Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Để chuẩn bị tốt cho đồ án tốt nghiệp, sinh viên ngành kỹ thuật nói chung
và sinh viên ngành xây dựng dân dụng nói riêng phải được trang bị đầy đủ
những kiến thức cả về mặt lý thuyết và thực tế.
Thực tập cán bộ kỹ thuật là một môn học nằm trong chương trình đào tạo
của ngành xây dựng. Đây là môn học có sự kết hợp chặt chẽ giữa mặt lý thuyết
và thực hành, là một dịp để sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã được học
trên ghế nhà trường và những kiến thức thực tế được áp dụng trong thi công về
cả phương diện kỹ thuật và quản lý nhân lực, vật tư
Thực tập cán bộ kỹ thuật cũng là dịp để cho sinh viên làm quen với tác
phong của một người cán bộ kỹ thuật trên công trường.
Nằm trong nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp, nhóm em được phân công thực
tập tại công trình trung cư cao tầng CT4 - 15 tầng, khu nhà ở Bắc Linh Đàm
-Thanh Trì - Hà Nội.
Trong thời gian thực tập, mặc dù được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy
giáo và ban chỉ huy, các cán bộ kỹ thuật tại công trình khu đô thi Bắc Linh Đàm
thuộc tổng công ty đầu tư pháp triển nhà ở đô thị, song vì thời gian có hạn với
kinh nghiệm thức tế chưa nhiều, do vậy em không tránh khỏi sai sót trong bản
báo cáo thực tập tốt nghiệp mong các thầy góp ý và thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, Quý bác trong công ty xây dựng số
4 thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở đô thị Hà Nội.
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP.
A. Yêu cầu chung:
1. Sinh viên phải đọc và hiểu được kỹ thuật của một hồ sơ thiết kế công
trình, bản dự toán công trình.
2. Nắm được các biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công một
công trình từ móng đến mái.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Nắm được công tác đào đất hố móng bằng thủ công và bằng máy của
các loại móng.
2. Nắm và vẽ được các loại đà giáo, sàn công tác dùng trong công tác xây,
trát, hoàn thiện. Tổ chức bố trí công nhân trong công tác đó.
3. Nắm và vẽ được các loại cốp pha móng, cột, sàn.
4. Nắm vững các giải pháp tổ chức thi công bê tông, các biện pháp vận
chuyển bê tông lên cao, biện pháp đổ và đầm bê tông.
5. Biết cách lập tiến độ thi công trong các công trình đơn vị.
6. Tìm hiểu và ghi chép các loại định mức cho từng loại công việc trong
công tác xây dựng ở công trường.
7. Tìm hiểu và ghi chép tính năng kỹ thuật một số máy thi công ở công
trình hiện có.
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Công trình: Chung cư nhà ở gia đình CT4 - 15 tầng khu đô thị Bắc Linh Đàm.
Địa điểm xây dựng: Khu đô thi Bắc Linh Đàm - Thanh Trì - Hà Nội.
Chủ đầu tư: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội.
Đơn vị tư vấn kiến trúc: Công ty tư vấn đầu tư và xây dụng Hà Nội.
Đơn vị tư vấn giám sát thi công: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà
Nội - Bộ xây dựng.
Đơn vị thi công: Công ty xây dựng số 4 Hà Nội - Tổng công ty xây dựng HN.
Thời gian xây dựng: 4/2002 đến 11/2003.
Diện tích mặt bằng: 830 m
2
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN THI CÔNG
Trong thời gian thực tập công trình đang ở giai đoạn thi công tầng 6, xây
tường tầng 3, 4 và trát trong ở tầng 1.
Vì thời gian thực tập hạn chế nên em không thể tham gia được hết các
công tác như: đào hố móng, thi công khoan nhồi, thi công đài móng, thi công
tầng 1, 2, 3, 4, 5, cũng như tầng mái, công tác hoàn thiện. Vì vậy phần trong báo
cáo này có thể chưa được hoàn chỉnh.
I. PHẦN ĐÀO ĐẤT.
1. Công tác chuẩn bị:
Trước khi thi công công tác đất, ta phải tiến hành một số công tác chuẩn
bị hiện trường như; đánh các bụi dậm, chặt cây to, nhổ gốc rễ, tiêu nước mặt,
giác móng công trình.
1.1 Dọn cây cối trên địa phận xây dựng:
Đối với bụi dậm:
Khi đào: Đánh các bụi rậm hoặc chặt các cây nhỏ ngoài việc dùng sức
người (thủ công) còn có thể dùng máy ủi mang bàn ghạt hoặc máy kéo có trang
bị bộ phận xén cây (cơ giới).
Nếu dùng máy ủi thì lưỡi dao của bàn gạt húc sâu xuống đất chừng từ 15
đến 20 cm và nếu dùng máy kéo thì hạ lưỡi dao ở bộ phận xén cây xuống sát
mặt đất và cho máy chạy số 1 để cắt sén cây cỏ.
Khu vực thi công của công trường không có cây lớn lên ở đây em không
nói đến kỹ thuật cắt xén, rổ gốc cây lớn.
1.2 Tiêu nước cho công trường:
Mặc dù công trường thi công vào mùa khô nhưng khu vực xây dựng công
trường nằm trong vùng đất trũng nên mỗi khi có mưa thì có thể gây ra ngập
nước, do đó gây rất nhiều trở ngại cho công việc thi công đào đắp đất (như năng
suất và chất lượng sẽ kém đi rất nhiều, có khi nước còn gây ra sụt lún những
công trình đất đang còn ở giai đoạn thi công).
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Vì vậy ngay từ khi khởi công xây dựng công trình ta tiến hành các công
việc trên công trường một cách thuận lợi, đồng thời ta cũng phải có những biện
pháp hạ mực nước ngầm để đảm bảo thi công được những công trình nằm ở sâu
dưới mặt đất (ở đây có hố móng).
a. Tiêu nước cho mặt bằng công trường:
Để bảo vệ những công trình đất khỏi bị nước mưa trên mặt tràn vào, ta
đào những rãnh ngăn nước ở phía đất cao và chạy dọc theo các công trình đất
hoặc đào rãnh xung quanh công trường để có thể tiêu thoát nước về mọi phía
một cách nhanh chóng. Nước chảy xuống rãnh thoát nước được dẫn ra hệ thống
cống thoát nước của thành phố hoặc ra hệ thống mương máng gần nhất.
b. Hạ mực nước ngầm:
Muốn hạ mực nước ngầm thì phải tìm cách tiêu thoát nước đó đi.
Ta có nhiều cách hạ mực nước ngầm và sau đây là một số phương pháp
thường gặp:
* Hạ mực nước ngầm bằng rãnh nộ thiên.
* Hạ mực nước ngầm bằng rãnh ngầm.
* Hạ mực nước ngầm bằng giếng thấm đặt ngoài phạm vi hố móng.
* Hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc.
c. Giác vị trí công trình:
Giác vị trí công trình là xác định đường tim trục mặt bằng công trình trên
thực địa, đưa chúng từ bản vẽ thiết kế vào đúng vị trí của chúng trên mặt đất.
Công việc này phải làm chính xác, nếu không sẽ có những hậu quả tai hại.
Giác móng công trình: Muốn cố định móng vị trí công trình trên mặt đất
sau khi đã đo đạc người ta làm các giá ngựa.
Giá ngựa đơn gồm hai cột (d = 12; L = 1,2 m) và một tấm ván bào thẳng
(có kích thước là 3x16x300 cm) đóng ngay vào phía sau cột; thành trên của ván
phải thật ngang bằng, giá ngựa phải song song với cạnh ngoài công trình và đặt
cách đó một đoạn 1,5 đến 2,0 m để cho chúng không cản trở tới việc đào đất và
đổ móng sau này.
Trên các giá ngựa, trước hết phải xác định đường tim cho thật đúng; sau
khi đã kiểm tra từ 2
÷
3 lần bằng máy trắc đạc, ta sẽ phải cố định đường tim
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bằng cách đóng đinh trên giá ngựa, từ tim đó, ta xác định chiều rộng của móng
và tường của công trình.
II. THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI:
Thi công cọc khoan nhồi tuân theo tiêu chuẩn xây dựng 197: 1997 nhà
cao tầng.
Thi công cọc khoan nhồi còn tuân thủ các yêu cầu ghi trong bộ hồ sơ mời
thầu của công trình.
1. Trình tự hợp lý tiến hành khoan nhồi như sau:
a. Tiến hành các công tác chuẩn bị như làm hệ rãnh và hố thu hồi dung dịch.
Chế tạo dịch khoan, đặt ống dẫn dịch khoan tới hố đào.
b. Định vị lỗ khoan ( nên sử dụng dưỡng bê tông cốt thép ).
c. Khoan mồi trong khoảng 1 m đầu.
d. Lắp và đưa ống khoan vào vị trí.
e. Khoan tạo lỗ có sử dụng dung dịch giữ thành vách.
f. Lắp cốt thép.
g. Lắp ống tre mi và ống xục khí.
h. Xục rủa hàm lượng cát trong nỗ khoan.
i. Đổ bê tông.
j. Rút ống vách.
2. Kiểm tra trong quá trình thi công cọc khoan nhồi:
a. Đặc trưng định vị của cọc và kiểm tra:
* Đặc trưng:
Vị trí cọc cắn cứ vào hệ trục công trình và hệ trục gốc.
Cao trình mặt hố khoan.
Cao trình mặt đất tại nơi có hố khoan.
Cao trình đáy hố khoan.
* Kiểm tra:
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dùng máy kinh vĩ và thuỷ bình kiểm tra theo nghiệp vụ đo đạc.
b. Đặc trưng hình học của hố khoan và kiểm tra:
* Đặc trưng:
Đường kính hố khoan hoặc sẽ là đường kính cọc.
Độ nghiêng lý thuyết của cọc. Độ nghiêng thực tế.
Chiều sâu hố khoan lý thuyết, chiều sâu thực tế.
Chiều dài ống vách.
Cao trình đỉnh và chân ống vách.
* Kiểm tra:
Đo đạc bằng máy và thước đo đạc.
Phải thực hiện nghiêm túc quy phạm đo kích thước hình học và dung sai
khi đo kiểm tra.
c. Đặc trưng địa chất công trình:
Cứ 2 m theo chiều sâu của hố khoan lại quan sát thực tế và mô tả loại đất
gặp phải khi khoan để đối chiếu với tài liệu địa chất công trình được cơ quan
khảo sát địa chất báo thông qua mặt cắt lỗ khoan thăm dò ở lân cận.
Phải đảm bảo tính trung thực khi quan sát, khi thấy khác với tài liệu khảo
sát phải báo ngay cho bên thiết kế và bên tư vấn kiểm định để có giải pháp sử lý
ngay.
d. Đặc trưng của bàn khoan:
* Đặc trưng:
Như các chỉ tiêu đã biết: Dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát, lớp vỏ bám
thành vách ( Cake ), chỉ số lọc, độ PH.
* Kiểm tra:
Trên công trường phải có một bộ dụng cụ thí nghiệm để kiểm tra các chỉ
tiêu của dung dịch bùn Bentonit.
e. Đặc trựng của cốt thép và kiểm tra:
* Đặc trưng:
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kích thước thanh thép của từng loại sử dụng.
Hình dạng phù hợp với thiết kế.
Loại thép sử dụng (mã hiệu, hình dạng mặt cắt ngoài thanh, các chỉ tiêu
cơ lý cần thiết của loại thép đang sử dụng).
Các tổ hợp thành khung, lồng và vị trí tương đối giữa các thanh.
Độ sạch (gỉ, bám bùn, bám bẩn ), khuyết tật có dưới mức cho phép không.
Các chi tiết chôn ngầm cho kết cấu hoặc công việc tiếp theo: Chi tiết để
sau hàn, móc sắt, chân bu lông, ống quan sát khi dùng kiểm tra siêu âm.
* Kiểm tra:
Quan sát bằng mắt, đo bằng thước cuộn ngắn, thí nghiệm các tích chất cơ
lý trong phòng thí nghiệm nếu cần.
f. Đặc trưng về bê tông và kiểm tra:
* Đặc trưng:
Thành phần cấp phối.
Chất lượng cốt liệu lớn, cốt liệu mịn (kích thước hạt đá gốc, độ lẫn các hạt
không đạt yêu cầu, độ sạch với chất bám bẩn).
Xi măng: Phẩm cấp, các chỉ tiêu cơ lý, các hàm lượng có hại; Kiềm, sun
phát…
Nước: Chất lượng.
Phụ gia: Các chỉ tiêu kỹ thuật chứng chỉ của nhà sản xuất.
Độ sụt của hỗn hợp bê tông, cách lấy độ sụt.
Lấy mẫu kiểm tra chất lượng bê tông đã hoá cứng.
* Kiểm tra:
Chứng chỉ về vật liệu của nơi cung cấp bê tông.
Thiết kế thành phần bê tông có sự thoả thuận của bên kỹ thuật kiểm tra
chất lượng.
Độ sụt của bê tông.
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cách lấy mẫu và quá trình lấy mẫu.
Kiểm tra giấy giao hàng (tích kê hàng).
Biên bản chứng kiến việc ép mẫu.
g. Kiểm tra trước khi thi công:
Cần lập phương án thi công tỉ mỉ, trong đó ấn định chỉ tiêu kỹ thuật phải
đặt và các bước cần kiểm tra cũng như sự chuẩn bị công cụ kiểm tra, những
công cụ kiểm tra đã được cơ quan kiểm định đã kiểm và đang còn thời hạn sử
dụng, nhất thiết phải để thường trực những dụng cụ kiểm tra chất lượng này kề
với nơi thi công và luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ, phương án thi công
này phải được tư vấn giám sát chất lượng thoả thuận và kỹ sư đại diện chủ đầu
tư là chủ nhiệm dự án đồng ý.
Cần có tài liệu địa chất công trình do bên khoan thăm dò cung cấp cho
thiết kế để ngay tại nơi thi công sẽ dùng đối chiếu thực tế khoan.
Kiểm tra tình trạng vận hành của máy thi công, dây cáp, dây cẩu, bộ phận
truyền lực, thiết bị hãm, các phụ tùng máy khoan như bắp chuối, gầu răng gầu,
các máy phụ trợ khâu bùn khoan, lọc cát, máy bơm khuấy bùn, máy tách cát,
sàng cát.
Kiểm tra lưới định vị công trình và từng cọc, kiểm tra các mốc khống chế
nằm trong và ngoài công trình, những máy đo đạc để kiểm tra phải được kiểm
định và thời hạn được sử dụng đang còn hiệu lực.
Người tiến hành các công tác về xác định các đặc trưng hình học của công
trình phải là người được phép hành nghề và có chứng chỉ.
h. Kiểm tra trong khi thi công:
Kiểm tra chất lượng kích thước hình học, những số liệu cần được khẳng
định: Vị trí từng cọc theo 2 trục vuông góc do bản vẽ thi công xác định, mặt đất
thiên nhiên quanh cọc, cao trình mặt trên ống vách, độ thẳng đứng của ống vách
hoặc độ nghiêng cần thiết nếu được thiết kế cũng cần kiểm tra.
Kiểm tra các đặc trưng địa chất công trình và thuỷ văn, cứ khoan được 2
m cần kiểm tra loại đất ở vị trí thực địa có đúng khớp với báo cáo địa chất của
bên khoả sát đã lập trước đây không, cần ghi chép và nhận xét những tiêu đề
khác nhau trình bên kỹ sư đại diện chủ đầu tư để cùng thiết kế quyết định những
điều chỉnh nếu cần thiết.
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kiểm tra dung dịch khoan trước khi cấp dung dịch vào hố khoan, khi
khoan đủ độ sâu và khi sục rửa làm sạch hố khoan xong.
Kiểm tra cốt thép trước khi thả xuống hố khoan, các chỉ tiêu phải kiểm tra
là đường kính thanh, độ dài thanh chủ, khoảng cách giữa các thanh, độ sạch dầu
mỡ.
Kiểm tra đáy hố khoan: Chiều sâu hố khoan được đo 2 lần, ngay sau khi
vừa đạt độ sâu thiết kế và sau khi để lắng và vét lại, nếu để đáy hố không sạch sẽ
gây ra độ lún dư quá mức cho phép.
Kiểm tra khâu bê tông trước khi đổ vào hố; các chỉ tiêu kiểm tra là chất
lượng vật liệu, thành phần của bê tông bao gồm cốt liệu, xi măng, nước, chất
phụ gia, cấp phối, đến công trường tiếp tục kiểm tra độ sụt.
Các khâu kiểm tra khác như nguồn cung cấp điện năng khi thi công, kiểm
tra sự liên lạc trong quá trình cung ứng bê tông, kiểm tra độ thông của máng
mương đón dung dịch trào từ hố khi đổ bê tông.
i. Phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sau khi thi công:
Có rất nhiều phương pháp kiểm tra như:
- Phương pháp gia tải tĩnh.
- Phương pháp gia tải tĩnh kiểu Osterberry.
- Phương pháp khoan lấy mẫu ở lõi cọc.
- Phương pháp siêu âm.
- Phương pháp thử bằng phóng xạ.
- Phương pháp đo âm dọi.
- Các phương pháp thử động.
- Phương pháp trở kháng cơ học.
Ở đây do công trường dùng phương pháp siêu âm do vậy em chỉ giới
thiệu kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sau khi thi công bằng phương pháp
siêu âm:
Phương pháp này là dạng kỹ thuật đánh giá kết cấu không phá hoại mẫu
thử khi thử không làm hư hỏng kết cấu không làm hư hỏng đến bất kỳ tích chất
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cơ học nào của mẫu phương pháp được Châu Âu và Mỹ sử dụng phổ biến. Cách
thử thông dụng quét siêu âm qua tiết diện ngang thân cọc, tuỳ đường kính cọc
lớn hay nhỏ mà bố chí các nỗ dọc thep thận cọc trước khi đổ bê tông.
Lỗ cọc này có đường kính xấp xỉ 60 mm, vỏ lỗ là ống nhựa hay ống thép.
Có khi người ta khoan tạo lỗ như phương pháp kiểm tra theo khoan lỗ (nếu
không để lỗ trước).
Đầu thu phát có 2 kiểu: Kiểu đầu thu riêng và đầu phát riêng, kiểu đầu thu
và phát gắn liền nhau.
Nếu đường kính cọc là 600 mm thì chỉ cần bố trí 2 lỗ dọc theo thân cọc
đối sứng qua tâm cọc và nằm sát cốt đai.
Nếu đường kính là 800 mm nên bố trí 3 lỗ
Nếu đường kính cọc là 1000 mm bố trí 4 lỗ.
Khi thử thả đầu phát siêu âm xuống một lỗ và đầu thu ở lỗ khác, đường
quét để kiểm tra chất lượng sẽ là đường nối giữa đầu phát và đầu thu. Quá trình
thả đầu phát và đầu thu cần đảm bảo hai đầu này xuống cùng một tốc độ và luôn
nằm ở cùng độ sâu so với mặt trên của cọc.
Kiểm tra chất lượng phải làm cho 10% số cọc.
III. THI CÔNG ĐÀI CỌC VÀ GIẰNG MÓNG:
Ván khuôn đài cọc là ván gỗ.
Quá trình lắp đặt ván khuôn đài phải được thực hiện chính xác về vị trí
đài và kích thước hình học của đài.
Cốt thép cho đài và giằng phải đúng chủng loại, đúng kích thước phải
được đặt đúng vị trí theo thiết kế.
Đặc biệt phải chú ý đến chiều sâu chôn đài và giằng móng mặt đất dưới
đáy đài, giằng phải bẳng phẳng, đúng độ sâu thiết kế.
Trướckhi đặt thép đài và giằng phải đổ lớp bê tông nót dày 100 mm, bê
tông mác 100
#
.
Đổ bê tông đài và giằng ở đây dùng máy phun bê tông.
Bê tông đổ cho đài và giằng phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo về số hiệu
và độ sụt.
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sau khi đổ bê tông xong phải có công tác bảo dưỡng bê tông.
Chú ý: Ở đài cọc ta phải đặt thép trờ để liên kết đài cọc với cột, số thép trờ có
tiết diện bằng tiết diện thép ở cột chiều dài đoạn thép trờ ít nhất là 50 d.
IV. THI CÔNG PHẦN THÂN.
1. Công tác cốt thép:
a. Yêu cầu kỹ thuật:
Thép phải phù hợp với yêu cầu thiết kế; loại thép, đường kính thép, cường
độ chịu kéo nén.
Trước khi sử dụng phải thí nghiệm.
Cốt thép trước khi đổ bê tông phải đảm bảo vệ sinh (không được dính
bùn, đất, dầu mỡ) và không bị chảy gỉ. Phải đảm bảo ổn định độ vững chắc ở
các mối nối.
b. Gia công thép:
Gồm có nhiều việc như sửa thẳng, cạo rỉ, lấy mức, cắt, uốn, lắp đặt kiểm
tra và nghiệm thu cốt thép:
* Sửa thẳng:
Nếu thép từ
φ
6
÷
φ
12 (thép tròn trơn) người ta thường dùng tời để kéo,
tời có thể là loại quay tay hoặc tời điện, tuỳ theo sức kéo của tời và đường kính
của thép mà có thể kéo một hoặc nhiều thanh thép trong cùng một lúc.
Cùng với tời kéo, ta còn có giá đỡ cuộn thép, các kẹp hoặc móc để kẹp
đầu thanh (sợi) khi kéo và tất cả được đặt trên sân kéo, với thép to ta có thể nắn
thép thẳng bằng tay hoặc bằng máy.
* Cạo gỉ:
Người ta dùng bàn trải sắt để đánh rỉ cho cốt thép hoặc có thể tuốt thép
trong cát để làm sạch gỉ.
* Lấy mức: Nếu uốn cong 45
0
thì thép sẽ dài ra 0,5 d, uốn cong 90
0
thép dãn dài
thêm một đoạn 1 d và 180
0
thì dãn 1,5 d, d; là đường kính của thanh thép cần
uốn.
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Cắt thép: Ta dùng sức người cắt thép có
φ
< 20 mm, nếu thép lớn hơn thì phải
dùng máy để cắt.
* Uốn thép:
Uốn bằng tay: Với thép có đường kính
≤
12 mm.
Uốn bằng máy: Với thép có đường kính từ 12
÷
40 mm.
* Nối thép:
Để tiết kiệm tận dụng được những mẫu thép thừa hoặc để liên kết các loại
kết cấu thép với nhau ta có thể nối bằng tay (thủ công) hay bằng máy.
Nối bằng phương pháp buộc:
Tránh nối ở những chỗ chịu lực lớn, chỗ uốn cong, tránh nhiều mối nối
trùng trong mặt cắt ngang.
Đường kính lớn nhất của thanh thép nối buộc không nên vượt quá 25 mm.
Chiều dài chồng nên nhau của các thanh nối buộc ở vùng chịu kéo không
nhỏ hơn 250 mm và nằm trong khoảng (30
÷
50 d), trong vùng chịu nén không
nhỏ hơn 200 mm và nằm trong khoảng (20
÷
40 d), khi nối cốt thép trong vùng
chịu kéo phải uốn móc đối với thép không có gờ.
Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu nối khống quá 25% diện
tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối
với thép có gờ.
Mỗi mối nối buộc phải buộc ít nhất là 3 chỗ.
Khoảng cách giữa các tâm của mối nối các thanh cốt thép phải lớn hơn
đoạn trồng lên nhau của mối nối.
Nối cốt thép bằng phương pháp hàn ở công trường chủ yếu là hàn chồng
c. Lắp dựng cốt thép:
* Lắp dựng cốt thép cột:
Trước khi lắp đặt cốt thép cột phải kiểm tra lại vị trí cột.
Ta dựng buộc cốt thép tại chỗ: Bắt đầu từ thép chờ ở cổ móng, đặt cốt thép đúng
vị trí rồi nối bằng phương pháp buộc hay hàn.
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chú ý: Đảm bảo chiều dầy của lớp bảo vệ và khả năng chịu lực của cột ở chỗ
nối, cốt đai ở đây được lồng từng chiếc rồi buộc với thép đứng theo đúng vị trí
thiết kế.
* Dựng buộc cốt thép dầm:
Cốt thép dầm ở đây được lắp đặt ngay tại chỗ bằng phương pháp buộc sau
đó đặt vào ván khuôn đã ghép sẵn, lắp dựng lần lượt theo các bước sau:
- Dọn sạch ván khuôn
- Chọn một số thanh gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ cốt thép, đặt cốt thép
chịu lực lên gỗ kê, nếu dầm có chiều dài lớn yêu cầu phải nối cốt thép thì phải
nối ở chỗ có mômen uốn nhỏ nhất.
- Dùng thước gỗ vạch dấu vị trí cốt đai sau đó luồn cốt đai vào cốt thép
chịu lực.
- Nâng 2 thanh thép chịu lực lên cho chạm khít vào 2 góc của cốt đai rồi
buộc cốt đai vào cốt chịu lực, buộc từ 2 đầu dần vào giữa.
- Sau khi buộc xong thì hạ khung cốt thép vào ván khuôn, hạ từ từ và rút
thanh gỗ kê ra, chú ý phải đặt con kê vào ván khuôn.
- Trong kết cấu sàn sườn, cốt thép dầm phụ phải được lồng vào cốt thép
dầm chính và tiến hành lắp dựng như trên.
* Lắp dựng cốt thép sàn và tường:
Lắp cốt thép bản và tường đều có dạng lưới cốt thép; gồm cốt thép dọc
(hoặc đứng) và cốt ngang, đặt chồng lên nhau.
Nếu thiết kế không quy định rõ ràng thì cứ cách 1 điểm (giao nhau của cốt
thép dọc và ngang) lại buộc một điểm. Riêng 2 hàng thép ngoài cùng thì điểm
nào cũng phải buộc và buộc chéo nhau để tránh cốt thép bị xê dịch. Khi bản
hoặc tường có hai lớp lưới thép thì cần đặt một số cốt thép làm cừ giữ khoảng
cách hai lớp cốt thép, cốt thép cứ bố trí kiểu bàn cờ hay hoa mai cứ cách khoảng
3 - 4 thanh thép đặt một cữ.
Khi đặt cốt thép vào ván khuôn ta phải đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ
muốn vậy ta phải dùng các miếng bê tông.
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ta dải thép đúng khoảng cách giữa các thanh thép trên bề mặt cốt pha sàn
bằng phấn.
Chỉnh thép ngay ngắn rồi tiến hành buộc tại chỗ.
d. Công tác kiểm tra và nghiệm thu cốt thép:
Công tác kiểm tra và nghiệm thu cốt thép được tiến hành trong hai giai
đoạn là sau khi gia công và sau khi lắp đặt.
* Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép sau khi gia công bao gồm những việc sau:
Kiểm tra mác và đường kính cốt thép cho phù hợp với yêu cầu của thiết
kế.
Kiểm tra hình dáng, kích thước các sản phẩm cốt thép sau khi gia công.
Kiểm tra vị trí, chất lượng các mối nối buộc.
Kiểm tra cường độ và chất lượng mối hàn.
Khi kiểm tra phải tuân theo từng lô, mỗi lô 100 cái, trong mỗi lô phải cùng một
loại sản phẩm được gia công bằng cùng một loại vật liệu, cùng quy cách và do
một người thợ (hoặc 1 nhóm thợ) gia công.
Trong mỗi lô cốt thép cần chọn ra:
50 sản phẩm nhưng không ít hơn 5 cái để kiểm tra mặt ngoài và kích
thước.
3 mẫu để kiểm tra cường độ mối nối, nếu sản phẩm ít hơn 100 cái thì cũng
lấy ít nhất là 3 mẫu.
* Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép sau khi lắp đặt.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra kích thước của cốt thép (khoảng cách giữa cốt thép và ván
khuôn).
Vị trí các chi tiết chôn sẵn và các thép trờ.
e. An toàn trong công tác cốt thép:
* An toàn khi cạo gỉ cốt thép:
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khi cạo gỉ bằng bàn chải sắt thủ công và kéo cốt thép trên bàn cát phải
đeo gang tay, kính phòng hộ và khẩu trang.
Khi cạo gỉ bằng phương pháp phun cát, xung quanh xưởng phun cát phải
có tường kín và cao, bên ngoài phải có tường rào và biển báo nguy hiểm để
người qua lại chú ý.
Khi phun cát phải đeo kính phòng hộ che kín mặt, khẩu trang, gang tay, đi
giầy mặc quần áo lao động bằng vải dày, tay áo phải cài kín.
Khi cạo gỉ bằng máy chạy điện phải có thiết bị che chắn các bộ phận
chuyển động như đai truyền, bàn chải.
* An toàn khi cắt thép: (cắt bằng máy)
Trước khi cắt phải kiểm tra lưỡi dao cắt có chính xác và chắc chắn không,
phải tra dầu mỡ đầy đủ, cho máy chạy không tải bình thường mới chính thức
thao tác được.
Khi cắt phải giữ chặt cốt thép khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào.
Không cắt cốt thép ngoài phạm vi quy định của máy.
Khi cắt xong không được dùng tay phải hoặc miệng thổi van sắt ở thận
máy mà phải dùng bàn trải lông để trải.
* Khi cắt thủ công:
Khi dùng chạm người giữ chạm và người đánh búa phải đứng dạng chân
thật vững, những người khác không nên đứng xung quanh, đề phòng tuột tay
búa vung ra, chặt cốt thép ngắn khi sắp đứt thì đánh búa nhẹ để tránh đầu cốt
thép văng vào người.
Búa tạ phải có cán tốt, đầu búa phải được chèn chặt vào cán để khi vung
búa đầu búa không bị tuột ra.
Không được đeo gang tay để đánh búa.
* An toàn khi uốn cốt thép
+ Khi uốn thủ công:
Khi uốn thép phải đứng vững, giữ chặt van, chú ý khoảng cách giữa van
và cọc tựa, miệng van kẹp chặt cốt thép, khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạch
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quá làm hãm bật ra đập vào người, cần nắm vững vị trí uốn để tránh uốn sai góc
yêu cầu.
+ Khi uốn bằng máy:
Trước khi mở máy để thao tác cần phải kiểm tra các bộ phận của máy, tra
dầu mỡ chạy thử không tải, đợi máy chạy bình thường mới chính thức thao tác.
Khi thao tác cần tập chung chú ý, trước hết cần tìm hiểu công tác đảo
chiều quay của mâm quay, đặt cốt thép phải phối hợp với cọc tựa và chiều quay
của mâm quay, không được đặt ngược.
Trong khi máy đang chạy, không được thay đổi trục tâm, trục uốn hay cọc
tựa không được tra dầu mỡ hay quét dọn.
Thân máy phải tiếp đất tốt, không được trực tiếp thông nguồn điện vào
công tắc đảo chiều, phải có cầu giao riêng.
* An toàn khi hàn cốt thép:
Trước khi hàn phải kiểm tra lại cách điện và kìm hàn, phải kiểm tra bộ
phận nguồn điện, dây tiếp đất, phải bố trí thiết bị hàn sao cho chiều dài dây dẫn
từ lưới điện đến máy hàn không quá 15 m để tránh bị hư hỏng khi kéo lê dây.
Chỗ làm việc nên bố trí riêng biệt công nhân phải được trang bị phòng hộ.
* An toàn khi dựng cốt thép:
Khi đặt cốt thép cột, tường, và các kết cấu thẳng đứng khác cao hơn 3 m,
thì cứ 2 m phải đặt một ghế giáo có chỗ đứng rộng ít nhất là 1 m, và có lan can
bảo vệ ít nhất là 0,8 m, làm việc trên cao phải có dây an toàn và đi giầy chống
trượt:
Không được đứng trên hộp ván khuôn dầm, xà để đặt khung cốt thép mà
phải đứng trên sàn công tác.
Khi điều chỉnh phần đầu của khung cốt thép thuộc cột và cố định nó phải
dùng các thanh chông tạm.
Khi buộc và hàn các kết cấu khung cột thẳng đứng không được trèo lên
các thanh thép có dây điện đi qua, phải có biện pháp đề phòng điện giật hoặc hở
mạch chạm vào cốt thép.
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Không được đặt cốt thép quá gần nơi có dây điện trần khi chưa đủ biện
pháp an toàn.
Không đứng hoặc đị lại đặt vật nặng trên hệ thống cốt thép đang dựng
hoặc đã dựng xong.
Không đứng phía dưới cần cẩu và cốt thép đang dựng.
Khi khuân vác cốt thép phải mang tạp dề, gang tay và đệm vải bằng vải
bạt.
* Vệ sinh công nghiệp:
Thép trên công trường phải được xếp đặt đúng quy định tại các vị trí
thuận tiện cho khâu bảo quản, gia công.
Thép đã gia công phải được che phủ kín bằng bạt và kê đủ cao để tránh
ẩm ướt.
Thường xuyên vệ sinh khu vực gia công thép. Các mẩu thép thừa phải xếp
gọn.
Phải tính toán tập kết thép lên sàn công tác vừa và đủ để lắp dựng, không
vứt cốt thép đã gia công trên sàn công tác bừa bãi.
V. PHẦN CỐT PHA VÀ DÀN GIÁO.
1. Dàn giáo:
* Sử dụng hệ giáo PAL định hình để thi công, dùng hệ giáo này có ưu điểm sau:
Các bộ phận gọn nhẹ, mang vác rễ ràng.
Lắp dựng tháo dỡ nhanh chóng đơn giản bằng thủ công, các bộ phận liên
kết bằng bu lông hoặc chốt nên khi lắp rỡ ít bị hư hỏng.
Do các bộ phận đều được sản xuất tại nhà máy lên chất lượng đảm bảo.
Cấu tạo phù hợp với đặc điểm thi công ván khuôn thép, việc tháo lắp, điều
chỉnh cao độ nhanh chóng.
2. Cốt pha cột và vách cứng, giếng thang máy:
Cốt pha cột ở đây dùng cốt pha thép được cấu tạo độc lập không liên kết
với cốt pha dầm sàn. Cột được đổ bê tông trước và dỡ cốt pha xong mới tiến
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hành ghép cốt pha dầm sàn, do đó chiều cao của vách cứng và giếng thang thì có
chiều cao đến đáy sàn.
Cốt pha cột và vách cứng, giếng thanh máy được cấu tạo từ các tấm ván
khuôn định hình ghép lại và được giữ ổn định bằng các gông thép, các giếng có
tác dụng chịu lực ngang khi đổ và đầm bê tông.
* Lắp dựng cốt pha cột, vách cứng, giếng thang cần các yêu cầu sau:
Đảm bảo hình dáng kích thước theo yêu cầu thiết kế.
Đảm bảo độ bền vững ổn định trong quá trình thi công.
Đảm bảo độ kín kít.
Lắp dựng tháo dỡ rễ ràng.
* Biện pháp thi công:
Xác định vị trí tim cốt các trục chuẩn kết hợp với bản vẽ thiết kế xác định
được vị trí tim cột trên mặt bằng theo phương dọc và phương ngang nhà, dùng
hai máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để xác định vị trí của cột, vách cứng,
giếng thang trên mặt bằng.
Sau khi xác định được vị trí ta đổ một lớp bê tông dầy từ 4 - 6 cm và có
kích thước ngoài bằng kích thước mặt cắt cột, vách cứng, giếng thang để định vị
sau này ghép cốt pha rễ ràng, để điều chỉnh độ thảnh đứng của cột, vách cứng,
giếng thang, ta dùng dây dọi để kiểm tra.
Kiểm tra tại 3 điểm:
Đo khoảng cách từ dây dọi đến mặt ngoài cốt pha tại chân cột, vách cứng
và giếng thang.
Đo khoảng cách từ dây dọi đến mặt ngoài cốt pha ở giữa cột, vách cứng
và giếng thang.
Đo khoảng cách từ dây dọi đến mặt ngoài cốt pha tại đỉnh cột, vách cứng
và giếng thang.
Nếu độ dài 3 đoạn bằng nhau thì được.
Còn độ dài 3 đoạn không bằng nhau ta dùng cột chống và dây neo có vít
điều chỉnh để điều chỉnh.
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ta chỉ dựng lắp ván khuôn cột, vách cứng, giếng thang sau khi đã lắp
dựng cốt thép xong.
Tại vị trí cách chân cột, vách cứng, giếng thang 2 m có chừa sẵn một cửa
rộng với kích thước 30x30 cm, để đổ bê tông tránh hiện tượng phân tầng.
3. Cốt pha dầm sàn:
Ván khuôn dầm sàn được tạo bởi các tấm ván định hình, có ưu điểm là độ
bền cao, duy trì ổn định trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn, chính xác, bề
mặt bê tông bằng phẳng.
Đỡ hệ ván sàn dùng hệ xà gồ ngang, xà gồ dọc bằng gỗ và hệ thống giáo
PAL. Các xà gồ dọc và đỡ ván sàn, khoảng cách giữa hai xà gồ ngang théo định
hình của dàn giáo PAL là 1,2 m, dùng hệ chống PAL có ưu điểm là làm việc
chắc chắn, độ ổn định lớn, tiện lợi cho việc lắp ráp và điều chỉnh độ cao thông
qua các kích đỉnh và kích chân dễ dàng.
VI. CÔNG TÁC BÊ TÔNG.
* Để đảm bảo chất lượng công trình bê tông, trước khi thi công cần phải làm tốt
những công tác chuẩn bị sau:
Chuẩn bị vật liệu.
Dọn sạch ô đổ.
Kiểm tra ván khuôn.
Kiểm tra cốt thép.
Chuẩn bị máy móc, nhân lực, dụng cụ và phương tiện vận chuyển.
Tính toán liều lượng pha trộn.
* Đổ bê tông cột, vách cứng, giếng thang.
Khi đổ bê tông những cột cao trên 4 m ta phải mở những cửa nhỏ trên
thân cột ở những độ cao thích hợp (thường cách nhau từ 1,5
÷
2 m). Với những
cửa nhỏ ta có thể:
+ Đặt lọt đầu phía dưới của ống vòi voi vào trong để trút bê tông.
+ Làm hộp vuông đặt dưới đáy cửa nhỏ để rót vữa bê tông vào trong cột
Chiều dầy mỗi lớp vữa bê tông cần đổ phải căn cứ vào:
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Năng suất của máy trộn.
+ Khoảng cách vận chuyển vữa.
+ Khả năng dung động của máy đầm.
Khi đổ bê tông đã cao lên đến miệng cửa nhỏ ta tiến hành việc đóng kín lại cửa
bằng một tấm ván cửa đã được gia công sẵn từ trước.
Lớp bê tông ở chân cột thường hay bị rỗ vì các cốt liệu to trong vữa bê
tông rơi tự do từ độ cao lớn xuống bị đọng lại gây lên phân tầng, để tránh tình
trạng này trước khi đổ bê tông ta phải đổ một lớp vữa xi măng cát (có thành
phần 1:2 hoặc 1:3) dày từ 1 đến 2 cm ở dưới chân cột.
Khi đầm bê tông cột, vách cứng, giếng thang; Ta thường dung đầm dùi
chiều dầy của lớp bê tông thường 20
÷
30 cm.
Đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5
÷
10 cm để liên kết
tốt hai lớp với nhau.
Thời gian đầm tại mỗi vị trí với đầm dùi là từ 20
÷
40 giây, ngoài ra ta còn
dùng vồ gỗ gõ bên ngoài ván khuôn cột, vách cứng, giếng thang.
* Đổ bê tông dầm sàn:
Đối với dầm có chiều cao < 80 cm, ta tiến hành đổ bê tông dầm đồng thời
với bản.
Đổ bê tông sàn chỉ đổ thành một lớp ta cần phải đổ theo hướng giật lùi mà
không được đổ theo hướng tiến.
Chú ý: Bê tông phải đổ liên tục không được ngừng tuỳ tiện, trong nhiều trường
hợp không thể tiến hành đổ bê tông một cách liên tục toàn bộ mặt bằng dầm sàn
mà phải gián đoạn ở vị trí theo yêu cầu về tổ chức lao động và kỹ thuật, những
chỗ ngừng được bố trí ở vị trí nhất định gọi là mạch ngừng.
Khi đổ bê tông dầm sàn thì mạch ngừng bố trí như sau:
Nếu hướng đổ bê tông song song với dầm phụ thì mạch ngừng bố trí 1/3
÷
2/3 nhịp dầm phụ.
Nếu hướng đổ bê tông sông với dầm chính thì khớp nối thi công bố trí
trong khoảng (
3
1
÷
3
2
) nhịp dầm chính.
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Với dầm ta dùng đầm dùi, kỹ thuật dầm như ở cột.
Với sàn thì ta dùng đầm bàn.
Thời gian đầm một chỗ đối với đầm bàn là từ 30
÷
50 giây, khi dùng đầm
bàn phải kéo đầm từ từ và đảm bảo vị trí để giải đầm sau ấp lên giải đầm trước
một khoảng từ 5
÷
10 cm.
* Chú ý chung:
Tất cả các loại đầm phải chú ý tránh làm sai lệch vị trí cốt thép hoặc ván
khuôn.
Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong; không thấy vữa bê tông sụt lún rõ ràng,
trên mặt bằng phẳng và có nước xi măng nổi lên.
Nếu thấy nhiều gợn nước quay vòng đồng tâm quanh đầm dùi hoặc có
nước đọng thành vũng dưới đầm bàn là chứng tỏ vữa bê tông đã bị phân tầng do
đầm nâu quá.
VII. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN.
A. Xây tường:
Đây là công trình có kết cấu khung chịu lực cho lên tường chỉ có tác dụng
bao che để đảm bảo cách âm và cách nhiệt tốt gạch dùng để xây tường là gạch
lỗ cách nhiệt với bề rộng của tường là 220, vữa xây tường là vữa xi măng cát có
mác 50. Do đó trớc khi tiến hành xây phải thực hện các yêu kỹ thuật và các bước
sau:
1. Chuẩn bị:
Nguyên vật liệu được tập kết ở những vị trí thích hợp để có thể thuận tiện
trong việc vận chuyển theo phương ngang và phương đứng.
Bố trí các hệ thồng dàn giáo, giá đỡ để phục vụ cho công tác xây.
Kiểm tra lại việc sắp sếp bố trí vật liệu và vị chí công nhân đứng làm việc
trên sàn công tác.
2. Các yêu cầu kỹ thuật:
a.Yêu cầu kỹ thật chung:
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối với khối xây có chiều dầy từ 220 trở lên để tránh hiện tượng trùng
mạch trong khối xây thì cách xếp gạch phải đúng theo quy cách, thường cách
xếp là 5 dọc 1 ngang.
Nghiệm thu đầy đủ tim, cốt và căn cứ vào đó để lấy mức cho chính xác
rồi bắt mỏ ở các góc. Khi xây tường phải căng dây, thường xuyên dùng ni vô và
dọi để kiểm tra sự ngang bằng và thẳng đứng của bức tường.
Phải nắm vững bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chừa các lỗ để lắp dựng cửa đi,
cửa sổ, lỗ chừa cho các đường ống đi qua. những lỗ chừa sau này để lắp đặt
đường điện nước.
Đường ồng cấp thoát nước hay thông gió phải xếp gạch rồi tiếp tục mới
xây.Trong khối xây có khi phải dùng nhiều loại vữa khác nhau theo yêu cầu và
tính chất của công trình bởi vậy phải tuyệt đối chấp hành yêu cầu thiết kế.
Khi xây độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1,5m thì phải bắc dàn giáo và giá
đỡ, chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m thì phải dùng
các thiết bị vận chuyển như bàn nâng gạch, phải đảm bảo không dơi đổ khi
nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2 m.
Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn
hoặc biển cấm cách trần tường 1,5 m nếu độ cao xây < 7 m hoặc cách 2 m nếu
độ cao xây > 7 m phải che chắn những lố tường ở tầng 2 trở lên nếu ngời có thể
lọt qua được.
Không được phép:
- Đứng ở bờ tường để xây.
- Đứng trên ô văng để xây.
- Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
- Để dụng cụ và vật liệu trên bờ tường đang xây.
Khi xây nếu gập mưa gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn
thận để khỏi bị sói nở hoặc xập đổ, đồng thời mọi người ẩn lấp an toàn.
3. Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với khối xây.
Bất kỳ một kết cấu nào công trình nào thì các yêu cầu kỹ thuật sau đây
phải đảm bảo mạch vữa phải đầy không bị rỗng.
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nếu không có yêu cầu đặc biệt, đối với tường xây bằng gạch nung thì
mạch vữa phải đảm bảo chiều dầy như sau:
- Mạch ngang từ 8-12 mm và không quá 15 mm.
- Mạch đứng 10 mm.
Vào mùa khô hay nắng lâu ngày, gạch phải nhúng nước trước khi xây để
rửa bớt phấn bụi bám vào gạch, tăng khả năng liên kết của vữa đối với gạch và
để gạch không hút hết nước trong vữa.
Không được va chạm, đi lại hoặc để vật liệu lên khối tường mới xây, chỉ
được phép để mỏ dật, không được phép để mỏ nanh.
B. công tác hoàn thiện.
Công tác hoàn thiện có vai trò rất quan trọng đối với công trình, có tác
dụng chống lại các tác hại của thời tiết, khí hậu, đảm bảo đợc mức độ tiện nghi,
làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình, kéo dài thời gian sử dụng của công trình.
Nội dung của công tác hoàn thiện gồm các công việc sau:
1. Công tác trát.
Đối với công trình sử dụng vật liệu gạch là kết cấu bao che cho nên khối
lượng trát tường là tương đối lớn. Chúng chiếm khoảng 15-30% tổng số công
tác xây dựng công trình và 7% giá thành xây dựng.
Vữa trát ở đây sử dụng vữa ximăng cát có các số hiệu mác như sau:
Mác 30 dùng để trát nơi ẩm ớt
Mác 50 dùng để láng nền nhà, sân, hè, rãnh
Mác 80 dùng để trát nơi chịu sức ép của nước như bể nước, hố xí tự hoại.
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tính thẩm mỹ của công trình thì công tác
trát tường phải tuân theo các bớc sau:
+ Chuẩn bị vữa trát.
+Vữa trát tường được chế tạo theo thành phần cấp phối phù hợp với mục
đích sử dụng. Trước hết trộn đều cát với xi măng, sau đó đổ nước vào để trộn
tiếp cho đến khi đồng nhất. Nếu trộn bằng máy thì thời gian trộn xi măng và cát
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ít nhất là 1 phút, sau đó đổ nước vào trộn tiếp trong thời gian không ít hơn 2
phút.
+ Chuẩn bị mặt trát.
Chất lương của lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào mặt trát. Vì vậy mặt trát phải
đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Mặt trát phải sạch và nhám để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc.
+ Mặt trát phải bằng phẳng để lớp vữa trát được đều.
+ Mặt trát phải cứng, ổn định và bất biến hình.
Chuẩn bị mặt tường gạch:
+ Khi xây tường thì phải để mạch lõm sâu từ 1-1,5 cm.
+ Phải chờ cho tường thật khô mới được tiến hành chuẩn mặt trát.
+ Phải lấp kín những lỗ rỗng và cạo sạch những vữa thừa trên mặt tường.
+ Với tường quá khô thì trước khi trát lớp nền ta phải tới nước để tường
không hút nước trong vữa.
+ Phải kiểm tra độ thẳng đứng và độ phẳng của tường.
Chuẩn bị mặt tường hoặc trần bằng bê tông:
+ Mặt tường hoặc trần bằng bê tông phải đợc dùng loại ván khuôn để thô
(không bào nhẵn) để tạo thành mặt nhám cho vữa trát dễ bám.
+ Trên bề mặt bê tông trớc khi trát, nếu là mặt cha nhẵn thì phải tạo nhám
bằng cách gạch rãnh hoặc phun cát sờm nên.
* Phương pháp trát:
Lớp vữa trát thông thường có chiều dày từ 10 - 15 mm, có khi dày từ 20 -
25 mm hoặc đạt đến 30 mm tuỳ theo thiết kế quy định:
+ Vữa trát 1 lớp có chiều dày từ 10 - 15 mm, trên bề mặt nền được trát
một lớp vữa rồi dùng thước tầm để san đều và dùng bàn xoa để xoa nhẵn.
+ Vữa trát dày hơn 15 mm thì phải trát làm 2 (hoặc 3) lớp. Lớp thứ nhất là
lớp đáy. Lớp thứ hai là lớp mặt đợc xoa nhẵn.
25