Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.04 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
***


DƯƠNG MẠNH HÙNG





NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA





Chuyên ngành: NGOẠI TIÊU HÓA
Mã số: 62 72 07 01






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC






HUẾ, 2009

Luận án được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC HUẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Dung
PGS. TS. Phạm Như Hiệp

Phản biện 1: GS.TS. Hà Văn Quyết
Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Hữu Nghị
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Liễu

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại
Đại học Huế
Vào hồi 14 giờ 00 ngày 17 tháng 10 năm 2009.
Có thể tham khảo luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm Học liệu Đại học Huế
- Thư viện Đại học Y Dược Huế
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm Như Hiệp, Lê Lộc, Dương Mạnh Hùng, Phan Hải Thanh,
Hồ Hữu Thiện,Phạm Anh Vũ, Trần Ngọc Khánh, Tô Văn Tánh,(2006),
“Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”, Tạp chí Y Học
Thực hành, tháng 12, Tr.258 – 263.
2. Phạm Như Hiệp, Lê Lộc, Nguyễn Thuần, Hồ Hữu Thiện, Phạm

Anh Vũ,, Phan Hải Thanh, Dươ
ng Mạnh Hùng, Đặng Ngọc Hùng, Trần
Ngọc Khánh, Nguyễn Thanh Xuân, Đào lê Minh Châu, (2007),“Đánh giá
kết quả điều trị phẫu thuật nội soi trong cấp cứu bụng tại Bệnh viện
Trung ương Huế”, Tạp chí Y Học Thực hành, số 568, Tr.412 – 417.
3. Phan Hải Thanh, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Dương Mạnh
Hùng, Nguyễn Thanh Xuân, Phạm Văn Lình,(2008),“Phẫu thuật nội soi
Viêm phúc mạc ruột thừ
a người cao tuổi”, Y học TP Hồ Chí Minh Tập
12 Phụ bản của số ,tr.268 - 273.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là một trong những cấp cứu ngoại khoa về bụng thường
gặp nhất tại các phòng cấp cứu. Bệnh gặp ở cả hai giới, với mọi lứa tuổi, mọi
chủng tộc, với tần suất mắc bệnh: 6-9% trong suốt cuộc đời mỗi người . Tại Pháp,
Mỹ hàng năm có khoảng 250000 – 300000 trường hợp cắ
t ruột thừa, chiếm 43% các
trường hợp cấp cứu bụng đến khám và điều trị tại các khoa cấp cứu. Thống kê của
các tác giả châu Âu cho thấy tần suất viêm ruột thừa gặp ở 2-3/1000 dân số châu
Âu. Ở Việt nam, tỉ lệ viêm ruột thừa cấp chiếm 40-45% các trường hợp mổ cấp cứu.
Vẫn còn tỉ lệ khá cao: 10-20% các trường hợp bệnh nhân bị viêm ruột thừa gây
biến chứng vỡ, hoại tử gây viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể. Thậm chí tỉ lệ này có
thể lên tới 25- 30% theo thống kê của nhiều tác giả. Viêm phúc mạc ruột thừa thường
để lại hậu quả nặng nề, với các nguy cơ biến chứng sau mổ và tỷ lệ tử vong là đáng
kể (khoảng 1%). Vẫn còn nhiều tranh luận về chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột
thừ
a đặc biệt là trong các trường hợp viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ hay hoại

tử. Các phẫu thuật viên cho rằng không có sự khác biệt lớn về kết quả giữa nhóm
bệnh nhân được mổ mở với nhóm bệnh nhân được mổ nội soi cắt ruột thừa, đặc biệt
trong các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa. Một số tác giả còn lo ngại về khả
năng lan truyền vi khuẩn do b
ơm hơi phúc mạc trong phẫu thuật nội soi . Hơn nữa
thói quen mổ mở với nhiều phẫu thuật viên, họ cho rằng với đường mổ Mac - Burney
kinh điển để cắt ruột thừa vẫn mang lại kết quả tốt. Đây cũng là vấn đề gây cản trở
cho sự phát triển phẫu thuật nội soi.
Đã có những báo cáo tổng kết về kết quả bước
đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi
điều trị viêm ruột thừa . Nhưng với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì vẫn
còn thái độ dè dặt của các phẫu thuật viên và chưa nhiều các nghiên cứu tổng kết một
cách có hệ thống. Những tiêu chuẩn để chỉ định, đặc biệt là tính hiệu quả, độ an toàn
của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc m
ạc ruột thừa như thế nào? Với sự
bơm hơi phúc mạc trong phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa có khả năng gây
lan truyền vi khuẩn hay không? Khả năng súc rửa sạch khoang phúc mạc tránh nguy
cơ gây các ổ đọng dịch, áp xe tồn dư sau mổ ra sao?. Đây là những câu hỏi được đặt
ra đối với các phẫu thuật viên vẫn cần những báo cáo khoa học với số lượng lớ
n bệnh
nhân có tính thuyết phục cao hơn. Để góp phần trả lời các câu hỏi này chúng tôi thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc
mạc ruột thừa” với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của bệnh lý viêm
phúc mạc ruột thừa.
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi trong đi
ều trị viêm phúc mạc ruột thừa.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. GIẢI PHẪU, SINH LÝ RUỘT THỪA VÀ PHÚC MẠC

1.3.1. Giải phẫu sinh lý ruột thừa
1.3.1.2. Vị trí: đáy RT nằm ở chỗ hội tụ của 3 dải cơ dọc của đại tràng, tương ứng với
điểm Mac Burney.
1.3.1.3. Hình thể và kích thước: đường kính: 4 mm - 6 mm. Dài 2 - 20 cm.
1.3.1.4. Cấu trúc ruột thừa
Lớp thanh mạc -L
ớp dưới thanh mạc; Lớp cơ -Lớp dưới niêm mạc -Lớp niêm mạc

2
1.5.3. Viêm phúc mạc ruột thừa (VPM RT)
1.5.3.1. Định nghĩa :VPM RT là tình trạng VPM cấp tính do VRT vỡ, hay hoại tử.
Thực tế lâm sàng VPM RT là tình trạng nhiễm khuẩn khoang PM với sự hiện diện
của dịch mủ ở trong khoang PM: dịch mủ khu trú ở xung quanh RT, rãnh đại tràng
lên, túi cùng Douglas, hoặc lan toả toàn bộ khoang PM.
Navez Benoit: “ VPM RT có thể được chẩn đoán xác định qua nội soi khoang PM
cáctrường hợp VRT cấp ( VRT vỡ mủ, hoặc hoại tử ), thấy có s
ự hiện diện mủ ở
trong khoang PM, mủ khu trú ở hố chậu phải, rãnh đại tràng phải gây VPM khu trú,
hay toàn bộ khoang PM gây VPM toàn thể.
1.5.5. Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa
1.5.5.1 VPM RT khu trú: BN sốt cao > 38
0
5C.
Đau nhiều và có dấu hiệu phản ứng thành bụng ở hố chậu phải, dưới sườn phải hay
vùng dưới rốn. Có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc.
1.5.5.2 VPM RT toàn thể: đau bụng đột ngột, lan ra toàn bụng. Đau tăng dần theo
thời gian. Kèm nôn mửa, rối loạn tiêu hoá, bí trung đại tiện và các dấu hiệu nhiễm
trùng, rối loạn nước điện giải. BN sốt cao > 39
0
C, vẻ mặt nhiễm trùng, toàn thân suy

kiệt
Khám lâm sàng: dấu cảm ứng PM, Blumberg (+).
Triệu chứng: phản ứng thành bụng. Dấu hiệu co cứng cơ thành bụng là thường
xuyên và không cố ý.Thăm trực tràng thấy túi cùng Douglas căng, đau.
Xét nghiệm máu: bạch cầu có thể tăng>15000/mm
3
. Siêu âm thấy có hình ảnh mất
liên tục của thành RT, dịch khu trú ở hố chậu phải.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG
Gồm 170 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa ( khu trú hay
toàn thể), được mổ nội soi cắt ruột thừa tại BVTW Huế từ 6/ 2004 đến 7/ 2008.
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Các BN tuổi từ 16 trở lên; - Các BN được chẩn đoán là viêm phúc mạc ruột
thừa ( dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại tr
ừ. Các BN được chẩn đoán là VPM RT nhưng có các bệnh
lý khác kèm theo như: viêm mủ vòi trứng, thủng dạ dày tá tràng, viêm túi thừa
Meckel hoặc u nhầy RT vỡ . BN VPM RT nhưng mổ mở…
2.1.3. Chẩn đoán bệnh
2.1.3.1. Lâm sàng: - BN có các triệu chứng của VRT cấp khởi phát trước đó vài giờ
hoặc vài ngày: khởi đầu đau bụng vùng thượng vị sau đó khu trú hố chậu phải hoặc
toàn bụng.
- Sốt hoặc không, có vẻ mặ
t nhiễm trùng.
- Có rối loạn tiêu hóa kèm theo: buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện.
- Khám bụng thấy đau khu trú ở hố chậu phải hay đau toàn bụng.
- Có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu Blumberg (+).

- Có thể có dấu co cứng toàn bụng.
- Có phản ứng phúc mạc ở hố chậu phải, nửa bụng phải hoặc toàn bụng.
- Thăm khám trực tràng thấy túi cùng Douglas căng, đau.

3
2.1.3.2.Xét nghiệm: - Số lượng bạch cầu > 8 x 10
9
/l.
- Chỉ số CRP ( Protein C Reactive ) > 8 mg/ l
2.1.3.3. Siêu âm: - cấu trúc giảm âm vùng hố chậu phải. - RT thành dầy, mất liên tục,
hoặc mất cấu trúc các lớp. - Hình ảnh phản ứng viêm của các tạng xung quanh: phù
nề manh tràng, phù nề các quai ruột, hạch phản ứng ở mạc treo.
- Có hình ảnh dịch khu trú ở hố chậu phải, túi cùng Douglas hoặc lan toả khắp
khoang PM.
2.1.3.4. Khẳng định chẩn đoán của phẫu thuật viên sau mổ là VPM RT: với
ghi nhận
của phẫu thuật viên sau khi mổ nội soi là:
- Phúc mạc bị viêm đỏ, sưng nề, cương tụ nhiều mạch máu ở PM thành.
- Mạc nối lớn viêm đỏ, cương tụ nhiều mạch máu, đến hố chậu phải khu trú ổ nhiễm
trùng.
- Tổn thương đại thể: cấu trúc RT không còn nguyên vẹn : RT vỡ mủ hoặc bị hoại
tử.
- Có giả mạc khu trú ở hố chậ
u phải, túi cùng Douglas hoặc bám giữa các quai ruột.
- Có dịch mủ khu trú ở hố chậu phải, túi cùng Douglas hay lan toả giữa các quai ruột,
toàn thể khoang PM.
2.1.3.5. Kết quả giải phẫu bệnh: VRT cấp giai đoạn hoại vỡ mủ, hoại tử.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và theo dõi dọc, có can thiệp, đánh giá kết quả sau
điều trị.

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm chung:
- Tu
ổi - Giới- Địa dư - Nghề nghiệp
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng:
• Tiền sử BN ; Các bệnh lý kèm theo ;
• Các triệu chứng toàn thân: mạch, thân nhiệt, huyết áp. Đau toàn bụng hay khu trú ở
nửa bụng phải.
+ Có cảm ứng phúc mạc - dấu hiệu Blumberg (+).
+ Phản ứng thành bụng: khu trú ở hố chậu phải hay toàn bụng.
+ Co cứng thành bụng liên tục.
+ Có dấu hiệu căng, đau khi khám trực tràng.
2.2.3. Nghiên cứu cận lâm sàng:
2.2.3.1. Xét nghiệm công thứ
c máu: số lượng bạch cầu lúc vào viện ( trước mổ), và
xét nghiệm lại trước khi ra viện.
2.2.3.2. Xét nghiệm định lượng CRP ( C Reactive Protein ): khi BN nhập viện, và sau
mổ trước khi BN ra viện.
2.2.3.3. Xét nghiệm cấy máu: trước khi mổ, và sau mổ từ 12 - 36 giờ.
2.2.3.4 Siêu âm bụng :
2.2.3.5. Cấy máu: trước khi mổ và sau mổ từ 6 - 12 giờ.
2.2.3.6. Cấy vi khuẩn- Xét nghiệm kháng sinh đồ
2.2.4. Kỹ thuật cắt ru
ột thừa nội soi trong viêm phúc mạc ruột thừa:
2.2.4.3. Phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa:
¾ Kỹ thuật cắt RT: Đặt trocar 1(10mm)dưới rốn, bơm hơi- Đặt Troca 2 (5mm): ở
hố chậu phải- Đặt Trocar 3 (5mm) ở hố chậu trái. Phẫu tích cầm máu mạc treo và

4
cắt RT. Nếu gốc RT, manh tràng bị mủn nát đặt dẫn lưu manh tràng chủ động bằng
ống thông cao su.

¾ Kỹ thuật xử lý khoang PM: - thấm hút dịch mủ:
Súc rửa khoang PM: dùng nước muối sinh lý súc rửa PM và lấy giả mạc.
Đặt dẫn lưu khoang PM qua lỗ trocar .
2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm tổn thương trong mổ:
Tình trạng khoang PM trong mổ:
Ghi nhận vị trí RT, Tổn thương đại thể của RT: tình tr
ạng manh tràng, tình trạng
của gốc RT
Ghi nhận các đặc điểm kỹ thuật: các tai biến trong mổ: do đặt trocar, chảy máu,
bỏng tổ chức. số lượng dịch mủ trong khoang PM, màu sắc, tính chất…
Tình trạng viêm của mạc nối lớn, tình trạng viêm phúc mạc, các quai ruột, giả mạc
Thời gian phẫu thuật: các nguyên nhân chuyển đổi kỹ thuật qua mổ mở.
2.2.6. Nghiên cứu một số đặc điể
m sau mổ.
2.2.6.1 Các bước tiến hành nghiên cứu sau mổ: thuốc giảm đau
- Kháng sinh: + Cephalosporin thế hệ 3: 1-1,5g/ ngày.
+ Metronidazole: 1 g/ ngày truyền tĩnh mạch.
- Cấy máu sau mổ: sau mổ 6 -12 giờ thực hiện cấy máu lần 2.
2.2.6.2 Các biến chứng sớm sau mổ: Chảy máu - Bục gốc ruột thừa:
- Máu tụ dưới da thành bụng; -Tràn khí dưới da bụng, bìu; - Nhiễm khuẩn vết mổ; -
Áp xe tồn dư; - Tắc ruột sau mổ.
¾
Tính an toàn: Các tai biến trong mổ: tổn thương mạch máu lớn.Tổn thương các
tạng. Các yếu tố phải chuyển qua mổ mở.
¾
Tính hiệu quả: Thời gian phẫu thuật. Thời gian tái lập lưu thông tiêu hoá. Thời
gian nằm viện.
Tiêu chuẩn đánh giá BN trước khi ra viện:
- Tốt: BN không có tình trạng nhiễm khuẩn Vết mổ liền da tốt.
Không có biến chứng sau mổ.Không đau bụng, BN đã ăn uống trở lại như bình

thường.Sinh hoạt cá nhân, vận động đi lại dễ dàng như thường.
- Trung bình: tổng trạng chung khá, BN không có tình trạ
ng nhiễm khuẩn toàn thân
và tại vết mổ. Không đau bụng, có thể còn đau vết mổ nhẹ. Đã trở lại ăn uống bình
thường. Sinh hoạt cá nhân, vận động đi lại còn bị ảnh hưởng ít.
- Xấu: Tổng trạng chung kém, Còn đau vết mổ nhiều. Ảnh hưởng nhiều tới vận động,
sinh hoạt cá nhân. Có biến chứng sau mổ phải can thiệp phẫu thu
ật lại.
2.2.6.6. Đánh giá bệnh nhân sau mổ 1,3,6 tháng:
2.2.7. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học, SPSS 14.5.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi
Tuổi trung bình của BN trong nhóm nghiên cứu là 46,5 ±18,1tuổi.
Nhỏ nhất là 16 tuổi và cao nhất là 85 tuổi.
Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm BN từ 41 đến 60 tuổi: 35,3 %.
3.1.2. Giới tính
- Tỷ lệ nam chiếm 58,2 % mẫu nghiên c
ứu ( 99 nam / 71 nữ).
- Tỷ lệ nam / nữ =1,4/1

5
- Sự khác biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
3.1.3. Địa dư
- Có 61,4 % BN sống ở nông thôn, ở thành phố là 33,3 % và ít nhất là bệnh nhân ở
miền núi chiếm 5,2 %.
3.1.4. Nghề nghiệp
Bảng 3.1. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ (%)

Cán bộ công nhân viên 21 12,3
Học sinh, sinh viên 24 14,1
Nông dân 42 24,7
Buôn bán 20 11,8
Hưu trí, mất sức 18 10,6
Các nghề khác 45 26,5
Tổng cộng 170 100
3.1.5. Tiền sử bệnh nhân
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh nhân
Tiền sử bệnh nhân
Số lượng bệnh nhân
(n=170)
Tỉ lệ (%)
Vết mổ cũ 2 1,2
Nghiện rượu 2 1,2
Tổng cộng 4 2,4
Có 2 BN có vết mổ cũ do mổ lấy thai.
3.1.6 . Các bệnh lý kèm theo
Bảng 3.3. Các bệnh lý kèm theo
Bệnh lý Số lượng bệnh nhân (n=170) Tỉ lệ (%)
Cao huyết áp 11 6,5
Đái đường 2 1,2
Viêm phế quản mạn 3 1,8
Hen phế quản 1 0,6
Tổng cộng 17 10
3.2. KẾT QUẢ LÂM SÀNG
3.2.1. Thời gian khởi bệnh trước khi vào viện
Có 50,6% BN có thời gian đau từ 12- 36 giờ;
Có 21,2% BN đau >36 - 48giờ;
Có 11,2% BN có thời gian khởi bệnh từ 48-72 giờ.

3.2.2. Thời gian từ khi nhập viện đến khi mổ
Thời gian từ khi BN nhập viện đến khi mổ trung bình là : 6,87 ± 5,00 giờ.
BN được mổ sớm nhất sau khi nhập viện là: 1giờ 30 phút và muộn nhất là sau 25 giờ.

6
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Số lượng bệnh nhân (n=170) Tỉ lệ (%)
Vẻ mặt nhiễm trùng 120 70,6
Sốt 114 67,1
Buồn nôn 63 37,1
Nôn 34 20,0
Rối loạn tiêu hoá 25 14,7
Bí trung đại tiện 3 1,8
Bụng chướng 2 1,2
Hố chậu phải 117 68,8
Quanh rốn 30 17,6
Toàn bụng 18 10,6
Vị trí đau
Hạ vị 5 2,
Cảm ứng phúc mạc 156 91,8
Phản ứng hố chậu phải 152 89,4
Phản ứng thành bụng 18 10,6
Đau khi thăm trực tràng 15 8,8
3.3. KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
3.3.1. Công thức bạch cầu
Bảng 3.5. Số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trước và sau mổ
Chỉ số
(trung bình)
Trước mổ

(n=170)
Sau mổ
(n=170)
∆ d t p
Số lượng BC(x 10
9
/l) 14,12 ± 4,10 9,36 ± 3,94 4,76 4,452 <0,01
Bạch cầu BCĐNTT (%) 80,1 ± 8,4 65,4 ± 4,2 14,63 3,503 <0,01
3.3.2. Nồng độ CRP trong máu
Bảng 3.6. Nồng độ CRP trung bình trước và sau mổ
Nồng độ (mg/l)
CRP trước mổ
(n=116)
CRP sau mổ
(n=116)
∆ d t p
CRP trung bình 96,4 ± 73,6 69,7 ± 73,7
26,11 ±
11,12
2,021 <0,05

3.3.3 Kết quả cấy máu trước và sau mổ
Bảng 3.7. Kết quả cấy máu trước và sau mổ
Cấy máu trước mổ Cấy máu sau mổ
Thời điểm cấ
y

Kết quả máu
n % n %
Dương tính 2 1,6 0 0

Âm tính 123 98,4 125 100
Tống cộng 125 100 125 100
Thực hiện cấy máu ở 125 BN( 73,5%), có 2 BN cấy máu trước mổ có kết quả
dương tính với E.Coli. Các BN này sau mổ, được cấy máu lại đều có kết quả cấy
máu âm tính.

7
3.3.4. Kết quả cấy mủ
Bảng 3.8. Kết quả cấy mủ:
Vi khuẩn Số lượng bệnh nhân (n = 117) Tỷ lệ (%)
Escherichia Coli 74 63,2
Streptococus hemolytic 12 10,3
Enterococcus s.pp. 12 10,3
Pseudomonas aeruginosa 9 7,7
Klebsiella pneumoniae 14 12,0
Enterobacter agglomrrans 3 2,6
Pseudomonas fluorecenses 4 3,4
Tạp khuẩn 2 1,7
Âm tính 17 14,5
3.3.5 Kết quả kháng sinh đồ
Bảng 3.9. Kết quả kháng sinh đồ: Cấy mủ làm kháng sinh đồ được thực hiện trên 117
bệnh nhân với kết quả như sau:
Nhạy cảm Giới hạn Đề kháng
Kháng sinh
n % n % n %
Gentamicine 104 88,9 3 2,6 10 8,5
Tobramycine 105 89,7 6 5,1 6 5,1
Netilmycine 117 100 0 0,0 0 0
Tetraciline 20 17,1 15 12,8 82 70,1
Norffloxacine 108 92,3 3 2,6 6 5,1

Ciproflocacine 107 91,5 3 2,6 7 6,0
Ofloxacine 117 100 0 0,0 0 0
Bactrime 19 16,2 10 8,5 88 75,2
Ceftriaxone 114 97,4 3 2,6 0 0
Chloramphenicol 4 3,4 3 2,6 110 94,0
Cephalecin 59 50,4 12 10,3 47 39,3
Augmentin 110 94,0 7 6,0 0 0
Ticarcilline 95 81,2 3 2,6 19 16,2
Imepeneme 114 97,4 2 1,7 1 0,9
Piperacilline 113 96,6 4 3,4 0 0
Ampicilline 29 24,8 7 6,0 81 69,2
Nitrofurantoin 112 95,7 5 4,3 0
Negram 108 92,3 9 7,7 0
Cefatazidime 117 100 0 0
Amikacine 117 100 0 0
Tazoin 117 100 0 0
Timentin 117 100 0 0
- Các kháng sinh nhạy cảm tuyệt đối (100%) với các chủng VK gồm các loại như:
Netilmycine, Ofloxacine, Cefatazidime, Tazoin.
- Các loại kháng sinh có độ nhạy cao (90 – 98%) với các chủng VK gồm các loại
như: Norffloxacine, Ciproflocacine, Ceftriaxone, Augmentin, Piperacilline, Negram.

8
3.3.6. Kết quả giải phẫu bệnh
Bảng 3.10. Kết quả giải phẫu bệnh
Chẩn đoán giải phẫu bệnh Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)
VRT vỡ mủ 73 65,2
VRT hoại tử 39 34,8
Tổng cộng 112 100
Chúng tôi chỉ xét nghiệm giải phẫu bệnh được 112 trường hợp nhưng đây là

những bằng chứng khách quan giúp khẳng định chẩn đoán của phẫu thuật viên. Còn
lại 58 BN được khẳng định chẩn đoán qua tổn thương đại thể mà phẫu thuật viên ghi
nhận trong mổ là tình trạng VPM do VRT vỡ hoặc hoại tử.
3.3.7. Tổn thương ruột thừa theo chẩn đoán siêu âm
Bảng 3.11. Tổn th
ương ruột thừa theo chẩn đoán siêu âm
Tình trạng ruột thừa Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ (%)
RT nung mủ 23 13,5
RT vỡ mủ 120 70,7
RT hoại tử 27 15,8
Tổng cộng 170 100
Siêu âm chẩn đoán trước mổ VRT vỡ mủ là 120 BN (chiếm 70,7%),
Siêu âm chẩn đoán VRT hoại tử là: 27 BN (15,8%).
3.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
3.4.1. Tình trạng tổn thương
3.4.1.1. Tổn thương phúc mạc
Bảng 3.12. Tình trạng viêm phúc mạc
Chẩn đoán trước mổ Chẩn đoán sau mổ
Viêm phúc mạc
Số lượng BN Tỉ lệ (%) Số lượng BN Tỉ lệ (%)
Khu trú 162 95,3 152 89,4
Toàn thể 8 4,7 18 10,6
Tổng cộng 170 100 170 100
Trước mổ, số BN được chẩn đoán lâm sàng là VPM khu trú là 162 BN (95,3%)
và 8 BN được chẩn đoán VPM toàn thể.
Sau mổ khẳng định chẩn đoán VPM khu trú là 152 BN (89,4%), 18 BN được
chẩn đoán VPM toàn thể (10,6%).

¾
Tình trạng khoang phúc mạc

Bảng 3.13. Tình trạng tổn thương khoang phúc mạc
Các yếu tố
Số lượng
bệnh nhân (n=170)
Tỷ lệ (%)
Mạc nối lớn đến hố chậu phải 170 100
Giả mạc ở hố chậu phải, hoặc các quai ruột 170 100
Khu trú ở hố chậu phải 146 85,9
Lan khắp khoang phúc mạc 18 10,6
Dịch mủ
Khu trú ở túi cùng Douglas 8 4,7
Manh tràng 148 87,1
Hồi tràng 168 98,8
Viêm,
phù nề
Các quai ruột non 152 89,4

9
100% các trường hợp có mạc nối lớn đến hố chậu phải và giả mạc và 100%
trường hợp có dịch mủ trong ổ bụng. Như vậy khẳng định chẩn đoán sau mổ của
phẫu thuật viên: 100% trường hợp là VPM.
Tổn thương phù nề manh tràng, hồi tràng, và các quai ruột chiếm tỉ lệ từ 87,1%
đến 98,8%.

¾
Số lượng dịch mủ trong khoang phúc mạc:
Số lương dịch mủ trong khoang PM trung bình 82,45 ± 47,67 ml.
Số lượng dịch mủ ít nhất là 20 ml và nhiều nhất là 300 ml.
¾
Số lượng dịch mủ trung bình ở BN viêm phúc mạc khu trú và viêm phúc mạc

toàn thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.14. Số lương dịch mủ trong khoang PM
Viêm phúc mạc Số lượng bệnh nhân
Lượng dịch mủ
trung bình(ml)
p
Khu trú 152 50,9 ± 17,9
Toàn thể 18 175,4 ± 157,6
Tổng cộng 170 82,4 ± 47,6
<0,001
Lượng dịch mủ trong khoang phúc mạc ở mỗi nhóm VPM
( khu trú hay toàn thể ) khác nhau có ý nghĩa thống kê(p<0,001).
3.4.1.2. Tình trạng tổn thương ruột thừa

¾
Vị trí giải phẫu của ruột thừa:
Bảng 3.15. Ghi nhận vị trí ruột thừa trong mổ
Vị trí ruột thừa Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Hố chậu phải 134 78,8
Sau manh tràng 27 15,8
Dưới gan 4 2,4
Tiểu khung 5 3,0
Tổng cộng 170 100


¾
Vị trí tổn thương ruột thừa:
Vị trí tổn thương RT được ghi nhận là:
- Ở thân (chiếm 55,2%).
- Tổn thương ở đầu RT chiếm 32,4%

- Tổn thương ở gốc là 10,6%.
- Có 3 trường hợp tổn thương toàn bộ ruột thừa(1,8%)

¾
Tổn thương ruột thừa:
Ghi nhận của phẫu thuật viên sau mổ, tỉ lệ BN bị VPM do RT vỡ mủ là 54,7%
(93BN) và RT hoại tử là 45,3% (77BN).

10
3.4.2. Kỹ thuật mổ nội soi
3.4.2.1. Kỹ thuật mổ nội soi cắt ruột thừa trong VPM RT
Bảng 3.16. Các kỹ thuật thao tác trong mổ
Các kỹ thuật
Số lượng bệnh
nhân (n=165)
Tỷ lệ(%)
Cầm máu mạc treo
bằng dao điện
165 100
Buộc chỉ mạc treo 5 3,0
Buộc chỉ gốc RT 163 98,8
KT xử lý ruột thừa
Dẫn lưu manh tràng 2 1,2
Cắt RT trong ổ bụng 165 100
KT cắt RT
Cắt RT ngược dòng 5 3,0
Hút lau thấm dịch 35 21,2
Tưới rửa và hút dịch 130 78,8
KT xử lý khoang
phúc mạc

Dẫn lưu phúc mạc 101 59,4
Có 2 trường hợp gốc RT mủn nát phải dẫn lưu manh tràng chủ động. 59,4%
trường hợp được dẫn lưu khoang phúc mạc, 40,6 % trường hợp còn lại không có dẫn
lưu.
3.4.2.2. Tai biến trong mổ
Bảng 3.17. Tai biến trong mổ
Tai biến Số lượng bệnh nhân (n=170) Tỷ lệ(%)
Tai biến do bơm khí 0 0
Chảy máu lỗ trocar 3 1,8
Tai biến do thao tác 0 0
Chảy máu mạc treo 2 1,1
Tổng cộng 5 2,9
Trong quá trình phẫu thuật có 3 trường hợp chảy máu lỗ trocar, khâu cầm máu bằng
chỉ Vicryl 2.0 hết chảy máu, tiếp tục mổ bình thường.
2 trường hợp chảy máu không kiểm soát được, phải chuyển đổi kỹ thuật sang
mổ mở.
3.4.2.3. Số lượng dịch súc rửa khoang phúc mạc
Số lượng nước muối sinh lý dùng để súc rửa khoang phúc mạc trung bình là
380 ± 286 ml/ ca mổ.
Lượng nước muối sinh lý sử dụng nhiều nhấ
t là 1500ml ít nhất là 150 ml.
3.4.2.4. Chuyển đổi kỹ thuật và các nguyên nhân chuyển mổ mở
Có 5 trường hợp phải chuyển sang mổ mở ( 2,9%). Như vậy tỉ lệ PTNS cắt RT
thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,1 % .
Bảng 3.18. Nguyên nhân chuyển mổ mở
Nguyên nhân Số lượng bệnh nhân (n=170) Tỷ lệ(%)
Dính nhiều 3 1,8
Chảy máu không kiểm soát được 2 1,1
Tổng cộng 5 2,9


11
3 BN vùng hồi manh tràng có tổn thương viêm lan rộng và các quai ruột dính
nhiều không xác định mốc giải phẫu, phẫu tích khó khăn có nguy cơ chảy máu khó
cầm.
2 trường hợp chảy máu mạc treo không kiểm soát được.
3.4.2.5. Thời gian phẫu thuật
Thời gian mổ nội soi trung bình là: 64,4 ± 19,2 phút. Thời gian phẫu thuật ngắn nhất
là 40 phút và dài nhất là 130 phút.
Thời gian mổ mở trung bình là 115,2 ± 42,7 phút. Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là
66 phút và dài nhất là 180 phút.
3.5. MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM TRONG GÂY MÊ
3.5.1. Áp lực bơm hơi khoang phúc mạc
Bảng 3.19. Áp lực bơm hơi khoang phúc mạc
Áp lực bơm hơi(mmHg) Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ(%)
100 10 5,9
110 22 12,9
120 138 81,2
Tổng cộng 170 100
3.5.2 Thay đổi huyết động sau khi bơm CO
2
khoang phúc mạc
Tỷ lệ 4,7 %, BN có thay đổi huyết động ( tăng nhẹ huyết áp 5mmHg) ngay sau khi
bơm khí CO
2
vào khoang PM, tuy nhiên sau 10 phút huyết áp trở lại trị số bình thường.
3.5.3. Thay đổi các chỉ số sau khi bơm khí CO
2
khoang phúc mạc
Bảng 3.20. Phân bố BN theo SpO

2
và ETCO
2

Các chỉ số
Số bệnh nhân
(n=170)
Tỷ lệ(%)
Bình thường( 95 – 100%) 170 100
SpO
2
Giảm 0 0
Tổng cộng 170 100
Bình thường (25 – 30 mmHg) 164 96,5
ETCO
2

Tăng >30 mmHg 6 3,5
Tổng cộng 170 100

- Không có sự thay đổi độ bão hòa oxy (SpO
2
) trong máu động mạch ở các BN của
nhóm nghiên cứu.
- Áp lực khí CO
2
tăng trong thì thở ra (ETCO
2
) gặp ở 3,5 % BN.
3.5.4. Thể tích khí CO

2
sử dụng
Tổng thể tích khí CO
2
sử dụng trung bình là 34,3 ± 28,3 lít/ ca mổ. Lượng khí CO
2
sử
dụng ít nhất là 6 lít, nhiều nhất là 100 lít (do hở đường dẫn khí).
3.6. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT
3.6.1. Hồi phục sau mổ
3.5.1.1. Đau sau mổ

12
Bảng 3.21. Tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc giảm đau sau mổ
Thời gian (Ngày thứ ) Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ(%)
1 95 55,9
2 52 30,6
3 17(3*) 10,0(1,8*)
4 6(2*) 3,5(1,2*)
Tổng cộng 170 100
(*): các bệnh nhân chuyển mổ mở
3.5.1.2. Thời gian tái lập lưu thông tiêu hoá sau mổ
Bảng 3.22. Thời gian có trung tiện sau mổ
Thời gian (Ngày thứ) Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ(%) Tỉ lệ cộng dồn
1 22 12,9 12,9
2 119 70,0 82,9
3 21(3*) 12,4(1,8*) 95,3
4 8(2*) 4,7(1,2*) 100
Tổng cộng 170 100
Thời gian có trung tiện sau mổ trung bình là 1,8 ± 0,73 ngày(1-4 ngày).

(*) các BN chuyển mổ mở.
3.5.1.3. Thời gian ăn lại sau mổ
BN ăn trở lại sau mổ trung bình là 2,3 ± 0,85 ngày, ăn sớm nhất là sau 1,5 ngày,
ăn muộn nhất là sau 4 ngày( ở BN chuyển mổ mở).
3.5.1.4. Thời gian lưu ống dẫn lưu sau mổ trung bình là: 2,1 ± 1,4 ngàyBN mổ nội soi
, ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 4 ngày.
Thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình của BN chuyển mổ mở là 3,2 ± 1,8 ngày;
ngắn nhất là 1 ngày, dài nh
ất là 5 ngày.
3.5.1.5. Biến chứng sau mổ
Bảng 3.23. Các biến chứng sau mổ
Biến chứng Số lượng bệnh nhân (n =170) Tỷ lệ(%)
Máu tụ dưới da 1 0,6
Tràn khí dưới da 1 0,6
Tắc ruột sau mổ 1 0,6
Áp xe tồn dư 4(1*) 2,3(0,6*)
Nhiễm khuẩn lỗ trocar 3 1,8
Tổng cộng 10 5,9
* BN chuyển mổ mở bị áp xe tồn dư
Tỷ lệ biến chứng sau mổ là: 5,9%, chủ yếu là nhiễm khuẩn lỗ trocar và áp xe tồn
dư trong khoang PM. Có 4 trường hợp áp xe tồn dư khoang PM sau mổ, các trường
hợp này là những ổ áp xe nhỏ, đường kính 3-5cm. Chúng tôi điều trị nội khoa với
kháng sinh sau đó ổ áp xe thu nhỏ lại và hết không có trường hợp nào phải chọc hút
mủ hoặc dẫn lưu.
Có 1 tr
ường hợp có biểu hiện tắc ruột sớm ngày thứ 7 sau mổ VPMRT toàn thể ở
BN nữ 16 tuổi, được điều trị nội khoa bảo tồn: hút dịch dạ dày liên tục, kháng sinh,
bồi phụ nước điện giải sau 5 ngày BN khỏi và xuất viện. Kiểm tra lại sau 3, 6 tháng
BN hoàn toàn bình phục.



13
3.5.1.6. Thời gian nằm viện
- Ngày nằm viện trung bình của BN mổ NS: 5,4 ± 2,2 ngày; (3-13 ngày).
- Ngày nằm viện trung bình của BN chuyển mổ mở : 7 ± 2,8 ngày (5-18 ngày).
3.7. CÁC MỐI LIÊN QUAN
3.7.1. Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung và tình trạng tổn thương của
ruột thừa.
Bảng 3.24. Liên quan giữa các đặc điểm chung và tổn thương của ruột thừa
Số lượng bệnh nhân
Các yếu tố Nhóm
RT vỡ mủ
(n=93)
RT hoại tử
(n=77)
p
Nam 55 44
Giới
Nữ 38 33
>0,05
16 - 20 11 9
21- 40 32 22
41 - 60 29 27
61 - 80 17 18
Nhóm tuổi (tuổi)
> 80 4 1
>0,05
Thành phố 30 26
Nông thôn 57 49
Địa dư

Miền núi 5 3
<0,05
<12 8 6
12 - 24 35 23
>24 -36 13 15
>36 - 48 19 17
>48 - 72 9 10
Thời gian đau trước mổ
(giờ)
>72 9 6
>0,05
3.7.2. So sánh giữa kết quả mổ và giải phẫu bệnh
Bảng 3.25. Liên quan giữa tổn thương ruột thừa sau mổ và kết quả giải phẫu bệnh .
Giải phẫu bệnh
Tổng số
(n)
Chẩn đoán
phù hợp
(%)
Chẩn đoán
VRT vỡ mủ VRT hoại tử
VRT vỡ mủ 61 15 76
Sau
mổ
VRT hoại tử 12 24 36
79,4
Tổng cộng 73 39 112
Chẩn đoán lâm sàng phù hợp với kết quả giải phẫu bệnh là 79,45%.
3.7.3. Liên quan giữa tổn thương RT trên siêu âm và kết quả mổ
Bảng 3.26. So sánh chẩn đoán tổn thương RT trên siêu âm với kết quả mổ

Chẩn đoán Siêu âm
Phẫu thuật
(n)
Phù hợp
(%)
VRT vỡ mủ 67 93 72,0
Tổn thương
VRT hoại tử 27 77 35,1
Chẩn đoán chính xác của siêu âm so với kết quả mổ ở VRT vỡ mủ là 72,0% và VRT
hoại tử là 35,1%.

14
3.7.4. Liên quan giữa tổn thương ruột thừa và các yếu tố khác
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tổn thương ruột thừa sau mổ và các yếu tố
Số lượng bệnh nhân
Các yếu tố
(trung bình)
RT vỡ mủ
(n=93)
RT hoại tử
(n=77)
p
Tuổi 47,3 ± 17,8 46,24 ± 17,8 p>0,05
CRP (mg/l) 115,35 ± 81,4 71,38 ± 52,1 p<0,01
Bạch cầu đa nhân (x 10
9
/l) 13,3 ± 3,9 14,19 ± 3,8 p>0,05
Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 81,5 ± 7,5 80,7 ± 8,0 p>0,05
Thời gian chờ mổ ( Giờ) 6,96 ± 5,1 6,76 ± 5,8 p>0,05
Thời gian mổ (phút) 62,6 ± 20 68,1 ± 21,9 p>0,05

Thời gian nằm viện (ngày) 5,58 ± 2,4 5,41 ± 2,00 p>0,05
Mối liên quan giữa các yếu tố như: tuổi, thời gian nằm viện, thời gian chờ mổ,
bạch cầu, bạch cầu đa nhân giữa hai nhóm bệnh nhân có VRT vỡ mủ và VRT hoại tử
không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
3.7.5. Chuyển mổ mở và các yếu tố liên quan
Bảng 3.28. Liên quan giữa chuyển mổ mở và các yếu tố.
Kho
ảng tin cậy 95%
Các yếu tố
p OR
Thấ
p
Cao
Tuổi 0
,
690 1
,
008 0
,
968 1
,
051
Thời
g
ian đau t
r
ước mổ 0
,
586 1
,

104 0
,
586 2
,
008
Thời
g
ian chờ mổ
(g
iờ
)
0
,
234 0
,
934 0
,
835 1
,
045
Thời
g
ian mổ
(p
hút
)
0
,
042 1
,

035 0
,
950 1
,
189
Dính nhiều 0
,
001 1
,
116 0
,
325 1
,
136
Chả
y
máu 0
,
001 67
,
000 5
,
315 844
,
52
Thời
g
ian nằm vi

n

(
n
g
à
y)
0
,
208 0
,
873 0
,
706 1
,
079
Bảng 3.29. Liên quan giữa chuyển mổ mở và tình trạng viêm phúc mạc
Phẫu thuật
Tình trạng VPM
Nội soi Chuyển mổ mở p
VPM khu trú 149 3
VPM toàn thể 16 2
Tổng cộng 165 5
P<0,05

Có 3/152 (1,97%) trường hợp VPM khu trú phải chuyển sang mổ mở so với
2/18(11,1%) trường hợp VPM toàn thể phải chuyển mổ mở, sự khác mhau này là có
ý nghĩa thống kê.
3.7.6. Liên quan giữa tổn thương ruột thừa và biến chứng sau mổ
Bảng 3.30. Liên quan giữa tổn thương của ruột thừa và các biến chứng sau mổ
Có biến chứng Không biến chứng
Biến chứng

Tình trạng RT
n % n %

p
RT vỡ mủ 9 5,3 84 49,4
RT hoại tử 1 0,6 76 44,7
Tổng cộng 10 5,9 160 94,1
p>0,05
Sự khác biệt giữa tỷ lệ VRT vỡ mủ và VRT hoại tử với BN có biến chứng và
không có biến chứng sau mổ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

15
Bảng 3.31. Liên quan giữa tổn thương phúc mạc và biến chứng sau mổ
Có biến chứng Không biến chứng
p
Biến chứng
Tình trạng VPM
n % n %
VPM khu trú 7 4,6 145 95,4
VPM toàn thể 3 16,7 15 83,3
Tổng cộng 10 5,9 160 94,1
p>0,05

7/152(4,6%) trường hợp VPM khu trú có biến chứng sau mổ so với 3/18(16,6%)
trường hợp VPM toàn thể có biến chứng sau mổ. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê.
3.7.7. Liên quan giữa các yếu tố thời gian và biến chứng sau mổ.
Bảng 3.32. Liên quan giữa các yếu tố thời gian và biến chứng sau mổ
Các yếu tố
Có biến chứng

(
n= 7
)
Không biến chứng
(
n= 163
)

p
Thời
g
ian chờ mổ
(g
iờ
)
8
,
58 ± 7
,
43 6
,
77 ± 4
,
9 >0
,
05
Thời
g
ian mổ
(p

hút
)
72
,
4 ± 26
,
964
,
4 ± 20
,
6 <0
,
05
Thời
g
ian nằm vi

n
(
n
g
à
y)
7
,
42 ± 4
,
15
,
41 ± 2

,
05 <0
,
01
Thời gian mổ trung bình và thời gian nằm viện trung bình ở BN có biến chứng sau
mổ (nhiễm khuẩn lỗ trocar và áp xe tồn dư) cao hơn nhóm BN không có biến chứng.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và p<0,01.
3.7.8. Liên quan giữa biến chứng sau mổ và các yếu tố
Bảng 3.33. Liên quan giữa biến chứng sau mổ và các yếu tố
Khoảng tin cậy
95% cho OR
Yếu tố
p OR
Thấp Cao
Tuổi 0,844 0,996 0,954 1,039
Bạch cầu trước mổ 0,048* 1,330 1,000 1,771
Bạch cầu sau mổ 0,297 0,783 0,494 1,240
Nồng độ CRP trước mổ 0,013* 1,006 0,989 1,024
Nồng độ CRP sau mổ 0,217 0,976 0,957 0,996
Số lượng dịch trong ổ bụng 0,016* 1,192 0,986 0,999
* Biến chứng chủ yếu là nhiễm khuẩn lỗ trocar và áp xe tồn dư sau mổ.
Không có mối tương quan giữa biến chứng sau mổ và các yếu tố : tuổi, bạch cầu
sau mổ, nồng độ CRP sau mổ (p > 0,05).
Có sự tương quan giữa biến chứng nhiễm khuẩn với số lượng bạch cầu trước mổ
và CRP trước mổ, số lượng dịch mủ trong khoang PM( p<0,05).
3.7.9. Liên quan giữa biế
n chứng nhiễm khuẩn và kết quả cấy dịch mủ
Bảng 3.34. Liên quan giữa biến chứng sau mổ và kết quả cấy dịch mủ
Biến chứng
Kết quả

Có biến chứng Không biến chứng p
n % n %
Dương tính 7 6,0 93 79,5
Âm tính 0 0 17 14,5
Tổng cộng 7 6,0 110 94,0
p>0,05


16
Cả 7 BN có biến chứng nhiễm khuẩn có kết quả cấy dịch dương tính.
Các trường hợp không bị nhiễm khuẩn sau mổ: 93 trường hợp cấy dịch mủ dương
tính, 17 trường hợp cấy dịch mủ âm tính.
Mối liên quan giữa biến chứng nhiễm khuẩn và kết quả cấy dịch không có ý nghĩa
thống kê p>0,05.
3.7.10. Liên quan giữa nồng độ CRP, số lượng bạch cầu sau mổ và biến chứng
áp xe tồn dư sau mổ
Bảng 3.35. Liên quan giữa biến chứng áp xe tồn dư và các yếu tố: CRP, bạch cầu, số
lượng dịch mủ trong khoang phúc mạc
Khoảng tin cậy 95%
cho OR
Các yếu tố p OR
Thấp Cao
CRP trước mổ 0,047 1,399 0,982 1,418
CRP sau mổ 0,107 1,090 0,982 0,997
BC trước mổ 0,633 1,071 0,809 1,418
BC đa nhân trung tính trước mổ 0,672 0,970 0,841 1,118
Số lượng dịch trong PM 0,933 0,930 0,171 5,046
Phân tích hồi quy ở bảng trên cho thấy:
- Không có sự tương quan giữa biến chứng áp xe tồn dư và số lượng dịch trong
khoang PM, nồng độ CRP sau mổ, bạch cầu đa nhân trước mổ (p>0,05).

- Có sự tương quan giữa nồng độ CRP trước mổ và biến chứng áp xe tồn dư
(p<0,05 và OR= 1,090).
3.7.11. Tình trạng bệnh nhân trước khi ra viện
Bảng 3.36. Tình trạng bệnh nhân trước khi ra viện
Tình trạng bệnh nhân Số bệnh nhân (n=170) T
ỉ lệ (%)
Tốt 165 97,0
Trung bình 5 3,0
Xấu 0 0
Tổng cộng 170 100
3.8. KẾT QUẢ KIỂM TRA BỆNH NHÂN
Bảng 3.37. Kết quả kiểm tra bệnh nhân sau 1,3,6 tháng.
1 tháng
(n=170 )
3 tháng
(n=98)
6 tháng
( n=83)
Thời gian

Kết quả
n % n % n %
Tốt 167 98,2 97 98,9 83 100
Trung bình 3 1,8 1 1,1 0 0
Xấu 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 170
100
98
100
83

100
Kiểm tra lần 1: 170 BN được kiểm tra, thời gian theo dõi TB là 1± 0,15 tháng
Kiểm tra lần 2: Số BN được kiểm tra: 98 BN, thời gian tái khám trung bình là 3 ±
0,18 tháng
Kiểm tra lần 3 số bệnh nhân : 83 BN, thời gian kiểm tra trung bình là 6 ± 0,38 tháng.
6 tháng sau phẫu thuật 100% BN kết quả tốt, sinh hoạt lao động bình thường.

17
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.1.1. Tuổi và giới: Các BN của chúng tôi có độ tuổi trung bình là: 46,7 ±17,8 tuổi,
thấp (16- 85) tuổi. Gặp nhiều nhất là tuổi 20-60 tuổi.
Tỉ lệ giữa nam /nữ = 1,4/1 ( 58,2% nam), (p<0,01).
Nguyễn Cường Thịnh gặp 81 trường hợp VPMRT có tuổi trung bình là
37,6±19,1(10- 83) tuổi.Tỉ lệ gặp: 58% nam và 42% nữ. Đỗ Minh Đại gặp 37 BN
VPM khu trú với độ tuổi trung bình là 37,9 (9-71) tuổi, và 25 BN VPM toàn thể tuổi
trung bình là: 34,3 (9-80) tu
ổi. Như vậy nguy cơ VRT cấp gây biến chứng VPM có
thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Thống kê của Katsuno (2008) tỉ lệ nam / nữ là 83/58 và độ tuổi trung bình gặp
là: 33,2 ± 20 tuổi . Báo cáo của Mancini các BN có tuổi trung bình là 40,9 tuổi. Tỉ lệ
nam/nữ=1,5 . Theo Kirshtein: tuổi trung bình các trường hợp VRT có biến chứng là
48 ± 20 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ=1,5/1 . Navez ghi nhận có 91BN bị VPMRT được mổ nội
soi với tuổi trung bình là 42, BN cao tuổi nhất là 83 tuổi . J.So: tuổ
i trung bình của
BN bị VRT vỡ là: 31 tuổi. Tỉ lệ giữa nam/nữ là 1,8/1 . Ghi nhận của Fukami các BN
có tuổi trung bình là: 44,2 ± 25,7 tuổi, tỉ lệ nam/nữ =1,4/1 .
4.1.2. Địa dư
Đa số BN của chúng tôi cư trú ở vùng nông thôn 61,4%, tuy nhiên cũng có đến

33,3 % BN ở thành phố, thị xã. .
4.1.3. Nghề nghiệp
Phần lớn các BN bị VPMRT trong nghiên cứu này (gần 50%) là những người
làm nghề nông hoặc nội trợ, lao động chân tay trình độ văn hoá, hiểu biết v
ề bệnh
tật còn hạn chế. Tuy nhiên cũng có 14 % BN là cán bộ công nhân viên và học sinh
sinh viên, điều này đặt ra vấn đề với các nhà chuyên môn về công tác tuyên truyền,
thông tin về bệnh tật đối với mọi người dân vẫn chưa tốt.
4.1.4. Thời gian khởi bệnh đến khi vào viện, chẩn đoán xác định, chỉ định mổ:
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 51% BN đau bụng trước khi nhập viện từ
12-36 giờ, các BN còn l
ại khởi đau: 36, 48, 72 giờ. Như vậy là thời gian đau kéo dài
cũng chưa hẳn là yếu tố quyết định tổn thương RT vỡ hay không. Điều này có liên
quan tới nhận xét của một số tác giả cho rằng VRT và VRT vỡ gây biến chứng VPM
là hai bệnh lý riêng biệt? .
Chúng tôi cũng ghi nhận thờì gian chờ mổ của BN là: 6,87 ± 5,0 giờ (1- 25)
giờ, vì nhiều lý do khác nhau như: thời gian làm thủ tục nhập viện, chờ làm xét
nghiệm, chờ khám xét chẩn đoán xác định
Với ghi nhận Trần Thu Hà thời gian khởi bệnh trung bình là 47,4 giờ, thời gian chờ
mổ ở bệnh viện: 6,92 giờ, thời gian trung bình một BN từ khi đau đến khi được mổ
là: 54,3 giờ .

18
Ghi nhận của J.So thời gian đau trung bình ở nam là: 63 giờ (24-168) giờ, ở nữ:
59 giờ(7-336) giờ . Korner ghi nhận thời gian khởi bệnh trước khi vào viện ở các BN
bị VRT vỡ: 32,5(4-254) giờ, dài hơn nhiều so với các BN VRT không vỡ: 17 giờ (1-
120) giờ (p<0,0001). Thời gian từ khi vào viện khám, chẩn đoán ở BN VRT vỡ trung
bình là: 9,25(1,8-107) giờ so với BN VRT không vỡ 6,25(0,75-48) giờ (p<0,04), thời
gian từ khi có chỉ định mổ đến khi mổ trung bình là: 2,7 giờ(0-9,6) giờ
ở các BN

VRT vỡ .
Dickerson ghi nhận trong số các BN bị đau >48 giờ có 56% trường hợp RT bị vỡ,
nhưng ở các BN đau >24 - 48 giờ cũng có tỉ lệ: 73% trường hợp RT bị vỡ mủ .
Jhobta ghi nhận thời gian từ khi BN xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào
viện trong 24 giờ đầu là 47% BN,và 53% BN sau 24h. Thời gian khám xét lâm sàng,
cận lâm sàng, xác định chẩn đoán đến khi BN được đưa vào phòng mổ trong vòng 12
giờ là 79% BN và >12 giờ là 21% BN .
Như vậy vì nhiều lý do khác nhau, từ phía BN cũng như thầy thuốc mà thời gian
từ khi khởi bệnh đến khi BN được mổ cũng tương đối dài góp phần tạo nguy cơ vỡ
RT.
4.1.5. Triệu chứng cơ năng
4.1.5.1. Đau bụng: Ghi nhận của nghiên cứu này của chúng tôi là có: 67,3% BN có
triệu chứng đau hố chậu phải và có 12% BN có triệu chứng đau toàn bụng.
Nguyễn Cường Thịnh ghi nhận có 96,3% BN
đau hố chậu phải .
Ghi nhận của M. Kraemer có 22% BN bị VRT vỡ mủ. Triệu chứng đau dài hơn
có ý nghĩa thống kê ở nhóm VRT vỡ mủ: ở BN có thời gian đau <12 giờ chỉ có 9% là
vỡ mủ, nhưng tỉ lệ 20% BN VRT vỡ có đau 12-24 giờ, tỉ lệ 25% BN RT vỡ có thời
gian đau 24-72 giờ và tỉ lệ 22% BN VRT vỡ có thời gian đau kéo dài: 2-7 ngày.
4.1.5.2. Triệu chứng sốt: chúng tôi gặp tỉ lệ
67,1% BN sốt >37,5
0
C và có 32,9% BN
không có triệu chứng sốt.
Theo Fabiani gặp 71% BN sốt >37
0
5C . BN của Dickerson sốt>37
0
6C gặp 38% .
Theo Bickell: nhiệt độ trung bình là 37

0
8C (36
0
6-39
0
9) ở các BN VRT vỡ .
4.1.5.3. Buồn nôn và nôn: hơn 1/3 số BN trong nghiên cứu này của chúng tôi có dấu
hiệu buồn nôn và nôn .
Nguyễn Cường Thịnh chỉ gặp 48.2% BN có biểu hiện buồn nôn và nôn .
M.Kraemer ghi nhận: trong khi triệu chứng buồn nôn là không khác biệt giữa 2
nhóm(VRT cấp và VRT vỡ mủ) thì triệu chứng chán ăn và nôn mửa gặp nhiều hơn ở
nhóm RT vỡ mủ .
4.1.6. Triệu chứng thực thể:
70% các BN trong nghiên cứu này có biểu hiệu nhiễ
m trùng.
Triệu chứng lâm sàng hay gặp là: đau khu trú ở hố chậu phải gặp với tỉ lệ
67,1%,và đau lan toả toàn bụng là: 12,4%. Các triệu chứng này tương ứng với tỉ lệ
bệnh lý VPM (khu trú hay toàn thể). Ngoài ra có thể đau khu trú ở các vị trí khác
như vùng quanh rốn, hạ vị.

19
Triệu chứng lâm sàng giúp quyết định chẩn đoán là cảm ứng phúc mạc gặp ở
91% BN và phản ứng thành bụng khu trú ở hố chậu phải là 89,4% và dấu hiệu
phản ứng toàn bụng là 11,6 % các trường hợp.
Nguyễn Cường Thịnh ghi nhận tỉ lệ gặp các triệu chứng: đau hố chậu phải
96,3% BN, sốt: 93,8%, bí trung đại tiện: 86,4%, phản ứng hố chậu phải, 93,8%, cảm
ứng phúc mạc 25,9%, thăm trực tràng hoặc âm đạo đau: 75,3% .
Theo Mancini có 98,2% BN có đau hố chậu phải, tuy nhiên chỉ có 53,6% BN có
triệu chứng VPM khu trú Jackson ghi nhận ở phụ nữ có thai có 20% BN bị RT vỡ,
trong đó 66% là BN đến muộn sau 24 giờ và 70% các trường hợp RT vỡ gặp ở 3

tháng cuối của thai kỳ
4.2. CẬN LÂM SÀNG
4.2.1. Công thức bạch cầu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy số lượng bạch cầu tăng rất cao, trung
bình: 14,12±4,1 x 10
9
/l, và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm tỉ lệ 80% (bảng
3.5).
Trần Thu Hà ghi nhận các BN có số lượng bạch cầu trung bình 11,2±5,5x 10
9
/l, cao
nhất là 19,8x 10
9
/l.
Với Bickell số lượng bạch cầu trung bình là 13,8x 10
9
/l .
Theo Ball ghi nhận 79% BN có bạch cầu tăng>10 x 10
9
/l và có 13% >2 x10
9
/l .
Với Dickerson ghi nhận bạch cầu >10x10
9
/l ở 81% BN .
Theo một số tác giả số lượng bạch cầu là xét nghiệm có giá trị hơn CRP trong
chẩn đoán VRT cấp, nhưng ngược lại CRP lại có giá trị hơn trong chẩn đoán các
trường hợp RT vỡ mủ hoặc là áp xe.
4.2.2. Chỉ số CRP: ghi nhận trong nghiên cứu này: chỉ số CRP trước mổ trung bình
là: 96,4±73,6 mg/l. Sau mổ khi tình trạng VPM đã giảm bớt thì chỉ số này cũng giảm

trung bình: 26,11±11,12 mg/l.
Theo Salem: “tăng đồng b
ộ cả CRP và bạch cầu >10000 luôn là dấu hiệu rất có
giá trị giúp chẩn đóan các trường hợp VRT có biến chứng” . Theo nhận xét của Wu
thì chỉ số CRP tăng cao có ý nghĩa thống kê trong các trường hợp VRT cấp trong 3
ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Chỉ số trung bình ở ngày đầu tiên là:
33mg/l, lên đến 85 ở ngày thứ 2, và tăng cực đại ở ngày thứ 3: 120mg/l lúc này nguy
cơ RT vỡ là rất cao.
4.2.3.Vi khuẩn học:
Trong số 125 trường hợp cấy máu trước và sau mổ có 2 ca trước mổ cấy máu
(+), nhưng sau mổ cấy máu tất cả đều (-). Điều này góp phần chứng minh cho nhận
định là không có sự phát tán VK do bơm hơi phúc mạc trong các trường hợp VPM
RT??!. Tuy nhiên vấn đề này cũng cần nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa, với số lượng
lớn BN, ở nhiều trung tâm mới có thể trả lời chính xác.

20
Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện cấy mủ ở 117 BN, tỉ lệ gặp các loại VK
như: E coli là 63,2 %, và các chủng Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa,
Klebsiella pneumonia Có 14% các trường hợp cấy không mọc.
Các kháng sinh nhạy cảm tuyệt đối(100%) với các chủng VK gồm các loại như:
Netilmycine, Ofloxacine, Cefatazidime, Tazoin.
Các kháng sinh có độ nhạy cao( 90 – 98%) với các chủng VK gồm các loại như:
Norffloxacine, Ciproflocacine, Ceftriaxone, Augmentin, Piperacilline, Nitrofurantoin,
Negram.
4.2.4. Siêu âm: Trong nghiên cứu này có: 72,04% BN được chẩn đoán chính xác
trước mổ là RT vỡ mủ, và có 22,08 % RT hoại tử đượ
c chẩn đoán chính xác trước
mổ.
Gabarino độ nhạy của siêu âm là 75-89%, độ đặc hiệu 86-100% .
4.3. KỸ THUẬT MỔ

4.3.1. Về chỉ định.
Chúng tôi chỉ định phẫu thuật nội soi cho tất cả các bệnh nhân bị VPM RT trừ các
trường hợp chống chỉ định như đã nêu trên.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận giữa các phẫu thuật viên ngay cả với các tác
giả nước ngoài. J.So chỉ mổ n
ội soi cho 37% trong số 231 BN được chẩn đóan là
VRT vỡ . Navez Benoit chỉ PTNS cho 79% BN . Theo Ball ghi nhận: chỉ thực hiện
PTNS cắt RT cho 31% BN bị VRT vỡ.
PTNS cũng là phương tiện giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng
VPM. Navez Benoit ghi nhận: trước mổ chẩn đóan có 75 ca VPM khu trú và 21 ca
VPM toàn thể, nhưng chẩn đoán sau PTNS chỉ có 64 ca VPM khu trú và 32 ca VPM
toàn thể].
4.3.2. Về kỹ thuật bơm hơi khoang phúc mạc: chúng tôi áp dụng phương pháp
“mở” để bơm hơi khoang PM. Kết quả tốt,
độ an toàn tương đối cao, không có tai
biến lớn nào xảy ra. Chúng tôi chỉ gặp 3 trường hợp có chảy máu lỗ trocar ( chiếm tỉ
lệ 1,8%), do đâm vào mạch máu thành bụng, tuy nhiên sau khi luồn trocar vào tạo
nên sức ép thì hết chảy máu, hoặc nếu còn chảy thì khâu mũi chỉ cầm máu.
4.3.3. Vị trí đặt các trocar: khác với đa số các tác giả Âu, Mỹ, chúng tôi đặt trocar
thứ 3 ở hố chậu trái, đối diện với trocar 2 ở hố chậu phả
i: thao tác dễ dàng không gặp
khó khăn nào
Katkhouda cũng sử dụng 3 trocar để cắt RT, nhưng đặt 2 trocar 10mm ở hố
chậu phải và trái .
4.3.4. Về kỹ thuật cầm máu mạc treo ruột thừa: Kinh nghiệm của chúng tôi thực
hiện kỹ thuật đốt cầm máu mạc treo RT tỉ mỉ cẩn thận, không vội vàng vì trong các
trường hợp RT vỡ, hoại tử, mạc treo RT thường viêm dày và rất mủn nát dễ ch
ảy
máu, các lớp giải phẫu thường không rõ ràng. Theo Levard: kỹ thuật cầm máu mạc
treo RT được thực hiện bằng đốt điện ở 77,4% và 19% bằng buộc chỉ, còn lại được


21
cầm máu bằng clip . Kỹ thuật này gần giống với những kỹ thuật mà chúng tôi áp
dụng.
4.3.5. Buộc gốc ruột thừa trong nghiên cứu này đa số các trường hợp chúng tôi đều
sử dụng phương pháp làm nơ chỉ buộc gốc RT bằng chỉ vicryl ở ngoài rồi đẩy vào
khoang PM, buộc gốc RT bằng nơ chỉ này với các dụng cụ buộc chỉ. Kết quả vẫn rấ
t
tốt không có trường hợp nào tuột chỉ buộc gốc RT sau mổ. .
Các tác giả châu Âu, Mỹ gần như chỉ sử dụng endoloop để buộc gốc RT với kết
quả tương đối an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên giá thành rất cao.
4.3.6. Kỹ thuật xử lý và dẫn lưu khoang phúc mạc
Ghi nhận của nghiên cứu có 78,8% trường hợp cần phải súc rửa khoang PM.
Với các trường hợp VPM khu trú lượng mủ ít chỉ
tập trung ở hố chậu phải hay
túi cùng Douglas chúng tôi thực hiện kỹ thuật hút sạch dịch mủ, sau đó đưa gạc dài
vào thấm lại lần nữa như vậy sẽ sạch dịch mủ.
Một trong những ưu điểm nổi bật của PTNS trong điều trị VPMRT mà chúng tôi
cũng đồng ý với nhiều tác giả đó là khả năng tưới rửa khoang PM tốt hơn nhi
ều so
với mổ mở nhờ khả năng quan sát kỹ các ngóc ngách cùng với phẫu trường rộng rãi
nhờ bơm hơi khoang PM.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đặt dẫn lưu 59,4% trường hợp. Những
trường hợp mà chúng tôi tiên lượng là có thể tiết dịch nhiều, diện bóc tách tổn thương
rộng.
Thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình: 2,1 ± 1,4 ngày ở các trường hợp mổ nội
soi và với các trường hợp chuy
ển mổ mở là: 3,2 ± 1,8 ngày.
Nguyễn Cường Thịnh: thực hiện tưới rửa khoang PM và đặt dẫn lưu ở 92,6%
BN. Đỗ Minh Đại đặt dẫn lưu Douglas qua trocar ở hố chậu phải .

4.3.7. Túi đựng ruột thừa.
Chúng tôi không có túi đựng chuyên dùng là endo barg như các tác giả châu
Âu, Mỹ. Chúng tôi dùng găng mổ cắt lấy một ngón to và dài nhất ước lượng có thể
đút RT vào dễ dàng. Một vài trường hợp RT lớn túi ngón tay cao su không vừa thì lấ
y
túi nhựa. Loại túi này tuy có cứng hơn và thao tác khó hơn nhưng có thể chấp nhận
được và cũng an toàn và hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Một số tác
giả ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sử dụng bao cao su làm túi đựng RT.
4.3.8. Kỹ thuật lấy ruột thừa ra ngoài
Kỹ thuật lấy RT ra ngoài của chúng tôi giống với kỹ thuật của Bhandakar là tạo
ra sự
thẳng hàng giữa trocar ở hố chậu phải với trocar trên rốn từ đó túi đựng RT
được đưa ra ngoài theo trocar này. Chúng tôi nghĩ đây là kỹ thuật đơn giản dễ áp
dụng, và hiệu quả cao vẫn an toàn.
4.4. KẾT QỦA MỔ
4.4.1.Thời gian mổ:
Thời gian mổ nội soi của chúng tôi trung bình là: 64,4 ± 19,2 phút (40 - 130) phút.

22
Thời gian mổ trung bình của các trường hợp chuyển mổ mở là: 115 ± 42,7 phút
(66-180) phút (biểu đồ 3.5).
Nguyễn Cường Thịnh ghi nhận thời gian mổ trung bình 70±17,6 phút (45-189)
phút . Đỗ Minh Đại ghi nhận thời gian mổ trung bình là 64,2 phút cho các trường hợp
VPM khu trú và 82,8 phút với các trường hợp VPM toàn thể .
Với H.Long: thời gian mổ ở các trường hợp RT biến chứng là 133,6 phút .
Shin Liu ghi nhận thời gian mổ trung bình ở trường hợp chuyển mổ mở là
114±47 phút trong khi nếu mổ VPM là 62±24 phút . Với Fukami: thời gian mổ trung
bình là 97,9±30,6 .
4.4.2. Các tai biến trong mổ, tỉ lệ chuyển mổ mở:
4.4.2.1. Tai biến trong mổ: chúng tôi không gặp tai biến nào nặng trong mổ

4.4.2.2. Những hậu qủa liên quan đến gây mê
Trong nghiên cứu này không có BN nào biểu hiện sự không dung nạp khí CO
2

trong mổ cũng như sau mổ mà ở một vài báo cáo có ghi nhận.
Ghi nhận của chúng tôi là 96% BN hết đau ở ngày thứ 3 sau mổ.
4.4.2.3. Chuyển mổ mở và các nguyên nhân chuyển đổi kỹ thuật
Tỷ lệ mổ thành công của nghiên cứu này là: 97,06% .
Chúng tôi có 5 trường hợp phải chuyển mổ mở chiếm tỉ lệ 2,9%: trong đó 1
trường hợp chảy máu mạc treo RT không kiểm soát được dao điện bị hỏng, chúng tôi
không có staple cũ
ng như clip cầm máu, 1 trường hợp RT hoại tử manh tràng, tổ chức
xung quanh viêm dính nhiều không xác định được mốc giải phẫu phải chuyển mổ mở
để lấy hết tổ chức hoại tử dẫn lưu manh tràng, 3 trường hợp vì dính nhiều ở vùng hố
chậu phải không xác định rõ ranh giới phẫu thuật, phẫu thuật viên không tìm thấy RT.
4.4.3. Các biến chứng sau mổ: chúng tôi gặp 4 trường hợp bị áp xe t
ồn dư sau mổ
chiếm tỉ lệ 2,4%( trong đó có 1 BN hậu phẫu của chuyển mổ mở): đa số các trường
hợp chỉ cần điều trị nội khoa với kháng sinh, có 2 trường hợp phải chọc hút ổ áp xe
dưới sự hướng dẫn của siêu âm không có trường hợp nào phải mổ lại. Các trường hợp
này đều do nguyên nhân là trong mổ tưới rửa ổ PM chưa sạch còn để
sót nhiều giả
mạc cũng như không hút sạch dịch rửa, có lẽ phẫu thuật viên cho rằng đã dặt ống dẫn
lưu, dịch tồn dư sẽ ra hết.
Có 3 trường hợp bị nhiễm khuẩn lỗ trocar rốn (chiếm tỉ lệ 1,8%), điều trị bằng
thay băng vết mổ.
Trong nghiên cứu này gặp 1 BN bị tắc ruột sớm ngày thứ 7 sau mổ do áp xe tồ
n
dư sau đó biểu hiện tình trạng tắc ruột: nôn mửa, bí trung đaị tiện, đau bụng, bụng
chướng. Điều trị nội khoa bảo tồn: đặt thông dạ dày hút liên tục, kháng sinh , truyền

dịch bồi phụ nước điện giải, sau đó BN khỏi xuất viện ngày thứ 12.
Theo lý thuyết, nhiễm trùng lỗ trocar liên quan nhiều tới động tác lấy RT qua lỗ
trocar và tình trạng tổn thươ
ng của RT. Vì vậy với những túi đựng RT tự tạo rẻ tiền
phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam theo chúng tôi tỉ lệ này là chấp nhận được.

×