Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tế học, chỉ số hoá sinh và mức độ biểu hiện gen Hip trong u tuyến tiền liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.62 KB, 28 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC,
CHỈ SỐ HÓA SINH VÀ MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN GEN HIP
TRONG U TUYẾN TIỀN LIỆT


Chuyên ngành: Hóa sinh
Mã Số: 62.73.25.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC





Hà Nội – 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại hoc Y Hà Nội, Trường Đại
học Y Hải Phòng, Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt


Nam, Bệnh viện Hữu Nghị


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đào Kim Chi
TS. Phạm Thị Lý


Phản biện 1: GS.TSKH. Đái Duy Ban


Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Ngọc Liên


Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà


LUẬN ÁN SẼ ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN CẤP NHÀ NƯỚC
TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
vào hồi: 8 giờ, ngày 14 tháng 01 năm 2010


CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI:
Thư viện Quốc gia.
Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bFGF Basic fibroblast growth factor (yếu tố tăng trưởng nguyên bào
sợi kiềm tính)
CI Confidence Interval (khoảng tin cậy)

dNTP 2’-deoxynucleosid 5’-triphosphat
DTT Dithiothreitol (ức chế proteinase)
DEPC Diethylpyrocarbonate
cDNA Complement Desoxyribonucleic acid (DNA bổ xung)
EGF Epidermal Growth Factor (yếu tố tăng trưởng biểu bì)
FGF Fibroblast Growth Factor (yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi)
fPSA free Prostate Specific Antigen (kháng nguyên đặc hiệu TTL
dạng tự do)
GAPDH Glyceraldehyde - 3 phosphat dehydrogenase
HIP Heparan sulfate Interacting Protein
IGF-I Insulin – like Growth Factor (yếu tố tăng trưởng giống
insulin)
IPSS International Prostate Symptom Score (điểm triệu chứng tuyến
tiền liệt Quốc tế)
M-MLV
RT
Moloney Murine Leukemia Virus Reverse Transcriptase
(enzym phiên mã ngược).
OR Odd ratio (tỷ suất chênh)
PDGF Platelet-Derived Growth Factor (Yếu tố tăng trưởng nguồn gốc
tiểu cầu)
PĐLT Phì đại lành tính
PIN Prostatic intraepithelial neoplasia (tân sản nội biểu mô TTL)
PSA Prostate specific antigen (kháng nguyên đặc hiệu TTL)
PSAd PSA density (mật độ PSA)
RNA Ribonucleic acid
mRNA Messenger Ribonucleic acid (RNA thông tin)
RT-PCR Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction (phản ứng
PCR nhờ enzym phiên mã ngược)
RLTT Rối loạn tiểu tiện

Taq Thermus aquaticus
TTL Tuyến tiền liệt
TGF-β Transforming Growth Factor - β (yếu tố tăng trưởng chuyển
dạng β)
SDS Sodium Dodecyl Sulfat
PAGE Polyacrylamid Gel Electrophoresis
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Phương Ngọc, Vũ Đức Lợi, Đào Kim Chi, Phạm Thị
Lý, Nguyễn Gia Bình.
Hàm lượng kẽm và đồng trong huyết thanh nam giới có u phì đại
lành tính tuyến tiền liệt tại Hải Phòng.
Tạp chí Dược học, 10-2006, số 366, tr. 15-17.

2. Nguyễn Thị Phương Ngọc, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn.
Sự khác biệt về mức độ sao chép Heparan Sulphat Interacting Protein
ở mô phì đại lành tính, tân sản nội biểu mô và ung thư tuyến tiền liệt.
Tạp chí Nghiên cứu y học, 04-2008, tập 54 số 2, tr. 1-5.

3. Nguyễn Thị Phương Ngọc, Nguyễn Thu Thúy, Trần Vân Khánh,
Tạ Thành Văn, Đào Kim Chi.
Đánh giá mức độ biểu hiện HIP ở mô ung thư và mối liên quan với
mô phì đại lành tính tân sản nội biểu mô của tuyến tiền liệt. Tạp chí Y
học Việt nam, 10-2008, số 351, tr. 147-153.

4. Nguyễn Thị Phương Ngọc, Đào Kim Chi, Phạm Thị Lý.
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học trong u tuyến tiền liệt tại
huyện Vĩnh bảo và huyện Cát hải, Hải Phòng năm 2005 phục vụ
công tác chẩn đoán sớm. Tạp chí Dược học, 3-2009, số 395, tr 14-17.
























1
A- GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: U tuyến tiền liệt bao gồm cả u phì đại lành tính (PĐLT)
và ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh khá phổ biến ở nam giới cao tuổi.
Riêng u PĐLT đã chiếm tới 50% nam giới ở độ tuổi trên 50 với những
triệu chứng rối loạn tiểu tiện cần được điều trị. Tỷ lệ này đang ngày càng
tăng ở các nước phát tri

ển và là nguyên nhân cần phẫu thuật thứ 2 ở nam
giới. Ở Việt Nam, có tới 63,8% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh u PĐLT
TTL (Trần Đức Thọ và cs). Trong khi đó ung thư TTL lại chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các ung thư ở nam giới lứa tuổi trên 50 và đứng hàng thứ 5
trong các loại ung thư hay gặp trên Thế giới. Ung thư TTL được xếp hàng
thứ 2 sau ung thư phổi, gây tử vong cho nam giới. Bệnh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố đặc biệt là tuổi đời. Tại Việt Nam bệnh ung thư TTL cũng
đang có chiều hướng gia tăng. Cho tới nay, các số liệu điều tra về u TTL
vẫn chưa thu nhận được đầy đủ tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta.
Từ năm 1993, người ta cũng đã tìm thấy những tổ chức tiền ung thư
trong đó có tân sản nội biểu mô TTL độ cao (PIN độ
cao). Ung thư TTL
thường bắt đầu ở trạng thái thằm lặng, chỉ có 9,2% có biểu hiện lâm sàng
rõ rệt. Tuy nhiên, nghiên cứu giải phẫu bệnh lý lại cho thấy tần xuất mắc
bệnh ở nam giới trên 50 tuổi là 40%. Như vậy, có khá nhiều trường hợp
ung thư TTL bị bỏ sót không được chẩn đoán. Vì vậy, phát hiện sớm ung
thư TTL cũng như chẩn đoán phân biệt với u PĐLT là m
ột nhiệm vụ rất
quan trọng.
Các phương pháp đang được sử dụng để chẩn đoán u PĐLT và ung
thư TTL là thăm khám trực tràng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm…), xác
định nồng độ PSA trong huyết thanh và xét nghiệm mô bệnh học. Gần đây,
trong lĩnh vực sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều
gen bị hoạt hoá hay ức chế hàng chục lần trong các dòng tế bào ung thư so
với các dòng tế
bào tương ứng bình thường. Các gen này là những mục
tiêu đầy triển vọng cho việc chẩn đoán sớm, tiên lượng và điều trị bệnh
ung thư nói chung trong đó có ung thư TTL, bởi lẽ sự biến đổi về gen
thường xẩy ra sớm nhất, trước những biến đổi về hình thái và chức năng
của tế bào. Một trong số các gen bị hoạt hoá sớm trong quá trình phát sinh

và phát triển ung thư là gen mã hoá cho Heparan sulfate Interacting
Protein (HIP).
Để góp phần điều tra tình hình u TTL ở thành phố Hải Phòng - một
khu vực thuộc đồng bằng Bắc bộ có nhiều đặc điểm phong phú về địa lý,
dân cư, kinh tế, xã hội và bệnh tật - đồng thời xác định các chỉ số hóa sinh,
để có chiến lược về chẩn đoán, dự phòng, quản lý bệnh u PĐLT và ung thư
TTL, mặt khác với mong muốn năng cao khả năng chẩn đoán s
ớm ung thư

2
TTL, đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, chỉ số hoá sinh và
mức độ biểu hiện gen HIP trong u tuyến tiền liệt" đã được lựa chọn.
Mục tiêu của luận án
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học về u tuyến tiền liệt của nam giới
từ 50 tuổi trở lên ở một s
ố vùng của Hải Phòng.
2. Đánh giá một số chỉ số hóa sinh (nồng độ PSA và Zn trong huyết
thanh, tỷ lệ fPSA/PSA, PSAd) của các đối tượng nghiên cứu nói trên.
3. Nghiên cứu biểu hiện của Heparan sulfate Interacting Protein ở mức
độ phiên mã và dịch mã trong mô u tuyến tiền liệt.
Những đóng góp mới của luận án
1. Một số đặc điểm dịch tễ học (tỷ lệ bệnh, tình trạng RLTT, thể tích TTL)
và chỉ s
ố hóa sinh (PSA, fPSA/PSA, PSAd và Zn trong huyết thanh) về u
TTL đã được khảo sát lần đầu tại 3 vùng sinh thái khác nhau của thành phố
Hải Phòng với quy mô tương đối rộng đã góp phần :
- Cung cấp một số thông tin hữu ích, làm cở sở hoạch định chiến lược dự
phòng, quản lý và theo dõi bệnh u PĐLT cũng như ung thư TTL.
- Năng cao chất lượng chẩn đoán bệnh trong cộng đồng.
2. Biểu hiện của HIP ở mứ

c độ phiên mã và dịch mã trên mô u PĐLT, PIN
độ cao và ung thư TTL đã được triển khai lần đầu tại Việt Nam, gợi mở
hướng nghiên cứu tìm marker mới cho chẩn đoán sớm ung thư TTL.
Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 146 trang, có 31 bảng số liệu, 29 hình, 157 tài liệu tham khảo
(29 tiếng Việt, 119 tiếng Anh và 9 tiếng Pháp). Bố cục như sau: Đặt vấn đề
2 trang; Tổng quan 36 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20
trang; Kết qu
ả nghiên cứu 37 trang; Bàn luận 28 trang; Kết luận và đề xuất
3 trang; Danh mục các bài báo đã công bố có liên quan đến luận án 1
trang; Tài liệu tham khảo 19 trang.

B- NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ SINH HỌC TUYẾN TIỀN LIỆT
1.1.1. Giải phẫu TTL
TTL là một tuyến sinh dục phụ, nằm trong khung xương chậu giữa cổ
bàng quang và cơ hoành niệu dục, phía sau xương mu, phía trước trực
tràng, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo, nơi tiếp nối ngay dưới bàng
quang.

3
1.1.2. Mô học TTL: Về cấu tạo, TTL là mô hỗn hợp gồm các tế bào tuyến
(chiếm khoảng 65% khối lượng TTL) còn lại là mô đệm.
1.1.3. Sự phát triể̉n của TTL:
Từ lúc mới sinh đến dậy thì, sự thay đổi
của TTL là không đáng kể. Nhưng từ tuổi dậy thì đến 30 tuổi, TTL phát
triển rất nhanh với tốc độ trung bình 1,6 gam trong một năm và trọng
lượng tuyến ở tuổi này là 18,1±4 gam. Sau đó, TTL phát triển chậm lại

trung bình 0,4 gam mỗi năm ở nam giới từ 31 tuổi đến 90 tuổi. Từ 40 tuổi
trở đi, TTL phát triển theo hai hướng, phần lớn theo hướ
ng phì đại và phần
nhỏ thì teo đi.
1.1.4. Vai trò điều hòa của hormon và các yếu tố tăng trưởng đối với
sự phát triển TTL:
* Vai trò của androgen: Testosteron là Androgen chủ yếu trong huyết
thanh có vai trò kích thích sự phát triển của TTL. Trên 95% testosteron do
tế bào Leydig của tinh hoàn sản xuất, dưới 5% testosteron là do sự biến đổi
của những androgen khác như androstenedion, dehydroepiandrosteron
(DHEA) của tuyến vỏ thượng thận.
* Vai trò của estrogen: Nam giới trên 50 tuổi, có sự tăng estradiol và có
xu h
ướng giảm testosteron [42]. Estrogen không những không cản trở sự
tăng trưởng TTL phụ thuộc androgen mà còn hợp lực làm tăng tác dụng
của androgen lên sự phát triển của TTL. Estrogen liều cao có tác dụng ức
chế sinh trưởng TTL.
* Vai trò của các yếu tố tăng trưởng: Các yếu tố tăng trưởng là chất
trung gian liên quan đến sự tăng sinh, biệt hóa và chết tế bào. Dưới tác
dụng kích thích của androgen, các tế bào mô đệm của TTL sản sinh ra một
số yếu tố tăng trưởng quan trọng EGF, FGF, TGF-ß, IGF-I, PDGF.
1.1.5. Chức năng sinh lý TTL
TTL là tuyến sinh dục phụ, đảm nhiệm các chức năng bài tiết, vận
chuyển và bài niệu.
1.2
. U TUYẾN TIỀN LIỆT
Sự tăng sinh không kiểm soát được của cả tế bào biểu mô và mô đệm
của TTL gây ra u TTL bao gồm u PĐLT và ung thư TTL
1.2.1. U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U PĐLT TTL là bệnh thường gặp ở nam giới từ 50 tuổi trở lên, bao

gồm nhiều nhân nhỏ, mỗi nhân có sự tham gia ít nhiều của các thành phần
tuyến, xơ, cơ. Có nhiều phương pháp chẩn đoán u PĐLT:
1.2.1.1. Dấu hiệu lâm sàng: Triệu chứng rố
i loạn tiểu tiện đươc đánh giá
bằng thang điểm IPSS, thăm khám trực tràng đánh giá mật độ tuyến.

4
1.2.1.2. Dấu hiệu cận lâm sàng: Siêu âm để đo thể tích TTL, các xét
nghiệm hóa sinh đánh giá chức năng thận, định lương PSA trong huyết
thanh và xét nghiệm mô bệnh học chẩn đoán phân biệt u PĐLT và ung thư.
1.2.2. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư TTL thường xuất hiện ở nam giới > 50 tuổi, phần lớn có diễn
biến tiềm tàng, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, di căn khó dự đoán, vì vậy
cần phát hiện bệnh sớm khi còn ở giai đoạn khu trú.
1.2.2.1. Dấu hiệu lâm sàng
* Các triệu chứng cơ năng: Giai đoạn sớm tương đối dài có thể từ 5 đến
10 năm, bệnh thường không có triệu chứng.
Giai đoạn có biểu hiện lâm
sàng, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện và sử dụng thang điểm IPSS
để đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện. Giai đoạn di căn, ung thư di căn vào
bàng quang, khung chậu, cột sống gây đái máu, nhức xương, liệt chi
* Thăm khám trực tràng: có thể phát hiện thấy ung thư ở vùng ngoại vi
và đánh giá u còn
ở trong tuyến hay vượt ra khỏi tuyến. Ung thư ở vùng
trung tâm và vùng chuyển tiếp thì khó phát hiện bằng phương pháp này
* Sinh thiết TTL: Là phương pháp không thể thiếu được để chẩn đoán
sớm ung thư TTL. Sinh thiết được tiến hành trên những đối tượng có nghi
ngờ ung thư TTL như có dấu hiệu nghi ngờ khi thăm trực tràng hoặc nồng
độ PSA trong huyết thanh cao.
* Phân loại giai đoạn lâm sàng ung thư TTL thường sử dụng h

ệ thống
Quốc tế (TNM) (T: khối u; N:hạch; M: dicăn xa).
1.2.2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng
* Xét nghiệm hoá sinh máu: Prostate Specific Antigen (PSA) là kháng nguyên đặc
hiệu của TTL, thường tăng cao trong ung thư TTL.
Phosphatase acid của TTL
(PAP) không phải là marker đặc hiệu trong chẩn đoán ung thư TTL, nhưng
khi hoạt độ PAP tăng lên trong máu cho biết ung thư đã ở giai đoạn di căn,
nhất là di căn hạch. Phosphatase kiềm: là marker đặc hiệu cho những di
căn xương đặc (khung chậu, xương đùi, cột sống)
* Siêu âm TTL: có thể phát hiện được khối ung thư TTL có kích thước tối
thiểu là 0,5cm. Siêu âm qua trực tràng giúp định vị để sinh thi
ết TTL và có
thể đánh giá di căn.
* Mô bệnh học: để chẩn đoán xác định ung thư TTL.
+ Tổn thương tiền ung thư TTL: thường gặp là tân sản nội biểu mô
TTL độ cao (PIN độ cao). Một số tác giả cho rằng tổn thương PIN là giai
đoạn đầu của quá trình phát triển ung thư, song tần số của sự chuyển biến
này cũng như khoảng cách giữa hai quá trình chưa được biết rõ.
+ Ung thư TTL: Trên 95% là ung thư biểu mô tuyến, những loại khác
chiếm khoảng 5%. Phân độ
mô học theo Gleason hay được sử dụng nhất

5
để phân loại mô bệnh học ung thư TTL, bao gồm 5 độ biệt hóa, từ cấu trúc
rất biệt hoá (độ 1), đến cấu trúc không biệt hoá (độ 5). Trong cùng một
khối u có nhiều cấu trúc khác nhau, vì vậy tổng độ Gleason được tính bằng
cách cộng độ biệt hoá của 2 mẫu bệnh phẩm đại diện nhất và độ Gleason
có giá trị từ 2 đến 10.
1.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU U TUYẾN TIỀN LIỆT
1.3.1. Nghiên cứu u TTL trên Thế giới
Nhiều nghên cứu dịch tễ học trên Thế giới cho thấy tỷ lệ u PĐLT
tăng lên theo tuổi và trở thành u lành tính phổ biến nhất trong các loại u
lành. Ung thư TTL đứng đầu trong các bệnh ung thư gặp ở nam giới tại
các nước phát triển, là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong do ung thư ở lứa
tuổi 60-70 và đang tiến dần đến vị trí hàng đầu. Theo thống kê của Viện
Ung Thư Quố
c Gia Mỹ (2002) tỷ lệ ung thư TTL ở các nước phát triển
(19%) cao hơn các nước đang phát triển (5,3%), tỷ lệ mắc bệnh tăng theo
tuổi và càng ngày càng tăng, khác nhau giữa các vùng trên Thế giới và
giữa các chủng tộc.
1.3.2. Nghiên cứu u TTL ở trong nước
Ở Việt Nam, bệnh bắt đầu được đề cập đến vào những thập niên đầu
của thế kỷ 20 và tỷ lệ u PĐLT cũng như ung th
ư TTL là rất thấp. Hiện nay,
các bệnh này ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Tỷ lệ u PĐLT TTL
trung bình ở nam giới trên 50 tuổi là 55-60%, trong đó 15-19% có độ tuổi
từ 50-59 và 76,3 -82,8% từ 60-79 tuổi. Theo báo cáo của Hội thảo quốc
gia về phòng chống ung thư lần thứ 10 năm 2004, tỷ lệ mắc ung thư TTL
tại Hà Nội (1995-1996) và thành phố Hồ Chí Minh (1995-1996) là
1,5/100.000 và 2,3/100.000. Tuy những con số này chưa phản ánh thật đầy
đủ tình hình thực t
ế về ung thư TTL ở Việt Nam, nhưng cũng phần nào
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng.
1
.4. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH LIÊN QUAN TỚI U TTL
1.4.1. Kháng nguyên đặc hiệu TTL (PSA)
PSA là một protein chính của tinh dịch có nồng độ từ 0,2-5 mg/mL
cao gấp hàng triệu lần PSA trong huyết thanh. Trong tinh dịch, PSA có

chức năng làm loãng tinh dịch khi xuất tinh do biến đổi các protein của
tinh dịch thành các phân tử peptid nhỏ. Mặt khác, PSA có vai trò rất quan
trọng trong quá trình chống ung thư do có khả năng ức chế hiện tượng tăng
sinh mạch máu.
* PSA trong máu ngoại vi: PSA hoạt động vào hệ tuần hoàn được nhanh
chóng kết hợp v
ới các chất ức chế đặc hiệu serin protease. Khoảng 70-90%
lượng PSA hoạt động gắn với α1-antichymotrypsin (ACT-PSA). Một

6
lượng rất nhỏ PSA gắn với α1-antitrypsin (API-PSA), α2-macroglobulin
(αMG-PSA) và α1-protease (inter α-trypsin = ITI-PSA). Các dạng fPSA
không hoạt động (bPSA, pPSA) chiếm khoảng 10-30% PSA toàn phần
trong máu. Ở người bình thường, nồng độ trung bình của PSA huyết thanh
là 4 ng/mL (theo phương pháp miễn dịch phát quang).
* Giá trị của PSA đối với ung thư TTL:
- Giá trị của PSA đối với chẩn đoán ung thư TTL:
PSA không phải là kháng nguyên đặc hiệu của ung thư TTL bởi vậy
PSA tăng c
ả trong u lành tính (9-15%) và ác tính. Tuy nhiên, trong ung thư
TTL, PSA thường tăng gấp 10 lần so với u PĐLT. Vì thế, xét nghiệm PSA
vẫn được sử dụng trong sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư TTL Để tăng độ
nhạy, độ đặc hiệu của PSA người ta đã sử dụng các chỉ số:
+ Tỷ lệ % PSA tự do /PSA toàn phần (fPSA/PSA). Tỷ lệ fPSA/PSA
càng thấp thì nguy cơ mắc ung thư TTL càng tăng lên. Giới hạn bình
thườ
ng của fPSA/PSA là ≥0,15. Tỷ lệ này được dùng để chẩn đoán phân
biệt u PĐLT và ung thư TTL khi PSA huyết thanh từ 4-10 ng/mL nhưng
thăm trực tràng lại không nghi ngờ ung thư.
+ Mật độ PSA (PSAd): là tỷ số giữa nồng độ PSA trên thể tích TTL

được ước tính bằng siêu âm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ung thư càng
lớn, với PSAd >0,15 nên có chỉ định sinh thiết TTL. Xét nghiệm này cũng
giúp tránh được những trường hợp sinh thiết không c
ần thiết.
- PSA còn có giá trị đối với tiên lượng, theo dõi điều trị ung thư TTL
1.4.2. Nguyên tố kẽm (Zn)
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể,
đặc biệt là ở TTL.
Chức năng của Kẽm trong TTL bình thường: Chức năng chính của
TTL là sản xuất và bài tiết tinh dịch, rồi đưa vào túi tinh, mà thành phần
chính của tinh dịch lại là acid citric. Để sản xuất và bài tiết một lượng cực
lớn acid citric trong tế bào biểu mô bài tiết của TTL, đòi hỏi có sự tích lũy
kẽm lớn hơn bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Cơ chế của quá trình là do
kẽm ức ch
ế hoạt tính của m-Aconitase trong ty thể tế bào TTL, làm giảm
nhanh quá trình oxy hóa citrat và cho phép bài tiết một lượng lớn citrat vào
dịch TTL.
Vai trò của Kẽm trong bệnh lý u TTL: Nhiều nghiên cứu cho thấy,
hàm lượng kẽm rất cao trong các tế bào biểu mô TTL và bị giảm đáng kể
trong ung thư biểu mô TTL so với mô bình thường. Sự giảm kẽm và acid
citric xảy ra sớm trong các tế bào ác tính trước khi xuất hiện những thay
đổi về mô bệnh học.
Kẽm trong huyết thanh th
ường bao gồm phức chất với các protein vận

7
chuyển (hoặc protein dự trữ) và ion kim loại tự do. Nồng độ kẽm toàn
phần trong huyết thanh là khoảng 15µM/L.
1.5.VỀ HEPARAN SULFATE INTERACTING PROTEIN
Heparan sulfate Proteoglycan (HSPG) là những đại phân tử mang điện

âm với mức độ sulfate hóa rất cao, có khả năng tương tác với nhiều loại
protein thông qua đó tham gia vào nhiều quá trình sinh học khác nhau
trong việc hình thành và duy trì cấu trúc, chức năng của khoảng gian bào,
nhờ đó điều hòa quá trình liên kết tế bào-tế bào, quá trình phát triển, phân
chia và biệt hóa của tế bào. Các protein thuộc nhóm này có tên gọi chung
là Heparan sulfate Binding Protein (HSBP). HIP là một loại HSBP có ái
lực cao với Heparin / Heparan sulfate được tìm ra vào những năm 1990.
* HIP có nhiều chứ
c năng sinh học như:1) Thúc đẩy quá trình liên kết
tế bào-tế bào; 2) Gắn đặc hiệu và chọn lọc với Heparin / Heparan sulfate
do đó điều hoà quá trình lưu giữ, giải phóng các yếu tố phát triển phụ
thuộc Heparin / Heparan sulfate ở khoảng gian bào. Điều này liên quan
chặt chẽ tới bệnh học ung thư; 3) Tham gia điều hoà quá trình đông máu;
4) Ức chế enzym Heparanase, thông qua đó làm tăng cường mối liên k
ết tế
bào-tế bào.
* Những nghiên cứu về HIP trong ung thư
- Nghiên cứu trên Thế giới
Năm 1997, Carson D và cộng sự đã đưa ra các bằng chứng khoa học
chứng minh sự tổng hợp HIP có liên quan đến các dòng tế bào ung thư vú
ở người (MCF-7, T-470, MDA-MB-468, BT-549). Bằng kỹ thuật hoá mô
miễn dịch sử dụng kháng thể kháng HIP, các tác giả cũng đã chứng minh
protein HIP được tăng cường tổng hợp trong mô ung thư vú tại t
ế bào biểu
mô có độ ác tính và di căn cao. Wang Y và cộng sự (1997) đã chứng minh
mRNA và protein HIP được tăng cường tổng hợp ở các dòng tế bào và mô
ung thư đại tràng. Các giai đoạn phát triển và biệt hoá của khối u có liên
quan đến sự tăng cường tổng hợp này. Đặc biệt với những bệnh nhân có
polyp kèm theo thì biểu hiện của HIP ở mô polyp cao hơn so với mô lành
nhưng thấp hơn so với mô ung thư. Nigris D.F, Fusco A. và cộng sự

(1998)
đã phát hiện thấy mRNA và protein HIP cũng được tăng cường
phiên mã ở các dòng tế bào ung thư tuyến giáp (TPC-1, WRO, NPA,
ARO, FRO, NIMI, B-CPAP) và mô ung thư tuyến giáp. Cả lượng mRNA
của HIP và Protein HIP đều phụ thuộc vào quá trình phát triển và biệt hoá
của tế bào ung thư giáp trạng. T.T. Văn và M.C Farach-Carson (2002) cho
thấy HIP có khả năng điều hoà sự lưu trữ và giải phóng yếu tố phát triển tế
bào (bFGF).

8
Trên đây là cở sở khoa học để có thể sử dụng HIP như một marker
đánh giá mức độ phát triển và biệt hoá của một số dòng tế bào giúp cho
việc chẩn đoán sớm một số loại hình ung thư.
- Nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2005, nhóm nghiên cứu của TT. Văn và cs đã chứng minh có sự
khác biệt đáng kể về mức độ phiên mã mRNA của HIP ở mô ung thư vú
người Việ
t Nam so với mô u xơ vú đơn thuần. Mức độ phiên mã này phụ
thuộc vào giai đoạn tiến triển của khối u. Đến năm 2007, nhóm nghiên cứu
này đã đánh giá một cách hệ thống hơn mức độ phiên mã và dịch mã của
HIP trong nhiều thể loại mô ung thư khác nhau như mô ung thư vú, mô
ung thư giáp trạng, và mô ung thư đại trực tràng Mức độ phiên mã và dịch
mà của HIP được tăng cường ở mô ung thư
so với mô u xơ đối chứng và
phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của các loại hình tế bào ung thư.

Chương2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và chỉ số hóa sinh về u
tuyến tiền liệt

Đối tượng nghiên cứu gồm 1270 nam giới, tuổi từ 50 trở lên, sinh
sống và làm việc tại 3 vùng của thành phố Hải Phòng (quận Ngô Quyền,
huyện Vĩnh Bảo và huyện đảo Cát Hải). Số liệu được thu thập từ tháng 6
năm 2005 đến tháng 6 năm 2006. Phân loại u TTL theo các tiêu chuẩn sau:
* Các ch
ỉ số của người bình thường: a) Thăm trực tràng: Bề mặt TTL
phải nhẵn, phải sờ thấy rãnh giữa, hai thuỳ ở hai bên rãnh phân biệt được
rõ ràng, mật độ bên trong không thay đổi. b) Siêu âm qua xương mu khi
bàng quang căng nước tiểu: thể tích TTL≤ 20 cm
3
. c) Nồng độ PSA trong
huyết thanh: ≤ 4 ng/ml.
* Các chỉ số để phát hiện u PĐLT tuyến tiền liệt: a) Thăm trực tràng:
TTL to đều có hình hơi tròn, mất rãnh giữa, ranh giới rõ rệt, mật độ hơi
chắc, đàn hồi và không đau, không có nhân rắn ở các thuỳ. Nếu phì đại ở
thuỳ giữa đơn thuần sẽ không phát hiện được qua thăm trực tràng. b) Siêu
âm qua xương mu khi bàng quang că
ng nước tiểu: thể tích TTL> 20 cm
3
.
c) Nồng độ PSA trong huyết thanh: PSA≤ 4 ng/mL hoặc 4 ng/mL< PSA
≤20 ng/mL với tỷ lệ fPSA/PSA≥0,15 và PSAd≤0,15.
* Các chỉ số để phát hiện ung thư TTL: a) Thăm trực tràng: TTL to có
nhân rắn nằm trên nền TTL bình thường hoặc phì đại. b) Nồng độ PSA
trong huyết thanh: > 4 ng/mL. c) Xét nghiệm mô bệnh học: cho kết quả là
ung thư biểu mô TTL.

9

* Các chỉ tiêu loại trừ: Những người không muốn tham gia vào nghiên

cứu, đã bị ung thư TTL và các bệnh ung thư khác, đã mổ cắt u PĐLT TTL,
bị viêm tuyến tiền liệt, có sỏi thận sỏi bàng quang, bị tiểu đường.
* Các đặc điểm dịch tễ học nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ mắc u PĐLT và
ung thư TTL, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thể
tích TTL như uống rượu
và hút thuốc lá, thể tích TTL và mức độ rối loạn tiểu tiện.
* Các chỉ số hóa sinh nghiên cứu gồm: Nồng độ PSA và kẽm trong huyết
thanh, tỷ lệ fPSA/PSA và mật độ PSA.
2.1.2. Nghiên cứu biểu hiện của HIP trong u TTL
Gồm 86 bệnh nhân bị u TTL được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị,
bệnh viện Việt Tiệp và bệnh viện Việt Đứ
c từ tháng 3/2005 đến tháng
3/2007, được sinh thiết hoặc phẫu thuật cắt u TTL có chẩn đoán xác định
bằng mô bệnh học là u PĐLT TTL, tân sản nội biểu mô TTL độ cao (PIN
độ cao) và ung thư biểu mô TTL, được chia thành 3 nhóm:
2.2. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.2.1. Dụng cụ trang thiết bị: Máy siêu âm (Siemen - Đức).Máy xét
nghiệm miễn dịch Elecsys 2010 (Roche-Đức). Máy li tâm tách huyết thanh
Kubota (Nhât). Máy đo quang phổ (Beckman – USA). Máy quang phổ hấp
thụ nguyên tử AAS-3300 (Perkin Elma), hệ thống nguyên tử hóa mẫu bằng
ngọn lửa của hãng Perkin Elma. Máy khuếch đại gen: Gene Amp PCR
System 9700 (USA). Máy điện di Mupid (Nhật Bản). Máy soi gel và chụp
ảnh tự động Genedoc Bio-Rad (USA). Tủ lạnh sâu: -30
0
C; -80
0
C
(SANYO), máy li tâm lạnh (Beckman) và ly tâm để bàn, lò vi sóng
(Samsung).
2.2.2. Hóa chất: Bộ hóa chất xét nghiệm PSA, fPSA do hãng Roche (Đức)

cung cấp. Hóa chất định lượng kẽm: Chất chuẩn kẽm (Merck), chất nền
NaCl, CaCl
2
, KCl, Glycerin đều là hóa chất tinh khiết.Hóa chất dùng để
tách chiết RNA tổng số (Wako-Japan) gồm Isogen,Cloroform Isopropanol,
Ethanol 75%, DEPC. Hóa chất dùng để tổng hợp cDNA (Invitrogen-USA)
gồm: Random primer 5pmol/μL, dNTP 10mM, PCR buffer 5X (250mM
Tris-HCl pH 8,3; 375mM KCl; 15mM MgCl
2
), DTT 0,1M, HPRI 40
U/μL, MMLV- RT 200 U/μL. Hóa chất dùng cho PCR (Invitrogen-USA):
10X buffer (200mM trí-HCl pH 8,4; 500mM KCl), dNTP 10mM, Taq
polymerase 5U/μL, MgCl
2
50mM, mồi GAPDH 10pmol/μL (xuôi và
ngược), mồi HIP 10pmol/μL (xuôi và ngược). Hoá chất điện di acid
nucleic: đệm TBE (0,89M Tris; 0,89M Acid Boric; 0,02M EDTA), đệm
tra mẫu (loading buffer của Invitrogen-USA).

10
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang
Sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu [23]:
p x (1 – p)
n = Z
2
1- α/2

d
2


n: Cỡ mẫu cần thiết cho 3 vùng nghiên cứu của thành phố Hải Phòng.
p: tỷ lệ u PĐLT TTL của nghiên cứu trước bằng 61% (p = 0,61).
d: sai lệch chấp nhận được là 3% (d = 0,03).
Z: độ tin cậy mong muốn 95% thì Z
1- α/2
= 1,96.
Từ đó tính được n tại các vùng nghiên cứu là 1015 nam giới từ 50 tuổi
trở lên. Để khắc phục tình trạng không hợp tác nghiên cứu có thể xảy ra,
cỡ mẫu trên được gia tăng 20% và đã tính ra được 1218 người. Thực tế đã
điều tra được 1270 nam giới. Chọn mẫu theo 3 bước: 1) chọn quận huyện,
2) chọn xã phường, 3) chon nam ≥50 tuổi vào nghiên cứu.
2.3.2. Nghiên cứu in vitro có nhóm chứng
Tất cả các th
ử nghiệm về HIP đều được tiến hành trên mô TTL lấy từ
các nhóm bệnh lý (ung thư và PIN độ cao) so sánh với nhóm chứng (u
PĐLT).
2.3.3. Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học và chỉ số hóa sinh:
Thang điểm triệu chứng TTL (IPSS) đánh giá tình trạng RLTT. Siêu
âm đo thể tích tuyến tiền liệt. Định lượng PSA toàn phần và fPSA trong
huyết thanh bằng phương pháp điện hóa miễn dịch phát quang trên máy
Elecsys 2010, từ đó tính tỷ lệ fPSA/PSA và mật
độ PSA. PSAd = PSA
toàn phần (ng/mL)/thể tích TTL (cm
3
). Định lượng kẽm trong huyết thanh
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trên máy AAS-
3300 - Perkin Elma, nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa.
2.3.4. Các phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử:
Tách chiết RNA tổng số và protein tổng số, tổng hợp cDNA, kỹ thuật

RT-PCR, kỹ thuật Western Blot.
2.4. XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xử lý các số liệu bằng các phương pháp thống kê trong y sinh học trên
chương trình SPSS 14., Epi Info 6.0. Tỷ lệ u TTL được tính theo tuổi,
vùng, nghề nghiệp và nguy cơ OR. Các yếu tố ảnh hưởng sẽ được trình
bày theo tỷ suất chênh (OR) và ước lượng khoảng tin cậy của OR ở mức
95% (95%CI). Các chỉ số hóa sinh và kết quả HIP được tính trung bình
(
X
), khoảng tin cậy 95% của
X
(95%CI), độ lệch chuẩn (SD), trung vị,
phân vị (90% và 10), sử lý theo các thuật toán so sánh T test, Anova test.
Các mối tương quan được tính theo hệ số tương quan r.

11
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA U TTL
3.1.2. Tỷ lệ u TTL tại một số vùng của Hải phòng
* Tỷ lệ u TTL trên 1270 nam giới ≥ 50 tuổi, ở 3 vùng của Hải Phòng.
Bảng 3.2. Tỷ lệ u TTL ở các đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu n %
Người bình thường 544 42,83
U PĐLT 722 56,85
Ung thư 4 0,32
Tổng số 1270 100
* Tỷ lệ u PĐLT TTL theo tuổi
1266 đối tượng nghiên cứu (loại trừ 4 người bị ung thư) được chia
thành ba nhóm tuổi.
Bảng 3.3. Tỷ lệ u PĐLT TTL trong các nhóm tuổi

U PĐLT
Nhóm
tuổi
n
nghiên cứu
n %
OR 95%CI
50-59 521 255 48,9 1
60-69 453 275 60,7 1,62 1,24-2,12
≥70 292 192 65,8 2,05 1,50-2,80
Tổng số 1266 722 57,0
p <0,001
3.1.4. Thể tích tuyến tiền liệt đo bằng siêu âm
1266 đối tượng nghiên cứu được chia thành 5 nhóm thể tích TTL.
43 42.9
9.2
3.2
1.7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
≤20 20,1-30 30,1-40 40,1-50 >50

Thể tích TTL (cm3)
Tỷ lệ %

Hình 3.9. Biểu đồ phân bố thể tích TTL đo bằng siêu âm

12
Bảng 3.7. Thể tích TTL trong các nhóm tuổi (cm
3
)
Tuổi n

X
± SD
p
50-59 521
21,23 ± 4,76
60-69 453
23,62 ± 8,07
≥70 292
27,66 ±11,61
< 0,001
Tổng số 1266
23,57
±
8,35


* Có tương quan tuyến tính thuận giữa thể tích TTL với tuổi tuân theo
phương trình : Thể tích TTL = 0,298 tuổi + 5,000 ; với r = 0,317; p < 0,01.
3.1.5. Tình trạng rối loạn tiểu tiện

* Đánh giá RLTT theo tuổi trong nhóm u PĐLT TTL
Bảng 3.8. Tỷ lệ có RLTT trong các nhóm tuổi của nhóm có u PĐLT
RLTT
Nhóm tuổi
n nghiên cứu
n %
50-59 254 205 80,7
60-69 275 240 87,2
≥70 193 170 88,1
Tổng số 722 615 85,2
p<0,05

58.5
53.7
51.7
54.8
41
1
2.1
4.2
37.1
40.5
44.2
11.2
0
10
20
30
40
50

60
70
50-59 60-69 ≥ 70 Chung
Nhóm tuổi
Mức độ RLTT (%)
Nhẹ Trung bình Nặng (p<0,001)

Hình 3.11. Biểu đồ mức độ RLTT trong các nhóm tuổi
của nhóm u PĐLT
Ở nhóm u PĐLT, tỷ lệ bị RLTT ở mức trung bình và nặng chiếm 45,2 %.

13

3.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN U TTL
3.2.1. Nồng độ PSA trong huyết thanh
* 1270 đối tượng nghiên cứu được định lượng PSA toàn phần (PSA).
Bảng 3.10. Nồng độ PSA trong huyết thanh của các nhóm nghiên cứu
Nồng độ PSA (ng/mL)
Nhóm
nghiên cứu
n
X

SD 95%CI Trung vị
Phân vị 90%
Người BT 544 0,78 0,64 0,72-0,83 0,62 1,38
U PĐLT 722 1,79 2,13 1,63-1,94 1,10 4,00
Ung thư 4 79,36 54,20 0-165,06 59,10 129,38

* Nồng độ PSA trong huyết thanh theo tuổi của 1266 đối tượng (loại

trừ nhóm ung thư)
Bảng 3.11. Nồng độ PSA trong huyết thanh theo các nhóm tuổi của
người bình thường và u PĐLT
Nồng độ PSA (ng/mL)
Nhóm
tuổi
n
X

SD
95%CI Trung vị Phân vị 90%
50-59 521 0,89 0,76 0,83 - 0,96 0,70 1,64
60-69 453 1,40 1,62 1,25 - 1,55 0,88 3,22
≥70 292 2,10 2,66 1,80 - 2,41 1,31 4,28
p < 0,001

* Mối tương quan thuận giữa nồng độ PSA với thể tích TTL của 1266
đối tượng nghiên với phương trình tương quan:
PSA = 0,107 thể tích TTL – 1,172 với r = 0,515; p < 0,01

* Khảo sát sự phân bố của 3 mức PSA (PSA<4ng/ml; PSA = 4-10
ng/mL; PSA>10 ng/mL) cho thấy số người có PSA>4 ng/mL chiếm 5,7%
trong đó số người có PSA>4 ng/mL là 4,6% và số người có PSA>10
ng/mL là 1,1%.
3.2.2 Tỷ lệ fPSA/PSA
610 đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để định lượng fPSA
(tất cả các đối tượng có PSA>4 ng/mL), t
ừ đó tính ra tỷ lệ fPSA/PSA.



14

p>0,05
0,13
n=4
0,25
n=352
0,27
n=254
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
Người bình thường U PĐLT Ung thư
Nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ fPSA/PS
A

Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ fPSA/PSA của các nhóm nghiên cứu
* Phân bố tỷ lệ fPSA/PSA của 606 đối tượng nghiên cứu theo nhóm
tuổi (loại trừ 4 người bị ung thư).
Bảng 3.15. Tỷ lệ fPSA/PSA trong các nhóm tuổi
của người bình thường và u PĐLT
Tuổi n

X
± SD
95%CI Trung vị Phân vị
10%
50-59 128
0,29 ± 0,12
0,27 – 0,31 0,27 0,14
60-69 232
0,27 ± 0,12
0,25 – 0,28 0,25 0,12
≥70 246
0,24 ± 0,11
0,23 – 0,25 0,23 0,12
p< 0,001
* Đánh giá về nguy cơ ung thư cho thấy trong 610 người được xét
nghiệm cả PSA và fPSA có 74 người (12,1%) có PSA≤4 ng/mL nhưng vẫn
có fPSA/PSA <0,15; 19 người (3,1%) PSA từ 4,1-10 ng/mL có fPSA/PSA
<0,15 và 6 người (1,0%) có PSA >10 ng/mL lại có fPSA/PSA ≥0,15.
3.2.3. Mật độ PSA (PSAd)
Bảng 3.17. Mật độ PSA của các nhóm nghiên cứu
Nhóm
nghiên cứu
n
X

SD 95%CI
Trung
vị
Phân vị
90%

Người BT 544 0,043 0,036 0,040-0,046 0,035 0,074
U PĐLT 722 0,062 0,059 0,057-0,066 0,043 0,125
Ung thư 4 1,593 0,809 0,306-2,881 1,460 2,382

15
Bảng 3.18. Mật độ PSA trong các nhóm tuổi của
người bình thường và u PĐLT
Tuổi n
X

SD 95%CI Trung vị Phân vị 90%
50-59 521 0,041 0,032 0,039–0,044 0.034 0,069
60-69 453 0,057 0,057 0,052-0,062 0,040 0,113
≥70 292 0,071 0,064 0,063-0,078 0,053 0,140
p < 0,001
* Xét về nguy cơ ung thư TTL, cho thấy nhóm có PSA≤4 ng/mL vẫn
có 22 người (1,7%) có PSAd >0,15, còn nhóm có PSA từ 4,1-10 ng/mL có
27 người (2,2%) và nhóm có PSA>10 ng/mL có 14 người (1,1%) đều đồng
thời có PSAd >0,15 là người có nguy cơ ung thư TTL cao cần sinh thiết.
3.2.4.Nồng độ Zn trong huyết thanh
* 845 đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để định lượng Zn.
p<0,001
15,56
n=368
12,98
n=473
8,77
n=4
0
5

10
15
20
25
Người bình thường U PĐLT Ung thư
Nhóm nghiên cứu
Nồng độ kẽm trong huyết
thanh (umol/L)

Hình 3.16. Biểu đồ nồng độ Zn trong huyết thanh
của các nhóm nghiên cứu
Bảng 3.22. Nồng độ Zn trong huyết thanh của người bình thường
và có u PĐLT theo nhóm thể tích TTL (µmol/L)
Thể tích (cm
3
) n
X
± SD
95%CI
≤20 368
15,57 ±3,59
15,20-15,93
20,1-30 348
13,10 ±2,71
12,82-13,40
30,1-40 74
12,80 ±2,83
12,15-13,46
≥40 51
12,40 ±2,74

11,63-13,17
p < 0,001

16
3.3 BIỂU HIỆN CỦA HIP TRONG MÔ U TTL
3.3.2. Kết quả biểu hiện của mRNA của HIP ở mô u TTL
3.3.2.1. Tách chiết RNA tổng số
Đã tách chiết được RNA của 86 mẫu mô u TTL gồm 30 mẫu mô u
PĐLT, 12 mẫu mô PIN độ cao và 44 mẫu mô ung thư biểu mô.
Xác định nồng độ và độ tinh sạch của RNA tổng số bằng phương pháp
đo quang phổ. Tất cả các mẫu RNA thu được đều có độ tinh sạch khá cao
dao động từ 1,8-2,0.
Bảng 3.28. Nồng độ RNA t
ổng số của các mẫu mô u TTL
Nồng độ RNA (ng/µL)
Nhóm bệnh n
X

Min Max
PĐLT 30 754 543 1012
PIN độ cao 12 706 544 841
Ung thư TTL 44 1073 509 3401
3.3.2.2. Bán định lượng mRNA của HIP trong mô u TTL bằng kỹ thuật
RT- PCR
 Khuếch đại mRNA của HIP ở mô u TTL bằng kỹ thuật RT- PCR
Chỉ các mẫu mô đạt tiêu chuẩn về độ tinh sạch mới được tiến hành
tổng hợp cDNA bàng enzym phiên mà ngươc MMLV-RT. Để đánh giá
mức độ phiên mã của HIP trong mô ung thư TTL đối chiếu với mô PIN độ
cao và mô u PĐLT, phản ứng PCR được tiến hành ở các mẫu mô u TTL
với lượng cDNA đồ

ng đều trên tất cả các phản ứng. Đoạn gen HIP được
khuếch đại có kích thước 504 bp. Sự khuếch đại gen HIP được tiến hành
song song với gen nội chuẩn GAPDH trên tất cả các mẫu. Đoạn gen
GAPDH được khuếch đại có chiều dài 350 bp. Sản phẩm của phản ứng
PCR được điện di trên gen agarose 2% và nhuộm ethidium bromide.

U PĐLT Pin độ cao Ung thư M
HIP


GAPDH

Hình 3.22. Hình ảnh điện di sản phẩm khuếch đại gen GAPDH
và gen HIP từ cDNA của các mô u TTL.


17
 Kết quả bán định lượng mRNA của HIP ở các mô u TTL
Bảng 3.29. Đậm độ gen HIP, gen GAPDH
và bán định lượng mRNA của HIP trên mô u TTL
HIP (OD) GAPDH (OD) HIP/GAPDH
Nhóm n
X

SD
X

SD
X


SD
U PĐLT 30 91 20,1 202 10,3 0,45 0,09
PIN độ cao 12 151 43,1 203 13,9 0,75 0,25
Ung thư 44 215 26,0 207 11,3 1,04 0,14
p < 0,001 > 0,05 < 0,01
3.3.3. Xác định protein HIP ở các mô u PĐLT, PIN độ cao và ung thư
TTL bằng kỹ thuật Western blot




Hình 3.28. Mức độ biểu hiện protein HIP ở các mẫu mô u TTL
(A) Hình ảnh điện di protein tổng số trên SDS-PAGE
(B) Kết quả Western blot biểu hiện protein HIP: u PĐLT (1-4),
PIN độ cao(5-6), ung thư (7-10), M: Marker protein
Bảng 3.31. Bán định lượng protein HIP trong mô u TTL (OD)
U PĐLT (1) PIN (2) Ung thư (3)
Nhóm
n
X

SD n
X
SD n
X

SD
HIP 11 0,09 0,02 2 0,13 0,01 11 0,19 0,05
p (1-3) < 0,001
1

2
3
4
5
67
8
9
10
M
1
2
3
4
5
678
9
10
M
◄ 24 kDal
◄ 24 kDal

18
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA U TTL
4.1.1. Tình hình mắc u TTL tại một số vùng của Hải Phòng
Kết quả nghiên cứu trên 1270 đối tượng cho thấy nhóm người bình
thường gồm 544 người chiếm 42,83%, nhóm u PĐLT TTL có 722 người
chiếm 56,85% và nhóm ung thư có 4 người chiếm 0,32% (bảng 3.2). Theo
thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hải Phòng, với số nam
giới từ 50 tuổi trở lên của quận Ngô Quyền, huyện Vĩnh Bảo và huyện Cát

H
ải là 23.147 thì có thể dự đoán sẽ có khoảng 13.159 người bị u PĐLT và
khoảng 74 người bị ung thư TTL ở 3 vùng này. Những thông tin này sẽ có
ích cho Y tế dự phòng hoạch định các chính sách theo dõi và quản lý 2
bệnh này ở thành phố Hải Phòng.
* Tỷ lệ u PĐLT chung của 3 vùng nghiên cứu ở thành phố Hải Phòng
tăng rõ rệt theo các nhóm tuổi: 48,9% (50-59 tuổi), 60,7% (60-69 tuổi) và
65,8%, (≥ 70 tuổi) với p<0,001) (bảng 3.3). So sánh nguy cơ mắc bệnh
trong các nhóm tuổi này cho thấ
y nhóm 60-69 tuổi có nguy cơ mắc bệnh
cao gấp 1,6 lần nhóm 50-59 tuổi (OR = 1,62; 95%CI= 1,24-2,12). Nguy cơ
mắc bệnh của nhóm tuổi từ 70 trở lên cao gấp hơn 2 lần so với nhóm 50-
59 tuổi (OR = 2,05; 95%CI= 1,50-2,80). Vấn đề u PĐLT TTL tăng theo
tuổi chủ yếu là vì tuổi càng cao càng làm nặng thêm tình trạng mất cân
bằng giữa androgen và estrogen. Sự tăng estrogen do quá trình chuyển hóa
ngoại vi của testosteron gây kích thích quá trình tăng sản mô đệm. Chính
sự tương tác giữa mô đệm và biểu mô TTL theo cơ chế
điều hòa tự tiết và
cận tiết của các yếu tố FGF và EGF gây kích thích sự phát triển của các tế
bào biểu mô TTL. Kết quả là sự tăng trưởng các tế bào mầm sẽ mạnh hơn
sự chết theo chương trình của các tế bào đã biệt hóa.
4.1.3. Đánh giá về thể tích tuyến tiền liệt
Khảo sát trên 1266 đối tượng nghiên cứu cho thấy nhóm có thể tích
TTL ≤20 cm
3
chiếm tỷ lệ cao nhất (43,0%) và nhóm có thể tích >50 cm
3

chỉ chiếm 1,7% (hình 3.9). Từ kết quả này có thể dự đoán các phương
pháp phẫu thuật cần thực hiện ở cộng đồng là mổ nội soi (thường với thể

tích TTL <50 cm
3
) và mổ mở (thể tích TTL >50 cm
3
). Mặt khác, thời gian
điều trị và chi phí cho mổ mở lâu hơn mổ nội soi.
Đo thể tích TTL bằng phương pháp siêu âm qua xương mu cho kết
quả thể tích TTL trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 23,57 ± 8,35
cm
3
và tăng theo tuổi: 21,23 ± 4,76 cm
3
(50-59 tuổi), 23,62 ± 8,07 cm
3

(60-69 tuổi) và 27,66 ± 11,61 cm
3
(≥ 70 tuổi), (bảng 3.7). Giữa thể tích

19
TTL và tuổi có mối tương quan tuyến tính thuận với r = 0,317; p<0,01 bởi
vì tuổi càng cao càng mất cân bằng về hormon gây tăng thể tích TTL.
4.1.4. Đánh giá về triệu chứng rối loạn tiểu tiện
Trong 722 đối tượng có u PĐLT TTT, tỷ lệ có RLTT ở nhóm 50-59
tuổi là 80,7%; nhóm 60-69 tuổi là 87,2% và nhóm ≥70 tuổi là 88,1% và tỷ
lệ này tăng rõ theo tuổi với p<0,05 (bảng 3.8). Đa số các đối tượng khảo
sát ở tất cả các nhóm tuổi đề
u có mức RLTT nhẹ là 58,5%; 55,3%; 50,9%,
ở mức độ trung bình là 40,2%; 42,8%; 37,3%, còn ở mức độ nặng chỉ
chiếm 1,0%; 2,0%; 11,0% nhưng tăng theo tuổi rõ (p<0,001). Nếu xét mức

độ RLTT chung của các đối tượng thì có 54,8% ở mức nhẹ, 45,2% ở mức
trung bình và nặng (hình 3.11). Tỷ lệ bị RLTT của 722 đối tượng có u
PĐLT TTL tăng rõ theo tuổi (p<0,05), bởi vì tuổi càng cao thì trương lực
cơ càng giảm, dẫn đến sự đàn hồi kém dần gây RLTT.
4.2. VỀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN U TTL
4.2.1. PSA
* Kết quả về nồng độ PSA trong huyết thanh ở 1270 nam giới từ 50 tuổi
trở lên (bảng 3.10) cho thấy PSA ở nhóm u PĐLT tăng rõ so với nhóm
người bình thường (p<0,001), còn PSA ở nhóm ung thư (79,36 ± 54,20
ng/ml) cao gấp khoảng 50 lần nhóm u PĐLT (1,79 ± 2,13 ng/mL) và gấp
khoảng 100 lần nhóm người bình thường TTL (0,78 ± 0,64 ng/mL). Kết
quả này phù hợp với lý thuyết cho rằng PSA là do tế bào biểu mô TTL sản
xuất, mà u PĐLT cũng do biểu mô TTL gây nên vì đều làm tăng PSA
trong máu. Trong ung thư
TTL PSA lại được sản xuất nhiều hơn được coi
là một phản ứng mạnh mẽ của cơ thể chống lại sự ác tính hoá của biểu mô
tuyến bằng hai cơ chế: trực tiếp kìm hãm sự phát triển của tế bào u và quan
trọng hơn nữa là phá huỷ các mao mạch tân sinh nuôi dưỡng khối u.
* Nồng độ PSA tăng có ý nghĩa theo sự tăng của các nhóm tuổi 0,89
ng/ml (50-59 tuổi); 1,40 ng/ml (60-69 tuổi) và 2,10 ng/ml (
≥70 tuổi) với
p<0,001 (bảng 3.11). Về vấn đề này còn có nhiều tranh luận, nhưng dù sao
trên thực tế lâm sàng khi biện luận kết quả xét nghiệm PSA hay khi so
sánh các kết quả xét nghiệm vẫn nên quan tâm đến tuổi của người bệnh.
* Có thể coi TTL to lên theo tuổi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nó
chỉ được gọi là bất thường khi phát triển với tốc độ cao, gây u phì đại. Kết
quả nghiên cứu trên nhóm có u PĐLT và người bình thường cho thấy có
mối tương quan thuận khá chặt giữa nồng độ PSA với thể tích TTL
(r=0,515; p<0,01).
* Trên thực tế lâm sàng cần phải lưu ý đặc biệt đến những người có mức

PSA >4 ng/mL. Trong số 1266 nam giới được khảo sát
ở 3 vùng nghiên

20
cứu của Hải Phòng đã phát hiện thấy có 73 người (5,7%) có PSA >4ng/mL
trong đó tỷ lệ có PSA từ 4,1 đến 10 ng/mL là 4,6% và tỷ lệ có PSA >10
ng/mL là 1,1% (bảng 3.13). Như vậy nếu số nam giới ≥50 tuổi của 3 vùng
này là 23.147 (thống kê của trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hải
Phòng) thì từ kết quả nghiên cứu này sẽ dự kiến số người có PSA>4
ng/mL là khoảng 1319 người. Đây là số người cần làm xét nghiệm PSA
hàng năm để ch
ẩn đoán sớm ung thư TTL.
4.2.2. Tỷ lệ fPSA/PSA
* Trong 1270 đối tượng nghiên cứu có 610 người (48%) đã được làm xét
nghiệm fPSA gồm 73 người có PSA>4 ng/ml và 537 người có PSA≤4
ng/ml. Kết quả ở hình 3.14 cho biết tỷ lệ fPSA/PSA của nhóm u PĐLT
chưa khác biệt với nhóm người bình thường với p>0,05, còn của nhóm ung
thư (0,12±0,04) thấp bằng 1/2 so với nhóm u PĐLT (0,25±0,12) và nhóm
người bình thường TTL (0,27±0,12). Như vậy, tỷ lệ fPSA/PSA làm tăng
độ đặc hiệ
u của PSA trong chẩn đoán ung thư TTL. Sự giảm tỷ lệ này
trong ung thư được giải thích là do tế bào đáy và màng đáy của biểu mô
TTL bị tổn thương làm mất cấu trúc bình thường của tuyến khiến PSA
được sản xuất từ tế bào biểu mô sẽ không có quá trình chuyển hóa trong
lòng ống tuyến để tạo ra fPSA mà khuếch tán trực tiếp vào máu và kết hợp
với các chất ức chế protease để tạo ra PSA k
ết hợp (cPSA).
* Về liên quan giữa tỷ lệ fPSA/PSA theo tuổi: Kết quả ở bảng 3.15 cho
biết tỷ lệ trung bình của fPSA/PSA giảm rõ theo tuổi ở 3 nhóm từ 50-59
(0,29±0,12), 60-69 (0,27±0,12) đến ≥70 tuổi (0,24±0,11) với p ,0,001. Kết

quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.
* Ở ngưỡng bình thường của PSA ≤4 ng/mL, vẫn phát hiện có 12,1%
(74/610) người có fPSA/PSA <0,15 cần được theo dõi để chẩn đoán sớm
ung thư TTL. Với PSA từ 4,1-10 ng/mL tỷ
lệ này chiếm 3,1% (19/610),
những người này cần sinh thiết để phát hiện sớm ung thư TTL. Trái lại,
với PSA>10ng/mL lại phát hiện thấy có 1% (6/610) người có fPSA/PSA ở
ngưỡng bình thường (≥0,15), những người này cần làm thêm các xét
nghiệm khác để quyết định sinh thiết để giảm âm tính. Như vậy tỷ lệ
fPSA/PSA làm tăng giá trị của PSA trong chẩn đóan ung thư TTL.
4.2.3. Mật độ PSA
* Mật độ PSA là tỷ s
ố giữa nồng độ PSA trong huyết thanh và thể tích
TTL, cho biết 1cm
3
mô TTL sản xuất ra nhiều hay ít PSA, nó có giá trị
làm tăng độ đặc hiệu của PSA trong chẩn đoán phân biệt u PĐLT và ung
thư. Mật độ PSA của các nhóm nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.17 cho
biết PSAd trung bình của nhóm u PĐLT tăng rõ so với nhóm người bình

21
thường với p<0,001, còn ở nhóm ung thư (1,59±0,80) tăng gấp trên 20 lần
nhóm u PĐLT (0,06±0,05) và gần 40 lần so với nhóm người bình thường
(0,04±0,03). Như vậy, ở nhóm u PĐLT PSAd cũng tăng so với nhóm
người bình thường nhưng tốc độ không cao như ở nhóm ung thư. Kết quả
này phù hợp với nhiều công bố khác. Vì trong ung thư biểu mô tuyến, tế
bào biểu mô sản xuất lượng PSA tăng gấp 10 lầ
n trong u PĐLT. Mặt khác,
sinh bệnh học của u PĐLT là do tăng sinh tế bào biểu mô và mô đệm của
TTL vì thế PSAd tăng so với người bình thường.

* Khảo sát PSAd theo tuổi cho thấy PSAd tăng rõ theo tuổi với p<0,001
(bảng 3.18), bởi vì tuổi càng cao thì TTL càng phì đại.
* Phân bố PSAd theo các mức nồng độ PSA cho thấy ở nhóm PSA≤4
ng/mL vẫn có 1,7% (22/1270) người có PSAd>0,15 là giới hạn để chỉ định
sinh thiết. Nhóm có PSA từ 4,1-10ng/mL và nhóm có PSA>10ng/mL có
2,2% (27/1270) và 1,1% (13/1270) người có PSAd>0,15 chắc chắn cầ
n chỉ
định sinh thiết để có kết quả mô bệnh học. Như vậy PSAd rất có giá trị để
chỉ định sinh thiết khi PSA ở vùng giao thoa giữa uPĐLT và ung thư.
4.2.4. Zn
* Nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh của 473 người có u PĐLT
TTL (12,98 ± 2,73 µmol/L) giảm rõ so với 368 người không có u phì đại
TTL (15,56 ± 3,59 µmol/L) với p<0,001 (hình 3.16). Nồng độ kẽm trên 4
người bị ung thư TTL (8,77 ± 1,52 µmol/L) giảm bằng 2/3 nồng độ kẽm ở
nhóm có u PĐLT và bằng ½ nhóm ng
ười bình thường. Cho đến nay vẫn có
nhiều kết quả nghiên cứu trái ngược nhau về nồng độ kẽm trong huyết
thanh ở nhóm u PĐLT so với nhóm người bình thường. Về mặt lý thuyết,
kẽm là thành phần của các enzym oxy hóa khử trong đó có enzym 5α-
reductase, khi hàm lượng kẽm trong TTL thấp sẽ ức chế quá trình chuyển
hóa testosteron thành dihydrotestosteron (DTH) và dần dần sẽ tích tụ
testosteron. Thừa testosteron trong TTL sẽ gây ra những thay đổi về tân
sản TTL.
* Kết qu
ả ở bảng 3.22 cho thấy nồng độ kẽm trong huyết thanh giảm theo
thể tích TTL tăng dần với p<0,001. Hiện tượng này phản ánh phần nào sự
chuyển tiếp từ trạng thái bình thường sang u TTL. Cơ chế gây giảm kẽm ở
tế bào ung thư đã được nhiều tác giả đề cập tới: Khi tế bào biểu mô TTL ở
vùng ngoại vi sản xuất acid citric có nhu cầu năng lượng nhiều hơ
n thì đó

chính là khởi đầu của giai đoạn chuyển đổi từ trạng thái bình thường sang
ung thư. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do ở tế bào ung thư TTL có
sự giảm điều hòa biểu thị gen hZIP1 dẫn đến thiếu protein vận chuyển kẽm
là hZIP1. Phải chăng cơ chế gây giảm kẽm ở tế bào UPĐLT cũng tượng tự
như vậy.

×