảm bảo. Hai căn bệnh trực tiếp đi liền với quan liêu, lãng phí,
giả dối và khiến mất đi sự tự nhiên, bản chất năng lực thật sự của con người

3


làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của xã hội nói chung và ngành giáo
dục nói riêng.
2.

Biểu hiện và thực trạng của bệnh hình thức trong giáo dục.

Bệnh hình thức đang tồn tại trong nhiều ngành, nhiều cấp bậc ở nước ta
hiện nay, nhưng sự tồn tại của nó như một căn bệnh kinh niên trong ngành
giáo dục đã và đang là vấn đề gây nhiều bức xúc cho dư luận.
Thực trạng bệnh hình thức trong giáo dục ở nước ta quả là đáng báo
động. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng
lên vượt bậc không ngừng được “tô vẽ” qua các báo cáo của một số bộ phận
cơ sở giáo dục.
Các trường học thay vì phấn đấu dạy tốt, học tốt, thì lại cố gắng làm nổi

bật “thương hiệu” bằng những hoạt động rất hình thức: Thi học sinh giỏi, thi
giáo viên dạy giỏi, thầy cô giáo phải viết sáng kiến kinh nghiệm, nâng tỉ lệ
học sinh khá giỏi, đẩy học sinh kém lên lớp để giảm bớt tỉ lệ lưu ban, tổ chức
rầm rộ các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao… Trong các cuộc thi, nhất là
thi tốt nghiệp thì dùng đủ mọi biện pháp để trường mình có thứ bậc cao…
Bệnh hình thức nhiều khi ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã vơ tình trở thành bệnh dối
trá.
Một câu chuyện khôi hài đang được lưu truyền trong giáo dục là: “Một
phụ huynh đến gặp hiệu trưởng một trường nọ thiết tha xin cho con được lưu
ban vì cháu học q đuối sức. Nhưng ơng hiệu trưởng này trả lời rằng con bác
phải lên lớp nếu không trường sẽ mất điểm thi đua.”
Đặc biệt, những trường điểm ở thành phố là trường có “thương hiệu” lại là những trường tiềm ẩn nhiều nhất “bệnh hình thức”. Bởi áp lực phải giữ
uy tín, giữ danh hiệu đã có, bằng cách này cách khác những người làm giáo
dục vẫn phải chạy theo thành tích. Năm trước trường đã là “lá cờ đầu”, năm
nay khơng được thì rõ ràng khơng ổn.

4


Một số trường bị phanh phui tiêu cực do chạy đua theo tiêu chí chỉ vì...
sắp nhận hn chương lao động, sắp trở thành trường anh hùng. Tiêu chí thi
đua không đánh giá thực chất, tâm lý phải “tiến dần đềư” khiến nhiều hoạt
động của các trường bị hình thức hóa, khơng hiệu quả, tiêu cực bị bao che.
Cịn trong các phong trào thao giảng, thi giáo viên giỏi cũng rất “hồnh
tráng”, nhưng mang nặng tính biểu diễn, nhằm phục vụ cho những toan tính
cá nhân nhiều hơn là thực sự nâng cao chất lượng giáo dục, và tiêu cực cũng
khơng “bng tha” một hoạt động đầy tính nghiêm túc và trí tuệ là thi giáo
viên giỏi. Trước kì thi, có nhiều trường đã phát hẳn cho mỗi giáo viên 1 triệu
đồng để “đặt quan hệ”, “mời giám khảo uống nước”. Có những giáo viên đạt
giải cao trong kì thi giáo viên giỏi tỉnh, nhưng về bị tổ chuyên môn tẩy chay

bởi họ biết rõ năng lực thực của giáo viên này.
Tình trạng xin điểm của một số giáo viên cho các học sinh diễn ra ở
nhiều trường có học sinh thi khảo sát chỉ được 1 điểm nhưng giáo viên chủ
nhiệm lại xin nâng lên 5 điểm để đạt điểm giỏi tổng kết. Cuối học kì, giáo
viên chủ nhiệm các lớp chọn photo một danh sách HS gửi cho các giáo viên
để “nhờ giúp đỡ”. Và có thể có cả những HS cá biệt, học yếu, thường xuyên
bỏ học nhưng vì có những lí do “tế nhị” nào đó nên vẫn được đưa vào danh
sách “xin điểm giỏi”.
Còn đối với học sinh, trong điều kiện chương trình quá tải và tình trạng
học lệch phổ biến như hiện nay, hầu hết số học sinh xếp loại học lực giỏi là
do “cơ cấu”, nhiều điểm chỉ là số ảo. Thực ra những học sinh ấy chỉ giỏi một
môn hay một số môn hoặc là con em giáo viên, lãnh đạo nên được “cơ cấu
giỏi”.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, mặc dù đã từng có cuộc vận động về
“chống bệnh thành tích trong giáo dục”, nhưng “bệnh” háo danh, “đánh bóng”
tên tuổi, “chạy” danh hiệu vẫn chưa được khắc phục ở một bộ phận nhà giáo,
cán bộ, đảng viên, mà điển hình là việc phong giáo sư, phó giáo sư năm 2018,
5


khiến Thủ tướng Chính phủ phải chỉ thị cho rà soát lại sớ lượng giáo sư và
phó giáo sư do Hội đồng chức danh Nhà nước công bố. Do đó, một số người
đã tự nguyện xin rút, một số khác, sau khi rà soát đã khơng được cơng nhận vì
khơng đạt những tiêu chuẩn theo quy định.
3.

Hậu quả của bệnh hình thức trong giáo dục

Chúng ta lại bàn đến cái gốc của vấn đề, giáo dục là gì? Đơn giản là
truyền tải kiến thức, kỹ năng, đạo đức từ thế hệ này qua thế hệ khác. Một khi

môi trường giáo dục đã nhiễm căn bệnh hình thức, thì hậu quả của nó để lại
khơng thể xem thường bởi sự ảnh hưởng lâu dài của nó.
“Bệnh hình thức” sẽ gây sụt giảm chất lượng giảng dạy của giáo viên
và việc tiếp thu kiến thức của học sinh, trực tiếp gây ra những hậu quả như:
điểm số cao nhưng lỗ hổng kiến thức do học tủ, học vẹt; mang nặng tâm lý
chạy theo thành tích mà khơng chú ý tới nội dung kiến thức; gây áp lực tâm lý
lên các em học sinh khi phải cố gắng chạy theo các tiêu chuẩn hình thức mà
giáo viên và nhà trường đặt ra…
Hậu quả sâu xa hơn đó là đào tạo ra một thế hệ tương lai cho đất nước
cũng mang nặng trong mình cách tư duy của người coi trọng hình thức, thành
tích và tiếp tục đem tư tưởng lệch lạc sai trái đó áp dụng vào việc xây dựng
Tổ quốc. Vậy thử hỏi tương lai của đất nước sẽ ra sao khi ngay từ trên ghế
nhà trường, các em học sinh đã mang theo hành trang cho tương lai là một hệ
tư tưởng lệch lạc?
II) Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh hình thức trong giáo dục.
1.

Ngun nhân khách quan

Nghe có vẻ đây là một căn bệnh trong giáo dục, nó xuất hiện do có sự
tồn tại của mơi trường giáo dục. Nhưng khơng ít những người tâm huyết với
giáo dục đã khẳng định bệnh hình thức trong giáo dục khơng phải do giáo dục
gây nên. Bệnh hình thức, ngun nhân chính là do thi đua mà ra, tâm lý ham
6


muốn đạt được những kết quả tốt dù không phản ánh đúng thực chất năng lực.
Phải chăng đó cũng là một phần do tiêu chí đánh giá của Sở hay Bộ Giáo dục
yêu cầu về các chỉ tiêu đã đặt ra. Đó phải kể tới là cơ chế đánh giá, khen
thưởng chủ yếu dựa vào bằng cấp, thành tích đạt được mà chưa thực sự kiểm

tra được trình độ, nội dung bên trong thật sự đạt được tới đâu. Khả năng quản
lý, đánh giá của các cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ nên chỉ đánh giá được
phần bề nổi mà chưa đi vào phân tích sâu bản chất.
Bộ GD-ĐT phát động phong trào hai khơng "Nói khơng với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhưng bên cạnh đó ngành lại
yêu cầu giáo viên giỏi cấp tỉnh phải đạt được nhiều chỉ tiêu, trong đó có chỉ
tiêu "giáo viên đó phải khơng có học sinh học lực yếu mơn mình dạy". Điều
này là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên tiêu cực. Vì thực tế,
trong các lớp dạy, sẽ có những lớp có những học sinh chưa theo được yêu cầu
của chương trình học. Do đó học sinh đó sẽ bị học lực yếu. Nếu để như vậy,
đương nhiên giáo viên đó sẽ khơng có được danh hiệu giáo viên giỏi, mặc dù
người đó đã đạt tất cả các chỉ tiêu khác. Vì vậy mà nhiều giáo viên đã chọn
hình thức sửa điểm cho học sinh. Các trường học vì phong trào thi đua nên
khơng muốn trường mình có tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp hơn các trường khác.
Do đó họ ln cơ cấu để số liệu tổng kết đạt những con số đẹp nhất.
2.

Nguyên nhân chủ quan

Xuất phát từ sự háo danh: Điều này thực sự là nguyên nhân chủ đạo.
Nhà trường thì háo danh hiệu: trường tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, có tỷ
lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp cao... điều đó dẫn đến việc bng lỏng quản lý,
thậm chí giao chỉ tiêu cho các giáo viên giảng dạy. Giáo viên cũng vậy, thậm
chí trong cùng một trường, cùng dạy một môn các giáo viên cũng ganh đua
kết quả học tập ảo lẫn nhau. Các bậc phụ huynh cũng háo danh, họ muốn con
của họ phải là học sinh xuất sắc, học sinh giỏi hay ít nhất cũng tiên tiến, họ
muốn con mình học ở những trường điểm, trường chuẩn, lớp chuyên, lớp
7



chọn mà không để ý quan tâm là thực sự lực học của con mình ra sao và họ đã
dùng tiền để mua những điều đó.
Xuất phát tự sự thiếu trách nhiệm: Thiếu trách nhiệm từ phía gia đình
đối với con cái. Các bậc phụ huynh giao phó hồn tồn con cái mình cho nhà
trường. Họ khơng quan tâm, khơng để ý, giám sát việc sinh hoạt, chơi bời và
cả việc học hành của con mình khi ở nhà cũng như ở trường. Một phần cũng
do sự thiếu trách nhiệm từ phía nhà trường, nhưng nhà trường và các thầy cơ
giáo cũng chỉ có khả năng quản lý thời gian học sinh của mình khi mà học
sinh ở trường thơi. Chính vì vậy xuất hiện tình trạng nhiều em học sinh học
hình thức, học tủ, học vẹt để được điểm cao, kết quả thi tốt mà không quan
tâm tới kiến thức thu nhận được.
Xuất phát từ việc thu nhập: thu nhập của giáo viên nói chung là thấp so
với nhu cầu sống. Không phải đã tồn tại từ lâu một câu nói là “Lương Giáo
viên 3 cọc 3 đồng” sao? Những người giáo viên chân chính, những con người
gánh trên vai trọng trách “trồng người”, ươm mầm những thế hệ tương lai có
ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển của đất nước thì phần lớn lại đang
vật lộn với những khó khăn đời thường. Tâm lí “làm cơng ăn lương” của một
bộ phận khơng nhỏ giáo viên, vì vậy họ ln thụ động, đối phó, thiếu trách
nhiệm với học sinh, làm việc theo kiểu “chỉ đâu đánh đó”, “sống chết mặc
bay, tiền thầy bỏ túi”, thậm chí lợi dụng các chính sách mới để trục lợi.
Xuất phát từ nhân cách của một bộ phận giáo viên, mang trên mình
trọng trách của đất nước mà bị đồng tiền làm cho mờ mắt.
Hiện tại chúng ta chỉ phát động phong trào thi đua cho từng địa phương
và nêu ra định mức để phấn đấu mà chưa quan tâm đến vấn đề quản lý chất
lượng. Như vậy việc quản lý khâu chất lượng học tập của các em là điều rất
quan trọng nó quyết định đến việc phát động thi đua trở thành tiêu cực hay là
động lực phấn đấu.

8



Chất lượng học tập của các em sẽ dựa vào phấn lớn những người truyền
đạt kiến thức. Do đó để có thể nâng cao chất lượng học tập cần phải có đội
ngũ giáo viên tâm huyết, dám chấp nhận với thực chất lớp học mình đảm
nhận để từ đó có phương pháp giảng dạy hợp lý. 
Vấn đề về sách giáo khoa cũng khó khăn, sự sai sót khá trầm trọng
trong sách trên cả phương diện biên soạn và in ấn gần đây đã làm cho công
tác giảng dạy khá bế tắc, bên cạnh đó vẫn chưa có cơng cụ để giúp các thầy
cơ soạn giáo án hiệu quả.
Vậy, để có thể điều trị bệnh hình thức cần phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các cấp các ngành mà trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là người đứng
đầu quản lý giám sát chất lượng giáo dục ở từng địa phương để có thể nắm
vững rõ thực trạng và có biện pháp hỗ trợ sớm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu
dạy và học ở các cấp cơ sở. 
III) Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục bệnh hình
thức trong giáo dục.
Tồn xã hội cũng phải tham gia vào phong trào chống tiêu cực “bệnh
hình thức” trong giáo dục. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm
chăm vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy,
sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lịng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti,
không chịu khó cố gắng, khơng có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ
huynh mặc cho con cái bng thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi cho con vào
trường tốt, lớp tốt dù chúng khơng đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp
và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải
điều chỉnh cách suy nghĩ, cách dạy dỗ con cái để khơng gián tiếp hại con của
mình.
Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động
bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ
huynh và học sinh về “trường chun, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi
9



nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng
thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học
tốt…
Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động
thành cơng là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản
chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu
quả, và có thể tự tin thành cơng bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó
học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những
hành vi sai trái, phản giáo dục.
Như vậy, để loại bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục, ta phải thực
hiện tốt những điều sau:
Giáo dục tốt tư tưởng cho các giáo sinh tương lai, những người sẽ là
lớp giáo viên kế cận cho sự nghiệp. Đối với các giáo viên đang thực hiện
nhiệm vụ, cần có những đợt bồi dưỡng, học tập về năng lực, trình độ, phẩm
cách để uốn nắn kịp thời các sai lệch. Cần giám sát chặt chẽ quá trình dạy và
học đảm bảo đúng chất lượng, đưa ra các hình thức kỷ luật nghiêm cho các
hành vi tiêu cực và kịp thời khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể thực
hiện đúng đắn chủ trương nói khơng với bệnh thành tích và bệnh hình thức.
Thanh lọc các thầy, cô giáo đang đứng nhầm chỗ, nhầm trường, nhầm chức
vụ....
Điều chỉnh mức lương cho ngành giáo dục, để sao cho giảm bớt khó
khăn cho giáo viên trong cuộc sống, có thể tồn tâm tồn ý với sự nghiệp của
mình.
Tổ chức tốt hơn nữa các kỳ thi, kể cả thi học kỳ và kiểm tra hệ số điểm
của học sinh. Nắm bắt tình hình cụ thể của từng em học sinh, sát sao quán
xuyến, đôn đốc các em học tập chăm chỉ, khơng để xảy ra tình trạng học tủ,
học lệch.


10


Định kỳ tổ chức những cuộc khảo sát lấy ý kiến tại ngẫu nhiên các
trường về tình trạng học tập và giảng dạy từ học sinh sinh viên hay từ phụ
huynh.
Thành lập các diễn đàn điện tử để mọi người có thể trao đổi, chia sẻ
những suy nghĩ, góp ý đánh giá cho hoạt động giáo dục được cải thiện ngày
càng hoàn thiện hơn.

11


Phần kết luận

Chúng ta đều nhận thức rõ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ
phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có tài thực sự được tiếp thu
những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân
tộc thông qua hệ thống giáo dục là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn
năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền
giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích
tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước
tiến mạnh mẽ cho đất nước trên con đường phát triển.
Việt Nam đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và
cạnh tranh với thế giới để giành lấy một vị trí xứng đáng trên hành tinh này.
Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh
tử khơng khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể
chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, khơng phải vì có
một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có
cường thịnh hay khơng phụ thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi

mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực sự hay khơng. Trên tiến trình
đổi mới giáo dục, bệnh hình thức phải được xóa bỏ. Đó khơng phải là một
việc q khó nhưng chắc chắn cũng khơng hề dễ dàng, cần có sự cố gắng lâu
dài của sự nghiệp giáo dục nói riêng và tồn thể cộng đồng nói chung.
Hiện nay ngành giáo dục và xã hội đang phát động cuộc vận động
“Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba
khơng” trong học đường... Mọi người, mọi cơ sở đào tạo đang tham gia
hưởng ứng một cách tích cực, chúng ta hãy hịa mình cùng hưởng ứng phong
trào. Cùng loại bỏ căn bệnh hình thức trong nhà trường, sống và học tập hết
mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước.

12


Danh mục tài liệu tham khảo

1.

Giáo trình mơn Lãnh đạo, Quản lý Giáo dục, Khoa học, Môi

trường.
2.

Giáo dục học (2000), Phạm Viết Vượng, NXB QGHN.

3.

Báo Dân trí: />
trong-giao-duc-1320102955.htm
4.


Báo Cơng an Nhân dân: />
ban-toan-dien-Giao-duc-dao-tao-Nhiem-vu-cap-bach-va-song-con-371292/
5.

Báo Giao thông: />
sinh-benh-hinh-thuc-gia-doi-d416587.html
6.

Báo



Nội

mới:

/>fbclid=IwAR0KzaKgTJ3T91FFmreA2DGdzJyA3AYxvm76jsyEKFZM8Hdr
h1PJ0IsJdJo
7.

Báo Quân đội Nhân dân: />
duc/doi-song-van-hoa/benh-hinh-thuc-509186

13



×