Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.05 KB, 3 trang )
Vi khuẩn Yersinia pestis
Bởi:
Wiki Pedia
Yersinia pestis là một loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae. Nó là tác
nhân gây bệnh của dịch hạch — căn bệnh đã gây nhiều trận dịch kinh hoàng với tỉ lệ tử
vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%,
và ở thể phổi là gần 100%) như ở trận Đại dịch hạch (1665 ở Anh với 60.000 người
chết) và Cái chết đen (giữa thế kỉ 14, giết chết 1/3 dân số châu Âu).
Vi khuẩn Yersinia pestis
1/3
Giống Yersinia là các coccobacillus nhuộm Gram âm và lưỡng cực (hình quả tạ). Cũng
như các Enterobacteriaceae khác, nó có khả năng lên men đường. Yersinia pestis có khả
năng tiết ra chất nhờn chống thực bào. Vi khuẩn trở nên di động trong môi trường phân
lập, nhưng bất động khi ở trong vật chủ (động vật có vú).
Lịch sử
Yersinia pestis ở mẫu nhuộm huỳnh quang, 2000x. Nguồn: CDC.
Y. pestis được khám phá vào năm 1894 do công của bác sĩ và nhà vi khuẩn học người
Pháp Alexandre Yersin trong trận dịch của bệnh dịch hạch tại Hồng Kông. Yersin là
thành viên của "trường phái Pasteur". Shibasaburo Kitasato, một nhà vi khuẩn học người
Nhật được huấn luyện tại Đức, thuộc "trường phái Koch" đối thủ, lúc bấy giờ cũng tham
gia tìm tác nhân gây bệnh của dịch hạch. Tuy nhiên chính Yersin là người đã liên kết
bệnh dịch hạch với Yersinia pestis. Vi khuẩn này lúc đầu được gọi là Pasteurella pestis,
và sau đó được đặt lại tên theo tên của Yersin.
Tính sinh bệnh và miễn dịch
Tính sinh bệnh là do hai kháng nguyên kháng thực bào F1 và VW; cả hai đều cần thiết
cho độc tính của vi khuẩn. Chúng được vi khuẩn sản xuất ra ở 37 °C, điều này giải thích
tại sao một số côn trùng như bọ chét chỉ mang khuẩn không độc tính. Hơn nữa, Y. pestis
sống sót và sản xuất các kháng nguyên F1 và VW bên trong các tế bào máu như bạch cầu
đơn nhân mà không trong bạch cầu đa nhân trung tính. Miễn dịch tự nhiên hay cảm ứng
có được là do cơ thể sản xuất kháng thể opsonin đặc hiệu chống lại các kháng nguyên
F1 và VW. Chúng kích thích hiện tượng thực bào ở bạch cầu trung tính.