Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu vai trò của bọ chét Xenopsylla cheopis trong các ổ dịch dai dẳng ở Tây Nguyên và kết quả một số biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.08 KB, 27 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




PHẠM NGỌC MINH




NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA BỌ CHÉT
XENOPSYLLA CHEOPIS TRONG CÁC Ổ
DỊCH HẠCH DAI DẲNG Ở TÂY NGUYÊN
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP


Chuyên ngành: Ký sinh trùng
Mã số : 1.05.18






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC











HÀ NỘI - 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS. Phạm Văn Thân

Phản biện 1 : GS.TS. Lê Bách Quang
Học viện Quân Y

Phản biện 2 : PGS.TS. Đỗ Sỹ Hiển
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Phản biện 3 : PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương





LUẬN ÁN SẼ ĐƯỢC BẢO VỆ
TRƯỚC HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN CẤP NHÀ NƯỚC
HỌP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Vào hồi: 8 giờ 30’ ngày 06 tháng 06 năm 2008




Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Y học Trung ương
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Ngọc Minh, Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Thân (2005), “Điều
tra các loài vật chủ và trung gian truyền bệnh tại các ổ dịch
hạch ở tỉnh Đắk Lắk năm 2003”, Tạp chí Y học thực hành,
(509), tr. 5 - 7.
2. Phạm Ngọc Minh, Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Thân (2006), “Các
loài vật chủ chuột và bọ chét tại các ổ dịch hạch của tỉnh Gia
Lai”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 4 (43), tr. 13 - 16.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch hạch là một bệnh dịch của loài gặm nhấm được truyền sang
người chủ yếu qua vết đốt của bọ chét. Bệnh cổ điển thường nặng, tỷ
lệ tử vong cao và có xu hướng gây thành dịch lớn.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, y
học nói riêng, con người đã kiểm soát được bệnh dịch hạch, không
cho bùng phát thành
đại dịch, tuy nhiên vẫn chưa phải hoàn toàn loại
trừ được bệnh này.
Tại Việt Nam, bệnh nhân dịch hạch đầu tiên được ghi nhận vào
năm 1898 tại Nha Trang. Tính từ khi xâm nhập đến nay, dịch hạch
đã thấy xuất hiện ở 42 tỉnh, thành phố trong cả nước. Số người mắc
và chết do dịch hạch ở Việt Nam có những giai đoạn cao nhất thế
giới, trong đó ch
ủ yếu xảy ra ở khu vực miền Trung và sau này là các
tỉnh Tây Nguyên. Sau năm 1990 tại khu vực Tây Nguyên vẫn còn sự
lưu hành dai dẳng của các ổ bệnh dịch hạch trong các loài gặm nhấm
gần người, khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ bùng phát thành dịch
và lây lan sang người thông qua vector bọ chét. Xuất phát từ thực tế
đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò của bọ
chét Xenopsylla cheopis trong các ổ
dịch hạch dai dẳng ở Tây
Nguyên và kết quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu:
1. Xác định vai trò của bọ chét Xenopsylla cheopis trong các
ổ dịch hạch dai dẳng ở Tây Nguyên.
2. Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp khống
chế bọ chét dưới mức nguy hiểm.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
CỦA LUẬN ÁN
1. Xác định Rattus exulans là vật ch
ủ chủ yếu của Yersinia pestis tại
các ổ dịch hạch dai dẳng ở Tây Nguyên:
- Có quần thể đông nhất: tỷ lệ 91,81%.
2

- Có tần suất cao nhất: 100%.
- Chỉ số phong phú cao nhất: 6,99%.
- Tỷ lệ nhiễm X.cheopis cao: 58,11%.
- Tỷ lệ nhiễm Y.pestis: 1,50% và chỉ dương tính ở loài này.
2. Xác định vai trò của X.cheopis là vector chủ yếu truyền Y.pestis từ
chuột sang chuột và sang người tại các ổ dịch hạch dai dẳng ở Tây
Nguyên:
- X.cheopis gặp ký sinh trên tất cả 8 loài chuột gần người thu
thập được.
- Chỉ số
X.cheopis trung bình trên R.exulans là 1,30; trên mức
nguy hiểm.
- Tỷ lệ nhiễm Y.pestis từ bọ chét là 1,72%.
- Tỷ lệ chuột nhiễm X.cheopis và CSBC X.cheopis quanh năm
cao trên mức nguy hiểm là một trong các yếu tố góp phần duy trì sự
dai dẳng của dịch hạch tại các ổ dịch tại Tây Nguyên.
3. Đánh giá về các biện pháp can thiệp diệt bọ chét:
- Diệt bọ chét bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến rất hi
ệu quả vì
phù hợp với sinh thái R.exulans. Sau 1 tháng đã khống chế được chỉ
số bọ chét X.cheopis ở mức dưới 1 và ổn định ở mức thấp trong suốt
12 tháng theo dõi.
- Diệt bọ chét bằng phun Permethrin tồn lưu có tác dụng ngay
sau phun, nhưng tác dụng sau 3 tháng giảm dần. Sau 12 tháng hầu
như không còn tác dụng.
- Phun Permethrin tồn lưu phù hợp chống dịch tại các ổ dịch
nóng cần dập dịch nhanh. Đặ
t hộp mồi Kartman cải tiến phù hợp
phòng chống dịch tại các ổ dịch hạch dai dẳng ở Tây Nguyên.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 121 trang, trong đó: Đặt vấn đề (2 trang). Chương
1: Tổng quan (38 trang). Chương 2: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu (17 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu (32 trang).
Chương 4: Bàn luận (29 trang). Kết luận và kiến nghị (3 trang). Luận
án có 147 tài liệu tham khảo (88 tiếng Việt và 59 tiếng nướ
c ngoài).
Luận án có 31 bảng và 44 hình (26 biểu đồ, 3 đồ thị, 1 sơ đồ, 1 bản
đồ, 13 ảnh).
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Quá trình phát triển của bệnh dịch hạch
3
1.1.1. Quá trình phát triển của bệnh dịch hạch trên thế giới
- Đại dịch thứ I bắt đầu năm 531, xuất phát từ Ai Cập sau lan tới
Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu và kết thúc vào năm 580, toàn thế
giới có hơn 100 triệu người chết.
- Xuất phát từ Trung Quốc năm 1334, sau đó lan tới Ấn Độ,
châu Phi và châu Âu, đại dịch thứ II được mệnh danh là: “Bệnh chết
đen” đã làm khoảng 65 triệu người thi
ệt mạng (châu Âu khoảng 25
triệu, châu Á và châu Phi khoảng 40 triệu).
- Đại dịch thứ III bắt đầu từ Hồng Kông năm 1894. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông đường biển, chỉ sau 10
năm dịch đã nhanh chóng lan tới 87 thành phố hải cảng của cả 5 châu
lục.
1.1.2. Quá trình phát triển của bệnh dịch hạch tại Việt Nam
Lịch sử tồn tại của b
ệnh dịch hạch ở Việt Nam từ khi xuất hiện
tới nay có thể chia làm 4 thời kỳ chính:
1.1.2.1. Thời kỳ đầu (1898-1922)

Giai đoạn này đánh dấu sự xâm nhập của bệnh dịch hạch vào
Việt Nam. Vụ dịch khởi đầu ở Nha Trang 1898, làm cho 72 người
mắc trong đó có 53 người chết. Năm 1906 một lần nữa, tàu biển từ
Quảng Đông và Hồng Kông đã mang mầm bệ
nh đến, làm cho một
nhóm Ấn kiều ở Sài Gòn mắc bệnh. Từ đó dịch hạch lan ra các tỉnh
phía Nam, Trung bộ. Tại miền Bắc Việt Nam bệnh dịch hạch được
ghi nhận lẻ tẻ vào đầu thế kỷ XX, bệnh lây truyền từ Trung Quốc qua
biên giới đường bộ.
1.1.2.2. Thời kỳ thứ hai (1923-1960)
Dịch lắng dịu, lưu hành có tính chất địa phương, dịch bệnh chủ
yếu xảy ra ở khu vực miền Nam. Thời kỳ này căn cứ vào tính chất,
quy mô chia làm 2 giai đoạn:
4
- Giai đoạn 1923-1940: Ở các địa phương miền Nam dịch hạch
xảy ra lẻ tẻ với quy mô nhỏ, còn ở các tỉnh miền Bắc không thấy
dịch hạch xuất hiện.
- Giai đoạn 1941-1960: Có lúc bệnh bùng lên thành các ổ dịch
quy mô nhỏ tại nhiều địa phương ở nam Trung Bộ và Nam Bộ. Năm
1944 tại Lâm Đồng đã phát hiện được bệnh nhân dịch hạch đầu tiên
ở Tây Nguyên.
1.1.2.3. Thời kỳ thứ ba (1961-1990)
Bùng phát các ổ dịch với quy mô nhỏ ở nhiều địa phương:
- Giai đoạn từ 1961-1975: Dịch bùng phát và có xu hướng lan
rộng khắp các tỉnh ở miền Nam, các tỉnh miền Bắc không có dịch.
- Giai đoạn từ 1976-1990: Dịch xảy ra lẻ tẻ, tản phát, kéo dài,
thỉnh thoảng bùng lên những vụ dịch nhỏ. Số người mắc và chết do
dịch hạch ở
Việt Nam trong nhiều năm cao nhất khu vực và thế giới,
trong đó chủ yếu xảy ra ở Tây Nguyên.

1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh dịch hạch
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh dịch hạch trên thế giới
Năm 1894, A.Yersin và S.Kitasato đã phân lập được vi khuẩn
Yersinia pestis nguyên nhân gây căn bệnh dịch hạch. Vào năm 1910,
V.A.Khavlinhin thử nghiệm thành công vacxin dịch hạch đầu tiên tại
Ấn Độ. Trong những năm tiế
p theo, các nhà khoa học và chuyên gia
của WHO cũng có nhiều công trình nghiên cứu sâu và tổng thể về
bệnh dịch hạch, trong đó có R.Pollitzer, M.Baltazard, D.H.S.Davis,
R.Devignat, G.Giranet, M.A.Gohan, L.Kartman, B.Velimirovic,
V.A.Bibikova, L.N.Klasovsky, D.C.Cavanaugh, M.Bahmanyar,
Mollared, T.Butler, E.Tikhomirov nghiên cứu một cách toàn diện
về bệnh dịch hạch và tìm ra các biện pháp phòng chống hiệu quả.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh dịch hạch tại Việt Nam
5
- Trước năm 1975 chủ yếu do các tác giả nước ngoài, sau đó có
sự tham gia của một số tác giả Việt Nam. Đầu tiên là nhà bác học
người Pháp A.Yersin (1899), sau đó có: Gaide và Bodet (1932),
J.D.Marshall, T.C.Gibson, D.C.Cavanaugh, Kỳ Vĩnh Thái, Trần
Công Dung, Đào Văn Quý… Các công trình trên mới chỉ dừng ở
mức thống kê tình hình dịch bệnh về mặt dịch tễ.
- Sau năm 1975, Có các tác giả như: Nguyễn Tăng Ấm, Nguyễn
Văn Nhẽ, Nguyễn Quang Huy, Lê Nhi, Huỳnh Hữu
Đáng, Trần
Công Phát, Cao Minh Tân, Bùi Quý Xiêm, Đỗ Trần Thận, Đỗ
Thung, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Ái Phương, Nguyễn Thị Thế
Trâm, Đỗ Sỹ Hiển, Trương Sỹ Niêm, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Thái,
Huy Nam, Lý Thị Vi Hương… Dịch hạch được nghiên cứu một cách
toàn diện về: các đặc điểm dịch tễ, quy luật lưu hành dịch trong quần
thể gặm nhấm, biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh…

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bọ chét ký sinh trên chuột và bọ chét tự
do tại các ổ dịch hạch. Chuột: vật chủ của bọ chét.
2.2. Địa điểm nghiên cứu: Các ổ dịch hạch dai dẳng được nghiên
cứu thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai của Tây Nguyên.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1999 đến năm 2006.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứ
u
2.4.1.1. Điều tra mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu nghiên cứu ngang: N = 1.537 chuột.
- Biến số:
+ Mô tả về vật chủ của bọ chét X.cheopis: Thành phần loài vật
chủ chuột, tần suất bắt gặp, chỉ số phong phú các loài vật chủ chuột
6
(CSPP), tỷ lệ chuột nhiễm bọ chét X.cheopis và khả năng nhiễm
mầm bệnh dịch hạch Y.pestis của vật chủ chuột.
+ Mô tả về bọ chét X.cheopis: Thành phần loài bọ chét, tần suất
gặp trên các loài vật chủ chuột, chỉ số bọ chét X.cheopis (CSBC) và
khả năng nhiễm mầm bệnh dịch hạch Y.pestis của bọ chét X.cheopis.
2.4.1.2. Nghiên cứu can thiệp
- Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp: n1 = n2 = n3 = 147 chuột.
- Thiết kế can thiệp:
+ Nội dung can thiệp: Tiến hành diệt bọ chét bằng Diazinon đặt
trong hộp mồi Kartman cải tiến và phun Permethrin tồn lưu.
+ Quy mô và địa điểm can thiệp: Dự kiến tiến hành can thiệp
hộp mồi Kartman cải tiến tại xã Ea Wy; phun Permethrin tồn lưu tại
xã Ea Ral; đối chứng là xã Ea Hiao (đều thuộc huyện EaH’leo Đắk
Lắk có tỷ lệ nhiễ

m bọ chét và CSBC X.cheopis gần bằng nhau).
Nghiên cứu được tiến hành trong mùa khô, mùa có mật độ bọ chét
cao và là thời gian thường xảy ra các vụ dịch ở khu vực Tây Nguyên.
- Biến số:
+ Nhóm chủ cứu: Tính tỷ lệ nhiễm bọ chét X.cheopis và CSBC
X.cheopis của chuột lắt R.exulans.
+ Nhóm đối chứng: Tính tỷ lệ nhiễm bọ chét X.cheopis và
CSBC X.cheopis của chuột lắt R.exulans.
So sánh kết quả các biến số
giữa 2 nhóm chủ cứu và với nhóm
đối chứng; giữa các thời điểm nghiên cứu.
2.4.2. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu
2.4.3.2. Kỹ thuật nghiên cứu về chuột
- Bắt chuột: Dùng bẫy lồng, bắt sống chuột. Mỗi điểm nghiên
cứu đặt 100 bẫy, trong 3 đêm liền. Đảm bảo diện tích khoảng 100m
2

đặt 5 bẫy.
7
- Định loại chuột: Theo khóa định loại của Đào Văn Tiến
(1985), Cao Văn Sung (1980). T.Joe và R.Marshall (1977) và
P.F.D.Van Peenen (1969).
2.4.3.3. Kỹ thuật thu thập bọ chét ký sinh trên chuột
- Thu thập, và định loại bọ chét theo khóa định loại của Nguyễn
Kim Bằng (1971) và Nguyễn Thị Thu Vân (1997).
2.4.3.4. Kỹ thuật thu thập bọ chét tự do
- Dùng khay men trắng (40cm x 60cm) có chứa nước để làm
bẫy thu bọ chét, một ổ dịch đặt 10 khay. Xác định loài bọ chét, số
lượng và t
ỷ lệ từng loài.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Vai trò của bọ chét X.cheopis trong các ổ dịch hạch dai dẳng
ở Tây Nguyên
3.1.1. Kết quả nghiên cứu về vật chủ của bọ chét tại các ổ dịch hạch

91,81 %
8,19 %
R.exulans
Loài khác



Tại 6 ổ dịch hạch dai dẳng phát hiện được 8 loài chuột bao gồm:
R.exulans, S.murinus, R.nitidus, R.koratensis, B.savilei, M.musculus,
R.argentiventer và R.losea. Trong tổng số 1.599 chuột thu được loài
R.exulans nhiều nhất, chiếm 91,81%, các loài còn lại chiếm 8,19%.
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các loài chuột phát hiện được
tại các ổ dịch hạch
8
Bảng 3.3. Tần suất gặp các loài chuột tại các ổ dịch hạch dai dẳng
TT Loài chuột Tần số quan sát Tần suất (%)
1 R.exulans 70 100,00
2 R.nitidus 20 28,57
3 S.murinus 17 24,29
4 R.koratensis 8 11,43
5 B.savilei 8 11,43
6 M.musculus 4 5,71
7 R.argentiventer 3 4,29
8 R.losea 2 2,86

Tần suất gặp loài R.exulans cao nhất là 100% các điểm nghiên cứu,
tiếp đến là R.nitidus 28,57%, S.murinus 24,29%, các loài khác có tần
suất thấp.
Bảng 3.6. So sánh CSPP của các loài chuột tại các ổ dịch hạch
TT Loài chuột Số bẫy n CSPP (%) p
1 R.exulans 1.468 6,99
2 Loài khác 131 0,62
Chung:
21.000
1.599 7,61
p < 0,01

CSPP của chuột tại các điểm nghiên cứu là 7,61% trong đó loài
chuột R.exulans có CSPP cao hơn các loài khác (6,99% so với
0,62%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Bảng 3.7. So sánh CSPP của chuột tính theo địa phương
Các loài chuột R.exulans
Địa
phương
Tổng số
bẫy
n CSPP (%) n CSPP (%)
Đắk Lắk 10.500 885 8,43 794 7,56
Gia Lai 10.500 714 6,80 674 6,42
p p > 0,05 p > 0,05
9
Chỉ số phong phú của các loài chuột và của R.exulans tại các ổ dịch
dai dẳng ở Đắk Lắk cao hơn ở Gia Lai (8,43% và 7,56% so với
6,80% và 6,42%); sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.8. So sánh CSPP của chuột theo mùa

Các loài chuột R.exulans
Mùa
Tổng
số bẫy
n CSPP (%) n CSPP (%)
Mùa khô 10.800 1.004 9,30 955 8,84
Mùa mưa 10.200 595 5,83 513 5,03
p p < 0,05 p < 0,01
CSPP của các loài chuột và của R.exulans tại các ổ dịch dai dẳng
mùa khô cao hơn mùa mưa (9,30% và 8,84% so với 5,83% và
5,03%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và p < 0,01.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu về chuột nhiễm bọ chét tại các ổ dịch hạch
Bảng 3.9. So sánh Tỷ lệ chuột nhiễm X.cheopis tại các ổ dịch hạch
TT
Loài chuột n Số nhiễm Tỷ lệ % p
1 R.exulans 1.468 853 58,11
2 Loài khác 131 67 51,15
Chung: 1.599 920 57,54
p > 0,05

Tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis cao hơn so với các loài chuột khác
(58,11% so với 51,15%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05
Bảng 3.10. Tỷ lệ chuột nhiễm bọ chét X.cheopis tính theo địa phương
Các loài chuột R.exulans
Địa
phương
n Số nhiễm Tỷ lệ % n Số nhiễm Tỷ lệ %
Đắk Lắk 885 518 58,53 794 477 60,08
Gia Lai 714 402 56,30 674 376 55,79
p p > 0,05 p > 0,05

10
Tỷ lệ các loài chuột và R.exulans nhiễm X.cheopis tại các ổ dịch dai
dẳng ở Đắk Lắk cao hơn Gia Lai (58,53% và 60,08% so với 56,30%
và 55,79%); sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.11. So sánh Tỷ lệ chuột nhiễm bọ chét X.cheopis theo mùa
Các loài chuột R.exulans
Mùa
n
Số
nhiễm
Tỷ lệ % n
Số
nhiễm
Tỷ lệ %
Mùa khô 1.004 585 58,27 955 559 58,53
Mùa mưa 595 335 56,30 513 294 57,31
p p > 0,05 p > 0,05
Tỷ lệ các loài chuột và R.exulans nhiễm X.cheopis tại các ổ dịch dai
dẳng mùa khô cao hơn mùa mưa (58,27% và 58,53% so với 56,30%
và 57,31%); sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.3. Kết quả nghiên cứu về bọ chét ký sinh tại các ổ dịch dai dẳng
Bảng 3.12. Thành phần loài bọ chét ký sinh trên chuột tại các ổ dịch
Loài bọ chét ký sinh
TT Loài chuột
X.cheopis
Ct.felis
felis
Ct.felis
orientis
St.aporus

rectodigitus
1
R.exulans
+
2
S.murinus
+ +
3
R.nitidus
+
4
R.koratensis
+
5
B.savilei
+ +
6
M.musculus
+ +
7
R.argentiventer
+
8
R.losea
+
Bọ chét X.cheopis gặp ký sinh trên tất cả 8 loài chuột thu được. 3 loài
bọ chét: Ct.felis felis, Ct.felis orientis, St.aporus rectodigitus chỉ gặp
trên 1 loài chuột.

11

Bảng 3.13. Chỉ số bọ chét X.cheopis của chuột tại các ổ dịch hạch
Loài chuột Số chuột n
X ± SD
p
R.exulans 1.468 70 1,30 ± 0,54
Các loài khác 131 34 1,55 ± 1,05
p > 0,05
CSBC X.cheopis trung bình của cả hai nhóm đều cao hơn 1. CSBC
X.cheopis trung bình của R.exulans thấp hơn nhóm các loài khác
(1,30 so với 1,55); khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.14. Chỉ số bọ chét X.cheopis của chuột tính theo địa phương
Các loài chuột R.exulans
Địa
phương
n
X ± SD
n
X ± SD
Đắk Lắk 35 1,29 ± 0,51 35 1,31 ± 0,60
Gia Lai 35 1,30 ± 0,46 35 1,28 ± 0,48
p p > 0,05 p > 0,05
CSBC X.cheopis trung bình của các loài chuột tại các ổ dịch dai dẳng
ở Gia Lai cao hơn Đắk Lắk (1,30 so với 1,29). CSBC X.cheopis
trung bình của R.exulans tại các ổ dịch ở Đắk Lắk cao hơn Gia Lai
(1,31 so với 1,28); khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.15. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis của chuột theo mùa
Các loài chuột R.exulans
Mùa
n X ± SD n X ± SD
Mùa khô 36 1,40 ± 0,52 36 1,39 ± 0,59

Mùa mưa 34 1,15 ± 0,45 34 1,11 ± 0,48
p p < 0,05 p < 0,05
CSBC X.cheopis trung bình của cả hai nhóm đều cao hơn 1. CSBC
X.cheopis trung bình của các loài chuột và của R.exulans tại các ổ
dịch dai dẳng trong mùa khô cao hơn mùa mưa (1,40 và 1,39 so với
1,15 và 1,11); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
12
3.1.4. Kết quả nghiên cứu về bọ chét tự do tại các ổ dịch dai dẳng
Bảng 3.16. Thành phần loài bọ chét tự do tại các ổ dịch hạch
TT Loài bọ chét Số lượng Tỷ lệ %
1 Ct.felis felis 224 38,16
2 Ct.felis orientis 197 33,56
3 P.irritans 154 26,24
4 X.cheopis 12 2,04
Tổng số: 587 100,00
Kết quả thu được tổng số 587 bọ chét thuộc 4 loài: X.cheopis,
P.irritans, Ct.felis felis, Ct.felis orientis. Trong đó cao nhất là Ct.felis
felis 38,16%, thấp nhất là X.cheopis 2,04%.
3.1.5. Mối liên quan giữa CSPP chuột R.exulans, CSBC X.cheopis
với điều kiện thời tiết khí hậu và số bệnh nhân dịch hạch

LGMUA
5004003002001000-100
CSPP
20
18
16
14
12
10

8
6
4
2


CSPP của R.exulans cao nhất vào tháng 2 (19,17%) và thấp nhất vào
tháng 8 (3,61%). CSPP R.exulans có mối tương quan nghịch mạnh
với lượng mưa (r = - 0,556; p > 0,05).
CSPP (%)
Lượng mưa (mm)
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CSPP của R.exulans
với lượng mưa tại xã Ea Wy năm 2003

13

DOAM
100908070
CSBC1
3.0
2.5
2.0
1.5
1.0
.5
0.0



CSBC X.cheopis cao nhất vào tháng 3 (2,68) và thấp nhất vào tháng

11 (0,52). Trên nền nhiệt độ thuận lợi cho bọ chét phát triển, CSBC
X.cheopis có mối tương quan nghịch mạnh với độ ẩm không khí
(r = - 0,713; p < 0,01).
SOBENHAN
50403020100-10
CSBC2
4.0
3.5
3.0
2.5
2.0
1.5
1.0
.5
0.0


Theo dõi biến động CSBC X.cheopis và số bệnh nhân dịch hạch tại
xã Ea Wy trong 12 tháng cho thấy CSBC X.cheopis cao nhất vào

Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CSBC X.cheopis
với số bệnh nhân dịch hạch tại xã Ea Wy năm 1999
Số bệnh nhân dịch hạch
CSBC

Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CSBC X.cheopis
với độ ẩm không khí tại xã Ea Wy năm 2003
CS
B
C


Đ
ộ ẩm không khí ( %)

14
tháng 3 là 3,5 và thấp nhất vào tháng 11 là 0,18. Số bệnh nhân dịch
hạch cao nhất vào tháng 3 là 44 bệnh nhân; thấp nhất vào tháng 11
và 12 là 0 bệnh nhân. CSBC X.cheopis và số bệnh nhân dịch hạch có
mối tương quan thuận mạnh (r = 0,619; p < 0,05).
3.1.6. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn dịch hạch tại các ổ dịch dai dẳng


1,50 %
98,50 %
Âm tính
Dương tính


Trong số 1.599 mẫu chuột có 24 mẫu (+) (cả 24 mẫu đều là của loài
chuột R.exulans), tỷ lệ chuột nhiễm vi khuẩn dịch hạch Y.pestis là
1,50%.

4,75 %
95,25 %
Âm tính
Dương tính



Trong số 1.599 mẫu huyết thanh chuột có 76 mẫu (+) (64 mẫu

R.exulans, 9 mẫu S.murinus, 2 mẫu R.nitidus và 1 mẫu R.koratensis),
tỷ lệ chuột có kháng thể kháng F
1
là 4,75%.
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn kết quả phân lập Y.pestis từ chuột
Hình 3.18. Biểu đổ biểu diễn kết quả phát hiện kháng thể
kháng F
1
của chuột
15


1,72 %
98,28 %
Âm tính
Dương tính


Trong số 232 lô bọ chét có 4 lô (+) (cả 4 lô đều là bọ chét X.cheopis
ký sinh), tỷ lệ nhiễm vi khuẩn dịch hạch Y.pestis là 1,72%.

3.2. Kết quả biện pháp can thiệp diệt bọ chét Xenopsylla cheopis
bằng hộp mồi Kartman cải tiến và phun Permethrin tồn lưu
Bảng 3.22. So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
của các nhóm nghiên cứu sau 1 tháng can thiệp
Nhóm NC n
Số
nhiễm
Tỷ lệ %p
Kartman (1) 152 58 38,16

Permethrin (2) 154 42 27,27
Chứng (3) 161 93 57,76
p(1,3) < 0,001
p(2,3) < 0,001
p(1,2) < 0,05
Cả 2 nhóm can thiệp sau 1 tháng tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
đều thấp hơn so với nhóm chứng (nhóm hộp mồi Kartman là
38,16%, nhóm phun Permethrin là 27,27% so với nhóm chứng là
57,76%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự
khác biệt tỷ lệ nhiễm X.cheopis giữa 2 nhóm can thiệp là có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).


Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn kết quả phân lập Y.pestis từ bọ chét
16
Bảng 3.23. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis trên R.exulans
của các nhóm nghiên cứu sau 1 tháng can thiệp
Nhóm NC n X.cheopis CSBC X.cheopis
Kartman 152 96 0,63
Permethrin 154 45 0,29
Chứng 161 195 1,21
CSBC X.cheopis trên R.exulans của nhóm phun Permethrin thấp nhất
(0,29) so với nhóm đặt hộp mồi Kartman (0,63) và nhóm chứng
(1,21). CSBC X.cheopis trên R.exulans của nhóm đặt hộp mồi
Kartman thấp hơn so với nhóm chứng (0,63 so với 1,21).
Bảng 3.24. So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
của các nhóm nghiên cứu sau 3 tháng can thiệp
Nhóm NC n
Số
nhiễm

Tỷ lệ %p
Kartman (1) 160 42 26,25
Permethrin (2) 157 55 35,03
Chứng (3) 155 87 56,13
p(1,3) < 0,001
p(2,3) < 0,001
p(1,2) > 0,05
Cả 2 nhóm can thiệp sau 3 tháng tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
đều thấp hơn so với nhóm chứng (nhóm hộp mồi Kartman là
26,25%, nhóm phun Permethrin là 35,03% so với nhóm chứng là
56,13%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự
khác biệt về tỷ lệ nhiễm X.cheopis giữa 2 nhóm can thiệp là không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.25. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis trên R.exulans
của các nhóm nghiên cứu sau 3 tháng can thiệp
Nhóm NC n X.cheopis CSBC X.cheopis
Kartman 160 45 0,28
Permethrin 157 119 0,76
Chứng 155 192 1,24
17
CSBC X.cheopis trên R.exulans của nhóm đặt hộp mồi Kartman thấp
nhất (0,28) so với nhóm phun Permethrin (0,76) và nhóm chứng
(1,24). CSBC X.cheopis trên R.exulans của nhóm phun Permethrin
thấp hơn nhóm chứng (0,76 so với 1,24).
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
của các nhóm nghiên cứu sau 12 tháng can thiệp
Nhóm NC n
Số
nhiễm
Tỷ lệ % p

Kartman (1) 165 19 11,52
Permethrin (2) 161 90 55,90
Chứng (3) 159 92 57,86
p(1,3) < 0,001
p(2,3) > 0,05
p(1,2) < 0,001
Sau 12 tháng can thiệp, nhóm đặt hộp mồi Kartman có tỷ lệ
R.exulans nhiễm X.cheopis thấp hơn so với nhóm phun Permethrin
và nhóm chứng (11,52% so với 55,90% và 57,86%); sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm
X.cheopis giữa nhóm phun Permethrin và nhóm chứng là không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.27. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis trên
R
.exulans
của các nhóm nghiên cứu sau 12 tháng can thiệp
Nhóm NC n X.cheopis CSBC X.cheopis
Kartman 165 24 0,15
Permethrin 161 185 1,15
Chứng 159 197 1,24
CSBC X.cheopis trên R.exulans của nhóm đặt hộp mồi Kartman thấp
nhất (0,15) so với nhóm phun Permethrin (1,15) và nhóm chứng
(1,24). CSBC X.cheopis trên R.exulans nhóm phun Permethrin thấp
hơn nhóm chứng (1,15 so với 1,24).
18
Bảng 3.28. So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
của nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến
Thời điểm NC n
Số
nhiễm

Tỷ lệ % p
1 tháng (1) 152 58 38,16
3 tháng (2) 160 42 26,25
12 tháng (3) 165 19 11,52
p(1,3) < 0,001
p(2,3) < 0,001
p(1,2) < 0,05
Trong nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến, tỷ lệ
R.exulans nhiễm X.cheopis sau 12 tháng là thấp hơn so với sau 1 và 3
tháng (11,52% so với 38,16% và 26,25%); sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm X.cheopis
giữa tháng thứ 1 và thứ 3 là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.29. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis trên
R
.exulans
của nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến
Thời điểm NC n X.cheopis CSBC X.cheopis
1 tháng 152 96 0,63
3 tháng 160 45 0,28
12 tháng 165 24 0,15
Trong nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến, CSBC
X.cheopis trên R.exulans sau 12 và 3 tháng là thấp hơn sau 1 tháng
(0,15 và 0,28 so với 0,63). CSBC X.cheopis tháng thứ 12 thấp hơn ở
tháng thứ 3 (0,15 so với 0,28).
Bảng 3.30. So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis
của nhóm can thiệp bằng phun Permethrin tồn lưu
Thời điểm NC n
Số
nhiễm
Tỷ lệ %p

1 tháng (1) 154 42 27,27
3 tháng (2) 157 55 35,03
12 tháng (3) 161 90 55,90
p(1,3) < 0,001
p(2,3) < 0,001
p(1,2) > 0,05
19
Trong nhóm can thiệp bằng phun Permethrin tồn lưu, tỷ lệ R.exulans
nhiễm X.cheopis sau 12 tháng cao hơn so với sau 1 tháng và 3 tháng
(55,90% so với 27,27% và 35,03%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm X.cheopis giữa tháng thứ 1
và 3 là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.31. So sánh chỉ số bọ chét X.cheopis trên
R
.exulans
của nhóm can thiệp bằng phun Permethrin tồn lưu
Thời điểm NC n X.cheopis CSBC X.cheopis
1 tháng 154 45 0,29
3 tháng 157 119 0,76
12 tháng 161 185 1,15
Trong nhóm can thiệp bằng phun Permethrin tồn lưu, CSBC
X.cheopis trên R.exulans sau 12 tháng cao hơn sau 3 tháng và 1 tháng
(1,15 so với 0,76 và 0,29). CSBC X.cheopis sau 3 tháng cao hơn sau
1 tháng (0,76 so với 0,29).
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Vai trò của bọ chét X.cheopis trong các ổ dịch hạch dai dẳng
ở Tây Nguyên
4.1.1. Các loài chuột phát hiện được và CSPP của chuột tại các ổ
dịch hạch

- Trong nghiên cứu phát hiện được 8 loài chuột. R.exulans
nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 91,81%, 7 loài còn lại chỉ chiếm tỷ lệ 8,19%.
- Theo các nghiên c
ứu ở Tây Nguyên: Đ.T. Đạt (1989). L.T.V.
Hương (1995), B.K. Hằng (1998). R.exulans chiếm tỷ lệ cao nhất.
20
- So sánh CSPP R.exulans và CSPP của các loài chuột còn lại
tại các ổ dịch hạch dai dẳng thấy CSPP của R.exulans cao hơn các
loài chuột khác (6,99% so với 0,62%, p < 0,01).
- CSPP của chuột có sự khác biệt theo mùa. CSPP của chuột
trong mùa khô cao trên mức độ báo động.
4.1.2. Tỷ lệ chuột nhiễm bọ chét X.cheopis tại các ổ dịch dai dẳng
- Tỷ lệ chuột nhiễm X.cheopis là 57,54%. Tỷ lệ nhiễm X.cheopis
của R.exulans và các loài chuột khác không có s
ự khác biệt (58,11%
so với 51,15%; p > 0,05).
- Theo L.T.V.Hương (1995) tỷ lệ chuột nhiễm X.cheopis ở các ổ
dịch đang có dịch hạch thường là từ 80% - 90%, nhiều ổ dịch lên tới
100%. B.K.Hằng (1998) tỷ lệ này là 38,5% - 49,7%.
- Tỷ lệ nhiễm và CSBC X.cheopis tăng cao là nhân tố quan trọng
làm tăng khả năng lan truyền của bệnh dịch hạch trong cộng đồng.
4.1.3. Các loài bọ chét và CSBC X.cheopis tại các ổ dịch dai dẳng
- Có 4 loài bọ chét ký sinh, X.cheopis gặp ký sinh trên tất cả 8
loài chuột.
- CSBC X.cheopis trung bình của R.exulans và nhóm các loài
chuột khác tại các ổ dịch hạch dai dẳng đều lớn hơn 1 và không thấy
sự khác biệt (1,30 so với 1,55; p > 0,05).
- CSBC X.cheopis của chuột tại Đắk Lắk và Gia Lai đều cao và
ở trên mức nguy hiểm (CSBC X.cheopis lớn hơn 1).
- CSBC X.cheopis của chuột các tháng trong cả năm luôn ở mức

cao, chỉ số này có xu hướng tăng mạ
nh vào mùa khô, mùa thường
xảy ra các vụ dịch hạch ở khu vực Tây Nguyên.
- Sinh thái học dịch hạch tại các ổ dịch hạch dai dẳng ở khu vực
Tây Nguyên là kiểu sinh thái học ổ dịch R.exulans với vector truyền
bệnh chủ yếu là X.cheopis.
21
4.2. Kết quả các biện pháp can thiệp khống chế bọ chét dưới mức
nguy hiểm tại các ổ dịch hạch dai dẳng
- Sau 1 tháng can thiệp tỷ lệ nhiễm và CSBC X.cheopis tại các ổ
dịch hạch dai dẳng của cả 2 nhóm can thiệp: đặt hộp mồi Kartman
cải tiến và phun Permethrin tồn lưu đều giảm đi so với nhóm chứng.
- So sánh hiệu quả sau 1 tháng can thiệp, nhóm phun Permethrin
tồn lưu cho kết quả
giảm tỷ lệ nhiễm và CSBC X.cheopis (của
R.exulans) nhanh hơn so với nhóm đặt hộp mồi Kartman cải tiến.
- Sau 3 tháng, ở 2 nhóm can thiệp tỷ lệ R.exulans nhiễm
X.cheopis đều thấp hơn so với nhóm chứng (26,25% và 35,03% so
với 56,13%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- So sánh hiệu quả sau 3 tháng can thiệp, tỷ lệ R.exulans nhiễm
X.cheopis của nhóm đặt hộp mồi Kartman cải tiến thấp hơn c
ủa
nhóm phun Permethrin tồn lưu (26,25% và 35,03%), sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- CSBC X.cheopis của R.exulans của nhóm đặt hộp mồi
Kartman cải tiến thấp nhất (CSBC X.cheopis là 0,28) so với nhóm
phun Permethrin tồn lưu (CSBC X.cheopis là 0,76) và ở nhóm chứng
(CSBC X.cheopis là 1,24).
- Sau 12 tháng, nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải
tiến có tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis thấp nhất so với nhóm phun

Permethrin tồn lưu và nhóm chứng (11,52% so với 55,90% và
57,86%; p < 0,001).
- Nhóm can thiệp bằng đặt hộp mồi Kartman cải tiến có CSBC
X.cheopis của R.exulans thấp nhất so với nhóm phun Permethrin tồn
lưu và nhóm chứng (0,15 so với 1,15 và 1,24).
- So sánh tỷ lệ R.exulans nhiễm X.cheopis của nhóm phun
Permethrin tồn lưu và nhóm chứng thấy không có sự khác biệt
22
(55,56% so với 58,73%; p > 0,05). CSBC X.cheopis của R.exulans
nhóm phun Permethrin tồn lưu là 1,15 thấp hơn so với nhóm chứng
là 1,24.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Xác định vai trò của bọ chét X.cheopis trong các ổ dịch hạch
dai dẳng ở Tây Nguyên
1.1. Các loài chuột, CSPP của chuột, tỷ lệ chuột nhiễm bọ chét
X.cheopis tại các ổ dịch hạch dai dẳng
- Có 8 loài vật chủ của bọ chét là: Rattus exulans (R.exulans),
R.nitidus
, R.koratensis, R.argentiventer, S.murinus, Bandicota savilei
(B.savilei), Mus musculus (M.musculus) và R.losea. Trong đó
R.exulans chiếm ưu thế (tỷ lệ: 91,81%; tần suất: 100%).
- Chỉ số phong phú (CSPP) các loài chuột là: 7,61% (6,30% -
11,08%); CSPP của R.exulans là: 6,99% (5,36% - 9,89%). CSPP của
R.exulans cao hơn các loài khác (6,99% so với 0,62%; p < 0,01).
CSPP R.exulans có mối tương quan nghịch với lượng mưa trung bình
(r = - 0,556; p > 0,05). CSPP của các loài chuột và của R.exulans
trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa (9,30% so với 5,83%;
p < 0,05 và 8,84% so với 5,03%; p < 0,01).
- Tỷ lệ chuột nhiễm X.cheopis là: 57,54%; t

ỷ lệ R.exulans nhiễm
X.cheopis là: 58,11%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm
X.cheopis giữa R.exulans và các loài khác (58,11% so với 51,15%;
p > 0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm X.cheopis của các
loài chuột và của R.exulans giữa mùa khô và mùa mưa (58,27% so
với 56,30%; p > 0,05 và 58,53% so với 57,31%; p > 0,05).
1.2. Các loài bọ chét, CSBC X.cheopis tại các ổ dịch hạch dai
dẳng

×