Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu phẫu thuật cắt đoạn dạ dày và vét hạch chặng 2, chặng 3 trong điều trị ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.78 KB, 25 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày chiếm hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và thứ nhì
trong tất cả các loại ung thư. Theo WHO, năm 1997 có hơn 1 triệu trường hợp bệnh
mới chiếm 10% các loại ung thư [10], [11]. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng hàng
thứ nhất trong ung thư tiêu hóa, đứng hàng thứ 4 trong tất cả các loại ung thư.
Hạch lympho là con đường di căn chính của ung thư dạ dày và có giá trị về mặt
tiên lượng bệnh và đánh giá kết quả điều trị. Theo Đỗ Đức Vân [34] và các tác giả
Nhật Bản: cần phải nạo vét hạch và phải nạo vét hạch tỷ mỷ trong điều trị phẫu thuật
ung thư dạ dày [104]. Kỹ thuật cắt bán phần hay cắt toàn bộ dạ dày do ung thư là hiển
nhiên nhưng vét hạch ở mức độ nào là vừa đủ thì chưa được chứng minh nhiều. Về
mặt lý luận, cần kiểm tra chặng hạch đó và kiểm tra vượt quá 1 chặng hạch. Vì vậy
phải kiểm tra cả 3 chặng hạch, công việc này có thể sử dụng sinh thiết tức thì hoặc
chẩn đoán mô bệnh học sau mổ với điều kiện phải vét hạch cả 3 chặng và phẫu tích
hạch trên bệnh phẩm chưa cố định.
Tại Bệnh viện T
W Huế, hàng năm số lượng bệnh nhân vào phẫu thuật triệt để
bằng cắt đoạn dạ dày và vét hạch trong điều trị ung thư dạ dày ngày càng tăng dần.
Vấn đề đặt ra là vét hạch cả 3 chặng một cách có hệ thống hay chọn cách làm khác.
Dùng sinh thiết tức thì kiểm tra di căn hạch ở chặng 1, chặng 2 và chặng 3. Dự đoán
kết quả có thể là vét hạch chặng 3, bệnh nhân có thời gian sống 2 năm cao hơn vét
hạch chặng 2 nhưng cũng có thể vét hạch chặng 3 bệnh nhân có thời gian sống 2 năm
bằng hoặc thấp hơn vét chặng 2. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phẫu
thuật cắt đoạn dạ dày và vét hạch chặng 2, chặng 3 trong điều trị ung thư dạ dày”
nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học, đặc điểm di căn hạch, yếu tố tuổi, vị
trí u, mức độ xâm lấn và loại mô bệnh học ung thư dạ dày.
2. Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật nạo vét hạch và đánh giá điều trị phẫu thuật
ung thư dạ dày có vét hạch chặng 2 hoặc chặng 3.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


Ngay từ đầu thế kỷ XX, người ta đã biết rằng ung thư có thể lan tới các nhóm
hạch. Năm 1908, Moynihan cho rằng: “Phẫu thuật bệnh ung thư không chỉ là phẫu
thuật của các cơ quan, đó còn là vấn đề giải phẫu của hệ bạch huyết” [34]. Hạch bạch
huyết đóng vai trò rào cản có hiệu quả đối với sự lan tràn của tế bào ung thư. Hạch
bạch huyết có chức năng miễn dịch quan trọng vì nó có rất nhiều tế bào lympho T và
B. Tế bào ung thư có thể vượt qua hệ thống hạch dễ dàng để đi tới những hạch xa hơn
và đi vào hệ bạch huyết [74], [76], [85]. Các tế bào ung thư xâm nhập các mạch bạch
huyết ở cửa vào của hạch rồi tới các vùng rìa của hạch. Nếu các tế bào này không bị
phân giải trong hạch, chúng có thể tiếp tục sinh sôi nẩy nở và làm nghẽn các mạch
bạch huyết ở cửa ra của hạch [76]. Theo quan điểm của Ackerman, di căn hạch diễn tiến
tuần tự qua các chuỗi hạch bạch huyết mà không có kiểu đi tắt ngang và chỉ khi nào ung
thư xâm lấn hết các hạch của cả chuỗi hạch thì mới có sự nghẽn mạch ngược chiều [34].
2

Fisher B và Fisher Fr (1968), các tế bào ung thư có thể đi tắt ngang qua các hạch
vùng, hoặc xuyên qua hạch mà không bị giữ lại tại hạch đó [37].
Năm 1932 hệ bạch huyết của dạ dày được Rouvier mô tả đầy đủ [149]. Từ đó
đến nay có rất nhiều nghiên cứu về hệ bạch huyết của dạ dày và sự di căn hạch trong
ung thư dạ dày [9], [15], [76], [132], [146]. Năm 1981, Hiệp hội nghiên cứu ung
thư dạ dày Nhật Bản [102] đưa ra bảng phân loại hệ thống hạch của dạ dày chia
16 nhóm hạch với 4 chặng. Năm 1995, các tác giả Nhật có bổ sung chi tiết hơn ở
một số nhóm hạch như nhóm 4 được phân ra 4sa, 4 sb, 4d; nhóm 8 có 8a và 8p; nhóm
1 có 14A và 14V; nhóm 16 có 16a1, 16b1, 16b2 và một số nhóm hạch quanh tuỵ, lỗ
thực quản [103]. Các hạch này xếp làm 4 chặng: N1, N2, N3 và N4 [34].
Hiện nay, điều trị ung thư dạ dày chủ yếu bằng phẫu thuật. Các phương pháp
điều trị khác như hóa chất, miễn dịch, chỉ là điều trị phối hợp và có tính chất hỗ trợ
hoặc áp dụng trong những trường hợp không có khả năng mổ [22], [34], [58],[103].
Mục tiêu của phẫu thuật trong điều trị ung thư dạ dày là làm giảm tối đa số
lượng tế bào ung thư trên những bệnh nhân mà tổn thương còn khả năng lấy bỏ hoặc
thực hiện phương pháp điều trị tạm thời tốt nhất có thể được cho những bệnh nhân có

tổn thương không còn khả năng lấy bỏ. Khi đã có xâm lấn rộng hoặc di căn xa, việc
cắt không triệt để một phần dạ dày mang tổn thương ung thư cũng có tác dụng làm
tăng thời gian sống trung bình từ 4,5 tháng lên 9 tháng, chất lượng sống của bệnh
nhân trong thời gian còn lại cũng được cải thiện. Nếu việc cắt dạ dày không thực hiện
được thì nối vị tràng nên làm khi có tắc môn vị và phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi
dưỡng khi có tắc tâm vị - thực quản. Năm 1891, Billroth thực hiện thành công trường
hợp cắt gần toàn bộ dạ dày lần đầu tiên cho một bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến
nhầy vùng môn vị, những ý tưởng về phạm vi cắt dạ dày đã thay đổi rất nhiều. Phẫu
thuật của tác giả được thay thế bằng cắt gần toàn bộ dạ dày triệt căn, đây là một
phương pháp được lựa chọn cho tất cả các trường hợp ung thư dạ dày trong suốt 2
thập kỷ 1940 và 1950. Tuy nhiên, sự tăng lên về thời gian sống sau mổ đã không thể
bù đắp được sự tăng lên về tỷ lệ tử vong và biến chứng phẫu thuật. Vì vậy, chủ
trương này đã bị loại bỏ trong những thập kỷ sau ở hầu hết các nước phương Tây.
Những năm gần đây, xu hướng chung là phạm vi cắt dạ dày được quyết định bởi vị trí
của tổn thương và các kiểu lan rộng đã được biết đến từ vị trí đó. Phẫu thuật phải tuân
thủ theo những nguyên tắc sau:
- Đường cắt dạ dày: ở phía dưới nói chung nên cách môn vị 2 - 3 cm. Ở phía
trên, nên cắt xa tổn thương ít nhất 6 cm vì ung thư dạ dày có xu hướng phát triển lên
trên nhưng ít khi vượt quá 6 cm.
- Lấy bỏ hết mạc nối lớn, mạc nối nhỏ cùng với lá trên của mạc treo đại tràng
ngang.
- Lấy bỏ hệ thống hạch di căn: Tại Nhật Bản phạm vi vét hạch ngày càng được
mỏ rộng, phẫu thuật cắt dạ dày vét hạch mức DII được coi là phẫu thuật tiêu chuẩn,
phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn mở rộng và siêu mở rộng (cắt kết hợp nhiều cơ quan vét
hạch mức D3) được thực hiện ngày một nhiều thì tại các nước phương Tây, người ta
3

không thể chứng minh được bất cứ một lợi ích nào của việc mở rộng phạm vi vét hạch
mà chỉ thấy làm tăng tỷ lệ tử vong phẫu thuật và biến chứng sau mổ [34], [38].
- Cắt triệt để các tạng bị xâm lấn hay di căn: Theo Cushieri A. 1986 [89], tiêu

chuẩn về phẫu thuật cắt dạ dày triệt để trong điều trị ung thư dạ dày đã được đưa ra
trong một hội nghị quốc tế về ung thư dạ dày tổ chức tại Hawai năm 1986 giữa 3 tổ
chức UICC, AJCC, JRSGC. Một phẫu thuật được coi là triệt để nếu:
+ Cắt bỏ được một phần hay toàn bộ dạ dày mang thương tổn ung thư, không
còn hình ảnh của tế bào ung thư tại đường cắt trên và dưới khối u về đại thể và vi thể.
+ Lấy bỏ toàn bộ hệ thống bạch huyết di căn, vùng được vét hạch phải rộng
hơn vùng di căn thực tế .
+ Cắt bỏ triệt để các cơ quan bị xâm lấn và di căn.
Phân loại phẫu thuật triệt để: Cắt dạ dày triệt để tuyệt đối; Cắt bỏ triệt để tương đối
chỉ khác với loại trên là Rn = Nn; Cắt bỏ không triệt để tương đối; Cắt bỏ không triệt
để tuyệt đối.
Các phẫu thuật triệt để điều trị ung thư dạ dày: Cắt dạ dày bán phần; Cắt toàn bộ dạ
dày; Cắt dạ dày kèm cắt các tổn thương phối hợp; Các phẫu thuật này đều kèm theo
nạo vét hạch D
II
hoặc D
III
.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác
Hóa trị liệu: Sử dụng trong trường hợp ung thư đã lan tỏa hoặc mô tế bào ung thư
còn sót lại sau khi phẫu thuật cắt dạ dày. Một số hóa chất có thể đáp ứng tạm thời,
giảm kích thước u nhưng không hoàn toàn và cũng chỉ tạm thời trong một thời gian
ngắn. Cũng như đối với tất cả các ung thư đường tiêu hóa, thuốc cơ bản sử dụng vẫn
là 5 Fluorouracil (5 FU) với tỷ lệ R0 khoảng 20%. Những thuốc khác như
Mitomycine C, Adriamyxine và Cisplatine cũng có thể được dùng phối hợp với 5FU.
Xạ trị: Moertel và cộng nghiên cứu so sánh xạ trị đơn thuần với tia xạ kết hớp 5FU
cho những ung thư dạ dày không cắt bỏ thấy rằng: thời gian sống trung bình của
nhóm xạ trị kết hợp hóa chất dài hơn nhóm được xạ trị đơn thuần. Một số nghiên cứu
khác lại cho thấy nhóm xạ trị kết hợp hóa chất hay có ngộ độc nặng mà không thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống.

Miễn dịch liệu pháp: Phối hợp với phẫu thuật và hóa trị cải thiện thời gian sống sau
mổ. Hiện nay vấn đề điều trị bằng miễn dịch liệu pháp đối với ung thư dạ dày vẫn
đang được nghiên cứu thêm.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 83 bệnh nhân (53 nam và 30 nữ) được chẩn đoán xác
định là ung thư dạ dày bằng kết quả giải phẫu bệnh lý, được điều trị phẫu thuật cắt dạ
dày tại Bệnh viện T
W Huế từ 1/2003 đến 6/2006. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là K dạ dày bằng kết quả giải phẫu bệnh
lý. Sau khi phẫu thuật mở bụng, lấy một số hạch nhóm D3 làm sinh thiết tức thì, khi
kết quả trả lời (-), tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên chọn bệnh vét hạch D2 hoặc D3.
4

- Bệnh nhân được điều trị triệt để bằng phẫu thuật cắt bán phần hay toàn bộ dạ
dày kèm vét hạch D2 (41 bệnh nhân) hoặc D3 (42 bệnh nhân).
Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp có bệnh phối hợp như cao huyết áp, đái
đường, suy thận; Bệnh nhân đã mắc một bệnh ung thư khác; Bệnh nhân ung thư dạ
dày di căn xa: di căn gan nhiều ổ, di căn lan tràn ổ phúc mạc, di căn phổi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp quan sát mô tả, tiến cứu.
2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm chung tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống, tiền sử bệnh nhân, thói quen
sinh hoạt.
- Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: Triệu chứng toàn thân; Cơ năng; Thực thể;
Nhóm máu; Siêu âm; Nội soi dạ dày và sinh thiết.
2.2.2. Nghiên cứu vét hạch tức thì trong phẫu thuật ung thư dạ dày
- Mô tả kiểm tra hạch chặng D3 bằng sinh thiết tức thì.
- Quy định về hạch chặng 1, 2, 3: Các nhóm hạch đánh số từ 1 đến 16 theo các tác
giả Nhật Bản [102]. Phân bố các chặng hạch tương ứng với vị trí u như sau:

Vị trí u Chặng 1 Chặng 2 Chặng 3
Đoạn C: Tâm-phình vị 1, 2, 3, 4 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 12, 13, 14, 15,16
Đoạn B: Thân vị 3, 4, 5, 6, 1 7, 8, 9, 11, 2, 10 12, 13, 14, 15, 16
Đoạn A: Hang môn vị 3, 4, 5, 6 1, 7, 8, 9 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Nhóm hạch được kiểm tra bằng sinh thiết tức thì là nhóm 11, 12, 13, 14, 2, 10.
- Kỹ thuật vét hạch chặng 2: U ở đoạn hang môn vị: phải vét hạch nhóm 3, 4, 5, 6,
1, 7, 8, 9; U ở đoạn thân vị: phải vét hạch nhóm 3, 4, 5, 6, 1, 7, 8, 9, 11, 2, 10; U ở
đoạn tâm phình vị: phải vét hết hạch nhóm 1 - 11.
- Kỹ thuật vét hạch chặng 3: U ở đoạn hang môn vị: phải vét hạch nhóm 3 - 16 và
các nhóm 2, 10; U ở đoạn thân vị: phải vét hạch nhóm 3 – 16; U ở đoạn tâm phình vị:
phải vét hết hạch từ nhóm 1 - 16.
- Mô tả về xếp loại T trong mổ: T1: U ở niêm mạc và dưới niêm mạc; T2: U xâm lấn
cơ; T3: U xâm lấn thanh mạc; T4: U xâm lấn ra ngoài thanh mạc.
- Kỹ thuật phẫu thuật và nạo vét hạch chặng 2, chặng 3:
Tất cả bệnh nhân đều được gây mê bằng nội khí quản. Thời gian mổ được tính
bằng thời gian từ lúc rạch da đến lúc đóng thành bụng mũi cuối cùng.
Bước 1: Đường mổ trắng giữa trên rốn có thể kéo dài vòng qua rốn xuống dưới một
ít. Thăm dò ổ phúc mạc đánh giá thương tổn, loại bỏ các chống chỉ định.
Bước 2: Phẫu tích bộc lộ mặt trước thực quản, tâm vị, phần đứng bờ cong nhỏ. Mở lá
phúc mạc trước thực quản bụng từ trái sang phải, lấy mạc nối nhỏ tới sát chỗ bám vào
gan, thắt các nhánh mạch sát bờ phải thực quản bụng, bờ phải tâm vị, phần đứng bờ
cong vị bé.
5

Bước 3: Bộc lộ, giải phóng, di động khối tá tụy.
- Cắt dây chằng gan tá tràng, cắt dây chằng gan đại tràng, giải phóng hạ đại
tràng góc gan, phần phía phải mạc treo đại tràng ngang ra khỏi mặt trước khối tá tụy
tới đoạn IV tá tràng.
- Tách rời mặt sau khối tá tụy ra khỏi mặt trước tĩnh mạch chủ dưới, động
mạch chủ bụng.

- Tách mạc nối lớn ra khỏi đại tràng ngang từ phải sang trái tới sát cực dưới lách.
Phẫu tích, thắt, cắt tĩnh mạch vị mạc nối phải và động mạch vị mạc nối phải. Cắt và đóng
mỏm tá tràng, lật dạ dày lên quan sát tụy.
Bước 4: - Phẫu tích dọc sau dưới ống mật chủ từ ống túi mật tới mặt sau tá tràng làm
tách chuỗi hạch sau dưới cuống gan (nhóm 12) và chuỗi hạch sau tá tràng đầu tụy
(nhóm 13). Bóc tách phúc mạc sau tĩnh mạch cửa liền với các chuỗi hạch trên.
- Phẫu tích tách hạch (nhóm 8) sát động mạch gan chung ở phía trên đầu tụy,
hạch (nhóm 11) dọc động mạch lách, bờ trên thân đuôi tụy từ phải sang trái, hạch
(nhóm 9) cạnh động mạch thân tạng. Thắt tĩnh mạch vị trái sát nơi đổ về tĩnh mạch chủ
ở bờ trên đầu tụy, thắt động mạch vị trái sát động mạch thân tạng.
- Kiểm soát cuống gan giữa ngón trỏ phía sau và ngón cái phía trước. Luồn
ngón trỏ vào sau cuống gan đẩy chuỗi hạch (nhóm 12) sau dưới, hạch nhóm 13 đã
phẫu tích lật ngược từ dưới lên trên để lấy cùng nhóm hạch 12 sau trên. Kết quả được
một chuỗi hạch nhóm 13, 12 sau dưới, nhóm 12 sau trên, nhóm 8, 9, 11, 7, 1, 3.
Bước 5: Cắt dạ dày, tái lập lại lưu thông tiêu hóa, kiểm tra, lau ổ phúc mạc, đặt dẫn lưu và
đóng bụng.
Trường hợp ung thư thâm nhiễm vùng rốn lách: cắt lách toàn bộ, ung thư xâm
lấn thân đuôi tụy có kèm cắt lách, thân đuôi tụy thành một khối. Một số trường hợp
được nạo vét hạch nhóm 16 dọc động mạch, tĩnh mạch chủ. Nạo vét hạch nhóm 14
dọc động mạch đại tràng giữa; hạch nhóm 15 ở góc mạc treo ruột non.
2.2.3. Kỹ thuật sinh thiết tức thì: Dùng máy cắt lạnh MICROM HM 505N; Pha
bệnh phẩm; Kỹ thuật cắt và dán mảnh mô; Kỹ thuật nhuộm H.E (Hematoxylin-
Eosin) nhanh.
2.2.4. Xét nghiệm giải phẫu bệnh sau mổ:
- Ung thư dạ dày: Giai đoạn ung thư; Loại ung thư; Mức độ biệt hóa: tốt, vừa, xấu,
không biệt hóa.
- Xét nghiệm các nhóm hạch xác định: Không di căn; Di căn chặng 1; Di căn chặng
2; Di căn chặng 3.
- Nghiên cứu một số đặc điểm liên quan mô bệnh học
2.2.5. So sánh kết quả sau mổ của 2 phương pháp vét hạch chặng 2 và chặng 3

2.2.6. Theo dõi biến chứng sớm sau mổ
2.2.7. Theo dõi 2 năm sau mổ
- Các biện pháp theo dõi
6

+ Hẹn khám lại sau 6 tháng, 1 năm và 2 năm nhằm phát hiện tái phát tại chỗ,
di căn hạch, di căn xa.
+ Gửi thư hai chiều cho bệnh nhân, người nhà và gửi cho trạm y tế xã nếu gia
đình bệnh nhân không trả lời sau 2 lần viết thư.
+ Gọi điện đến bệnh nhân, gia đình, họ hàng thân thích của bệnh nhân tại Huế
hay ở quê.
+ Tìm gặp trực tiếp một số bệnh nhân ở Huế, thường do đổi tên, địa chỉ, đổi
nhà, khai địa chỉ người thân tại Huế nên không thể liên lạc được bằng thư.
Nội dung của thư, điện thoại và gặp tại nhà là hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân và
tìm hiểu về tình trạng tái phát, còn sống hay chết, nếu đã chết thì chết vào thời điểm
nào sau phẫu thuật.
- Thời gian theo dõi - tái khám: Thời gian theo dõi sao cho đa số bệnh nhân đạt thời gian
theo dõi 2 năm trở lên. Nội dung tái khám: Thăm khám lâm sàng; Xét nghiệm cận lâm sàng.
- Thời gian sống thêm
2.2.8. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chất lượng cuộc sống theo Spitzer

STT Cách đánh giá Điểm
1
Hoạt động:
- Làm việc và nghiên cứu với thời gian bình thường hoặc
gần bình thường.
- Đòi hỏi sự giúp đỡ nhiều hoặc giảm giờ làm việc
- Không làm việc hoặc nghiên cứu được


2
1
0
2
Sinh hoạt hàng ngày:
- Tự hoạt động sinh hoạt hàng ngày kể cả di chuyển
- Đòi hỏi có sự giúp đỡ đối với sinh hoạt hàng ngày
- Không tự chăm sóc bản thân ngay cả việc nhẹ

2
1
0
3
Sức khoẻ
- Cảm thấy khoẻ trong phần lớn thời gian trong ngày
- Cảm thấy suy nhược
- Cảm thấy rất yếu

2
1
0
4
Sự giúp đỡ
- Có mối quan tâm và sự giúp đỡ của người khác tốt
- Giúp đỡ hạn chế do điều kiện bệnh nhân
- Giúp đỡ khi thật cần thiết

2
1
0

5
Đánh giá bản thân
- Dễ chịu, cảm thấy lạc quan, tích cực
- Có những giai đoạn lo âu hoặc trầm cảm
- Lo âu và trầm cảm thường xuyên

2
1
0
7

Chỉ số Spitzer tính theo thang điểm 0 - 10, chỉ số càng cao thì chất lượng cuộc sống
càng được cải thiện.
2.3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 10.0 để nhập và phân tích số liệu. Tính tỷ
lệ, vẽ biểu đồ sống thêm 2 năm theo phương pháp ước lượng sống thêm theo sự kiện của
Kaplan - Mayer trong theo dõi và đánh giá bệnh nhân. Sử dụng test Log-rank để kiểm
định sự khác biệt với độ tin cậy 95%.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung: Kết quả cho thấy nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới với tỷ lệ
nam/nữ = 1,77/1. Tuổi trung bình là 52,13 ± 6,72. Tuổi thấp nhất 37, tuổi cao nhất 75
tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất từ 41 - 60 chiếm 47%.
Số bệnh nhân ở nông thôn chiếm đa số với 63,9%. Số bệnh nhân ở thành thị
chỉ chiếm 36,1%. Số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,7%. Số bệnh
nhân già, hưu trí 21,7%. Có 32 bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng 38,6%,
tiền sử rối loạn tiêu hóa 25,3%, đặc biệt có 1 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật khâu lỗ
thủng dạ dày 1,2%. Thói quen ăn nóng hay gặp nhất 26,6%, thói quen hút thuốc,
uống rượu và kết hợp giữa hút thuốc + uống rượu + ăn nóng gặp chủ yếu ở giới nam.
Số bệnh nhân không có thói quen liên quan 34,9%.
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: 100% bệnh nhân vào viện có đau bụng

vùng thượng vị, 80,7% bệnh nhân có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện xuất
huyết tiêu hóa chiếm 21,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm,
p > 0,05. Triệu chứng sờ thấy u khi thăm khám lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất với
57,8%, nhìn thấy khối u ở vùng thượng vị gặp ở 32 trường hợp chiếm 38,6%, dấu
hiệu hạch thượng đòn trái chỉ thấy ở 2,4%. Nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất với
40,9%, nhóm máu A gặp ở 27 trường hợp chiếm 32,5%, nhóm máu B chiếm 21,7%,
nhóm máu AB chiếm tỷ lệ ít nhất với 4,8%. Có 4 bệnh nhân có số lượng hồng cầu <
2,5 triệu/mm
3
chiếm 4,8%. Có 26,5% bệnh nhân có số lượng hồng cầu nằm trong giới
hạn 2,5 - 3,5 triệu/mm
3
. Phần lớn bệnh nhân đều có số lượng hồng cầu trên 3,5
triệu/mm
3
chiếm 68,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm D2
và D3, p>0,05. Tỷ lệ phát hiện hình ảnh bệnh lý ung thư dạ dày qua siêu âm chiếm
73,5%. Có đến 26,5% số bệnh nhân không phát hiện được hình ảnh bệnh lý của ung
thư dạ dày trên siêu âm.
Bảng 3.12. Vị trí tổn thương ở dạ dày qua nội soi

Vị trí tổn thương
D2 D3
N
Tỷ lệ %
p
Hang môn vị 25 21 46 55,4
> 0,05
Bờ cong nhỏ 13 17 30 36,1
> 0,05

Thân vị 3 2 5 6,1
> 0,05
Tâm vị 0 2 2 2,4
> 0,05
Tổng 41 42 83 100

8

Vị trí tổn thương ở vùng hang môn vị chiếm 55,4%, vị trí tổn thương ở bờ cong vị bé
chiếm 36,1%, trong khi đó vị trí u ở vùng tâm vị thực quản chỉ chiếm 2,4% số bệnh
nhân. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Bảng 3.13. Hình ảnh tổn thương qua nội soi

Tổn thương nội soi D2 D3 N
Tỷ lệ %
p
Sùi 11 10 21 25,3 > 0,05
Loét 21 23 44 53,0 > 0,05
Thâm nhiễm 4 2 6 7,2 > 0,05
Sùi loét 5 7 12 14,5 > 0,05
Tổng 41 42 83 100
Tỷ lệ tổn thương dạng loét chiếm cao nhất với 53%, tổn thương dạng sùi chiếm
25,3% và hình ảnh thâm nhiễm chỉ gặp ở 6 trường hợp chiếm 7,2%. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, p>0,05.
3.3. Một số đặc điểm liên quan mô bệnh học
Không có trường hợp nào có kết quả giải phẫu bệnh lý là ung thư mô liên kết.
100% có kết quả giải phẫu bệnh lý là ung thư biểu mô tuyến. Độ biệt hóa tốt chiếm
44,6%, độ biệt hóa vừa (31,3%), độ biệt hóa kém (16,9%) và không biệt hóa chiếm tỷ
lệ thấp nhất với 7,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, p>0,05.
Bảng 3.14: Đặc điểm giải phẫu bệnh lý tổn thương


Mô bệnh học D2 D3 N Tỷ lệ %
Ung thư mô liên kết
0 0 0 0
Ung thư biểu mô tuyến 41 42 83 100
- Biệt hóa tốt 21 16 37 44,6
- Biệt hóa vừa 11 15 26 31,3
- Biệt hóa kém 6 8 14 16,9
- Không biệt hóa 3 3 6 7,2
Bảng 3.15. Liên quan giữa mô bệnh học và hình thái đại thể khối u

bệnh học
Đại thể
BH tốt BH vừaBH kém
Không
BH
Tổng
Sùi 12 7 2 0 21
Loét 21 13 7 3 44
Thâm nhiễm 0 0 4 2 6
Sùi loét 4 6 1 1 12
Tổng 37 26 14 6 83
9

Loại ung thư biểu mô tuyến có độ biệt hóa tốt thường có hình ảnh sùi loét trên
lâm sàng với 21 trường hợp chiếm 25,3%, loại ung thư biểu mô tuyến với độ biệt
hóa kém đa số có hình ảnh thâm nhiễm với 4 trường hợp chiếm 4,8%.
Bảng 3.16: Kích thước khối u
Kích thước u
(cm)

D2 D3 N Tỷ lệ % p
≤ 3 cm 7 2 9 10,8
> 0,05
>3 – 5 cm 21 23 44 53,0
> 0,05
>5 – 7 cm 11 12 23
27,7 > 0,05
> 7cm 2 5
7 8,5
> 0,05
Tổng 41 42
83 100

Số lượng u có kích thước 3 - 5 cm chiếm đa số (53%); có 8,5% bệnh nhân có
kích thước khối u > 7 cm. Kích thước khối u ≤ 3 cm chỉ chiếm 10,8%. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Bảng 3.17: Liên quan giữa mô bệnh học và kích thước thương tổn
Mô bệnh
học
Kích thước
BH tốt
BH
vừa
Biệt hóa
kém
Không
BH
Tổng
≤ 3 cm 4 2 2 1 9
3 - 5 cm 19 15 7 3 44

5 - 7 cm 11 8 3 1 23
≥ 7 cm 3 1 2 1 7
Tổng
37 26 14 6 83
Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa tốt và vừa chủ yếu có kích thước nằm 3 - 5 cm
chiếm 40,9%.
Bảng 3.18 : Số hạch nạo vét và di căn
Nhóm hạch Số hạch nạo vét Tỷ lệ hạch dương tính Tỷ lệ %
1 85 34/85 40
2 80 47/80 58,8
3 78 75/78 96,1
4 70 69/70 98,5
5 84 69/84 82,1
6 83 65/83 78,3
10

7 87 56/87 64,4
8 78 50/78 64,1
9 76 48/76 63,1
10 45 15/75 46,7
11 70 24/70 34,3
12 80 22/80 27,9
13 78 7/78 8.9
14 92 6/92 6,5
15 88 6/88 6,8
16 71 2/71 2,8
Tổng 1.245 613 49,6
Tổng số hạch nạo vét: 1.245 hạch trong đó với tổng số hạch của bệnh nhân
được nạo vét D2 là 41 bệnh nhân và tổng số hạch của bệnh nhân được nạo vét D3 là
42 bệnh nhân. Tổng số hạch dương tính: 613 hạch (chiếm tỷ lệ 49,6%). Các nhóm

hạch 3, 4, 5, 6 chiếm tỷ lệ dương tính cao với tỷ lệ > 80%. Các nhóm hạch 13, 14, 15,
16 chiếm tỷ lệ dương tính thấp (< 10%).
Bảng 3.19 Số lượng hạch di căn theo chặng 2 trong sinh thiết tức thì
+ -
Nhóm hạch D
II
n % n %
7 56 64,4 31 35,6
8 50 64,1 28 35,9
9 48 63,1 18 36,9
10 15 46,7 30 53,3
11 24 34,3 46 65,7
Tổng số
*
193 153
*: Toàn bộ các nhóm hạch thuộc D
II
đều có ít nhất 1 hạch (+)
Bảng 3.20: Phân giai đoạn bệnh theo TNM
Giai đoạn bệnh
D2 D3 N
Tỷ lệ %
p
0 - I 0 0 0 0
> 0,05
II 10 13 23 27,7
> 0,05
III 23 18 41 49,4
> 0,05
IV 8 11 19 22,9

> 0,05
Tổng 41 42 83 100
11

Đa số bệnh nhân vào viện ở giai đoạn III chiếm tỷ lệ đến 49,4%, có 22,9% vào
viện ở giai đoạn IV, giai đoạn II chiếm tỷ lệ 27,7%, đặc biệt không có trường hợp nào
đến viện ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0-I). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về phân
giai đoạn giữa 2 nhóm vét hạch D2 và D3 với p >0,05.
* Thời gian phẫu thuật:
Bảng 3.21. Thời gian phẫu thuật (phút)

Thời gian phẫu thuật
Nhóm hạch
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình
P
D2 185 230 215 ± 47,4
D3 210 265 245 ± 44,5
< 0,05

Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm vét hạch D2 là 215 ± 47,4 phút, đối với
nhóm vét hạch D3 là 245 ± 44,5 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.22. Tai biến và biến chứng trong và sau mổ (n=83)

Tai biến, biến chứng D2 D3 N
Tỷ lệ %
Vỡ lách 2 3 5 6
Dò, bục miệng nối 1 1 2 2.5
Nhiễm trùng vết mổ 1 2 3 3,6
Chảy máu miệng nối 1 0 1 1,2
Tỷ lệ tai biến và biến chứng chiếm 13,3%, tổn thương lách ở 5 trường hợp

chiếm 6%, nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật gặp 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,6%.
Đặc biệt có 1 trường hợp chảy máu miệng nối chiếm 1,2%. Không có sự khác biệt có
ý nghĩa về tai biến và biến chứng giữa 2 nhóm phẫu thuật, p>0,05.
* Thời gian nằm viện:
Bảng 3.23. Thời gian nằm viện (ngày)

Thời gian nằm viện Ngắn nhất Dài nhất Trung bình
D2
8 18 10 ± 0,7
D3 8 19 10 ± 1,7
Trung bình
8 19 10 ± 1,2
Thời gian nằm viện ngắn nhất: 8 ngày; dài nhất: 19 ngày; Trung bình cho cả 2 nhóm:
10 ± 1,2 ngày.

3.4. Đánh giá tái khám sau mổ
3.4.1. Kết quả tái khám lần 1: 76 bệnh nhân
12


Bảng 3.24. Kết quả siêu âm bụng

Số bệnh nhân
Kết quả siêu âm
D2 D3
N
Tỷ lệ
%
p
Không phát hiện bất thường 36 31 88,1 67

> 0,05
Tổn thương gan 2 3 6,6 5
> 0,05
Hạch ổ bụng 1 3 5,3 4
> 0,05
Tổng 39 37 100 76
Trong tổng số 76 trường hợp được siêu âm kiểm tra, có 5 trường hợp phát hiện
tổn thương ở gan chiếm 6,6%, dấu hiệu hạch ổ bụng gặp ở 4 trường hợp chiếm 5,3%.

Bảng 3.25. Kết quả nội soi kiểm tra miệng nối dạ dày-ruột

Số bệnh nhân
Kết quả nội soi
D2 D3 N
Tỷ lệ
%
p
Miệng nối bình thường 12 9 21 33,3
> 0,05
Viêm phù nề miệng nối 20 22 42 66,7
> 0,05
Loét sùi tái phát miệng nối 0 0 0 0
> 0,05
Tổng 32 31 63 100

Trong tổng số 63 trường hợp nội soi, có 42 trường hợp có biểu hiện viêm, phù nề
miệng nối chiếm tỷ lệ 66,7%.

Bảng 3.26. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm Spitzer


Chất lượng cuộc sống
(điểm)
D2 D3
N
Tỷ lệ
%
p
< 5 0 0 0 0 > 0,05
5 - 7 8 7 15 19,7 > 0,05
8 - 9 15 21 36
47,4
> 0,05
10 16 9 25
32,9
> 0,05
Tổng cộng 39 37 76
100

Đa số bệnh nhân có tổng điểm Spitzer nằm trong giới hạn 8- 10 điểm chiếm
80,3%, có trường hợp đạt 5 - 7 điểm chiếm 19,7%, không có trường hợp nào có tổng
điểm < 5 điểm.
3.4.2. Kết quả tái khám lần 2: sau 9 - 12 tháng (61 bệnh nhân)
13

Bảng 3.27. Kết quả siêu âm bụng

Kết quả siêu âm D2 D3 N Tỷ lệ % p
Không phát hiện bất thường 23 22 45 73,8
> 0,05
Tổn thương gan 2 3 5 8,2

> 0,05
Hạch ổ bụng 4 2 6 9,8
> 0,05
Tổn thương buồng trứng 0 1 1 1,6
> 0,05
Tổn thương gan + hạch bụng 3 1 4 6,6
> 0,05
Tổng 32 29 61 100
Trong 61 trường hợp siêu âm có 5 trường hợp tổn thương gan (8,2%), dấu hiệu
hạch ổ bụng 6 trường hợp (9,8%), có 4 bệnh nhân vừa có biểu hiện hạch ổ bụng vừa
có biểu hiện tổn thương ở gan chiếm 6,6%
Bảng 3.28. Kết quả nội soi kiểm tra miệng nối dạ dày-ruột
Kết quả nội soi D2 D3 N
Tỷ lệ
%
p
Miệng nối bình thường 13 10 23 37,7
> 0,05
Viêm phù nề miệng nối 19 17 36 59
> 0,05
Loét sùi tái phát miệng nối 0 2 2 3,3
> 0,05
Tổng 32 29 61 100
Trong tổng số 61 trường hợp được tiến hành nội soi, còn có 36 trường hợp có
biểu hiện viêm, phù nề miệng nối chiếm tỷ lệ 59%, có 2 trường hợp loét sùi tái phát
miệng nối chiếm tỷ lệ 3,3%.
Bảng 3.29. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm Spitzer

Chất lượng cuộc sống (điểm) D2
D3

N Tỷ lệ % p
< 5 0 0 0 0 > 0,05
5 - 7 8 8 16 26,2 > 0,05
8 - 9 18 13 31
50,8
> 0,05
10 6 8 14
23
> 0,05
Tổng cộng 32 29 61
100

Đa số bệnh nhân có tổng điểm Spitzer còn nằm trong giới hạn 8- 10 điểm
chiếm tỷ lệ 73,8%, có 16 trường hợp đạt 5 - 7 điểm chiếm tỷ lệ 26,2%, không có
trường hợp nào có tổng điểm < 5 điểm.
3.4.3. Kết quả tái khám lần 3: (42 bệnh nhân)
14

Bảng 3.30. Kết quả siêu âm bụng
Kết quả siêu âm D2 D3
N
Tỷ lệ % p
Không phát hiện bất thường 18 14 32 76,3
> 0,05
Tổn thương gan 3 1 4 9,5
> 0,05
Hạch ổ bụng 1 2 3 7,1
> 0,05
Tổn thương gan + hạch bụng 1 2 3 7,1
> 0,05

Tổng 23 19 42 100
Trong 42 trường hợp được siêu âm, có 4 trường hợp phát hiện tổn thương ở
gan chiếm 9,5%, dấu hiệu hạch ổ bụng gặp ở 3 trường hợp chiếm 7,1%, 3 bệnh nhân
vừa có biểu hiện hạch ổ bụng, vừa có tổn thương ở gan chiếm 7,1%.
Bảng 3.31. Kết quả nội soi kiểm tra miệng nối dạ dày-ruột
Kết quả nội soi D2 D3 N Tỷ lệ % p
Miệng nối bình thường 11 8 19 45,2
> 0,05
Viêm phù nề miệng nối 12 10 22 52,4
> 0,05
Loét sùi tái phát miệng nối 0 1 1 2,4
> 0,05
Tổng 23 19 42 100
Trong tổng số 42 trường hợp được tiến hành nội soi, có 22 trường hợp có biểu hiện
viêm, phù nề miệng nối chiếm tỷ lệ 52,4%, có 1 trường hợp biểu hiện sùi loét miệng
nối chiếm 2,4%.



4,3
15,8
21,7
31,6
47,8
36,8
26,2
15,8
0
5
10

15
20
25
30
35
40
45
50
< 5 5-7 8-9 10
D2
D3

Tỷ lệ
%







Chất lượng
cuộc sống (điểm)


Biểu đồ 3.7. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm Spitzer lần 3
Số bệnh nhân có tổng điểm Spitzer nằm trong giới hạn 8- 10 điểm chiếm tỷ lệ
64,3%, có trường hợp đạt 5 - 7 điểm chiếm tỷ lệ 26,2%, có 4 trường hợp có tổng
điểm < 5 điểm chiếm 9,5%.
3.5. Biểu đồ thời gian sống thêm

15

3.5.1. Thời gian sống thêm toàn bộ sau 24 tháng:
Survival Function
403020100-10
Cum Survival
1.1
1.0
.9
.8
.7
.6
.5
T

l

b

nh nhân

Survival Function
ensored
C

SONG

ời gian sống thêmTh
3.5.2. Thời gian sống thêm toàn bộ theo từng giai đoạn


Biểu đồ 3.8. Biểu đồ sống thêm toàn bộ sau
Survival Functions
403020100-10
Cum Survival
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
0.0
2

Tỷ lệ bệnh nhân
SONG
GIAIDOAN
4.00
4.00-censored
3.00
3.00-censored
2.00
2.00-censored
Giai đoạn

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ sống thêm toàn bộ sau 2 năm
theo từng giai đoạn
thêm ời gian sốngTh






16

Biểu đồ 3.8: Thời gian theo dõi trung bình 28 tháng (9 tháng - 42 tháng). Tỷ lệ bệnh
nhân sống thêm toàn bộ sau 24 tháng là 66,27%. Ước tính tỷ lệ bệnh nhân có thời
gian sống thêm toàn bộ sau 2 năm là 58,16%.
Biểu đồ 3.9: Thời gian bệnh nhân sống thêm toàn bộ sau 2 năm ở giai đoạn II là
100%; ở giai đoạn III là 38,4% và giai đoạn IV là 0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0,0001.
3.5.3. Thời gian sống thêm toàn bộ theo từng chặng:
3.5.3.1. Vét hạch chặng 2:
Survival Functions
CHANG = 1.00
SONG
403020100-10
Cum Survival
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
0.0
2
GIAIDOAN
4.00
4.00-censored
3.00
3.00-censored

2.00
2.00-censored




Säúng
Giai đoạn

Thời gian sống thêm


Tỷ lệ bệnh nhân


Biểu đồ 3.10. Biểu đồ sống thêm toàn bộ sau 2 năm theo từng giai đoạn
trong vét hạch chặng 2
Biểu đồ cho thấy:
- Thời gian bệnh nhân sống thêm toàn bộ sau 2 năm ở giai đoạn II là 100%, ở
giai đoạn III là 40,8% và giai đoạn IV là 0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
= 0,0001.
17

3.5.3.2. Vét hạch chặng 3:
Survival Functions
CHANG = 2.00


Tỷ lệ bệnh nhân
SONG

3020100-10
Cum Survival
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
0.0
2
GIAIDOAN
4.00
4.00-censored
3.00
3.00-censored
2.00
2.00-censored
Giai đoạn

Säúng
ời gian sống thêmTh

Biểu đồ 3.11. Biểu đồ sống thêm toàn bộ sau 2 năm theo từng giai đoạn trong vét
hạch chặng 3
Thời gian theo dõi trung bình 28 tháng (ngắn nhất 9 tháng, dài nhất 42 tháng). Tỷ
lệ sống thêm toàn bộ sau 24 tháng là 66,27% (55/83). Ước tính thời gian sống thêm
toàn bộ sau 2 năm là 58,16%.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Nhóm tuổi thường gặp nhất từ 41 - 60 chiếm 47%. Nam giới mắc bệnh

nhiều hơn so với nữ (1,77/1). Theo số liệu nghiên cứu về bệnh lý ung thư dạ
dày của các tác giả trong nước và ngoài nước, dù ở vùng dịch tể có xuất độ cao
hay thấp thì đều cho kết quả nam giới mắc bệnh ung thư dạ dày nhiều hơn nữ
giới và tỉ lệ giữa nam : nữ là 1,75: 1 đến 2,5 : 1.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Đình Hối [17], Hà Văn Quyết [33] và Trịnh Hồng Sơn [34]. Các tác
giả nhận xét rằng trong bệnh lý ung thư dạ dày thì tỷ lệ mắc bệnh nam nhiều
hơn nữ và hay gặp ở lứa tuổi 45 đến 65. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho
những kết quả và nhận xét tương tự, như tỷ lệ nam/nữ ở một số nghiên cứu ở Ý
là 1,38/1, Chi Lê là 2,4/1 [34]. Tuy nhiên, theo Đỗ Đình Công [5] thì có sự
18

khác biệt về vị trí ung thư liên quan đến giới tính. Ung thư hang vị có tỷ lệ
ngang nhau ở nam và nữ, ung thư ở tâm vị thì nam nhiều hơn nữ đến gần 9 lần.
Trong nghiên cứu, số bệnh nhân nông thôn chiếm 63,9% cao hơn so với
tỷ lệ bệnh nhân thành thị (36,1%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Lam Hồ và Lê Trung Dũng [14] trên 111 bệnh nhân ung thư dạ dày
tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng với tỷ lệ bệnh nhân nông thôn là 77,6%.
Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân là nông dân chiếm nhiều nhất (33,7%),
cao hơn có ý nghĩa so với các nhóm nghề nghiệp khác (p<0,05). Số bệnh nhân
là người già, cán bộ hưu trí (21,7%). Huỳnh Ngọc Linh [26] và một số tác giả
khác đều cho thấy nhóm bệnh nhân già, hưu trí và nông dân luôn chiếm một tỷ
lệ cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở Nhật Bản về ung thư dạ dày cho thấy tỷ
lệ ngành nghề mắc bệnh cao nhất tập trung vào nhóm công nhân công nghiệp.
Trong nghiên cứu, có 20,5% bệnh nhân hút thuốc lá, so với số liệu nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Đăng Phấn và Văn Tần [50] có 11,9% bệnh nhân
hút thuốc lá, thì số liệu của chúng tôi không khác biệt nhiều; tuy nhiên so với kết
quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Linh [26] và Phạm Hoàng Anh [1] với tỷ lệ
bệnh nhân hút thuốc 74,3% - 76,7%, thì số liệu của chúng tôi thấp hơn nhiều.
Trong nghiên cứu có 8,4% bệnh nhân có uống rượu bia, tương tự kết quả Văn

Tần [50] , nhưng kết quả thấp hơn nhiều so với kết quả của Hoàng Ngọc Linh
[26] với 51,5% bệnh nhân nam và 1,9% bệnh nhân nữ có uống rượu bia. Đặc biệt
có 9,6% bệnh nhân của chúng tôi có thói quen vừa hút thuốc, vừa uống rượu.
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Trong 83 bệnh nhân được nghiên cứu thì 100% bệnh nhân đều có triệu chứng
đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa (80,7%), xuất huyết tiêu hóa (21,7%). Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Phạm Duy Hiển [12], Phan
Văn Hội [15] với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị chiếm một tỷ lệ cao > 90%.
Triệu chứng đau vùng thượng vị chiếm một tỷ lệ cao như vậy có thể là do đa số bệnh
nhân vào viện ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, giai đoạn IV).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng sút cân chiếm tỷ lệ 59,1%.
Nghiên cứu của tác giả De Wys trên 179 bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển cho kết
quả có trên 80% bệnh nhân mất trên 10% trọng lượng cơ thể. Nguyễn Chấn Hùng
[20], Nguyễn Lam Hồ và Lê Trung Dũng [12] cho tỷ lệ triệu chứng này cũng gần
tương tự so với nghiên cứu của chúng tôi.
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng sờ được khối u trên lâm sàng chiếm 57,8 %. Theo Nguyễn
Đình Hối [17], Nguyễn Chấn Hùng [20], Nguyễn Văn Phan [30] có đến 60%
bệnh nhân đến khám đã có sờ được khối u nghĩa là ở giai đoạn muộn (giai đoạn
III, giai đoạn IV), điều này cũng phù hợp trong nghiên cứu của chúng tôi.
19

Có 32 trường hợp nhìn thấy khối u ở thượng vị chiếm 38,6%, 7 trường
hợp có biểu hiện tràn dịch ổ phúc mạc chiếm tỷ lệ 8,4%, có 5 trường hợp có gan
lớn 2 - 3 cm dưới bờ sườn (6%), chỉ có 2 trường hợp có hạch thượng đòn bên
trái chiếm tỷ lệ 2,4%.
Chẩn đoán hình ảnh
Trong 83 bệnh nhân được siêu âm, tỷ lệ phát hiện dấu hiệu bệnh lý ung
thư dạ dày qua siêu âm là 73,5 %. Kết quả nghiên cứu của Đặng Nguyên Khôi

[22] cho thấy tỷ lệ này 87,4%.
Vị trí tổn thương dạ dày gặp nhiều nhất ở vùng hang môn vị với tỷ lệ
55,4%, vị trí tổn thương ở bờ cong nhỏ chiếm 36,1%, trong khi đó vị trí u ở
vùng tâm vị thực quản chỉ chiếm 2,4% số bệnh nhân. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p > 0,05. Kết quả này cũng tương đương với
kết quả của Trịnh Hồng Sơn [34] với tỷ lệ khối u ở vị trí 1/3 dưới là 50,6%, vị
trí u ở 1/3 trên chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 6,8%. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình
Công và Trần Phương Thạnh [5] cũng cho một tỷ lệ tương tự 50-60% đối với
khối u nằm ở vị trí 1/3 dưới. Tỷ lệ khối u ở hang môn vị của chúng tôi có cao
hơn so với một số nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng và Đoàn Phước Thi [3], Lê
Đình Roanh và Đặng Thế Căn [6] với tỷ lệ khối u ở hang môn vị 41% - 47%.
Trong nghiên cứu ở 102 bệnh nhân ung thư dạ dày của tác giả Huỳnh Ngọc
Linh [26] cho kết quả khối u nằm ở vị trí hang môn vị chiếm 73,5%, khối u ở
thân vị chiếm 22,5% và ở tâm vị chiếm 9,9%.
Hình ảnh đại thể thì tỷ lệ tổn thương dạng loét chiếm cao nhất với 53%,
tổn thương dạng sùi chiếm 25,3% và hình ảnh thâm nhiễm 7,2%. Kết quả của
chúng tôi cũng tương tự với một số tác giả khác như Phan Văn Hội [15],
Nguyễn Xuân Kiên [23], Nguyễn Nguyên Khôi [22] với thể loét chiếm khoảng
50%-54%. Tuy nhiên, một số kêt quả nghiên cứu của Vũ Kiên và Lê Văn Thảo
[25] lại cho rằng thể sùi lại chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,5%, tiếp theo mới đến
thể loét với 27,5%.
4.3. Giải phẫu bệnh lý tổn thương
Không có trường hợp nào có kết quả giải phẫu bệnh lý là ung thư mô liên
kết. 100% đều có kết quả giải phẫu bệnh lý là ung thư biểu mô tuyến. Trong đó
độ biệt hóa tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,6%, độ biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ
31,3%, độ biệt hóa kém chiếm tỷ lệ 16,9% và không biệt hóa chiếm tỷ lệ thấp
nhất với 7,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, p>0,05.
Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng với độ
biệt hóa cao chiếm đa số với tỷ lệ 64,23%, biệt hóa vừa chiếm 19,21% [3]. Kết
quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh và Đặng Thế Căn [6] cũng cho thấy có

40,24% ung thư biểu mô tuyến ống có độ biệt hóa cao, 30,48% ung thư biểu mô
tuyến có độ biệt hóa kém. Như vậy, so với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt với ung thư
biểu mô tuyến có độ biệt hóa cao và trung bình chiếm đa số.
20

Liên quan giữa mô bệnh học và hình thái đại thể khối u cho thấy trong
nghiên cứu của chúng tôi loại ung thư biểu mô tuyến có độ biệt hóa tốt thường
có hình ảnh sùi loét trên lâm sang (25,3%), loại ung thư biểu mô tuyến với độ
biệt hóa kém đa số có hình ảnh thâm nhiễm (4,8%). Theo Huỳnh Ngọc Linh
[26], có sự liên quan giữa loại mô bệnh học, độ biệt hóa và hình thái tổn thương
đại thể (p<0,01): loại ung thư biểu mô tuyến ống thường có tổn thương chồi sùi
hoặc loét sùi. Một số tác giả khác như Ming, Nakamura cũng cho những nhận
xét tương tự như trên.
Phần lớn bệnh nhân đến viện muộn với kích thước khối u khá lớn, kết quả
cho thấy số lượng u có kích thước >3 – 5 cm chiếm đa số với tỷ lệ 53%; có
8,5% bệnh nhân có kích thước khối u >7 cm. Kích thước khối u ≤ 3 cm chỉ
chiếm tỷ lệ 10,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p >
0,05. Theo Đặng Nguyên Khôi [22] trên 362 bệnh nhân ung thư dạ dày tại thành
phố Hồ Chí Minh thì các khối u > 10 cm chiếm 30,7%, nhiều nhất là các khối u
có kích thước từ 5 - 10 cm với tỷ lệ 39,2%, các khối u có kích thước < 5 cm chỉ
chiếm 30,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải [9] cũng có kết quả kích thước
khối u từ 5 - 10 cm cũng chiếm đa số với tỷ lệ 60%, các khối u có kích thước <
5 cm chiếm tỷ lệ ít hơn với 35%. Một nghiên cứu tại Đức của Siewert và cộng
sự [129] cho các kết quả: đường kính u <4cm chiếm 30,2%, 4 - 6 cm chiếm
22,9%, 6 - 8 cm chiếm 20,6% và >8 cm chiếm 26,4%.
Nghiên cứu của Yasuda K [134] cho thấy khi u có kích thước < 1cm thì
không có di căn hạch quanh dạ dày và ngoài dạ dày; còn khi u có kích thước 1 -
4 cm, tỷ lệ di căn hạch quanh dạ dày là 5% và ngoài dạ dày là 1%, nhưng khi u
đã có kích thước > 4 cm thì tỷ lệ di căn hạch quanh dạ dày lên tới 46% và ngoài

dạ dày là 15%.
Liên quan giữa mô bệnh học và kích thước khối u cho thấy ung thư biểu
mô tuyến biệt hoá tốt và vừa chủ yếu có kích thước nằm trong giới hạn >3 - 5
cm chiếm tỷ lệ 40,9% (34/83). Theo Lewin và Appelman và Huỳnh Ngọc Linh
[26] loại ung thư biểu mô tuyến biệt hóa kém thường có kích thước > 6 cm,
trong khi đó loại ung thư biểu mô tuyến ống có kích thước 2-6 cm.
4.4. Phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết trong ung thư dạ dày
Hạch di căn là một yếu tố tiên lượng độc lập trong ung thư dạ dày [15], [23],
[41], [47]. Phạm vi vét hạch đang là vấn đề được tranh luận sôi nổi trong điều trị ung thư
dạ dày [40], [48]. Trong khi các nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho thấy việc vét hạch rộng rãi
làm tăng đáng kể tỷ lệ sống 5 năm sau mổ thì trái lại rất nhiều nghiên cứu trong suốt 20 năm
gần đây tại các nước phương Tây và Mỹ lại không thể chứng minh được lợi ích của việc vét
hạch rộng rãi mà ngược lại chỉ làm tăng thêm tỷ lệ tử vong phẫu thuật và biến chứng sau mổ
[66], [74], [112]. Theo Cushieri A (1986) [89], kết quả một nghiên cứu mới đây được thực
hiện bởi 32 phẫu thuật viên trên nhiều nước phương Tây với 400 bệnh nhân, so sánh ngẫu
nhiên 2 nhóm bệnh nhân được vét hạch mức D1 và D2 lại một lần nữa khẳng định điều này,
tỷ lệ tử vong phẫu thuật tương ứng là 6,5% và 13%, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật là 28% và
21

46%, tỷ lệ sống 3 năm sau mổ là 50% và 30%. Các tác giả đã kết luận rằng: Phẫu thuật vét
hạch rộng rãi chỉ làm tăng tỷ lệ tử vong phẫu thuật và biến chứng mà không mang lại bất cứ
một lợi ích nào về tăng tỷ lệ sống 5 năm sau mổ, cũng vì lý do đó mà hiện nay phẫu thuật
vét hạch rộng rãi chỉ được thực hiện khoảng 27% các trường hợp cắt dạ dày tại Châu Âu và
4,7% tại Mỹ [34]. Điều mà các tác giả phương Tây chỉ trích mạnh mẽ kết quả trong các báo
cáo của Nhật Bản trong thời gian qua chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu hoặc tiến cứu không
ngẫu nhiên. Các nghiên cứu này thường được thực hiện trong 2 giai đoạn khác nhau, dù đã
rất thận trọng khi rút ra kết luận, người ta cũng chỉ ra rằng từ những năm 1960, nhờ chẩn
đoán sớm mà bệnh nhân có hạch di căn ở mức N2, N3 giảm đi và N0 tăng lên. Do đó, tỷ lệ
sống 5 năm tăng lên có thể là do chẩn đoán sớm chứ không thể khẳng định là do vét hạch.
Mặt khác việc vét hạch rộng rãi dẫn đến sự di chuyển giai đoạn bệnh. Theo Mishima [115]

ảnh hưởng của sự di chuyển giai đoạn bệnh được tính toán là làm tăng 1% với giai đoạn IIA
và 1,5% với giai đoạn IIIB. Sự tăng độ chính xác của giai đoạn bệnh sẽ làm tăng tỷ lệ sống
5 năm riêng của từng giai đoạn. Vì những lý do đó các báo cáo Nhật Bản đã không nhận
được sự ủng hộ của các nước phương Tây. Người ta cho rằng nếu các nghiên cứu ngẫu
nhiên được thực hiện thì tỷ lệ sống 5 năm tại Nhật Bản không còn tốt như vậy nữa. Cuộc
tranh luận vẫn đang tiếp tục, nhiều nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên đang được thực hiện.
Một tiến bộ rất quan trọng trong kỹ thuật vét hạch là phương pháp của Sawai
và cộng sự (1984) [125], tác giả đưa ra một kỹ thuật vét hạch rộng rãi được hướng
dẫn bằng nhuộm hạch bởi dung dịch cacbon dạng phân tử ký hiệu CH40, kích thước
hạt 20 nm. Bằng phương pháp này các hạch dọc động mạch chủ, dọc động mạch lách,
dọc cuống gan, gốc mạc treo tiểu tràng có thể được nhận biết và lấy đi dễ dàng.
Trong 83 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật vét hạch thì tổng số hạch nạo
vét là 1.275 hạch, trung bình mỗi bệnh nhân nạo vét 1 –2 hạch ở mỗi nhóm hạch.
Tổng số hạch dương tính: 633 hạch (chiếm tỷ lệ 49,6%). Các nhóm hạch 3, 4, 5, 6
chiếm tỷ lệ dương tính cao với tỷ lệ > 80%. Các nhóm hạch 13, 14, 15, 16 chiếm
tỷ lệ dương tính thấp với tỷ lệ < 10%.
Theo nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn các nhóm hạch thường bị di căn
bao gồm nhóm 3, 4, 6 thuộc chặng 1 và nhóm 7, 8, 9 thuộc chặng 2 và trong
tổng số 306 trường hợp được nghiên cứu thì tỷ lệ di căn hạch chiếm 80,7% [34].
Theo Kiyoshi Sawai và cộng sự [125], đối với bệnh nhân ung thư dạ dày
có u T1 thì hạch di căn giới hạn ở chặng 1, nếu bệnh nhân ung thư dạ dày ở 1/3
giữa và 1/3 trên xâm lấn cơ hoặc thanh mạc thì hạch di căn giới hạn ở chặng 2,
nếu ung thư dạ dày 1/3 dưới thì hạch di căn giới hạn ở chặng 3. Nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Kiên [24] trên 40 bệnh nhân cho kết quả có mối liên quan giữa độ
xâm lấn của ung thư ở thành dạ dày với mức độ di căn hạch: các bệnh nhân có
ung thư ở lớp niêm mạc không thấy có di căn hạch, các bệnh nhân có ung thư
xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc thì di căn hạch dừng ở chặng 2 (N2), các bệnh
nhân có ung thư xâm lấn ở lớp cơ thì di căn hạch đến chặng 3 (N3), và các bệnh
nhân ung thư dạ dày xâm lấn đến thanh mạc và quá thanh mạc có di căn hạch
đến chặng 4 (N4).

22

Trong nghiên cứu của mình, Monig và cộng sự đã tìm được một giá trị
trung bình của 3 hạch lympho (phạm vi từ 0 đến 8) ở hạch rốn lách của 112
bệnh nhân này và họ phát hiện rằng di căn hạch rốn lách chỉ có ở 11 (9,8%)
trong số 112 bệnh nhân trong nghiên cứu. Di căn hạch chỉ được phát hiện ở
những bệnh nhân có ung thư biểu mô dạ dày tiến triển (giai đoạn IIIb/ IV theo
UICC) nằm ở bờ cong vị lớn và trong ung thư Borrman type III/IV với sự di căn
hạch tiến triển. Sự thâm nhiễm lách do ung thư dạ dày được thấy chỉ ở 2 bệnh
nhân và họ đều là những bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển (giai đoạn IV).
4.5. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tai biến và biến chứng chiếm
13,3%, tổn thương lách trong phẫu thuật chiếm 6%, nhiễm trùng vết mổ sau
phẫu thuật chiếm 3,6%. Đặc biệt có 1 trường hợp chảy máu miệng nối chiếm
tỷ lệ 1,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tai biến và biến chứng giữa 2
nhóm phẫu thuật, p>0,05. Trong đó, 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ chúng
tôi chỉ tiến hành điều trị nội khoa, sử dụng Cephalasporin thế hệ III +
Metronidazole truyền tĩnh mạch, bệnh nhân ổn định và ra viện sau 16 và 18
ngày. Trường hợp dò bục miệng nối được phát hiện vào ngày thứ 3, 4 sau
phẫu thuật, chúng tôi phẫu thuật mở bụng lại và lau sạch ổ phúc mạc, bệnh
nhân ổn định và ra viện sau 14 ngày. Theo Siewert [129] có 8,1% dò, 1,9%
chảy máu và 3,9% nhiễm trùng vết mổ. Kết quả của Nguyễn Đăng Phấn, Văn
Tần [50] trong 137 trường hợp phẫu thuật tâm vị có 5 trường hợp xì dò miệng
nối, 8 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 2 trường hợp xổ thành bụng.
Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm vét hạch D2 là 215 ± 47,4 phút,
nhóm vét hạch D3 là 245 ± 44,5 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Theo Trịnh Hồng Sơn [34] thì thời gian phẫu thuật trung bình của phẫu
thuật D1 là 193,5 ± 54,3 phút, phẫu thuật D2 là 228,3 ± 56,1 phút và phẫu thuật
D3 là 237 ± 51,3 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,0002 giữa D1
và D2, D3; nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thời gian phẫu thuật

D2 và D3.
Thời gian nằm viện ngắn nhất: 8 ngày. Thời gian nằm viện dài nhất: 19
ngày. Thời gian nằm viện trung bình cho cả 2 nhóm: 10 ± 1,2 ngày. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p>0,05.
4.6. Đánh giá tái khám sau mổ
Chúng tôi tiến hành tái khám 2 đợt: đợt I vào tháng thứ 3-6 sau phẫu
thuật, đợt II từ tháng 9 -12 sau phẫu thuật bằng cách tái khám bệnh nhân tại
khoa và đợt III từ tháng 22 - 24 sau phẫu thuật.
Trong tổng số 76 trường hợp được siêu âm kiểm tra ở lần tái khám đầu
tiên, có 5 trường hợp phát hiện tổn thương ở gan (6,6%), dấu hiệu hạch ổ bụng
(5,3%). Các trường hợp này đều có kích thước nốt ở gan và hạch < 2-3 cm,
không có trường hợp nào phải nhập viện để điều trị. Ở lần tái khám thứ hai, có
tổng cộng 61 trường hợp được siêu âm kiểm tra, trong đó có 8,2% trường hợp
tổn thương ở gan, 9,8% trường hợp có dấu hiệu hạch ổ bụng, đặc biệt có 6,6%
23

Ở lần tái khám thứ ba, có tổng cộng 42 trường hợp được siêu âm kiểm tra, còn
có 9,5% phát hiện tổn thương ở gan, dấu hiệu hạch ổ bụng (7,1%), đặc biệt vẫn
còn 7,1% bệnh nhân vừa có biểu hiện hạch ổ bụng, vừa có tổn thương gan
63 trường hợp được tiến hành nội soi ở lần tái khám đầu tiên, 66,7% có
biểu hiện viêm, phù nề miệng nối và được tiến hành điều trị bằng nội khoa theo
đúng phác đồ với Amoxcillin + Clarithromycin + Omeprazole + Phosphalugel.
Lần tái khám thứ hai, trong tổng số 61 trường hợp được tiến hành nội soi, 59%
trường hợp có biểu hiện viêm, phù nề miệng nối, 3,3% trường hợp loét sùi tái
phát miệng nối. Lần tái khám thứ ba, trong tổng số 42 trường hợp được tiến
hành nội soi, có 52,4% trường hợp có biểu hiện viêm, phù nề miệng nối, 2,4%
trường hợp biểu hiện sùi loét miệng nối. Các trường hợp viêm, phù nề miệng
nối đều được điều trị nội khoa theo đúng phác đồ và tiến hành nội soi kiểm tra
sau 1 tháng, kết quả cho thấy tỷ lệ biểu hiện viêm, phù nề giảm.
Đa số bệnh nhân có tổng điểm Spitzer nằm trong giới hạn 8- 10 điểm chiếm

80,3%, có 15 trường hợp đạt 5 - 7 điểm chiếm tỷ lệ 19,7%, không có trường hợp nào
có tổng điểm < 5 điểm ở lần tái khám thứ nhất. Như vậy, đánh giá chất lượng sống
của bệnh nhân theo thang điểm Spitzer cho thấy đa số các bệnh nhân đều có chất
lượng cuộc sống chấp nhận được. Ở lần tái khám thứ hai, đa số bệnh nhân có tổng
điểm Spitzer còn nằm trong giới hạn 8- 10 điểm chiếm 73,8%, 5 - 7 điểm chiếm
26,2%, không có trường hợp nào có tổng điểm < 5 điểm. Như vậy so với đánh
giá chất lượng cuộc sống lần I, kết quả đánh giá lần II cho thấy chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân sau phẫu thuật vào thời điểm 9-12 tháng sau phẫu thuật đều
chấp nhận được, đa số các bệnh nhân đều sống và sinh hoạt bình thường, chỉ
một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt. Lần tái khám thứ
ba, số bệnh nhân có tổng điểm Spitzer nằm trong giới hạn 8- 10 điểm chiếm
64,3%, 5 - 7 điểm chiếm 26,2%, có 4 trường hợp có tổng điểm < 5 điểm chiếm
9,5%. Như vậy, phần lớn bệnh nhân đều có chất lượng cuộc sống chấp nhận
được, một số trường hợp loét sùi tái phát miệng nối hay viêm phù nề miệng nối
nhiều đều gây ra những ảnh hưởng chất lượng đến cuộc sống bệnh nhân.
Như vậy qua 3 lần tái khám bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sùi loét tái
phát miệng nối chiếm tỷ lệ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, qua nội soi cho thấy
tỷ lệ viêm phù nề miệng nối vẫn còn chiếm một tỷ lệ tương đối cao, theo chúng tôi
biểu hiện này còn có thể có sự liên quan đến phương pháp tái lập lưu thông tiêu
hoá sau phẫu thuật.
4.7. Thời gian sống thêm
Thời gian theo dõi trung bình 28 tháng (ngắn nhất 9 tháng, dài nhất 42 tháng).
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 24 tháng là 66,27%. Ước tính thời gian sống thêm
toàn bộ sau 2 năm là 58,16%. Nguyễn Đình Hối [17], Hà Văn Quyết [33],
Bozzetti [82] cho thấy thời gian sống thêm 2 năm sau mổ khoảng 32 - 40%. So
sánh với kết quả của tác giả Vũ Hải nghiên cứu trên 300 bệnh nhân ung thư dạ
dày chỉ được điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần cho thấy thời gian sống thêm 2
năm sau mổ chiếm tỷ lệ 47,7% ở giai đoạn III và 15,3% ở giai đoạn IV [10].
24


Trong ung thư dạ dày, đa số các nghiên cứu cho thấy tuỳ thuộc vào từng giai
đoạn mà thời gian sống thêm sau phẫu thuật có khác nhau. Kết quả nghiên cứu của
tác giả Trịnh Hồng Sơn [34] cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống thêm ở giai
đoạn II cao hơn có ý nghĩa đối với giai đoạn III và giai đoạn IV. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy: thời gian sống thêm toàn bộ sau 2 năm ở giai đoạn II là
100%, ở giai đoạn III là 38,4% và ở giai đoạn IV là 0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0,0001. Về thời gian sống thêm theo giai đoạn của vét hạch chặng II và vét
hạch chặng III, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian sống
thêm toàn bộ sau 2 năm theo từng giai đoạn giữa 2 nhóm. Như vậy, giai đoạn bệnh là
một trong những yếu tố tiên lượng về thời gian sống thêm của bệnh nhân sau phẫu
thuật do ung thư dạ dày và chúng tôi cũng thống nhất với ý kiến này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 83 trường hợp ung thư dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật
kèm vét hạch D2 hoặc D3 có tuổi trung bình là 52,13 ± 6,72 (37 - 75), nam/nữ =
1,77, nhóm tuổi thường hay gặp nhất là từ 41- 60 (47%). Trong đó có 100% đau bụng
vùng thượng vị, 57,8% bệnh nhân nhìn, sờ thấy u, tỷ lệ phát hiện ung thư dạ dày qua
siêu âm là 73,5%. Vị trí tổn thương ở vùng hang môn vị chiếm tỷ lệ cao nhất với
55,4%, trong đó tổn thương dạng loét chiếm cao nhất (53%). Kết quả giải phẫu bệnh
lý cho thấy 100% trường hợp là ung thư biểu mô tuyến với độ biệt hóa tốt chiếm
44,6%, thường có hình ảnh sùi loét còn lại là hình ảnh thâm nhiễm ở tổn thương loại
ung thư biểu mô tuyến có độ biệt hóa kém. Số lượng u có kích thước 3 - 5 cm chiếm
53% với p > 0,05 ở cả 2 nhóm, ung thư biểu mô tuyến biệt hóa tốt và vừa trong nhóm
này chiếm 40,9%.
1. Đặc điểm phẫu thuật vét hạch: Tổng số hạch nạo vét: 1.245 hạch, trung bình
mỗi bệnh nhân nạo vét 1-2 hạch ở mỗi nhóm hạch.
Trong đó số hạch dương tính: 613 hạch (chiếm tỷ lệ 49,6%).
Các nhóm hạch 3, 4, 5, 6 chiếm tỷ lệ dương tính cao với tỷ lệ > 80%. So với
các nhóm hạch 13, 14, 15, 16 chiếm tỷ lệ dương tính thấp với tỷ lệ < 10%.
Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm vét hạch D2 là 215 ± 47,4 phút ngắn
hơn so với nhóm vét hạch D3 là 245 ± 44,5 phút có

ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỷ lệ tai biến và biến chứng chung chiếm 13,3%, không có sự khác biệt có ý
nghĩa về tai biến và biến chứng giữa 2 nhóm phẫu thuật, p>0,05.
Thời gian nằm viện trung bình cho cả 2 nhóm: 10 ± 1,2 ngày.
2. Thời gian theo dõi trung bình của cả 2 nhóm là 28 tháng (9 - 42), trong đó tỷ
lệ sống thêm toàn bộ sau 24 tháng là 66,27%, ước tính thời gian sống thêm toàn bộ
sau 2 năm là 58,16%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian sống thêm sau 2
năm giữa 2 nhóm nạo vét hạch D2 và D3, p > 0,05.
Đánh giá vào các thời điểm 3 - 6 tháng, 9 - 12 tháng và 24 tháng cho thấy đa
số bệnh nhân đều có chất lượng cuộc sống chấp nhận được sau phẫu thuật với tỷ lệ
>70% (Spitzer). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm vét hạch D2 và D3 (p
> 0,05).

25





























×